CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY TRẺ
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
2.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, mục đích phát triển nhận thức và phát triển thể chất cho trẻ
Trong dự thảo chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo T10/2005, mục tiêu ngành giáo dục mầm non đã được bổ sung theo quan điểm đổi mới.
Ngành giáo dục mầm non đã xây dựng mục tiêu cụ thể cho mỗi độ tuổi nhất định. Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) phải phát triển năm chỉ tiêu về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mĩ. Với mục tiêu phát triển nhận thức, chương trình đã chỉ rõ cần: Hình thành và phát triển ở trẻ:
- Tính tò mò, ham hiểu biết, tích cực tìm tòi, khám phá các hiện tượng và sự vật xung quanh.
- Khả năng nhận biết, phân biệt bằng các giác quan, khả năng quan sát, so sánh phân loại, suy luận và phỏng đoán, tìm ra mối liên hệ nhân quả, óc tưởng tượng, khả năng chú ý, ghi nhớ.
- Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống hằng ngày theo những cách khác nhau, khả năng diễn đạt những suy nghĩ.
- Một số hiểu biết ban đầu về cơ thể con người, cây cối, con vật, đồ vật, một số hiện tượng thiên nhiên và một số biểu tượng ban đầu về toán.
Còn với mục tiêu phát triển thể chất, chương trình đã nêu rõ: Giáo dục phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm:
- Thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp trẻ tăng cường sức khoẻ, cơ thể phát triển cân đối hài hoà.
17
- Trẻ thực hiện các động tác hô hấp, tay, chân, lưng, bụng và các bài tập thể dục một cách thuần thục, nhịp nhàng, uyển chuyển.
- Các vận động cơ bản đi, đứng, chạy thuần thục, nhanh nhẹn. Có thể thực hiện được một số vận động khó với yêu cầu cao hơn như: đi kiễng chân, đi bằng gót chân, đi thăng bằng trên đường hẹp,…
- Phối hợp tay - mắt chính xác, biết cắt bằng kéo, sử dụng đồ dùng trong sinh hoạt thành thạo, có kĩ năng thực hiện tốt một số công việc tự phục vụ.
Như vậy, các biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu giáo dục mầm non, mục tiêu phát triển nhận thức, phát triển vận động cho trẻ.
2.1.2. Phù hợp với đặc điểm sinh lí và nhận thức của lứa tuổi và của từng cá nhân trẻ
Trẻ mẫu giáo lớn cơ thể đã phát triển tương đối hoàn thiện, trẻ trở nên cứng cáp hơn. Các vận động của trẻ như vận động đi, chạy, nhảy, bật, ném, chuyền, bắt, bò, trườn, trèo,... dần trở lên chính xác, nhịp nhàng, nhịp điệu, ổn định, trẻ biết phối hợp vận động của mình với các bạn. Trẻ lúc này rất hiếu động, nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn. Vì vậy, các biện pháp khi đề ra và thực hiện đều phải phù hợp với đặc điểm, nhu cầu và khả năng vận động của trẻ.
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi tư duy trực quan hình tượng vẫn phát triển mạnh và chiếm ưu thế. Vậy nên, các biện pháp dạy trẻ cần hướng tới sự hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng. Trên cơ sở đó tích cực hoá hoạt động nhận thức của trẻ.
Tuy nhiên, trong cùng một độ tuổi nhưng mỗi trẻ lại có đặc điểm phát triển riêng về nhận thức cũng như khả năng vận động. Vì vậy, khi đưa ra các biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục
18
thể chất cũng cần phải lưu ý tới đặc điểm riêng của từng cá nhân để dạy trẻ, lựa chọn kiến thức, bài tập sao cho phù hợp.
2.1.3. Các biện pháp xây dựng cần tạo ra sự lồng ghép hợp lý nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Các biện pháp giáo dục đưa ra phải đảm bảo quá trình nhận thức của trẻ mẫu giáo, phải phù hợp với nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ. Trong các giờ hoạt động phát triển thể chất trẻ được học các nội dung khác nhau, mỗi nội dung đều có thể tổ chức kết hợp với việc luyện tập, củng cố cũng như hình thành những khả năng định hướng trong không gian mới cho trẻ. Vì vậy, giáo viên cần dựa vào nội dung và hình thức của bài tập thể chất để lồng ghép vào việc dạy trẻ định hướng không gian sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao.
Ví dụ:
Trong phần khởi động, cô có thể lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng khi di chuyển thông qua các bài tập đội hình đội ngũ: di chuyển thành hàng dọc, hàng ngang, quay theo các hướng khác nhau, dồn hàng, dãn hàng.
2.1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực nhận thức và tích cực tham gia các hoạt động vận động
Các biện pháp mà giáo viên đưa ra phải phát huy được tính tích cực nhận thức của trẻ, lôi cuốn lòng ham muốn tham gia vận động, tự nguyện tham gia vào các vận động. Giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ tự giải quyết các nhiệm vụ một cách độc lập, tự vận dụng kiến thức, khả năng định hướng trong không gian đã được học vào trong chính hoạt động của mình. Giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc đánh giá và uốn ắn những hoạt động của trẻ.
Tuy nhiên, nếu trẻ được tham gia vào quá trình đánh giá hoạt động của bạn sẽ giúp trẻ nhận thức đúng đắn hơn về động tác, trẻ nhận ra được cái đúng, sai của động tác, bản thân trẻ sẽ cố gắng và chính xác hơn. Những phương pháp
19
giảng dạy thích hợp sẽ lôi cuốn, kích thích lòng ham muốn, hứng thú luyện tập, tự nguyện tham gia vào các hoạt động của trẻ.
Phải tạo ở trẻ sự tự tin, nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn khi vận động.
Tránh bắt trẻ miễn cưỡng, gò bó. Nếu trẻ không tự giác tích cực tập luyện thì không bao giờ trẻ đạt kết quả tốt trong quá trình tập. Trong quá trình giáo dục thể chất, sự tích cực và tự giác của trẻ đối với hoạt động rất quan trọng. Giáo viên cần làm cho trẻ nắm rõ được các bước thực hiện bài tập, cách thực hiện bài tập và dạy trẻ biết quan sát khi bạn tập. Giáo viên nên giao nhiệm vụ cho trẻ để trẻ có cơ hội thể hiện tính độc lập của mình, biết vận dụng kiến thức về định hướng trong không gian vào bài tập. Mặt khác, giáo viên cũng cần căn cứ vào hứng thú, năng lực và nhu cầu của mỗi trẻ để lựa chọn các biện pháp cho phù hợp.