đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt sông mã - sơn la cách ôn tập và

75 563 0
đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt sông mã - sơn la cách ôn tập và

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN QUỲNH TRANG ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG MÃ - SƠN LA CÁCH ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN QUỲNH TRANG ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG MÃ - SƠN LA CÁCH ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Chuyên ngành: Lí luận dạy học Văn KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hồng SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo, Thạc sĩ Trịnh Thị Hồng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, các thầy cô giáo tổ Phương pháp – Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đồng thời để hoàn thành khóa luận em cũng đã được tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian, tài liệu tham khảo của thư viện Trường Đại học Tây Bắc. Tác giả luận văn cũng xin chân thành cảm ơn giáo viên, học sinh trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La, gia đình cùng bạn bè đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn. Sơn La, tháng 5 Năm 2014 Sinh viên Nguyễn Quỳnh Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 ĐHQG ĐHSP GD GV HS NXB SGK TN THPT Đại học Quốc Gia Đại học sư phạm Giáo dục Giáo viên Học sinh Nhà xuất bản Sách giáo khoa Thực nghiệm Trung học phổ thông MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Đóng góp của khóa luận 5 8. Cấu trúc của khóa luận 6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 7 1.1. Cơ sở lí luận 7 1.1.1. Khái niệm Nghị luận văn học 7 1.1.2. Đặc điểm của kiểu bài Nghị luận văn học 7 1.1.3. Cách làm một bài Nghị luận văn học 12 1.2. Cơ sở thực tiễn 16 1.2.1. Khảo sát chương trình SGK Ngữ văn 12 phần làm văn Nghị luận văn học 16 1.2.2. Khảo sát nội dung đề thi phần Nghị luận văn học 19 1.2.3. Khảo sát thực tế điều kiện dạy và học môn Văn ở trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La 23 CHƢƠNG 2: HƢỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 28 2.1. Hướng dẫn học sinh ôn tập 28 2.1.1. Nội dung ôn tập 28 2.1.2. Hình thức hướng dẫn học sinh ôn tập 31 2.2. Hướng dẫn học sinh một số kĩ năng làm bài thi 40 2.2.1. Nội dung bài viết 40 2.2.2. Hình thức trình bày bài viết Nghị luận văn học 45 CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM 52 3.1. Mục đích thể nghiệm 52 3.2. Nội dung – phương pháp thể nghiệm 52 3.2.1. Sơ đồ thể nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập 52 3.2.2. Thiết kế thể nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 12 rèn luyện kĩ năng làm bài thi phần Nghị luận văn học 54 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nội dung đề thi Cao đẳng và Đại học môn Ngữ văn theo quy chế của Cục khảo thí, Bộ GD&ĐT những năm gần đây có phần chung và phần riêng với ba câu hỏi, trong đó phần riêng (tự chọn) Nghị luận văn học (5 điểm) là phần chiếm số điểm nhiều nhất, quá trình làm bài yêu cầu học sinh vận dụng khả năng đọc hiểu và huy động kiến thức văn học để viết bài. Thực tiễn cho thấy, để viết được một bài Nghị luận văn học không phải là dễ, ở các bài thi tuyển sinh vào Cao đẳng, Đại học trong những năm gần đây vẫn không ít những bài chưa tiếp cận được đề, lạc đề, xa đề, bài viết còn sơ sài, lan man không giải quyết được yêu cầu trọng tâm của đề, dẫn đến kết quả bài thi phần này điểm còn thấp. Muốn làm được một bài Nghị luận văn học thì điều đầu tiên là phải nắm vững những kiến thức cơ bản về đọc hiểu văn bản nhằm hướng đến cái đích bắt buộc là phải đảm bảo nội dung hay là yêu cầu về ý của đề bài. Một bài văn đủ ý thôi đã khó, để bài văn hay và có những ý sáng tạo mới càng khó hơn rất nhiều lần. Để khắc phục những hạn chế nêu trên giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách ôn tập và có kĩ năng làm bài để bài viết có cách hành văn, lập luận tốt, sáng tạo, mới mẻ như tiến sĩ Nguyễn Xuân Lạc đã khẳng định: “Nắm chắc kiến thức cơ bản là điều cần thiết, nhưng lại phải biết cách giải đề”. 1.2. Cũng trong chương trình Làm văn THPT, học sinh được tiếp xúc và rèn luyện với nhiều kiểu bài: Miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Nhưng thực tế cho thấy Trong một thời gian khá dài, chương trình, đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh Cao đẳng, Đại học môn Văn chỉ tập trung vào kiểu bài Nghị luận văn học. Gần đây, cùng với sự thay đổi chương trình, sách giáo khoa song song với việc học tập, rèn luyện kĩ năng làm bài văn Nghị luận văn học, học sinh còn phải học tập rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận xã hội nhưng trong đề thi thì kiểu bài Nghị luận văn học vẫn được coi là phần quan trọng nhất của nội dung đề thi. Câu Nghị luận văn học quan trọng nhất không chỉ vì nó chiếm một nửa tổng số điểm của bài thi (5/10 điểm của toàn bài), mà còn vì đây là câu có dung lượng lớn nhất trong đề để thí sinh bộc lộ sự cảm thụ về tác phẩm văn học đã được học trong nhà trường đồng thời thể hiện khả năng viết một bài văn Nghị luận văn học theo đúng yêu cầu của đề thi. 1.3. Từ năm học 2008 – 2009 đến nay, Bộ GD&ĐT đã quy định chương trình ôn thi Cao đẳng, Đại học cho học sinh lớp 12 và thí sinh khối C, khối D và khối M (ngoài câu 2 điểm, nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản, phổ thông và khái quát nhất) đều có nội dung Nghị luận văn học (5 điểm). Ngày 1/ 4/ 2014, Bộ GD&ĐT đã 2 có công văn về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014, trong đó nội dung đề thi môn Ngữ văn có sự đổi mới gồm 2 phần: đọc hiểu và làm văn. Việc đổi mới đề thi tốt nghiệp và hướng đến đổi mới đề thi Cao đẳng, Đại học này lập tức khiến các giáo viên và học sinh THPT không khỏi băn khoăn, lo lắng, đây cũng là nội dung thi khó đối với học sinh THPT ở các trường miền núi. Để góp phần nâng cao chất lượng cho các bài thi môn Văn nhất là phần thi Nghị luận văn học, chúng tôi chọn đề tài “Đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường THPT Sông Mã - Sơn La cách ôn tập và làm bài thi phần Nghị luận văn học”. Với mục đích cố gắng góp phần hoàn chỉnh và đề xuất các phương pháp ôn tập và kĩ năng làm bài cho học sinh THPT đặc biệt là học sinh lớp 12 vùng miền núi, góp phần khắc phục những hạn chế của học sinh trong việc xác định phương pháp ôn tập và làm bài thi môn Văn, nâng cao chất lượng bài viết của học sinh trong các kì thi tới. 2. Lịch sử vấn đề Văn nghị luận, là loại văn có lịch sử lâu đời nhưng nếu chỉ tính riêng những bài nghiên cứu, những tài liệu về phương pháp dạy học văn nghị luận nói chung và Nghị luận văn học nói riêng, đặc biệt là cho học sinh lớp 12 thì chưa nhiều. Các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu thường hướng vào giải quyết từng đề bài cụ thể. Những sách mang tính định hướng cách ôn tập, cách làm bài, phương pháp làm bài cho các em thì còn hạn chế. Từ trước đến nay, để rèn luyện cho các em phương pháp làm bài văn nghị luận, các tài liệu đi theo nhiều hướng khác nhau tùy theo yêu cầu của thời đại mang tính lịch sử. Nhóm tác giả: Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh - Văn Giá - Lê Quang Hưng Đỗ Ngọc Thống - Nguyễn Văn Tùng (nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội – năm 2001) trong cuốn “Cẩm nang ôn luyện môn Văn” (dùng cho học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học, Cao đẳng) đã hướng dẫn học sinh biết cách ôn tập như thế nào cho có hiệu quả nhất, biết được ở mỗi bài học đâu là tri thức cơ bản nhất, sở hữu được những kĩ năng cần có để phân tích, bình giảng một bài văn, bài thơ, thực hành để luyện ngòi bút của mình theo những đề bài thuộc các kiểu, dạng khác nhau, tham khảo một loạt bài văn cụ thể, vận dụng những kiến thức khai thác từ tất cả các bài học trong chương trình từ Văn học sử, Lí luận văn học đến các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 và 1945-1975. Trong cuốn “Tuyển tập 234 đề và bài làm văn” của nhóm tác giả Huỳnh Tấn Kim Khánh – Nguyễn Bích Thuận (nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội – năm 2005 ). Dùng cho học sinh lớp 10, 11, 12 phổ thông và chuyên ban, là tài liệu ôn thi tốt nghiệp, Cao đẳng, Đại học, đã đặc biệt chú trọng cung cấp cho học sinh 3 một số lượng lớn bài làm văn đa dạng, gồm bốn phần với 234 đề làm văn, nhóm biên soạn chọn hai hoặc nhiều đề khác nhau cho mỗi tác giả hoặc tác phẩm theo đúng chương trình Văn bậc phổ thông trung học, từ văn học Việt Nam đến văn học nước ngoài và lí luận văn học. Những bài làm văn được triển khai theo một trong bốn dạng sau: - Dàn ý chi tiết nhằm giúp các em học sinh triển khai bài làm. - Gợi ý cách làm bài - Bài viết mẫu hoàn chỉnh - Bài viết mẫu tham khảo Các dạng bài nói trên giúp các em củng cố lại hệ thống kiến thức, tập cách vận dụng kiến thức, bố cục bài làm, lập luận, cách hành văn, cách dùng từ… cũng như thực hành phương pháp phân tích, bình giảng, giải thích, chứng minh, bình luận văn chương… Tác giả Lê Thường trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận” (xuất bản 2007) đã chỉ ra cách phát hiện các ý liên quan đến ý chủ đạo của đoạn văn để cùng một ý tưởng với nhiều cách trình bày, nhiều cách lập luận để bài văn được phong phú hơn. Tác giả cũng lưu ý đến kĩ năng chuyển tiếp giữa các đoạn để góp phần vào việc thể hiện giọng văn đa dạng và mạch lạc cần thiết trong toàn bài. Tác giả Bảo Quyến trong cuốn “Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận” (xuất bản năm 2007) đã hướng dẫn cho học sinh quy trình làm một bài văn nghị luận, kĩ năng xây dựng và liên kết đoạn trong văn nghị luận. Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã hướng dẫn cho các em cách sử dụng dẫn chứng trong văn nghị luận. Nhóm tác giả: Tiến sĩ Lê Anh Xuân - Vũ Thị Dung - Bùi Thùy Linh - Đặng Quỳnh Ngô - Ngô Thị Thanh (nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội- năm 2009) trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT và thi Đại học môn Ngữ văn” phần Nghị luận văn học và nghị luận xã hội đã trình bày khái quát về văn nghị luận mỗi vấn đề được triển khai theo hướng kết hợp giữa cung cấp kiến thức cơ bản với rèn kĩ năng nhằm mục đích giúp thí sinh thuần thục các thao tác khi làm bài thi môn văn và biết cách viết một bài văn đạt điểm cao. Những năm gần đây đã xuất hiện một số bài viết, công trình khoa học nghiên cứu về phương pháp làm văn nghị luận, trong đó phải kể đến bài viết đầy tâm huyết và giàu sức sáng tạo của tác giả Đỗ Ngọc Thống “Rèn luyện kĩ năng lập ý cho học sinh THPT ở kiểu bài Nghị luận văn học”. Tuy vậy, xét về tổng thể ở công trình này do dung lượng đề tài không thật lớn nên để đi sâu cụ thể cho từng nhóm, từng kiểu bài tác giả mới chỉ dừng ở mức độ khái quát. 4 Phương pháp dạy học, hướng dẫn ôn tập và làm bài thi phần văn nghị luận nói chung và Nghị luận văn học nói riêng là vấn đề rất cơ bản và thiết yếu đối với giáo viên và học sinh. Nó đã từng được đề cập đến trong nhiều tài liệu khác nhau. Song để có những biện pháp cụ thể về dạy làm văn nghị luận, hướng dẫn ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp, Cao đẳng, Đại học cho học sinh lớp 12 ở một trường cụ thể thì chưa có tác giả nào đề cập tới, nhất là học sinh THPT vùng miền núi, các em còn hạn chế về kĩ năng này.Tuy nhiên do thời gian hạn chế tác giả chỉ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất biện pháp hướng dẫn ôn tập và làm bài thi phần Nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 ở một trường cụ thể thuộc vùng miền núi, góp phần nâng cao chất lượng ôn tập cũng như kĩ năng làm bài thi của học sinh. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp dạy học văn nghị luận nói chung và phần Nghị luận văn học nói riêng trong chương trình lớp 11, lớp 12 nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học. Từ đó đưa ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 vùng miền núi ôn tập và làm bài thi, nhằm góp phần khắc phục hạn chế của học sinh trong việc xác định phương pháp ôn tập, phương pháp làm bài thi phần Nghị luận văn học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Đề tài tiến hành khảo sát các tác phẩm thuộc nội dung hạn chế cho hai câu hỏi của phần Nghị luận văn học trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 11, lớp 12, các kĩ năng, cách thức dạy học làm văn Nghị luận văn học, phương pháp ôn tập và làm bài thi ở Trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La trong quá trình dạy học môn Ngữ văn. Đề xuất một số phương pháp hướng dẫn ôn tập và làm bài thi phần Nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La. Thiết kế thể nghiệm phương pháp hướng dẫn ôn tập và cách làm bài thi phần Nghị luận văn học tại trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tìm hiểu nghiên cứu toàn bộ hoạt động dạy và học văn Nghị luận văn học, cách hướng dẫn ôn tập của giáo viên, kinh nghiệm làm bài thi của học sinh lớp 12 ở Trường THPT Sông Mã – Sơn La 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu những tài liệu đi sâu vào tìm hiểu vấn đề liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu SGK Ngữ văn lớp 11, lớp 12 theo chương trình cơ bản. [...]... đề xuất các biện pháp hướng dẫn ôn tập và làm bài thi phần Nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 6.4 Phương pháp thể nghiệm sư phạm - Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài mạnh dạn đề xuất một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Sông Mã – Sơn La cách ôn tập và làm bài thi phần Nghị luận văn học - Thiết kế thể nghiệm sơ đồ khái quát hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Sông Mã. .. động và tinh thần sáng tạo trong công việc ôn tập và trong quá trình làm bài thi 1.2.3 Khảo sát thực tế điều kiện dạy và học môn Văn ở trƣờng THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La 1.2.3.1 Điều kiện thuận lợi và khó khăn của trường THPT Sông Mã – Sơn La Trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La là một ngôi trường có bề dày hơn 50 năm về thành tích dạy và học Toàn trường có 30 lớp với 1335 học sinh (tính tới học kì 1 năm học. .. được kết quả cao Trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La là một trường miền núi có tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao, kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh khối 12 trường THPT Sông Mã – Sơn La chưa cao, số lượng học sinh đạt điểm khá, giỏi còn rất ít kết quả thi Đại học, Cao đẳng của học sinh còn dựa vào các chế độ ưu tiên Trường THPT Sông Mã nói chung và tổ bộ môn Văn của nhà trường nói riêng đang cố... Nghiên cứu thực tiễn - Thực nghiệm sư phạm - Khảo sát, thống kê: tiến hành khảo sát, thống kê nội dung ôn tập và cách thức hướng dẫn ôn tập và làm bài viết của trường THPT Sông Mã – Sơn La - Dự giờ dạy làm văn Nghị luận văn học ở trường THPT Sông Mã – Sơn La - Điều tra bằng phiếu, trao đổi trực tiếp với giáo viên – học sinh 6.3 Phương pháp so sánh Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp nghiên cứu mang... vùng xa trình độ dân trí không cao, đời sống văn hóa còn nhiều lạc hậu và nhà trường cũng còn nhiều khó khăn nên chưa tổ chức được các chuyến đi thăm quan thực tế cho giáo viên và học sinh 1.2.3.2 Thực trạng dạy học và hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập phần Nghị luận văn học của giáo viên tổ bộ môn Văn trường THPT Sông Mã – Sơn La Tổ bộ môn Văn trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La có 10 giáo viên trực tiếp... học tập môn Ngữ văn và làm bài phần Nghị luận văn học của học sinh lớp 12 trường THPT Sông Mã – Sơn La * Khảo sát thực trạng học tập môn Ngữ văn Trường THPT Sông Mã (năm học 2013 – 2014) có 10 lớp 12 với tổng số 455 học sinh, các em có độ tuổi tương đối đồng đều, đa số sinh năm 1996, có 07 các em sinh năm 1995 Ở độ tuổi này hầu hết các em đều có suy nghĩ mang tính chủ quan cá nhân, có thể tự định hướng. .. hợp để nhằm đề ra được những biện pháp thiết thực phù hợp với đối tượng học sinh mang tính đặc thù của miền núi Tây Bắc 7 Đóng góp của khóa luận Thực hiện đề tài, tác giả khóa luận muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về biện pháp dạy học và hướng dẫn ôn tập cũng như cách làm bài thi môn ngữ văn cho học sinh lớp 12, đặc biệt là học sinh THPT vùng miền núi Từ đó đề ra những biện pháp hướng dẫn ôn tập và làm bài... phấn đấu đổi mới phương pháp dạy học, để nâng cao chất lượng giảng dạy 27 CHƢƠNG 2: HƢỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI PHẦN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 2.1 Hƣớng dẫn học sinh ôn tập 2.1.1 Nội dung ôn tập Xuất phát từ việc khảo sát các đề thi, để học sinh dễ dàng và thuận lợi cho việc ôn tập cũng như làm bài thi khi gặp hai dạng đề: đề đơn (đề cập tới một tác phẩm) và đề tổng hợp (đề cập đến nhiều tác phẩm),... chính tả: 11 học sinh (13,10%) - Viết câu sai: 3 học sinh (3,57%) - Dùng từ không chính xác: 6 học sinh (7,14%) - Chữ quá xấu: 7 học sinh (8,34%) - Diễn đạt lủng củng, không thoát ý: 6 học sinh (7,14%) 26 Qua những khảo sát trên phần nào thấy được tình hình học tập môn Văn nói chung và chất lượng làm bài Nghị luận văn học của học sinh lớp 12 trường THPT Sông Mã – Sơn La nói riêng còn rất nhiều hạn... Chương 2: Biện pháp hướng dẫn ôn tập và làm bài thi phần Nghị luận văn học cho học sinh trường THPT Sông Mã - Sơn La  Chương 3: Thiết kế thể nghiệm 6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Khái niệm Nghị luận văn học Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề văn học: Tác giả, tác phẩm, thời đại, trào lưu, trường . về biện pháp dạy học và hướng dẫn ôn tập cũng như cách làm bài thi môn ngữ văn cho học sinh lớp 12, đặc biệt là học sinh THPT vùng miền núi. Từ đó đề ra những biện pháp hướng dẫn ôn tập và. cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài mạnh dạn đề xuất một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 trường THPT Sông Mã – Sơn La cách ôn tập và làm bài thi phần Nghị luận văn học. - Thiết kế thể. sinh trường THPT Sông Mã - Sơn La cách ôn tập và làm bài thi phần Nghị luận văn học . Với mục đích cố gắng góp phần hoàn chỉnh và đề xuất các phương pháp ôn tập và kĩ năng làm bài cho học sinh

Ngày đăng: 01/11/2014, 13:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan