1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (Luận văn thạc sĩ)

115 583 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (Luận văn thạc sĩ)Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH

ỐNG THÉP HÒA PHÁT

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Hà Nội, tháng 3 năm 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY

TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT

Ngành: Kinh tế Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Người hướng dẫn: PGS, TS Trần Sĩ Lâm

Hà Nội, tháng 3 năm 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến PGS, TS Trần

Sĩ Lâm, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này trong suốt thời gian qua Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các Thầy Cô giáo của Khoa Sau đại học và các Khoa Chuyên môn đã truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu về các hoạt động trong chuỗi cung ứng của Công ty để phục vụ cho quá trình nghiên cứu

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, xong do còn hạn chế về mặt kiến thức, tài liệu

và phương pháp nghiên cứu nên chắc chắn Luận văn vẫn còn rất nhiều thiếu sót Tôi rất mong sẽ tiếp tục nhận được các ý kiến đánh giá, nhận xét, đóng góp từ phía các thầy cô và bạn đọc để Luận văn được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 03 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc Sĩ Kinh tế “Giải pháp hoàn thiện hoạt động

mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát” là công

trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Trần Sĩ Lâm

Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực và hoàn toàn chưa từng

được công bố trên bất kì công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ iv

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TRONG CHUỖI CUNG ỨNG 5

1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng 5

1.2.1 Khái niệm và phân loại chuỗi cung ứng 5

1.2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh 10

1.2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng 13

1.2.4 Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng 15

1.2 Tổng quan về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng 18

1.2.1 Khái niệm về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng 18

1.2.2 Vai trò của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng 19

1.2.3 Nội dung của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng 22

1.3 Đánh giá kết quả của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng 24

1.3.1 Về mặt định tính 24

1.3.2 Về mặt định lượng 27

1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm của chuỗi cung ứng 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH ỐNG THÉP HÒA PHÁT 33

2.1 Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty 33

2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 33

2.1.2 Tổng quan về nguồn lực của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 34

2.1.3 Các sản phẩm chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 37

2.2 Tổng quan về chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát……… 43

Trang 6

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 43

2.2.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng của Công ty 44

2.2.3 Các hoạt động trong chuỗi cung ứng của Công ty 46

2.2.3 Kết quả đạt được của chuỗi cung ứng của Công ty 49

2.3 Thực trạng hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty 50

2.3.1 Giới thiệu chung về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty 50

2.3.2 Nội dung hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty 53

2.3.3 Kết quả đạt được của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty 58

2.4 Đánh giá kết quả của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty……… 60

2.4.1 Kết quả của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty 60

2.4.2 Điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty 67

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 73

3.1 Định hướng hoàn thiện chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát……… 73

3.1.1 Xu hướng thị trường 73

3.1.2 Mục tiêu phát triển và chiến lược sản xuất, kinh doanh của Công ty 77

3.1.3 Định hướng hoàn thiện chuỗi cung ứng của Công ty 79

3.2 Định hướng hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty và một số vấn đề đặt ra 82

3.2.1 Định hướng hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty 82

3.2.2 Cơ hội, thách thức đối với hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 86

Trang 7

3.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của

Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 90

3.3.1 Xây dựng ma trận SWOT cho giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty 90

3.3.2 Các giải pháp cho Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát để hoàn thiện hoạt động mua sắm hàng hóa trong chuỗi cung ứng 92

3.3.3 Các kiến nghị với cơ quan Nhà nước 98

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ

1 Danh mục Bảng

Bảng 2.1 Tổng tài sản của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát từ năm 2014 đến năm

2016 36 Bảng 2.2 Doanh thu và lợi nhuận của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát từ năm

2014 đến năm 2016 40 Bảng 2.3 Số lượng nhà cung cấp của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát từ năm

2015 đến năm 2017 45 Bảng 2.4 Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát giai đoạn 2013-2016 53 Bảng 2.5 Lượng thép và đơn giá nhập khẩu của một số Công ty trong ngành thép năm 2016, 2017 58 Bảng 2.6 Vòng quay tồn kho của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát giai đoạn 2013-2016 66 Bảng 3.1 Mục tiêu cải tổ ngành thép của Trung Quốc đến năm 2020 75 Bảng 3.2 Ma trận SWOT giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 90

2 Danh mục Biểu đồ

Biểu đồ 2.1 Mức độ hài lòng của các đại lý trong nước đối với sản phẩm của Công

ty năm 2017 61 Biểu đồ 2.2 Mức độ hài lòng của các khách hàng nước ngoài đối với sản phẩm của Công ty năm 2017 62 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ giao hàng đúng hạn mặt hàng kẽm của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát năm 2017 65 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ giao hàng đúng hạn mặt hàng thép của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát năm 2017 65

3 Danh mục Hình

Hình 1.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng đơn giản 13 Hình 1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng phức tạp 15 Hình 1.3 Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng 18

Trang 9

Hình 1.4 Xếp loại tỷ lệ giao hàng đúng hạn của doanh nghiệp 28

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 35

Hình 2.2 Các bước tạo ra sản phẩm của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 39

Hình 2.3 Thị phần thị trường Ống thép tại Việt Nam 8 tháng đầu năm 2017 41

Hình 2.4 Tỷ lệ xuất khẩu của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát năm 2017 41

Hình 2.4 Quy trình mua sắm nguyên vật liệu thép của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát 54

Hình 3.1 Nhu cầu các sản phẩm thép tại thị trường Việt Nam năm 2020 74

Hình 3.2 Sản lượng sản xuất, tiêu thụ và chênh lệch cung cần ước tính của ngành thép thế giới năm 2018, 2019 75

Trang 10

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Chuỗi mua sắm và hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng là hai khái niệm

đã có từ rất lâu và đã không còn xa lạ nữa Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều đứng trước áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu tối đa mọi chi phí nhằm hướng tới mục tiêu tối đa lợi nhuận Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát cũng phải đối mặt với những áp lực này Bản thân là một nhân viên trong Phòng Vật tư – Xuất nhập khẩu của Công ty, tác giả có nguyện vọng tìm hiểu hơn về chuỗi cung ứng của Công ty nói chung và hoạt động mua sắm hàng hóa trong chuỗi cung ứng của Công ty nói riêng, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động mua sắm Do vậy,

tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung

ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát” để nghiên cứu Luận văn đã đạt được

một số kết quả như sau:

- Đưa ra được hệ thống quá cơ sở lý luận có liên quan đến chuỗi cung ứng và hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát trong những năm gần đây, từ đó chỉ ra những mặt mạnh, mặt hạn chế đang còn tồn tại trong hoạt động mua sắm của Công ty

- Phân tích xu hướng thị trường trong thời gian tới và chỉ ra những cơ hội và thách thức mà Công ty sẽ phải đối mặt

- Đề xuất 9 giải pháp và 2 kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát trong thời gian tới

Các kết quả trên đây sẽ được trình bày cụ thể hơn ở các chương tiếp theo

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, hiện nay hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ còn gói gọn trong phạm vi một doanh nghiệp, một quốc gia hay môt châu lục mà là mở rộng ra toàn cầu Một sản phẩm có thể là kết quả của một chuỗi các doanh nghiệp trong một quốc gia hoặc từ nhiều quốc gia trên thế giới cùng tham gia vào một chuỗi các hoạt đông gồm có hoạch định, mua sắm, sản xuất, kinh doanh và phân phối để tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối mở cửa và hội nhập cùng thị trường thế giới, nhờ tiếp cận được những nguồn nguyên liệu giá rẻ từ thị trường trên thế giới, Ngành thép của Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể Việt Nam hiện là nước có số lượng dự án mới nhiều nhất trong khu vực Theo quy hoạch ngành thép,

có khoảng 44 dự án đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất trong giai đoạn đến năm

2025, làm tình trạng cung vượt cầu trầm trọng hơn và dẫn đến cạnh tranh khốc liệt tại thị trường trong nước Bên cạnh đó, thị trường thế giới ngày càng trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn do một số nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thuế quan và phi thuế quan

Để tồn tại được trong một thị trường có tính cạnh tranh lớn như vậy, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần được trang bị những kiến thức về chuỗi cung ứng nói chung và về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng nói riêng để giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình Không nằm ngoài xu hướng đó, Công

ty TNHH Ống thép Hòa Phát – là doanh nghiệp hàng đầu trong thị trường Ống thép Việt Nam, cũng đã và đang không nhừng tìm kiếm những phương thức cải thiện hiệu quả của mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn và đặc biệt là không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động mua sắm hàng hóa Chính vì những lý do đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề

tài “Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty

TNHH Ống thép Hòa Phát” để nghiên cứu trong Luận văn này

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận văn đó là phân tích, đánh giá hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát từ đó đề xuất các

giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm của Công ty

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu của Lân văn bao gồm:

- Nghiên cứu và hệ thống quá cơ sở lý luận có liên quan đến hoạt động mua

sắm trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát trong những năm gần đây, từ đó chỉ ra những

mặt mạnh, mặt hạn chế đang còn tồn tại trong hoạt động mua sắm của Công ty

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa

Phát trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát

mà trọng tâm trong đó là Hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

3.2.1 Về mặt nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát bao gồm cấu trúc, các hoạt động, nội dung, kết quả đạt được và vai trò đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty

Trang 13

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được xây dựng dựa trên nền tảng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thu thập số liệu qua tổng hợp, thống kê; phương pháp phân tích số liệu dựa vào so sánh, đối chiếu, quy nạp; kết hợp với việc minh họa bằng công cụ trực quan như bảng biểu, hình vẽ từ đó khái quát để rút ra nhận định, đánh giá và kết luận

5 Các nghiên cứu trước có liên quan đến luận văn

Chuỗi cung ứng nói chung và hoạt động mua sắm nói riêng là chủ đề không quá mới mẻ, chính vì vậy đã có rất nhiều nhà khoa học có các công trình nghiên cứu sâu

về hai chủ đề này

5.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

- Ganeshan, Harrison, An introduction to Supply chain management, 1995

Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã chỉ ra các vấn đề cơ bản của chuỗi cung ứng, sự tương tác trong chuỗi cung ứng, mức độ tương tác của chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tương tác trong chuỗi cung ứng Đây

là một trong những công trình sơ khai có đóng góp rất lớn cho những hoạt động nghiên cứu về chuỗi cung ứng về sau

- Robert M Monczka, Robert B Handfield, Purchasing & Supply Chain

Management, 2009: nghiên cứu về hoạt động mua sắm và quản lý chuỗi ung ứng

Trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã giới thiệu được về hoạt động mua sắm và chuỗi cung ứng, chỉ ra cấu trúc và các các bước diễn ra trong quá trình mua sắm, các chiến lược tìm kiếm nguồn cung cấp đồng thời cũng chỉ ra xu hướng trong tương lai của hoạt động mua sắm

5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

- Huỳnh Thị Thu Sương, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác

trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ, Luận án

Tiến Sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 Công trình

đã chỉ ra các cơ sở lý luận chung về chuỗi cung ứng bao gồm: khái niệm, cấu trúc, phân loại, sự hợp tác trong chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng từ đó tập trung vào chuỗi cung ứng đồ gỗ thế giới và đưa ra một số bài học cho Ngành gỗ ở Việt Nam

Trang 14

- Nguyễn Quang Vũ, Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung

ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam đến năm 2020, Luận văn Thạc Sĩ Kinh

tế, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2015 Công trình đã chỉ ra

các lý thuyết chung về chuỗi cung ứng: định nghĩa, cấu trúc, các thành phần cơ bản, những nội dung chính trong chuỗi cung ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng… từ đó tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam để tìm

ra những biện pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Công ty

6 Tính mới và đóng góp của Luận văn

Điểm mới trong nghiên cứu này đó là tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu hoạt động mua sắm hàng hóa trong chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điển hình tại Việt Nam

- Về phương diện học thuật: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về

chuỗi cung ứng và hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng và thang đo mức độ hiệu quả của hoạt động mua sắm Do vậy, kết quả của nghiên cứu sẽ có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng

- Về thực tiễn: Luận văn các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một phương thức tiếp cận và đo lường hiệu quả của hoạt động mua sắm hàng hóa trong chuỗi cung ứng Đồng thời nhận diện các yếu tố cơ bản và vai trò tác động của chúng đến hoạt động mua sắm hàng hóa Đây sẽ là điều kiện để triển khai những nghiên cứu ứng dụng hoặc có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động mua sắm của Công ty

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn được chia thành 3 chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về Hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng

- Chương 2: Thực trạng Hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công

ty TNHH Ống thép Hòa Phát

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM TRONG

CHUỖI CUNG ỨNG

1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng

1.2.1 Khái niệm và phân loại chuỗi cung ứng

1.1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một chủ đề không còn quá xa lạ, nó đã trở nên rất phổ biến trên toàn thế giới và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều cách tiếp cận khác nhau, vì vậy cũng có rất nhiều

ý kiến khác nhau về khái niệm “chuỗi cung ứng” Dưới đây là một trong những khái niệm về chuỗi cung ứng được đưa ra bởi các tác giả tiêu biểu:

- Theo tác giả Ganesham Ran và cộng sự Terry P Harrison: chuỗi cung ứng là mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng đến khách hàng (Ganesham Ran, Terry P Harrison, 1995)1

- Quan điểm khác cho rằng: “Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các Công ty với nhau nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” (Lambert, Stock and Elleam, 1998).2

- Một quan điểm khác cho rằng chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Chopra Sunil, Peter Meindl, 2001).3

1

“A supply chain is a network of facilities and distribution options that performs the functions of procurement of materials, transformation of these materials into intermediate and finished products, and the distribution of these finished products to customers” (Ganeshan and Harrison, 1995, tr.1)

Trang 16

- Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010): chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động có liên quan đến sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ các nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng

Như vậy, có thể thấy, về cơ bản chuỗi cung ứng là một chuỗi bao gồm các tổ chức, con người, nguồn lực, thông tin và các hoạt động có liên quan từ khâu hoạch định, thu mua mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến khi cung cấp cho khách hàng cuối cùng Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, thương mại, nhà cung cấp, mà còn bao gồm cả các Công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của họ Nói cách khác, chuỗi cung ứng là một quá trình liên tục bắt đầu

từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm, dịch vụ cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng Mọi hoạt động, đối tượng trực tiếp hay gián tiếp liên quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và có quan hệ qua lại, tác động trực đến sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng đều nằm trong chuỗi cung ứng

1.1.1.2 Phân loại chuỗi cung ứng

Đối với bất kì doanh nghiệp nào thì việc lựa chọn mô hình chuỗi cung ứng phù hợp là một trong những quyết định quan trọng nhất Sở dĩ như vậy bởi vì mô hình chuỗi cung ứng có thể tác động rất nhiều đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Tối thiểu hoá chi phí hoạt động

và tối đa hóa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng là hai mục tiêu lớn nhất của bất kì doanh nghiệp, tuy nhiên rất kho để đạt được hai mục tiêu này cùng lúc Tùy theo từng cách tiếp cận khác nhau người ta có thể chia chuỗi cung ứng thành các loại khác nhau Sau đây là một số những cách phân loại phổ biến nhất:

a Căn cứ vào cách thức đưa sản phẩm vào thị trường

Nếu căn cứ vào cách thức đưa sản phẩm vào thị trường, chuỗi cung ứng được chia thành hai loại cơ bản là chuỗi cung ứng đẩy và chuỗi cung ứng kéo

- Chuỗi cung ứng đẩy: và chuỗi cung ứng mà trong đó sản phẩm được sản

xuất dạng tồn kho sau đó mới được đưa ra thị trường Trong chuỗi cung ứng đẩy, hoạt động sản xuất được tiến hành đồng thời với việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ Doanh nghiệp sẽ cố gắng đẩy sản phẩm ra khỏi kho của mình đến lớp tiếp theo trong kênh phân phối Đến lượt các lớp này lại cố gắng đẩy nó lên phía trước gần

Trang 17

khách hàng hơn Quyền lực nằm trong tay nhà cung cấp, họ có nhiều vị thế trong đàm phán về giá cả, đặc biệt đối với các sản phẩm mới Khách hàng không có nhiều

cơ hội chọn lựa Ví dụ: Áo ấm sẽ được đẩy xuống các nhà bán lẻ khi mùa hè kết thúc và bắt đầu của mùa thu đông Trong chuỗi cung ứng đẩy, việc hoạch định nhu cầu dự kiến của thị trường sẽ nắm vai trò quyết định Nếu lựa chọn mô hình chuỗi cung ứng này, doanh nghiệp cần phải có khả năng dự báo, hoạch định tốt đối với sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu từ đó lên kế hoạch sản xuất Lợi ích của chuỗi cung ứng đẩy đó là giúp doanh nghiệp đủ thời gian để chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu và sản xuất hàng hóa Tuy nhiên, mặt trái của chuỗi cung ứng đẩy đó là trong trường hợp doanh nghiệp dự báo không đúng nhu cầu tương lai của thị trường, hàng hóa có thể không bán được dẫn đến lỗ vốn và tốn kém rất nhiều các chi phí khác như chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí quản lý, chi phí tài chính…

- Chuỗi cung ứng kéo: Trong chuỗi cung ứng kéo, hoạt động tạo ra sản phẩm

là xuất phát từ nhu cầu thực tế đã có của khách hàng trên thị trường Khách hàng

sẽ tìm kiếm các nhà sản xuất hoặc thương mại có thể đáp ứng nhu cầu của họ, các nhà sản xuất và thương mại này có thể lại tìm những nhà thầu phụ, nhà cung cấp khác có thể giúp họ đẩy nhanh quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ Khách hàng có

cơ hội chọn lựa những nhà cung cấp mà họ cảm nhận giá trị sản phẩm là tốt nhất

Ví dụ: trong lĩnh vực điện tử công nghệ cao và hàng hóa là đặc chủng không phổ thông, thông thường doanh nghiệp sẽ chờ đến khi nhận được đơn đặt hàng của khách hàng để mới bắt đầu hoạt động sản xuất Ưu điểm của chuỗi cung ứng kéo

là giúp doanh nghiệp giảm các chi phí trong việc quản lý hàng tồn kho và các chi phí tài chính, chi phí quản lý có liên quan Tuy nhiên mặt hạn chế của chuỗi cung ứng này đó là doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ sẽ không có đủ hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong khi thời gian đặt mới nguồn nguyên vật liệu là quá lâu

- Chuỗi cung ứng kéo và chuỗi cung ứng đẩy đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng đối nghịch nhau Thực tế trong những năm gần đây, để hạn chế những nhược điểm cũng như tận dụng tối đa những ưu điểm của cả hai mô hình, nhiều doanh nghiệp đã rất linh hoạt trong việc phối hợp cả hai mô hình trên tạo thành

chuỗi cung ứng kéo – đẩy

Trang 18

b Căn cứ vào đặc tính của sản phẩm

Nếu căn cứ vào đặc tính của sản phẩm, chuỗi cung ứng được chia thành hai loại cơ bản đó là chuỗi cung ứng có sản phẩm mang tính cả tiến và chuỗi cung ứng

có sản phẩm mang tính chức năng:

- Chuỗi cung ứng có sản phẩm mang tính cải tiến (Innovative Supply Chain):

là chuỗi cung ứng của các sản phẩm mà nhu cầu của sản phẩm thay đổi thường xuyên theo thời gian (ví dụ như mặt hàng quần áo, phần mềm tin học…) Đặc điểm của chuỗi cung ứng có sản phẩm mang tính cải tiến là thông tin được chia sẻ tốt, vòng đời sản phẩm ngắn, thời gian cung ứng sản phẩm ra thị trường rất nhanh, tốc

độ chuỗi lớn, mức tồn kho của sản phẩm thấp Trong chuỗi cung ứng của sản phẩm mang tính cải tiến, việc dự báo nhu cầu thị trường và thiết kế sản phẩm là rất quan trọng Nếu dự báo sai nhu cầu thị trường có thể gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Trong chuỗi cung ứng này, doanh nghiệp nào có khả năng đưa sản phẩm ra thị trường nhanh sẽ là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh

- Chuỗi cung ứng có sản phẩm mang tính chức năng (Functional Supply

Chain): là chuỗi cung ứng của các ản phẩm mà nhu cầu của sản phẩm ít thay đồi

trên thị trường (ví dụ như các mặt hàng thiết yếu hàng ngày: lương thực, thực phẩm, nông sản…) Đối với chuỗi cung ứng của sản phẩm này, các doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh

c Các loại chuỗi cung ứng khác

Ngoài hai cách phân loại trên thì nếu căn cứ vào hiệu quả hoạt động và độ phức tạo của chuỗi thì có thể chia chuỗi cung ứng thảnh rất nhiều loại Sau đây là một số loại chuỗi cung ứng cơ bản:

- Chuỗi hỗ trợ sản xuất: chuỗi hỗ trợ sản xuất là chuỗi cung ứng được thiết kế

riêng để hỗ trợ sản xuất nhằm đạt hiệu quả tối đa Chuỗi cung ứng hỗ trợ sản xuất

có đặc điểm là chi phí cố định cao, có sự liên kết giữa việc lưu chuyển các nguồn lực với tồn kho

- Chuỗi mở rộng: Là chuỗi cung ứng mà trong đó doanh nghiệp cố gắng liên

kết với nhà cung cấp và khách hàng các cấp ở bất cứ nơi nào có thể nhằm tìm kiếm lợi nhuận và giảm chi phí của mình Trong chuỗi cung ứng mở rộng, vòng đời sản

Trang 19

phẩm là ngắn, việc phân tích chi phí và giá trị là chìa khoá của mọi hoạt động của doanh nghiệp

- Chuỗi giá trị: là chuỗi mà sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi

theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó Trong chuỗi giá trị, doanh nghiệp tìm kiếm sự cải tiến, đột phá thông qua đối tác, liên minh cùng hợp tác làm việc với nhau hơn là đối đầu

- Chuỗi điều phối: Thường thấy ở các tập đoàn đa quốc gia nơi có mức độ tập

quyền thấp, khó quản lý, hoạt động chức năng không hiệu quả, chi phí cao, không tạo được các lợi thế cạnh tranh

- Chuỗi theo yêu cầu khách hàng: Trong chuỗi cung ứng theo yêu cầu với

khách hàng, doanh nghiệp có mối liên kết rrats chặt chẽ với khách hàng Các đơn hàng mà khách hàng thường là những đơn hàng lớn, tập trung, yêu cầu doanh nghiệp có hệ thống phục vụ khách hàng tốt và phải có khả năng đáp ứng linh hoạt với các dạng khách hàng khác nhau Trong chuỗi cung ứng theo yêu cầu khách hàng, việc ứng dụng công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng, các doanh nghiệp thường sử dụng các phần mềm trong quản lý để đảm bảo kịp thời đáp ứngyêu cầu của các khách hàng

- Chuỗi tích hợp: Các doanh nghiệp tích hợp với nhau nhằm giảm chi phí và

khoảng cách, mỗi thành phần trong chuỗi cũng ứng tích hợp được tạo lập từ những những nhóm khách hàng và nhà cung cấp Chuỗi cung ứng tích hợp yêu cầu xác định chi phí và tìm mọi cách để giảm thiểu chúng nhằm mục đích đáp ứng đước các yêu cầu của khách hàng nhưng vẫn giúp doanh nghiệp thu về được lợi nhuận cao nhất có thể

- Chuỗi tốc độ: Chuỗi tốc độ tập trung vào việc phát triển sản phẩm, thị trường

được chọn lựa trước, thời gian được kiểm soát chặt chẽ và là thang đo xuyên suốt mọi quá trình trong chuỗi cung ứng Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng tốc độ là linh hoạt có thể tự làm hoặc kết hợp thuê ngoài Mục đích của chuỗi cung ứng tốc độ là nhằm đẩy sản phẩm ra thị trường nhanh nhất có thể nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 20

Tóm lại, có rất nhiều cách phân loại chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp bất kì có thể vừa thuộc loại chuỗi cung ứng này, vừa thuộc loại chuỗi cung ứng khác Việc lựa chọn mô hình chuỗi cung ứng loại nào là yếu tố rất quan trọng, là chìa khóa cho chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

và là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp

1.2.2 Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kì môi trường kinh doanh nào, các doanh nghiệp không được chỉ tập trung vào hoạt động của riêng bản thân mình

mà buộc phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm, dịch vụ cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm cuối cùng của nhà cung cấp, và những mong đợi, kỳ vọng của khách hàng cuối cùng đối với sản phẩm, dịch vụ của mình Sự cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn đã buộc các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn đến chuỗi cung ứng của họ

Có thể nói chuỗi cung ứng có vai trò rất to lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bởi nó có liên quan đến cả đầu vào, đầu ra và các hoạt động diễn ra trong nội

bộ doanh nghiệp

1.1.2.1 Giảm chi phí

Đối với mỗi doanh nghiệp, vấn đề về chi phí là một trong những vẫn đề rất quan trọng mang tính sống còn của doanh nghiệp Các chi phí ở đây không đơn thuần chỉ là chi phí mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào mà còn mà bao gồm tất cả các chi phí liên quan từ giai đoạn mua sắm hàng hóa, dịch vụ đầu vào cho đến khi sản phẩm, dịch vụ của họ được đến tay khách hàng

Việc hiểu và quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được chi phí của mình Doanh nghiệp có thể giảm chi phi bằng nhiều cách như lựa chọn các nhà cung cấp, thay đổi nguồn nguyên vật liệu đầu vào, tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ hoặc cải tiến hiệu quả hoạt động của tổ chức… Doanh nghiệp không những có thể giảm chi phí

Trang 21

đầu vào mà còn có thể giảm cả chi phí đầu ra cùng lúc, điều này đóng vai trò rất lớn trong việc giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình

1.1.2.2 Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Đối với một doanh nghiệp, việc cố gắng giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác không phải lúc nào cũng khả thi vì

nó còn liên quan đến rất nhiều vấn đề như quy mô, năng lực tài chính… Ví dụ, nếu quy mô sản xuất của doanh nghiệp là lớn, doanh nghiệp có nhu cầu mua hàng hóa với số lượng nhiều và có khả năng chi trả cho lượng hàng hóa này thì có thể dễ dàng tìm được nguồn hàng có giá cả hợp lý hơn so với doanh nghiệp bé do nhà cung cấp có thể đưa ra mức chiết khấu cao

Chuỗi cung ứng có thể giúp cho doanh nghiệp phát triển lợi thế cạnh tranh mà không cần phải giảm giá sản phẩm Chẳng hạn, quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, doanh nghiệp có thể phân phối các đơn đặt hàng nhanh hơn, trong cùng một điều kiện, khách hàng sẽ chọn Công ty đáp ứng được nhu cầu của họ nhanh nhất, điều này mang lại cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranh trong ngành của mình

1.1.2.3 Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp lựa chọn được những nguồn thông tin cần thiết trong mọi quá trình xuyên suốt của chuỗi cung ứng và tập trung hướng vào khách hàng và yêu cầu của họ Chính những nguồn thông tin này giúp doanh nghiệp điều phối được hoạt động của mình nhằm mục đích then chốt là đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp Bên cạnh đó, chính vì chuỗi cung ứng hướng tới khách hàng và yêu cầu của họ nên doanh nghiệp có thể giúp khách hàng có được sự hỗ trợ tốt nhất của sau khi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của mình Có thể nói, việc vận hành chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp nắm bắt, quản

lý các hoạt động cần thiết cho việc điều phối lưu lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng cuối cùng được tốt nhất

1.1.2.4 Cải thiện năng lực tài chính của Công ty

Đối với bất kể doanh nghiệp nào, yếu tố tài chính là một trong những yếu tố

rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty

Việc hiểu và vẫn hành chuỗi cung ứng một cách hiệu quả có thể giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng tài chính do các yếu tố:

Trang 22

- Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp kiểm soát và cắt giảm chi phí từ đấy dẫn đến giảm giá thành sản phẩm Đây lại cũng chính là đòn bẩy dẫn đến sự gia tăng đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp Với lợi nhuận gia tăng, Công ty sẽ có một tiềm lực tài chính tốt hơn

- Giảm tài sản cố định: hiểu và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp giảm được chi phí đầu tư cho tài sản cố định như nhà xưởng, kho bãi, máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn tiền và dùng để đầu tư cho các hoạt động khác mang lại hiệu quả cao hơn

- Giảm chi phí tài chính và đẩy nhanh khả năng quay vòng vốn: chuỗi cung ứng giúp cho doanh nghiệp quản trị tồn kho một các hiệu quả về cả nguyên vật liệu đầu vào lẫn thành phẩm Với lượng tồn kho càng nhiều thì doanh nghiệp càng phải trả các chi phí tài chính càng lớn do phần lớn các doanh nghiệp hiện này đều đầu tư sản xuất, kinh doanh thông qua nguồn vốn vay ngân hàng Do vậy, việc quản trị tồn kho hiệu quả là một yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp chủ động nguồn vốn

và sử dụng một cách hiệu quả nhất Ngoài ra, quản lý chuỗi cung ứng tốt còn giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh việc giao hàng và thu tiền hàng giúp đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn

1.1.3.5 Tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp bất kì dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ luôn tồn tại ba bước chính bao gồm:

- Thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ, tập trung hướng tới những thông tin từ khách hàng và yêu cầu của họ

- Thứ hai là bản thân quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Quá tình này tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và chính quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ

- Thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một lần nữa hướng tới những thông tin từ phía khách hàng và yêu cầu của họ

Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp điều phối khả năng tạo ra hàng hóa, dịch

vụ có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch cho quá trình này Đây là những công

Trang 23

việc đòi hỏi tính dữ liệu chính xác về hoạt động tại doanh nghiệp, nhằm làm cho kế hoạch đã đưa ra của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất

1.2.3 Cấu trúc chuỗi cung ứng

1.1.3.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng đơn giản

Xét ở hình thức đơn giản nhất, trong một chuỗi cung ứng điển hình bao gồm doanh nghiệp, nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp đó Đó là một chuỗi những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng:

- Nhà cung cấp: là các Công ty bán sản phẩm, dịch vụ là đầu vào cần thiết cho

quá trình sản xuất và/hoặc kinh doanh của doanh nghiệp Nhà cung cấp bao gồm nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào trực tiếp của doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các dịch vụ cần thiết cho hoạt động sản xuất và/hoặc kinh doanh

- Doanh nghiệp: là đơn vị tiến hành sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào để

đưa vào quá trình sản xuất và/hoặc kinh doanh nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và thu về lợi nhuận Bản thân bên trong doanh nghiệp lại là một chuỗi cung ứng nhỏ bao được tạo thành bởi các bộ phận khác nhau, hoạt động phối hợp với nhau vì mục tiêu chung của doanh nghiệp

- Khách hàng: Là các đơn vị, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh

nghiệp trực tiếp từ doanh nghiệp Khách hàng ở đây có thể là khách hàng cuối cùng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng cuối cùng này mua sản phẩm, dịch vụ trực tiếp từ doanh nghiệp hoặc cùng có thể là các

cá nhân, đơn vị sử dụng sản phẩm nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh để đáp ứng yêu cầu khách hàng của họ nhằm thu về lợi nhuận

Hình 1.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng đơn giản

Nguồn: Dawei Lu, 2011

Trong chuỗi cung ứng dạng đơn giản, một thành phần trong chuỗi cung ứng chỉ có một nhà cung cấp trước đó và một khách hàng duy nhất Khi sản phẩm, dịch

Nhà cung cấp

Doanh nghiệp

Khách hàng

Trang 24

di chuyển từ nhà cung cấp này sang khách hàng, thì một phần giá trị cho sản phẩm được tạo thêm Cứ như thế cho đến khi sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng

1.1.3.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng phức tạp

Xét ở dạng phức tạp, chuỗi cung vẫn bao 3 đối tượng cơ bản là doanh nghiệp, nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp đó Ngoài ra, trong chuỗi cung ứng phức tạp người ta còn có các nhà cung cấp phía ở phân lớp phía trước và khách hàng ở phân lớp phía sau:

- Nhà cung cấp: Trong chuỗi cung ứng dạng phức tạp, nhà cung cấp không chỉ

đơn giản là các Công ty bán các sản phẩm, dịch vụ là đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất và/hoặc kinh doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp nữa Trong thực

tế, bất kì doanh nghiệp nào cũng mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào từ nhiều nhà cung cấp khác nhau nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào, bên cạnh đó bất cứ nhà cấp nào của doanh nghiệp đều có thể có nhà cung cấp ở phía trước nó (nhà cung cấp ở phân lớp phía trước) Nếu phân theo các cấp, nhà cung cấp cấp 1 là nhà cung cấp trực tiếp cho doanh nghiệp thì các nhà cung cấp của nhà cung cấp 1 là nhà cung cấp cấp 2, nhà cung cấp trước của nhà cung cấp cấp 2 là nhà cung cấp cấp 3… Do một nhà cung cấp có thể có nhiều nhà cung cấp trước đó nên các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng sẽ tạo thành một chuỗi có dạng hội tụ dần về phía doanh nghiệp

- Doanh nghiệp: Trong chuỗi cung ứng dạng phức tạp, doanh nghiệp - là đơn vị

tiến hành sử dụng các sản phẩm, dịch vụ đầu vào để đưa vào quá trình sản xuất và/hoặc kinh doanh vẫn đứng ở vị trí trung tâm Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp sản xuất và/hoặc kinh doanh với nhà cung cấp và khách hàng của nó là một chuỗi cung ứng nhỏ trong chuỗi cung ứng phức tạp

- Khách hàng: Trong chuỗi cung ứng dạng phức tạp, khách hàng ở đây ngoài

những khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ doanh nghiệp còn bao gồm cả các khách hàng khác Khách hàng ở đây còn có thể là khách hàng ở phân lớp phía sau (có thể là khách hàng cuối cùng tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc cũng có thể là các cá nhân, đơn vị sử dụng sản phẩm nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh để đáp ứng yêu cầu khách hàng của họ nhằm thu về lợi nhuận nhưng lại không mua hàng trực tiếp từ doanh nghiệp) Nếu coi khách hàng trực tiếp của doanh

Trang 25

nghiệp là khách hàng cấp 1 thì các khách hàng phía sau của nó là khác hàng cấp 2, các khách hàng phía sau của khách hàng cấp 2 là khách hàng cấp 3 Giả sử, số lượng khách hàng chỉ dừng lại ở khách hàng cấp 3 thì khách hàng cấp 3 chính là người tiêu dùng cuối Các khách hàng ở các cấp khác nhau sẽ liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới có dạng phân kỳ về phía người tiêu dùng cuối cùng

Hình 1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng dạng phức tạp

Nguồn: Huỳnh Thị Thu Sương, 2012

Như vậy, khi xét sâu đến từng mắt xích trong chuỗi cung ứng, ta có thể thấy bất kì doanh nghiệp, tổ chức nào đó trong chuỗi cung ứng lại có thể là một bộ phận tham gia vào một hay nhiều chuỗi cung ứng khác Các chuỗi cung ứng này đan xen với nhau tạo thành một mạng lưới rất phức tạp và có mối tác động qua lại lẫn nhau

1.2.4 Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là một chuỗi bao gồm các tổ chức, con người, nguồn lực, thông tin và tất cả các hoạt động có liên quan từ khâu hoạch định, thu mua mua nguyên liệu, tạo ra sản phẩm cho đến khi cung cấp cho khách hàng cuối cùng Tùy theo các cách tiếp cận khác nhau mà người ta có thể chia các hoạt động cơ bản trong chuỗi cung ứng thành các loại hoạt động khác nhau Nếu tiếp cận theo mô hình Nghiên cứu hoạt động cung ứng - SCOR (Supply Chain Operations Research) của Hội đồng cung ứng (Supply chain Council Inc) thì chuỗi cung ứng

Trang 26

bao bốn hoạt động cốt lõi là: hoạch định, mua sắm, sản xuất kinh doanh và hoạt động phân phối

1.1.4.1 Hoạt động hoạch định

Trong khâu hoạch định, doanh nghiệp thông qua hoạt động phân phối sản phẩm sẽ tiến hành khảo sát hoặc thực hiện các nghiệp vụ để dự báo nhu cầu của thị trường và xác định làm thể nào để nguồn lực có sẵn có thể đáp ứng được nhu cầu sắp tới của thị trường mà vẫn đảm bảo hiệu quả, mang đến chất lượng cao và giá trị cho khách hàng Bằng các tiếp cận các nguồn thông tin với trọng tâm hướng tới khách hàng và yêu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ dựa trên các thông tin này

để tiến hành dự báo lượng cầu, định giá sản phẩm và quản lý lưu kho

Đây là khâu rất quan trọng vì nó bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho các khâu còn lại Một quyết định sai lầm trong khâu hoạch định có thể khiến cho doanh nghiệp chịu nhiều chi phí lớn Trong chuỗi cung ứng đẩy, nếu doanh nghiệp dự báo sai nhu cầu của thị trường thì có thể doanh nghiệp sẽ không bán được hàng và dẫn đến thua lỗ Trong trường hợp khác, nếu doanh nghiệp lên kế hoạch mua nguyên vật liệu quá nhiều, doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu các chi phí lưu kho, lưu bãi và chi phí tài chính cho lượng nguyên vật liệu mua thừa này Ngược lại, nếu doanh nghiệp lên kế hoạch mua nguyên vật liệu nhưng lại thiếu, doanh nghiệp có thể không chỉ không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về thời gian mà còn có thể chịu các chi phí khác liên quan đến việc dừng hoạt động sản xuất do thiếu nguyên vật liệu

1.1.4.2 Hoạt động mua sắm

Hoạt động mua sắm bao gồm việc tìm kiếm, lựa chọn, đàm phá kí kết đơn hàng/hợp đồng và thực hiện đơn hàng/hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ cần thiết để tạo ra hàng hóa, dịch vụ của Công ty Mục đích của hoạt động này nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được điểm mạnh hoặc điểm yếu của các nhà cung cấp khác nhau, từ đó làm cơ sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình

Hoạt động mua sắm đóng vai trò rất to lớn trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nó

là tiền đề và là yếu tố quyết định cho quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Thực hiện tốt khâu mua sắm hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được

Trang 27

sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với mức chi phí thấp nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng

1.1.4.3 Hoạt động sản xuất, kinh doanh

Hoạt động sản xuất bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tạo ra các sản phẩm chính hoặc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng như lựa chọn, thiế kế sản phẩm; chọn vị trí sản xuất, kinh doanh; lập quy trình sản xuất, kinh doanh Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn bao gồm rất nhiều hoạt động khác liên quan nhằm mục đích đảm bảo cho quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ được diễn ra một cách thuận lợi, liên tục Những hoạt động liên quan này là bắt buộc bao gồm việc bảo trì, sửa chữa trang thiết bị, nhà xưởng, cửa hàng, đào tạo nguồn nhân lực trong toàn bộ việc thực hiện tất cả các nhiệm vụ cần thiết cho việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Có thể nói đây là hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng,

nó là tinh hoa của hai công đoạn trước và là công đoạn “thật” giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cho họ

1.1.4.1 Hoạt động phân phối

Hoạt động phân phối hàng hóa liên quan đến quy trình hậu cần, bao gồm tất

cả các hoạt động liên quan đến việc bố trí kho bãi, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ đầu vào và đầu ra:

- Hàng hóa, dịch vụ được vận chuyển từ địa điểm của người bán đến người tiêu dùng bằng dịch vụ vận chuyển, trong quá trình vận chuyển, hàng hóa và thông tin

về hàng hóa được phối hợp, quản lý và điều chỉnh trong hệ thống thông tin của nhà cung cấp

- Hàng hóa được vận chuyển nội bộ trong cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, hoạt động hậu cần trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng do có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sản xuất của doanh nghiệp

- Xây dựng và quản lý hệ thống kho bãi và hệ thống thông tin để quản lý việc giao nhận hàng hóa và thanh toán của khách hàng

- Đổi trả sản phẩm: bao gồm quy trình nhận lại sản phẩm có lỗi, hỏng từ khách hàng hoặc hỗ trợ nếu khách hàng gặp vấn đề trong quá trình nhận hàng Quá trình hỗ trợ khách hàng cần có sự cập nhật liên tục tình trạng sản phẩm, khách hàng

Trang 28

Hình 1.3 Các hoạt động cơ bản của chuỗi cung ứng

Nguồn: Supply Chain Council Inc

Có thể thấy các hoạt động trong chuỗi cung ứng là một chuỗi diễn ra liên tục, tác động lẫn nhau, hoạt động này là tiền đề và lại là kết quả của hoạt động khác Cứ như thế chúng tạo thành một vòng khép kín giúp cho doanh nghiệp duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình

1.2 Tổng quan về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng

1.2.1 Khái niệm về hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng

Hoạt động mua sắm trong một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động tìm kiếm,lựa chọn các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm, dịch vụ của Công ty; đàm phán, kí kết đơn hàng/hợp đồng và theo dõi thực hiện đơn hàng/hợp đồng đã được kí kết Đây là một hoạt động không thể thiếu và nó đóng một vai trò chiến lược trong chuỗi cung ứng cả bất kì một doanh nghiệp nào

Trang 29

Với lịch sử hình thành lâu đời của chuỗi cung ứng, trên thế giới cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động mua sắm Sau đây là một số định nghĩa về hoạt động mua sắm:

- Định nghĩa cổ điển về hoạt động mua sắm: Hoạt động mua sắm là hoạt động tìm kiếm nguyên vật liệu và/hoặc dịch vụ có chất lượng phù hợp với số lượng phù hợp từ nguồn cung cấp thích hợp, đưa chúng đến đúng chỗ với một mức giá hợp lý (Dawei Lu, 2011)

- Một số ý kiến khác cho rằng hoạt động mua sắm là một quá trình được thực hiện bởi đơn vị tổ chức là một phần của chuỗi cung ứng, có chức năng mua sắm nguyên vật liệu, dịch vụ có chất lượng, số lượng, thời gian và giá cả phù hợp và quản lý các nhà cung cấp, qua đó góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của Công ty (Dawei Lu, 2011)

Như vậy từ hai định nghĩa nó trên ta có thể thấy hoạt động mua sắm của một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động có liên quan nhằm tìm được nguồn nguyên vật liệu hoặc dịch vụ với sáu mục đích sau:

1.2.2 Vai trò của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng

Là khâu tiền đề để doanh nghiệp tạo ra sản phẩm, dịch vụ của mình Chính vì vậy, hoạt động mua sắm có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong chuỗi cung

ứng của bất kì doanh nghiệp nào

Trang 30

1.2.2.1 Tăng giá trị hàng hóa, dịch vụ và tiết kiệm chi phí

Trong khi một số Công ty đang loay hoay để tăng giá trị, dịch vụ của mình hàng hóa bằng cách cải thiện hiệu suất sản xuất, kinh doanh thì rất nhiều Công ty

đã chuyển hướng sang tập trung vào việc quản lý hoạt động mua sắm Nếu hoạt động mua sắm của một doanh nghiệp là hiệu quả, doanh nghiệp đó có thể tiết kiệm chi phí đáng kể từ các quyết định sắm của mình Ngược lại, một doanh nghiệp cũng có thể phải chịu những thiệt hại không tưởng từ các chiến lược mua sắm chưa đúng đắn

Không khó khăn để nhận ra tác động của hoạt động mua sắm trên tổng chi phí của một doanh nghiệp Chi phí bỏ ra cho hoạt động mua sắm chiếm trung bình khoảng 55% của toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (Robert

M Monczka and Robert B Handfield, 2009), điều này có nghĩa rằng với một đồng thu được từ hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ thì hơn một nửa sẽ quay trở lại sử dụng để mua nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào cho quá trình sản xuất, kinh doanh

Vì vậy hoạt động mua sắm phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp cắt giảm được chi phí của mình mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Do vậy, hoạt động mua sắm có thể giúp cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh về giá cả của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường

Ngoài ra, với một hoạt động mua sắm đúng đắn, hiệu quả, doanh nghiệp còn

có thể lựa chọn được nguồn nguyên liệu đầu vào phù hợp giúp cho sản phẩm, dịch

vụ của họ tạo được những sự khác biệt đối với sản phẩm, dịch vụ của những đơn vị khác Sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ cũng là một trong những yếu tố quyết định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng Có được sản phẩm, dịch vụ khác biệt, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo được lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt

1.2.2.2 Quyết định chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng tới danh tiếng của doanh nghiệp

Hoạt động mua sắm cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và dịch

vụ của doanh nghiệp Trong nhiều trường hợp, các Công ty đang tìm cách tăng tỷ lệ thuê ngoài nhằm tập trung vào lĩnh vực chuyên môn và năng lực của mình Để thực hiện được việc này thì mối quan hệ giữa các nhà cung cấp bên ngoài và doanh

Trang 31

nghiệp là rất quan trọng Các nhà cung cấp bên ngoài cần phải được lựa chọn một cách kỹ lưỡng và cần phải có uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm là phù hợp với mục đích của doanh nghiệp

Trên thế giới đã có rất nhiều trường hợp các Công ty nổi tiếng gặp trục trặc với sản phẩm của mình khi họ thay đổi nhà thầu phụ Chất lượng sản phẩm của nhà thầu phụ không tốt có thể gây ảnh hưởng tới cả chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, trong đó ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm cuối cùng là quan trọng có thể nhìn thấy rõ nhất Chất lượng sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp không tốt có thể gây tổn hại đến danh tiếng của Công ty, đây cũng chính là thứ mà các doanh nghiệp không phải một sớm một chiều là có thể xây dựng được Vì vậy, quyết định sử dụng đầu vào như thế nào cũng có thể ảnh hưởng lớn đến danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường và quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó

1.2.2.3 Giảm thiểu rủi ro liên quan đến nhà cung cấp

Cứ mỗi khi doanh nghiệp tiến hành đặt hàng với một nhà cung cấp thì lại có những rủi ro tiềm ẩn Rủi ro này có thể là những rủi ro không đáng kể nhưng cũng

có thể là những rủi ro lớn Một trong những rủi ro đó là chất lượng nguyên vật liệu dịch vụ đầu vào kém, dẫn đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp không đạt yêu cầu hoặc không như người tiêu dùng mong muốn Tuy nhiên rủi ro

về chất lượng chỉ là một trong những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt, còn có rất nhiều rủi ro khác có thể xảy ra khi doanh nghiệp tiến hành đặt hàng với một nhà cung cấp như giao hàng trễ hoặc nặng hơn là hủy hợp đồng và không giao hàng Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các rủi ro trên như thiên tai, khả năng tài chính không

ổn định, phá sản, hoạt động sản xuất gặp sự cố, giá cả biến động mạnh… Bên cạnh

đó, trong trường hợp biến động giá quá lớn, một số nhà cung cấp sẵn sàng chịu phạt không thực hiện hợp đồng để sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã đặt hàng để cung cấp cho một đơn vị mới nhằm thu được lợi nhuận chênh lệch

Chính vì các lý do trên, quyết định lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ đầu vào cần phải được xem xét kỹ lưỡng vì nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào Việc lựa chọn một nhà cung cấp uy tín, đáng tin cậy sẽ giúp cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp hoạt động một cách trơn tru và đạt được hiệu quả cao nhất

Trang 32

1.2.2.4 Đẩy mạnh sự sáng tạo, cải tiến sản phẩm

Trong hoạt động mua sắm, đôi khi nhà cung cấp phải lạc trực tiếp với các kỹ

sư hoặc các chuyên gia phòng mua hàng của doanh nghiệp để trao đổi và giải đáp thông tin Chính sự trao đổi thông tin này cũng có thể giúp doanh nghiệp có những

ý tưởng cải tiến thiết kế sản phẩm hoặc cả tiến quy trình sản xuất để hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra một cách có hiệu quả hơn

1.2.3 Nội dung của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng

Khâu mua sắm nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào cho quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ là một khâu trọng yếu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động mình Hoạt động mua sắm phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, số lượng, thời điểm phù hợp, từ một nguồn cung cấp thích hợp đáng tin cậy và vào một thời điểm, địa điểm thích hợp Hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi cung ứng của bất kì doanh nghiệp nào đều bao gồm ba hoạt động chính là tìm kiếm

và lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán và kí kết đơn hàng/hợp đồng và cuối cùng là thực hiện đơn hàng/hợp đồng

1.2.3.1 Hoạt động tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp

Là hoạt động tìm kiếm nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên nguyên tắc đúng hàng, đúng chi phí và đúng thời điểm Việc tìm kiếm đúng nguồn cung cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm tối đa chi phí cho nguyên vật liệu và đảm bảo sự ổn định cho những hoạt động khác Tùy theo từng điều kiện của từng giai đoạn, như chiến lược kinh doanh, khả năng tài chính, nhu cầu thị trường mà doanh nghiệp sẽ chọn những nhà cung cấp phù hợp Để lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp phải trải qua các bước cơ bản như sau:

a Thu thập thông tin về các nhà cung cấp

Nhà cung cấp ở đây có thể là nhà cung cấp đã và đang cung cấp hàng hóa, dịch vụ đầu vào cho doanh nghiệp hoặc là những nhà cung cấp mới có khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Thông tin về nhà cung cấp có thể được thu thập qua các nguồn sau:

- Xem lại hồ sơ lưu trữ về các nhà cung cấp (nếu có)

Trang 33

- Tìm kiếm các thông tin trên mạng intrenet, báo, tạp chí, các trung tâm thông tin…

- Các thông tin có được qua các cuộc điều tra

- Phỏng vấn các nhà cung cấp, người sử dụng vật tư…

- Xin ý kiến các chuyên gia

b Xử lý thông tin, lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp có khả năng cung ứng

Việc xử lý thông tin để lựa chọn nhà cung cấp sẽ dựa trên các hoạt động:

- Phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của từng nhà cung cấp

- So sánh với yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở đó lập danh sách những nhà cung cấp đạt yêu cầu

- Kiểm chứng lại những thông tin thu thập được

- Lựa chọn các nhà cung cấp có khả năng để đàm phán

1.2.3.2 Hoạt động đàm phán và kí kết đơn hàng/hợp đồng

Sau khi tìm được các nhà cung cấp cung cấp sản phẩm, dịch vụ đầu vào phù hợp với mục đích của hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiến hành so sánh giá cả, điều kiện giữa các bên và lựa chọn nhà cung cấp có khả năng, doanh nghiệp sẽ tiến hành đàm phán với các bên sâu hơn về các điều kiện để chọn ra nhà cung cấp cuối cùng

để tiến hành kí kết đơn hàng hoặc hợp đồng

Công tác đàm phán hợp đồng cần chú trọng đến thời hạn và địa điểm giao hàng, thời hạn thanh toán để tối thiểu hóa chi phí Để đạt hiệu quả mua hàng tối ưu, các nhà cung cấp cần có khả năng thiết lập hệ thống liên kết điện tử nhằm mục đích nhận đơn hàng, gửi thông báo giao hàng, gửi hóa đơn, nhận thanh toán một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian Sau khi đàm phán, người mua đưa ra những quyết định mua hàng, liên hệ với người bán rồi tiến hành đặt hàng

1.2.3.3 Thực hiện đơn hàng/hợp đồng

Sau khi đơn hàng/hợp đồng được cả hai bên kí kết, nhà cung cấp sẽ tiến hành chuẩn bị hàng hóa, dịch vụ để giao cho người mua theo quy định trên đơn hàng/hợp đồng Cán bộ mua hàng của doanh nghiệp tùy từng trường hợp cụ thể sẽ thực hiện hàng loạt các công việc tương ứng để thực hiện đơn hàng/hợp đồng như: nhận hàng, giám sát dỡ hàng từ phương tiện vận tải, kiểm tra hàng hóa được giao,

kí vào các chứng từ cần thiết, nhập kho và thanh toán cho nhà cung cấp Đối với

Trang 34

hàng hóa nhập khẩu, cán bộ mua hàng của doanh nghiệp còn phải thực hiện các thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa tùy theo quy định của pháp luật nước người nhập khẩu

1.3 Đánh giá kết quả của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng

1.3.1 Về mặt định tính

Hoạt động mua sắm đóng một vai trò rất lớn đối với chuỗi cung ứng của bất kì doanh nghiệp nào và nó đều hướng tới những mục tiêu chung của doanh nghiệp Để đánh giá kết quả của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng, người ta dựa trên sáu tiêu chí sau đây:

1.3.1.1 Chất lượng phù hợp

Tùy theo mục tiêu phát triển và chiến lược sản xuất, kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp lại có định hướng khác nhau về mặt hàng của mình Có doanh nghiệp định hướng sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao nhưng có những doanh nghiệp lại định hướng sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vu ở phân khúc trung bình Chính vì sự khác biệt này nên mặc dù sản xuất cùng một loại mặt hàng nhưng nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ đầu vào của các doanh nghiệp có thể khác nhau Việc lựa chọn nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ đầu vào nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cần phải phù hợp với mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Để sản xuất hàng hóa có chất lượng cao thì nguyên liệu đầu vào có thể phải có chất lượng rất tốt thì mới phù hợp và mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, trong khi đó để sản xuất một loại hàng có yêu cầu không cao về chất lượng thì chất lượng nguyên vật liệu đầu vào chỉ cần đáp ứng ở mức trung bình, nếu sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng cao thì có thể gây ra lãng phí và làm tăng mức giá dẫnđến giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất ống thép, nếu sản phẩm đầu ra được dùng để cung cấp cho khách hàng với mục đích sản xuất các mặt hàng linh kiện, phụ tùng máy móc thì nguyên liệu đầu phải là thép cuộn cán nguội có chất lượng cao Nhưng khi sản xuất mặt hàng với mục đích dùng làm ống nước thông thường, các doanh nghiệp sản xuất chỉ cần sử dụng thép cuộn cán nóng thông thường với chất lượng trung bình và giá cả phải chăng là có thể đáp ứng được hoạt động sản xuất

Trang 35

Doanh nghiệp có thể làm phiếu khảo sát đối với khách hàng để tìm ra sản phẩm đạt được sự hài lòng của khách hàng, từ đó có thể lựa chọn được nguồn nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào có chất lượng phù hợp nhất Thông thường, các doanh nghiệp sẽ đưa ra 5 mức để đánh giá sự hài lòng của khách hàng, đó là: vô cùng hài lòng, rất hài lòng, hài lòng, chưa hài lòng và thất vọng Mức độ hài lòng của khách hàng càng cao thì hiệu quả của hoạt động mua sắm của doanh nghiệp càng lớn

1.3.1.2 Số lượng phù hợp

Một mục đích khác của hoạt động mua sắm đó là mua đúng số lượng để giảm thiểu chi phí đầu tư cho nguyên vật liệu mà vẫn phải đảm bảo không bị thiếu hụt nguyên vật liệu cho sản xuất Hoạt động mua sắm hàng hóa cần đảm bảo nguồn nguyên vật liệu để tránh làm gián đoạn sản xuất Tuy nhiên cần tránh mua quá nhiều dẫn đến lượng tồn kho quá cao gây phát sinh các chi phí về lưu trữ hàng hóa như chi phí về kho bãi, chi phí về tài chính gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp dẫn đến làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh và làm tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường

Ví dụ một Công ty mua được nguồn nguyên vật liệu với giá cả hợp lý nhưng lại mua quá nhiều dẫn đến tình trạng hàng tồn trong kho trong một thời gian dài.Các chi phí phát sinh như chi phí lưu kho và chi phí tài chính cho lượng hàng này làm tăng chi phí của sản phẩm, dịch vụ của họ và có thể triệt tiêu phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được do mua hàng với giá rẻ

1.3.1.3 Thời gian phù hợp

Thời điểm thực hiện mua hàng cũng như thời điểm nhận được hàng hóa, dịch

vụ đầu vào có tầm quan trọng mang tính sống còn trong hoạt động của một doanh nghiệp bất kì và đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất Đối với các nguyên vật liệu tiêu hao, sử dụng thường xuyên, mua hàng đúng thời điểm là khi hàng về tại thời điểm

mà lượng tồn kho đạt đến ngưỡng tối thiểu

Bất kì sự chậm trễ nào trong việc cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào cũng có thể gây ra những tác động lớn tới doanh nghiệp như giao hàng chậm cho khách hàng hoặc khiến doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất Ví dụ trong ngành

mạ kẽm nhúng nóng, bể kẽm bao giờ cũng hoạt động 24/24 và luôn duy trì ở trạng

Trang 36

thái lỏng, trong trường hợp thiếu nguyên liệu kẽm dẫn đến việc phải dừng lò đốt thì khi khởi động lại lò đốt sẽ tốn rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp, do vậy việc cung cấp nguyên vật liệu đúng thời điểm đóng một vai trò rất quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

1.3.1.4 Nguồn cung cấp thích hợp

Chọn đúng nguồn để mua nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào là một việc quan trọng cần cân nhắc trong hoạt động mua sắm Một nguồn cung cấp thích hợp có thể đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, số lượng và thời gian phù hợp theo yêu cầu Nếu mua hàng tại một đơn vị có uy tín trên thị trường, doanh nghiệp sẽ không phải quá lo lắng về trường hợp hợp đồng có thể bị hủy hoặc giao chậm dẫn đến tình trạng thiếu nguyên vật liệu, dịch vụ đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Bên cạnh đó, khi lựa chọn nhà cung cấp, các yếu tố như vị trí địa lý, trữ lượng hàng của nhà cung cấp, uy tín của nhà cung cấp cũng là một trong những yếu

tố đáng được lưu ý

1.3.1.5 Giá cả hợp lý

Xác định đúng giá cả của nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ đầu vào bao giờ cũng là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của hoạt động mua sắm Đây cũng là mục tiêu chính của các đơn vị sản xuất, kinh doanh nhằm tối thiểu hóa chi phí của mình nhăm tăng lợi nhuận thu được và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

1.3.1.6 Đúng địa điểm

Bên cạnh các tiêu chí về chất lượng, số lượng, cần phải đảm bảo rằng các nguyên vật liệu có sẵn ở đúng nơi Để giảm thiểu các chi phí như chi phí vận chuyển và quản lý thì việc lựa chọn đúng nơi để cất giữ hàng hóa là một bài toán rất quan trọng trong hoạt động mua sắm Ví dụ, một Công ty có thể có hai hoặc nhiều nhà máy và khoảng cách giữa các nhà máy này là tương đối xa Trong quá trình mua sắm, việc điều phối vận tại của bộ phận mua hàng là không chính xác dẫn đến đơn vị vận chuyển nhầm lẫn các nhà máy với nhau nhau và giao nhầm địa điểm trong khi bộ phận kho nhận hàng lại vẫn nhận hàng do hóa đơn ghi đúng tên Công

ty Như vậy, nhà cung cấp đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình, tuy nhiên hàng lại đến sai địa điểm Việc này có thể đem lại nhiều thiệt hại lớn cho Công ty

Trang 37

như tốn chi phí vận chuyển lại, bộ phận sản xuất ở nhà máy cần nguyên liệu để dùng nhưng lại không về kịp

1.3.2 Về mặt định lượng

Hoạt động mua sắm của mỗi doanh nghiệp là khác nhau tùy thuộc vào loại hàng và cách thức hoạt động của doanh nghiệp đó Tuy nhiên hoạt động mua sắm của bất cứ doanh nghiệp nào đều có vai trò rất to lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Để đánh giá hiệu quả của hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng, người ta

có thể sử dụng một số chỉ số sau:

1.3.2.1 Tỷ lệ giao hàng đúng hạn

Chỉ số này đề cập đến việc giao hàng đúng số lượng và đúng thời gian theo đơn hàng/hợp đồng, nó được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm của các đơn hàng/hợp đồng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày theo quy định Các đơn hàng/hợp đồng được tính là không giao hàng đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng/hợp đồng được thực hiện hoặc khi nhà cung cấp không giao hàng đúng thời gian nhưcam kết ban đầu

Tỷ lệ giao hàng đúng hạn được tính theo công thức dưới đây:

Tỷ lệ giao hàng đúng hạn =

Tỷ lệ giao hàng đúng hạn của doanh nghiệp càng lớn thì hoạt động mua sắm của doanh nghiệp đó càng hiệu quả Thông thường với các doanh nghiệp sản xuất thì tỷ lệ giao hàng đúng hạn phải đạt trên 90% thì hoạt động mua sắm của doanh nghiệp đó mới được coi là có hiệu quả Tỷ lệ giao hàng đúng hạn trong khoảng từ 70%-90% thì hoạt động mua sắm chưa hiệu quả và ở tình trạng báo động Tỷ lệ giao hàng dưới 70% thì hoạt động mua sắm của doanh nghiệp đang ở tình trạng nguy hiểm có thể gây ra những tổn thất nặng nề

Trang 38

Hình 1.4 Xếp loại tỷ lệ giao hàng đúng hạn của doanh nghiệp

Nguồn: Jobcould, 2015 1.3.2.2 Vòng quay tồn kho

Theo F.Robert Jacobs và Richard B.Chase, vòng quay tồn kho của một doanh nghiệp được tính như sau:

và tồn kho phân phối được xem là sở hữu của Công ty

Từ công thức trên ta thấy nếu giá trị tồn kho trung bình của doanh nghiệp càng thấp thì vòng quay tồn kho của Công ty càng cao, quá trình tạo ra hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và cung cấp cho khách hàng từ các hàng hóa, dịch vụ đầu vào diễn ra càng nhanh Nếu một hoạt động mua sắm có hiệu quả, nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm, thành phẩm sẽ được duy trì ở gần ngưỡng tối thiểu Điều này giúp Công ty giảm chi phí vào hàng tồn kho và có thể sử dụng nguồn tài chính của mình vào các mục đích khác có hiệu quả hơn Khi đó, doanh nghiệp sẽ có vòng quay tồn kho lớn

Mức vòng quay tồn kho là khác nhau ở các ngành và loại sản phẩm Ở một mức độ cao nhất, chuỗi cửa hàng tạp hóa có thể tạo ra vòng quay tồn kho là 100

Trang 39

vòng/năm Tuy nhiên ở các doanh nghiệp sản xuất, nếu vòng quay tồn kho đạt từ 6 đến 7 vòng trở lên thì hoạt động mua sắm của doanh nghiệp có thể được coi là hiệu quả (F.Robert Jacobs, Richard B.Chase, 2010)

1.3.2.3 Tuần cung ứng

Cũng theo F.Robert Jacobs và Richard B.Chase, tuần cung ứng của một doanh nghiệp được tính theo công thức dưới đây:

Ngược lại với vòng quay tồn kho, nếu hoạt động mua sắm của một doanh nghiệp là hiệu quả thì giá trị tồn kho trung bình tích lũy của doanh nghiệp đó sẽ thấp, dẫn đến chỉ số tuần cung ứng thấp Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp có khả năng cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn và hiệu quả hơn

1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm của chuỗi cung ứng

Hoạt động mua sắm hàng hóa là một hoạt động cốt lỗi có tầm quan trọng chiến lược đối với bất kì doanh nghiệp nào Hoạt động mua sắm hàng hóa bị chi phối và quyết định bởi rất nhiều các nhân tố trong đó bao gồm cả nhân tố bên trong doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3.2.1 Các nhân tố bên trong

a Nguồn nhân lực

Chìa khóa để dẫn tới sự thành công của một Công ty đó là nguồn nhân lực có chất lượng Để hoạt động mua sắm trong chuỗi cung ứng đạt hiệu quả cao, nguồn nhân lực của Công ty cần phải có kinh nghiệm, hiểu biết về mặt hàng, sản phẩm mà mình mua, đồng thời phải biết quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp, phân tích chi phí, phân tích nhà cung cấp, phân tích thị trường Để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược phát triển nhân sự đúng đắn bao gồm đào tạo, phát triển nội bộ đặc biệt là các cá nhân có tiềm năng, tuyển dụng nguồn nhân lực có kinh nghiệm từ các tập đoàn, Công ty khác hoặc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín…

Bên cạnh đó, sự sáng tạo, tìm tòi để cải tiến được coi là một yêu cầu quan trọng quyết định sự thành công của chuỗi cung ứng nói chung và hoạt động mua sắm hàng hóa nói riêng Sự đóng góp của các cán bộ mua hàng trong việc cải tiến tổ

Trang 40

chức và sửa đổi quy trình và các bước trong hoạt động mua sắm để hoàn thiện và phù hợp với bối cảnh thị trường hơn sẽ gia tăng hiệu quả của hoạt động mua sắm Trong bối cảnh thị trường toàn cầu không ngừng phát tiển, năng lực sáng tạo và cải tiến là yếu tố không thể thiếu và đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp

b Khả năng tài chính

Khả năng tài chính cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm của doanh nghiệp Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lớn thường có tiềm lực tài chính tốt hơn và khả năng vay tiếp cận các dòng tiền tiền từ các nhà đầu

tư hoặc từ nguồn vay vốn ngân hàng tốt hơn Khi có khả năng tài chính tốt, doanh nghiệp có thể dễ dàng đặt được các đơn hàng lớn, ổn định từ các đối tác uy tín và đàm phán được mức chiết khấu lớn với nhà cung cấp của mình Điều này không những giúp cho doanh nghiệp cắt giảm được chi phí cho hàng hóa, dịch vụ đầu vào

mà còn giúp họ chắc chắn hơn về nguồn hàng để đáp ứng hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình

c Yếu tố về công nghệ

Sự phát triển của công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin với các phần mềm được xây dựng để hỗ trợ cho việc vận hành chuỗi cung ứng một các hiệu quả Công nghệ viễn thông và máy tính cho phép tất cả các yếu tố trong chuỗi cung ứng giao tiếp lẫn nhau Việc sử dụng công nghệ thông tin cho phép nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng rút ngắn thời gian chờ, tiết kiệm giấy tờ, chứng từ và những hoạt động không cần thiết khác Điều này đóng một vai trong không nhỏ trong việc nâng cao tính hiệu quả của chuỗi cung ứng nói chung và của hoạt động mua sắm nói riêng Các công cụ công nghệ thông tin được sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm hai loại là công cụ hỗ trợ giao tiếp

và công cụ hỗ trợ hoạch định Việc doanh nghiệp đầu tư vào các công cụ công nghệ thông tin sẽ giúp cho các cán bộ mua hàng có thể tiếp cận được với nguồn hàng đa dạng hơn, có được nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy hơn để đưa ra các quyết định mua hàng đúng đắn

d Vị trí địa lý

Khoảng cách tạo ra các chi phí liên đến việc liên kết giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp Các Công ty gần khu công nghiệp, khu chế xuất, cũng như nằm gần các cảng, sẽ có các khả năng cao hơn trong việc mua sắm hàng hóa do giao thông

Ngày đăng: 08/10/2018, 12:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát, Catalogue Công ty Ống thép Hòa Phát, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Catalogue Công ty Ống thép Hòa Phát
2. Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát, Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình lập kế hoạch tổ chức sản xuất
3. Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát, Quy trình mua sắm, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình mua sắm
4. Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát, 2015, Quy trình tiếp nhận, lưu kho, bảo quản, giao hàng, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình tiếp nhận, lưu kho, bảo quản, giao hàng
5. Nguyễn Thành Hiếu, Quản trị chuỗi cung ứng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị chuỗi cung ứng
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
6. Huỳnh Thị Thu Sương, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ, Luận án Tiến Sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ
7. Nguyễn Quang Vũ, Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam đến năm 2020, Luận văn Thạc Sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2015.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Uniqlo Việt Nam đến năm 2020
8. Christopher, Logistics & Supply Chain Management: Strategies for Reducing Costs and Improving Services, London: Pitman Publishing, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics & Supply Chain Management: Strategies for Reducing Costs and Improving Services, London: Pitman Publishing
9. Lambert, Stock and Elleam, Fundamentals of logistics management, 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of logistics management
10. Kai A.Simon, Introduction to Supply Chain Management, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to Supply Chain Management
11. Sunil Chopra, Peter Meindl, Supply Chain Management: Strategy, Planning, and Operation, Pearson, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Peter Meindl, Supply Chain Management: Strategy, Planning, and Operation
12. Martin Christopher, Logistics and Supply Chain Management, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics and Supply Chain Management
13. Shoshanah Cohen, Strategic Supply Chain Management: The Five Core Disciplines for Top Performance, Second Editon, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strategic Supply Chain Management: The Five Core Disciplines for Top Performance, Second Editon
14. Donald F. Wood, Anthony P. Barone, Paul R. Murphy, Daniel L. Wardlow, International Logistics, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Logistics
15. Michael H. Hugos, Essentials of Supply Chain Management, Third Edition, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Essentials of Supply Chain Management, Third Edition
16. F.Robert Jacobs, Richard B.Chase, Operations and Supply Chain Management, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Operations and Supply Chain Management
17. Donald J. Bowersox, David J. Closs, và M. Bixby Cooper, Supply chain logistics management, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Supply chain logistics management
18. John J. Coyle, Edward J. Bardi, C. John Langley Jr., The Management of Business Logistics: A Supply Chain Perspective, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Management of Business Logistics: A Supply Chain Perspective
19. Khairi Kleab , Important of Supply Chain Management , 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Important of Supply Chain Management
32. Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát, tại địa chỉ: http://www.hoaphat.com.vn/vi/cong-ty-tnhh-ong-thep-hoa-phat/, truy cập ngày 15/03/2018 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w