Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (LV tốt nghiệp)Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (LV tốt nghiệp)Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (LV tốt nghiệp)Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (LV tốt nghiệp)Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (LV tốt nghiệp)Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (LV tốt nghiệp)Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (LV tốt nghiệp)Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (LV tốt nghiệp)Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (LV tốt nghiệp)Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (LV tốt nghiệp)Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (LV tốt nghiệp)Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất (LV tốt nghiệp)
Trang 1TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC MAM NON
TRUONG THI THAO
DE XUAT BIEN PHAP DAY TRE MAU GIAO 5 - 6 TUOI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA
HOAT DONG GIAO DUC THE CHAT
KHOA LUAN TOT NGHIEP
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Trang 2TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIAO DUC MAM NON
TRUONG THI THAO
ĐÈ XUẤT BIEN PHAP DAY TRE MAU GIAO 5 - 6 TUOI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA
HOAT DONG GIAO DUC THE CHAT
KHOA LUAN TOT NGHIEP Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học:
Ths Lê Thu Phương
Trang 3LOI CAM ON
Em xIn chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thu Phương, người đã tận tinh hướng dẫn, chỉ bảo em, cung cấp cho em những tri thức, kinh nghiệm quý báu, động viên giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này Song do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm trong giảng dạy, nên khóa luận tốt nghiệp của em còn nhiều hạn chế, thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Em xin chán thành cảm on!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Người thực hiện
Trang 4LOI CAM DOAN
Em xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng em có sự hướng dẫn và giúp đỡ của Thạc sĩ Lê Thu Phương và tham khảo qua các tài liệu có liên quan
Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu của mình không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác
Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Người thực hiện
Trang 5MUC LUC
MO DAU
1 Li do chon dé tai .c.ccccccccccsccscccscscscsceceseccecscscsescecscsesesescsesessesvscsesseeeueseseaes 1 5 /00viï1vi0ii3jn (5i 0v i0 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cỨU +2 2s &£s+s+E+E+keEererkererered 2
CAI i48) i0 0 2
5 Giả thuyết khoa hỌC - s5 SE ke SE xxx rkckererrred 2 ð18:0001530)( )95ì130ï1-i 0v 011 2
tí acc na 3
CHUONG 1 CO SO LI LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC DAY TRE 5 - 6 TUÔI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN THONG QUA HOAT DONG GIAO DUC THE CHAT
1.1 Cơ sở lí luận - - - - s2 vn cơ 4
1.1.1 Một số khái HIỆP ác co ccc tt Tt cv ve grrrerererrererrerersees 4
1.1.2 Đặc điểm nhận thức biểu lượng về không gian và sự định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tưỔi c-c<ccccccrecerec, 5 1.1.3 Quá trình hình thành biểu tượng về định hưởng trong không gian 085.7708.712 ĐẼ211 00nnn n.ố.ốốe 6 1.1.4 Hoạt động giao dục thể chất ở truong mam non với việc dạy trẻ định hướng trong không gÌAH - cv ng ngư 10
1.2 Cơ sở thực tiỄn set TH HH ng He 13
Trang 6CHUONG 2 XAY DUNG MOT SO BIEN PHAP DAY TRE MAU GIAO 5 - 6 TUOI DINH HUONG TRONG KHONG GIAN THONG QUA HOAT DONG GIAO DUC THE CHAT
2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp - 22+ +x+r+e+Ex+rsrkrssrerrsrxre 16
2.1.1 Dam bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mâm non, mục đích phát
triển nhận thức và phát triển thể chất cho trẻ - -csceersreesrerred 16 2.1.2 Phù hợp với đặc điểm sinh li và nhận thức của lửa tuổi và của từng
Cũ HhÁH ÍẺ SG QC 0n 9 90 9 g9 0 9 9 10 9 050 0u 6 9195 e5 17
Trang 7lấy mình, người khác làm chuẩn và định hưởng khi di chuyển, xác định mối quan hệ không gian giữa các VẬP - - «sec k1 TH tr 26 2.2.5 Củng cô và phát triển sự định hướng trong không gian cho trẻ khi trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển, xác định mối quan hệ không gian giữa các vật thông qua việc sử dụng hệ thống trò 2/103⁄//8;/7/7-0/800000nẼ0800588 32 2.3 Điều kiện thực hiện các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thê chất 37
VINN2 N8 n1 na NNh Ặ 37
b5? 17 ni 7n hố 37 2.3.3 Điều kiện cơ sở vật chất co secerrirrrrrrrrrrrrrrrrrrree 38
Trang 8MO ĐẦU 1 Lido chon dé tai
Phat trién nhận thức cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ
chính trong quá trình giáo dục ở trường mầm non Hình thành biểu tượng toán học cho trẻ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu về toán học Trong đó, dạy trẻ sự định hướng trong không gian không chi 1a một trong những nhiệm vụ mà còn là nội dung dạy học quan trọng nhằm phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tim tòi, quan sát, thúc đây sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, dạy trẻ định hướng trong không gian giúp trẻ ý thức được vị trí của cơ thể mình trong môi trường, ý thức được vị trí của các vật so với nhau và giúp trẻ có khả năng tự tổ chức, sắp đặt vị trí, phương hướng của bản thân, của các sự vật trong không gian
Ngoài dạy trẻ định hướng không gian trong các tiết học toán thì trong hoạt động giáo dục thể chất cũng là phương tiện quan trọng giúp trẻ có sự định hướng trong không gian tốt Trong các hoạt động giáo dục thể chất trẻ vận dụng những kiến thức và kĩ năng định hướng không gian vào trong quá
trình thực hiện các nhiệm vụ vận động theo yêu cầu của giáo viên về các
hướng không gian khác nhau giúp khả năng định hướng trong không gian của trẻ phát triển hơn Tuy nhiên, hiệu quả dạy trẻ định hướng trong không gian hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao Giáo viên vẫn chưa lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các hoạt động dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thê chất
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục nảy
3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuôi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo duc thé chat
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua các hình thức giáo dục thể chất như: tiết học thể dục và trò chơi vận động
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
Xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thê chất
5 Giả thuyết khoa học
Hiệu quả việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất chưa cao Nếu xây dựng được cách thức lập kế hoạch lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất kết hợp việc cho trẻ luyện tập với các bài tập vận động và hệ thống trò chơi vận động thì hiệu quả của quá trình dạy trẻ định hướng trong không gian sẽ được nâng cao
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra
Trang 10- Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp đàm thoại 7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo Phần nội dung chính của khóa luận gồm hai chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy trẻ định hướng trong
không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
Trang 11CHUONG 1
CO SO LI LUAN VA THUC TIEN CUA VIEC DAY TRE 5 - 6 TUOI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
GIAO DUC THE CHAT 1.1 Co sé li luan 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Khéng gian Theo tir dién Tiéng Việt, khái niệm không gian có hai nét nghĩa như sau:
Thứ nhất: Là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với thời gian), trong đó các vật thể có độ dài và độ lớn tương quan khác nhau, cái nọ ở cách cái kia (vật chất vận động trong không gian và thời gian)
Thứ hai: Là khoảng không bao chùm mọi vật xung quanh con người Trong triết học duy vật biện chứng, không gian và thời gian được coi là
hai hình thức tồn tại của vật chất đang vận động Mọi sự vật trong thế gidi vat
chất đều có vị trí, hình thức, kết cấu, độ dài ngăn, CaO - thấp Tất cả những cái đó được gọi là không gian
1.1.1.2 Sự định hướng trong không gian
Định hướng được hiểu là sự xác định vị trí của cả nhân đối với sự vật
xung quanh và xác định vị trí của một vật nào đó thông qua quan sát nhìn hoặc nhớ lại Sự định hướng trong không gian của con người được thực hiện trên cơ sở tri giác trực tiếp không gian và biểu thị bằng lời các phạm trù không gian như vị trí, độ xa, mỗi quan hệ không gian giữa các vật
Trang 12tương đối của chúng so với vật thể chuẩn Sự định hướng trong không gian được hiểu theo nghĩa hẹp là sự xác định vị trí, bao gồm:
+ Sự xác định vị trí của chủ thể định hướng so với khách thể xung
quanh nó;
+ Sự xác định vi tri của các vật xung quanh so với chủ thể định hướng:
+ Sự xác định vi tri của các vật một các tương đối so với nhau
Sự định hướng trong không gian xảy ra khi chủ thể có tác động qua lại với môi trường sống
1.1.1.3 Giáo dục thể chất
Thể chất là cơ thể con người (nói về mặt sức khoẻ) có thể sử đụng vào thực hiện một việc nào đó trong học tập, lao động, thé duc, Thể chất của con người gồm bốn mặt: tầm vóc cơ thể, năng lực cơ thể, năng lực thích ứng và trạng thái tâm lý
Giáo dục thể chất gọi tắt là thể dục, được hiểu theo nghĩa rộng của thể
dục là một quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảng dạy
các động tác nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng sinh học của cơ thể người Thông qua đó giúp hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực của cơ thể con người Như vậy, có thể hiểu giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, sức khoẻ được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toản
diện
1.1.2 Đặc điểm nhận thức biểu tượng về không gian và sự định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (xem [4] tr 34 - 35)
Trang 13rời rạc Trẻ đã biết chia không gian thành từng cặp theo hai hướng đôi xứng nhau (trên - dưới, trước - sau, phải - trái) Và khi đó trẻ chia không gian phản ánh thành thành hai vùng lớn là vùng phía trước - vùng phía sau và vùng bên phải - bên trái Đồng thời, mỗi vùng lại phân thành hai vùng nhỏ hơn
Quá trình định hướng trong không gian của trẻ ngày càng phát triển hơn, điều này được thể hiện qua việc đứa trẻ bắt đầu nhận biết được các mỗi quan hệ không gian giữa các vật Khi xác định sự sắp đặt các vật thể trong không gian trẻ dân dần thấy các sự vật xung quanh nó đều có tọa độ riêng Việc xác định vị trí của một vật nào đó chỉ có tính chất tương đôi Khi Ốc tọa độ thay đổi thì vị trí của vật cũng thay đôi
Tuy nhiên, khi xác định các mỗi quan hệ không gian giữa các vật trẻ van còn gặp nhiều vấn đề khó khăn Nguyên nhân của vấn đề là do thay đổi vật làm chuẩn, trẻ khó xác định do vật chuẩn không phải là bản thân trẻ mà là vật bất kì, nên trẻ thường nhằm lẫn khi xác định các hướng từ vật khác Hơn nữa, trẻ cũng gặp khó khăn khi xác định mối quan hệ không gian giữa các vật ở khoảng cách quá xa hay quá gần với vật chuẩn Vì vậy, để giúp trẻ có thể xác định tốt mỗi quan hệ giữa các vật trong không gian lời nói của giáo viên đóng vai trò to lớn lời nói chính xác, rõ ràng giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc xác định mối quan hệ không gian giữa các vật
1.1.3 Quá trình hình thành biểu tượng về định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Việc dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian bao gồm nhiều nội dung khác nhau Những nội dung này đã được quy định rõ trong các chương trình chăm sóc giáo đục trẻ 5 - 6 tuổi, giúp các giáo viên có thể đễ dàng trong
việc lập kế hoạch dạy trẻ định hướng trong không gian Để việc dạy trẻ định
Trang 14phương pháp, biện pháp dạy học sao cho phù hợp với trẻ, phù hợp với sự đa đạng của nội dung chương trình
1.1.3.1 Nội dung dạy trẻ 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian
Nội dung dạy trẻ 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian bao gồm: - Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình và người khác làm chuẩn;
- Dạy trẻ xác định các hướng: Phía phải - phía trái của người khác; - Dạy trẻ xác định mối quan hệ không gian giữa các vật;
- Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng và định hướng khi di chuyển 1.1.3.2 Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hưởng trong không gian e Dạy trẻ xác định phía phải - phía trải của người khác (xem [3] tr 196- 197, xem [4] tr 109)
Việc dạy trẻ xác định phía trái - phía phải của người khác được tiến hành trên cơ sở dạy trẻ xác định tay phải và tay trái của bạn Để trẻ xác định được dễ dàng thì trước hết trẻ cần xác định được tay phải và tay trái của bạn khi đứng cùng hướng với trẻ, sau đó cho đứng đối diện với trẻ Khi đứng đối điện với trẻ, trẻ cần xác định được bên tay phải của mình là tay trái của bạn, bên tay trái của mình là bên tay phải của bạn Cuối cùng, là khi các bạn đứng ở các hướng bắt kì
Dựa trên những kiến thức và kĩ năng mà trẻ có được, giáo viên cho trẻ tập luyện định hướng trong không gian khi trẻ lẫy mình và người khác làm vật chuẩn Nhiệm vụ dành cho trẻ mẫu giao 5 - Ó tuôi cần phức tạp hơn so với
những lứa tuổi mẫu giáo bé và nhỡ như: Mở rộng dần vùng xác định xung
quanh bạn, tăng dần số hướng không gian mà trẻ cần định hướng, số lượng
Trang 15Vi du:
+ Cho trẻ xác định phía trái, phía phải của bạn có những đồ vật gì? + Cho trẻ xác định xem đối tượng nào đó ở phía nào của bạn?
Ở mọi lúc, mọi nơi giáo viên cần sử dụng các tình huống thích hợp cho trẻ sử dụng các từ chỉ vị trí không gian Ciáo viên không nên sử dụng các từ chỉ rõ phương hướng vảo quá trình dạy trẻ: Phía trên trần nhà, phía đưới sản nhà
e_ Dạy trẻ định hướng khi di chuyển (xem [3] tr 197 - 198)
Ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trẻ tiếp tục học cách di chuyên theo hướng cần thiết và thay đổi hướng trong thời gian đi, chạy, Các bài luyện tập, trò chơi học tập và trò chơi vận động đóng vai trò to lớn trong việc dạy trẻ định hướng khi di chuyển
Khi mới tô chức cho trẻ chơi trò chơi vận động giúp trẻ xác định các hướng trong không gian, diện tích chơi cần có sự hạn chế Cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm ở trẻ thì diện tích chơi dần dần được mở rộng, số lượng các đồ vật cùng với những dấu hiệu của chúng mà trẻ cần định hướng tăng dân, số hướng mả trẻ cần xác định ngảy càng nhiều hơn Hơn nữa, trẻ phải biết diễn đạt bằng lời các hướng không gian theo một trật tự bất kì
Trong quá trình dạy trẻ định hướng khi di chuyến, giáo viên cần hình thành cho trẻ một số kĩ năng định hướng theo các hướng bên phải và bên trái,
dạy trẻ một số luật lệ g1ao thông: ĐI bộ phải đi trên via hè và đi ở bên phải, đi
bằng xe cộ thì đi đưới lòng đường và đi ở phần đường bên phải
Trên các tiết học và trong các hoạt động khác của trẻ, giáo viên cần
Trang 16e Day tré xac định vị trí của vật này so với vật khác (xem [3] tr 198 - 199) Trẻ mẫu giáo lớn cần học cách xác định vị trí của vật này so với vật khác, học thiết lập môi quan hệ không gian giữa các vật Đồng thời, trẻ học cách xác định vị trí của mình giữa những vật xung quanh
Vị dụ: Con đứng trước bạn Hoa, đứng giữa hai cái bàn, đứng sau cô giáo Việc dạy trẻ xác định mỗi quan hệ không gian giữa các vật diễn ra theo trình tự như sau:
+ Bước 1: Bằng phương pháp trực quan kết hợp với lời nói giáo viên cần chỉ cho trẻ thấy rõ mối quan hệ không gian giữa các đồ vật, đồ chơi (ở phía trước, ở phía sau, ở giỡa, ) và diễn đạt vị trí chúng một cách chính xác bằng lời
+ Bước 2: Giáo viên thay đôi vị trí của các đồ vật, trẻ phải xác định lại và diễn đạt băng lời các mỗi quan hệ không gian giữa các đồ vật đó
+Bước 3: Trẻ phải tự tạo ra các tình huông tương ứng với những yêu cầu của cô
Ví dụ: Cô yêu cầu trẻ phải xếp các đồ vật sao cho bên phải cái mũ là chiếc lược, phía phải chiếc lược là cái áo, phía trước cái áo là đôi giày
+ Bước 4: Trẻ phải tìm kiếm những tình huỗng tương tự trong môi trường xung quanh
Trang 17e Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng
Việc dạy trẻ mẫu giáo lớn định hướng trên mặt bảng, tờ giấy, tức là dạy trẻ định hướng trong không gian hai chiều là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhăm chuẩn bị cho trẻ vào trường phô thông
Để định hướng được trên mặt phẳng, trước hết cô cho trẻ xác định các hướng chính diện trên mặt phẳng về phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái và ở giữa Trên cơ sở đó, cô dạy trẻ xác định vi trí không gian của các góc trong mặt phẳng Để định hướng được trên mặt phẳng, trẻ cần có kĩ năng phân tích các vị trí trên mặt phẳng tri giác với mức độ ngày cảng sâu hơn
Ví dụ: Cô bồ trí các chữ số trên mặt giấy giống hình vẽ 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Trên tờ giấy nếu các chữ số được sắp sếp như hình thì số 5 - ở giữa; số 2 - ở trên, số 8 - ở dưới, số 4 - bên trái, số 6 - bên phải, số 1 - góc trên bên trái, số 3 - góc trên bên phải, số 7 - góc đưới bên trái, số 9 - góc dưới bên phai
Hiện nay, vấn đề dạy học trong trường mầm non được tích hợp với các dạng hoạt động khác nhau của trẻ Vì vậy, để tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được vận dụng những kiến thức đã học vào các hoạt động giáo dục trong trường mầm non giáo viên cần dé trẻ được luyện tập định hướng trong không gian thông qua các hoạt động khác nhau
1.1.4 Hoạt động giáo dục thể chất ở trường mâm non
Trang 18Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một trong những bộ phận của
giáo dục toàn diện cho trẻ Nó tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình
giáo dục trẻ Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng Sự tổng hợp đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đây đủ về mặt thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ
Ở trường mầm non, người ta sử dụng các hình thức giáo dục thé chat như: tiết học thể đục và giáo dục thể chất trong đời sống hàng ngày của trẻ, bao gồm: thé duc sáng, trò chơi vận động, thé duc chéng mệt mỏi, dạo chơi thăm quan, hội thể dục thê thao và tô chức giáo dục thé chat trong thoi gian ty hoạt động của trẻ Khi tiến hành giáo dục thể chất cho trẻ, người ta sử dụng một số hình thức tô chức để trẻ tập luyện Đó là các hình thức: Toàn thể - cả lớp, nhóm, cá nhân
Khi tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất chăng những cơ thể trẻ được khỏe mạnh mả còn cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức, giúp trẻ ôn luyện, củng cô các kiến thức đã được học trong các hoạt động giáo dục khác Đặc biệt, thông qua hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non có thể giúp trẻ củng cô, nâng cao khả năng định hướng trong không gian
Trong các tiết học thê chất của trẻ gồm ba phần: Khởi động, trọng động và
hồi tĩnh
Phân khởi động có mục đích ôn định lớp, giúp cơ thể sẵn sàng cho buổi tập luyện về cả thể chất lẫn tinh thần Đồng thời, nó có tác dụng làm nóng người, giúp ngăn ngừa chấn thương Trong phân này, giáo viên tiến hành cho trẻ khởi động các khớp: đầu, cổ, tay, chân Khi khởi động cô cho trẻ rèn luyện các kỹ năng đi, chạy: đi thường, đi gót chân, chạy nhanh, chạy chậm Thời gian dành cho phần khởi động thường từ 3 — 4 phút
Trang 19Phần trọng động là phần trọng tâm của tiết học Đây là phân có tác
dụng đến sự phát triển của trẻ nhiều nhất, vì nó có nhiệm vụ thực hiện mục
đích của tiết học Phần này gồm 3 giai đoạn: Tập bài tập phát triển chung, vận
động cơ bản và trò chơi vận động
Bài tập phát triển chung có tác dụng rèn luyện và phát triển các nhóm cơ chính: cơ bả vai, cơ mình, cơ chân, động tác phát triển hệ hô hấp, động tác bố trợ cho vận động cơ bản Nội dung và số lần tập các động tác phụ thuộc vào nội dung của bài tập cơ bản
Ví dụ: Với bài vận động cơ bản “chuyên và bắt bóng khoảng cách 3m” Do bài tập cần sử dụng nhiều đến tay vậy nên bải tập cơ bản cần chú ý rèn luyện nhóm cơ bả vai hơn Điều này thể hiện qua số lần tập động tác:
Động tác tay: 4 lần * 4 nhịp;
Động tác bụng: 2 lần * 4 nhịp;
Động tác chân: 2 lần * 4 nhịp; Động tác bật: 2 lần * 4 nhịp
Bài vận động cơ bản trong tiết học thể chất có thể là những vận động mới hoặc vận động trẻ đã biết Đối với những bài vận động mới, cô cần hướng dẫn tỷ mý Cách tiến hảnh như sau: Cô tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cho cả lớp tập Với những bài vận động trẻ đã biết, cô có thể cho trẻ nhắc lại cách thực hiện và tập thử trước, sau đó cô hướng dẫn lại bài tập, cudi cùng cho cả lớp thực hiện
Trò chơi vận động mà cô lựa chọn là những trò chơi có nhiệm vụ củng
cố, rèn luyện, hỗ trợ cho vận động cơ bản Lưu ý, trò chơi vận động phụ thuộc
vào nội dung của vận động cơ bản trước đó: Nếu vận động cơ bản tĩnh thì trò
chơi vận động phải động như trò chơi chạy nhảy “Cáo và Thỏ”, “nhảy lò cò” Nếu vận động cơ bản động như “ném kết hợp chạy nhảy” thì trò chơi
32 66
vận động phải tĩnh như trò chơi “thôi màu nước”, “tiêng gọi của a1?” Khi tiên
Trang 20hành, cô giới thiệu tên trò chơi, cô có thể cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi đối với những trò chơi trẻ đã biết Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi, sau đó tổ chức cho trẻ chơi Thời gian tiễn hành phần trọng động chiếm 2/3 thời gian tiết học Phần hồi tĩnh có tác dụng đưa trẻ về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục Làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phân khởi sau giờ học Trong phần nảy, cô sử dụng các biện pháp hồi sức như: cho trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa vươn vai hít thở sâu hoặc cô có thể cho trẻ chơi trò chơi vận động tĩnh: gieo hạt, bóng bay xa, thời gian dành cho phần hồi tnh từ 2 - 3 phút Kết thúc tiết học, cô tiến hành nhận xét, tuyên dương các bạn tập tốt và có ý thức tập Khích lệ, động viên các bạn chưa tập tốt cần chú ý, cố găng hơn 1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng của việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
Việc hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ giữ vai trò đặc biệt quan trọng ở trường mầm non Vì thế, việc phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ ngay từ lứa tuôi mầm non là vô cùng cần thiết Đặc biệt, đối với trẻ 5 - 6 tuôi khả năng định hướng trong không gian tốt sẽ giúp trẻ thích nghi cao với việc học tập ở phố thông Tuy nhiên, đây lại là nội dung tương đối trừu tượng đối với trẻ Chính vì thế, giáo viên cần phải có
những phương pháp, hình thức hướng dẫn luyện tập hợp lý Qua điều tra,
quan sát ở một số trường mâm non tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đều cho răng hoạt động giáo dục thể chất là con đường hữu hiệu nhằm hình thành, củng cô biểu tượng định hướng về không gian Trong trường mầm non cũng đã thực hiện việc lỗng ghép nội dung nảy vào trong chương trình dạy học cho trẻ Mặc dù vậy, hiệu quả của việc lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng
Trang 21trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất vẫn chưa cao Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
1.2.2 Nguyên nhân
+ Do trình độ chuyên môn còn hạn chế, một số giáo viên chủ yếu dựa vào chương trình để thực hiện nội dung biên soạn chứ chưa có sự mở rộng một số nội dung định hướng trong không gian Nhiều giáo viên chưa biết cách lồng ghép việc thực hiện nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian vào các hoạt động giáo dục thể chất
+ Ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ chưa thể diễn đạt một cách rõ ràng làm cho giáo viên gặp khó khăn trong quá trình hướng dẫn trẻ Ngoài ra, do lượng trẻ trong lớp đông, lại mắt nhiều thời gian để tổ chức cho trẻ thực hiện các động tác vì vay, giáo viên ít khi chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ thực hiện nhiệm vụ định hướng trong không gian
+ Hoạt động giáo dục thể chất thường được tổ chức ở ngoải trời nên trẻ hay mắt tập trung, dễ bị thu hút bởi yếu tố khác làm ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ Hơn nữa, đặc điểm của tiết học thể chất là vị trí của trẻ thường xuyên có sự thay đối nên khó lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng không gian hơn
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học luôn là môi quan tâm của các cô
giáo mam non Trang thiết bị cơ sở tốt thì chất lượng dạy học mới đạt hiệu
quả cao Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư cho giáo dục chưa nhiều, chưa đồng bộ (chủ yếu tập trung ở thành phố lớn) Ở vùng nông thôn trang thiết bị thiếu thốn, phần lớn đỗ dùng dạy học đều do giáo viên tự làm bằng các vật liệu: vải, vỏ hộp, giấy xốp chưa hấp dẫn thu hút trẻ
Trang 22Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc day tré 5 - 6 tuổi định
hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất, chúng tôi rút
ra kết luận sau:
Việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian là rất quan trọng vả cần thiết Nó có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển khả
năng nhận thức của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện thành công
trong học tập và các hoạt động khác trong cuộc sống Trong trường mầm non, lông ghép việc thực hiện dạy trẻ định hướng trong không gian vào hoạt động giáo dục thể chất mang lại hiệu quả cao, đã được nhiều giáo viên mầm non quan tâm Tuy nhiên, do trình độ có hạn nên giáo viên chưa biết vận dụng các biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thê chất làm cho kết quả hình thành sự định hướng trong không gian cho trẻ chưa cao
Để hiệu quả của việc lồng ghép việc dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất đạt kết quả cao thì giáo viên phải xây dựng các biện pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục
Trang 23CHUONG 2
XAY DUNG MOT SO BIEN PHAP DAY TRE
MAU GIAO 5 - 6 TUOI DINH HUONG TRONG KHONG GIAN THONG QUA HOAT DONG GIAO DUC THE CHAT 2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp
2.1.1 Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mâm non, mục đích phát triển nhận thức và phát triển thể chất cho trẻ
Trong dự thảo chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo T10/2005, mục tiêu ngành giáo đục mâm non đã được bổ sung theo quan điểm đổi mới Ngành giáo dục mầm non đã xây dựng mục tiêu cụ thể cho mỗi độ tuổi nhất định Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) phải phát triển năm chỉ tiêu vẻ thể
chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thâm mĩ Với mục tiêu phát triển
nhận thức, chương trình đã chỉ rõ cần: Hình thành và phát triển ở trẻ:
- Tính tò mò, ham hiểu biết, tích cực tìm tòi, khám phá các hiện tượng và sự vật xung quanh
- Khả năng nhận biết, phân biệt bằng các giác quan, khả năng quan sát,
so sánh phân loại, suy luận và phỏng đoán, tìm ra mối liên hệ nhân quả, óc
tưởng tượng, khả năng chú ý, ghi nhớ
- Khả năng phát hiện và giải quyết vẫn đề trong cuộc sống hang ngày theo những cách khác nhau, khả năng diễn đạt những suy nghĩ
- Một số hiểu biết ban đầu về cơ thể con người, cây côi, con vật, đô vật, một số hiện tượng thiên nhiên và một số biểu tượng ban đầu về toán
Còn với mục tiêu phát triển thể chất, chương trình đã nêu rõ: Giáo dục
phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm:
- Thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp trẻ tăng cường sức khoẻ, cơ thể phát triển cân đối hải hoà
Trang 24- Trẻ thực hiện các động tác hô hấp, tay, chân, lưng, bụng và các bài tập thể dục một cách thuần thục, nhịp nhàng, uyễn chuyền
- Các vận động cơ bản đi, đứng, chạy thuần thục, nhanh nhẹn Có thể
thực hiện được một số vận động khó với yêu cầu cao hơn như: đi kiếng chân,
đi băng gót chân, đi thăng bằng trên đường hẹp
- Phối hợp tay - mắt chính xác, biết cắt băng kéo, sử đụng đồ dùng trong sinh hoạt thành thạo, có kĩ năng thực hiện tốt một số công việc tự phục VỤ
Như vậy, các biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua
hoạt động giáo dục thể chất phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu giáo dục mầm non, mục tiêu phát triển nhận thức, phát triển vận động cho trẻ
2.1.2 Phù hợp với đặc điểm sinh lí và nhận thức của lứa tuổi và của từng cá nhân trẻ
Trẻ mẫu giáo lớn cơ thể đã phát triển tương đối hoàn thiện, trẻ trở nên cứng cáp hơn Các vận động của trẻ như vận động đi, chạy, nhảy, bật, ném, chuyên, bắt, bò, trườn, trẻo, dần trở lên chính xác, nhịp nhàng, nhịp điệu, ôn định, trẻ biết phối hợp vận động của mình với các bạn Trẻ lúc này rất hiếu động, nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn Vì vậy, các biện pháp khi đề ra và thực hiện đều phải phù hợp với đặc điểm, nhu cầu và khả năng vận động của trẻ
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi tư duy trực quan hình tượng vẫn phát triển mạnh và chiếm ưu thế Vậy nên, các biện pháp dạy trẻ cần hướng tới sự hình thành các biểu tượng toán học sơ đăng Trên cơ sở đó tích cực hoá hoạt động nhận thức của trẻ
Tuy nhiên, trong cùng một độ tuổi nhưng mỗi trẻ lại có đặc điểm phát triển riêng về nhận thức cũng như khả năng vận động Vì vậy, khi đưa ra các biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục
Trang 25thể chất cũng cân phải lưu ý tới đặc điểm riêng của từng cá nhân để dạy trẻ,
lựa chọn kiến thức, bài tập sao cho phù hợp
2.1.3 Các biện pháp xây dựng cân tạo ra sự lông ghép hợp lý nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Các biện pháp giáo dục đưa ra phải đảm bảo quá trình nhận thức của trẻ mẫu giáo, phải phù hợp với nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ Trong các giờ hoạt động phát triển thể chất trẻ được học các nội dung khác nhau, mỗi nội dung đều có thể tô chức kết hợp với việc luyện tập, củng cô cũng như hình thành những khả năng định hướng trong không gian mới cho trẻ Vì vậy, giáo viên cần dựa vào nội dung và hình thức của bài tập thể chất để lồng ghép vảo việc dạy trẻ định hướng không gian sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao
Ví dụ:
Trong phần khởi động, cô có thể lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng khi di chuyển thông qua các bài tập đội hình đội ngũ: di chuyên thành hàng đọc, hàng ngang, quay theo các hướng khác nhau, dồn hang, dan hang 2.1.4 Đảm bảo phát huy tính tích cực nhận thức và tích cực tham gia các hoạt động vận động
Các biện pháp mà giáo viên đưa ra phải phát huy được tính tích cực
nhận thức của trẻ, lôi cuén long ham muốn tham gia vận động, tự nguyện
tham gia vào các vận động CHáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ tự giải quyết Các nhiệm vụ một cách độc lập, tự vận dụng kiến thức, khả năng định hướng trong không gian đã được học vào trong chính hoạt động của mình Giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc đánh giá và uỗn ắn những hoạt động của trẻ Tuy nhiên, nếu trẻ được tham gia vào quá trình đánh giá hoạt động của bạn sẽ giúp trẻ nhận thức đúng đắn hơn về động tác, trẻ nhận ra được cái đúng, sai của động tác, bản thân trẻ sẽ cố gắng và chính xác hơn Những phương pháp
Trang 26giảng dạy thích hợp sẽ lôi cuốn, kích thích lòng ham muốn, hứng thú luyện tập, tự nguyện tham gia vào các hoạt động của trẻ
Phải tạo ở trẻ sự tự tin, nỗ lực cô găng vượt qua khó khăn khi vận động Tránh bắt trẻ miễn cưỡng, gò bó Nếu trẻ không tự giác tích cực tập luyện thì không bao giờ trẻ đạt kết quả tốt trong quá trình tập Trong quá trình giáo dục
thể chất, sự tích cực và tự giác của trẻ đối với hoạt động rất quan trọng Cáo
viên cần làm cho trẻ năm rõ được các bước thực hiện bài tập, cách thực hiện bài tập và dạy trẻ biết quan sát khi bạn tập Giáo viên nên giao nhiệm vụ cho trẻ để trẻ có cơ hội thể hiện tính độc lập của mình, biết vận dụng kiến thức về định hướng trong không gian vào bài tập Mặt khác, giáo viên cũng cần căn cứ vào hứng thú, năng lực và nhu cầu của mỗi trẻ để lựa chọn các biện pháp cho phù hợp
2.2 Đề xuất một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
Trong phạm vi khóa luận này, tôi đề xuất năm biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất bao gồm:
2.2.1 Lập kế hoạch lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian vào hoạt động giáo dục thể chất
Kế hoạch là toàn thể những dự định của công việc sẽ làm, được sắp xếp một cách có hệ thống nhằm vào một mục đích nhất định và thực hiện trong một thời gian nhất định
Lập kế hoạch lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thê chất dưới nhiều hình thức khác nhau như:
kế hoạch năm, một học kỳ, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần hoặc kế hoạch
trong một hoạt động có chủ đích Việc lập kế hoạch phụ thuộc vào từng loại kế hoạch ngăn hạn hay kế hoạch dài hạn, phụ thuộc vào cơ sở vật chất mỗi trường vả khả năng của mỗi giáo viên Quan điểm dạy học tích hợp cho phép
Trang 27giáo viên linh hoạt, chủ động lập kế hoạch sao cho phủ hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, phù hợp với đặc điểm nhận thức của từng trẻ
e Mục đích và ý nghĩa
Việc lập kế hoạch là khâu đầu tiên không thể thiếu được khi thực hiện các hoạt động giáo dục Lập kế hoạch chính xác sẽ tạo điều kiện sử dụng những biện pháp giáo dục theo một trình tự hợp lý, khoa học và có hiệu quả Nó có vai trò định hướng trong hoạt động của cô và trẻ nhằm đạt được mục đích đã đặt ra
e Yêu cầu
+ Dựa vào kế hoạch dạy học chung của trường, giáo viên xây dựng kế hoạch cụ thể hàng tháng và hàng tuần sao cho phủ hợp với trẻ và điều kiện thực tế của lớp
+ Lập kế hoạch lồng ghép nội dung cần đảm bảo: Tính mục đích, tính khoa học, tính phát triển, tính vừa sức, tính thực tiễn,
+ Trong kế hoạch, các phương pháp, biện pháp sư phạm được lựa chọn và phân bố theo trình tự hoạt động của cô và của trẻ trong khoảng thời gian của hoạt động giáo dục thể chất nhất định
+ Khi lập kế hoạch, giáo viên cần dự kiến thời gian, địa điểm thực hiện, chuẩn bị đồ dùng dạy học
e Nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian được lồng ghép thông qua hoạt động giáo dục thể chất
+ Lồng ghép nội dung luyện tập định hướng trong không gian khi trẻ lây mình và người khác làm chuẩn vào hệ thống bai tập phát triển chung:
+ Lồng ghép nội dung dạy luyện tập định hướng trong không gian khi trẻ lầy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển vào hệ thống bài tập đội hình đội ngũ cho trẻ;
+ Lồng ghép nội dung dạy luyện tập định hướng trong không gian khi
Trang 28trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển, xác định mỗi quan hệ không gian giữa các vật vào hệ thông bài tập vận động cơ bản cho trẻ;
+ Lồng ghép nội dung dạy luyện tập định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển, xác định mỗi quan hệ không gian giữa các vật vào hệ thông trò chơi vận động cho trẻ
e Cách xây dựng
Dé lap ké hoạch cho một hoạt động nào đó, du là kế hoạch dài hạn hay
kế hoạch ngắn hạn giáo viên phải xác định cơ sở đề lập kế hoạch cho trẻ trên cơ sở phân tích khả năng hiện tại và mức độ phát triển của trẻ Để lập được kế hoạch giáo viên cần xác định:
+ Xác định nội dung lồng ghép
Dựa vào nội dung kiến thức, kỹ năng cần cung cấp cho trẻ theo từng chủ điểm, đặc điểm nhận thức của trẻ giáo viên xác định nội dung cần lồng ghép vào hoạt động giáo dục thể chất
+ Xác định mục tiêu
Giáo viên xác định rõ kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đem đến cho trẻ
+ Chuẩn bị
Chuẩn bị những phương tiện, dụng cụ, đồ dùng học tập, đồ chơi, địa
điểm cho trẻ hoạt động phù hợp với chủ đề, chủ điểm, phù hợp với điều kiện của trường của lớp
+ Xây dựng kế hoạch
+ Đánh giá việc thực hiện các nội dung lồng ghép
Đánh giá phải được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện để kịp thời đưa ra những điều chỉnh ngay trong quá trình thực hiện kế
hoạch
Trang 292.2.2 Sử dụng hệ thống bài tập đội hình đội ngũ nhằm nâng cao mức độ định hướng trong không gian khi trẻ lẫy mình, người khác làm chuẩn và khả năng định hướng khi di chuyển cho trẻ 5 - 6 tuổi
Đội hình đội ngõ là một loại bai tập thể chất sử dụng vận động đổi với nhiều hình thức khác nhau như: vòng tròn, hàng dọc, hàng ngang chuyển đội hình từ hàng dọc thành hàng ngang, quay theo các hướng khác nhau: quay phải, quay trái, quay sau, dãn hảng, dỗn hàng: chuyển động trong không gian khi đi, chạy
Bài tập đội hình đội ngũ ở trường mầm non cho trẻ ở trường mầm non
thực hiện nhiều trong thể dục sáng, tiết học thể dục
e Mục đích sử dụng
Dựa vào đặc điểm của bài tập đội hình đội ngũ để giúp trẻ rèn luyện kĩ năng về các hướng trong không gian: Kĩ năng định hướng phía trước, phía sau, phía phải, phía trái, của bản thân trẻ và của người khác, phát triển khả năng định hướng khi di chuyển của trẻ
e Yêu cầu
Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần chú ý:
+ Các bài tập đội hình được sử dụng nhiều trong các hoạt động khác nhau để củng cố cho trẻ kiến thức kĩ năng định hướng trong không gian khác nhau
+ Khẩu lệnh của giáo viên phải rõ ràng, đứt khoát để cho tất cả mọi trẻ đều nghe rõ, xác định được bộ phận cơ thé can di chuyén và hướng chuyển động Giáo viên có thể sử dụng các dụng cụ tín hiệu như trồng, xắc xô để trẻ dễ tập trung chú ý hơn
+ Giáo viên cần linh hoạt trong việc lồng ghép các nhiệm vụ luyện tập định hướng trong không gian cho trẻ trong quá trình trẻ di chuyển đội hình sao cho phù hợp với mục đích bài luyện tập
Trang 30e Cách sử dụng
Bài tập đội hình đội ngũ của trẻ gồm các nội dung: di, chạy, xếp hàng, chuyên hảng, dồn hàng, theo các cách khác nhau
+ Với bài tập đi, chạy giáo viên có thể thực hiện lồng phép cho trẻ đi, chạy về các hướng không gian khác nhau
+ Khi xếp hàng, cô có thể cho trẻ xếp theo yêu cầu của cô: xếp hàng đọc, xếp hàng ngang
Chăng hạn: Giáo viên hô: “về hàng dọc tập hợp” đồng thời đưa một cánh tay ra trước, trẻ lần lượt xếp hàng đọc theo tổ phía trước cánh tay cô chỉ
Cho trẻ học cách di chuyển, xác định các hướng khi chỉnh hàng, chuyển đội hình: từ hàng dọc thành hàng ngang và ngược lại, chuyển từ một hàng dọc thành hai hàng dọc, từ một hàng ngang thành hai hàng ngang,
Ví dụ: Khi chuyên từ một hàng ngang thành hai hàng ngang
Cô cho trẻ đứng thành hàng ngang theo tô Cô hô: “từ trái qua phải lần lượt điểm số 1 - 2, 1 - 2, đến hết” Khi trẻ điểm danh xong Cô hô: “một hàng ngang thành hai hàng ngang - bước” khi đó trẻ số 1 đứng tại chỗ, trẻ số 2 bước chân trái xuống một bước, sau đó bước chân trái sang ngang,thu chân phải về đứng thắng hàng với người số 1
+ Trong quá trình trẻ đồn hàng, dãn hàng giáo viên cũng có thể lồng ghép dạy trẻ định hướng khi lẫy người khác làm chuẩn bằng cách đưa ra những hiệu lệnh để trẻ thực hiện
Ví dụ: Khi muốn dồn hàng, cô có hiệu lệnh “lây bạn A làm chuẩn, tất cả dồn hàng” Khi đó, bạn A giơ cao tay phải lên, các bạn còn lại lay ban A làm chuẩn, tùy theo vị trí của mình mà bước chân đồn hàng sang bên phải, hoặc bên trái, bước chân lên trên
Trang 31+ Khi cho trẻ chuyển hướng để chuẩn bị thực hiện bải tập, giáo viên cân đưa ra những hiệu lệnh rõ ràng, dứt khoát kèm theo hướng không gian trẻ cần di chuyển rõ ràng
Ví dụ: Khi cô điều chỉnh hàng cho trẻ, khẩu lệnh cô đưa ra dứt khoát, rõ ràng: “cả lớp chú ý, tổ 1, tô 2 bên trái, quay; tô 3, tổ 4 bên phải, quay” 2.2.3 Sử dụng hệ thống bài tập phát triển chung nhằm củng cé va phat triển kiến thức, kĩ năng định hướng trong không gian khi trẻ lẫy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển
Bài tập phát triển chung là một hệ thống các động tác được chọn lọc có tác dụng phát triển và củng cô những nhóm cơ bắp riêng biệt, những động tác phát triển hệ hô hấp vả những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản
Bài tập phát triển chung được sử dụng trong tiết học thể dục, thể dục
sáng của trẻ ở trường mầm non e Mục đích sử dụng
Trên cơ sở trẻ năm được động tác thuộc hệ thống bài tập phát triển chung, giáo viên có thể dựa vào hướng chuyển động của các động tác để dạy trẻ định hướng phía trên, phía dưới, phía phải, phía trái, phía trước, phía sau của bản thân trẻ và của người khác
e Yêu cầu
+ Đối với giao viên cần năm rõ hệ thông các bài tập, các động tác thuộc bài tập phát triển chung để dạy trẻ định hướng không gian cho phù hợp Giáo viên cần thực hiện làm mẫu trước kết hợp với lời hướng dẫn rõ ràng, và có biểu tượng về hướng không gian cần thực hiện động tác, trong khi trẻ tập cô vẫn cần tập cùng trẻ Các nội dung luyện tập cần được lựa chọn phù hợp với nhiệm vụ thực hiện các động tác trong bài tập phát triển chung cho trẻ
Trang 32+ Về phía trẻ, cần nắm được các hướng không gian: Phía trên - phía dưới, phía trước - phía sau, phía phải - phía trái của trẻ và của người khác,
năm được VỊ trí các bộ phận trên cơ thể mình
+ Đặc biệt giáo viên cần lưu ý đến việc chuẩn bị, sử dụng các đồ dùng hỗ trợ trong quá trình tập: gậy, vòng, bóng, bông, làm tăng hứng thú của trẻ với bài tập, có tác dụng lớn trong quá trình tập luyện cũng như củng cô kiến thức về định hướng trong không gian cho trẻ Dụng cụ giúp cho trẻ thực hiện các động tác chuẩn hơn Cần lưu ý các dụng cụ phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ Việc sử dụng âm nhạc trong quá trình tập cũng mang tới hiệu quả tốt, có âm nhạc làm cho trẻ cảm thấy vui tươi, thích thú Âm nhạc sử dụng trong quá trình tập có thể tùy theo nội dung chủ điểm, nhịp điệu vui tươi, dễ dàng kết hợp với động tác
e Cách sử dụng
Tuỳ từng bải tập phát triển chung của trẻ 5 - 6 tuổi mà giáo viên có thể lồng ghép việc củng cô kiến thức và kĩ năng định hướng trong không gian cho
trẻ
+ Với bài tập phát triển cơ tay - vai: Giáo viên sử dụng các động tác tay, lườn giúp trẻ xác định tay trái, tay phải;
Ví dụ: Khi cho trẻ tập động tác lườn
+ Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang một bước, hai trái dang ngang; + Nhịp 2: Tay trái chống hông, tay phải giơ cao, nghiêng người về phía
bên trái
+ Nhịp 3: Trở về nhịp 2
+ Nhịp 4: Trở về tư thế chuẩn bị
+ Các nhịp 5, 6, 7, 8 làm tương tự nhưng đổi bên
Như vậy, qua động tác lườn trẻ được học cách xác định tay trái, tay phải, chân trái, chân phải, bên trái, bên phải
Trang 33+ Bài tập phát triển cơ bụng - lườn: Củng cỗ cho trẻ nhận biết các hướng trong không gian: hướng bên phải - bên trái, phía trước - phía sau, phía trên - phía dưới, khi trẻ thực hiện các động tác nghiêng người sang phải, nghiêng người sang trái, cúi gập người về phía trước;
+ Với các bài tập phát triển cơ chân: Có thể sử dụng các động tác chân,
bụng, bật rèn luyện cách xác định rõ các bộ phận cơ thể của mình, củng cô kĩ
năng định hướng không gian cho trẻ băng cách cho trẻ thực hiện nhảy lên phía trước, nhảy về phía sau, nhảy sang phía bên phải, nhảy sang phía bên trái của trẻ, của bạn
Vị dụ: Động tác chân
Trẻ thực hiện: Hai tay chống hông, hai chân chụm bật nhảy lên phía trước, nhảy về phía sau liên tục
2.2.4 Sử dụng hệ thống bài tập vận động cơ bản nhằm củng có, phát
triển cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khả năng định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển, xác định mối quan hệ không gian giữa các vật
Cac bai tap van động cơ bản là phần quan trọng nhất không thể thiếu trong các giờ học vận động của trẻ mầm non Vận động cơ bản là những vận động cần thiết đối với con người trong cuộc sống, được sử dụng vảo trong các hoàn cảnh khác nhau như khi di chuyên: đi, chạy, nhảy qua rãnh nước, leo trẻo, ném
Bài tập vận động cơ bản là một loại bài tập thể chất, bao gồm các hoạt
động vận động được chọn từ các vận động cơ bản, tác động lên các nhóm cơ bắp lớn của cơ thể để giải quyết nhiệm vụ giáo dục và giáo dưỡng trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ
e Mục đích sử dụng
Trang 34Sử dụng nội dung của các bài tập vận động cơ bản để củng cô khả năng định hướng trong không gian cho trẻ như: Định hướng khi thực hiện các động tác (ném về phía trước, chuyền bóng, lăn bóng sang bên phải, bên trái, ) định hướng khi di chuyến, phát triển khả năng ước lượng bằng mắt, xác định vị trí các sự vật, mỗi quan hệ giữa các vật trong không gian
e Yêu cầu
Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần lưu ý những điểm sau:
+ Nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng vận động của trẻ Cần có sự nâng cao, mở rộng các nội dung luyện tập giúp trẻ nâng cao khả năng vận động cũng như khả năng định hướng một cách độc lập
+ Vì đây là bài tập mới nên khi hướng dẫn trẻ, giáo viên cần làm động tác mẫu chính xác, rõ ràng kết hợp với dùng lời giải thích đề trẻ có biểu tượng về hướng không gian của động tác một cách rõ ràng Vị trí làm mẫu của giáo viên phải phù hợp, đảm bảo cho tất cả trẻ có thể quan sát được giáo viên làm mẫu
+ Có đủ dụng cụ cho trẻ luyện tập như bao cát, bóng, Các dụng cụ này giúp trẻ có cơ hội tích cực thực hiện các động tác một cách dễ dàng
+ Giáo viên cần chú ý quan sát sửa sai cho trẻ Nếu trẻ không làm được giáo viên cần giải thích cho trẻ hiểu rõ bản chất, các bước thực hiện bài tập
sửa tư thế vận động cho trẻ Tạo điều kiện cho trẻ nhận xét các động tác của
bạn làm cũng giúp trẻ được củng có, khắc sâu hơn về đông tác
+ Thời gian cho bài tập vận động cơ bản cần được tô chức, sắp xếp một cách hợp lí nếu không sẽ dẫn tới tình trạng trẻ mệt mỏi, không hứng thú tham g1a luyện tập làm giảm hiệu quả quá trình nhận thức ở trẻ
se Nội dung các bài tập vận động cơ bản
Đôi với trẻ 5 - 6 tuôi, bài tập vận động cơ bản gôm các nội dung sau:
Trang 35+ Các bài tập vận động đi, chạy, thăng bằng; + Các bài tập vận động nhảy, bật;
+ Các bài tập vận động ném, chuyên, bắt;
+ Các bài tập vận động bò, trườn, tréo;
e Cách sử dụng
Tuỳ từng nội dung của bài tập mà giáo viên lồng ghép nội dung đạy trẻ định hướng trong không gian cho phù hợp
+ Trong các bài tập vận động đi, chạy, thăng bằng: Giáo viên lồng ghép nội dung cho trẻ định hướng trong không gian bằng cách cho trẻ xác định vị trí của bản thân, cho trẻ đi theo các hướng khác nhau
Ví dụ: Vận động cơ bản “đi theo hiệu lệnh”
Cách thực hiện: Trẻ đứng trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh “đi”, trẻ đi theo hiệu lệnh lời nói vả nghe tiếng xắc xô của cô Cô gõ xắc xô chậm thì trẻ đi chậm, xắc xô nhanh trẻ đi nhanh, xắc xô gõ vừa thì trẻ đi thường Trong khi đi, cô cho trẻ đi theo tiếng xắc xô và đi theo các hướng cô chỉ: Rẽ sang trái, rẽ sang phải,
+ Các bài tập vận động nhảy, bật: Giáo viên có thể rèn luyện kĩ năng định hướng trong không gian cho trẻ bằng cách kết hợp cho trẻ bật, nhảy về phía trước, phía sau, sang phải, sang trái của trẻ hay của người khác
+ Đối với bài tập vận động ném, chuyên, bắt, có thể cho trẻ xác định tay trái, tay phải; các hướng ném, chuyền: Ném sang phải, sang trái; hoặc chuyền sang phải, sang trái, trẻ tự ước lượng khoảng cách, hướng đi của vật của vật và di chuyên theo hướng vật đi dé bat lay vat
Ví dụ: Bải tập vận động “ném trúng đích thắng đứng”
Chuẩn bị: Cô đặt 4 vòng đích thắng đứng ở bốn phía của trẻ ở giữa có một hình vuông cô kẻ sẵn cho trẻ đứng
Trang 36Tiến hành: Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị”, trẻ di từ đầu hàng đến phía hình vuông, cúi người cầm túi cát bằng tay thuận, đứng chân trước, chân sau Cô cho trẻ ném về các hướng: Ném về vòng đích phía bên phải con, ném về
vòng đích phía bên trái con, Khi có hiệu lệnh “ném”, thì con dùng tay cầm
túi cát hơi chếch về phía sau, khi ném con dùng lực của cánh tay, cô tay cầm túi cát từ từ giơ lên cao, qua đầu ném về vòng đích theo yêu cầu của cô Sau
khi ném xong, con ổi về phía cudi hàng đứng, các bạn khác tiếp tục thực hiện
+ Các bài tập bò, trườn, trèo: Trong bài tập này, giáo viên dạy trẻ biết cách phối hợp chân tay nhịp nhàng khi thực hiện động tác
Ví dụ: Vận động “trườn theo hướng thăng”
Thực hiện: trẻ nằm sắp xuống sàn, trước vạch xuất phát Khi có hiệu lệnh “trườn” tay trái đưa thắng ra phía trước, co chân phải đây mạnh người về phía trước đồng thời co chân trái để lẫy đà, tay phải gập trước ngực Trườn theo đường thắng đến vạch đích thì trẻ đi đến cuối hàng đứng Như vậy, qua bài tập trườn, trẻ được rèn luyện cách phối hợp chân tay nhịp nhàng đồng thời củng cô kiến thức về các hướng không gian: Phía trước, phía sau
Đề tiến hành tốt các bài vận động cơ bản giáo viên cần xác định rõ: Bước 1: Xác định nội dung lồng ghép vào bài tập vận động cơ bản Căn cứ vào nội dung dạy vận động cơ bản, giáo viên lựa chọn nội dung định hướng trong không gian phù hợp với bài tập
Bước 2: Xác định mục tiêu của hoạt động
Xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đem đến cho trẻ Ngoài mục tiêu chung của bài tập vận động cơ bản cần xác định rõ mục tiêu mà nội dung lồng ghép đem tới
Bước 3: Chuẩn bị
+ Dự kiến: Thời gian; địa điểm hoạt động: ngoài sân trường, trong lớp + Đồ dùng, phương tiện dạy học: Nhạc vận động, gậy, vòng, túi cát,
Trang 37Bước 4: Tiến trình hoạt động
Tiến trình hoạt động được thể hiện rõ trong giáo án giáo viên đã chuẩn bị trước
+ Giáo viên nêu tên bài tập vận động mới, cho trẻ nêu cách thực hiện
bài tập
+ Giáo viên làm mẫu
Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích
Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp với giải thích cho trẻ hiểu các bước thực hiện bải tập Lời hướng dẫn của cô phải rõ ràng, giúp trẻ dễ hiểu Nội dung định hướng trong không gian là nội dung kết hợp vì vậy, lời nói chỉ sự định hướng trong không gian giáo viên cần nhẫn mạnh hơn Cô có thể cho trẻ nhắc lại bước thực hiện, chú ý đến các từ có sự định hướng trong không gian
+ Cho trẻ thực hiện
Lần 1: Cô cho 2 - 3 trẻ lên thực hiện cho cả lớp quan sát Cô cho trẻ quan sát và nhận xét bài tập của bạn Cô nhận xét chung
Lần 2: Cô cho từng trẻ lên thực hiện Cô nhận xét
Lần 3: Cô cho các tổ, nhóm lên thực hiện, thi đua với nhau
Khi trẻ thực hiện vận động, giáo viên có thể lồng ghép việc dạy trẻ định hướng trong không gian bằng cách yêu cầu trẻ thực hiện vận động theo hướng
nhất định
Chắng hạn, trong bài vận động “lăn bóng”, giáo viên có thể yêu câu trẻ: lăn bóng sang phía bên trái của con, lăn bóng về phía trước, lăn bóng sang phía bên phải cô
Trong quá trình cho trẻ luyện tập, cô giáo cần quan sát trẻ, có thể hỏi trẻ cách thực hiện động tác: “con ném như thế nào?”, “con đã ném bao cát về phía nào của con?” Cô giáo cũng có thể cho trẻ nhận xét bạn “con thấy bạn ném đã vê đúng phía cô yêu câu chưa?”, “tại sao bạn ném chưa được xa”
Trang 38Làm như vậy sẽ giúp trẻ nhận thức và định hướng rõ hơn hành động và hướng không gian cần thực hiện hành động
Vị dụ: Vận động cơ bản “bật liên tục qua vòng” e Mục tiÊU:
+ Trẻ biết bật chụm chân liên tục qua các vòng đúng cách theo yêu cầu của cô
+ Phát triển cơ chân, rèn luyện sự nhanh nhẹn cho trẻ
+ Rèn khả năng định hướng trong không gian: phía trái, phía phải, phía trên của mình, của bạn e Chuẩn bị + Địa điểm: Ngoài sân trường + Thời gian: 10 - 12 phút + Đồ dùng, phương tiện: Nhạc “trời năng, trời mưa”, vòng thể dục (20 chiếc) e Tiến hành
+ Cô giới thiệu tên bài tâp “bật liên tục qua vòng”
+ Các con nhìn xem để thực hiện bải tập nảy cô dùng những đồ dùng
nào? (có vòng thể dục ạ)
+ Cô cho trẻ lên thực hiện thử bài tập Nhận xét + Cô làm mẫu:
Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích
Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp giải thích: “Khi có hiệu lệnh chuẩn bị, cô đi từ đầu hàng bước đến trước vạch xuất phát, hai chân đứng chụm lại, hai tay chống hông Có hiệu lệnh “bật” cô hơi ching dau géi, ding sức chân hơi nhún để bật nhảy vào các vòng tròn Lưu ý, khi bật nhảy chân không được chạm vào vòng Sau khi bật nhảy qua hết các vòng các cô đi thường về phía cuôi hàng.”
Trang 39+ Cô cho 2 - 3 trẻ lên thực hiện
+ Cô cho các tô lần lượt lên thực hiện
+ Cô tô chức cho trẻ thi bật: Cô cho từng tô lên thi đua với nhau (2 - 3
lượt) Mỗi tổ sẽ có nhảy vào các hàng có vòng tròn xếp khác nhau Cô xếp các
vòng không theo đường thắng mà xếp theo đường dích đắc Cho trẻ nêu cách nhảy vào các vòng: Bật vào vòng tròn phía bên trái, bật vào vòng phía bên phải, bật vào vòng phía trên
+ Cô nhận xét quá trình chơi của trẻ
Như vậy, thông qua các bài tập vận động cơ bản củng với sự giúp đỡ
của giáo viên, trẻ sẽ biết vận động, nam duoc cach di chuyén theo hướng cần
thiết, năm được lời nói diễn đạt các hướng không gian và các mối quan hệ không gian khi vận động
2.2.5 Củng cô và phát triỀn sự định hướng trong không gian cho trẻ khi trẻ lẫy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển, xác định mối quan hệ không gian giữa các vật thông qua việc sử dụng hệ thống trò chơi vận động
Trò chơi vận động thuộc loại trò chơi có luật, là sự phối hợp giữa các
thao tác vận động và một số vận động cơ bản Ở trường mầm non, trò chơi
vận động được sử dụng một cách tối da trong các hoạt động học có chủ đích, hoạt động ngoài trời
Hiện nay có rất nhiều trò chơi vận động dành cho trẻ mẫu giáo lớn, nhưng chủ yếu là các trò chơi sau:
+ Trò chơi rèn luyện kỹ năng di, chay: tin hiéu giao thông, tìm bạn thân, mèo đuôi chuột, đu quay, kéo co,,
+ Trò chơi rèn luyện kỹ năng bật, nhảy: Bật lên tục qua vòng, chuyền
bóng, cáo và thỏ,
Trang 40+ Trò chơi rèn luyện đây, ném và bắt bóng: bác thợ săn, ném xa, ném trúng vòng
+ Các trò chơi dân gian: rồng răn, mèo đuôi chuột, bịt mắt bắt dê, © Muc dich su dung
Do trò chơi vận động là một trò chơi có luật, giáo viên có thể đựa vào luật, vào yêu cầu của trò chơi dé kết hợp những nhiệm vụ vận động với nhiệm vụ định hướng trong không gian thích hợp nhằm phát triển khả năng vận động, khả năng định hướng trong không gian của trẻ
e Yêu cầu
+ Nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian mà giáo viên lồng ghép trong nhiệm vụ chơi phải phủ hợp với đặc điểm nội dung của trò chơi vận động
+ Cần chuẩn bị day du dung cu, san bai phuc vu cho tro choi
+ GIới thiệu luật chơi, cách chơi rõ rang
+ Cần tăng dần mức độ khó của nhiệm vụ chơi, luật chơi Chăng hạn, khi chơi trò chơi “Về đúng nhà”
Chuẩn bị:
+ Tranh hình ngôi nhà (4 bức)
+ Cô bồ trí 4 hình ngôi nhà ở trên chính giữa bốn bức tường trên lớp Tiến hành: Cô phân nhóm chơi theo tô, theo nhóm các bạn nam - bạn nữ, Khi chơi, cô cho các con về nhà theo yêu cầu của cô
+ Lượt 1: Cô tô chức chơi theo tô Tổ 1 về nhà phía trước cô, tổ 2 về nhà phía trái của cô, tô 3 về nhà phía phải của cô, tô 4 về nhà phía sau của cô
+ Lượt 2: Cô tô chức chơi theo nhóm các bạn nam - bạn nữ Các bạn nữ về nhà phía trai ban Mai, cac ban nam vé nha phia phai ban Mai
+ Lượt 3: Cô gọi tên nhóm bạn nam hoặc bạn nữ, khi cô chỉ về nhà nào
thì các con chạy về nhà cô chỉ Chạy tới nơi, cô hỏi trẻ: “con cho cô và các
bạn biệt con chạy vê phía nhà bên nào của cô”