Ví dụ 3: Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác từ 11% trở lên nhằm chiếm

Một phần của tài liệu chuyên đề phân tích cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự (Trang 66)

đoạt tài sản: đều thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích và tội cướp tài sản nhưng chỉ bị xét xử về tội cướp tài sản. Tuy nhiên, trong trường hợp giết người để cướp tài sản thì lại xét xử về tội 2 tội: tội giết người (Điều 93 BLHS) và tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS).

2. Vấn đề đầu tiên đặt ra là trong trường hợp nào thì xét xử một tội, trường hợp nàoxét xử nhiều tội? Cơ sở lý luận để giải thích vấn đề này như thế nào? xét xử nhiều tội? Cơ sở lý luận để giải thích vấn đề này như thế nào?

Để giải quyết vấn đề này, theo tôi, cần phải xuất phát từ cơ sở triết học Mác – Lênin về vấn đề chất – lượng của sự vật, hiện tượng. Theo triết học Mác – Lênin thì chất là sự tổng hợp các thuộc tính vốn có của sự vật và mỗi sự vật có muôn vàn chất. Tuy nhiên “Ở mỗi sự vật chỉ có một chất căn bản, đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật” (2).

Như vậy, một sự vật, hiện tượng chỉ có một chất căn bản và có thể có nhiều chất không căn bản. Và theo đó, trong mối quan hệ giữa chất căn bản và chất không căn bản của sự vật, hiện tượng thì chất căn bản phải “mạnh” để chi phối và thu hút các chất không căn bản “yếu hơn”. Chất căn bản của sự vật, hiện tượng không thể thu hút vào sự vật, hiện tượng một chất khác “mạnh” tương đương hoặc mạnh hơn để trở thành chất không căn bản.

Dựa trên cơ sở đó, nếu xem một tội phạm cụ thể là một chất và tội nào có mức cao nhất của khung hình phạt cao hơn thì tội phạm đó mạnh hơn, chúng ta có thể giải quyết vấn đề định tội đối với trường hợp một hành vi phạm tội thỏa mãn nhiều CTTP như sau:

Một phần của tài liệu chuyên đề phân tích cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w