1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề phân tích cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự

95 5,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 94,03 KB

Nội dung

Tội phạm là một hiện tượng xã hội và một trong những đặc điểm của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở chỗ nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Để xác định hành vi nào đó do con người thực hiện có phải là tội phạm hay không phải dựa vào cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Như vậy, “cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu được quy định trong Luật Hình sự đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể”.

Trang 1

CẤU THÀNH TỘI PHẠM PLHS

Tội phạm là một hiện tượng xã hội và một trong những đặc điểm của tội phạm là tínhnguy hiểm cho xã hội Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở chỗ nó ảnh hưởng đến sựtồn tại và phát triển của xã hội Để xác định hành vi nào đó do con người thực hiện cóphải là tội phạm hay không phải dựa vào cấu thành tội phạm Cấu thành tội phạm là cơ sởpháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội Như vậy, “cấu thànhtội phạm là tổng hợp các dấu hiệu được quy định trong Luật Hình sự đặc trưng cho mộtloại tội phạm cụ thể” Nhắc đến CTTP là đề cập đến các yếu tố bắt buộc cấu thành nên tộiphạm đó cũng như các dấu hiệu của mỗi yếu tố đó Phụ thuộc vào mỗi chế độ, nhà nướckhác nhau và phụ thuộc vào chính sách hình sự của nhà nước đó mà quy định trong phápluật hình sự những yếu tố nào là các yếu tố cấu thành tội phạm Nghiên cứu lịch sử ra đờicho thấy lí luận cấu thành tội phạm xuất hiện từ thế kỉ thứ XVI, đầu tiên là ở các tòa áncủa nước Đức thời kì phong kiến, sau đó vào các thế kỉ XVIII-XIX vấn đề này được soạnthảo về mặt lí luận trong trường phái cổ điển của khoa học luật hình sự Khái niệm CTTP(theo tiếng Latinh cổ là “corpus delicti”) đã đóng vai trò tố tụng như là căn cứ đầy đủ choviệc xét xử vụ án hình sự tại tòa án để chứng minh sự hiện diện trong các hành vi củaphạm nhân một CTTP Lí luận CTTP được phát triển trong khoa học luật hình sự Ngatrước cách mạng vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX mà đặc biệt là CTTP đã đượcnghiên cứu rộng rãi và phát triển nhất trong khoa học luật hình sự Xô viết từ những năm

50 của thế kỉ XX và tiếp tục cho đến tận ngày nay Cấu thành tội phạm là một ngữ danh

từ chỉ những yếu tố cấu thành nên một tội pham Tuy nhiên việc nghiên cứu các quanđiểm khác nhau về khái niệm CTTP cho thấy hiện nay trong khoa học luật hình sự, kháiniệm CTTP vẫn còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Chẳng hạng như:

- Nhà hình sự học người Nga nổi tiếng trước Cách mạng tháng Mười – giáo sư viện sĩTaganxev N.X phân biệt trong CTTP gồm ba nhóm:

Con người thực tế – kẻ phạm tội;

Trang 2

Cái mà hành vi của bị cáo hướng tới – khách thể hoặc là đối tượng của sự xâm hại có tínhchất tội phạm;

Chính sự xâm hại có tính chất tội phạm, được xem xét từ mặt bên trong và bên ngoài

- Giáo sư Kixchiakôvxki A.O gọi CTTP là những dấu hiệu cần thiết chủ yếu mà thiếuchúng hoặc là thiếu một trong số chúng thì không thể có tội phạm và đó là bốn dấu hiệu:Chủ thể,

Khách thể,

Hoạt động bên trong, hoạt động bên ngoài của chủ thể

Kết quả của hoạt động đó

- Nghiên cứu cổ luật Việt Nam ta thấy, các nhà luật học thời này đã xác nhận có ba yếu tốcủa cấu thành tội phạm, đó là:

+ Nhóm các dấu hiệu không bắt buộc của CTTP: chỉ có ở những tội phạm cụ thể đượcquy định trông luật hính sự chứ không bắt buột có ở mọi tội phạm bao gồm:

v Hậu quả của tội phạm;

v Động cơ, mục đích của tội phạm;

v Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt

Trang 3

+ Nhóm các dấu hiệu bắt buộc của CTTP: gồm có:

v Khách thể của tội phạm

v Mặt khách quan của tội phạm

v Mặt chủ quan của tội phạm

v Chủ thể của hành vi tội phạm

@ Các dấu hiệu bắt buộc CTTP là một nội dung quan trọng nhất trong việc xác định tộiphạm, nó tổng hợp những yếu tố cấu thành nên một tội phạm mà nếu thiếu một trongnhững yếu tố này thì hành vi sẽ không cấu thành tội phạm Tuy nhiên, việc quy định vềcấu thành tội phạm cũng như các yếu tố cấu thành tội phạm mới chỉ là bước đầu tiên có ýnghĩa xác định tội phạm, mục đích xa hơn nữa của pháp luật hình sự là phải quy địnhbiện pháp xử lý đối với tội phạm đó Nói cách khác, đó là hậu quả pháp lý của việc thựchiện tội phạm

Để góp phần xác định tội phạm và áp dụng hình phạt trong tình hình hiện nay, đứng ởgóc độ là một người nghiên cứu pháp luật, người viết sẽ trình bày một số nội dung liênquan đến việc xác định các dấu hiệu bắc buộc để cấu thành nên một tôi phạm và biệnpháp chế tài tương ứng với tội phạm đó

B CÁC DẤU HIỆU BẮT BUỘC CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM

I Khái niệm của các dấu hiệu CTTP bắt buộc:

CTTP bắt buộc là Những yếu tố đặc trưng của các loại tội phạm cụ thể được quy địnhtrong Bộ luật hình sự Chỉ khi nào có đầy đủ các dấu hiệu bắt buột này thì hành vi viphạm pháp luật mới được coi là hành vi phạm tội Những dấu hiệu bắt buộc bao gồm:khách thể, chủ thể, khách quan, chủ quan

II Đặc điểm của các dấu hiệu CTTP bắt buộc:

1 Khách thể của tội phạm:

Trang 4

a Khái niệm: Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm

hại như: “độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độchính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền,lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do,tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực kháccủa trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa (khoản 1 điều 8 BLHS)”, trực tiếp hoặc gián tiếpảnh hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp thống trị được nhà nước (đại diện chogiai cấp thống trị) bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự

8 BLHS)

- Khách thể loại của tội phạm: là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất, được nhóm cácquy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của nhóm tội phạm như an ninh 1nhóm, con người 1 nhóm, trật tự XH 1 nhóm … có 14 nhóm trong phần các tội phạm củaBLHS hiện hành Vì dụ: tội phản bội Tổ Quốc (điều 78 BLHS) và tội bạo loạn (điều 82BLHS) tuy hai tội khác nhau nhưng có chung tính chất là xâm hại đến an ninh quốc gianên được xếp chung nhóm “các tội xâm phạm an ninh quốc gia”

Trang 5

- Khách thể trực tiếp: của tội phạm: là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành viphạm tội cụ thể xâm hại.

Ví dụ: A trộm cắp tài sản của B A đã xâm hại đến khách thể trực tiếp là quyền sở hữu tàisản của B và gây hại đến khách thể chung và khách thể loại là quyền sở hữu của côngdân Vậy nên 1 tội phạm phải có it nhất 1 khách thể trực tiếp

c Đối tượng tác động của tội phạm: là 1 bộ phận của khách thể, bị hành vi phạm tội tác

động đến, để gây thiệt hại cho khách thể Ví dụ: Khách thể quyền được tôn trọng và bảo

vệ tính mạng của con người (đang sống) là đối tượng tác động của tội giết người mà tộiphạm gây ra Tội phạm thông thường tác động đến các đối tượng sau:

v Chủ thể của quan hệ xã hội (con người)

v Nội dung của các quan hệ xã hội (quyền và nghĩa vụ của chủ thể)

v Đối tượng tác động của các quan hệ xã hội ( vật thể)

@ Khách thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về cả mặt lý luận lẩn thực tiển lập pháp và ápdụng pháp luật hình sự

2 Mặt khách quan của tội phạm:

a khái niệm: Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm

những dâu hiệu cũa TP, diễn ra và tồn tại bên ngoài thê giới khách quan

b Dấu hiệu: Mặt khách quan của tội phạm có các dấu hiệu sau: hành vi, hậu quả, mối

quan hệ giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài

b.1 Hành vi khách quan của tội phạm: là tất cả những xử sự của con người được biểuhiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định (hành động hoặc không hànhđộng) gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sựbảo vệ Để trở thành hành vi khách quan của tội phạm thì hành vi đó phải có các đặcđiểm sau:

Trang 6

v Hành vi khách quan của tội phạm phải có tính nguy hiểm cho xã hội ( thuộc tínhhiển nhiên)

v Hành vi khách quan của tội phạm trái pháp luật hình sự

v Hành vi khách quan của tội phạm phải có sự kiểm soát của ý thức và phải có sự điềukhiển của ý chí

- Các hình thức biểu hiện của hành vi khách quan gồm hành động và không hành động:+ Hành động phạm tội: là làm 1 việc mà pháp luật hình sự cấm vị dụ: giết người bằngcách bóp cổ, dùng súng bắn, dao đâm…, trộm xe đạp bằng cách dùng tay bẻ khoá, dẫnđi…

+ Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạngbình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của nó bằng việc chủ thểkhông thực hiện một việc mà pháp luật yêu cầu hoặc làm không đến mức yêu cầu dù có

đủ khả năng và điều kiện để thực hiện Đó là các trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phảihành động, phải làm những việc cụ thể nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng củangười khác nhưng chủ thể đã không hành động và là nguyên nhân gây ra cái chết của nạnnhân Chẳng hạng người mẹ cố ý không cho con bú dẫn đến đứa trẻ bị chết là một trườnghợp của không hành động Hành vi giết người còn có thể thực hiện thông qua hành độngcủa người không có năng lực trách nhiệm hình sự, trường hợp khác: một người đã thànhniên xúi giục một cậu bé dưới 14 tuổi thực hiện hành vi giết người, thì hành vi xúi giục

đó được coi là hành vi giết người và người có hành vi xúi giục là người thực hành trongtội giết người…

b.2 Hậu quả khách quan của tội phạm: Là hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm làthiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luậthình sự

Phân loại hậu quả:

Trang 7

+ Hậu quả vật chất là những thiệt hại mà con người trực tiếp hoặc thông qua các phươngtiện kỹ thuật có thể xác định được một cách chính xác mức độ của nó Thiệt hại loại này

có thể là thiệt hại về vật chất hoặc thể chất

Thiệt hại về vật chất thường được thể hiện thông qua sự biến đổi tình trạng bình thườngcủa các đối tượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội Ví dụ, tài sản bị phá huỷ, bịchiếm giữ, bị sử dụng trái phép…

Thiệt hại về thể chất biểu hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tựnhiên con người Nó có thể là tính mạng, sức khoẻ

+ Hậu quả phi vật chất là những thiệt hại không thể tính toán một cách chính xác bằngcác phương tiện đo lường Sự thiệt hại này chỉ được đánh giá thông qua hoạt động tư duycủa con người Thiệt hại loại này có thể kể đến như danh dự, nhân phẩm, quyền tự do củacon người, chính trị, xã hội, đạo đức…

b.3 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả:

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là mối quan hệ giữa các hiệntượng trong đó một hiện tượng được gọi là nguyên nhân (là hành vi khách quan) làm phátsinh một hiện tượng khác là kết quả (là hậu quả của tội phạm).Dùng để chỉ hành vi kháchquan đóng vai trò là nguyên nhân, hậu quả nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là hậu quả

Ví dụ A bị B đánh tuần trước, tuần sau A chết, nếu kết luận giám định của pháp y xácđịnh nguyên nhân cái chết của A liên quan đến bị B đánh thì A sẽ bị truy cứu, còn khôngliên quan thì không bị truy cứu Một ví dụ khác A thù B, A đến nhà B đâm B, nhưng đếnnhà thì B đã chết trước, A đâm thêm vài nhát tuy không có mối quan hệ nhân quả tuynhiên vẫn có tội Để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chúng ta cầndựa vào các cơ sở có tính nguyên tắc sau:

+ Hành vi được coi là nguyên nhân phải là hành vi trái pháp luật hình sự và xảy ra trướchậu quả về mặt thời gian Ví dụ: A bị phát hiện là chết đuối Tuy nhiên, qua khámnghiệm tử thi không cho thấy các dấu hiệu của chết đuối ( như:dạ dầy có nước, ngạt

Trang 8

thở…) Mặt khác, trong dạ dày A có một loại chất độc và theo kết luận, A chết do loạichất độc đó Như vậy, hành vi rơi xuống sông xảy ra sau hậu quả chết người vì vậy nốkhông có mối quan hệ nhân quả với hậu quả này.

+ Giữa nguyên nhân và hậu quả phải có mối quan hệ nội tại và tất yếu Một nguyên nhânbao giờ cũng chứa đựng mầm mống nội tại nhằm phát sinh kết quả nhất định Đối vớihành vi (với tư cách là nguyên nhân) cũng thế.Ví dụ, A lái xe tông vào B gây trọngthương B và được đưa đi cấp cứu nhưng do bệnh viện chậm trễ nên dẫn đến B chết vì vếtthương đó Hành vi của A có mối quan hệ nhân quả với cái chết của B

Trong thực tế, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả của tội phạmtồn tại dưới các dạng sau đây:

+ Dạng quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là quan hệ nhân quả mà chỉ có một hành vi tráipháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả tội phạm Bản thân sự vận động nội tạicủa hành vi trái pháp luật này độc lập đã có khả năng trực tiếp đưa đến hậu quả Ví dụ,hành vi A lén lút vào nhà B trộm tài sản…

+ Dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp là quan hệ nhân quả trong đó nhiều hành vi tráipháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả của tội phạm Trong thực tế,chúng ta rất khó xác định dạng quan hệ nhân quả thuộc loại này Ví dụ, A bắn nhằm mộtngười (người này núp trong bụi cây, A tưởng là thú) thủng dạ dày, đầu đạn đã được lấy racoi như an toàn, thoát chết Không may, người nhà không biết nên cho ăn cơm, dạ dày bịnhiễm trùng mà chết Hậu quả chết người do hai nguyên nhân là bắn nhằm và cho ăn cơm(A phạm tội “vô ý gây thương tích nặng” , người nhà không có tội)

b.4 Những biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm:

Bên cạnh các mặt biểu hiện đã nêu, mặt khách quan của tội phạm còn được biểu hiện quacác nội dung khác như phương pháp, phương tiện, công cụ phạm tội, thời gian, địa điểm,hoàn cảnh phạm tội…Phương tiện phạm tội như phương tiện giao thông, thông tin liênlạc, tiền…Công cụ phạm tội như gậy gộc, súng, chất độc… là những đối tượng được chủ

Trang 9

thể sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội Phương tiện phạm tội trong một số trường hợp

là dấu hiệu định tội và định khung hình phạt Ví dụ, tội phạm tại khoản 2 Điều 133, Điều202…

@ Mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tội phạm và

áp dụng hình phạt

3 Chủ thể của tội phạm

a Khái niệm: chủ thể của tội phạm là một cá nhân có khả năng nhận thức và điều khiển

hành vi của mình và có độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo điều 12 của BLHS 1999quy định:” khoãn1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tộiphạm; khoãn2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệmhình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

Vi dụ: Lê Văn Luyện sinh ngày 18/10/1993 thực hiện hành vi giết 3 người một cách dãman vào ngày 24/8/2011 tại tiệm vàng Ngoc Bích (Bắc Giang) để chiếm đoạt tài sảnnhưng do chưa đủ 18 tuổi nên căn cứ vào điều 74 BLHS thì mức hình phạt cao nhất được

áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là không quá mười tám năm tù nên luyệnkhông bị tử hình, ở đây có thể thấy Luyện có khả năng nhận thức và điều khiển hành vinhưng với độ tuổi chưa đủ 18 thì luyện chưa nhận thức được một cách đầy đủ về hành vicủa mình nên áp dụng hình phạt 18 năm tù đối với luyện là hoàn toàn thích đáng Tuynhiên bản án này một số người không đồng tình họ đề nghị phải sửa lại luật tử hìnhLuyện để pháp luật có tính răn đe và ngăn chặn tội ác Tuy nhiên muốn xây dựng đượcmột nhà nước pháp quyền thì cần phải tôn trọng pháp luật hiện hành Do đó chỉ có thể xét

xử Luyện theo pháp luật hiện hành mà không thể nâng cao hình phạt lên được

@ Pháp luật hình sự Việt Nam chưa thừa nhận chủ thể của tội phạm là pháp nhân đềunày về nguyên tắc là hợp lý nhưng trên thực tế có nhiều vấn đề mà xã hội bức xúc vềnguyên tắc này Ví dụ công ty bột ngọt Vedan thường xuyên gây ô nhiểm nguồn nước, vềmặc lý thuyết công ty này mang tính có lỗi và đáng phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng

vì đây là pháp nhân,còn luật hình sự Việc Nam hình phạt chỉ hướng tới cá nhân, nên

Trang 10

không thể áp dụng hình phạt tù cho pháp nhân được, nếu cần thì thay đổi lý thuyết, xử lýhành chính pháp nhân tối đa 500 triệu, một công ty lớn như Vedan thì sồ tiền đó là khônglớn họ không ngại đóng phạt và thế là tình trạng cứ tiếp diển Tuy nhiên một cá nhân thựchiện hành vi phạm tội vì lợi ích của pháp nhân (trốn thuế), cá nhân đó phải chịu tráchnhiệm hình sự.

4 Mặt chủ quan của tội phạm:

ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội Mỗi yếu tố có ý nghĩa khác nhautrong việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội

- Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xãhội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành

vi đó

- Mục đích phạm tội là kết quả cuối cùng mà người phạm tội muốn đạt được khi thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Nó xác định khuynh hướng ý chí và khuynh hướnghành động của người phạm tội

- Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội

b nội dung mặt chủ quan của tội phạm

b.1 Lỗi: Lỗi là biểu hiện về mặt tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểmcho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình

Trang 11

thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý ví dụ A ghét B nên đạp phá nhà B thì A có lỗi, tuy nhiên đámcháy xảy ra: buộc phải phá bỏ ngôi nhà để vào hẽm chữa cháy thì không có lỗi vậy nên

để xem xét một hành vi có lỗi không ta xem xét trên hai phương diện:

+ Xã hội: Một hành vi của bị xem là có lỗi khi hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọncủa họ trong khi có đủ điều kiện khách quan để lựa chọn và thực hiện những xử sự khácphù hợp với đòi hỏi của xã hội

+ Tâm lý (cơ sở để pháp lý quy định): là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành

vi của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ýhoặc vô ý: lý trí và ý chí, tình cảm (không được tính, do ko chi phối thường xuyênthường trực)

Phân loại lỗi

- Cố ý trực tiếp: được quy định tại Khoản 1, Điều 9 BLHS “Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi củamột người khi thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểmcho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra”.+ Dấu hiệu pháp lý:

Lý trí:

Đối với hành vi: người phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.Đối với hậu quả: người phạm tội nhận thức hậu quả là tất yếu xảy ra

Ý chí: mong muốn cho hậu quả xảy ra

Ví dụ, A thù B đã từ lâu , nên một ngày kia A cầm lựu đạn đến nhà B để giết B Khi đếnnhà B thì thấy B đang ngồi nhậu, thấy vậy nhưng mà A vẫn ném lựu đạn vào khiến Bchết tại chổ Như vậy trong tình huống trên thì A do thù B đã lâu và đã chuẩn bị sẵn công

cụ để thực hiện hành vi giết B Về hành vi của A thì rõ ràng A nhận thức rõ hành vi củamình là nguy hiểm và có thể gây nên cái chết cho B nhưng vẫn ném, vậy rõ ràng hành vi

Trang 12

của A là cố ý, mặc khác A mong muốn hậu quả sẽ xảy ra.Như vậy hành vi của A là cố ýtrực tiếp.

- Lỗi cố ý gián tiếp: được quy định tại Khoản 2, Điều 9 BLHS: “Lỗi cố ý gián tiếp là lỗicủa một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ hành vi của mình

là nguy hiểm cho xã hội thấy trước hậu quả của hành vi đó (lý trí) có thể xảy ra tuy khôngmong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra (y chí)” Từ quy định chung trên cóthể thấy cố ý gián tiếp trong tội giết người là trường hợp người có hành vi phạm tội thấy

rõ hành vi của mình có khả năng làm chết người khác, mặc dù họ không mong muốn chohậu quả xảy ra nhưng vẫn thực hiện hành vi đó và để mặc cho hậu quả xảy ra Điều đó cónghĩa là trong ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tướcđoạt tính mạng của người khác, mà họ chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặccho hậu quả muốn đến đâu thì đến Vậy thì hậu quả xảy ra đến đâu thì họ chỉ phải chịutrách nhiệm đến đó thôi Ví dụ, như trong lúc ngồi nhậu, A và B có xích mích dẫn đến cãinhau Bạn bè đã can ngăn nhưng B vẫn chửi A A tức mình nên cầm một chai bia phangmạnh vào đầu B làm B chết trên đường đi cấp cứu Trường hợp này phải xác định hành vicủa A là hành vi giết người với lỗi cố ý gián tiếp Vì, tuy A thực hiện hành vi trong lúc cónóng giận, nhưng với nhận thức của một người bình thường thì A hoàn toàn có khả năngnhận thức được cú đánh mạnh của mình có khả năng làm B bị chết, nhưng A vẫn thựchiện Mặc dù không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng A đã để mặc cho hậu quả xảy

ra Nếu người phạm tội không thấy được hành vi của mình có khả năng làm chết ngườithì đó là hành vi cố ý gây thương tích,Ví dụ, như cũng trường hợp trên, nhưng A khôngdùng chai bia đánh B mà chỉ dùng tay đấm vào mặt B làm cho B bị ngã ra phía sau đậpđầu vào vật cứng dẫn đến tử vong Trong trường hợp này, A chỉ mong muốn làm cho B

bị đau và không thấy được cú đấm của mình có khả năng làm cho B bị chết Do đó Aphạm tội cố ý gây thương tích (trong trường hợp dẫn đến trết người)

- Lỗi vô ý vì quá tự tin (khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự): Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗitrong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguyhiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được

Trang 13

nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Ví dụ, một người bán thức

ăn đã quá hạn sử dụng có thể nguy hiểm đến tính mạng cho người dùng nhưng vẫn tinvào kinh nghiệm của mình rằng dù thức ăn quá hạn nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sứckhoẻ người tiêu dùng, do đó người bán hàng đã bán thức ăn cho khách hàng và người tiêudùng đã bị ngộ độc

@ Xét ở phương diện ý chí, trường hợp lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi cố ý gián tiếp có sựkhác nhau Ở lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội tuy không mong muốn hậu quả xảy ranhưng có ý thức để mặc cho nó xảy ra và chấp nhận hậu quả đó Ở lỗi vô ý vì quá tự tin,người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả sẽ xảy ra nên đã thực hiện hành vi, nếu họ ýthức được hậu quả thực tế có thể xảy ra thì họ không thực hiện hành vi Đó là yếu tốkhiến lỗi cố ý gián tiếp có tính nguy hiểm cao hơn lỗi vô ý vì quá tự tin

- Lỗi vô ý do cẩu thả (khoản 2 Điều 10 Bộ luật hình sự): Lỗi vô ý do cẩu thả là lỗi trongtrường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nênkhông thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù điều kiện khách quan buộc họphải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.Ví dụ: Anh A ở tầng năm khu trung cưném cục đá to ra cửa sổ mà không quan sát phía dưới không may B đi ngang nên bị trúnglàm B chết ở đây A đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội (làm B chết) nhưng do cẩuthả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù điều kiện khách quanbuộc A phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó

- Ngoài ra còn có các trường hợp đặc biệt về lỗi như:

+ Trường hợp hỗn hợp lỗi:Trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp trong cùng một cấuthành tội phạm có hai loại lỗi (cố ý và vô ý) đối với những tình tiết khách quan khácnhau Vậy, lỗi hỗn hợp Trường hợp một người cố ý thực hiện hành vi tội phạm nhưng vô

ý gây ra hậu quả của tội phạm.Trường hợp rõ ràng nhất là trường hợp vi phạm các quiđịnh về an toàn giao thông vận tải, trong trường hợp này, người điều khiển phương tiệngiao thông vận tải cố tình vi phạm các qui định về an toàn như đi quá tốc độ, không đúngtuyến đường, không có bằng lái, lái xe trong tình trạng say rượu, nhưng cho rằng mình có

Trang 14

thể làm chủ được và hoàn toàn không mong muốn hậu quả xảy ra Trên thực tế hậu quả

do tai nạn giao thông gây ra hoàn toàn nằm ngoài ý nghĩ chủ quan ( vô ý) của người điềukhiển phương tiện Khái niệm “ lỗi hỗn hợp” không được sử dụng trong BLHS nhưngvẫn được các nhà hình sự học dùng đến khi nghiên cứu yếu tố “ lỗi” trong hành vi phạmtội nhằm phân biệt một cách chính xác yếu tố lỗi trong các trường hợp phạm tội

+ Sự kiện bất ngờ: Theo quy định của Điều 11 Bộ luật hình sự thì, “Người thực hiện hành

vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thểthấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịutrách nhiệm hình sự” Ví dụ, Một người đi bằng xe môtô ( có năng lực hành vi dân sự đầy

đủ ) chạy xe trên đoạn đường làng, khúc đường đang mùa gặt lúa Đường trống trảinhưng lờ mờ do khối đốt đồng nên Anh ta chạy xe với tốc độ vừa phải Có một đám trẻđang chơi đùa ở phía trước bên cạnh có một đống rơm ( rạ) nằm ngay bên đường, tớikhúc đường trên anh ta bóp kèn mà mấy đứa nhỏ chằng chịu tránh đường Anh ta liềnchạy thằng qua đống rơm đó Xui cho anh ta là trong đồng rơm có một đứa trẻ đang ởtrong đó Xe Anh ta cán qua ngang người làm chết đứa trẻ ngay tại chỗ ví dụ nêu trênthì nó là sự kiện bất ngờ thuộc trường hợp không thể thấy trước hậu quả của hành vi Tức

là khi thực hiện hành vi cho xe chạy qua đống rơm, anh ta không nhận thức được hành vicủa mình sẽ gây ra hậu quả chết người Bởi xét về mặt khách quan trong hoàn cảnh cụ thể

đó, pháp luật không buộc anh ta hay bất cứ người nào phải kiểm tra để biết được trongđống rơm có người hay không Do đó mà anh ta hay bất cứ người nào cũng không thểthấy trước được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm Tuy nhiên, trên thực tế

có nhiều trường hợp do lỗi do sự kiện bất ngờ nhưng vẩn bị truy cứu trách nhiệm hình sựnhất là trong vụ việc tai nạn giao thông

@ Như vậy, để xác định người phạm tội thuộc hình thức lỗi nào chúng ta phải căn cứ vàohai mặt đó là ý chí và lý trí

b.2 Động cơ phạm tội:

Trang 15

Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiệnhành vi phạm tội (có thể hiểu là nguyên nhân tinh thần của tội phạm) Ví dụ, tội phạmtrộm cắp tài sản có thể vì nghèo, thù ghét người bị hại hoặc để chia cho người nghèokhác…

@ Trong Luật hình sự Việt nam, động cơ phạm tội rất ít được phản ánh trong cấu thànhtội phạm với ý nghĩa định tội Ví dụ, tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 142 Bộ luật hìnhsự) đòi hỏi dấu hiệu động cơ “vụ lợi” là dấu hiệu bắt buộc Động cơ phạm tội có thể đượcphản ánh trong cấu thành tăng nặng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu định khung Chẳng hạn,

“động cơ đê hèn” là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội giết người (Điều 93) Mặtkhác, động cơ phạm tội cũng có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng tráchnhiệm hình sự được quy định tại Điều 46, 48 Bộ luật hình sự

b.3 mục đích phạm tội:

Mục đích phạm tội là điểm cuối cùng mà người phạm tội đặt ra cho hành vi phạm tội phảiđạt tới (kết quả mà kẻ phạm tội mong muốn đạt được)

@ Trong Luật hình sự, mục đích phạm tội không được thể hiện trong cấu thành tội phạm

ở tất cả các tội phạm Tuy nhiên, ở một số tội phạm, dấu hiệu mục đích là bắt buộc trongcấu thành tội phạm Ví dụ, các tội xâm phạm an ninh quốc gia bắt buộc phải có mục đích

“chống chính quyền nhân dân” Khi đó, để chứng minh tội phạm xâm phạn an ninh quốcgia, chúng ta cần chứng minh khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội phải cómục đích đó

ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI

Nhà nước sẽ không tồn tại nếu không có pháp luật, pháp luật chính là công cụ, phươngtiện để Nhà nước quản lý xã hội và duy trì chế độ chính trị Nếu không có sự can thiệt củapháp luật thì xã hội sẽ không ổn định Trong tình hình hiện nay, tội phạm đang ngày cànggia tăng về số lượng cũng như tính đa dạng và phức tạp, điều này đã gây nên sự hoangmang lo ngại cho toàn xã hội Vì vậy, công tác xác định một hành vi nào đó có phải chịu

Trang 16

sự điều chỉnh của pháp luật hình sự hay không là vấn đề được các nhà áp dụng pháp luậtnói riêng và mọi người trong xã hội nói chung đặc biệt quan tâm.

Các dấu hiệu bắt buộc của CTTP với vai trò là cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự và

là cơ sở để định tội, bởi một hành vi chỉ chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt tương ứngkhi hành vi đó hội đủ tất cã các dấu hiệu bắc buột của CTTP đó, và ngược lại , một hành

vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng không thoả mãn một trong số các dấu hiệu của cấuthành tội phạm sẽ được xem là không có tội phạm xảy ra và trách nhiệm hình sự khôngđược đặt ra Điều này phù hợp với nguyên tắc “không có luật, không có tội” theo điều 2của BLHS “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịutrách nhiệm hình sự”

Tuy nhiên, trên thực tế sự hạn chế về công tác xác định các dấu hiệu bắt buộc của CTTPđang là vấn đề bắt cập, vướng mắc mà các nhà áp dụng pháp luật gặp phải Hạn chế lớnnhất của việc áp dụng pháp luật trong điều kiện hiện nay là giữa luật và thực tiển có một

“khoãng cách” nhất định Có những trường hợp vụ việc xãy ra trong thực tế mà khôngthể áp dụng pháp luật được hoặc luật quy định như thế này nhưng trong quá trình áp dụngthì lại như thế khác Từ đó, dẫn đến sự lúng túng trong quá trình áp dụng luật của các cơquan tư pháp Vì vậy nhu cầu đặt ra trong tình hình hiện nay là:

+ Đối với các nhà áp dụng luật: Trong việc điều tra, truy tố, xét xử phải tuân theo đúng

và đầy đủ các thủ tục luật định nhằm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không

để loạt tội phạm, không để oan người vô tội

+ Đối với các nhà làm luật: Cần quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, vì hiện naynhiều vụ pháp nhân vi phạm không xử lý được, nhất là nhóm tội phạm về kinh tế Đã đếnlúc phải chấm dứt tình trạng “một chủ trương được cả tập thể quyết định rồi dẫn đến làmsai, nhưng chỉ có một cá nhân chịu trách nhiệm” Nếu quy định pháp nhân phải chịu tráchnhiệm hình sự trong tương lai được thể hiện tại BLHS thì nguyên tắc mọi hành vi phạmtội không thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật sẽ được củng cố Đây sẽ là điều kiện quantrọng bảo đảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay

Trang 17

Phải nhanh chống hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, bộ luật hình sự nói riêng, việcsửa đổi, bổ sung, quy định tội phạm mới hay xoá bỏ một tội phạm phải được tiến hànhmột cách hợp pháp và công khai, theo đúng thủ tục luật định Ngoài ra, việc xây dựngpháp luật hình sự phải dựa trên những cơ sở khoa học, và xây dựng một cách hoàn thiện,đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm mặc khác, các quy định củaLuật hình sự phải được xây dựng một cách cụ thể, chính xác với các dấu hiệu của từnghành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của nó để các nhà áp dụng luật dể dàng xác định tộidanh và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.

+ Đối với nhân dân: đòi hỏi mỗi người dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách triệt để,không ngừng tăng cường cảnh giác cao độ, nâng cao ý thức pháp luật, tích cực đấu tranhphòng và chống tội phạm

@ Làm được điều đó sẽ góp phần thu hẹp dần “khoãng cách” giữa luật và thực tiễn, giúpcho việc áp dụng pháp luật trong quá trình quản lý xã hội được dễ dàng và mang lại hiệuquả cao Đồng thời cũng góp phần làm cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm vàtrật tự an toàn xã hội chặt chẽ hơn Đó là điều kiện, nền tảng tiên quyết cho quá trình xâydựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 18

1 Vài nét về lịch sử xuất hiện và phát triển lí luận cấu thành tội phạm

Nghiên cứu lịch sử ra đời cho thấy lí luận cấu thành tội phạm (CTTP) xuất hiện từ thế kỉthứ XVI, đầu tiên là ở các tòa án của nước Đức thời kì phong kiến, sau đó vào các thế kỉXVIII-XIX vấn đề này được soạn thảo về mặt lí luận trong trường phái cổ điển của khoahọc luật hình sự Khái niệm CTTP (theo tiếng Latinh cổ là “corpus delicti”) đã đóng vaitrò tố tụng như là căn cứ đầy đủ cho việc xét xử vụ án hình sự tại tòa án để chứng minh

sự hiện diện trong các hành vi của phạm nhân một CTTP (1) Lí luận CTTP được pháttriển trong khoa học luật hình sự Nga trước cách mạng vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ

XX mà đặc biệt là CTTP đã được nghiên cứu rộng rãi và phát triển nhất trong khoa họcluật hình sự Xô viết từ những năm 50 của thế kỉ XX và tiếp tục cho đến tận ngày nay

2 Khái niệm cấu thành tội phạm

Việc nghiên cứu các quan điểm khác nhau về khái niệm CTTP cho thấy hiện nay trongkhoa học luật hình sự, khái niệm CTTP vẫn còn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.Chẳng hạn như:

- Nhà hình sự học người Nga nổi tiếng trước Cách mạng tháng Mười – giáo sư viện sĩTaganxev N.X phân biệt trong CTTP ba nhóm: a) Con người thực tế – kẻ phạm tội; b)Cái mà hành vi của bị cáo hướng tới – khách thể hoặc là đối tượng của sự xâm hại có tínhchất tội phạm; c) Chính sự xâm hại có tính chất tội phạm, được xem xét từ mặt bên trong

và bên ngoài (2)

- Giáo sư Kixchiakôvxki A.O gọi CTTP là những dấu hiệu cần thiết chủ yếu mà thiếuchúng hoặc là thiếu một trong số chúng thì không thể có tội phạm và đó là bốn dấu hiệu:Chủ thể, khách thể, hoạt động bên trong, hoạt động bên ngoài của chủ thể và kết quả củahoạt động đó (3)

- Vào đầu thế kỉ XX, viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô Piôntkôvxki A.A đã coikhái niệm CTTP là các yếu tố cơ bản của tội phạm mà chúng đều có trong mỗi một tội

Trang 19

phạm mà nếu như thiếu một trong số chúng thì dẫn đến sự thừa nhận là không có CTTP

và các yếu tố này là: a) Chủ thể nhất định của tội phạm; b) Khách thể nhất định của tộiphạm; c) Bản chất nhất định của mặt chủ quan trong cách xử sự; d) Bản chất nhất địnhcủa mặt khách quan trong cách xử sự của chủ thể của tội phạm (4) Sau đó, vào nhữngnăm 70 của thế kỉ XX, viện sĩ này đã viết: Lí luận luật hình sự Xô viết coi CTTP là tổnghợp các dấu hiệu thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định là tội phạm theopháp luật hình sự Liên Xô (5)

- Giáo sư Trainhin A.N quan niệm CTTP là tổng hợp tất cả những dấu hiệu (yếu tố)khách quan và chủ quan mà theo luật hình sự khẳng định một hành vi cụ thể nguy hiểmcho xã hội (bằng hành động hoặc không hành động) đối với nhà nước là tội phạm (6)

- Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (LB Nga hiện nay) Kuđriavtxôv V.N coi CTTP

là tổng hợp những dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội xác định nó, theo luật hình

sự là tội phạm và bị xử phạt về hình sự (7)

- Gần đây nhất, giáo sư Kuznhetxôva N.F đưa ra định nghĩa: “CTTP là hệ thống các yếu

tố khách quan và chủ quan bắt buộc của hành vi tạo nên tính nguy hiểm cho xã hội của nó

và được cấu trúc theo bốn tiểu hệ thống mà những dấu hiệu của chúng được ghi nhậntrong các phần quy định của các quy phạm pháp luật hình sự của Phần chung và Phầnriêng BLHS” (8)

- Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, về cơ bản, quan điểm được thừa nhận rộng rãi

về khái niệm của CTTP là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng cho loại tội phạm cụ thểđược quy định trong pháp luật hình sự (9)

Như vậy, trên cơ sở khái niệm tội phạm và phân tích khoa học lí luận CTTP đồng thờinghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về định tội danh, theo quanđiểm của chúng tôi, có thể đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm CTTP như sau:CTTP là tổng hợp các dấu hiệu pháp lí (khách quan và chủ quan) do luật hình sự quyđịnh thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào cácdấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm Hay nói cách khác, một

Trang 20

CTTP cụ thể là tổng hợp các dấu hiệu khách quan và chủ quan bắt buộc, mà bằng các dấuhiệu đó nhà làm luật quy định tại quy phạm của Phần các tội phạm BLHS tính chất tộiphạm và tính chất bị xử phạt (hay còn gọi là tính chất bị xử lí về hình sự) của hành vinguy hiểm cho xã hội tương ứng bị luật hình sự cấm đồng thời chỉ ra loại hình phạt nào

và trong giới hạn nào nó có thể được toà án áp dụng đối với người có lỗi trong việc thựchiện tội phạm ấy

3 Các đặc điểm của cấu thành tội phạm

Từ định nghĩa của khái niệm CTTP trên đây cho thấy bất kì CTTP nào cũng phải có cácđặc điểm cần và đủ như sau: 1) Trước hết, CTTP là một hệ thống các dấu hiệu pháp líkhách quan và chủ quan có tính chất bắt buộc; 2) Các dấu hiệu pháp lí này của CTTPnhất thiết phải được quy định trong pháp luật hình sự thực định; 3) Chỉ có trên cơ sở tổnghợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lí này của CTTP thì mới có căn cứ để khẳng định hành vinguy hiểm cho xã hội nào đó bị luật hình sự cấm và đã được thực hiện trong thực tế chính

là một tội phạm; 4) Cuối cùng, CTTP chính là mô hình pháp lí của tội phạm

4 Yếu tố của cấu thành tội phạm

Yếu tố của CTTP có thể được định nghĩa là bộ phận hợp thành của cấu trúc trong cấuthành ấy và bao gồm một nhóm các dấu hiệu tương ứng với các phương diện (các mặt)của hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm (tức là hành vi bị nhà làm luật coi

là tội phạm) Quan điểm truyền thống được thừa nhận chung trong khoa học luật hình sựđương đại là: CTTP có bốn yếu tố: Khách thể (1), mặt khách quan (2), chủ thể (3) và mặtchủ quan (4) của tội phạm Để nhận thấy rõ bản chất của mỗi yếu tố CTTP, dưới đâychúng ta cần phải đưa ra định nghĩa về khái niệm của từng yếu tố như sau:

1) Khách thể của tội phạm: Là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ tránh khỏi

sự xâm hại có tính chất tội phạm nhưng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc có thểgây nên) thiệt hại đáng kể nhất định

Trang 21

2) Mặt khách quan của tội phạm: Là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng kểcho xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, tức là sự thể hiện cách xử

sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan

3) Chủ thể của tội phạm: Là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theoluật định (ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể còn có một số dấu hiệu bổ sung đặcbiệt do quy phạm pháp luật hình sự tương ứng quy định)

4) Mặt chủ quan của tội phạm: Là mặt bên trong của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho

xã hội đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự lỗi, tức là thái độ tâm lí của chủthể được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị

do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó (lỗi)

5 Dấu hiệu của cấu thành tội phạm

Có thể định nghĩa dấu hiệu của CTTP là đặc điểm chung về mặt lập pháp của các thuộctính điển hình và chủ yếu hơn cả, đặc trưng cho tội phạm đó Nghiên cứu các quy địnhtrong Phần riêng BLHS có thể nhận thấy rằng các dấu hiệu của CTTP có thể được phânchia thành hai nhóm: 1) Nhóm các dấu hiệu bắt buộc (là các dấu hiệu chung, đặc trưngcho tất cả các CTTP cụ thể); 2) Các dấu hiệu tùy nghi hay còn gọi là các dấu hiệu khôngbắt buộc (là các dấu hiệu riêng, đặc trưng không phải cho tất cả mà chỉ cho một số CTTPnhất định nào đó)

Như vậy, mỗi yếu tố trên đây của CTTP đều được thể hiện bằng các dấu hiệu bắt buộc vàcác dấu hiệu tuỳ nghi (không bắt buộc) do pháp luật hình sự quy định Việc xem xét đầy

đủ để có sự nhận thức khoa học thống nhất và đúng đắn các dấu hiệu này của CTTP cụthể trong hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện chính là một trong những đảmbảo cho việc định tội danh đúng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội tương ứng Vàchính vì thế, chúng ta cũng cần phải phân tích để xác định rõ các dấu hiệu bắt buộc vàcác dấu hiệu tuỳ nghi tương ứng với từng yếu tố của CTTP

Trang 22

1) Khách thể của tội phạm có ba dấu hiệu: Một dấu hiệu bắt buộc là khách thể và hai dấuhiệu tuỳ nghi là đối tượng của tội phạm và người bị hại của tội phạm.

2) Mặt khách quan của tội phạm có chín dấu hiệu: Một dấu hiệu bắt buộc là hành vi nguyhiểm cho xã hội và tám dấu hiệu tuỳ nghi là hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệnhân quả giữa hành vi và hậu quả phạm tội, thời gian, không gian, địa điểm, hoàn cảnh(điều kiện), phương pháp (thủ đoạn), công cụ và phương tiện phạm tội

3) Chủ thể của tội phạm có bốn dấu hiệu: Ba dấu hiệu bắt buộc là con người cụ thể, cónăng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS và một dấu hiệu tuỳ nghi là các dấu hiệu bổ sungtương ứng đối với riêng chủ thể đặc biệt của tội phạm (như chức vụ, loại nghề nghiệp,giới tính…)

4) Mặt chủ quan của tội phạm có một dấu hiệu bắt buộc là lỗi và hai dấu hiệu tuỳ nghi làđộng cơ và mục đích phạm tội

6 Phân loại các cấu thành tội phạm

Có thể hiểu phân loại các CTTP là việc chia các CTTP thành những dạng khác nhau dựatrên các tiêu chí nhất định nhằm đảm bảo cho việc định tội danh và quyết định hình phạtđược chính xác cũng như hỗ trợ cho việc cá thể hóa TNHS và hình phạt được công minh,

có căn cứ và đúng pháp luật Về cơ bản, trên cơ sở lí luận về CTTP và nghiên cứu thựctiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự liên quan đến việc định tội danh, theo quanđiểm của chúng tôi có thể căn cứ vào bốn tiêu chí cơ bản dưới đây để phân loại các CTTPthành các dạng như sau:

1) Căn cứ vào tính chất và mức độ của sự nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm có thểphân chia các CTTP thành ba (bốn hoặc năm) loại sau: a) CTTP cơ bản là cấu thành cócác dấu hiệu đặc trưng và bắt buộc chỉ của một tội phạm tương ứng mà sự phân biệt tộiphạm đó với tội phạm khác được dựa trên các dấu hiệu ấy (các dấu hiệu định tội); b)CTTP giảm nhẹ là cấu thành mà ngoài các dấu hiệu của CTTP cơ bản ra còn có các dấuhiệu khác phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp (không đáng kể) của

Trang 23

tội phạm nên có ý nghĩa làm giảm đi đáng kể mức độ TNHS của chủ thể; c) CTTP tăngnặng (đặc biệt tăng nặng) là cấu thành mà ngoài các dấu hiệu của CTTP cơ bản ra còn cócác dấu hiệu khác phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao (rất cao) củatội phạm nên có ý nghĩa làm tăng lên đáng kể (rất đáng kể) mức độ TNHS của chủ thể.2) Căn cứ vào cấu trúc của mặt khách quan của tội phạm có thể phân chia các CTTPthành hai loại sau: a) CTTP vật chất là cấu thành mà mặt khách quan của nó được phápluật hình sự quy định bằng các dấu hiệu của hành vi phạm tội cũng như cả các dấu hiệucủa hậu quả phạm tội nữa (tức là hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong trường hợp nàyđược nhà làm luật coi là dấu hiệu bắt buộc của CTTP); b) CTTP hình thức là cấu thành

mà mặt khách quan của nó được pháp luật hình sự quy định chỉ bằng các dấu hiệu củahành vi phạm tội

3) Căn cứ vào cấu trúc của các yếu tố CTTP có thể phân chia các CTTP thành hai loạisau: a) CTTP đơn giản là cấu thành mà trong đó luật quy định chỉ một khách thể bị xâmhại, một loại hành vi (hậu quả) phạm tội và một hình thức lỗi; b) CTTP ghép (phức tạp)

là cấu thành mà trong đó luật quy định nhiều khách thể bị xâm hại, nhiều hành vi (hậuquả) phạm tội và hai hình thức lỗi trong cùng một CTTP (ví dụ: Tội cố ý gây thương tích

mà dẫn đến hậu quả chết người hoặc tội cướp tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người…).4) Căn cứ vào sự mô tả của các CTTP được quy định trong luật có thể phân chia cácCTTP thành hai loại sau: a) CTTP với các dấu hiệu cụ thể (định lượng) là cấu thành màtrong phần quy định của quy phạm pháp luật hình sự tương ứng, các mức thiệt hại do tộiphạm gây ra được xác định cụ thể (như một loạt các CTTP tại các điều 137-145, 153 -

154, 156, 161, 165-166 BLHS năm 1999); b) CTTP với các dấu hiệu có tính chất đánhgiá (định tính) là cấu thành mà trong phần quy định của quy phạm pháp luật hình sựtương ứng, các mức thiệt hại do tội phạm gây ra không được xác định cụ thể mà chỉ bằngcác phạm trù có tính chất đánh giá

7 Chức năng của cấu thành tội phạm

Trang 24

Có thể hiểu chức năng của CTTP là nhiệm vụ của từng CTTP cụ thể được quy định trongluật hình sự mà thông qua việc thực hiện nó (nhiệm vụ ấy), vai trò của CTTP tương ứngđược thể hiện trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự Từ trước đến nay chưa có côngtrình nghiên cứu nào trong khoa học luật hình sự Việt Nam đề cập việc phân tích cácchức năng của CTTP Còn trong khoa học luật hình sự Liên Xô, theo quan điểm hoàntoàn đúng đắn và đảm bảo sức thuyết phục của GS.TSKH Tkeseliađze G.T – trưởng bộmôn luật hình sự và tội phạm học Trường đại học tổng hợp quốc gia Tbilisi (nước Cộnghòa Gruzia thuộc Liên Xô – SNG hiện nay) thì CTTP có ba chức năng chính như sau:(10)

1) Chức năng nền tảng: Khi các cơ quan tư pháp hình sự coi căn cứ cần và đủ để truy cứuTNHS một người chính là sự hiện diện trong hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người đóthực hiện có chứa tất cả các dấu hiệu của một CTTP cụ thể do pháp luật hình sự quy định;2) Chức năng phân biệt: Việc mô tả một cách chính xác trong phần quy định của các quyphạm tại Phần riêng BLHS các dấu hiệu của CTTP sẽ đảm bảo cho sự phân biệt đúng tộiphạm này với tội phạm kia cũng như khung hình phạt này với khung hình phạt kia và từ

đó sẽ giúp cho tòa án lựa chọn các biện pháp pháp lí hình sự phù hợp với người phạm tội;3) Chức năng đảm bảo: Nếu trong hành vi của một người không có đủ tất các các dấuhiệu của một CTTP tương ứng do luật hình sự quy định thì người đó không phải chịuTNHS và hình phạt

8 Vai trò của cấu thành tội phạm

Từ việc nghiên cứu các đặc điểm, yếu tố, dấu hiệu, phân loại CTTP và chức năng củaCTTP đồng thời trên cơ sở phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự có liên quan đếnquá trình định tội danh và quyết định hình phạt, theo chúng tôi vai trò của CTTP thể hiện

rõ ở năm bình diện dưới đây:

1) CTTP là một trong những điều kiện chung và quan trọng nhất để định tội danh chínhxác Nếu như trong hành vi nguy hiểm cho xã hội không có đầy đủ các dấu hiệu của một

Trang 25

CTTP nào đó được quy định trong pháp luật hình sự thực định thì không thể đặt ra việcđịnh tội danh.

2) CTTP là một khái niệm khoa học và là sự trừu tượng về mặt pháp lí, vì một loạt cácthuật ngữ và phạm trù được sử dụng có liên quan đến CTTP (như: “khách thể”, “chủ thể”,

“mặt chủ quan”, “mặt chủ quan”…) đều được các nhà lí luận soạn thảo trong khoa họcluật hình sự, còn nếu như chúng có được quy định trong luật thực định đi chăng nữa thìcũng là dưới dạng các quy phạm pháp luật hình sự trừu trượng

3) CTTP là cơ sở pháp lí cần và đủ để truy cứu TNHS người phạm tội, vì nguyên tắc là:

“Nullum crimen sine lege” nhưng khi hành vi nguy hiểm cho xã hội của chủ thể có đầy

đủ các dấu hiệu của một CTTP tương ứng nào đó được quy định trong BLHS thì có nghĩa

là đã có tội phạm được thực hiện và các cơ quan tư pháp hình sự đã có đầy đủ cơ sở pháp

lí để truy cứu TNHS người phạm tội

4) CTTP là căn cứ để tòa án lựa chọn đúng loại và mức hình phạt đối với người bị kết án,

vì nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội không có đầy đủ các dấu hiệu của một CTTP cụ thể(như: CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng, CTTP đặc biệt tăng nặng hoặc CTTP giảm nhẹ) màtrong đó ghi nhận khung hình phạt tương ứng (với loại và mức cụ thể) tại một điều (hoặckhoản của một điều) trong Phần các tội phạm BLHS thì tòa án cũng không thể có căn cứ

để lựa chọn loại và mức hình phạt để áp dụng đối với người bị kết án

5) CTTP là yếu tố để đảm bảo các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tư pháphình sự đồng thời hỗ trợ cho việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp chế và củng cố trật tự phápluật trong NNPQ, vì với tất cả sự thể hiện ở bốn bình diện trên đây đã cho phép khẳngđịnh vai trò có tính chất tổng hợp này của CTTP

9 Cấu thành tội phạm – cơ sở khoa học của việc định tội danh

Với vai trò của CTTP thể hiện ở bình diện thứ nhất nêu trên, thiết tưởng cũng cần phảiphân tích để đi đến kết luận một cách chính xác, khách quan, có căn cứ và đảm bảo sứcthuyết phục về vai trò của CTTP đối với quá trình định tội danh ra sao – thử phân tích

Trang 26

xem CTTP có đúng là ”cơ sở pháp lí duy nhất” hay chỉ là cơ sở khoa học của việc địnhtội danh (?) Để làm sáng tỏ vấn đề này thì sự phân tích của chúng ta nhất thiết phải căn

cứ vào đồng thời cả ba lĩnh vực sinh hoạt (thể hiện) được thừa nhận chung của luật hình

sự đó là: Lập pháp, lí luận (hay còn gọi là khoa học) và thực tiễn xét xử Cụ thể là:

1) Về mặt lập pháp, nếu quan niệm CTTP là “cơ sở pháp lí duy nhất” của việc định tộidanh thì có nghĩa là vô hình trung đã thừa nhận không phải BLHS – sản phẩm của nhàlàm luật – “một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm” (như Lời nói đầu của BLHS Việt Nam năm 1999 hiện hành) mà lạichính là CTTP – một khái niệm khoa học và là sự trừu tượng về mặt pháp lí được dùnglàm “cơ sở pháp lí duy nhất” trong quá trình định tội danh đối với các hành vi nguy hiểmcho xã hội cụ thể được thực hiện trong thực tế khách quan (!) Có lẽ nhà làm luật ViệtNam cùng với các cán bộ thực tiễn trong hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật hình sựcủa nước ta (kể cả trước và sau khi pháp điển hóa) khó mà có thể đồng ý với quan niệmnày

2) Về mặt lí luận, CTTP do các nhà lí luận hình sự soạn thảo và nghĩ ra như là một kháiniệm khoa học và là sự trừu tượng về mặt pháp lí (chứ hoàn toàn không phải là các quyđịnh của BLHS do nhà làm luật ban hành để các cơ quan tư pháp hình sự lấy làm cơ sởpháp lí duy nhất trong quá trình định tội danh) Vì vậy, đương nhiên là một khái niệmkhoa học với các phạm trù lí luận chung nhất cho tất cả các tội phạm (như khách thể, mặtkhách quan…) chứ không phải là các quy phạm pháp luật hình sự thì không phải vàkhông thể là “căn cứ pháp lí duy nhất” cho việc định tội danh đối với một hành vi cụ thểnào đó được thực hiện trong thực tế khách quan

3) Và cuối cùng, về mặt thực tiễn (xét xử), từ trước đến nay (kể cả trong thời kì sau khilập lại hòa bình ở miền Bắc cho đến trước những năm 1960 -1963 khi các chuyên gia luậthình sự của Liên Xô chưa sang nước ta giảng bài ở Trường cán bộ tòa án trung ươngthuộc Tòa án nhân dân tối cao và phổ biến lí luận về CTTP ở Việt Nam) thì mặc dù líluận về CTTP chưa xuất hiện trong sách báo pháp lí hình sự nước ta nhưng đã (và hiện

Trang 27

nay đang) tồn tại một thực tế khách quan – mỗi khi định tội danh các cơ quan tư pháphình sự đều không bao giờ coi CTTP (một khái niệm khoa học và là trừu tượng về mặtpháp lí) là cơ sở pháp lí duy nhất mà chỉ dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định như đãđược phân tích trên đây, cụ thể là các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sởpháp lí trực tiếp và các quy phạm pháp luật TTHS – cơ sở pháp lí gián tiếp./.

Chú thích :

(1), (8).Xem: Kuznhetxôva N.F “Cấu thành tội phạm” Chương VI – Giáo trình luật hình sự (gồm 5 tập) Tập 1 Phần chung “Lí luận về tội phạm” (tập thể tác giả do GS.TSKH N.F.Kuznhetxôva và PTS luật, PGS I.M Tiakôva chủ biên), Nxb Zartxalô Maxcơva, 2002, tr.166; 72 (tiếng Nga);

(2) Xem: Taganxev N.X “Luật hình sự Nga” Các bài giảng Phần chung Tập 1, Nxb Khoa học Maxcơva, 1994, tr.142 (tiếng Nga).

(3).Xem: Kixchiakôvxki A.O “Giáo trình tối thiểu về luật hình sự chung” Phần chung Xant-Pêtecbua, 1875, tr 59 (tiếng Nga).

(4).Xem: Piôntkôvxki A.A “Luật hình sự Xô viết”, Phần chung Tập I Lêningrađ, 1928, tr.241 (tiếng Nga).

Maxcơva-(5).Xem: Piôntkôvxki A.A “Giáo trình luật hình sự Xôviết” gồm sáu tập Tập II Tội phạm, Nxb Khoa học Maxcơva, 1970, tr.89.

(6).Xem: Trainhin A.N “Lí luận chung về cấu thành tội phạm”, Nxb Sách pháp lí Maxcơva, tr.59-60 (tiếng Nga).

(7).Xem: Kuđriavtxev A.N “Lí luận chung về định tội danh” Maxcơva, 1999, tr.58 (tiếng Nga).

(9).Xem: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa “Cấu thành tội phạm” Chương IV Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường đại học luật Hà Nội (tập thể tác giả do – PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên), Nxb Công an nhân dân Hà Nội, 2003, tr.51; – PGS.TS Kiều Đình

Trang 28

Thụ “Cấu thành tội phạm” Chương VII Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Khoa luật trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội (tập thể tác giả do TSKH Lê Cảm chủ biên), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2001

(10).Xem: Tkeseliađze G.T “Thực tiễn xét xử và đạo luật hình sự”, Nxb Khoa học Tbilisi, 1975, tr.46 (tiếng Nga).

TS Lê Cảm - Theo : Tạp chí Luật học số 02 (2004)

Trang 29

Phân loại cấu thành tội phạm và một số vấn đề về trách nhiệm hình sự

Với vai trò là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự, là căn cứ pháp lí để định tội, từ trướcđến nay cấu thành tội phạm (CTTP) luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu Theo quanđiểm phổ biến hiện nay, CTTP được hiểu là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặctrưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự Mặc dù có cùng bản chấtpháp lí như vậy nhưng trong các đạo luật hình sự, CTTP lại được xây dựng dưới nhiềudạng khác nhau Sự khác biệt của chúng đòi hỏi thực hiện việc phân loại một cách hợp lí,khoa học Cho đến nay, CTTP được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như mức độnguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh, đặc điểm cấu trúc của CTTP haycách thức được nhà làm luật sử dụng quy định CTTP trong luật hình sự Việc phân loạiCTTP hay cụ thể hơn là việc xác định đúng loại cấu thành tội phạm (đặc biệt là đối vớiviệc phân loại theo hai tiêu chí đầu) có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề trách nhiệm hình

sự của những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

Trong nhiều trường hợp, việc xác định đúng loại CTTP cho phép chúng ta phân biệtnhững hành vi là tội phạm với những hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải làtội phạm, xác định nhanh chóng, chính xác giai đoạn thực hiện tội phạm và hình thức lỗicủa tội phạm Những hoạt động này lại chính là cơ sở của việc xác định đúng trách nhiệmhình sự của những người liên quan Vì vậy, trong phạm vi bài viết này chúng tôi phântích làm sáng tỏ hơn vấn đề phân loại CTTP, từ đó chỉ ra một cách khái quát một số nộidung về cơ sở lí luận cho việc xác định trách nhiệm hình sự trong trường hợp tương ứng.Trước hết, theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh, CTTPđược phân loại thành CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng và CTTP giảm nhẹ Trong mối quan

hệ này, CTTP cơ bản bao gồm những dấu hiệu đặc trưng có ở mọi trường hợp phạm tộicủa loại tội nhất định thể hiện tính nguy hiểm của loại tội đó và cho phép phân biệt loạitội phạm này với loại tội phạm khác CTTP tăng nặng và CTTP giảm nhẹ được xây dựngdựa trên cơ sở CTTP cơ bản, vì vậy, chúng bao gồm cả những dấu hiệu của CTTP cơ bản

Trang 30

và những dấu hiệu bổ sung phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên (CTTP tăngnặng) hoặc giảm đi (CTTP giảm nhẹ) của mỗi loại tội phạm Như vậy, có thể khẳng địnhrằng mọi CTTP tăng nặng và CTTP giảm nhẹ đều phải có đầy đủ các dấu hiệu của CTTP

cơ bản Nói cách khác, tất cả những trường hợp không thoả mãn CTTP cơ bản của mộtloại tội phạm nhất định thì dù có những dấu hiệu làm cho tính nguy hiểm cho xã hội tănglên (tình tiết định khung tăng nặng) hay giảm đi (tình tiết định khung giảm nhẹ) cũngkhông thể thoả mãn CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ của loại tội đó Trường hợpnày hành vi được thực hiện có thể không phải là tội phạm hoặc là một tội phạm khác (nếuthoả mãn dấu hiệu cấu thành của loại tội phạm khác) Ví dụ: Trường hợp lần đầu tiên lợidụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới500.000đ (không thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng) không phạm tội lừa đảochiếm đoạt tài sản

Liên quan đến ranh giới giữa CTTP cơ bản và CTTP tăng nặng chúng tôi muốn đề cậptrường hợp thực tiễn hiện nay vẫn còn gây tranh cãi xung quanh việc xác định loại CTTP

để áp dụng Đây là trường hợp đặt ra đối với những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý

mà CTTP cơ bản có quy định cụ thể tình tiết định lượng và đồng thời cũng quy địnhnhững trường hợp mặc dù không thoả mãn tình tiết định lượng nhưng lại thoả mãn tìnhtiết khác là đã bị kết án về những tội nhất định, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm,mặt khác trong CTTP tăng nặng lại có tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm”, ví dụ:CTTP tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS) Vấn đề cần xác định ở đây là nếu ngườithực hiện hành vi quy định trong CTTP cơ bản không thoả mãn tình tiết định lượngnhưng trước đó đã thuộc trường hợp tái phạm ở một tội theo điều luật quy định, chưađược xoá án tích thì sẽ xử lí theo CTTP cơ bản hay theo CTTP tăng nặng? Trên thực tếmột số cơ quan tư pháp hướng dẫn các cơ quan cấp dưới xử lí những trường hợp này theoCTTP tăng nặng Theo quan điểm của chúng tôi, trường hợp này sẽ không thể thoả mãnCTTP cơ bản nếu không cộng với tình tiết đã bị kết án (dù thuộc trường hợp tái phạm haytrường hợp thông thường), đây là tình tiết để hành vi vi phạm trở thành hành vi phạm tộicòn tình tiết đã tái phạm chỉ được sử dụng để chuyển hoá thành tái phạm nguy hiểm nếu

Trang 31

hành vi trên tự thân nó đã đủ để cấu thành tội phạm Như vậy, thực chất đây là trườnghợp chỉ đáp ứng được các yêu cầu của CTTP cơ bản mà không có thêm tình tiết nào để cóthể chuyển sang CTTP tăng nặng.

Dựa vào đặc điểm cấu trúc của CTTP, CTTP được chia thành hai loại chính là CTTP vậtchất và CTTP hình thức CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan làhành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Đối với dấu hiệu hậuquả (và cùng với nó là dấu hiệu mối quan hệ nhân quả) ở loại CTTP này lại được quyđịnh theo hai mức độ khác nhau:

1) Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội phạm hoàn thành Ở loại CTTP này, nhàlàm luật không trực tiếp đưa dấu hiệu hậu quả vào trong CTTP mà hậu quả được quyđịnh gián tiếp thông qua cách quy định về hành vi phạm tội Ví dụ: CTTP của tội giếtngười, mặc dù đều không có hậu quả được quy định trực tiếp trong CTTP nhưng loạiCTTP này khác căn bản với CTTP hình thức vì trong các CTTP hình thức chỉ mô tả dấuhiệu hành vi (ví dụ: Hành vi dùng vũ lực trong tội cướp tài sản) mà không quy định dướidạng hành vi hàm chứa hậu quả Với cách quy định như vậy, chỉ khi người phạm tội thựchiện hành vi và gây ra hậu quả tương ứng mới thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểmcủa tội phạm và vì vậy mới được xác định là tội phạm ở giai đoạn hoàn thành; ngược lại,nếu mới chỉ thực hiện được hành vi mà hậu quả tương ứng chưa xảy ra thì chỉ xác định làgiai đoạn phạm tội chưa đạt

2) Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định tội Ở dạng CTTP này, nhà làm luật trực tiếp đưahậu quả vào các quy định của CTTP với ý nghĩa là điều kiện xác định những trường hợpthoả mãn CTTP của loại tội đó, loại trừ những trường hợp hành vi không cấu thành tộiphạm Vấn đề này đã được đề cập trong các sách báo pháp lí hình sự nhưng ở đây chúngtôi muốn bàn đến dưới góc độ mối quan hệ của loại CTTP này với vấn đề giai đoạn thựchiện tội phạm và việc xác định lỗi đối với tội phạm đó.Về mặt lí luận, vấn đề giai đoạnthực hiện tội phạm chỉ được đặt ra đối với lỗi cố ý trực tiếp, vì vậy, có thể khẳng địnhchính xác hơn vế thứ nhất trong nội dung nghiên cứu nói trên là mối quan hệ của loại

Trang 32

CTTP vật chất mà hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định tội đối với những tội phạm đượcthực hiện với lỗi cố ý trực tiếp Đây là loại CTTP trong đó thái độ tâm lí của người phạmtội đối với hành vi và đối với hậu quả thống nhất với nhau (hậu quả xảy ra nằm trong dựkiến của người phạm tội) Những CTTP loại này lại có thể tồn tại dưới hai dạng sau đây:

1 CTTP mà hậu quả được quy định dưới dạng tình tiết định lượng Cách quy định nàyđược sử dụng trong trường hợp hành vi trong mặt khách quan của CTTP chứa đựng khảnăng gây ra loại hậu quả có cùng tính chất nhưng có thể ở các mức độ khác nhau và giữachúng tồn tại ranh giới quyết định vấn đề hành vi được thực hiện có tính nguy hiểm đáng

kể cho xã hội hay không Ví dụ: CTTP cơ bản tội cố ý gây thương tích (khoản 1 Điều 104BLHS) quy định trong trường hợp thông thường tỉ lệ thương tật gây ra phải từ 11% trởlên Đối với loại CTTP này vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm vẫn được đặt ra nếuxác định được hậu quả mà người phạm tội hướng tới phù hợp với hậu quả bắt buộc đểxác định trách nhiệm hình sự cho giai đoạn phạm tội tương ứng (đối với giai đoạn chuẩn

bị phạm tội: Hậu quả mà người phạm tội hướng tới phải đủ thoả mãn khung quy định loạitội là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt:Hậu quả mà người phạm tội hướng tới phải là hậu quả mà CTTP quy định Ví dụ: Hành

vi chuẩn bị cố ý gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên; hành

vi cố ý gây thương tích chưa đạt mà tỉ lệ thương tật người phạm tội mong muốn gây ra từ11% trở lên)

2 CTTP mà hậu quả được quy định không phải dưới dạng tình tiết định lượng LoạiCTTP này được xây dựng trong trường hợp hành vi khách quan chứa đựng khả năng gây

ra loại hậu quả nhất định không thể phân chia ở các mức độ khác nhau, hậu quả này khixuất hiện mới đủ khả năng làm cho hành vi được thực hiện trở thành nguy hiểm đáng kểcho xã hội Ví dụ: CTTP tội xúi giục người khác tự sát quy định hậu quả làm người khác

tự sát là dấu hiệu bắt buộc Đối với loại CTTP này vấn đề giai đoạn thực hiện tội phạmđược giải quyết như những trường hợp thông thường

Trang 33

Ngoài loại CTTP vật chất mà hình thức lỗi là cố ý như trên, BLHS còn quy định nhữngCTTP vật chất trong đó thái độ tâm lí của người phạm tội đối với hành vi và đối với hậuquả mà CTTP quy định mang tính bắt buộc không thống nhất với nhau (hậu quả xảy ranằm ngoài dự kiến của người phạm tội) Ví dụ: Trong một số CTTP của các tội đua xetrái phép, gây rối trật tự công cộng nhà làm luật quy định dấu hiệu “gây hậu quảnghiêm trọng” là dấu hiệu bắt buộc để các hành vi tương ứng là tội phạm Ở các CTTPnày, người phạm tội không có ý thức lựa chọn hậu quả được quy định trong CTTP (khikhả năng đó xảy ra hành vi được thực hiện có thể thoả mãn dấu hiệu cấu thành của mộttội cố ý khác) Đối với một số CTTP trong loại CTTP này, trong đó bao gồm cả nhữngCTTP về các tội chúng tôi nêu trên, trong các sách báo pháp lí hình sự hiện nay đa số các

ý kiến vẫn khẳng định hình thức lỗi là cố ý Theo quan điểm của chúng tôi, dựa trên líthuyết về lỗi, trong những trường hợp này phải xác định hình thức lỗi của tội phạm là vô

ý (trong phạm vi bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề lỗi đối với những CTTP quyđịnh dấu hiệu về nhân thân là tình tiết định tội được quy định ở cùng khung cơ bản củacác điều luật tương ứng)

Khác với CTTP vật chất, ở CTTP hình thức dấu hiệu duy nhất trong mặt khách quan làhành vi nguy hiểm cho xã hội Loại CTTP này lại bao gồm:

1) Những CTTP chỉ quy định một hành vi phạm tội bắt buộc, ví dụ: CTTP tội cướp tàisản Đối với những CTTP này vấn đề giai đoạn thực hiện tội phạm được giải quyết nhưnhững trường hợp thông thường

2) Những CTTP quy định nhiều hành vi phạm tội bắt buộc, ví dụ: CTTP tội hiếp dâm.Đối với những CTTP này vấn đề giai đoạn thực hiện tội phạm vẫn được đặt ra nhưng sovới những CTTP trên chúng có điểm khác biệt rõ rệt ở giai đoạn phạm tội chưa đạt mà cụthể là giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành không tồn tại Nguyên nhân của sự khácbiệt đó là trong trường hợp người phạm tội mới thực hiện được một phần trong số cáchành vi được quy định thì bản thân họ có thể nhận thức rõ phần hành vi còn lại chưa đượcthực hiện, do đó, tội phạm dừng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành; ngược

Trang 34

lại, nếu toàn bộ những hành vi đó đã được thực hiện thì toàn bộ những dấu hiệu pháp lícần thiết đã thoả mãn nên tội phạm được xác định là đã hoàn thành Giữa hai khả năng đókhông tồn tại một khả năng trung gian khác.

Ngoài CTTP vật chất và CTTP hình thức như trên, nhiều nhà khoa học pháp lí hình sựcòn xác nhận sự tồn tại của loại CTTP đặc biệt: CTTP cắt xén (1) Giống như đối vớiCTTP hình thức, ở CTTP cắt xén nhà làm luật cũng chỉ quy định dấu hiệu bắt buộc trongmặt khách quan là dấu hiệu hành vi Tuy nhiên, điểm khác biệt ở loại CTTP này là dấuhiệu hành vi được quy định dưới dạng hoạt động nhằm thực hiện một mục đích nhất định

Ví dụ: CTTP tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS) Với cáchquy định này, hành vi trong CTTP hàm chứa tất cả những hành vi cụ thể nhằm đạt đượcmục đích mà điều luật quy định (ví dụ: Đối với tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyềnnhân dân, tất cả mọi hành vi phục vụ cho việc thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật

đổ chính quyền nhân dân đều là hành vi trong mặt khách quan của tội phạm) Như vậy,đối với loại CTTP này tội phạm hoàn thành ngay từ khi một trong số các hành vi nói trênđược thực hiện - vấn đề giai đoạn thực hiện tội phạm cũng không được đặt ra Ngoàiquan điểm trên đây, hiện nay còn có quan điểm khác về loại CTTP cắt xén với nội dungtrong mặt khách quan của loại CTTP này luật chỉ quy định dấu hiệu hành vi, không quyđịnh dấu hiệu hậu quả nhưng hành vi này chỉ là một bộ phận hay một giai đoạn của hành

vi mà người phạm tội phát triển nhằm thực hiện để gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội,đạt được mục đích đặt ra Ví dụ: CTTP tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) Với cách hiểunhư vậy về CTTP cắt xén thì vấn đề giai đoạn thực hiện tội phạm vẫn có thể được đặt ra.(2)

Ngoài các cách phân loại CTTP như trên, một số nhà khoa học pháp lí hình sự còn phânloại CTTP theo cách thức được nhà làm luật sử dụng quy định CTTP trong luật hình sự.Dựa theo tiêu chí này, CTTP được phân loại thành CTTP giản đơn và CTTP phức hợp,theo đó CTTP giản đơn chỉ mô tả một loại hành vi xâm hại tới một khách thể cụ thể,CTTP phức hợp mô tả hai loại hành vi hoặc hai hình thức lỗi hoặc hai khách thể cụ thểtrong nội dung CTTP Ví dụ: Trong CTTP tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người

Trang 35

(khoản 3 Điều 104 BLHS) lỗi của chủ thể đối với thương tích là cố ý còn lỗi đối với hậuquả chết người lại là vô ý; trong tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) khách thể của tộiphạm bao gồm hai loại quan hệ xã hội khác nhau là quan hệ sở hữu về tài sản và quan hệnhân thân; trong tội mua bán phụ nữ (Điều 119 BLHS) hành vi khách quan của CTTPđược hợp thành bởi hai loại hành vi gắn bó với nhau là hành vi mua và bán phụ nữ Việcxác định vấn đề giai đoạn thực hiện tội phạm đối với các loại CTTP được phân loại theotiêu chí này đã được giải quyết từng phần trong các mục trên.

Tóm lại, mặc dù phân loại CTTP là vấn đề phức tạp và cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiềuquan điểm khác nhau nhưng những phân tích sơ bộ nêu trên cho thấy trong nhiều trườnghợp việc không thống nhất trong quan điểm phân loại CTTP cũng như trong việc xácđịnh bản chất của CTTP cụ thể và mối quan hệ của các loại CTTP được phân chia theocùng một tiêu chí có thể dẫn đến hiện tượng không thống nhất khi xác định vấn đề tráchnhiệm hình sự Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu về CTTP là một trong những công việc cầnthiết tạo cơ sở lí luận cho việc xác định trách nhiệm hình sự trong những trường hợp cụthể./

ThS Cao Thị Oanh - kiemsatbacgiang.vn

Trang 36

Các dạng cấu thành tội phạm trong bộ luật hình sự

Cấu thành tội phạm là những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại tội phạm cụthể được quy định trong luật hình sự

Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủthể của tội phạm Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được cấu thành tộiphạm phản ánh, có thể chia cấu thành tội phạm thành: cấu thành tội phạm cơ bản; cấuthành tội phạm tăng nặng; cấu thành tội phạm giảm nhẹ Trong bài viết này, chúng tôitrình bày về các dạng cấu thành tội phạm cơ bản trong Bộ luật hình sự

Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội Đó là cấuthành tội phạm bao gồm những dấu hiệu mô tả tội phạm và là cơ sở pháp lý cho việc địnhtội danh và phân biệt tội phạm này với tội phạm khác Đây là các cấu thành tội phạmđược thể hiện ở khoản 1 của đa số các tội phạm như tội trộm cắp tài sản (khoản 1 Điều

138 Bộ luật hình sự), tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường

bộ gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự)…

Căn cứ vào cấu trúc của cấu thành tội phạm có thể chia cấu thành tội phạm thành: cấuthành tội phạm hình thức; cấu thành tội phạm vật chất; cấu thành tội phạm hỗn hợp.Trong đó:

Trang 37

mà pháp luật hình sự cấm không được làm Ví dụ: hành động giết người (Điều 93 Bộ luậthình sự); cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự)…

Còn hành vi phạm tội được thực hiện dưới dạng không hành động là trường hợp khônglàm một việc mà pháp luật bắt buộc phải làm, như các hành vi: không cứu giúp ngườiđang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 Bộ luật hình sự); không tốgiác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự) (2) Các tội pham có cấu thành hình thức lànhững tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 78 – 84, 86-91, 133, 134… Bộ luậthình sự

Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiệnhành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong điều luật phần các tội phạm Bộ luật hìnhsự

2 Cấu thành tội phạm vật chất

Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặtkhách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra;

và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, trong đó:

- Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm chế độ chính trị, chế độkinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp phápcủa tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, cácquyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tựpháp luật xã hội chủ nghĩa; được quy định ở các điều luật cụ thể thuộc phần các tội phạmcủa Bộ luật hình sự

- Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậuquả phi vật chất Căn cứ vào mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, thì có thể chiahậu quả do hành vi phạm tội gây ra thành bốn mức sau: hậu quả ít nghiêm trọng; hậu quảnghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng; và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, trong đó: Hậuquả ít nghiêm trọng là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra ở mức không lớn cho xã hội

Trang 38

Hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và thiệthại phi vật chất khác.

Hậu quả rất nghiêm trọng là thiệt hại rất lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản vàthiệt hại phi vật chất khác Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là thiệt hại đặc biệt lớn cho xãhội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác Với tư cách là một yếu

tố bắt buộc của cấu thành tội phạm vật chất, thì chỉ những hành vi gây ra một trong cácloại thiệt hại sau đây mới bị coi là tội phạm: hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêmtrọng; và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêmtrọng; và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

Còn hành vi không gây ra hậu quả ít nghiêm trọng chỉ bị coi là phạm tội khi đi kèm cácdấu hiệu khác (chúng tôi sẽ trình bày ở cuối bài viết này) Nghiên cứu các tội phạm cócấu thành vật chất, thấy “hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặcbiệt nghiêm trọng”được thể hiện bởi nhiều dạng khác nhau

Có những tội dùng trực tiếp thuật ngữ gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặcbiệt nghiêm trọng” như tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; tội ngược đãi hoặc hành

hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; tội xâm phạmquyền sở hữu công nghiệp; tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thôngđường bộ…Và cũng có tội gây ra nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọngđược thể hiện dưới dạng các mức độ thiệt hại cụ thể như: tính mạng, % sức khỏe bị thiệthại, giá trị tài sản bị hành vi phạm tội xâm phạm Đó là các tội: giết người, cố ý gâythương tích, trộm cắp tài sản…

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là dấu hiệubắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm có cấu thành vật chất Theo quy định củapháp luật, thì chỉ được coi là giữa hành vi khách quan và hậu quả có quan hệ nhân quảkhi:

Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian

Trang 39

thực tế khi kiểm tra căn cứ này thì trong vụ án cụ thể, nếu không thoả mãn căn cứ thìkhông có khả năng tồn tại quan hệ nhân quả giữa giữa hành vi và hậu quả.

Hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểmcho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải là sự hiện thực hoá khả năngthực tế làm phát sinh hậu quả của chính hành vi trái pháp luật Hành vi trực tiếp gây rahậu quả và hậu quả chính là hệ quả trực tiếp của hành vi Cũng cần lưu ý rằng, trong quan

hệ nhân quả, hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân, tuy giữ vai trò quyết địnhđối với sự phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng hậu quả đó xảy ra hay không

và xảy ra như thế nào còn phụ thuộc vào những “điều kiện” nhất định như khắc phục, cứuchữa kịp thời…

Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất được coi là hoàn thành từ thời điểm có thiệt hạixảy ra

3 Cấu thành tội phạm hỗn hợp

Cấu thành tội phạm hỗn hợp là loại cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu thuộc mặt kháchquan của cấu thành tội phạm vừa có yếu tố của cấu thành tội phạm hình thức, vừa có yếu

tố của cấu thành tội phạm vật chất

- Cấu thành tội phạm hỗn hợp có yếu tố của cấu thành tội phạm vật chất Cấu thành tộiphạm hỗn hợp có yếu tố của cấu thành tội phạm vật chất là loại cấu thành tội phạm đặctrưng mới được quy định trong Bộ luật hình sự từ sau lần sửa đổi bổi sung năm 1997.Trong Bộ luật hình sự năm 1999 loại cấu thành tội phạm này được quy định tại một số tộixâm phạm sở hữu, tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ….Theo đócác dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm bao gồm hành vi vi phạm,thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.Hành vi khách quan là hành vi vi phạm bởi vì nếu chỉ xét hành vi thì hành vi đó chưa đếnmức bị coi là phạm tội do đối tượng tác động của tội phạm chưa đến mức khởi điểm đểtruy cứu trách nhiệm hình sự như: công nhiên chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới năm trăm

Trang 40

ngàn đồng; sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trịdưới ba mươi triệu đồng; nhận hối lộ dưới năm trăm ngàn đồng… nhưng người thực hiệnhành vi vi phạm vẫn bị coi là phạm tội vì gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Do vậy, với loại cấu thành tội phạm này, thì thời điểm hoàn thành của tội phạm được tính

từ thời điểm gây ra thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc thiệt hạiphi vật chất cho xã hội chứ không phải là thời điểm thực hiện hành vi vi phạm Loại cấuthành tội phạm này được mô tả ở một số điều luật cụ thể phần các tội phạm Bộ luật hình

sự như sau:

- “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng …, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm (khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự)”.

- “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc…, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ* sáu tháng đến ba năm (khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự)”

- “Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc …, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm (khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự)”.

- “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc

sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào* có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

Ngày đăng: 13/08/2015, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w