CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY TRẺ 5 - 6 TUỔI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1.1.. Thực trạng sử dụng các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
HÀ NỘI, 2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thu Phương, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em, cung cấp cho em những tri thức, kinh nghiệm quý báu, động viên giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này Song do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm trong giảng dạy, nên khóa luận tốt nghiệp của em còn nhiều hạn chế, thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Người thực hiện
Trương Thị Thảo
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng em có
sự hướng dẫn và giúp đỡ của Thạc sĩ Lê Thu Phương và tham khảo qua các tài liệu có liên quan
Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu của mình không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Người thực hiện
Trương Thị Thảo
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Giả thuyết khoa học 2
6 Phương pháp nghiên cứu 2
7 Cấu trúc của đề tài 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY TRẺ 5 - 6 TUỔI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1.1 Cơ sở lí luận 4
1.1.1 Một số khái niệm 4
1.1.2 Đặc điểm nhận thức biểu tượng về không gian và sự định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 5
1.1.3 Quá trình hình thành biểu tượng về định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 6
1.1.4 Hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non với việc dạy trẻ định hướng trong không gian 10
1.2 Cơ sở thực tiễn 13
1.2.1 Thực trạng sử dụng các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất 13
1.2.2 Nguyên nhân 14
Trang 6CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO
5 - 6 TUỔI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 16
2.1.1 Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, mục đích phát triển nhận thức và phát triển thể chất cho trẻ 16 2.1.2 Phù hợp với đặc điểm sinh lí và nhận thức của lứa tuổi và của từng
cá nhân trẻ 17 2.1.3 Các biện pháp xây dựng cần tạo ra sự lồng ghép hợp lý nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 18 2.1.4 Đảm bảo phát huy tính tích cực nhận thức và tích cực tham gia các hoạt động vận động 18
2.2 Đề xuất một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất 19
2.2.1 Lập kế hoạch lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian vào hoạt động giáo dục thể chất 19 2.2.2 Sử dụng hệ thống bài tập đội hình đội ngũ nhằm nâng cao mức độ định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn và khả năng định hướng khi di chuyển cho trẻ 5 - 6 tuổi 22 2.2.3 Sử dụng hệ thống bài tập phát triển chung nhằm củng cố và phát triển kiến thức, kĩ năng định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển 24 2.2.4 Sử dụng hệ thống bài tập vận động cơ bản nhằm củng cố, phát triển cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khả năng định hướng trong không gian khi trẻ
Trang 7lấy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển, xác định
mối quan hệ không gian giữa các vật 26
2.2.5 Củng cố và phát triển sự định hướng trong không gian cho trẻ khi trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển, xác định mối quan hệ không gian giữa các vật thông qua việc sử dụng hệ thống trò chơi vận động 32
2.3 Điều kiện thực hiện các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất 37
2.3.1 Điều kiện về giáo viên 37
2.3.2 Điều kiện về trẻ 37
2.3.3 Điều kiện cơ sở vật chất 38
2.3.4 Gia đình và nhà trường 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
TÀI LIỆU THAM KHÁO 40
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ chính trong quá trình giáo dục ở trường mầm non Hình thành biểu tượng toán học cho trẻ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu
về toán học Trong đó, dạy trẻ sự định hướng trong không gian không chỉ là một trong những nhiệm vụ mà còn là nội dung dạy học quan trọng nhằm phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng tìm tòi, quan sát, thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, dạy trẻ định hướng trong không gian giúp trẻ ý thức được
vị trí của cơ thể mình trong môi trường, ý thức được vị trí của các vật so với nhau
và giúp trẻ có khả năng tự tổ chức, sắp đặt vị trí, phương hướng của bản thân, của
các sự vật trong không gian
Ngoài dạy trẻ định hướng không gian trong các tiết học toán thì trong hoạt động giáo dục thể chất cũng là phương tiện quan trọng giúp trẻ có sự định hướng trong không gian tốt Trong các hoạt động giáo dục thể chất trẻ vận dụng những kiến thức và kĩ năng định hướng không gian vào trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ vận động theo yêu cầu của giáo viên về các hướng không gian khác nhau giúp khả năng định hướng trong không gian của trẻ phát triển hơn Tuy nhiên, hiệu quả dạy trẻ định hướng trong không gian hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao Giáo viên vẫn chưa lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các hoạt động dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất” nhằm nâng cao mức độ định hướng trong không gian cho trẻ
lứa tuổi này
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định
hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không
gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua các hình thức giáo dục thể chất như: tiết học thể dục và trò chơi vận động
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
Xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng
trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
5 Giả thuyết khoa học
Hiệu quả việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian
thông qua hoạt động giáo dục thể chất chưa cao Nếu xây dựng được cách
thức lập kế hoạch lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian
thông qua hoạt động giáo dục thể chất kết hợp việc cho trẻ luyện tập với các bài tập vận động và hệ thống trò chơi vận động thì hiệu quả của quá trình dạy
trẻ định hướng trong không gian sẽ được nâng cao
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
Trang 10- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp đàm thoại
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo Phần nội dung chính của khóa luận gồm hai chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
Chương 2 Xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định
hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
Trang 11Thứ hai: Là khoảng không bao chùm mọi vật xung quanh con người Trong triết học duy vật biện chứng, không gian và thời gian được coi là hai hình thức tồn tại của vật chất đang vận động Mọi sự vật trong thế giới vật chất đều có vị trí, hình thức, kết cấu, độ dài ngắn, cao - thấp Tất cả những cái
đó được gọi là không gian
1.1.1.2 Sự định hướng trong không gian
Định hướng được hiểu là sự xác định vị trí của cá nhân đối với sự vật xung quanh và xác định vị trí của một vật nào đó thông qua quan sát nhìn hoặc nhớ lại Sự định hướng trong không gian của con người được thực hiện trên cơ sở tri giác trực tiếp không gian và biểu thị bằng lời các phạm trù không gian như vị trí, độ xa, mối quan hệ không gian giữa các vật
Theo Đỗ Thị Minh Liên, khái niệm “định hướng trong không gian” bao gồm cả sự đánh giá khoảng cách, xác định kích thước, hình dạng và vị trí
Trang 12tương đối của chúng so với vật thể chuẩn Sự định hướng trong không gian được hiểu theo nghĩa hẹp là sự xác định vị trí, bao gồm:
+ Sự xác định vị trí của chủ thể định hướng so với khách thể xung quanh nó;
+ Sự xác định vị trí của các vật xung quanh so với chủ thể định hướng; + Sự xác định vị trí của các vật một các tương đối so với nhau
Sự định hướng trong không gian xảy ra khi chủ thể có tác động qua lại với môi trường sống
1.1.1.3 Giáo dục thể chất
Thể chất là cơ thể con người (nói về mặt sức khoẻ) có thể sử dụng vào thực hiện một việc nào đó trong học tập, lao động, thể dục, Thể chất của con người gồm bốn mặt: tầm vóc cơ thể, năng lực cơ thể, năng lực thích ứng và trạng thái tâm lý
Giáo dục thể chất gọi tắt là thể dục, được hiểu theo nghĩa rộng của thể dục là một quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảng dạy các động tác nhằm hoàn thiện về mặt hình thể và chức năng sinh học của cơ thể người Thông qua đó giúp hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động
và phát triển các tố chất thể lực của cơ thể con người Như vậy, có thể hiểu giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát triển đều đặn, sức khoẻ được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện
1.1.2 Đặc điểm nhận thức biểu tượng về không gian và sự định hướng trong không gian của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ( xem [4] tr 34 - 35)
Trẻ mẫu giáo lớn đã hiểu rõ việc phân nhỏ các phần trong không gian
là sự thống nhất, trẻ cũng cảm nhận được các hướng chính của không gian Trẻ hiểu không gian là một thể thống nhất hoàn chỉnh có cả tính liên tục và
Trang 13rời rạc Trẻ đã biết chia không gian thành từng cặp theo hai hướng đối xứng nhau (trên - dưới, trước - sau, phải - trái) Và khi đó trẻ chia không gian phản ánh thành thành hai vùng lớn là vùng phía trước - vùng phía sau và vùng bên phải - bên trái Đồng thời, mỗi vùng lại phân thành hai vùng nhỏ hơn
Quá trình định hướng trong không gian của trẻ ngày càng phát triển hơn, điều này được thể hiện qua việc đứa trẻ bắt đầu nhận biết được các mối quan hệ không gian giữa các vật Khi xác định sự sắp đặt các vật thể trong không gian trẻ dần dần thấy các sự vật xung quanh nó đều có tọa độ riêng Việc xác định vị trí của một vật nào đó chỉ có tính chất tương đối Khi gốc tọa
độ thay đổi thì vị trí của vật cũng thay đổi
Tuy nhiên, khi xác định các mối quan hệ không gian giữa các vật trẻ vẫn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn Nguyên nhân của vấn đề là do thay đổi vật làm chuẩn, trẻ khó xác định do vật chuẩn không phải là bản thân trẻ mà là vật bất kì, nên trẻ thường nhầm lẫn khi xác định các hướng từ vật khác Hơn nữa, trẻ cũng gặp khó khăn khi xác định mối quan hệ không gian giữa các vật
ở khoảng cách quá xa hay quá gần với vật chuẩn Vì vậy, để giúp trẻ có thể xác định tốt mối quan hệ giữa các vật trong không gian lời nói của giáo viên đóng vai trò to lớn lời nói chính xác, rõ ràng giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc xác định mối quan hệ không gian giữa các vật
1.1.3 Quá trình hình thành biểu tượng về định hướng trong không gian cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Việc dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian bao gồm nhiều nội dung khác nhau Những nội dung này đã được quy định rõ trong các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi, giúp các giáo viên có thể dễ dàng trong việc lập kế hoạch dạy trẻ định hướng trong không gian Để việc dạy trẻ định hướng trong không gian đạt hiệu quả cao giáo viên cũng cần xác định các
Trang 14phương pháp, biện pháp dạy học sao cho phù hợp với trẻ, phù hợp với sự đa
dạng của nội dung chương trình
1.1.3.1 Nội dung dạy trẻ 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian
Nội dung dạy trẻ 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian bao gồm:
- Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình và người khác làm chuẩn;
- Dạy trẻ xác định các hướng: Phía phải - phía trái của người khác;
- Dạy trẻ xác định mối quan hệ không gian giữa các vật;
- Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng và định hướng khi di chuyển
1.1.3.2 Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian
Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của người khác (xem [3] tr
196-197, xem [4] tr 109)
Việc dạy trẻ xác định phía trái - phía phải của người khác được tiến hành trên cơ sở dạy trẻ xác định tay phải và tay trái của bạn Để trẻ xác định được dễ dàng thì trước hết trẻ cần xác định được tay phải và tay trái của bạn khi đứng cùng hướng với trẻ, sau đó cho đứng đối diện với trẻ Khi đứng đối diện với trẻ, trẻ cần xác định được bên tay phải của mình là tay trái của bạn, bên tay trái của mình là bên tay phải của bạn Cuối cùng, là khi các bạn đứng
ở các hướng bất kì
Dựa trên những kiến thức và kĩ năng mà trẻ có được, giáo viên cho trẻ tập luyện định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình và người khác làm vật chuẩn Nhiệm vụ dành cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cần phức tạp hơn so với những lứa tuổi mẫu giáo bé và nhỡ như: Mở rộng dần vùng xác định xung quanh bạn, tăng dần số hướng không gian mà trẻ cần định hướng, số lượng các dấu hiệu của đối tượng mà trẻ cần xác định là nhiều hơn,
Trang 15 Dạy trẻ định hướng khi di chuyển (xem [3] tr 197 - 198)
Ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trẻ tiếp tục học cách di chuyển theo hướng cần thiết và thay đổi hướng trong thời gian đi, chạy, Các bài luyện tập, trò chơi học tập và trò chơi vận động đóng vai trò to lớn trong việc dạy trẻ định hướng khi di chuyển
Khi mới tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động giúp trẻ xác định các hướng trong không gian, diện tích chơi cần có sự hạn chế Cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm ở trẻ thì diện tích chơi dần dần được mở rộng, số lượng các
đồ vật cùng với những dấu hiệu của chúng mà trẻ cần định hướng tăng dần, số hướng mà trẻ cần xác định ngày càng nhiều hơn Hơn nữa, trẻ phải biết diễn đạt bằng lời các hướng không gian theo một trật tự bất kì
Trong quá trình dạy trẻ định hướng khi di chuyển, giáo viên cần hình thành cho trẻ một số kĩ năng định hướng theo các hướng bên phải và bên trái, dạy trẻ một số luật lệ giao thông: Đi bộ phải đi trên vỉa hè và đi ở bên phải, đi bằng xe cộ thì đi dưới lòng đường và đi ở phần đường bên phải
Trên các tiết học và trong các hoạt động khác của trẻ, giáo viên cần phát triển ở trẻ phản ứng nhanh nhẹn và chính xác trước tín hiệu âm thanh, đồng thời yêu cầu trẻ xác định hướng phát ra âm thanh, di chuyển về hướng
có tín hiệu âm thanh và diễn đạt bằng lời các hướng mà trẻ đã xác định
Trang 16 Dạy trẻ xác định vị trí của vật này so với vật khác (xem [3] tr 198 - 199)
Trẻ mẫu giáo lớn cần học cách xác định vị trí của vật này so với vật khác, học thiết lập mối quan hệ không gian giữa các vật Đồng thời, trẻ học cách xác định vị trí của mình giữa những vật xung quanh
Ví dụ: Con đứng trước bạn Hoa, đứng giữa hai cái bàn, đứng sau cô giáo Việc dạy trẻ xác định mối quan hệ không gian giữa các vật diễn ra theo trình tự như sau:
+ Bước 1: Bằng phương pháp trực quan kết hợp với lời nói giáo viên cần chỉ cho trẻ thấy rõ mối quan hệ không gian giữa các đồ vật, đồ chơi (ở phía trước, ở phía sau, ở giữa,…) và diễn đạt vị trí chúng một cách chính xác bằng lời
+ Bước 2: Giáo viên thay đổi vị trí của các đồ vật, trẻ phải xác định lại và diễn đạt bằng lời các mối quan hệ không gian giữa các đồ vật đó
+Bước 3: Trẻ phải tự tạo ra các tình huống tương ứng với những yêu cầu của cô
Ví dụ: Cô yêu cầu trẻ phải xếp các đồ vật sao cho bên phải cái mũ là chiếc lược, phía phải chiếc lược là cái áo, phía trước cái áo là đôi giày
+ Bước 4: Trẻ phải tìm kiếm những tình huống tương tự trong môi trường xung quanh
Các trò chơi học tập như: “Cái gì thay đổi”, “cái gì biến mất”,… rất có tác dụng trong việc dạy trẻ xác định mối quan hệ không gian giữa các vật Ngoài ra,
có thể sử dụng tranh, ảnh hay các cảnh sân khấu nhằm luyện tập cho trẻ xác định
vị trí của từng đối tượng và mối quan hệ không gian giữa chúng Điều đó có tác dụng làm sáng tỏ ý nghĩa của các mối quan hệ không gian có liên quan tới vật thể đó Giáo viên không được sử dụng các vật không có định tính không gian rõ ràng làm vật chuẩn như: cái xô, cái cây, vào việc dạy trẻ xác định vị trí của các vật khác nhau so với chúng
Trang 17 Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng
Việc dạy trẻ mẫu giáo lớn định hướng trên mặt bảng, tờ giấy,… tức là dạy trẻ định hướng trong không gian hai chiều là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông
Để định hướng được trên mặt phẳng, trước hết cô cho trẻ xác định các hướng chính diện trên mặt phẳng về phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái và
ở giữa Trên cơ sở đó, cô dạy trẻ xác định vị trí không gian của các góc trong mặt phẳng Để định hướng được trên mặt phẳng, trẻ cần có kĩ năng phân tích các
vị trí trên mặt phẳng tri giác với mức độ ngày càng sâu hơn
Ví dụ: Cô bố trí các chữ số trên mặt giấy giống hình vẽ
Trên tờ giấy nếu các chữ số được sắp sếp như hình thì số 5 - ở giữa; số
2 - ở trên, số 8 - ở dưới, số 4 - bên trái, số 6 - bên phải, số 1 - góc trên bên trái, số 3 - góc trên bên phải, số 7 - góc dưới bên trái, số 9 - góc dưới bên phải
Hiện nay, vấn đề dạy học trong trường mầm non được tích hợp với các dạng hoạt động khác nhau của trẻ Vì vậy, để tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được vận dụng những kiến thức đã học vào các hoạt động giáo dục trong trường mầm non giáo viên cần để trẻ được luyện tập định hướng trong không gian thông qua các hoạt động khác nhau
1.1.4 Hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non
Trang 18Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một trong những bộ phận của giáo dục toàn diện cho trẻ Nó tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình giáo dục trẻ Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng Sự tổng hợp đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về mặt thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ
Ở trường mầm non, người ta sử dụng các hình thức giáo dục thể chất như: tiết học thể dục và giáo dục thể chất trong đời sống hàng ngày của trẻ, bao gồm: thể dục sáng, trò chơi vận động, thể dục chống mệt mỏi, dạo chơi thăm quan, hội thể dục thể thao và tổ chức giáo dục thể chất trong thời gian tự hoạt động của trẻ Khi tiến hành giáo dục thể chất cho trẻ, người ta sử dụng một số hình thức tổ chức để trẻ tập luyện Đó là các hình thức: Toàn thể - cả lớp, nhóm, cá nhân
Khi tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất chẳng những cơ thể trẻ được khỏe mạnh mà còn cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức, giúp trẻ ôn luyện, củng cố các kiến thức đã được học trong các hoạt động giáo dục khác Đặc biệt, thông qua hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non có thể giúp trẻ củng cố, nâng cao khả năng định hướng trong không gian
Trong các tiết học thể chất của trẻ gồm ba phần: Khởi động, trọng động và hồi tĩnh
Phần khởi động có mục đích ổn định lớp, giúp cơ thể sẵn sàng cho buổi tập luyện về cả thể chất lẫn tinh thần Đồng thời, nó có tác dụng làm nóng người, giúp ngăn ngừa chấn thương Trong phần này, giáo viên tiến hành cho trẻ khởi động các khớp: đầu, cổ, tay, chân Khi khởi động cô cho trẻ rèn luyện các kỹ năng đi, chạy: đi thường, đi gót chân, chạy nhanh, chạy chậm Thời gian dành cho phần khởi động thường từ 3 – 4 phút
Trang 19Phần trọng động là phần trọng tâm của tiết học Đây là phần có tác dụng đến sự phát triển của trẻ nhiều nhất, vì nó có nhiệm vụ thực hiện mục đích của tiết học Phần này gồm 3 giai đoạn: Tập bài tập phát triển chung, vận động cơ bản và trò chơi vận động
Bài tập phát triển chung có tác dụng rèn luyện và phát triển các nhóm
cơ chính: cơ bả vai, cơ mình, cơ chân, động tác phát triển hệ hô hấp, động tác
bổ trợ cho vận động cơ bản Nội dung và số lần tập các động tác phụ thuộc vào nội dung của bài tập cơ bản
Ví dụ: Với bài vận động cơ bản “chuyền và bắt bóng khoảng cách 3m”
Do bài tập cần sử dụng nhiều đến tay vậy nên bài tập cơ bản cần chú ý rèn luyện nhóm cơ bả vai hơn Điều này thể hiện qua số lần tập động tác:
Trò chơi vận động mà cô lựa chọn là những trò chơi có nhiệm vụ củng
cố, rèn luyện, hỗ trợ cho vận động cơ bản Lưu ý, trò chơi vận động phụ thuộc vào nội dung của vận động cơ bản trước đó: Nếu vận động cơ bản tĩnh thì trò chơi vận động phải động như trò chơi chạy nhảy “Cáo và Thỏ”, “nhảy lò cò” Nếu vận động cơ bản động như “ném kết hợp chạy nhảy” thì trò chơi vận động phải tĩnh như trò chơi “thổi màu nước”, “tiếng gọi của ai?” Khi tiến
Trang 20hành, cô giới thiệu tên trò chơi, cô có thể cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi đối với những trò chơi trẻ đã biết Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi, sau đó tổ chức cho trẻ chơi Thời gian tiến hành phần trọng động chiếm 2/3 thời gian tiết học
Phần hồi tĩnh có tác dụng đưa trẻ về trạng thái bình thường sau quá trình vận động liên tục Làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi sau giờ học Trong phần này, cô sử dụng các biện pháp hồi sức như: cho trẻ đi vòng tròn, vừa đi vừa vươn vai hít thở sâu hoặc cô có thể cho trẻ chơi trò chơi vận động tĩnh: gieo hạt, bóng bay xa, thời gian dành cho phần hồi tĩnh từ 2 - 3 phút
Kết thúc tiết học, cô tiến hành nhận xét, tuyên dương các bạn tập tốt
và có ý thức tập Khích lệ, động viên các bạn chưa tập tốt cần chú ý, cố gắng hơn
sẽ giúp trẻ thích nghi cao với việc học tập ở phổ thông Tuy nhiên, đây lại là nội dung tương đối trừu tượng đối với trẻ Chính vì thế, giáo viên cần phải có những phương pháp, hình thức hướng dẫn luyện tập hợp lý Qua điều tra, quan sát ở một số trường mầm non tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đều cho rằng hoạt động giáo dục thể chất là con đường hữu hiệu nhằm hình thành, củng cố biểu tượng định hướng về không gian Trong trường mầm non cũng
đã thực hiện việc lồng ghép nội dung này vào trong chương trình dạy học cho trẻ Mặc dù vậy, hiệu quả của việc lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng
Trang 21trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất vẫn chưa cao Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
1.2.2 Nguyên nhân
+ Do trình độ chuyên môn còn hạn chế, một số giáo viên chủ yếu dựa vào chương trình để thực hiện nội dung biên soạn chứ chưa có sự mở rộng một số nội dung định hướng trong không gian Nhiều giáo viên chưa biết cách lồng ghép việc thực hiện nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian vào các hoạt động giáo dục thể chất
+ Ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ chưa thể diễn đạt một cách rõ ràng làm cho giáo viên gặp khó khăn trong quá trình hướng dẫn trẻ Ngoài ra, do lượng trẻ trong lớp đông, lại mất nhiều thời gian để tổ chức cho trẻ thực hiện các động tác vì vậy, giáo viên ít khi chú ý sửa sai cho trẻ khi trẻ thực hiện nhiệm vụ định hướng trong không gian
+ Hoạt động giáo dục thể chất thường được tổ chức ở ngoài trời nên trẻ hay mất tập trung, dễ bị thu hút bởi yếu tố khác làm ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ Hơn nữa, đặc điểm của tiết học thể chất là vị trí của trẻ thường xuyên
có sự thay đổi nên khó lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng không gian hơn
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học luôn là mối quan tâm của các cô giáo mầm non Trang thiết bị cơ sở tốt thì chất lượng dạy học mới đạt hiệu quả cao Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư cho giáo dục chưa nhiều, chưa đồng
bộ (chủ yếu tập trung ở thành phố lớn) Ở vùng nông thôn trang thiết bị thiếu thốn, phần lớn đồ dùng dạy học đều do giáo viên tự làm bằng các vật liệu: vải,
vỏ hộp, giấy xốp, chưa hấp dẫn thu hút trẻ
Trang 22Để hiệu quả của việc lồng ghép việc dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất đạt kết quả cao thì giáo viên phải xây dựng các biện pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình giáo dục
Trang 23CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp
2.1.1 Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, mục đích phát triển nhận thức và phát triển thể chất cho trẻ
Trong dự thảo chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo T10/2005, mục tiêu ngành giáo dục mầm non đã được bổ sung theo quan điểm đổi mới Ngành giáo dục mầm non đã xây dựng mục tiêu cụ thể cho mỗi độ tuổi nhất định Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) phải phát triển năm chỉ tiêu về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mĩ Với mục tiêu phát triển nhận thức, chương trình đã chỉ rõ cần: Hình thành và phát triển ở trẻ:
- Tính tò mò, ham hiểu biết, tích cực tìm tòi, khám phá các hiện tượng
và sự vật xung quanh
- Khả năng nhận biết, phân biệt bằng các giác quan, khả năng quan sát,
so sánh phân loại, suy luận và phỏng đoán, tìm ra mối liên hệ nhân quả, óc tưởng tượng, khả năng chú ý, ghi nhớ
- Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống hằng ngày theo những cách khác nhau, khả năng diễn đạt những suy nghĩ
- Một số hiểu biết ban đầu về cơ thể con người, cây cối, con vật, đồ vật, một số hiện tượng thiên nhiên và một số biểu tượng ban đầu về toán
Còn với mục tiêu phát triển thể chất, chương trình đã nêu rõ: Giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm:
- Thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp trẻ tăng cường sức khoẻ, cơ thể phát triển cân đối hài hoà
Trang 24- Trẻ thực hiện các động tác hô hấp, tay, chân, lưng, bụng và các bài tập thể dục một cách thuần thục, nhịp nhàng, uyển chuyển
- Các vận động cơ bản đi, đứng, chạy thuần thục, nhanh nhẹn Có thể thực hiện được một số vận động khó với yêu cầu cao hơn như: đi kiễng chân,
đi bằng gót chân, đi thăng bằng trên đường hẹp,…
- Phối hợp tay - mắt chính xác, biết cắt bằng kéo, sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt thành thạo, có kĩ năng thực hiện tốt một số công việc tự phục
vụ
Như vậy, các biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu giáo dục mầm non, mục tiêu phát triển nhận thức, phát triển vận động cho trẻ
2.1.2 Phù hợp với đặc điểm sinh lí và nhận thức của lứa tuổi và của từng
cá nhân trẻ
Trẻ mẫu giáo lớn cơ thể đã phát triển tương đối hoàn thiện, trẻ trở nên cứng cáp hơn Các vận động của trẻ như vận động đi, chạy, nhảy, bật, ném, chuyền, bắt, bò, trườn, trèo, dần trở lên chính xác, nhịp nhàng, nhịp điệu, ổn định, trẻ biết phối hợp vận động của mình với các bạn Trẻ lúc này rất hiếu động, nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn Vì vậy, các biện pháp khi đề ra và thực hiện đều phải phù hợp với đặc điểm, nhu cầu và khả năng vận động của trẻ
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi tư duy trực quan hình tượng vẫn phát triển mạnh
và chiếm ưu thế Vậy nên, các biện pháp dạy trẻ cần hướng tới sự hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng Trên cơ sở đó tích cực hoá hoạt động nhận thức của trẻ
Tuy nhiên, trong cùng một độ tuổi nhưng mỗi trẻ lại có đặc điểm phát triển riêng về nhận thức cũng như khả năng vận động Vì vậy, khi đưa ra các biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục