1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận phân tích chứng minh chứng cứ trong tố tụng dân sự

158 8,1K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 190,59 KB

Nội dung

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. Một số vấn đề lí luận về chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự1. Khái niệm, đặc tính, ý nghĩa của chứng cứ, phân loại chứng cứ:1.1. Khái niệm:Điều 81 BLTTDS định nghĩa chứng cứ như sau: “ chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.”Có thể hiểu chung chứng cứ là cái có thật, theo một trình tự luật định Tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự.1.2. Đặc tínhVề cơ bản, để xác những gì được coi là chứng cứ phải dựa trên việc xác định các đặc tính của chứng cứ. Đây là “ những cái vốn có của một sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật khác”. Các đặc tính của chứng cứ bao gồm: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. 1.3 Ý nghĩa của chứng cứ Chứng cứ với tư cách là linh hồn của tố tụng và là nền tảng cơ bản để giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự. Chứng cứ là cơ sở duy nhất và cũng là phương tiện duy nhất để chứng minh các sự kiện tình tiết của vụ việc dân sự. Có thể nói, mọi hoạt động trong quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng dân sự mở ra, kết thúc và kết quả đều phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ.; Chứng cứ là phương tiện để người tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Chứng cứ là để Tòa án tái hiện lại đúng các tình tiết và sự thật của vụ việc dân sự, xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự; Chứng cứ là hoạt động mấu chốt của vấn đề chứng minh trong TTDS. 1.4. Phân loại:Trên thực tế chứng cứ thường được phân thành các loại sau: Dựa vào nguồn thu nhận chứng cứ: chứng cứ được phân ra chứng cứ theo người và chứng cứ theo vật. Căn cứ vào hình thức tạo thành chứng cứ: gồm chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại. Căn cứ vào mối liên hệ giữa chứng cứ với những sự kiện cân chứng minh: được chia gồm chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp. 2. Khái niệm, ý nghĩa của nguồn chứng cứTheo Điều 82 BLTTDS thì nguồn chứng cứ bao gồm: “ Các tài liệu đọc được, nghe được nhìn được; các vật chứng; lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; tập quán; kết quả giám định tài sản, thẩm định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp luật có quy định”Tòa án chỉ thu thập chứng cứ qua các nguồn chứng cứ do pháp luật quy định. Bất kì loại chứng cứ nào cũng nằm trong một loại chứng cứ nhất định. Ví dụ: bản di chúc đương sự cung cấp cho Tòa án là nguồn nhưng bản di chúc đó làm giả, gian dối thì không được coi là nguồn chứng cứ3. Khái niệm, ý nghĩa của phương tiện chứng minh:3.1 Khái niệmPhương tiện chứng minh là công cụ pháp luật quy định được sử dụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thông qua các chủ thể chứng minh. Một số công cụ thường được thực hiện như lấy lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng, kết luận của cơ quan giám định..gọi là phương tiện chứng minh.Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự cụ thể, các đương sự và Tòa án có thể dùng nhiều phương tiện chứng minh. (khoản 2 Điều 85 BLTTDS).3.2 Ý nghĩaHoạt động chứng minh có tính chất quyết định kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Để đảm bảo giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, pháp luật quy định những phương tiện chứng minh cụ thể mà các chủ thể chứng minh được sử dụng. Các chủ thể chứng minh chỉ dược sử dụng các phương tiện chứng minh do pháp luật quy định mà không thể sử dụng bất kì phương tiện nào khác để chứng minh đồng thời phải đáp ứng đầy đủ điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Các phương tiện chứng minh này là công cụ để làm sáng tỏ, giải quyết nhanh đúng và chính xác vụ án hơn. 4. Mối liên hệ giữa chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh.Chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh là những nội dung quan trọng trong tố tụng dân sự, giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết với nhau cụ thể như sau: Nguồn chứng cứ là nơi bắt đầu, là nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra cái gì, điều gì. Vì vậy mà nguồn chứng cứ là nơi rút ra chứng cứ. Ví dụ như: phương tiện giao thông bị thiệt hại là nguồn chứng cứ, dấu vết thiệt hại là chứng cứ. Có thể thấy chứng cứ là cái chứa đựng trong nguồn chứng cứ, xác định được nguồn chứng cứ có thể giúp tìm được chứng cứ.Mặt khác để xác định được chứng cứ thì Tòa án và các chủ thể chứng minh khác phải sử dụng các phương tiện chứng minh. Ví dụ: xác định dấu vết trên phương tiện giao thông có phải là chứng cứ của vụ tai nạn giao thông để lại không thì phải sử dụng kết luận giám định… như vậy phương tiện chứng minh chính là phương tiện để xác định chứng cứ.II. Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH CHƯNG MINH CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự là một nội dung quan trọng

nhưng rất phức tạp “Pháp luật tố tụng dân sự không thể được coi là hoàn thiện

nếu không có những chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (…) Pháp luật

mà không có chứng cứ thì chẳng có nghĩa lý gì cả, nhưng chứng cứ dù không có pháp luật vẫn có tất cả ý nghĩa của nó” 1 Hay trong báo cáo công tác của ngànhToà án trong thực tiễn xét xử các vụ án dân sự cho thấy “chất lượng hồ sơ vụ ándân sự, hôn nhân và gia đình phụ thuộc vào chất lượng điều tra, xác minh, thu thậptài liệu, chứng cứ có đầy đủ, chính xác và khách quan hay không và có chấp hànhnghiêm chỉnh thủ tục tố tụng hay không là cơ sở của một bản án, quyết định đúngđắn”2 Như vậy, chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh là mộttrong những yếu tố quan trọng nhất của pháp luật tố tụng dân sự Vì vậy chúng tahãy cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề này

Có thể hiểu chung chứng cứ là cái có thật, theo một trình tự luật định Tòa ándùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự

1 Kỷ yếu Hội thảo về pháp luật Tố tụng Dân sự năm 1999 tại Nhà pháp luật Việt - Pháp

Trang 3

1.2 Đặc tính

Về cơ bản, để xác những gì được coi là chứng cứ phải dựa trên việc xác địnhcác đặc tính của chứng cứ Đây là “ những cái vốn có của một sự vật, phân biệtđược sự vật này với sự vật khác” Các đặc tính của chứng cứ bao gồm: tính kháchquan, tính liên quan và tính hợp pháp

1.3 Ý nghĩa của chứng cứ

Chứng cứ với tư cách là linh hồn của tố tụng và là nền tảng cơ bản để giảiquyết vụ việc dân sự Vì vậy chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với việc giảiquyết các vụ việc dân sự Chứng cứ là cơ sở duy nhất và cũng là phương tiện duynhất để chứng minh các sự kiện tình tiết của vụ việc dân sự Có thể nói, mọi hoạtđộng trong quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ, mọi giaiđoạn của tố tụng dân sự mở ra, kết thúc và kết quả đều phụ thuộc phần lớn vào

chứng cứ.; Chứng cứ là phương tiện để người tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của mình; Chứng cứ là để Tòa án tái hiện lại đúng các tình tiết và sựthật của vụ việc dân sự, xác định được quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự;Chứng cứ là hoạt động mấu chốt của vấn đề chứng minh trong TTDS

1.4 Phân loại:

Trên thực tế chứng cứ thường được phân thành các loại sau:

Dựa vào nguồn thu nhận chứng cứ: chứng cứ được phân ra chứng cứ theongười và chứng cứ theo vật

Căn cứ vào hình thức tạo thành chứng cứ: gồm chứng cứ gốc và chứng cứthuật lại

Căn cứ vào mối liên hệ giữa chứng cứ với những sự kiện cân chứng minh:được chia gồm chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp

2 Khái niệm, ý nghĩa của nguồn chứng cứ

Theo Điều 82 BLTTDS thì nguồn chứng cứ bao gồm: “ Các tài liệu đọcđược, nghe được nhìn được; các vật chứng; lời khai của đương sự, lời khai củangười làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; tập

Trang 4

quán; kết quả giám định tài sản, thẩm định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp luật

Phương tiện chứng minh là công cụ pháp luật quy định được sử dụng để làm

rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thông qua các chủ thể chứng minh Một

số công cụ thường được thực hiện như lấy lời khai của đương sự, lời khai củangười làm chứng, kết luận của cơ quan giám định gọi là phương tiện chứng minh

Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự cụ thể, các đương sự và Tòa án

có thể dùng nhiều phương tiện chứng minh (khoản 2 Điều 85 BLTTDS)

3.2 Ý nghĩa

Hoạt động chứng minh có tính chất quyết định kết quả giải quyết vụ việc dân

sự Để đảm bảo giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, pháp luật quy định nhữngphương tiện chứng minh cụ thể mà các chủ thể chứng minh được sử dụng Các chủthể chứng minh chỉ dược sử dụng các phương tiện chứng minh do pháp luật quyđịnh mà không thể sử dụng bất kì phương tiện nào khác để chứng minh đồng thờiphải đáp ứng đầy đủ điều kiện nhất định do pháp luật quy định Các phương tiệnchứng minh này là công cụ để làm sáng tỏ, giải quyết nhanh đúng và chính xác vụ

Trang 5

Nguồn chứng cứ là nơi bắt đầu, là nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấphay rút ra cái gì, điều gì Vì vậy mà nguồn chứng cứ là nơi rút ra chứng cứ Ví dụnhư: phương tiện giao thông bị thiệt hại là nguồn chứng cứ, dấu vết thiệt hại làchứng cứ Có thể thấy chứng cứ là cái chứa đựng trong nguồn chứng cứ, xác địnhđược nguồn chứng cứ có thể giúp tìm được chứng cứ.

Mặt khác để xác định được chứng cứ thì Tòa án và các chủ thể chứng minhkhác phải sử dụng các phương tiện chứng minh Ví dụ: xác định dấu vết trênphương tiện giao thông có phải là chứng cứ của vụ tai nạn giao thông để lại khôngthì phải sử dụng kết luận giám định… như vậy phương tiện chứng minh chính làphương tiện để xác định chứng cứ

II Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chứng

cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự

1 Các quy định về chứng cứ.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 Bộ luật TTHS thì: "Chứng cứ là những

gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quanđiều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không cóhành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết kháccần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án."

Chứng cứ là những gì có thật liên quan đến hành vi phạm tội, người phạm tội

và các tình tiết khác của vụ án Lý luận chứng cứ gọi đó là tính liên quan Chỉnhững gì có thật liên quan đến vụ án được CQĐT, VKS, TA dùng làm căn cứ đểxác định sự thật khách quan của vụ án mới được coi là chứng cứ;

Chứng cứ là thông tin về vụ án được xác định bằng những nguồn nhất định

Lý luận chứng cứ gọi đó là nguồn chứng cứ Theo khoản 2 Điều 64 Bộ luật TTHSthì chứng cứ được xác định bằng các nguồn sau: Vật chứng; Lời khai của ngườilàm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Kếtluận giám định; Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác

Trang 6

Các CQĐT, VKS, TA xác định những gì là chứng cứ chỉ từ những nguồn nóitrên, chứ không được xác định những gì là là chứg cứ từ các nguồn khác.

Phân loại chứng cứ: Chứng cứ gốc / thuật lại; Chứng cứ trực tiếp / gián tiếp;Chứng cứ viết / miệng; Chứng cứ khẳng định / phủ định

2 Các quy định về nguồn chứng cứ

Theo quy định tại điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (đã trích ở trên)thì nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự chỉ được quy định trong 8 nguồn chính.Ngoài 8 nguồn chứng cứ này Tòa án không được sử dụng thêm bất cứ nguồn nàokhác để thu thập làm chứng cứ cho việc giải quyết vụ việc dân sự Tại khoản 9 điều

82 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định: “Các nguồn khác mà pháp luật cóquy định” cần được hiểu đây là một quy định dự phòng của pháp luật chứ khôngphải là một quy định mở để Tòa án áp dụng trong quá trình thu thập chứng cứ giảiquyết vụ án Do vậy, cho đến khi pháp luật có quy định thêm một nguồn chứng cứnào đó thì Tòa án chỉ được phép thu thập chứng cứ theo qui định từ khoản 1 đếnkhoản 8 Điều 82 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004

Tuy nhiên, không phải bất cứ tài liệu, dữ kiện nào được thu thập từ cácnguồn chứng cứ cũng đều được xem là chứng cứ và được sử dụng vào việc giảiquyết vụ án mà các tài liệu, dữ kiện này phải đảm bảo được các thuộc tính cơ bảncủa chứng cứ, đồng thời phải phù hợp với quy định của pháp luật tố tụng dân sự vềxác định chứng cứ Ví dụ: biên bản ghi lời khai của đương sự là một nguồn chứng

cứ nhưng có những trường hợp toàn bộ lời khai đó là gian dối, bịa đặt thì lời khai

đó không được coi là chứng cứ của vụ án

Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định cụ thể về điều kiện xácđịnh chứng cứ trong các nguồn chứng cứ như sau :

“1 Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chínhhoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có

thẩm quyền cung cấp, xác nhận Ví dụ : nếu nguyên đơn đưa ra một tờ "Giấy nhận

Trang 7

nợ" có chữ ký của người nợ (bị đơn) - thì tòa sẽ công nhận tờ giấy đó là chứng cứ khi đó là bản chính chứ không phải là bản photo.

2 Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuấttrình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự liên

quan tới việc thu âm, thu hình đó Ví dụ : một bên đưa ra một cuộn băng ghi âm lời

nói của một người và cho rằng đó là lời nói của người đang nợ mình Nếu bên nợ thừa nhận đó là giọng nói của mình thì cuộn băng sẽ được tòa chấp nhận là chứng

cứ Ngược lại, nếu bên nợ nói đó không phải là giọng nói của mình thì có thể tòa

sẽ yêu cầu giám định ( do cơ quan giám định có thẩm quyền thực hiện) Tòa sẽ can

cứ vào kết quả giám định để xác định có chấp nhận cuộn băng là chứng cứ hay không

3 Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc

4 Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứnếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy địnhtại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa;

5 Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiếnhành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;

6 Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việcthẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký củacác thành viên tham gia thẩm định;

7 Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đóthừa nhận;

8 Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiếnhành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung

cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này.” Ví dụ : Ông A nợ ông B 200 triệu đồng,

được thể hiện tại 2 giấy nợ, mỗi giấy 100 triệu đồng Ông B kiện đòi nợ ông A 200 triệu đồng, nhưng chi đưa ra một tờ giấy nợ Như vậy, tờ giấy nợ được xem là chứng cứ Tuy nhiên, vì ông B đã không giao nộp đủ cả hai tờ giấy nợ cho tòa, nên

Trang 8

tòa không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu đòi nợ 200 triệu đồng mà chỉ chấp nhận

100 triệu đồng Như vậy, hậu quả của việc không đòi được đủ 200 triệu là do ông

B đã không giao nộp đủ chứng cứ.

Với quy định này của điều luật chúng ta thấy rằng : đối với loại nguồn chứng

cứ là các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được khi có chứa đựng chứng cứ của

vụ án; nếu là tài liệu đọc được nội dung thì phải là bản chính hoặc bản sao có côngchứng, chứng thực hợp pháp hoặc do các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền cung cấp,xác nhận; nếu là loại tài liệu nghe được, nhìn được (như băng đĩa ghi âm, ghi hình)thì phải xuất trình được văn bản xác nhận về xuất xứ của các tài liệu đó hoặc vănbản về sự việc liên quan tới việc thu âm, ghi hình đó; có như vậy thì các tài liệu đómới được coi là có giá trị và được sử dụng làm chứng cứ chứng minh trong vụ án

Đối với loại nguồn chứng cứ là vật chứng : vật chứng được pháp luật quyđịnh là nguồn chứng cứ vì tồn tại trong chính bản thân nó là chứng cứ của vụ án, nóchỉ chứa đựng chứng cứ chứ nó không phải là chứng cứ

Ví dụ : A kiện B đòi bồi thường chiếc xe bị hư – ở đây chiếc xe bị hư là vậtchứng còn những hư hỏng của xe là chứng cứ

Như vậy vật chứng phải luôn là hiện vật gốc có tính đặc định liên quan đến

vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý Nếu có sự sao chép, tái hiện lại vật chứngthì vật được sao chép đó không được xem là vật chứng Do đó, quá trình thu thậpvật chứng Tòa án phải đảm bảo các trình tự, thủ tục luật định và phải bảo quản, giữgìn nhằm giữ được tính đặc định của vật chứng

Đối với loại nguồn chứng cứ là tập quán : để một tập quán trở thành chứng

cứ trong một vụ án cụ thể thì người đưa ra tập quán đó phải trình bày rõ nguồn gốccủa tập quán, phải chứng minh tính cộng đồng của tập quán đó bằng cách ghi nhận

nó bằng văn bản, thể hiện việc cả cộng đồng dân cư nơi có tập quán thừa nhận, cóchứng thực về nội dung của chính quyền địa phương nơi có tập quán về tập quán

đó Nếu không chứng minh được tính cộng đồng của tập quán thì nó sẽ không cógiá trị chứng cứ

Trang 9

Tuy nhiên cần chú ý là tập quán được sử dụng làm chứng cứ phải khôngđược trái với các nguyên tắc của pháp luật, đạo đức xã hội và tập quán này chưađược ghi nhận hoặc cụ thể hóa trong luật Nếu pháp luật đã ghi nhận tập quán đóbằng các quy định cụ thể thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để giảiquyết.

Ngoài ra các lời khai của đương sự, người làm chứng, kết luận giám định,biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ và kết quả định giá tài sản nếu được tiếnhành đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và đảm bảo 3 thuộc tính củachứng cứ thì sẽ được coi là chứng cứ và được sử dụng để giải quyết vụ việc dân sựtại Tòa án

Tóm lại, với quy định về chứng cứ, nguồn chứng cứ và xác định chứng cứtrong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được phân tích ở trên cho thấy chứng cứ

có vai trò rất quan trọng trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án và để xácđịnh chứng cứ nào là có thật giúp cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự đòihỏi người Thẩm phán phải có trình độ nghiệp vụ, kiến thức xã hội và khả năngnhạy bén trong quá trình xác định, thu thập chứng cứ

3 Các quy định về phương tiện chứng minh

Hiện tại chưa pháp luật chưa có một quy định cụ thể về phương tiện chứngminh

III Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

về chứng cứ, nguồn chứng cứ, phương tiện chứng minh và kiến nghị

1 Thực tiễn thực hiện:

1.1 Những ưu điểm đạt được:

Thứ nhất , Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành ngày càng khẳng định tầm

quạn trọng về vị trí và vai trò của chứng cứ Bằng chứng cho thấy là việc BLTTDSnăm 2004 mới được sửa đổi, bổ sung năm 2011, các nhà làm luật đã bổ sung thêmvào điều luật quy định nguồn chứng cứ (Điều 82, BLTTDS), điều này có nghĩa là

Trang 10

đã mở rộng thêm nguồn chứa đựng chứng cứ được phép đưa vào quá trình tố tụngdân sự

Thứ hai, việc quy định chứng cứ chặt chẽ, rõ ràng như vậy là để đảm bảo

quyền lợi chính đáng cho đương sự, bảo đảm cho việc giải quyết của Toà án đượcđúng đắn, khách quan và để khắc phục tình trạng tài liệu giả; chứng cứ giả Trongthời buổi khoa học, kỹ thuật phát triển như hiện nay, thì việc ghép hình ảnh, lồngghép tiếng không khó Do đó các tài liệu đọc được mà không phải là bản chínhhoặc bản sao nhưng không có chứng nhận của cơ quan Công chứng Nhà nước hoặckhông có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì tài liệu đó không phải là chứng

cứ Đối với các tài liệu nghe được, nhìn được mà không có văn bản xác nhận xuất

xứ của tài liệu đó hoặc không có văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thuhình đó thì tài liệu nghe được, nhìn được đó cũng không phải là chứng cứ

Thứ ba, việc khẳng định vai trò quan trọng của chứng cứ, nguồn chứng cứ,

phương tiện chứng minh trong việc giải quyết vụ việc dân sự đã làm tăng thêmtrách nhiệm cho cả người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng Đối vớingười tham gia vào quá trình tố tụng họ có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ gắn liền với

sự thật khách quan của vụ án, không được ỷ lại vào người khác hoặc cơ quan tiếnhành tố tụng Đối với sự tham gia của tòa án với tư cách là cơ quan tiến hành tốtụng trong quá trình thu thập chứng cứ luôn luôn phải là chủ thể tích cực, chủ độngtrong điều tra và xác minh chứ không phải là “chỉ điều tra, xác minh khi cần thiết”.Trong quá trình xét xử, Tòa án có trách nhiệm tìm hiểu xem chứng cứ đó có phảnánh sự thật khách quan của vụ việc hay không và đưa ra phán quyết sao cho đúngđắn

Thứ tư, các tình tiết sự việc thuộc đối tượng chứng minh trong các vụ việc

dân sự rất phong phú đã dẫn đến sự đa dạng các phương tiện chứng minh được sửdụng để làm rõ các vấn đề của vụ việc dân sự

Có thể nói chứng cứ có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng, gần như mangtính chất quyết định trong việc xác định được kết quả thắng – thua của các bên

Trang 11

trong một vụ án Vì vậy, việc xác định và đánh giá thế nào là chứng cứ và các vấn

đề liên quan đến chứng cứ nhất thiết phải được qui định rõ ràng, chặt chẽ, tránhtình trạng không phải bất kỳ cái gì, do bất kỳ bên nào đưa ra cũng đều được xem làchứng cứ

1.2 Những hạn chế còn tồn tại

BLTTDS quy định, nếu xét thấy chứng cứ chưa đầy đủ để giải quyết vụ ánthì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ Trong trường hợpđương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không thể thu thập đượcchứng cứ thì có thể yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ Như vậy, trongmọi trường hợp Toà án chỉ được phép yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấpchứng cứ khi và chỉ khi đương sự có yêu cầu Đây là một quy định có mặt tiến bộ

là bảo đảm tính khách quan trong việc giải quyết vụ việc dân sự, tuy nhiên cũng đãtạo ra một khoảng trống pháp lý làm Toà án khó giải quyết trong việc bảo vệ nềnpháp chế

Theo quy định tại các điều 85, 94 của BLTTDS và hướng dẫn tại Mục IVcủa Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng thẩm phánTANDTC, thì khi và chỉ khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thuthập chứng cứ mà vẫn không thể thu thập được thì có thể yêu cầu Toà án tiến hànhthu thập chứng cứ Đương sự yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ thì phải làm đơnyêu cầu và Toà án phải ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ Như vậy, nếuđương sự không có đơn yêu cầu thu thập chứng cứ thì Toà án hoàn toàn không cóquyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Quyđịnh về thu thập chứng cứ của BLTTDS chỉ thể hiện được tính ưu việt khi giữa cácđương sự có tranh chấp Còn trong trường hợp các đương sự cố tình thoả thuận vớinhau trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, mặc dù Toà án có thể biết được nhưngkhông thể tự thu thập chứng cứ để chứng minh thì phải chịu thua đương sự Trong

khi đó Điều 85 BLTTDS lại quy định: “Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát

có quyền yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu vật

Trang 12

chứng để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm” Như vậy, BLTTDS quy định cho phép Viện

kiểm sát có quyền tự thu thập chứng cứ để “phá án” còn Toà án thì đã bị luật “còngtay” ngay cả khi thấy pháp luật bị xâm phạm

Một vấn đề nữa là Điều 79 BLTTDS đã quy định: Nghĩa vụ cung cấp chứng

cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, cho sự phản đối yêu cầu của người khác

là thuộc về đương sự Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh màkhông đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quảcủa việc không chứng minh hoặc chứng minh không đầy đủ Điều 84 BLTTDS quyđịnh cụ thể thêm là: Trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự cóquyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu đương sự không nộp hoặcnộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ

đó Như vậy, BLTTDS quy định đương sự có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ và hậuquả của việc không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ nhưng lại không quyđịnh về thời hạn mà đương sự phải thực hiện việc giao nộp chứng cứ Do đó, cónhiều đương sự sau khi khởi kiện đã không tự giác thu thập chứng cứ để giao nộpcho Toà án hoặc cố tình trì hoãn việc giao nộp chứng cứ làm kéo dài thời hạn giảiquyết vụ án Thậm chí có chứng cứ nhưng chỉ chờ đến khi xét xử phúc thẩm mớichịu nộp, hậu quả dẫn đến việc cấp phúc thẩm huỷ hoặc sửa án sơ thẩm là khótránh khỏi Vấn đề này thực tế đã gây không ít phiền phức cho Toà án Đây cũng làmột khoảng trống cần phải được lấp đầy

Một thực tế hiện nay khi giải quyết các vụ án tranh chấp đất đai khi mộttrong các bên đương sự giao nộp cho Toà án các giấy tờ liên quan như giấy chứngnhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), trích lục bản đồ địa chính thì bên đương sựkhác lại cho rằng các giấy tờ tài liệu đó là không đúng với thực tế mà có sự sai sótcủa cơ quan quản lý đất đai Với tình huống này có nơi Toà án không cần xem xéttính xác thực về lời khai của đương sự mà căn cứ vào các giấy tờ, tài liệu đó để đưa

ra phán quyết Ngược lại, có Toà án thì lại đi điều tra xác minh, căn cứ vào lời khai

Trang 13

của đương sự, người làm chứng để phủ nhận giá trị pháp lý của các loại giấy tờ tàiliệu này Vậy, trong hai cách giải quyết đó cách nào là đúng pháp luật?

Điều 80 BLTTDS còn quy định về những tình tiết, sự kiện mà đương sựkhông phải chứng minh trong đó có các tình tiết, sự kiện được xác định trong cácbản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quannhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; những tình tiết, sự kiện đã đượcghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp;… Do vậy, trong vụ

án dân sự thì GCNQSDĐ, bản đồ hoặc trích lục bản đồ địa chính là những chứng

cứ quan trọng để Toà án làm căn cứ giải quyết vụ án mà không cần phải chứngminh tính hợp pháp của nó Tuy nhiên, các giấy tờ, tài liệu về quản lý đất đai khôngphải bao giờ cũng chính xác và hợp pháp Do đó, trong trường hợp đương sự chorằng các giấy tờ, tài liệu đó là không hợp pháp thì Toà án hướng dẫn họ thực hiệnquyền khiếu kiện theo thủ tục hành chính đối với cơ quan quản lý đất đai để có sựphán quyết về giá trị pháp lý của các tài liệu đó Trong khi giải quyết vụ án dân sựToà án không có quyền đưa ra các phán xét về giá trị pháp lý của các giấy tờ tàiliệu do cơ quan hành chính ban hành mà quyền này chỉ được thực hiện trong vụ ánhành chính

Trong số các nguồn chứa đựng các chứng cứ thì các tài liệu đọc được, ngheđược, nhìn được chiếm một tỷ lệ tương đối lớn Nhưng trong nhiều trường hợp cácđương sự lại không có các chứng cứ đó mà lại đang do cá nhân, cơ quan, tổ chứckhác lưu giữ, quản lý Để bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ, Điều 7 của

BLTTDS quy định: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền

hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án Trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ” Mặt khác, tại khoản 2 Điều 85 và khoản 1 Điều 94 của BLTTDS

cũng đã quy định: Chỉ khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập

Trang 14

chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì mới có quyền yêu cầu Toà

án thu thập Trên cơ sở các quy định này, tại khoản 5 Mục I Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC đã hướng dẫn cụ

thể là: “Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Toà án cần giải thích cho đương

sự biết quy định tại Điều 7 của BLTTDS về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Khi biết chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý, thì căn cứ vào quy định tại Điều này, đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được chứng cứ cho đương sự, thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho đương

sự biết để họ chứng minh với Toà án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả và yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ” Thực tế khi giải quyết các vụ án mà

có các tài liệu, chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý thì việc thu thậpchứng cứ không hề đơn giản Trong rất nhiều vụ án mặc dù đương sự đã cất công đilại nhiều lần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việcgiải quyết vụ án để họ giao nộp cho Toà án nhưng đều bị từ chối với đủ mọi lý do

và việc từ chối đó cũng chỉ bằng lời nói, thái độ, cử chỉ Với cách từ chối nàyđương sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫnkhông thu thập được chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu Toà án thu thập

2 Một số kiến nghị hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về chứng cứ, nguồn của chứng cứa và phương tiện chứng minh.

Thứ nhất: Để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của đương sự được đầy đủ và

toàn diện hơn thì pháp luật tố tụng dân sự không nên quá coi trọng đến mức tuyệtđối hoá nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự như hiện nay.Bởi lẽ trong quá trình tố tụng, do thiếu kinh nghiệm tham gia tố tụng hoặc vìnguyên nhân nào đó mà các đương sự không thể đưa ra được tất cả các chứng cứ đểchứng minh sẽ đồng nghĩa với việc các quyền lợi hợp pháp của họ sẽ không được

Trang 15

bảo đảm đầy đủ Vì vậy, sự tham gia của tòa án với tư cách là cơ quan tiến hành tốtụng luôn luôn phải là chủ thể tích cực, chủ động tham gia thu thập chứng cứ vàđiều tra, xác minh chứ không phải là “chỉ điều tra, xác minh khi cần thiết” như quyđịnh của pháp luật tố tụng hiện nay Điều đó cho thấy rằng “qua công tác kiểm tra,xét xử, công tác xét xử phúc thẩm và xét xử giám đốc thẩm cho thấy trong công tácgiải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình cũng còn nhiều thiếu sót, chủ yếu

là do việc điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu của vụ án chưa đầy đủ, chưa chínhxác, thậm chí còn có những trường hợp thiếu khách quan” (Báo cáo công tác ngànhTòa án năm 2001) Bên cạnh đó, có những vụ án dân sự phải xử đi xử lại nhiều lần

là do việc các tòa án không thống nhất được việc đánh giá chứng cứ và sử dụngchứng cứ Do vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự vềchứng cứ hiện nay là rất cần thiết

Thứ hai: Việc đưa ra các chứng cứ và chứng minh có mối quan hệ biện

chứng với nhau Nếu chứng cứ đã đầy đủ, nhưng việc chứng minh tại phiên toà lại

bị giới hạn bởi thời gian tranh tụng thì quyền lợi của đương sự có thể không đượcbảo đảm đầy đủ Bởi kéo dài thời gian tranh tụng đồng nghĩa với việc các đương sự

sẽ có nhiều cơ hội để tranh luận trên cơ sở các nguồn chứng cứ mà đương sự cungcấp Thực tế hiện nay, trong các phiên tòa dân sự, hoạt động xét hỏi của Hội đồngxét xử vẫn được coi là hành vi tố tụng "trung tâm" tại phiên toà, Vì vậy, hoạt độngcủa tòa án như hiện nay chưa phản ánh đúng và đầy đủ "quyền tự định đoạt" củađương sự trong quá trình tố tụng, đặc biệt là tố tụng tại phiên toà

Thứ ba: Trong Bộ luật Tố tụng Dân sự đã quy định những tình tiết, sự kiện

không phải chứng minh (Điều 80), nhưng lại không có quy định về những tình tiết

sự kiện phải chứng minh Điều này "không những làm mất cân đối giữa các quyđịnh của Bộ luật Tố tụng Dân sự, mà còn làm cho các chủ thể lúng túng trong việcthực hiện các quyền và nghĩa vụ chứng minh của họ, nhất là các đương sự Khitham gia tố tụng, đương sự chỉ phải chứng minh trong phạm vi yêu cầu hoặc phảnđối yêu cầu của họ là chưa đủ, mà còn phải chứng minh các sự kiện, tình tiết khác

Trang 16

của vụ việc dân sự Ngoài ra, do thiếu kinh nghiệm tham gia tố tụng nên các đương

sự thường không biết phải chứng minh làm rõ sự kiện, tình tiết gì và vì vậy cũngkhông xác định được chứng cứ, tài liệu phải cung cấp cho tòa án để chứng minhcho quyền lợi hợp pháp của mình Mặt khác, tại điểm c, Khoản 1, Điều 80 của Bộluật Tố tụng Dân sự quy định những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản, vàđược công chứng, chứng thực hợp pháp thì không phải chứng minh Tuy vậy, thực

tế cho thấy, trong trường hợp tòa án có nghi ngờ về tính đúng đắn của việc côngchứng, chứng thực thì những tình tiết đó vẫn phải được xác định lại Nhưng trong

Bộ luật Tố tụng Dân sự không thấy có quy định là việc đó có phải chứng minh haykhông, và ai phải chứng minh (nếu có)

Thứ tư: Trên thực tế, trong tố tụng hình sự có quy định đầy đủ về các

phương tiện chứng minh (Khoản 2, Điều 64, Bộ luật Tố tụng Hình sự), trong khi

đó, Bộ luật Tố tụng Dân sự lại không có quy định nào về phương tiện chứng minh

Vì vậy trong tố tụng dân sự, các chủ thể sẽ sử dụng những phương tiện nào đểchứng minh và chứng minh như thế nào thì được coi là hợp pháp Do đó, nếukhông được giải thích đầy đủ, các chủ thể sẽ rất dễ nhầm lẫn, thậm chí là đồng nhấtgiữa các khái niệm “nguồn chứng cứ”, “phương tiện chứng minh” và “chứng cứ

C KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của pháp luật tố tụng dân sự Rút kinh nghiệm từ thực tiễn đạt được, trong thời gian tới, các nhà làm luật cần phát huy những ưu điểm đạt được và có những biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại, những lỗ hổng, sự chồng chéo của luật hiện hành Để nâng cao chất lượng điều tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ có đầy

đủ, chính xác và khách quan là tiền đề cho những cơ sở của những bản án, quyết định đúng đắn.

Trang 17

mở đầu

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Năm 1989 ủy ban Thờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các

vụ án dân sự; tiếp đến năm 1994 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ ánkinh tế; năm 1996 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động BaPháp lệnh trên đã phần nào đáp ứng đòi hỏi bức thiết trong tố tụng phi hình sự và làcơ sở cho các cơ quan tiến hành tố tụng, ngời tiến hành tố tụng và ngời tham gia tốtụng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Tuy vậy, các quy phạm pháp luật của

ba pháp lệnh trên dần đã lộ rõ hạn chế, mâu thuẫn Đặc biệt, trong vấn đề chứng cứ

và chứng minh không có quy phạm nào chuẩn hóa khái niệm chứng cứ và chứngminh, và không quy định đầy đủ về chế định này, điều đó gây khó khăn trong sửdụng, đánh giá chứng cứ làm ảnh hởng không nhỏ trong việc giải quyết vụ án

Thực tiễn đặt ra cần phải có một Bộ luật Tố tụng dân sự hoàn thiện hơn, ngày 15tháng 6 năm 2004 Quốc hội đã ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam Bộ luật

có phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao gồm nhiều quan hệ pháp luật tố tụng thuộcnhiều lĩnh vực nh dân sự, hôn nhân, kinh tế, lao động và thi hành án

Từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2005

đến nay vấn đề chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự vẫn còn nhiều quan

điểm khác nhau cần phải sáng tỏ nh:

Về lý luận: Đã có nhiều cách hiểu khác nhau thậm chí trái ngợc nhau về chứng cứ

và chứng minh Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định tới 20 điều luật, từ Điều 79 đến

Điều 98

Về thực tiễn: Trong công tác xét xử ở mỗi Tòa án, Viện kiểm sát, luật s có cách

vận dụng khác nhau, đánh giá về nguồn và xác định chứng cứ và vấn đề chứngminh còn khác nhau Điều đó đã dẫn đến cùng một vụ án, cùng một loại chứng

cứ, có chung cơ sở chứng minh mà mỗi Tòa án lại xử một kiểu, mỗi Viện kiểmsát, Luật s có quan điểm, nhìn nhận trái ngợc nhau

Trang 18

Từ thực trạng trên, với mong muốn nghiên cứu để làm sáng tỏ một cách đầy đủ cả

về lý luận và thực tiễn về chứng minh và chứng cứ trong các vụ việc dân sự, tác giả

chọn đề tài: "Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự" làm

luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trớc khi có Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, mọi thủ tục tố tụng phi hình sự đềuthực hiện theo ba Pháp lệnh trên Bởi vậy, một số bài viết, luận văn đợc nghiên cứudựa theo các Pháp lệnh đó Từ khi Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực kể từ ngày 01tháng 01 năm 205 vấn đề chứng minh và chứng cứ mới chỉ có một số bài viết nh

"Chế định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự" tác giả Thạc sĩ Nguyễn Công Bình, Tạp chí Nhà nớc và Pháp luật số 02 năm 2004; "Một vài suy

nghĩ về chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự" tác giả Tởng Duy Lợng, Tạp chí

Tòa án số 20, 21/2004 Những bài viết trên mới chỉ giải quyết một vài khía cạnh vềchứng minh và chứng cứ, chứ cha nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Với phạm vi của một luận văn thạc sĩ luật học tác giả cha có đủ điều kiện nghiêncứu hết các vấn đề chứng cứ và chứng minh trong tất cả các vụ việc dân sự theophạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng dân sự, vì vậy tác giả chỉ nghiên cứuchuyên sâu về chứng cứ và chứng minh trong phạm vi các vụ án dân sự truyềnthống (dân sự và hôn nhân gia đình), còn trong các lĩnh vực khác tác giả hy vọng sẽ

có cơ hội thực hiện đầy đủ nội dung của chế định này trong các công trình nghiêncứu sau này

4 Phơng pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn đợc nghiên cứu theo phơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và một

số phơng pháp cụ thể nh: Lịch sử phân tích, so sánh, chứng minh, tổng hợp và

ph-ơng pháp xã hội, phph-ơng pháp khảo sát thăm dò v.v

5 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Trang 19

Nghiên cứu một cách có hệ thống toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn củachứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự Từ mục đích này, nhiệm vụ của luậnvăn là:

- Nghiên cứu đa ra những vấn đề lý luận cơ bản nhất, giúp cho việc nhận thức mộtcách rõ nét về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

- Từ việc nghiên cứu những hạn chế, bất cập, vớng mắc trong thực tiễn đề xuấtnhững kiến nghị trong việc hoàn thiện các quy định về chứng cứ

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

- Xây dựng khái niệm khoa học về chứng cứ và khái niệm chứng minh trong tố tụngdân sự

- Chỉ ra những đặc trng của chứng cứ trong tố tụng dân sự

- Chỉ ra những bất cập của luật thực định và những vớng mắc về chứng cứ và chứngminh trong thực tiễn cần phải giải quyết và nêu những kiến nghị cho việc hoàn thiệnpháp luật về vấn đề này

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văngồm 3 chơng, 7 tiết

Trang 20

điều kiện để xác định tình tiết của vụ việc dân sự đúng, đủ, chính xác để bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp cho công dân và bảo vệ pháp luật Vì vậy, việc nhận địnhchứng cứ có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động chứng minh của tố tụng dân sự,

từ đó giúp việc nhận thức đúng đắn về hoạt động thực tiễn

Cơ sở về lý luận: Quan điểm vật chất sinh ra không bao giờ mất đi, mà nó chỉchuyển hóa từ dạng này sang dạng khác và mọi sự vật, hiện tợng có mối liên hệ phổbiến Từ đó, các tài liệu, sự kiện, hiện vật đợc coi là chứng cứ cũng là một dạng vậtchất, nó phản ánh vào đầu óc con ngời và lu lại trong đầu óc, trí nhớ

Do vậy, nếu đơng sự muốn chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâmhại, phải cung cấp cho Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyềnnhững chứng cứ mà Bộ luật Tố tụng dân sự coi đó là một trong các nguồn củachứng cứ Để làm rõ sự thật khách quan khi thụ lý vụ việc dân sự, Tòa án phải làmsáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ kiện nh: Việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân

sự trên cơ sở nào? Các đơng sự đã cung cấp đợc các chứng cứ gì? Và có khả năngthu thập thêm đợc một số chứng cứ gì khác? Từ đó, Tòa án sẽ tiếp nhận vụ việc và

Trang 21

thực hiện tất cả các biện pháp để nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện, chính xác, đúng

đắn các loại nguồn của chứng cứ mà pháp luật có quy định để có cơ sở giải quyếtkhách quan, đúng đắn vụ việc dân sự

Có nhiều định nghĩa về chứng cứ của một số nớc trên thế giới: Trong Bộ luật Tốtụng dân sự của Liên bang Nga có quy định: "Chứng cứ trong tố tụng dân sự lànhững sự thật khách quan và theo đó mà Tòa án có cơ sở để Tòa án giải quyết vụ ándân sự"; hay Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản định nghĩa: "Chứng cứ là một t liệuthông qua đó một tình tiết đợc Tòa án công nhận và là một t liệu, cơ sở thông qua

đó Tòa án đợc thuyết phục là một tình tiết nhất định tồn tại hay không"

Về nội hàm của khái niệm một số nớc trên tựu chung là khẳng định: Chứng cứ là sựthật khách quan

ở Việt Nam, khái niệm chứng cứ đợc xây dựng dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọcnhững quan điểm khoa học về chứng cứ trong pháp luật tố tụng dân sự ở các nớc, đó

là xuất phát từ thực tế khách quan của bản thân chứng cứ không lệ thuộc vào ý thứccon ngời; đánh giá chứng cứ trong mối liên hệ biện chứng, mỗi chứng cứ đều cónguồn gốc dẫn đến sự hình thành nên nó, sự tồn tại của chứng cứ luôn ở dạng động,liên quan đến nhau Từ đó Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam định nghĩa về chứng cứ

nh sau:

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật đợc đơng sự và cá nhân, cơ quan,

tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập đợc theo trình tự thục tục

do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sựphản đối của đơng sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng nh những tình tiếtkhác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự (Điều 81 Bộ luật Tố tụngdân sự)

Có thể hiểu chung: chứng cứ là những gì có thật đợc thu thập theo đúng quy địnhcủa Bộ luật Tố tụng dân sự dùng để làm căn cứ giải quyết đúng đắn vụ án

Trang 22

Định nghĩa chứng cứ (tại Điều 81) Bộ luật Tố tụng dân sự nhìn nhận dới góc độkhoa học pháp lý thì khái niệm này cần đợc xem xét kỹ hơn Qua thực tiễn xét xử

và các loại chứng cứ đợc quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự, theo tác giả

có một số quan điểm sau:

Cụm từ "những gì có thật" cha thực sự chính xác, đầy đủ và khoa học Cụm từ nàytrừu tợng khó hiểu, nghĩa dân dã trong câu từ; thuật ngữ pháp lý đòi hỏi trongsáng, minh bạch, chuẩn xác và hàn lâm Trớc đó, đã có quan điểm góp ý dự thảo

Bộ luật Tố tụng dân sự cho rằng nên dùng cụm từ "những tin tức có thật" Có thểcụm từ này sẽ làm cho định nghĩa về chứng cứ cụ thể hơn, sát với thực tế cuộcsống hơn Nó giúp cho các chủ thể nhận thức về chứng cứ dễ dàng hơn vì chứng

cứ là những cái có thể xác định đợc, nghe đợc, nhìn đợc, thậm chí chiếm giữ đợctrên thực tế Tóm lại, dù tồn tại dới dạng vật hay vật có giá trị mang tin thì nó đềutồn tại dới dạng vật chất cụ thể, tựu chung nó mang một thông tin, một số thôngtin khách quan có thật

Việc quy định " do Tòa án thu thập đợc theo trình tự thủ tục do Bộ luật này quydịnh mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay phản đối của đơng sự ",quy định này còn bỏ sót chủ thể

Việc quy định phần sau " cũng nh những tình tiết khác cần thiết cho việc giảiquyết đúng đắn sự vụ việc dân sự" Quy định này tạo nên sự rời rạc của định nghĩa.Khái niệm hoàn chỉnh phải tuân thủ đủ ba đặc điểm cơ bản: phản ánh toàn diện về

đối tợng; phản ánh tơng đối chính xác về đối tợng; là sự hiểu biết tơng đối có hệthống về đối tợng

Trên lập trờng, quan điểm thế giới quan duy vật, xem xét chứng cứ xuất phát từ

thực tế khách quan của chính bản thân nó chứ không lệ thuộc vào ý thức của conngời

Trong mối liên hệ biện chứng, nhìn nhận và xem xét chứng cứ trong sự vận động,

phát triển và toàn diện Trong thế giới khách quan, mỗi chứng cứ đều có nguồn gốc, có

Trang 23

nguyên nhân dẫn đến hình thành ra nó Sự tồn tại của chứng cứ không ở dạng tĩnhlặng, bất động, riêng lẻ mà chúng có sự liên quan lẫn nhau.

Từ những ý kiến bình luận trên, tác giả xin đa ra định nghĩa nh sau:

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những sự kiện, tình tiết, tin tức phản ánh sự thật khách quan do đơng sự, ngời bảo vệ quyền lợi của đơng sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức, ngời tham gia tố tụng giao nộp hoặc Tòa án thu thập theo trình

tự, thủ tục Bộ luật này quy định mà Tòa án dựa vào đó để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

1.1.2 Đặc điểm của chứng cứ

a) Tính khách quan của chứng cứ

Chứng cứ trớc hết là những gì có thật tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ýthức chủ quan của con ngời Đơng sự và các cơ quan tiến hành tố tụng không đợctạo ra chứng cứ, nếu vậy tính khách quan sẽ không còn; do đó không thể coi làchứng cứ Con ngời phát hiện tìm kiếm và thu thập chứng cứ, con ngời nghiên cứu

và đánh giá để sử dụng nó

b) Tính liên quan của chứng cứ

Tính liên quan: Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998: "Tính liênquan là sự liên hệ, dính dáng nhau ở một hay một số tính chất"

Tính liên quan trong vụ việc dân sự đợc hiểu là các tình tiết, sự kiện có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới vụ việc dân sự mà Tòa án đâng giải quyết.

Chứng cứ là những sự kiện, tình tiết, tài liệu tồn tại khách quan và có liên quan đến

vụ việc mà Tòa án cần giải quyết Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam quy định cụ thểcác loại nguồn của chứng cứ, tuy nhiên Tòa án phải chọn lọc và đánh giá những gì

có thật liên quan đến vụ việc mà thôi Tính liên quan của chứng cứ có thể là trựctiếp hoặc gián tiếp Mối quan hệ trực tiếp là mối quan hệ dựa vào đó có thể xác định

đợc ngay những tình tiết, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự xem đây là tình

Trang 24

tiết, sự kiện không cần phải chứng minh Mối liên hệ gián tiếp là qua khâu trunggian mới tìm đợc tình tiết, sự kiện Tuy nhiên, cho dù là trực tiếp hay gián tiếp thìcũng phải có mối quan hệ nội tại, có mối quan hệ nhân quả Từ việc đánh giá rõtình tiết liên quan, Tòa án có thể xác định đúng chứng cứ cần sử dụng để giải quyết

đúng đắn vụ việc dân sự mà không để xảy ra trờng hợp thừa, hoặc không đầy đủchứng cứ

c) Tính hợp pháp của chứng cứ

Các tình tiết, sự kiện phải đợc thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứutheo thủ tục luật định, có nh vậy mới bảo đảm giá trị của chứng cứ Trớc hết, chứng

cứ phải đợc pháp luật thừa nhận, các tình tiết, sự kiện chỉ đợc coi là chứng cứ khi

mà pháp luật dân sự quy định nó là một trong các loại nguồn của chứng cứ Vậtchứng phải luôn là vật gốc có tính đặc định, liên quan đến vụ việc dân sự thì mới cógiá trị pháp lý, nếu sao chép, tái hiện lại vật chứng thì không đợc coi là vật chứng.Vì vậy, Tòa án không chỉ thu thập đúng trình tự mà phải bảo quản, giữ gìn, đánh giáchứng cứ một cách đầy đủ, toàn diện để đảm bảo đúng đắn tính hợp pháp của chứngcứ

Tính hợp pháp của chứng cứ đợc xác định cụ thể:

- Phải là một trong các nguồn hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định

- Phải từ phơng tiện chứng minh hợp pháp mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định

- Phải đợc giao nộp trong một thời hạn hợp pháp (Bộ luật Tố tụng dân sự đang đểtrống quy định này)

- Phải đợc công bố công khai theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự

- Phải đợc thu thập, cung cấp đúng pháp luật tố tụng dân sự

1.1.3 Phân loại chứng cứ

Trên thực tế, chứng cứ thờng đợc phân thành các loại khác nhau Những tình tiết, sựkiện tồn tại trong thế giới vật chất chung quy lại tồn tại dới hai dạng sau:

Trang 25

- Các dấu vết phi vật chất liên quan đến các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự đợcphản ánh vào đầu óc con ngời, từ đó con ngời ghi lại, chụp lại và phản ánh có ý thứclại chính nó.

- Chứng cứ theo ngời: Là chứng cứ đợc rút ra từ lời khai của đơng sự, ngời làm chứng

- Chứng cứ theo vật: Là chứng cứ đợc rút ra từ những vật nh vật chứng, tài liệu, giấy tờ

1.1.4 Nguồn của chứng cứ

Nguồn chứng cứ ở trong tố tụng dân sự là nguồn đợc thu thập, cung cấp theo trình

tự Bộ luật Tố tụng dân sự và đợc liệt kê tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự thì đợccoi là nguồn Bởi vậy, nếu không có nguồn chứng cứ sẽ không chứng minh làmsáng tỏ để giải quyết vụ việc dân sự

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì nguồn của chứng cứ bao gồm: "Các tàiliệu đọc đợc, nghe đợc, nhìn đợc; các vật chứng; lời khai của đơng sự, lời khai của ng-

ời làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; tập quán; kếtquả định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp luật có quy định" (Điều 82 Bộ luật Tốtụng dân sự) Có thể hiểu nguồn của chứng cứ là nơi chứa đựng chứng cứ Nó tồn tạihai loại nguồn chủ yếu là nguồn vật và tài liệu Nguồn chứng cứ và phơng tiện chứngminh là hai khái niệm khác nhau; nhng thực tế là thờng đợc hiểu chung Vì một sốtrờng hợp các phơng tiện chứng minh cũng chính là cái có thể rút ra các tin tức và

vụ việc dân sự nh vật chứng, tài liệu chứa đựng chứng cứ tức cũng là nguồn củachứng cứ

Trang 26

Tòa án chỉ có thể thu thập các nguồn chứng cứ, từ đó rút ra các chứng cứ Bất kỳloại chứng cứ nào cũng phải nằm trong một loại nguồn chứng cứ nhất định; nhngkhông có nghĩa là khi thu thập một nguồn chứng cứ nào đó thì nhất định trong đó sẽchứa đựng chứng cứ, vì vậy sẽ phạm sai lầm trong đánh giá, sử dụng Ví dụ, vậtchứng đơng sự cung cấp cho Tòa án là nguồn nhng là vật chứng đợc đơng sự làmgiả, gian dối thì không thể coi vật chứng này là nguồn đợc; hay kết luận giám định

là nguồn chứng cứ nhng kết luận giám định sai thì không thể coi là nguồn củachứng cứ đợc

Theo pháp luật Việt Nam ban hành, có các loại nguồn cụ thể:

- Các tài liệu đọc đợc, nghe đợc, nhìn đợc

Các tài liệu đó phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháphoặc do tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận Bản chính có thể là bản gốchoặc bản đợc dùng làm cơ sở lập ra các bản sao Các tài liệu nghe đợc, nhìn đợcphải xuất trình kèm theo văn bản xác định xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản và

sự liên quan tới cuộc thu âm, thu hình đó Các tài liệu này có thể là băng ghi âm,

đĩa ghi hình, phim ảnh Nếu đơng sự không xuất trình đợc các văn bản nêu trên thìtài liệu nghe, đọc, nhìn đợc mà đơng sự giao nộp không thể đợc coi là chứng cứ

- Các vật chứng

Vật chứng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc dân sự, nếu không phải là hiệnvật gốc nhng phải là chứng cứ trong vụ việc dân sự đó Do vậy, vật chứng phải luôn

có tính đặc định liên quan đến vụ việc dân sự thì mới có giá trị pháp lý Vì vậy, Tòa

án không chỉ thu thập vật chứng theo trình tự luật định mà phải bảo quản, giữ gìn đểbảo đảm giá trị đặc tính của vật chứng Nếu đơng sự cung cấp vật chứng, Thẩmphán phải lập biên bản miêu tả chi tiết hình thức cũng nh đặc tính lý hóa của sự vật,

đặc biệt dấu vết thể hiện trên vật chứng đó Đối với vật không thể di chuyển đợc thìphải xem xét tại chỗ; vật mau hỏng phải xem xét kịp thời và phản ánh đầy đủ trongquá trình xem xét nh ghi biên bản, chụp hình, ghi hình để lu

- Lời khai của đơng sự

Trang 27

Đơng sự là ngời có quyền và lợi ích gắn liền với vụ việc dân sự, họ tham gia trực tiếpvào quan hệ pháp luật đang có tranh chấp hay giải quyết của mình tại Tòa án Lời khaicủa đơng sự dựa trên trí nhớ và sự kiện, tình tiết nên thờng mang tính chủ quan Tâm lýtrong lời khai của đơng sự thờng thiên về bảo vệ cái quyền lợi cá nhân, nên xem xétyếu tố này để Tòa án thận trọng khi đánh giá.

Lời khai của đơng sự có thể bằng văn bản hay ghi âm, ghi hình theo đúng trình tự

và ký tên của mình Lu ý tuổi của đơng sự khi lấy lời khai

- Lời khai của ngời làm chứng

Ngời làm chứng là ngời biết rõ những thông tin liên quan đến vụ kiện nhng lạikhông có quyền lợi trong việc việc đó, vì vậy lời khai của ngời làm chứng thờng thểhiện yếu tố khách quan hơn Có thể do một số yếu tố nào đó nh bị dụ dỗ, bị muachuộc, bị đe dọa, hành hung mà đa ra những lời khai sai lệch, thiếu chính xác Lờikhai của ngời làm chứng theo quy định phải đợc ghi bằng văn bản hoặc ghi âm, ghihình, nhng phải ký tên xác nhận Ngời làm chứng phải đủ 18 tuổi, có đủ năng lựchành vi dân sự; nếu bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự phải có ngời đạidiện

- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ

Trang 28

Kết quả xem xét thẩm định tại chỗ, nếu việc thẩm định đợc tiến hành theo đúng thủtục do pháp luật quy định và phải có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.

Cụ thể, Tòa án đến tận nơi có sự việc để làm việc cùng có đại diện của cơ quan sởtại có thẩm quyền Tòa án phải báo cho đơng sự biết trớc để họ chứng kiến việcxem xét, thẩm định

- Tập quán là nguồn của chứng cứ

Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và đợc côngchúng thừa nhận Đối với một tập quán đợc coi là chứng cứ trong một vụ án cụ thểthì Thẩm phán phải yêu cầu đơng sự trình bày rõ nguồn gốc của tập quán đó vàchứng minh tập quán đó bằng cách ghi nhận nó bằng văn bản thể hiện việc cả cộng

đồng dân c nơi có tập quán đó thừa nhận, nh xác nhận vào văn bản cả cộng đồngdân c và đợc chứng thực cũng nh xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tậpquán đó đợc thừa nhận

Thực chất, phong tục, tập quán chỉ là cơ sở để đánh giá chứng cứ Bởi lẽ, nó không

có giới hạn cụ thể, rạch ròi, ở một mức độ nào đó nó có tính ớc lệ và suy đoán Ví dụ,

ở một cộng đồng dân c, tính cục bộ tại địa phơng đó dẫn đến vì giúp cho một cá nhânnào đó mà cộng đồng dân c có thể ký và xác thực vào văn bản mà việc này vẫn khôngtrái với đạo đức xã hội Tóm lại, về cơ bản, tập quán không đợc trái với các nguyêntắc của pháp luật và đạo đức xã hội và đơng nhiên tập quán đó cha đợc khái quát để

cụ thể hóa trong luật

- Kết quả định giá tài sản

Định giá có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án Định giá có thể do đơng

sự yêu cầu, hay tự Tòa án nhận thấy cần định giá

Kết quả định giá là nguồn của chứng cứ nên việc định giá do Hội đồng định giá đợclập thành văn bản và thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự

Trang 29

Khi định giá tài sản, Hội đồng định giá tiến hành định giá riêng từng tài sản Để xác

định đúng giá trị tài sản của vụ việc dân sự phải căn cứ vào mức phố biến giá cả thịtrờng địa phơng tại thời điểm định giá mà có vật, tài sản cần định giá

1.2 Khái niệm về chứng minh

1.2.1 Thế nào là hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự

Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, trang 178: "Chứng minh làdùng lý lẽ, suy luận, bằng cứ để chỉ rõ điều gì đó đúng hay không đúng"

Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003, tr 192 ghi: "Chứng minh là làmcho thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc hoặc bằng lý lẽ"

Mỗi vụ việc dân sự phát sinh tại Tòa án thờng chứa đựng những mâu thuẫn nhất

định giữa các bên đơng sự nên rất phực tạp Để giải quyết đợc vụ việc dân sự thìmọi vấn đề của vụ việc dân sự dù ai nêu ra cũng phải đợc làm rõ trớc khi Tòa ánquyết định giải quyết vụ việc dân sự Vú dụ, trong vụ án thừa kế yêu cầu chia di sảntheo di chúc thì làm rõ có di chúc không? Ngời viết di chúc đã chết cha? Di chúc cóhợp pháp hay không?

Chứng minh là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nên

có nội hàm rất rộng Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụngkhông chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà cònthể hiện ở chỗ phải làm cho mọi ngời thấy rõ là có thật, là đúng với thực tế Do đó,các phơng thức đợc các chủ thể chứng minh sử dụng để chứng minh rất đa dạng.Nhng để thực hiện đợc mục đích, nhiệm vụ của chứng minh, các chủ thể chứngminh bao giờ cũng phải chỉ ra đợc tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan

đến vụ việc dân sự

Quá trình chứng minh đợc diễn ra suốt trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.Hoạt động chứng minh trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự bao gồmnhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng Trong đó, hoạt động cung cấp,

Trang 30

thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại phiên tòa của các chủ thể là chủ yếu

và mang tính quyết định:

- Cung cấp chúng cứ: Là nghĩa vụ chủ yếu là do đơng sự giao nộp cho Tòa án, đơng

sự muốn làm rõ đợc yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ là có căn cứ hợp pháp thìtrách nhiệm của họ là phải cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Tòa án để chứng minh.Việc cung cấp chứng cứ còn có thể do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp

- Thu thập chứng cứ là trách nhiệm của các đơng sự, hoặc một số trờng hợp Tòa ánthu thập Việc thu thập, cung cấp và giao nộp chứng cứ để chứng minh trong giảiquyết vụ việc dân sự phải đúng hạn, nhanh chóng và kịp thời

- Nghiên cứu và đánh giá là giai đoạn cuối cùng của hoạt động chứng minh Nó làmột quá trình lôgíc nhằm xác định giá trị chứng minh và sự phù hợp của các chứng

cứ - sự phù hợp của chứng cứ ở đây là sự phù hợp giữa những tình tiết, sự kiện đãthu thập đợc với thực tế khách quan Thông qua nghiên cứu và đánh giá chứng cứ,Tòa án hình thành các đối tợng chứng minh và sắp xếp các sự kiện theo một trình tựnhất định Việc suy đoán chứng cứ có thể đợc sử dụng trong quá trình đánh giáchứng cứ, nhng việc suy đoán này phải dựa trên các chứng cứ khác hoặc trên tổngthể các chứng cứ có trong hồ sơ chứ không đợc theo nhận thức chủ quan của ngời

đánh giá

Chứng minh trong tố tụng dân sự có ý nghĩa làm rõ, xác định các sự kiện, tình tiếtcủa vụ việc dân sự, đảm bảo việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự Chứng minh

là biện pháp duy nhất để xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự

Thông qua hoạt động chứng minh, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các chủ thểkhác thấy rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự đợc giải quyết Đối với các đ-

ơng sự, chứng minh là vấn đề rất quan trọng để các đơng sự làm rõ quyền, lợi íchhợp pháp của họ, trên cơ sở đó thuyết phục Tòa bảo vệ Trớc Tòa án, nếu đơng sựkhông chứng minh đợc sự tồn tại quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì quyền và lợi íchhợp pháp của họ có thể sẽ không đợc Tòa án bảo vệ Trên thực tế, Tòa án có thể sai

Trang 31

lầm trong việc xác định, đánh giá chứng cứ, không làm sáng tỏ đợc các tình tiết, sựkiện của vụ việc dân sự Điều đó dẫn đếu việc giải quyết vụ việc dân sự không đúngvới sự thật và làm cho đơng sự không đợc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.Chứng minh không chỉ có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sựcủa Tòa án, mà còn có ý nghĩa bảo đảm cho đơng sự bảo vệ đợc quyền, lợi ích hợppháp của mình.

Để giải quyết bất kỳ một vụ việc dân sự thì đều đợc phải làm rõ những sự việc, tìnhtiết về cơ bản trớc khi Tòa án tiến hành giải quyết Mà thực chất của hoạt độngchứng minh phần lớn bao gồm việc cung cấp chứng cứ của đơng sự và việc Tòa ánxem xét toàn bộ hệ thống văn bản, tài liệu liên quan đợc áp dụng nhằm có cơ sở giảiquyết vụ việc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân và của Nhà nớc

Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự mà theo đó việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc là cần thiết; trong đó còn bao gồm cả hoạt động áp dụng luật của Tòa án đối với vụ việc dân sự cụ thể cần giải quyết.

1.2.2 Chủ thể của hoạt động chứng minh

Chứng minh làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự để giải quyết đúng đắn

vụ việc dân sự Nhng ở đây phải xác định ai thực hiện việc chứng minh? Nói rõ hơn,

ai là ngời đứng ra để nghiên cứu, thu thập, giao nộp, đánh giá chứng cứ trong quátrình giải quyết vụ việc dân sự?

Trong tố tụng dân sự, đơng sự tham gia tố tụng là chủ thể trung tâm Tuy vậy,chứng minh không chỉ giới hạn ở việc xác định chứng cứ, chứng minh cho yêu cầuhay phản đối yêu cầu của đơng sự mà còn phải làm rõ đợc tất cả các vấn đề liênquan đến vụ việc dân sự Tòa án có nhiệm vụ giải quyết Khi đa ra yêu cầu, đơng sựkhông chỉ phải đa ra những tình tiết, sự kiện dựa vào đó mà họ yêu cầu, mà còn đ a

ra cả những căn cứ pháp lý của các yêu cầu Khi quyết định giải quyết vụ việc dân

Trang 32

sự, trong bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của mình Tòa án cũng phảichỉ rõ quyết định đợc dựa trên những căn cứ thực tế và căn cứ pháp lý nào.

Vấn đề xác định rõ chủ thể chứng minh, quyền và nghĩa vụ của họ nh thế nào? Vìmỗi chủ thể tham gia tố tụng dân sự đều xuất phát từ những mục đích, nhiệm vụkhác nhau nên quyền và nghĩa vụ của họ cũng khác nhau Trong đó, xác định nghĩa

vụ chứng minh của đơng sự, ngời đại diện của đơng sự, ngời bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đơng sự và Tòa án trong việc làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ ándân sự

Chủ thể chứng minh trong tố tụng dân sự gồm đơng sự, ngòi đại diện cho đơng

sự, ngời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đơng sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác và Tòa án Trong đó, đơng sự có vai trò chủ yếu để chứng minh cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của mình theo trình tự thủ tục quy định trong Bộ luật

Bộ luật Tố tụng dân sự đề cao vai trò, trách nhiệm chứng minh của đơng sự Mỗibên đơng sự tham gia tố tụng đều phải chứng minh tất cả các tình tiết, sự kiện của

Trang 33

vụ việc dân sự mà trên cơ sở đó họ đa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu cầu của ngờikhác Trớc hết, nguyên đơn phải chứng minh trớc, nghĩa là bên có yêu cầu phải đa

ra các chứng cứ để đợc Tòa án xem xét chấp thuận thụ lý vụ việc dân sự Sau đó bị

đơn, ngời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới phải chứng minh bằng việc đa rachứng cứ phải đối lại yêu cầu của nguyên đơn (khoản 1, 2 Điều 79 Bộ luật Tố tụngdân sự)

Ngoài các đơng sự, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chứckhởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngời khác cũng phảichứng minh (khoản 3 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự) Tuy không có quyền và lợiích gắn liền với vụ việc dân sự nh đơng sự, nhng các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởikiện yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nớc hoặc quyền và lợi íchhợp pháp của ngời khác nếu không thực hiện nghĩa vụ chứng minh thì sẽ dẫn đến sựbất lợi cho các đơng sự

Đối với ngời đại diện hợp pháp của đơng sự, trong Bộ luật Tố tụng dân sự không cóquy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ chứng minh của họ Nhng tại Điều 74 Bộ luật

Tố tụng dân sự quy định ngời đại diện của đơng sự thay mặt tố tụng của đơng sựnên quyền và nghĩa vụ của họ đợc hình thành trên cơ sở và nghĩa vụ của đơng sự.Bởi vậy, nên ngời đại diện cho đơng sự nào thì họ có nghĩa vụ chứng minh của đơng

sự đó Ngời đại diện theo pháp luật, ngời đại diện do Tòa án chỉ định có quyền vànghĩa vụ thực hiện tốt các nghĩa vụ chứng minh đơng sự họ đại diện Ngời đại diệntheo ủy quyền của đơng sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của đơng sựtrong phạm vi ủy quyền

Ngời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đơng sự tham gia tố tụng với mục đích bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đơng sự cũng có quyền và nghĩa vụ chứng minh(khoản 2 Điều 64 Bộ luật Tố tụng dân sự) Ngoài việc giúp đơng sự về mặt pháp lý

để đơng sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì ngời bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đơng sự chứng minh bằng việc đa ra các chứng cứ, lý lẽ để chứngminh cho các yêu cầu hoặc phản đối các yêu cầu là có cơ sở

Trang 34

Tòa án là chủ thể có nhiệm vụ giải quyết vụ việc dân sự không có nghĩa vụ chứngminh Tuy vậy, để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự, trong một số trờng hợp, Tòa

án vẫn phải chứng minh để làm rõ Ví dụ, đối với trờng hợp đơng sự không thể thuthập đợc chứng cứ thì có thể yêu cầu Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ(khoản 2 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự) Tòa án thực hiện việc đánh giá, công bốcông khai chứng cứ trớc khi sử dụng (Điều 96, Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự).Mặt khác, Tòa án phải chỉ rõ cơ sở của quyết định giải quyết vụ việc dân sự Nhvậy, việc chứng minh của Tòa án mang tính hỗ trợ cho việc chứng minh của đơng

sự và phục vụ cho việc giải quyết vụ việc đúng đắn của Tòa án

Việc thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ chứng minh của một chủ thể có

ảnh hởng rất lớn đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự Do vậy, Bộ luật Tố tụng dân

sự quy định các chủ thể chứng minh phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa

vụ chứng minh của họ

1.2.3 Quá trình chứng minh

Chứng minh đợc diễn ra suốt trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Nh hoạt

động cung cấp, thu thập, xác định, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại Tòa án.Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các chủ thể phải thực hiện đúng quyền vànghĩa vụ của mình mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định trong quá trình tố tụng Kếtquả giải quyết vụ việc dân sự phụ thuộc phần lớn vào việc chứng minh; vì vậy, trongquá trình này đòi hỏi phải thận trọng, tỷ mỷ và có đủ thời gian để đạt kết quả tốtnhất

Theo quy định tại Điều 165, 175 Bộ luật Tố tụng dân sự thì ngay khi khởi kiện thụ

lý vụ án, đơng sự đã thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh bằng việc nguyên đơngửi kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu củamình; bị đơn, ngời có nghĩa vụ liên quan nhận đợc thông báo về việc thụ lý vụ ánphải gửi cho Tòa án văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện và chứng cứ kèmtheo Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đơng sự có quyền và nghĩa

Trang 35

vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án (Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự) Tại phiên tòa,các bên đơng sự tham gia tranh luận để chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình, thờigian tranh luận của họ không hạn chế (Điều 233 Bộ luật Tố tụng dân sự) Khi cókháng cáo, ngời kháng cáo phải gửi cho Tòa án các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếucó) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (khoản 3 Điều

đời t của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đơng sự (Điều 97 Bộ luật Tố tụngdân sự)

1.2.4 Đối tợng chứng minh trong tố tụng dân sự

Trong Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, tr 274 ghi: Đối tuợng, đ ợc hiểu:1- Cái ngời ta nhằm tới để tìm hiểu, hành động 2- Ngời đang tìm hiểu để kết hônhoặc kết nạp vào tổ chức

Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2003, tr 328 ghi: Đối tợng là ngời,

vật, hiện tợng mà con ngời nhằm vào trong suy nghĩ và hành động.

Trong tố tụng dân sự, đối tợng chứng minh là một vấn đề hết sức quan trọng, do

đó khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án phải xác định đợc tất cả các tình tiết, sự kiện liên quan, những tình tiết này là đối tợng chứng minh trong việc việc dân sự.

Trang 36

Đối tợng chứng minh là tổng hợp những tình tiết sự kiện liên quan đến vụ việc dân

sự, dùng nó làm cơ sở giải quyết vụ kiện dân sự

Các quan hệ cần giải quyết trong các vụ việc dân sự rất đa dạng nên các tình tiết, sựkiện cần phải xác định trong các vụ việc dân sự cụ thể rất phong phú Do vậy, trongquá trình giải quyết, việc xác định những tình tiết, sự kiện nào cần phải chứngminh Để xác định đợc đối tợng chứng minh của mỗi vụ việc dân sự, Tòa án phảidựa vào yêu cầu hay phản đối của đơng sự Đơng sự dựa vào tình tiết, sự kiện nào

để có yêu cầu, hay phản đối yêu cầu Nói tóm lại, đối tợng chứng minh bao gồmnhững tình tiết, sự kiện khẳng định của bên có yêu cầu và tình tiết, sự kiện có tínhphủ định của bên phản lại yêu cầu liên quan đến vụ việc dân sự cần xác định trongviệc giải quyết vụ việc dân sự

Để giải quyết đúng đợc các vụ việc dân sự theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 79

Bộ luật Tố tụng dân sự, đơng sự phải đa ra các chứng cứ để chứng minh cho yêucầu đó là hợp pháp Đơng sự phản đối yêu cầu của ngời khác đối vói mình phảichứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đa ra chứng cứ để chứng minh Cánhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà n ớc hoặcyêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngời khác phải đa ra chứng

cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu cvủa mình là có căn cứ và hợp pháp

Bộ luật Tố tụng dân sự quy định tại Điều 80 về những tình tiết, sự kiện có tính rõràng thì không phải chứng minh nh: tình tiết sự kiện mọi ngời đều biết; những tìnhtiết, sự kiện đã đợc xác định trong bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quannhà nớc có thẩm quyền; những tình tiết, sự kiện đã đợc ghi trong văn bản đợc côngchứng, chứng thực hợp pháp Đối với những tình tiết, sự kiện mọi ngời đều biết thìkhông phải chứng minh Tuy nhiên, tất cả các tình tiết, sự kiện không phải chứngminh phải đợc Tòa án thừa nhận Do đó, khi giải quyết các vụ việc dân sự, tráchnhiệm của Tòa án phải xem xét từng tình tiết, sự kiện trong các tr ờng hợp cụ thể

và trên cơ sở yêu cầu phải công khai, minh bạch trong các hoạt động xét xử mà

đồng ý, thừa nhận hay không về các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh Ví

Trang 37

dụ, sự thừa nhận của đơng sự phía bên này đối với các chứng cứ mà đơng sự phíabên kia có yêu cầu đa ra xem nh có giá trị miễn nghĩa vụ chứng minh đối với bên

có yêu cầu Một trong vấn đề thuộc bản chất của chứng minh là làm cho đ ơng sựbên kia thấy đợc sự tồn tại của tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự để họthừa nhận hay không thừa nhận; quyết thừa nhận còn là quyết tự định đoạt của đ -

ơng sự

1.2.5 Các phơng tiện chứng minh trong tố tụng dân sự

Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, tr 610, phơng tiện đợc hiểu:

"cái dùng để tiến hành công việc gì" Mỗi vụ việc dân sự đều có đối tợng chứng

minh riêng Việt sử dụng phơng tiện chứng minh nào trong vụ việc dân sự là tùythuộc vào những tình tiết, sự kiện thuộc đối tợng chứng minh của vụ việc dân sự cầngiải quyết Một số công cụ thờng đợc thực hiện nh lấy lời khai của đơng sự, lời khaicủa ngời làm chứng, kết luện của cơ quan giám định gọi là phơng tiện chứngminh

Phơng tiện chứng minh là những công cụ đợc sử dụng để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thông qua các chủ thể chứng minh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Hoạt động chứng minh có quyết định đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự Để đảmbảo việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, Bộ luật Tố tụng dân sự quy định nhữngphơng tiện chứng minh cụ thể để các chủ thể lấy đó làm công cụ chứng minh chomình: Các tài liệu đọc đợc phải là bản chính, các tài liệu nghe đợc, nhìn đợc phải cóvăn bản xác định xuất xứ; các vật chứng, lời khai của đơng sự; ngời làm chứng phải

đợc ghi lại dới một hình thức nhất định theo luật định

Trong một vụ việc dân sự cụ thể, các đơng sự có thể dùng nhiều phơng tiện chứngminh trong đó đợc làm rõ các sự kiện, tình tiết phải đợc xác định đúng, rõ ràng vàcần thiết

Trang 38

1.3 một số nét về lịch sử hình thành các quy định và chứng minh trong tố tụng dân sự việt nam

- Giai đoạn từ 1945 đến 1989

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nớc Việt Nam dân chủ cộnghòa ra đời Thời kỳ đó chính quyền cách mạng còn non trẻ, nền t pháp của nớc tabắt đầu hình thành, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật rất khó khăn,nhng nhận thức đợc vai trò, ý nghĩa của pháp luật trong đời sống xã hội, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 90/SL ngày 10-10-1945 cho phép áp dụng luật lệcủa chế độ cũ trừ những điều khoản trái với nền độc lập và dân chủ của nớc ViệtNam dân chủ cộng hòa

Sau khi Hiến pháp đầu tiên (1946) của nớc ta ra đời thì nguyên tắc cơ bản về quyền

và nghĩa vụ của công dân đã đợc chính thức ghi nhận tại chơng II Hiến pháp 1946.Thời gian này, văn bản pháp luật tố tụng dân sự đã đợc ban hành; chế định chứng cứ

và chứng minh trong tố tụng dân sự đã đợc quy định trong một số văn bản luật Tại

Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14-7-1960 quy định: "Các Tòa án nhândân là những cơ quan xét xử của nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa Tòa án nhân dânxét xử những vụ án hình sự và dân sự trừng trị những kẻ phạm tội và giải quyếtnhững việc tranh chấp về dân sự trong nhân dân" Trong Luật tổ chức Viện kiểm sátnhân dân ngày 15-7-1960 có quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểmsát nhân dân; tại khoản g Điều 3 quy định: "Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố,hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi íchnhà nớc và của nhân dân Thông t số 2386-NCPL ngày 19-12-1961 của Tòa án nhândân tối cao quy định:

Trong bản án sơ thẩm dân sự phải chỉ ra: nguyên đơn yêu cầu đợc giải quyết nhữngquyền lợi cụ thể gì và nêu ra những bằng chứng gì làm căn cứ - ý kiến của bị đơn

đối với lời thỉnh cầu của bên nguyên đơn: có chấp nhận hay là không lời thỉnh cầu

ấy, hoặc chỉ chấp nhận đến mức độ nào thôi, dẫn những bằng chứng gì làm căn cứcho ý kiến đó

Trang 39

Đề án năm 1964 của Tòa án nhân dân tối cao về hớng tổ chức các Tòa án địa phơngquy định cụ thể về nghĩa vụ chứng minh của đơng sự: "Trong các vụ kiện về dân sự,các bên đơng sự có trách nhiệm chứng minh các yêu cầu của mình và đề xuất chứng

cứ Nếu các chứng cứ do các bên đơng sự xuất trình cha đầy đủ thì Tòa án sẽ yêucầu họ xuất trình các chứng cứ bổ sung "

Thông t số 3-NCPL ngày 03-3-1966 của Tòa án nhân dân tối cao về trình tự giảiquyết việc ly hôn thì căn cứ để Tòa án xét công nhân cho đôi vợ chồng đợc thuậntình ly hôn là sự tự nguyện thật sự ly hôn của cả đôi bên, vì họ không còn có thểsống chung với nhau đợc nữa và họ đã thỏa thuận với nhau hợp pháp về các vấn đề

về con cái và tài sản Đơn thuận tình ly hôn phải do cả hai vợ chồng ký

Thông t số 06/TĐ-TC ngày 25-2-1974 của Tòa án nhân dân tối cao hớng dẫn việc

điều tra trong tố tụng dân sự có quy định rõ hơn:

Các đơng sự (nguyên đơn, bị đơn và ngời dự sự) có quyền đề xuất những yêu cầu và

có nhiệm vụ trình bày những chứng cứ, lý lẽ để chứng minh những yêu cầu và bảo

vệ những quyền lợi hợp pháp của mình

Trong trờng hợp Viện kiểm sát nhân dân khởi tố vụ kiện về dân sự để bảo vệ nhữngquyền lợi của Nhà nớc, của tập thể và của nhân dân, Tòa án nhân dân cũng phải yêucầu Viện kiểm sát nhân dân cung cấp những tài liệu căn cứ cần thiết

Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là phải kiểm tra kỹ lỡng những chứng cứ mà các

đ-ơng sự đã đề xuất cần thiết để làm sáng tỏ sự thật

Thông t số 25-TATC ngày 20-11-1974 của Tòa án nhân dân tối cao hớng dẫn việchòa giải trong tố tụng dân sự nêu rõ: Tòa án nhân dân không hòa giải đối với việcthuận tình ly hôn Tuy nhiên, cần chú ý phân biệt những trờng hợp sau đây:

a)

b) Nếu điều ta thấy một bên kiên quyết muốn ly hôn, còn bên kia thị không thực sự

tự nguyên, nhng do là tự ái, nông nổi, hoặc đã bị ép buộc mà thuận tình ly hôn, thìTòa án nhân dân có thể:

Trang 40

- Hoặc coi là một việc thuận tình ly hôn cha tự nguyên và sẽ ra quyết định bác đơnxin thuận tình ly hôn.

- Hoặc

Trong bản hớng dẫn về trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự kèm theo Thông t số NC/PL ngày 08-02-1977 của Tòa án nhân dân tối cao quy định: "Để bảo vệ nhữngquyền lợi của mình các đơng sự phải có nhiệm vụ đề xuất chứng cứ, nhng Tòa ánnhân dân không đợc phép chỉ dựa vào các lời khai của đơng sự và những giấy tờ mà

96-họ xuất trình làm căn cứ cho việc xét xử mà phải dùng mọi biện pháp cần thiết đểlàm sáng tỏ sự thật"

Ngày 29-11-1989, ủy ban Thờng vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giảiquyết các vụ án dân sự Có thể xem đây là bớc thay đổi, phát triển rõ nét của pháp luật

tố tụng dân sự Việt Nam Điều 3 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy

định rõ về nghĩa vụ cung cấp, thu thập chứng cứ: "Đơng sự có nghĩa vụ cung cấpchứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích của mình Tòa án có nhiệm vụ xem xét mọi tìnhtiết của vụ án và khi cần thiết có thể thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việcgiải quyết vụ án đợc chính xác"

Tại khoản 3 Điều 20 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự xác định: "Các

đơng sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa

án"

Khoản 3 điền 34 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ghi nhận: "Ngời khởikiện phải làm đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình, của bị đơn và của ngời có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan; nội dung vụ việc, yêu cầu của mình và những tài liệu, lý lẽchứng minh cho những yêu cầu đó"

Đối với ngời đại diện của đơng sự tham gia tố tụng, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các

vụ án dân sự cũng quy định quyền và nghĩa vụ của họ tại khoản 2, 3 Điều 21:

Ngời cha thành niên phải có ngời đại diện thay mặt trong tố tụng Ngời cha thànhniên từ đủ 16 tuổi đến dới 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng đợc tự mình

Ngày đăng: 19/08/2015, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trờng Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam
Tác giả: Trờng Đại học Luật Hà Nội
Năm: 2003
2. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam (2006), Nxb T pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam
Tác giả: Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb T pháp
Năm: 2006
3. Hoàng Ngọc Thỉnh (2004), "Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự", Đặc san góp ý dự dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
Tác giả: Hoàng Ngọc Thỉnh
Năm: 2004
4. Trịnh Tiến Việt - Trần Thị Quỳnh (2003), Một số vấn đề các loại nguồn chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề các loại nguồn chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự
Tác giả: Trịnh Tiến Việt - Trần Thị Quỳnh
Năm: 2003
5. Lê Thu Hà (2005), "Những điểm mới trong thủ tục thuận tình ly hôn", T Tòa án nhân dân, (158) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm mới trong thủ tục thuận tình ly hôn
Tác giả: Lê Thu Hà
Năm: 2005
6. Tởng Duy Lợng (2004), "Một vài suy nghĩ và vấn đề chứng cứ và chứng minh đợc quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự", Tòa án nhân dân, (20) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài suy nghĩ và vấn đề chứng cứ và chứng minh đợc quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự
Tác giả: Tởng Duy Lợng
Năm: 2004
7. Trờng Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luạt tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luạt tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: Trờng Đại học Luật Hà Nội
Năm: 2004
8. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2006), Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giíi, Michel Fromont Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giíi
Tác giả: Nhà pháp luật Việt - Pháp
Năm: 2006
9. Phạm Việt Vợng (2004), Phơng pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phơng pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Phạm Việt Vợng
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2004
10. Trờng Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Trờng Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2006
11. Trờng Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Trờng Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2006
12. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyển 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Tác giả: Tòa án nhân dân tối cao
Năm: 2004
13. Nguyễn Công Bình (2005), "Các quy định về chứng minh trong tố tụng dân sự", Luật học, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quy định về chứng minh trong tố tụng dân sự
Tác giả: Nguyễn Công Bình
Năm: 2005
14. Lê Song Lê (2005), "Xác định và đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự", Kiểm sát, (15) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định và đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
Tác giả: Lê Song Lê
Năm: 2005
15. Đỗ Văn Đơng (2006), "Nguyên tắc thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam", Kiểm sát, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả: Đỗ Văn Đơng
Năm: 2006
16. Nguyễn Minh Hằng (2002), Hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trờng Đại học Luật Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Hằng
Năm: 2002
17. Nguyễn Nông (2006), "Ngời giám định, ngời phiên dịch và vấn đề tính hợp pháp của chứng cứ", Kiểm sát (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngời giám định, ngời phiên dịch và vấn đề tính hợp pháp của chứng cứ
Tác giả: Nguyễn Nông
Năm: 2006
18. Dơng Quốc Thành (2004), "Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự", Kiểm sát, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
Tác giả: Dơng Quốc Thành
Năm: 2004
19. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2004), Tài liệu lập luận Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu lập luận Bộ luật Tố tụng dân sự 2004
Tác giả: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Năm: 2004
20. Đinh Trung Tụng (2004), Những nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng dân sự, Tài liệu học tập, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng dân sự
Tác giả: Đinh Trung Tụng
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w