1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian

116 3,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 2,3 MB

Nội dung

Sự th a m gia của các giác quan, đặc biệt là giác quan vận động, th ín h giác và ngôn ngữ trong quá trìn h con người tri giác thời g ian có tác dụng làm cho sự p h ân biệt thời gian của

Trang 1

Đ ỗ THỊ MINH LIÊN

PHƯƠNG PHÁP

DẠY TRẺ MẪU GIÁO

(In lần thứ ba)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯPHẠM

Trang 2

Mã số: 01.01.712/869 - ĐH 2008

Trang 3

MỤC LỤC

Ch ương 1 5

C ơ SỞ Lí LUẬN C Ủ A PHƯƠNG PH ÁP DẠY TRỀ MẪU GIÁO

ĐỊNH HƯỚNG THỜI G IA N 5

1 V ai trò của việc dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian

trong sự phát triển và giáo dục trẻ 5

5 Đ ặ c điểm phát triển biểu tượng thời gian và sư định hướng

thời gian của trẻ mẩm n o n 21

Câu hỏi và bài tậ p 28

C hương 2 29

PHƯƠNG P H Á P DẠY T R Ề MẪU GIÁO ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN 29

1 Đ ặc trưng của phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng

thời g ia n 29

2 Những nguyên tắc xây dựng phương pháp dạy trẻ mẫu giáo

định hướng thời g ia n 38

3 Nội dung dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời g ia n 49

4 C á c nhóm phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng

thời g ia n 52

Cáu hỏi và bài tậ p 80

Trang 4

Chương 3 SI

TIẾN TRÌNH DẠY TRỀ MẪU GIÁO ĐỊNH HƯỚNG THỜI G IA N 81

1 Cấu trúc tiến trình dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời g ia n 81

2 Tiến trinh dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời g ia n 86

Cău hỏi và bài tập ‘ 113

TÀI LIỆU THAM K H Ả O 115

Trang 5

CHƯƠNG 1

C ơ s ở L í LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP

DẠY TRẺ MẪU GIÁO ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN

1 Vai trò của việc dạy trẻ mẫu giáo định hưãng thời gian trong sự phát triển và giáo dục trẻ

Cuộc sông củ a con người luôn gắn với thòi gian, chỉ riê n g ỏ loài ngưòi mới có sự p h â n b iệ t quá khứ, h iện tạ i và tương lai Thời g ian có m ột ý n g h ĩa to lớn đốĩ với sự p h á t triể n xã hội loài người Để sông, con người cần n h ữ n g đồ v ậ t kh ác n h au , còn để

tạ o r a các đồ v ậ t con người lại cần có thời gian Đ iều đó có

n g h ĩa là thời gian đối vói con người cũng là m ột báu v ậ t như

n h ữ n g đồ v ậ t khác

T rong tấ t cả các d ạn g h o ạ t động của con ngưồi, ở k h ía

cạ n h n ày h ay k h ía cạ n h khác đều đòi hỏi con ngưòi b iế t đ ịn h hướng vào thời gian K hả n ăn g đ ịn h hưổng thời gian giúp con người đ ịn h vị và đ ịn h lượng được thòi gian diễn ra các sự k iện

và h iệ n tượng xung q u a n h m ình, hơn nữ a nó còn giúp con người b iế t sủ d ụ n g thời gian m ột cách hợp lí và h iệu quả Thòi

g ia n không chỉ kích th íc h con người chuyển từ h o ạt động này

sa n g h o ạ t động khác, m à tốc độ h o ạ t động của mỗi người đều

p h ụ thuộc vào k ế hoạch đ ã đ ịn h và thời gian có được

Sự đ ịn h hướng thời gian còn là m ột tro n g n hữ ng điều kiện

đ ể h ìn h th à n h n h â n cách con người, nó có tác d ụ n g giáo dục

Trang 6

con ngưòi trở nên có tổ chức, gọn gàng, kỉ lu ậ t, biết quý trọng

và sử dụng thời gian hợp lí Thòi gian không chì là n h ả n tố điều khiển các d ạn g ho ạt động khác n h a u của con người, mà

C Ò I 1 là n h ân tố diều k hiển các mối quan hệ xã hội củ a con người, n h ân tố th ú c đẩy xã hội p h á t triể n về p h ía trước Chính

vì vậy m à từ lâu vấn đề tri giác và định hướng thời gian đã lôi cuốn sự chú ý củ a con người

C húng ta đ ang bước vào th ế kỉ XX, th ế kỉ của nền văn

m inh tr í tu ệ với sự bùng nổ thông tin Để có th ể thích ứng được sự p h á t tr iể n như vũ bão của khoa học, kĩ th u ậ t, văn hoá , mỗi con người cần b iế t p h ân tích thời gian trong quá

tr ìn h h o ạt động, định hưóng đúng thòi gian để tổ chức cuộc sống sin h hoạt, học tập , lao động của m ình m ột cách hợp lí

K hả n ăn g đ ịn h hướng thòi gian như vậy là một th à n h phần

q u an trọ n g củ a k h ả n ă n g h o ạ t dộng

V ấn dề về sự p h á t triể n và vai trò của tín h chính xác trong quá trìn h tr i giác và định hưỏng thời gian ỏ các hoạt động của con ngưòi đã được k h ẳn g định qua nhiều công trìn h nghiên cứu

có giá trị K hả n ăn g định hướng thòi gian giúp con người sử dụng thời gian m ột cách hiệu quả và biết quý trọng thời gian

N hà sư phạm nổi tiếng A.X.Macarencô đã k hảng định, tính chính xác trong cuộc sông của chúng ta là hiệu su ấ t lao động, trong đó th ể hiện sự tôn trọng đối với tập thể ô n g còn xem xét tín h chính xác của các mốỉ quan hệ thời gian không chì là hiệu quả của công tác giáo dục, m à rộng hơn là hiệu quả xã hội

Để có th ể đáp ứng n hữ ng yêu cầu củ a công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đ ấ t nưốc việc dào tạo r a n h ữ n g th ế

hệ con người mới với tác phong sin h hoạt, lao động có nề nếp

k h ẩn trương và tín h chính xác; nhữ ng con người biết lấy thòi

Trang 7

g ian làm thước đo cho n ăng s u ẵ t và ch ất lượng của cuộc sông, đáp ứng mọi yêu cầu của nền sản xuất hiện đại là một việc làm câp bách Vì vậy việc dạy trẻ định hướng thòi gian là một nhiệm vụ q u an trọ n g của n g àn h Giáo dục mầm non Nó dóng vai trò q uan trọ n g trong việc giúp trẻ định vị định lượng thòi gian diên ra các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung

q u an h trẻ giúp trẻ dễ d àn g thực hiện các hoạt động của mình cũng n h ư điều chỉnh chúng theo thời gian Việc dạy trẻ định hướng thời gian còn là cơ sở để h ìn h th à n h n h ân cách trẻ, hình

th à n h ở trẻ n hữ ng ph ẩm c h ấ t quý báu như: tính tổ chức, chính xác, n h an h nhẹn, có định hướng

M ặt khác, việc dạv tr ẻ đ ịn h hướng thời gian còn góp p hần chuẩn bị cho trẻ vào học ỏ trư ờ ng phổ thông Sự định hướng không gian - thòi gian là yếu tô' điều khiển cuộc sống và hoạt động học tậ p của học sin h b ắ t đ ầu từ lâp một, là điều kiện quan trọng đê lĩn h hội k iến thức, kĩ năng, kĩ xảo và sự p h á t triể n tr í tuệ của trẻ tro n g b ấ t cứ d ạng ho ạt động nào diễn ra ở trường phô thông Vì vậy k h i còn ỏ trường m ẫu giáo, trẻ không chỉ được làm q uen vối th ê giỏi xung q u an h nó, m à còn biết định hưởng vào không gian và thòi gian Đó là n hữ ng kiến thức, kĩ n ăn g tối th iê u đê ch u ẩ n bị cho trẻ học tốt ở trường phô thông sa u này Hơn nữa, sự đ ịn h hưống thòi gian còn góp

p hần h ìn h th à n h cho trẻ m ột phong cách sông p h ù hợp vỏi sự

p h á t triể n của xã hội

2 C ơ sở triết học vể thòi gian

P h ạm tr ù thòi gian và n h ữ n g tín h c h á t của nó có m ột vai trò to lớn đôi vối việc nắm b ắ t các quá trìn h diễn ra trong cuộc sống của chúng ta

Trang 8

Thòi gian là m ột khái niệm phức tạ p và nó th u h ú t sự

q uan tâm của con người Vì vậy, trong tấ t cả các giai đoạn

p h á t triể n của văn hoá loài ngưòi, con ngưòi luôn ngh iên cứu vấn đề thòi gian Với q u an điểm duy tâm , các n h à tr iế t học như: A rixtốt, Đềcác, Xpinoda đã cho rằ n g thời g ian là m ột cái gì đó chủ quan, là đặc điểm của tư duy chứ không p h ải vật chất N hà tr iế t học C ăngto - đại diện trường phái duy tâ m cổ điển Đức (1724 - 1804) đã xem xét thời gian n h ư m ột h ìn h thức bẩm sin h của sự n h ậ n b iế t cảm tín h , ô n g đã cho rằ n g thòi g ia n k h ô n g p h ả n á n h n h ữ n g tín h c h ấ t của th ế giới đồ

v ậ t k h á c h q u a n N hà tr iế t học A nh Kac Pirxôn k h ản g định thời gian không nằm trong các v ậ t m à nằm trong biện p háp tri giác các v ậ t của chúng ta Các n h à triế t học Đức như: Sêlin,

H êghen (1775 - 1854) quan niệm rằng: "Thòi gian không là cái gì, nó diễn ra không ph ụ thuộc vào cái tôi, n hư ng nó lại chính là cái tôi được h ìn h dung trong tr ạ n g th á i h o ạt động"

N hư vậy, tr iế t học duy tâ m xem x ét thời gian n h ư m ột sự nhìn n h ậ n trô n g rỗng, không là cái gì, thòi gian chỉ là một biện pháp của ý thức con ngưòi tri giác th ế giới xung quanh Hơn nữ a sự tồn tạ i thực của thời gian không dễ n h ậ n th ấ y như

sự tồn tạ i của n h ữ n g v ật khác tro n g th ế giới N hiều n h à triế t học duy tâm còn cho rằ n g m ột k h i con người không có giác

q uan đặc trư n g để n h ậ n b iế t không gian và thời gian th ì có nghĩa là con ngưòi không th ể n h ậ n biết được nó Họ còn k hẳng định ở con người có nhữ ng biểu tượng bẩm sin h về không gian

v à thời gian và đưa ra k ế t lu ậ n không đú n g về "sự dường như' chủ q uan của k h ái niệm không gian và thòi gian (Beccơli

C ăngto, Max )

Trang 9

Với q u an điểm duy v ậ t khi xem xét vấn đề thòi gian và không gian, P h.Ả nghen q u an niệm rằ n g con người có th ể n h ận

b iế t được không g ian và thời gian m ặc dù chúng là n h ù n g khái niệm trừ u tượng không th ể tr i giác, cảm giác trự c tiếp Theo ông th ì không gian và thời gian thực ch ấ t là những h ìn h thức

cơ b ản của mọi sự tồn tại Sự tồn tạ i ngoài thòi gian là m ột sự

vô lí h ế t sức cũng n h ư sự tồn tạ i ngoài không gian

C ũng b ằn g q u an niệm duy v ậ t biện chứng, V I.Lênin

k h ẳ n g định sự tồn tạ i k h ác h q u an không ph ụ thuộc vào ý thức của con người về không gian và thời gian, điều dó cũng có ngh ĩa là sự tồn tạ i k h ác h q u an của v ậ t ch ấ t chuyển động Theo V I.Lênin th ì tro n g th ê giới không có gì ngoài v ậ t c h ấ t chuyển động, m à v ậ t c h ấ t chuyển động không th ể k h ác được ngoài chuyển động tro n g không gian và thòi gian

Chủ nghĩa duy v ậ t biện chứ ng còn k h ẳn g đ ịnh mối liên hệ

c h ặ t chẽ của thời gian, không gian vối v ậ t c h ấ t vận động Do mối quan hệ n ày m à con người có th ể tri giác thời g ian thông

q ua sự tri giác kh ô n g gian Mọi sự vật, hiện tượng của th ế giói

v ậ t ch ấ t đều m ang n h ữ n g d ấu h iệu đặc trư n g tạ i n h ữ n g thòi điểm, thòi lượng n h ấ t định Dựa trê n n hữ ng d ấu h iệ u n ày m à con người có th ể xác đ ịn h thời điểm, thời lượng diễn r a nó và tạo n ên h ìn h ả n h về thời gian N hưng con người lại n h ậ n biết các d ấ u h iệ u n ày th ô n g q u a sự tr i giác vùng không gian m à nó tồn tạ i Vì vậy ở m ột k h ía cạn h nào đó, sự tr i giác thời gian

củ a con người có tín h c h ấ t gián tiếp, con người tr i giác thòi

g ian thông q u a sự tr i giác n h ữ n g d ấu hiệu đặc trư n g của th ế giới v ậ t c h ấ t xu n g q u a n h , q u a sự tri giác không gian

N hư vậy, các trư ờ n g phái tr iế t học khác n h a u n h ìn n h ậ n thời g ian theo các cách kh ác n h au Các n h à duy tâ m cho rằ n g

Trang 10

thời gian là sản phẩm của ý nghĩ con người và họ phủ n h ậ n sự tồn tại th ự c củ a nó Cốc n h à duy v ậ t k h ẳ n g đ ịn h tín h h iện thực, k hách q u an của thời gian Theo họ, không g ian và thòi gian là các h ìn h thứ c tồn tạ i của v ậ t c h ấ t chu y ển động,

ch ú n g tồn tạ i m ột cách k hách q u a n và không p h ụ thu ộ c vào

q uan và không đảo ngược của các sự k iện diễn ra tro n g thời gian, trong đó quá khứ, hiện tạ i và tương lai luôn gắn bó với

n hau, chúng không th ể đổi chỗ cho n h au T ính không đảo ngược của thời gian chứng tỏ thời gian luôn chuyển động theo

m ột hướng về phía trước Đó là biểu hiện của sự chuyển động

và p h á t triể n không ngừng của th iê n nhiên và xã hội từ cái cũ đến cối mới

T ri giác thời gian là p hản á n h sự tồn tạ i thực của thời gian trong ý thức của con người Nhờ có sự tri giác thời gian m à các thay đổi diễn ra trong thê' giới xung q u an h được p h ả n ánh Con người n h ận biết thòi gian và tạo nên hình ả n h về thời gian Sự n h ậ n biết thời gian của con người ngày càng tiến gần tới thòi gian khách quan, p h ản á n h nó ngày càng sâu sắc và đúng đắn Q uan niệm này cho th ấ y k h ả n ăn g giáo dục và p h á t triể n sự tr i giác thời gian cho trẻ cũng n h ư b ấ t kì q u á trìn h

p hản á n h nào Sự tri giác thời gian có th ể là đối tượng của giáo dục, tức là p h á t triể n ở trẻ kĩ n ăn g tr i giác thời điểm , tín h

Trang 11

tr ìn h tự, tóc độ và thòi lượng qua đó giúp trẻ định hướng thời

g ia n tố t hơn

C ác k h ái niệm thời gian x u ấ t hiện là k ết quả của sự khái

q u á t n h ữ n g biểu tượng cảm tính Thòi gian có n hữ ng tính châ't

m à con người có th ể tri giác trực tiếp dược như: độ dài tính

tr ìn h tự Độ dài thòi gian biểu th ị thòi lượng của n hữ ng quá

trìn h này hay các quá tr ìn h khác trong thời gian, nó cho ta đặc

tr ú n g số lượng của thời gian Tính trìn h tự của thời gian p hản

án h trìn h tự các hiện tượng, kh ía cạnh ch ất lượng của thời

gian Con người thường n h ậ n biết thời lượng bàng cách đo

Mỗi hiện tượng, sự kiện luôn diễn ra và k ế t th ú c trong

k h o ản g thời gian n h ấ t định và chúng được diễn đ ạ t bằng các

đơn vị đo thời gian khác n hau Đo thời gian là đo độ lâu diễn

ra sự tồn tạ i, sự th a y đổi của các quá trìn h , các sự kiện, các

hiện tượng Độ lâ u được xem n h ư khoảng thời gian sin h tồn và

nó chứ a đựng tro n g nó cả sự th a y đổi, sự p h á t triển

Các sự k iệ n luôn d iễn ra trong không gian, thòi gian và

thông qua các ch u ẩ n đo thời gian m à con người có th ê xác định

được thời điểm , thời lượng, trìn h tự và tốc độ diễn r a các sự

kiện N hư vậy, việc đo thời gian chứng m inh sự tồn tại khách

q u an của nó, tro n g thời gian diễn ra các sự kiện, diễn ra sự

th a y đổi, diễn r a sự già cỗi của các vật các chuẩn đo thòi gian

được xã hội quy ước là phương tiện, thước đo thời gian

3 C ơ sở sinh lí học của sự hình thành biểu tượng thời gian

và định hướng thời gian

Các công tr ìn h nghiên cứu của các n h à sinh lí học như:

I P.Pavlov, I.M X êtrênov, V.M Bektrêrev, U P.Phlorov đã

đư a ra cơ sở khoa học tự nhiên của sự h ìn h th à n h biểu tượng

Trang 12

thòi gian và định hưống thòi gian của con người Theo họ th ì con người n h ư một thực th ể tự nhiên tồn tạ i tro n g thòi gian, chịu sự chi phối của nhịp điệu th iên văn trong tự n hiên và nhịp điệu sin h lí của cơ th ể con người N hà sin h lí NgaI.P.Pavlov cho rằng, nhịp điệu th iê n vãn trong sự diễn ra ngày

và đêm là cơ sở của sự đo đạc thòi gian Con người n h ậ n biết thòi gian vối sự giúp đõ của các hiện tượng lặp đi lặp lại có tín h chu kì khác n h a u như: sự mọc và lặ n của M ặt Tròi, sự

lu â n chuyển của các hiện tượng th iê n n hiên khách quan, trìn h

tự diễn ra ngày và đêm T rìn h tự này được quy định bởi sự

th a y đổi của các quá tr ìn h lao động và nghỉ ngơi, của trìn h tự sắp xếp các h ìn h thứ c h o ạ t động chính, củ a các quá trìn h ăn, ngủ Tính chu kì đó không chỉ tồn tạ i tro n g h iện thực khách quan, mà nó còn tồn tạ i tro n g cuộc sống của mỗi con người và toàn bộ sự sống trê n T rá i Đ ất

K hi nghiên cứu sự tr i giác thời gian, n h à bác học

V M B ektrêrev cũng chỉ r a rằn g , sự diễn đ ạ t thòi gian là kết quả tích luỹ nhữ ng k in h nghiệm về sự th a y đổi của ngày và đêm, của các m ùa trong năm , của trìn h tự các h à n h động

m ang tín h nhịp điệu và con người có k h ả n ăn g ghi n h ậ n

n hữ ng khoảng thời gian ngắn dựa trê n cơ sở của n hịp th ỏ và nhịp tim , nhờ đó con người th ích ứ ng với sự đo đạc thời g ia n và

có th ể ghi n h ậ n các k hoảng thời gian tro n g cuộc sông h àn g ngày với độ chính xác cao

K ết quả nghiên cứu của các n h à sin h lí cho th ấ y sự t r i giác thòi gian và cùng với nó là sự h ìn h th à n h biểu tượng thòi gian được p h á t triể n tr ê n cơ sở cảm giác, được quy đ ịn h bởi sự th a y đổi của các quá tr ìn h h ữ u cơ diễn r a tro n g cơ th ể m an g tín h chu kì c h ặ t chẽ như: thỏ, m ạch đập của các quá tr ìn h tra o đổi

Trang 13

c h ấ t và m ột sô p h ả n ứng hoá học trong hệ th ầ n kinh N hà sinh

lí học I.P P avlov cho rằng, trong cơ th ể chúng ta cũng diễn ra

không ít các hiện tượng lặp đi lặp lại Não ngưòi sau m ột ngày

n h ậ n các kích th ích sẽ trở nên m ệt mỏi, sau đó lại được phục

hôi Cơ q u an tiê u hoá có khoảng thòi gian chứa thức ăn, lại có

thòi gian được giải phóng khỏi nó Và như vậy mỗi trạ n g th á i

của cơ th ể có th ể được p hản á n h trê n các bán cầu não, và đó là cơ

sở để con người phân biệt thờ i điểm n à y vói thòi điểm khác

N h ư vậy, thòi gian là m ột tá c n h â n kích thích q u an trọng

đôi vổi cơ th ể sống, không ph ụ thuộc vào vị tr í của nó trê n bậc

th a n g sin h học, bởi vì t ấ t cả các thự c th ể sống luôn đếm thòi

gian k h i thự c hiện chức n ăn g đặc trư n g của m ình Tuy nhiên

p h ản ứng với thòi gian của con người khác xa về c h ấ t so với

p h ả n ứng với thòi gian củ a con vật, th ậm chí cả động v ậ t bậc

cao P h ả n ứ n g với thời gian của con v ật gắn liền với sự thoả

m ãn n h ữ n g n h u cầu sin h học củ a chúng, nó được h ìn h th à n h

tr ê n cơ sở củ a sự chọn lọc tự nhiên, còn sự h ìn h th à n h biểu

tượng về thòi g ian của con người được ch u ẩ n bị b ằn g cả quá

tr ìn h p h á t triể n củ a th ế giới động vật C hính vì vậy m à n h à

tâ m lí học L H L uiblinki đã n h ấ n m ạ n h rằng, ở con ngưòi tồn

tạ i sự đ ịn h hưống sin h học hợp lí tro n g không gian và thời

gian, cồn ỏ con v ậ t - p h ản ứng hợp lí vối các mối q uan hệ

không g ian và thời gian N hư vậy, con người không chỉ có

p h ả n ứ n g với thời gian, m à còn có sự định hưống thời gian, đó

là m ột q u á tr ìn h đặc trư n g và phức tạ p hơn

T uy con ngưòi không có giác q u an đặc trư n g để tr i giác

thời gian, n h ư n g con người lại n h ậ n biết thòi gian với sự giúp

đõ củ a phức hợp các giác q u an khác n hau Các n h à sin h lí học

như: I.P P avlov và I.M X êtrênov đ ã chứ ng m inh rằng, cơ ch ế

Trang 14

của sự tr i giác thời gian gắn liền với hoạt động của các cơ q uan cảm th ụ , các biêu tượng thời gian có th ể được h ìn h th à n h trên

cơ sở các cảm n h ận của th ín h giác, thị giác, cơ bắp Tuy nhiên ông đ ánh giá cao vai trò của các cảm giác thín h giác và cảm giác cơ bắp, ông gọi th ín h giác là ''thước đo thòi gian'', còn trí nhớ th ín h giác là "trí nhớ thời gian" U sinxki lại n h ấn m ạnh vai trò của các cảm giác vận động trong quá trìn h h ìn h th à n h biểu tượng về độ dài và tốc độ theo thời gian

Theo I.P.Pavlov th ì cơ sỏ sinh lí của sự tr i giác thòi gian chính là sự th a y đổi các quá trìn h hưng p h ấn và ức chế, sự

th a y đổi đó cho phép con người "đếm thời gian" ổ n g còn đưa

r a cơ sở của sự định hướng thời gian là n hữ ng p h ản xạ có điều kiện với thòi gian N hững p h ản xạ nà}' đóng vai trò to lớn đối vói hoạt động sông của cơ th ể con ngưòi, nó đảm bảo cho sự tác động qua lại giữa cơ th ể con ngưòi với môi trường xung quanh Theo ông th ì tín h chính xác trong sự đ án h giá độ dài thòi gian của con người phụ thuộc vào sự chuyến biến của các quá trìn h hưng phấn và ức chế, sự p h ân biệt chúng là k ế t q u ả của những p h ả n xạ có điều kiện với thời gian

N hững k ế t quả nghiên cứu của các n h à tâm lí học như:

D G Elkin và A X Dm itriev m ột lần nữ a k h ẳn g đ ịn h rằn g , sự

đ án h giá và tá i tạo độ dài khoảng thời gian sẽ chính xác hơn

n ếu ta h ìn h th à n h được nhữ ng p h ản xạ có điều kiện với nó Điều đó chứ ng tỏ rằng, thòi gian đóng m ột vai trò q u an trọng với cuộc sống con người, dựa trê n cơ sở sin h lí của sự tr i giác thời gian chúng ta có th ể p h á t triể n và hoàn th iệ n sự đ ịnh hướng thời gian của con người

N hư vậy, sự h ìn h th à n h các biểu tượng thời gian diễn ra trê n cơ sở cảm tín h , gắn liền với tín h chu kì của các quá tr ìn h

Trang 15

cơ bản trong cuộc sống hữu cơ của con người Sự h ình th à n h

nh ữ n g p hản xạ có điều kiện vối thòi gian có tác dụng làm cho việc đ án h giá cũng n h ư tá i tạo các khoảng thòi gian trỏ nén chính xác hơn, nhịp điệu cuộc sông hàng ngày của con ngưòi có tác dộng tối sự h ìn h th à n h những phản xạ có điều kiện với thời gian Sự th a m gia của các giác quan, đặc biệt là giác quan vận động, th ín h giác và ngôn ngữ trong quá trìn h con người tri giác thời g ian có tác dụng làm cho sự p h ân biệt thời gian của con người trở nên chính xác hơn

4 Cơ sỏ tâm lí học của sự hình thành biểu tượng thời gian

và định hướng thời gian

T ri giác thời gian là cơ sỏ để h ìn h th à n h các biểu tượng thời gian, nhờ có sự tr i giác thời gian mà con ngưòi có biểu tượng về độ dài thời gian, tốc độ, tín h k ế tục khách quan của các hiện tượng tro n g hiện thực, những biểu tượng thời gian này p h ản án h sự biến đổi trong th ế giỏi khách quan N hư vậy, biểu tượng thòi g ia n là sản phẩm của sự c h ế biến và khái q u át

h ìn h ả n h về thuộc tín h thời gian (thời điểm, trìn h tự, thòi lượng, tốc độ theo thời gian) của những diễn biến mà con người tri giác trước đây dược lưu giữ và tá i hiện lại trong ý thức

Sự h ìn h th à n h n hữ ng biểu tượng thòi gian là cơ sở để hình

th à n h sự định hướng thòi gian Bởi con người chỉ định hướng thòi gian đúng trê n cơ sỏ có những biểu tượng thòi gian đúng

N hững biểu tượng về thời điểm và trìn h tự thòi gian diễn ra các

sự kiện, hiện tượng ]à cơ sở để’ con người định vị thời gian diễn

ra chúng; N hững biểu tượng về thời lượng và tốc độ theo thời gian diễn ra các sự kiện, hiện tượng là cơ sở đê con người định lượng thời g ian diễn ra chúng Kết quả của sự định vị và định

Trang 16

lượng thời gian của con người được th ể hiện qua việc con ngưt I

sử dụng các đơn vị đo thòi gian Tuy nhiên sự định hướng thời gian đúng lại có tác dụng làm phong phú, chính xác, đầy đủ hơn những biểu tượng thòi gian đã có ở con người N hư vậy, sự hình

th à n h biểu tượng thời gian và sự định hướng thời gian ở con ngưòi có mối q uan hệ ch ặt chẽ vối nhau, sự định hướng thòi gian vừa là k ế t quả của sự p h á t triển biểu tượng thời gian; vừa

là phương thức để củng cố, ứng dụng và làm phong phú hơn những biểu tượng thòi gian đã có ở con người

N hư vậy biểu tượng thời gian của con người bao gồm: biểu tượng về thời điểm, về trìn h tự diễn biến, hưống trôi của thòi gian: quá khứ - hiện tại - tương lai; biểu tượng về thời lượng:

độ dài khoảng thòi gian và mối q u an hệ giữa chúng

Sự định hướng thời gian của con người được h ìn h th à n h trong quá trìn h p h á t triể n của lịch sử, trong những điều kiện thực tiễn sản xu ất xã hội Đó là sự tri giác thời gian có ý thức,

nó gắn liền với bản ch ất xã hội của con người T rong sự định hướng thòi gian của con người có h ai h ìn h thức p h ản á n h thòi gian khác nhau, chúng có mối quan hệ và bổ sung lẫn nhau Một trong những h ìn h thức đó là sự cảm n h ậ n trự c tiếp độ dài thời gian, trê n cơ sở đó hình th à n h các p h ản xạ có điều kiện vói thời gian H ình thức thứ h ai - đó chính là sự tri giác thời gian

mà sản phẩm của nó là các biểu tượng thòi gian Đây là hình thức p h ản án h phức tạp và hoàn th iệ n hơn, hình thức này gắn liền vói chức n ăng khái q u át của hệ thống tín hiệu th ứ hai

Ở h ìn h thức th ứ n h ất, sự tr i giác trự c tiếp độ dài khoảng thời gian được th ể hiện ở k h ả n ăn g con người cảm n h ậ n độ dài của chúng, trực tiếp đ án h giá và định hướng tro n g k h o ản g thồi gian đó m à không cần b ấ t cứ phương tiện giúp đỡ nào

Trang 17

Khả n ăn g đó gọi là cảm giác thời gian N hững kinh nghiệm

p h â n b iệt thòi gian được tích luỹ trên cơ sở ho ạt động của các

giác q u an khác n h au đóng vai trò to lớn trong sự hình th à n h

cám giác thòi gian, c ả m giác thời gian gắn liền với sự tri giác

cám tín h và có liên q uan tới các kiến thức về cốc đơn vị đo thời

gian N hư vậy cảm giác thời gian dựa trê n sự tác động tương

hỗ của hệ thông tín hiệu th ứ n h á t và thứ hai

Các công trìn h nghiên cứu của M.A.Gudeva, L.A.Ephimova

đã chỉ ra rằn g , bậc th a n g p h ản án h (cảm tính — hình tượng)

được h ìn h th à n h trước bậc th a n g p hản án h (lôgic — khái niệm)

và nó tạo nên cơ sở để h ìn h th à n h h ình thức p hản án h th ứ hai

Đ iểu đó chứng tỏ rằn g , tro n g quá trìn h p h á t triể n của cá thể

ban đ ầu diễn ra sự tích luỹ n hữ ng biểu tượng cảm tín h về thời

gian, trê n cơ sở đó có th ê p h á t triể n những biểu tượng lôgic,

biểu tượng đo thời gian

Các kh ái niệm thời gian được h ìn h th à n h trong quá trìn h

con người tri giác thời gian đóng một vai trò q u an trọng Con

người tr i giác các k h ía cạ n h định vị và định lượng của thòi

g ian thông qua các k h ái niệm như: p h ú t, giây, giờ, ngày,

th án g , n ăm N hư vậy, việc xác định k h ía cạnh định vị cũng

như định lượng thòi gian được diễn đ ạ t b ằng các đơn vị đo thòi

gian Các k h ái niệm k h ái q u á t n hữ ng đặc điểm cơ bản của thời

g ian diễn ra các hiện tượng của thực tiễ n khách quan, nó có

tác d ụ n g làm cho sự đ ịn h hư ớ ng thời g ia n một cách gián tiếp

trở n ên dễ d àng hơn nhiều Bởi trong các k h ái niệm đó có chứa

đự ng đặc trư n g đ ịn h vị và định lượng thời gian K inh nghiệm

t r i giác thời gian của con người càng phong phú bao nhiêu thì

các th à n h p h ần k h á i q u á t có trong lời nói khi d iễ n 'đ ẹ t thời

g ian càng nhiều bấy nhiêu Hơn nữa, vốti í h á i nỉẻHtíhÒỊi gian

Trang 18

của con người càng lón bao nhiêu thì con người càng đ á n h giá khía cạnh định vị và định lượng của nó chính xác bấy nhiêu.

Nhờ ngôn ngữ m à các khoảng thời gian dược k h ái q u á t bằng các kh ái niệm Các kh ái niệm này sáp xếp các sự kiện trong thời gian, p h ân biệt quá khứ với hiện tạ i và tương lai; và lời nói giúp con người phản á n h các khoảng thời gian đó vào trong giây, p h ú t, giờ Con ngưòi sử dụng các khái q u á t đó như các chuẩn đo thời gian, chúng xác định tầ n sô, tôc độ, nhịp điệu, trìn h tự của các quá trìn h , sự th a y đổi và tín h chu

kì của chúng N hư vậy, hệ thống tín hiệu thứ hai đóng vai trò chủ đạo trong quá trìn h hình th à n h biểu tượng thời gian và đánh giá thời gian của con người Tuy nhiên, sự luvện tậ p đánh giá thời gian của con người kết hợp với việc tích cực phản ánh độ dài của nó bằng lời có tác dụng làm cho việc đánh giá đó trở nên chính xốc hơn nhiều

Thời gian là h ìn h thức p h ản á n h h o ạt động củ a con người Sự hình th à n h biểu tượng thời gian luôn gắn liền vâi

ho ạt động của con người (D.G.Elkin, L.H Luiblinki) Sự tri giác thời gian của con người được h ìn h th à n h trong những điều kiện của h o ạt động và có vai trò to lổn đối vối hoạt động của con ngưòi Theo D G Elkin th ì n hữ ng khoảng thòi gian có nội dung được con người tr i giác chính xác hơn so với những khoảng thòi gian trông và tro n g nhữ ng diều kiện của ho ạt động quen thuộc sự tr i giác thời gian sẽ chính xác hơn

Các n h à nghiên cứu như: D.G.Elkin, X.L.Rubinxtein, T.G.Egorôva, P P hrais, G.Budroy đã đưa ra những vếu tố có

ản h hưởng tới sự đánh giá độ dài thòi gian như: tính ch ất của nội dung hoạt động, hứng thú, động cơ, chú ý của con ngưòi

Trang 19

- K hoảng thời gian diễn ra các sự kiện có nội dung phong

ph ú và m ang lại cảm xúc tích cực dường như ngắn hơn so với

dộ dài đích thực của chúng, ngược lại khoảng thời gian diễn ra

ít các sự kiện, có nội dung nghèo nàn đơn diệu th ì nó dường

n h ư dài hơn

- H ứng th ú , trạ n g th á i cảm xúc của con ngưòi đôi vỏi ho ạt động có ả n h hưởng lớn tới sự hình th à n h biểu tượng về độ dài thời gian Con người p h ản án h hiện thực khách q u an qua lăng

k ín h chủ quan Khi tiếp n h ận các tác động tích cực th ì thời gian dường n h ư bị r ú t ngấn lại, còn k h i muốn th o á t khỏi những tác động tiê u cực th ì thòi gian dưòng như bị kéo dài ra

- Sự đ án h giá k hoảng thòi gian diễn ra cốc h à n h động hấp dẫn, đem lại n h ữ n g cảm xúc tích cực cho con người dưòng n h ư

bị n g ắn lại, còn n h ữ n g k h o ản g thòi gian m ang lại n hữ ng cảm xúc tiêu cực th ì dường n h ư bị kéo dài ra N hư vậy ở con người

h ình th à n h tâ m th ế về sự kéo dài của khoảng thcii gian trong trường hợp có cảm xúc tiê u cực và r ú t ngắn lại trong trường hợp có cảm xúc tích cực X L.R ubinxtein n h ận định điều dó như m ột quy lu ậ t về ả n h hưỏng có tín h quyết đ ịn h của cảm xúc tro n g việc đ á n h giá thòi gian chủ q u an của con người

- Động cơ củ a h o ạ t động có ả n h hưởng tới sự h ìn h th à n h biểu tượng thời gian của con người N ếu động cơ h o ạt động gần vối nội d u n g của h o ạ t động, vối hứ ng th ú và có ý nghĩa đối vối con người, th ì nó có tác dụ n g thúc đẩy con npưcii huy động toàn bộ k h ả n ă n g củ a m ình, toàn bộ các biện pháp để xác định

độ dài thời gian diễn ra chúng Vì vậy độ dài khoảlig thòi gian

đó được đ á n h giá ch ín h xốc hơn

- C hú ý củ a con người có ả n h hưởng lớn tới sự h ìn h th à n h biểu tượng thòi gian Sự chú ý tới thời gian là điều kiện chính

Trang 20

để con người p h ản án h chính xác thời gian, cho nên sự tập tru n g chú ý tối độ dài thời gian làm sự tri giác nó và biêu tượng về nó càng trở nên chín h xốc.

N hư vậy, việc đ án h giá thời gian bị ản h hưởng bởi các yếu

tố như: T ính ch ấ t của h o ạt động, tâm thế, sự chú ý, sự chiếm

ưu th ê của các quá trìn h hưng p hấn và ức chê tro n g hệ thông tín hiệu th ứ hai, sự h ìn h th à n h và luyện tậ p nhữ ng p h ả n xạ có điều kiện với thời gian, việc đo thòi gian b ằn g các đơn vị chuấn làm cho việc đ á n h giá chúng trâ nên chính xác hơn và không

bị ả n h hưởng bởi các yếu tố bên ngoài

Sự đ ịnh hưống thời gian được h ìn h th à n h dưới sự tác động tương hỗ của hệ thống tín h iệu thứ n h ấ t và hệ thống túi hiệu

th ứ hai Sự định hưống thời gian có th ể có các mức độ phát triể n khác nhau C húng có th ể được hình th à n h trên cơ sở những k in h nghiệm cảm giác phong p h ú mà không dựa trên

n hững kiến thứ c về các đơn vị chuẩn đo thời gian Trong trường hợp này sự định hướng thời gian chỉ gắn với hoạt động cụ thê

m à nó được h ìn h th à n h trong đó, vì th ế phạm vi ứng dụng của

nó k h á hẹp Việc nắm và sử dụng các đơn vị chuẩn đo thòi gian làm cho sự định hướng thời gian trỏ nên chính xác hơn, có tính

k h ái q u á t cao và phạm vi ứng dụng trỏ nên rộng hơn

- Biểu tượng thời gian được hình th à n h tro n g quá trình

h oạt động thực tiễn của con người, điều đó có ng h ĩa là nó có

th ể được h ìn h th à n h dưới sự tác động của giáo dục và nhờ giáo dục mà nó ngày càng trỏ nên chính xác và m ang tín h khái

q u á t cao Việc người lớn dạy trẻ nắm các chuẩn đo thời gian làm cho các biểu tượng thời gian của trẻ ngày càng trừ u tượng hoá, nhò vậy sự đ ịn h hướng thời gian m ột cách g ián tiếp ở trẻ

sẽ trở nên dễ d àng hơn

Trang 21

5 Đặc điểm phát triển biểu tượng thời gian và sự định hưóng

thời gian của trẻ mầm non

Biếu tượng thời gian x u ất hiện ở trẻ tương đối muộn, sự

h ìn h th à n h chúng là m ột quá trìn h lâ u dài và phức tạp Ban

đ ầu biêu tượng thòi gian được hình th à n h trê n cơ sở cảm n h ận

và g ắn liền vối tín h chu kì của các quá trìn h sống diễn ra

tro n g cơ th ể con người nhờ sự giúp đỡ của phức hợp các giác

q u an kh ác n h a u như: th ị giác, th ín h giác, giác q u an vận

động S au đó n h ữ n g biểu tượng thòi gian này d ần d ần được

tá i tạo lại và n gày càng m ang tín h k h ái q u á t cao, bởi trong nó

có th à n h p h ầ n lôgic - các kiến thức về các ch u ẩ n đo thòi gian

Các n h à tâ m lí học như: X L.Rubinxtein, A A Liublinxkaia,

Dz.Ytroy đã chỉ r a rằn g , sự p h á t triể n các b iểu tượng thòi gian

của trẻ diễn r a tương đối m uộn và r ấ t khó k h ăn Điều này

x u ấ t p h á t từ tín h lu â n chuyển của thời gian — thòi gian luôn

gắn liền vói sự chu y ển động, vì th ế ta không th ể tr i giác cùng

lúc toàn bộ đơn vị đo thòi gian b ấ t kì M ặ t khác do tín h không

đảo ngược củ a thời gian cũng như quá khứ, h iệ n tạ i, tương lai

không th ể đổi chỗ cho n h a u , hơn nữ a thòi gian lại không có

h ìn h d ạn g trự c q u an , nó không th ể ngắm n h ìn m ột cách trực

quan, con ngưòi kh ô n g th ể n h ìn th ấ y và nghe th ấ y thòi gian,

c h ín h vì lẽ đó m à thời gian được trẻ tr i giác m ột cách gián tiếp

thông q u a sự chu y ển động nào đó Tuy n h iê n những biểu

tương thòi gian có th ể được h ìn h th à n h ở trẻ nếu có sự tác

động đ ú n g lúc và đ ú n g hướng của ngưòi lổn

K ết quả n g h iê n cứu của các n h à tâ m lí học về sự p h á t

tr iể n tr i giác thời g ian ỏ tr ẻ từ lúc lọt lòng cho th ấ y rằn g , sự

lặp đi lặp lại củ a các quá tr ìn h trong h o ạ t động sống cùng vối

Trang 22

sự Ihay đổi các quá trìn h lao động và nghỉ ngơi của con người đóng vai trò to lớn trong sự cảm n h ận thời gian của tr ẻ cũng như của người lớn Theo họ thì đứa trẻ dường như cảm nhận được tín h chu kì trong các ho ạt động sông của cơ th ể, sự chi phí n ăng lượng trong các quá trìn h sống là những th à n h phần tạo nên biểu tượng thòi gian, chúng được th ể hiện qua các quá trìn h như: nhịp tim , thở, tiêu hoá , các quá tr ìn h này diễn ra không ngừng và dẫn đến n hữ ng th a y đổi liên tục dưới dạng

m ệt mỏi nhiều hay ít, bị kích thích nhẹ hay m ạnh, điều đó cho con ngưòi nói chung và trẻ nhỏ nói riên g cảm giác về thời gian Ngay từ lúc mới sin h trẻ đã có cảm giác đói, k h á t, đau theo thời gian

Sự tri giác thòi gian của trẻ m ầm non còn được th ể hiện qua sự tri giác độ dài thời gian diễn r a các h iện tượng khác

n h au , nhịp điệu, tầ n số, chu kì của chúng Trẻ tự n h ậ n thấy các hiện tượng xung q uanh trẻ lặp đi lặp lại không ngừng như:

ăn, ngủ, chơi và ở trẻ dần d ần h ìn h th à n h nhữ ng p h ả n xạ có điểu kiện với thời gian diễn r a chúng Ví dụ, ỏ trẻ nhỏ hình

th à n h n h ữ n g p h ản xạ có điều kiện với thòi gian cho bú, và như vậy cứ sa u 3 giò trẻ lại tỉn h ngủ, kêu khóc đòi bú T rẻ cũng

n h ậ n th ấ y rằ n g mỗi hoạt động của trẻ đều cần tới thời gian, có nhữ ng h o ạt động diễn ra n h an h , lại có n hữ ng ho ạt động diễn

r a lâ u làm cho tr ẻ m ệt mỏi Thòi gian biểu sin h h o ạt củ a trẻ ngày càng c h ặ t chẽ sẽ tạo cho trẻ một khuôn m ẫu hợp lí các

p h ản xạ có điều kiện vối các tác n h â n kích th ích thòi g ian lặp

đi lặp lại không ngừng Các k ế t quả nghiên cứu của các n h à

tâ m lí học và giáo dục học như: D G Elkin, A A Liublinxki

A I.Xôrôkina cho thấy rằng, việc thự c hiện chín h xác c h ế độ sin h h o ạ t ngày của trẻ có tác dụng giúp trẻ đ ịn h hướng các

Trang 23

k hoảng thòi gian, mà trong đó diễn ra những sự kiện, hoạt động gần gũi và có ý nghĩa với trẻ.

N hưng các biểu tượng thời gian chỉ b ắ t đầu p h á t triển ở trẻ

từ 3 - 4 tuổi và sự n hận biết thòi gian chỉ diễn ra trên cơ sở hệ thông tín hiệu thứ hai Theo cốc nhà nghiên cứu thì trẻ từ 0 - 3 tuổi chưa nắm được thòi gian quá khứ và tương lai Bắt đầu lên tuổi m ẫu giáo trẻ mới phân biệt được quá khứ, hiện tại, tương lai

và chúng gắn liền vối các sự kiện cụ thể Độ dài thời gian không chỉ được trẻ lĩnh hội bằng cảm nhận, mà bằng cả sự suy luận Tuy nhiên những biểu tượng thòi gian của trẻ nhỏ thường mang tín h cụ thể gắn với những hiện tượng, sự kiện cụ thể nào đó

T rẻ càng lớn th ì k h ả n ăn g định vị trong thòi gian của trẻ càng tố t hơn, trẻ càng th ể h iện hứ ng th ú tìm hiếu thời gian, điều này th ể hiện r ấ t rõ qua lòi nói và các cảu hỏi của trẻ Ví

dụ, tr ẻ thường hỏi: “Bao giờ là ngày m ai?”, “Hôm nay là thứ

m ây?”, “Kim ở sô' n ày th ì bây giờ là m ấy giò?”, hay trẻ thường xuyên sử d ụ n g các từ như: hôm nay, hôm qua, ngày mai Trẻ nhỏ đã biết dựa vào các sự kiện gắn vdi những chỉ số thời gian

n h ấ t đ ịn h để xác định thời gian, ví dụ: "Sao không đi học? Hôm nay là chủ n h ậ t à?" T rẻ 5 tuổi đã th iế t lập đúng các môi liên hộ giữa các sự k iện lặp đi lặp lại theo thòi gian, như:

"Buổi sá n g - đó là trưốc bữa ăn", "Buổi chiều - đó là khi mẹ đi làm về" T rẻ thư ờng xác định thòi điểm diễn ra các sự kiện

q u a n h ữ n g sự k iệ n cụ th ể khác, ví dụ: “Khi nào chúng ta ngủ dậv mới được p h á t quà"

T rẻ nhỏ thư ờng dựa vào các loại dấu hiệu khác n h au để

n h ậ n biết các buổi trong ngày, các ngày trong tu ần , các th á n g

và các m ùa tro n g năm như, nác d ấu h iệ u về h o ạt động của bản

Trang 24

th â n trẻ và những người xung q u an h trẻ diễn ra vào n hữ ng buổi n h ấ t định trong ngày, hay các ngày tro n g tu ầ n , các thống, các m ùa tro n g năm như: buổi sán g là lúc cháu ngủ dậy, ăn sáng và đến trư ờng m ầm non, là lúc bố mẹ đi làm ; hay buổi chiều là lúc bô mẹ đến đón cháu về nhà, th ứ sá u là ngày được p h á t phiếu bé ngoan, th á n g ba có ngày lễ của các mẹ, các bà T rẻ còn dựa vào n h ữ n g d ấu hiệu th iê n nhiên để p h ân biệt các buổi trong ngày, như: sự mọc và lặ n của m ặ t tròi, trăn g , sao, m àu sắc bầu trời, không gian Ví dụ: buổi sán g là lúc ông m ặt tròi thức dậy, đêm là lúc tròi tối, trê n trời có trăn g , sao, m ù a hè nóng, m ùa đông lạnh Sự p h â n b iệ t các buổi trong ngày của trẻ diễn r a không đồng đều, trẻ p h â n biệt buổi sán g và tối chính xác hơn so với buổi trư a và buổi chiều,

do sự tương p h ản của các d ấu h iệ u th iê n n hiên như: á n h sáng

và bóng tối, sự mọc của m ặ t trờ i và sự x u ấ t hiện củ a tr ă n g sao, cũng như sự khác biệt rõ n é t tro n g h o ạ t động củ a con người như: b ắ t đầu m ột ngày làm việc và nghỉ ngơi N hiều trẻ vẫn nhầm lẫn buổi trư a với buổi chiều, hay buổi tối và đêm do sự khác biệt của các d ấu h iệ u th iê n n h iê n tro n g các buổi này không th ậ t rõ nét Biểu tượng về tr ìn h tự các buổi tro n g ngày của trẻ còn chư a chính xác T rẻ nhỏ thường dựa chủ yếu vào

h o ạt động của b ản th â n n h ư là d ấu h iệu cụ th ể và q uen thuộc

để th iế t lập tr ìn h tự các buổi tro n g ngày

B iểu tượng về tu ầ n lễ và các n gày tro n g tu ầ n , các th á n g tro n g n ăm củ a trẻ còn th iế u ch ín h xác, mò n h ạ t và thư ờ ng gắn với n h ữ n g k in h nghiệm củ a b ả n th â n trẻ , vói n h ữ n g ấ n tượng, cảm xúc m à các h o ạt động của tr ẻ đem lại Sự p h â n biệt, n h ậ n b iế t các ngày, các th á n g tro n g năm củ a trẻ m a n g tín h không đồng đều, tr ẻ p h â n b iệ t các n gày th ứ bảy, ch ủ

Trang 25

n h ậ t và th ứ h a i tố t hơn so với n hữ ng ngày còn lại tro n g tu ầ n

Việc nắm tê n gọi và tr ìn h tự các ngày trong tu ầ n , các th á n g

tro n g n ăm củ a tr ẻ chịu ả n h hưởng của những kiến thức về

tr ìn h tự các s ố thuộc dãy số tự nhiên và kĩ n ăn g đếm của trẻ

N h iều tr ẻ còn không b iế t k h á i q u á t tấ t cả các ngày trong

tu ầ n b ằ n g m ột k h á i niệm ch u n g - tu ầ n lễ H ầu h ế t trẻ không

n ắm được số’ lượng cốc n gày tro n g tu ầ n , các th á n g tro n g năm

Mức độ đ ịn h vị và đ ịn h lượng các ngày tro n g tu ầ n , các th á n g

tro n g n ăm củ a tr ẻ còn th ếp

So vối biểu tượng về các th á n g trong năm th ì biểu tượng về

các m ù a củ a tr ẻ k h á cụ th ể và rõ ràn g hơn, tu y n h iê n chúng

vẫn m ang tín h không đồng đều N hững biểu tượng của trẻ về

m ùa hè và đông rõ nét, cụ thể, phong phú và chính xác hơn so

với h a i m ùa x u â n và th u Đ iều này x u ất p h á t từ n hữ ng dấu

hiệu k h ác h q u a n m ang tín h tương p hản của h a i m ùa như:

m ù a hè nóng, n ắ n g chói chang và m ùa đông lạnh, tròi âm u ,

với n h ữ n g d ấ u h iệ u về cuộc sống của con người như: m ùa hè

ch á u m ặc q u ầ n áo cộc, mỏng, phải dùng q u ạ t cho m át, được đi

bơi, về quê m ùa đông trò i lạ n h nên phải mặc q u ần áo dày,

ngủ p h ải đắp chăn N hữ ng biểu tượng về h ai m ùa th u và

x u ân của tr ẻ thư ờng nghèo nàn , mờ n h ạ t và th iế u chính xác,

n h iề u tr ẻ còn n h ầ m lẫ n n hữ ng dấu hiệu đặc trư n g của hai

m ù a đó vối n h au , như: "m ùa th u có m ưa ph ù n ’’ Đ a số tr ẻ

k h ô n g n ắ m được t r ì n h tự và sô’ lượng các m ù a tro n g n ăm ,

Đ iều đó c h ứ n g tỏ n h ữ n g h iể u b iế t củ a tr ẻ vê' các m ù a tro n g

n ăm là í t ỏi, m ức độ đ ịn h hư ớ ng các m ù a củ a tr ẻ ch ư a cao

T rẻ lớn có k h ả n ă n g đ ịn h vị tương đối chính xác n hữ ng

k h o ản g thời g ian không q u á dài và dựa trê n k in h nghiệm của

b ả n th â n để có biểu tượng n h ấ t định về nó C hẳng h ạn , trẻ

Trang 26

biết rằ n g sau ngày nghỉ sẽ học âm nhạc và học toán, tr ẻ chò đón và chuẩn bị học nó Tuy nhiên biểu tượng về độ dài thời gian tiế t học của trẻ lại r ấ t th iếu chính xác N hững biểu tượng

về n hữ ng khoảng thời gian dài hơn của trẻ, th ậm chi cả của trẻ lớn vẫn thiếu chính xác, những biểu tượng về thời gian xa xưa của trẻ lại càng mò n h ạt Tuy nhiên trẻ lại r ấ t có hứng

th ú với thời gian xa xưa và mỗi trẻ định vị chúng một cách khác n h au phụ thuộc vào sự q uan tâm dạy dỗ của người lốn.Lời nói đóng vai trò q uan trọ n g trong sự hình th à n h biểu tượng thòi gian Lòi nói diễn d ạ t các phạm tr ù thời gian khác

nh au , k h ái q u á t và trừ u tượng độ dài các khoảng thời gian khác nhau N hững k ế t quả nghiên cứu của các n h à giáo dục cho th ấ y trẻ nhỏ r ấ t khó k h ăn để hiểu ý nghĩa của các từ diễn

đ ạ t thời gian và các mốì q uan hệ thời gian do tín h tương đôi

của chúng Các từ như: bây giờ, hôm nay, hôm qua, ngày m ai

không ngừng th a y đổi phụ thuộc vào từ ng thời điểm cụ th ể của thực tiễn, vì vậy trẻ r ấ t khó h iể u ý ng h ĩa và sự kh ác n h a u của chúng Tuy nhiên vốn từ chỉ thời gian tă n g n h a n h cùng với sự lán lên của đứa trẻ T rẻ b ắ t đ ầu nắm được các từ chỉ tr ìn h tự

thời gian như: bây giờ, lúc nãy, ban đầu, hiện nay Việc nắm

các từ này đóng vai trò q uan trọng tro n g việc giúp tr ẻ nắm được trìn h tự thòi gian, n h ư n g trẻ vẫn thường n h ầm lẫn các

trạ n g từ thòi gian như: trước tiên, bây giờ, hiện nay, sau đó,

hôm nay, ngày m ai, hôm qua ở trẻ nhỏ những từ tr ê n còn

m ang tín h cụ th ể và gắn với nhữ ng sự việc cụ th ể tro n g cuộc sống của trẻ Theo các n h à nghiên cứu th ì vốn từ chỉ thòi gian

p h á t triể n m ạnh ở trẻ từ 5 - 7 tuổi, tu y nhiên sự p h á t triể n vốn từ vê' các phạm tr ù thời gian riên g b iệt diễn ra không đồng

Trang 27

đểu, trẻ hiểu kém n h ẫ t những trạ n g Lừ diễn đạt trìn h tự và độ dài thòi gian và nắm tốt n h ấ t n hữ ng trạ n g từ chỉ tốc độ và sự

đ ịn h vị của các sự kiện trong thời gian Điều đó chứng tỏ rằng

n h ữ n g biếu tượng vê tôc độ của trẻ thường m ang tính trực

q u an hơn, dỗ h ìn h th à n h hơn những biểu tượng về độ dài Tuy nhiên các n h à giáo dục đều cho rằng, dưới tốc dộng của dạv học tr ẻ sẽ h iểu dược ý nghĩa của những trạ n g từ chỉ thời gian

m ột cách chính xác hơn

N hững kết quả nghiên cứu của A.M.Lêusina, X.L.Rubinxtein, G.Ia.Grôsin, A.A.Liublinxkaia, Dz.Ytroy cũng như những

q u an s á t thực tiễ n cho th ấ y tr ẻ nhỏ r ấ t hứ ng th ú vối sự thay

đổi của các ngày được người lón diễn đ ạt bằng các từ: hôm nay,

hôm qua, ngày m ai, nhưng, th ậ m chí cả trẻ 5 tuổi cũng hay

n h ầm lẫ n các biểu tượng này với nh au Tuy n hiên các n h à giáo dục đều đ án h giá cao vai trò tác động của ngưòi lân nhằm giúp

trẻ lĩnh hội các từ đó trê n cơ sở dạy trẻ nắm được tín h luân

chuyển và th a y đổi của các ngày

N hư vậy, tr ẻ lứa tuổi m ẫu giáo b ắ t đầu nắm dược các

ch u ẩ n do thòi gian, đây là một tro n g n hữ ng biểu hiện cơ bản cho th ấ y của sự p h á t triể n các biểu tượng thòi gian của trẻ Tuy n h iê n , tr ẻ nhỏ chỉ nắm được các ch u ẩ n đo thời gian khi

ch ú n g chứ a đựng nội dung cụ thể , bởi n hữ ng biểu tượng về

độ dài củ a chúng được h ìn h th à n h d ần dần trong quá trìn h các

h o ạ t động kh ác n h a u , những kiến thức về các thưỏc đo thời gian đó được tr ẻ lĩn h hội r ấ t sin h động Tuy nhiên những biểu tượng củ a tr ẻ về các khoảng thời gian ngắn như: giây, p h ú t lại

r ấ t mò n h ạ t Vì vậy, tro n g quá tr ìn h dạy trẻ cần cụ th ể nó

b ằ n g n h ữ n g nội d u n g cảm tính, việc tích luỹ k in h nghiệm về

Trang 28

độ d ài nhữ ng khoảng thời gian n h ấ t định diễn r a các h o ạt động trong cuộc sông của trẻ là con đường h ìn h th à n h ở trẻ

n hữ ng kiến thức về các thước đo thời gian

Dạy trẻ định hướng thời gian là nhiệm vụ của các n h à giáo dục, mà k h ả n ăn g định hướng thời gian chỉ được p h á t triể n trê n cơ sở nhữ ng biểu tượng thòi gian đúng ở trẻ, việc hình

th à n h biểu tượng thời gian cho trẻ có th ể diễn r a theo h a i con đường chủ yếu:

1 - Làm giàu vốn biểu tượng thời gian cho trẻ, đa d ạn g và chính xác hoá, hệ thống hoá vốn biểu tượng đó

2 - Biến đổi biểu tượng thời gian, làm cho chúng được khái

q u á t dần lên

B ằng h a i hưống trê n giáo viên tổ chức tác động nhằm

n ân g cao k h ả n ăn g định hướng thời gian cho trẻ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

l ắ P h â n tích cơ sở tâ m lí của sự h ìn h th à n h biểu tượng thời gian và sự đ ịnh hướng thời gian ỏ con người

2 P h ân tích đặc điểm p h á t triể n n h ữ n g biểu tượng thời gian

và sự định hướng thời gian của tr ẻ m ầm non T ừ đó hãy đưa r a n h ữ n g k ế t lu ậ n sư ph ạm cần th iế t cho việc dạy tr ẻ định hướng thời gian

3 T rong thời gian làm việc tạ i trường m ầm non, em h ãy

n ghiên cứu đặc điểm p h á t triể n biểu tượng thời gian theo lứa tuổi tr ẻ và của riên g từ n g trẻ P h â n tích n h ữ n g k ế t

qu ả th u được

Trang 29

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO

ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN

1 Đặc trưng của phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian

Phương p h áp dạy trẻ đ ịn h hưóng thòi gian là cách thức

h o ạt động cùng n h a u giữa n h à giáo dục và trẻ nhằm h ìn h

th à n h hứng th ú n h ậ n b iế t và h ìn h th à n h ở trẻ những biểu tượng thòi gian, trê n cơ sở đó n ân g cao mức độ đ ịn h hướng thời gian cho trẻ

Phương p háp dạy trẻ đ ịnh hưống thời gian, một m ặt, được xác định bởi các m ục đích và nội dung dạy trẻ định hướng thời gian, m ặ t khác p h ụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi, mà trước h ết

là đặc trư n g và mức độ p h á t triể n tr í tuệ, biểu tượng thòi gian của trẻ Việc xác định đúng phương pháp tác động mà giáo viên

sử dụng để tổ chức dạy học với trẻ sẽ góp p hần n âng cao hiệu quả h ìn h th à n h biểu tượng thồi gian cho trẻ m ẫu giáo

Q uá trìn h h ìn h th à n h biểu tượng thời gian và sự định hướng thời gian là m ột quá trìn h tâm lí phức tạp Sự định hướng thời gian được h ìn h th à n h ở mỗi ngưòi mỗi khác Nó được

th ể hiện ở k h ả n ă n g con người p h ân biệt, n h ận biết thòi điểm,

Trang 30

thời lượng diễn ra các sự kiện, hiện tượng , xác định trìn h tụ của diễn biến và mối quan hệ thời gian giữa chúng, nó p hản ánh trìn h độ n h ận thức và k h ả n ăng định hướng của mỗi người trong môi trường xung quanh, trong không gian và thòi gian.

T rong suốt thòi kì m ẫu giáo sự p h á t triể n biểu tượng thời gian diễn ra từ th ấ p đến cao, từ dơn giản đến phức tạp T hoạt dầu là n hữ ng biểu tượng m ang tín h trự c cảm sa u đó là những biểu tượng thòi gian có tín h k h á i q u á t và trê n cơ sở đó p h át triể n đ ịn h hướng thờ i gian ở trẻ Một m ặ t quá trìn h này diễn

ra cùng với sự lớn lên của đứa trẻ, m ặ t kh ác nó p h ụ thuộc vào vai trò tích cực của những tốc động dạy học của phía người lớn Theo A M Lêusina T D R ixterm an, sự đ ịn h h ư ống thời

g ia n của trẻ chỉ p h á t triể n khi sự tác động có mục đích, có kê hoạch và cỏ hệ thống của các n h à giáo dục

T rong lí th u y ế t "vùng p h á t triể n gần” n h à tâ m lí học L.Vưgôtxki k h ẳn g định vai trò giúp đỡ của người lốn trong việc tổ chức, hướng dẫn tr ẻ th a m gia các h o ạt động ph ù hợp để trẻ có th ể th ể h iện năng lực cao hơn điểm dừng trư âc đó Theo ông, giữa dạy học và p h á t triể n có mối q u an hệ qua lại lẫn

n h au ‘‘m ột đặc điểm cơ bản củ a dạy học là tạo r a vù n g p h á t triể n gần n h ấ t, tức là kích th ích trẻ h o ạ t động, thức tỉn h một loạt các q u á trìn h p h á t triể n nội tạ i và đưa chúng vào cuộc chuyển động và chỉ có dạy học nào đi trước sự p h á t triể n mới

là giảng dạy tốt

Q u an điểm về vai trò của việc định hướng lên "vùng p h át triể n gần n h ấ t” trong quá trìn h dạy học nhằm tạo r a sự p h á t triể n của trẻ , đòi hỏi ngưòi giáo viên m ầm non phải n ắm vững

n hữ ng đặc điểm p h á t triể n biểu tượng thời gian củ a trẻ ỏ từng giai đoạn lứa tuổi để có phương p h áp tác động kịp thòi, tạc

Trang 31

nên vùng ‘‘p h á t triể n gần”, p h á t huy tín h tích cực tín h chủ

th ế của trẻ trong các quá trìn h hoạt động n hận b iết đế thúc đấy sự đ ịn h hưỏng thời gian của trẻ p h á t triể n cao hơn “điếm dừng trước đó”

D ựa trê n n hữ ng lu ậ n điểm chính của tâm lí học Xô viết,

xem xét quá trìn h p h á t triể n tâm lí của con ngưòi như k ế t quả của sự lĩnh hội n h ữ n g kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người th ì sự p h á t triể n biểu tượng thời gian cho trẻ m ẫu giáo cũng được quy đ ịn h bởi n h ữ n g đặc điểm tru y ền đ ạ t kinh nghiệm xã hội Các n h à tâm lí học Xô viết như: L.X.Vưgôtxki,

A.N.Lẽonchev đ á n h giá cao vai trò của n hữ ng k in h nghiệm (kinh nghiệm loài và cá th ê th u được theo cơ chê phản xạ Pavlov) trong sự p h á t triể n tâm lí trẻ em, đặc b iệ t là những

k in h nghiệm đặc trư n g cho loài — kinh nghiệm lịch sử xã hội Theo L.X.Vưgôtxki n h ữ n g k in h nghiệm này làm cho những

th ích ứng của con người m ang tín h tích cực Vì vậy, để p h á t triể n sự định hưống thời gian cho trẻ, việc dạy tr ẻ nắm những kiến thức về thời gian, n h ữ n g kĩ n ăng sơ đảng n h ư các phương tiện củng cố và tru y ề n đ ạ t những kinh nghiệm chung của xã hội loài người đóng vai trò chính trong sự p h á t triể n của đứa trẻ Các n h à giáo dục A.V.Dapôrôdet, L.A.Venger A.P.Uxôva

k h ẳn g định vai trò q u a n trọ n g của dạy học dưới sự hưóng dẫn của giáo viên n h ầm tra n g bị cho trẻ hệ thông những kiến thức

có tín h k h ái q u á t về n h ữ n g tính ch ấ t của sự v ật, h iện tượng tri giác tro n g sự h o àn th iệ n và p h á t triể n các quá trìn h cảm nhận

như: cảm giác, tr i giác và biểu tượng Vì vậy, việc tra n g bị cho trẻ hệ th ố n g n h ữ n g k iến thứ c về các ch u ẩ n đo thời gian trong quá tr ìn h dạy tr ẻ là vô cùng cần th iế t trong việc dạy trẻ m ẫu

giáo đ ịn h hướng thời gian

Trang 32

N hững k ế t quả nghiên cứu của các n h à tâm lí học và giáo dục học trong và ngoài nước cho th ấ y rằn g , k h ả n ă n g t r í tu ệ của trẻ m ầm non là r ấ t lốn so với n hữ ng thòi kì trước đây Trẻ không chỉ n h ậ n biết được các thuộc tín h bên ngoài, có tín h

c h ấ t trự c q uan của sự vật, hiện tượng, m à cả n h ữ n g mối liên

hệ, q u an hệ bên trong của chúng Vì vậy trong dạy học cần sử dụng tối đa n hữ ng k h ả n ăn g tư duy đó của trẻ M ặt khác, các

lu ậ n điểm của L.X.Vưgôtxki và A.N.Lêonchev đã làm sán g tỏ phương thức h ìn h th à n h và p h á t triể n tâm lí trẻ em, đó là

h o ạt động Sự p h á t triể n của trẻ chỉ diễn ra và h oàn thiện trong h o ạt động - đó là quá trìn h đứa trẻ tá i tạo lại cho bản

th â n n hữ ng thuộc tính, n ă n g lực và phương thức h à n h vi mà con người đã h ìn h th à n h trong lịch sử, chính vì lẽ đó m à nó luôn là một quá trìn h tích cực A.N.Lêonchiev chỉ ra rằng, sự lĩnh hội của trẻ em về n hữ ng sả n phẩm h o ạ t động củ a ngưòi lớn chỉ diễn r a dưới sự hướng d ẫn của người lón, h o ạ t động bao giò' cũng nằm trong sự giao tiếp dưới h ìn h thứ c h o ạ t động hay cao hơn: giao lưu b ằn g ngôn ngữ hoặc bằng ý nghĩ

Dựa trê n lí th u y ế t h o ạ t động cho th ấ y rằn g , quá tr ìn h dạy trẻ m ẫu giáo đ ịn h hưống thời gian là m ột h o ạt động dạy học

m à tro n g đó chủ th ể của h o ạ t động dạy là giáo viên m ầm non với vai trò là người tổ chức, hướng d ẫn h o ạt động n h ậ n thức cho trẻ T rẻ m ẫu giáo là chủ th ể tích cực, sán g tạo, ch ủ động trong n h ậ n thức Sự chủ động, tích cực của trẻ th ể h iệ n tro n g việc tìm hiểu, nắm bắt, suy nghĩ sâ u sắc và vận dụng sá n g tạo

n hữ ng k iến thức thời gian, n hữ ng kĩ n ă n g định hướng thời gian vào n h ữ n g h o ạt động th ự c tiễ n củ a m ình, đối tượng của

h o ạt động là hệ thõng n h ũ n g kiến thức (dừới d ạn g n h ữ n g biểu tượng thòi gian) và n h ữ n g kĩ n ăn g định hướng thời gian tương

Trang 33

ứ n g m à trẻ ph ải chiếm lĩn h thông qua các hoạt động n h ận biết (học) đê sử dụ n g chúng tro n g thực tiễ n cuộc sống của mình.

Theo cốc n h à giáo dục th ì h o ạt động của tr ẻ m ang tính

th ự c h à n h thực tiễn, chính n hữ ng h à n h động thực tiễ n đó cho phép trẻ k h ám phá n hữ ng thuộc tín h mới của đối tượng Việc

n ắm tr i thứ c là sả n phẩm h o ạt động của trẻ, m à không ph ải là của giáo viên, người tổ chức h o ạt động cho trẻ và giúp tr ẻ nắm được tr i thức M ặt khác, tín h c h ấ t và đặc điểm h o ạt động của trẻ có ý n g h ĩa quyết định tro n g việc nắm tr i thức, tu y rằ n g

h o ạ t động đó lại diễn r a dưới sự hướng dẫn của người lớn

L u ận điểm n ày cho th ấ y vai trò của các ho ạt động với tính

c h ế t kh ác n h a u tro n g việc giúp tr ẻ n ắm tr i thức, kĩ năng Điều

đó cũng có ng h ĩa rằ n g n h ữ n g kiến thứ c vế thời gian và kĩ năng

đ ịn h hướng thòi gian mà tr ẻ n ắm được phải là sả n phẩm của chính h o ạ t động trự c tiếp của trẻ với đồ vật, với th ê giới tự nhiên, xã hội, qua đó trẻ nắm được n hữ ng thuộc tín h thời gian

cơ b ả n củ a n h ữ n g diễn biến

Vì vậy, để dạy trẻ m ẫu giáo định hướng thời gian, điều

q u an trọ n g là người lớn, đặc biệt là giáo viên cần tạo điều kiện

để tr ẻ được th a m gia vào các h o ạ t động n h ậ n b iế t đa dạng Việc dạy tr ẻ cần được tiế n h à n h b ằn g các phương pháp, h ìn h thức n h ằm p h á t hu y tín h tích cực, tín h chủ thể, sán g tạo của trẻ tro n g h o ạ t động X uất p h á t từ đặc điểm tâm lí của trẻ m ẫu giáo với n h ậ n thứ c cảm tín h là ch ín h và tư duy trự c q uan chiếm ư u thế, việc dạy tr ẻ cần được tiế n h à n h chủ yếu bằng các phương p h áp trự c q u a n - thự c h àn h T rong quá tr ìn h dạy

tr ẻ m ẫ u giáo đ ịn h hưống thời gian, các giác q uan đóng vai trò

q u a n trọng, vì vậy m à việc dạy tr ẻ đ ịn h hưống thờ i g ia n luôn gắn c h ặ t với giáo dục cảm giác

Trang 34

Việc dạy trẻ định hưống thòi gian cần được tiế n h à n h ngay từ nhỏ, khi trẻ b ắ t đ ầu p h ân biệt, n h ận b iế t được thời gian thông qua n hữ ng d ấ u hiệu đặc trư n g của nó, khi tr ẻ biết

sử dụng các từ chỉ thời g ian dể n h ậ n thức, th ể h iệ n và thực hiện n h ữ n g đ ịnh hướng thòi gian của m ình N hư vậy, sự định hướng thòi gian của trẻ p h á t triể n tro n g mối q u an hệ ch ặ t chẽ với sự p h á t triể n k h ả n ă n g n h ậ n thức, sự p h á t triể n tư duy và ngôn ngữ

Việc dạy trẻ định hưóng thời gian được thực hiện qua quá trìn h đứa trẻ nắm những kiến thức trong cuộc sông h àn g ngày (trước tiên là k ế t quả của h o ạt động và giao lưu), và bằng con đường dạy học có mục đích trong các ho ạt động chung có mục đích học tập tại trường m ầm non C hính những k iến thức và kĩ

n ăng sơ đẳng về thòi gian có ở trẻ được xem là phương tiện chủ yếu đê p h á t triể n sự định hướng thời gian ở trẻ Tuy nhiên nội dung những kiến thức về thời gian cần tra n g bị cho trẻ nhỏ gồm

h ai loại, theo mức độ khó, loại thứ nhất: bao gồm những kiến thức, kĩ năng đơn giản m à trẻ có th ể tự nắm được qua cuộc sống

h àn g ngày, thông qua sự giao lưu với ngưòi lớn, qua q u an sát, vui chơi, tức là không cần tới sự dạy học riêng biệt; loại hai: gồm những kiến thức, kĩ n ăn g phức tạ p hơn mà trẻ chỉ có th ể lĩnh hội được trong quá trìn h dạy học riêng biệt trê n các “Hoạt động chung có mục đích học tậ p ’ Vì vậy việc p hân loại các kiến thức này cũng như xây dựng phương pháp dạy trẻ đ ịn h hưống thời gian phù hợp với k h ả n ăn g lứa tuổi trẻ, m ang tín h đặc trư n g của nó, có tín h trìn h tự, tín h trực quan., là cần thiết

Theo T D R ixterm an, ‘‘n h ữ n g kiến thức và kĩ n ă n g gắn liền với n hữ ng đặc trư n g của các khoảng thời gian, với việc

Trang 35

lĩn h hội hệ th ố n g chính xốc các ch u ẩ n đo thòi gian là nh u n g kiên thức, kĩ n ăn g k h á phức tạp , có th ể xếp chúng vào những kiên th ứ c thuộc loại hai, theo mức độ khó của chúng’’ N hững

n h ậ n đ ịn h tr ê n cũng có ngh ĩa là để h ìn h th à n h sự đ ịn h hướng

th ò i g ia n cho tr ẻ m ẫu giáo cần có sự tốc động có định hướng

và có hệ th ô n g về p h ía các n h à giáo dục

D ạy học có th ê tác động tới trẻ theo n hiều cách khác n hau,

ph ụ thuộc vào nội dung và phương pháp dạy học C hính nội dung n h ữ n g k iế n thứ c về thời gian và cấu trú c của nó là

n hữ ng yếu tô" đảm bảo cho sự p h á t triể n n hữ ng biểu tượng thời gian và sự đ ịn h hư ớ ng thờ i g ia n cho trẻ

Các nội d u n g dạy học được đưa dần đến với trẻ theo một tiế n tr ìn h dưới các h ìn h thức dạy học đa d ạng tro n g trường

m ầm non như: th ô n g qua cuộc sông h à n g ngày của trẻ , qua vui chơi, th a m q u an , lao động tức là việc dạy trẻ có th ể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi n h ằ m tích luỹ biếu tượng cho trẻ Còn bằng

hệ th ố n g các h o ạ t động chung có mục đích dưới sự hướng dẫn của giáo viên các biểu tượng thời gian của trẻ sẽ được mở rộng, chính xác và k h á i q u á t hoá cuốỉ cùng n h ữ n g kiến thức và kĩ

n ăn g m à tr ẻ có được sẽ được tr ẻ ứng dụng vào các h o ạt động khác n h a u củ a tr ẻ tro n g trư ờ n g m ầm non

X u ất p h á t từ đặc th ù từ h o ạt động n h ậ n b iết của trẻ m ầm non, tro n g q u á tr ìn h tô chức các h o ạt động chung có mục đích học tậ p cho tr ẻ m ầm non, giáo viên cần chú trọ n g tới việc dạy trẻ q u an sá t xem xét, kh ám p h á b ằn g các giác quan, dạv t.ré

tự p h á t hiện, tự lĩn h hội và giải quy ết vấn đề với sự giúp đỡ hướng d ẫ n đ ú n g lúc củ a cô giáo T rong quá trìn h đó giáo viên

p h ả i là người tổ chức mói trư ờng học tậ p cho trẻ , tạo cơ hội tìn h h uống, h ư ống dẫn gợi mở các h o ạt động có tín h tìm

Trang 36

tòi k h ám phá; tổ chức cho trẻ trả i nghiệm các tìn h hu ố n g cuộc sông để tích luỹ và làm phong ph ú hơn vốn k in h nghiệm cua trẻ C ùng vối việc tích luỹ k in h nghiệm cho trẻ , còn cân mơ rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá, k h á i q u á t hoa n h ư n g kien thứ c của tr ẻ và dạy trẻ ứng d ụ n g n hữ ng k iế n th ứ c đó vào quá

tr ìn h đ ịn h hướng thời gian Việc làm này được các giáo viên

m ầm non tiế n h à n h chủ yếu b ằn g các phương p h áp dạy học có tín h trự c q u an - thực h à n h dưới h ìn h thứ c tổ chức các hoạt động th ự c tiễ n , đa d ạng có tín h vui chdi cho tr ẻ với phương châm “học m à chơi, chơi m à học”

ở tr ẻ em lứa tuổi m ẫu giáo vui chơi là h o ạt động chủ đạo,

q u a vui chơi tr ẻ được p h á t triể n n hiều nhất: đồ chơi, trò chơi vừa gây h ứ n g th ú cho trẻ, vừa là đối tượng ho ạt động của trẻ, vừa là phương tiệ n giáo dục và dạy học cho trẻ Sự tác động tíc h cực củ a h o ạ t động vui chơi, m ột m ặ t giúp cho việc học ỏ

lứ a tuổi này có hứng th ú n h ư m ột trò chơi, th u h ú t sự chú ý

củ a trẻ, m ặ t k h ác đảm bảo tín h đặc trư n g của việc dạy học ỏ

m ạ n h m ẫu giáo, giúp cho h o ạ t động học tậ p của trẻ p h á t triển

Vì vậy, để việc dạy học ở tr ẻ m ẫu giáo đ ạ t hiệu quả cao, giáo viên cần p h ải tích cực sử dụ n g các trò chơi trong quá trìn h tô chức và tiế n h à n h dạy học “Học m à chơi, chơi m à học”- nó có

ý n g h ĩa là phương pháp chung, với tư cách là con đường nhận thứ c p h ù hợp nhâ't vối tr ẻ m ẫu giáo M ặt khác, x u ấ t p h á t từ đặc điểm lứa tuổi trẻ m à phương p h áp dạy học vói tr ẻ cần đảm bảo sao cho từ ng trẻ được h à n h động vói đồ vật, với mô h ìn h

sơ đồ của đốỉ tượng Các h à n h động của trẻ p h ải tổ chức sao cho tr ẻ được sử dụng cùng lúc n h iề u giác q u an k h ác n h a u và được lặp đi lặp lại nhiều lần Phối hợp c h ặ t chẽ giữa phương

Trang 37

p h áp dù n g lòi của giáo viên với phương pháp trự c q uan kích

th ích trẻ tích cực suy nghĩ

T ừ n h ữ n g đặc trư n g của phương pháp dạy trẻ m ẫu giáo

đ ịn h hướng thòi gian, chúng tôi đưa ra những k ết lu ậ n sau:

1 C ần th iê t p h ải h ìn h th à n h biểu tượng thời gian cho trẻ

m âu giáo n h ằ m giúp tr ẻ đ ịn h hướng thòi gian tố t hơn

2 Đê đ ạ t mục đích đó cần h ìn h th à n h cho trẻ m ẫu giáo:

những biểu tượng vê thòi điểm, thòi lượng, tr ìn h tự, tốc độ

diễn ra các sự kiện, hiện tượng xung q uanh trẻ, tức là dạy

trẻ biêt đ ịn h vị, đ ịn h lượng, b iế t xác định trìn h tự, tốc độ của

các diễn biến tro n g thòi gian

3 Đe dạy tr ẻ m ẫu giáo định hưống thòi gian cần tra n g bị

cho trẻ n h ữ n g k iế n thứ c về các ch u ẩ n đo thòi gian và sử dụng

chúng để đ ịn h hư ớ ng th ò i gian

4 Sự đ ịn h h ư ống th ò i g ia n kh ô n g p h á t tr iể n ở trẻ một

cách tự p h á t, m à là k ế t q u ả của sự tác động sư p h ạm về ph ía

người lớn

5 Sự đ ịn h hưống thồi gian của trẻ có th ể h ìn h th à n h qua

các h o ạt động củ a tr ẻ diễn r a tro n g thòi gian

Vì vậy cầ n tiế n h à n h tích luỹ biểu tượng thòi gian cho trẻ

thông q u a các việc tổ chức cho tr ẻ tr ả i nghiệm thòi gian, quan

sát, n h ậ n b iế t n h ữ n g d ấu h iệ u đặc trư n g cho các khoảng thời

gian T rê n cơ sỏ đó tiế n h à n h việc mở rộng, chính xác, hệ

thống và k h á i q u á t n h ữ n g biểu tượng thòi gian và vôn k in h

nghiệm củ a tr ẻ b ằn g các phương pháp như: đàm thoại, quan

s á t bổ sung, sử d ụ n g tr a n h ản h , mô h ìn h thòi gian và tổ

chức cho trẻ th ự c h à n h luy ện tậ p đ ịn h hưống thòi gian, qua đó

p h á t triể n sự đ ịn h hướng thòi gian cho trẻ m ẫu giáo

Trang 38

2 Những nguyên tắc xây dựng phương pháp dạy trẻ mâu giáo định hướng thòi gian

2.1 Việc xây dụng phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng thời gian cẩn góp phẩn thực hiện mục tiêu giáo dục mạm non nói chung và nâng cao múc độ định hướng thời gian cho trẻ nói riêng.

Dạy tr ẻ định hưống thòi gian là m ột trong những nội dung của chương trìn h chăm sóc — giáo dục trẻ m ầm non; xuất phát

từ đặc điểm, vị tr í của m ình, phôi hợp với các nội dung giáo dục khác góp p h ần thực hiện mục tiê u h ìn h th à n h cho trẻ những cơ

sỏ b an đầu về n h â n cách con người, tạo điều kiện để trẻ có

n hiều cơ hội trê n con đường học h àn h và trong cuộc sống

Việc dạy tr ẻ định hướng thời gian góp phần tạo tiền đề để

p h á t triể n n h â n cách toàn diện ở trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông Bởi k h ả n ăn g định hướng thời gian giúp trẻ lĩnh hội được n hữ ng diễn biến vận động, p h á t triển của sự vật tro n g không gian và thòi gian Nó giúp trẻ xác định thòi điểm, thời lượng, trìn h lự của các hoạt động xung quanh trẻ Điều này có tác dụ n g h ìn h th à n h ỏ trẻ tâ m th ế về thời gian, ý thức,

th á i độ đốỉ với ho ạt động cũng n h ư thời gian diễn ra hoạt động, ố ự n h ận biết thời gian còn góp p h ần giúp trẻ thực hiện các nhiệm vụ, ho ạt động đú n g thời điểm và thời lượng quy định Q ua đó giáo dục ở trẻ tín h chính xác, kì lu ậ t tro n g hoạt động, biết quý trọng và sử dụng thòi gian m ột cách tiế t kiệm

Sự định hướng thời gian còn tác động tới sự th a y đổi tốc đô diễn ra các thao tác trong quá trìn h h o ạt động của trẻ trẻ biết sắp xếp các thao tác hợp lí hơn, bước đ ầu biết lập k ế hoach công việc theo thời gian

Trang 39

X uất p h á t từ vai trò của việc dạy tr ẻ đ ịn h hướng thời

g ia n nên phương p háp đưa nội dung dạy học này đến cho trẻ

cân góp p h ần thực hiện n h ữ n g nhiệm vụ của GDMN trong

thòi dại h iện nay, ngh ĩa là nó phải x u ất p h á t từ nhữ ng định

hướng củ a phương p háp GDMN Vì vậy, phương pháp dạy trẻ

m ẫu giáo định hướng thời gian cần hướng tới sự tích cực hoá

hoạt động giáo dục ở bậc học m ầm non, cần bảo đảm trẻ được

q uan sá t, xem xét, k h ám phá b ằng các giác quan, tạo cơ hội

cho trẻ tự p h á t hiện, tự lĩn h hội và giải quyết vấn để vối sự

giúp đ3, hướng d ẫn đú n g lúc của giáo viên Trong quá trìn h tô

chức các h o ạt động có m ục đích học tậ p với trẻ, cô ph ải là

người tổ chức môi trư ờ ng học tập cho trẻ, tạo cơ hội, tình

huông, hưóng dẫn, gợi mỏ các h o ạ t động có tín h tìm tòi, khám

phá, tổ chức cho trẻ tr ả i nghiệm các tìn h huôrig cuộc sống đê

tích luỹ và làm phong p h ú hơn vốn k in h nghiệm của trẻ T rên

cơ sở n h ữ n g biểu tượng được tích luỹ các phương phốp dạy học

cần hướng tới sự chính xác hoá, hệ thông hoá, k h á i q u á t hoá

n hữ ng kiến thứ c của trẻ và dạy trẻ ứng dụng n hữ ng kiến thức

đó vào quá tr ìn h đ ịn h hướng thời gian

2.2 Việc xây dụng phương pháp dạy trẻ mẫu giáo định hướng

thời gian cẩn tuân theo quy luật phát triển nhận thúc của

lúa tuổi

N h ậ n th ứ c cảm tín h là h ìn h thức cơ bản để trẻ n h ận biết

th ế giới xung q u a n h nói chung và thòi gian nói riêng Nhờ có

cảm giác và tr i giác p h á t triể n m ạnh mà tr ẻ m ẫu giáo có vốn

tri thứ c k h á phong p h ú về môi trường xung q u an h trẻ nói

c h u n g và về thời g ian nói riêng Đó là những tr i thứ c “tiền

khoa học" về thòi gian ở trẻ Vốn tri thức này là cơ sở để hình

Trang 40

th à n h n h ữ n g biểu tượng thòi gian ch ín h xác và q u a đó p h á t

tr iể n sự đ ịn h hưống thờ i g ian cho trẻ

Sự tr i giác ở tr ẻ nhỏ thường m ang tín h không chủ định, chính vì vậy phương pháp dạy trẻ cần hướng tới sự p h á t triển

h o ạt động của trẻ theo hướng tích cực, để làm tiề n đề cho n h ận thức lí tín h của trẻ Điều đó cũng có nghĩa là phương p háp dạy trẻ cần hướng tói việc rèn luyện cho trẻ b iết q u an s á t các sự vật, hiện tượng đặc trư n g cho n hữ ng khoảng thòi gian n h ấ t định, chuyển dần tr i giác thời gian không chủ định san g sự tri giác thòi gian có chủ định tro n g các h o ạt động như: vui chơi, học tập, lao động Sự p h á t triể n của ho ạt động cảm n h ậ n được

th ể hiện ở vốn tr i thức, biểu tượng vê' th ế giới xung quanh trong đó có biểu tượng thòi gian Vì vậy phương p h áp dạy trẻ cần giúp tr ẻ n ắm được các ch u ẩ n đo thòi gian Việc làm này cần tiến h à n h ỏ mọi lúc, mọi nơi, trong mọi h o ạt động của trẻ, qua các tiế t học nh ằm giúp trẻ tri giác thòi gian có ch ủ định, nhờ đó m à k h ả n ăn g tiếp n h ậ n các chuẩn đo thời gian củ a trẻ được p h á t triển

Cùng với sự p h á t triể n m ạ n h mẽ h o ạt động n h ậ n cảm , ở trẻ m ẫu giáo tư duy trự c q u an - h ìn h tượng chiếm ưu th ế Một

m ặt, sự p h á t triể n của tư duy trự c q u an — h ìn h tượng do sự phong phú n h ữ n g biểu tượng của trẻ về th ế giới xung q u an h

m ang lại M ặt khác, nhò h ìn h thức tư duy này m à có th ể h ìn h

th à n h ở trẻ vốn biểu tượng phong p h ú về th ế giới xung quanh Dựa trê n sự p h á t triể n tư duy trự c q u an — h ìn h tượng ỏ trẻ

m ẫu giáo, phương p háp dạy tr ẻ đ ịn h hướng thời g ian cần hướng tối sự h ìn h th à n h vốn biểu tượng thời gian phong p h ú cho trẻ — đó là n h ữ n g tr i thức sơ đ ẳng vê' thời gian T rẻ có được những tr i thức n ày m ột m ặ t là nhờ vào sự p h á t triể n h o ạ t

Ngày đăng: 13/08/2015, 12:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. D apôrôgest.V .A. (1974). Giáo dục học m ầm non. NXB Giáo dục, H à Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học m ầm non
Tác giả: D apôrôgest.V .A
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1974
2. Đỗ Thị M inh L iên (2002). Phương p h á p h ìn h th à n h biểu tượng thời g ia n cho trẻ m ẫu giáo 5 - 6 tuổi. L u ận á n tiế n sĩ Giáo dục học, T rư ờng Đ H SP H à Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương p h á p h ìn h th à n h biểu tượng thời g ia n cho trẻ m ẫu giáo 5 - 6 tuổi
Tác giả: Đỗ Thị M inh L iên
Năm: 2002
3. Đỗ T hị M inh L iên (2002). Phương p h á p h ìn h th à n h biểu tượng toán học sơ đ ẳ n g cho trẻ m ầ m non. NXB Đ H SP H à Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương p h á p h ìn h th à n h biểu tượng toán học sơ đ ẳ n g cho trẻ m ầ m non
Tác giả: Đỗ T hị M inh L iên
Nhà XB: NXB Đ H SP H à Nội
Năm: 2002
4. Kỉ yếu hội th ả o khoa học, Trường M ẫu giáo T ru n g ương I (1999). Đôi m ới chương trìn h giáo dục m ầ m non ở nước ngoài và các bài học k in h nghiệm . H à Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đôi m ới chương trìn h giáo dục m ầ m non ở nước ngoài và các bài học k in h nghiệm
Tác giả: Kỉ yếu hội th ả o khoa học, Trường M ẫu giáo T ru n g ương I
Năm: 1999
5. Đào N hư T ra n g (1999). Đổi mới nội d u n g và phương p h á p giáo d ụ c m ầ m non. NXB Giáo dục, H à Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nội d u n g và phương p h á p giáo d ụ c m ầ m non
Tác giả: Đào N hư T ra n g
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
6. N guyễn Á nh T uyết, Lương Kim Nga, T rương Kim O anh (1999). C huẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường p h ổ thông. NXB Giáo dục, H à Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C huẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường p h ổ thông
Tác giả: N guyễn Á nh T uyết, Lương Kim Nga, T rương Kim O anh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
7. N guyễn Á nh T u y ết (1978). T âm lí học trẻ em trước tuổi đ i học. NXB G iáo dục, H à Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: T âm lí học trẻ em trước tuổi đ i học
Tác giả: N guyễn Á nh T u y ết
Nhà XB: NXB G iáo dục
Năm: 1978
9. X ôrôkina.A .I (1973, 1979). Giáo dục học m ẫu giáo. NXB G iáo dục, H à Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học m ẫu giáo
Nhà XB: NXB G iáo dục
10. X ôrôkina.A .I (1973, 1979). Giáo dục trí tuệ trong quá trìn h d ạ y học. NXB Giáo dục, H à Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục trí tuệ trong quá trìn h d ạ y học
Nhà XB: NXB Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w