Khảo sát nội dung đề thi phần Nghị luận văn học

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt sông mã - sơn la cách ôn tập và (Trang 25 - 75)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.2.2.Khảo sát nội dung đề thi phần Nghị luận văn học

Bắt đầu từ năm 2009 đến nay, cấu trúc đề thi có sự thay đổi, cụ thể như sau:

Phần chung bắt buộc gồm 2 câu:

câu 1 (2 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam.

Câu 2 (3 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội (không quá 600 từ)

Phần riêng tự chọn (5 điểm) có 2 câu và học sinh chỉ được phép chọn một trong hai câu hỏi này: vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài Nghị luận văn học. Đây cũng chính là đề tài tìm hiểu của khóa luận.

Câu 3.b: theo chương trình nâng cao (5 điểm)

Để bạn đọc nắm được chi tiết, chúng tôi thống kê dưới đây nội dung hạn chế học sinh cần ôn tập cho hai câu hỏi thuộc phần riêng tự chọn trong đề thi (cột đánh dấu cộng là lưu ý nội dung các bài học có thể được sử dụng cho loại câu nào). STT Kiến thức Câu 3.a Câu 3.b 1 Hai đứa trẻ + + 2 Chữ người tử tù + + 3 Vội vàng + + 4 Đây thôn Vĩ Dạ + + 5 Tràng giang + + 6 Tương tư +

7 Hạnh phúc của một tang gia + +

8 Chí Phèo + + 9 Đời thừa + 10 Nhật kí trong tù + + 11 Chiều tối + + 12 Lai Tân + 13 Từ ấy + +

14 Một thời đại trong thi ca

15 Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài + + 16 Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ

dân tộc

+ +

17 Tuyên ngôn Độc lập + +

18 Tây Tiến + +

19 Việt Bắc + +

20 Tiếng hát con tàu +

21 Đất nước + +

22 Sóng + +

23 Đàn ghi ta của Lorca + + 24 Người lái đò Sông Đà + + 25 Ai đã đặt tên cho dòng sông? + +

26 Vợ nhặt + +

27 Vợ chồng A Phủ + +

29 Những đứa con trong gia đình + + 30 Chiếc thuyền ngoài xa + +

31 Một người Hà Nội +

32 Hồn Trương Ba, da hàng thịt + + Sau khi khảo sát đề thi Cao đẳng, Đại học khối C, D, và M trong thời gian 5 năm trở lại đây, chúng tôi nhận thấy câu 3.a hoặc 3.b phần Nghị luận văn học thường thuộc các kiểu bài sau:

1.2.2.1. Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Đối tượng nghị luận của kiểu bài này rất đa dạng, bao gồm giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung, hoặc chỉ một phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của một tác phẩm hoặc các tác phẩm, đoạn trích khác nhau, ví dụ:

Đề thi tuyển sinh Đại học khối C năm 2010 (câu 3.b): Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:

(…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…)

(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12

Nâng cao,Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 157) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả (…)

(Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc

Tường,Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 179)

Đề thi tuyển sinh Đại học khối C năm 2011 (câu 3.a) yêu cầu thí sinh phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.

1.2.2.2. Kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Kiểu bài này đòi hỏi học sinh làm sáng rõ vẻ đẹp về nội dung, về nghệ thuật hoặc cả nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm hay một đoạn trích, ví dụ đề thi tuyển sinh Đại học khối C năm 2010 (câu 3.a): Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?

(Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11,

Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39)

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Tràng giang- Huy Cận, Ngữ văn 11,

Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29)

1.2.2.3. Kiểu bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Kiểu bài này cũng rất đa dạng và phong phú bao gồm bàn về văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học, suy nghĩ về một hình tượng, một câu nói, một vấn đề thuộc chủ đề, một quan niệm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm, ví dụ trong đề thi tuyển sinh Đại học khối D năm 2011 như sau:

“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn.

Anh/chị hãy phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ ý kiến trên.

1.2.2.4. Một số nét đổi mới về đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn 2014

Ngày 1/4/2014, Bộ GD&ĐT đã có công văn về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014, trong đó có sự đổi mới nội dung đề thi môn Ngữ văn gồm 2 phần: đọc hiểu và làm văn, phần đọc hiểu yêu cầu thí sinh nắm được thế nào là hiểu một văn bản. Các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản; những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản; một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng. Phần làm văn (chiếm tỉ lệ điểm cao hơn) yêu cầu thí sinh vận

dụng những kỹ năng viết đã học để tạo lập văn bản về một đề tài xã hội (nghị luận xã hội) hoặc tác phẩm, trích đoạn văn học nào đó (Nghị luận văn học) theo hướng mở và tích hợp trong môn và liên môn, tập trung vào một số khía cạnh như: tri thức về văn bản viết (kiểu loại văn bản, cấu trúc văn bản, quá trình viết), nhận thức đúng nhiệm vụ và yêu cầu của đề văn; các kỹ năng viết (đúng chính tả; ngữ pháp, viết theo phong cách ngôn ngữ viết, sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp trong bài viết; lập dàn ý và phát triển ý; bộc lộ quan điểm, tư duy một cách độc lập…); khả năng viết các loại văn bản phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh của các tình huống khác nhau (vận dụng vào thực tiễn học tập và đời sống).Về viết Nghị luận văn học, năm 2014 vẫn sử dụng ngữ liệu là tác phẩm hoặc trích đoạn nêu trong chương trình và sách giáo khoa nhưng có sự đổi mới cách hỏi, cách nêu vấn đề nhằm khắc phục hiện tượng học tủ, học thuộc văn mẫu, sao chép nguyên tài liệu. Theo như thông tin của Bộ GD&ĐT hướng tới sẽ thay đổi đề thi Cao đẳng, Đại học theo hướng đổi mới nội dung thi tốt nghiệp.

Như vậy chương trình thi tuy có rất nhiều đổi mới nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ thi nhiều năm nay của Bộ GD&ĐT. Điều quan trọng là học sinh phải có sự chủ động và tinh thần sáng tạo trong công việc ôn tập và trong quá trình làm bài thi.

1.2.3. Khảo sát thực tế điều kiện dạy và học môn Văn ở trƣờng THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La

1.2.3.1. Điều kiện thuận lợi và khó khăn của trường THPT Sông Mã – Sơn La

Trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La là một ngôi trường có bề dày hơn 50 năm về thành tích dạy và học. Toàn trường có 30 lớp với 1335 học sinh (tính tới học kì 1 năm học 2013 - 2014), có 74 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy.

Điều kiện dạy học ở trường THPT Sông Mã trước hết có sự thuận lợi về đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy có chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với nghề nghiệp. Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp với hai dãy nhà cao tầng có 18 phòng học để phục vụ cho quá trình dạy học, có 02 phòng máy tính và 02 phòng chức năng, trang thiết bị dạy học tương đối hoàn thiện, SGK đã đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

Vì là một trường miền núi nên nhà trường cũng còn có một số khó khăn, cụ thể như nhà trường chưa có kí túc xá cho các em học sinh đi học xa nhà, đường đi còn là đường đất, chưa được trải nhựa, phương tiện đi lại của các em chủ yếu là xe đạp nên rất khó khăn trong việc đi lại nhất là những ngày thời tiết khắc nghiệt việc đi học của học sinh không đảm bảo. Phòng thư viện cũng chưa

đáp ứng hết yêu cầu dạy và học. Sau khi khảo sát thư viện về các đầu sách tham khảo và tài liệu nghiên cứu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập môn Văn, chúng tôi nhận thấy số lượng sách liên quan đến môn Văn chủ yếu trong thư viện là sách giáo khoa môn Ngữ văn và sách bài tập. Các loại sách tham khảo và tài liệu nghiên cứu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập môn Văn chưa nhiều và học sinh cũng rất ít khi vào thư viện mượn sách để tự đọc và học ở nhà.

Tham quan thực tế là hoạt động nhằm bồi dưỡng cho các em học sinh những kĩ năng quan sát, đánh giá và cảm nhận tinh tế. Đây là những kĩ năng rất cần thiết cho giáo viên và học sinh trong việc học tập môn Văn. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của phụ huynh ở đây chủ yếu sống bằng nghề thuần nông, làm nương rẫy, chăn nuôi, trồng trọt, mức sống thu nhập thấp, nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí không cao, đời sống văn hóa còn nhiều lạc hậu và nhà trường cũng còn nhiều khó khăn nên chưa tổ chức được các chuyến đi thăm quan thực tế cho giáo viên và học sinh.

1.2.3.2. Thực trạng dạy học và hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập phần Nghị luận văn học của giáo viên tổ bộ môn Văn trường THPT Sông Mã – Sơn La. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ bộ môn Văn trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La có 10 giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy, chủ yếu tốt nghiệp Đại học ở các trường Đại học Sư phạm I, Đại học Sư phạm II, Đại học Xuân Hòa, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Đại học Tây Bắc,…Trong tổ bộ môn Văn có 01 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và 02 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cụ thể xếp loại toàn diện đối với giáo viên của tổ như sau:

+ Loại tốt: 3/10 giáo viên (30%) + Loại khá: 7/10 giáo viên (70%)

Với chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm trong dạy học và đặc biệt là tâm huyết với nghề nghiệp, các thầy cô giáo tổ bộ môn Ngữ văn trường THPT Sông Mã – Sơn La đã từng bước khắc phục những khó khăn, đổi mới phương pháp giảng dạy, mang đến những cách tiếp nhận bài học khá mới mẻ, tạo được sức hấp dẫn đối với học sinh trong học tập môn Ngữ văn nói chung và phần văn Nghị luận văn học nói riêng.

Sau khi trao đổi với giáo viên tổ bộ môn Văn chúng tôi được biết ngày 20/11 năm học 2013 – 2014, nhà trường đã bắt đầu triển khai kế hoạch tổ chức cho học sinh khối lớp 12 ôn thi tốt nghiệp và định hướng cho các em ôn thi Cao đẳng, Đại học. Đối với môn Văn mà cụ thể là phần Nghị luận văn học, các em học sinh được các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn hướng dẫn ôn tập theo giới hạn nội dung từ chương trình lớp 11 trở đi. Chủ yếu là ôn tập lại phần nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học trong chương trình có liên quan đến nội

dung đề thi phần Nghị luận văn học. Bên cạnh đó giáo viên cho học sinh giải thử các đề Nghị luận văn học để rèn luyện kĩ năng làm bài thi sau đó thu bài để đánh giá và nhận xét giúp các em nhận thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài viết của mình từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

1.2.3.3. Khảo sát thực trạng học tập môn Ngữ văn và làm bài phần Nghị luận

văn học của học sinh lớp 12 trường THPT Sông Mã – Sơn La * Khảo sát thực trạng học tập môn Ngữ văn

Trường THPT Sông Mã (năm học 2013 – 2014) có 10 lớp 12 với tổng số 455 học sinh, các em có độ tuổi tương đối đồng đều, đa số sinh năm 1996, có 07 các em sinh năm 1995. Ở độ tuổi này hầu hết các em đều có suy nghĩ mang tính chủ quan cá nhân, có thể tự định hướng cho mình cách khám phá tiếp nhận một tác phẩm văn học trọn vẹn, một số em đã có sự tích cực chủ động trong học tập đối với bộ môn Văn.

Khối lớp 12 có số học sinh dân tộc thiểu số chiếm 71,15%, chủ yếu là dân tộc Thái, H.mông và một số dân tộc khác. Do rào cản về ngôn ngữ cùng với vốn sống của các em còn hạn chế nên dẫn đến chất lượng đọc hiểu tác phẩm chưa cao. Kết quả học tập môn Văn của các em phổ biến là xếp loại trung bình, loại giỏi còn rất ít, dưới đây là kết quả cụ thể.

- Loại giỏi: 3,1% - Loại khá: 22,1%

- Loại trung bình: 66,9% - Loại dưới trung bình: 7,9%

Sau khi tiến hành khảo sát số lượng học sinh đăng kí dự thi Cao đẳng, Đại học ở các khối C, D, M, chúng tôi thu được kết quả như sau:

- Khối C: 95 học sinh (21,35%) - Khối D: 36 học sinh (8,09%) - Khối M: 32 học sinh (7,19%)

Như vậy có thể nhận thấy số lượng học sinh lớp 12 của trường THPT Sông Mã – Sơn La đăng kí dự thi Cao đẳng, Đại học vào các khối có một trong ba môn thi là môn Ngữ văn chiếm tỉ lệ khá cao (36,63%). Đa số các em đăng kí dự thi vào các trường Cao đẳng, Đại học đóng trên địa bàn trong tỉnh (71,78%), có điểm chuẩn không cao (14 điểm trở lên) và được hưởng chế độ ưu tiên như cộng thêm 3,5 điểm vào tổng điểm của bài thi đối với học sinh dân tộc thiểu số và 1,5 điểm đối với học sinh dân tộc Kinh, xét học bạ không phải thi, đào tạo theo địa chỉ hoặc đào tạo theo hệ cử tuyển…

* Khảo sát chất lượng làm bài phần Nghị luận văn học

của học sinh lớp 12 trường THPT Sông Mã – Sơn La ở hai lớp 12B1và 12B2 (là hai lớp học theo chương trình cơ bản). Số lượng học sinh của hai lớp là 84 (mỗi lớp có 42 học sinh).

Sau khi tiến hành khảo sát về khả năng viết bài Nghị luận văn học của học sinh hai lớp 12B1 và 12B2 bằng cách cho các em viết một bài Nghị luận văn học cụ thể và thu bài về chấm. Chúng tôi nhận thấy những lỗi phổ biến trong khi làm bài mà các em còn mắc phải là xác định sai những yêu cầu của đề

Một phần của tài liệu đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh trường thpt sông mã - sơn la cách ôn tập và (Trang 25 - 75)