Điều kiện đủ: trường hợp tội nhẹ hơn bị thu hút thành tình tiết định khung thì phải đảm bảo công thức (*).

Một phần của tài liệu chuyên đề phân tích cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự (Trang 71)

phải đảm bảo công thức (*).

Còn ngược lại, trong trường hợp không thỏa mãn các điều kiện trên thì chúng ta xét xử về nhiều tội.

b. Trong trường hợp xét xử nhiều tội: thì độ tăng mức hình phạt (D) được chuyểnhóa thành các tình tiết định khung tăng nặng ở các tội: có trường hợp độ tăng mức hóa thành các tình tiết định khung tăng nặng ở các tội: có trường hợp độ tăng mức hình phạt (D) được chuyển hóa thành một tình tiết định khung tăng nặng, có trường hợp nó được chuyển hóa thành nhiều tình tiết định khung tăng nặng.

Trong trường hợp này thì công thức: A = B + C + D được biến đổi dưới các dạng sau:

* Nếu D chỉ chuyển hóa thành một tình tiết định khung hình phạt (ở tội thứ nhất chẳng hạn) thì:

A = B + C + D = B1 + C

Trong đó B1 là mức hình phạt của cấu thành tăng nặng của tội thứ nhất.

Ví dụ: Hành vi sử dụng vũ khí quân dụng để cướp tài sản sẽ bị xét xử về 2 tội: tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là “Sử dụng vũ khí” (điểm đ. K2 Điều 133 BLHS) và tội sử dụng vũ khí trái phép theo K1 Điều 230 BLHS.

Trong trường hợp này D chính là độ tăng mức hình phạt do tình tiết định khung “sử dụng vũ khí” được quy định tại K2 Điều 133 BLHS tạo ra so với K1 Điều 133 BLHS (cấu thành cơ bản của tội cướp tài sản).

* Nếu D được chuyển hóa thành hai tình tiết định khung hình phạt (ở cả tội thứ nhất và cả tội thứ hai) thì:

A = B + C + D = B1 + C1

Do đó trong trường hợp này: D = (B1 – B) + (C1 – C) Trong đó:

B1 là mức hình phạt của cấu thành tăng nặng của tội thứ nhất. C1 là mức hình phạt của cấu thành tăng nặng của tội thứ hai.

Ví dụ: Hành vi giết nhiều người để cướp tài sản, thì sẽ bị xét xử về 2 tội: tội giết người ở K1 Điều 93 BLHS (với 2 tình tiết định khung tăng nặng là “giết nhiều người” và “để thực hiện một tội phạm khác”) và tội cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 133 BLHS “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Trong trường hợp này, độ tăng mức hình phạt (D) được chuyển hóa thành 2 tình tiết định khung tăng nặng là “để thực hiện một tội phạm khác” ở tội giết người và “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” ở tội cướp tài sản. Như vậy, dù xét xử một tội hay nhiều tội thì mức hình phạt đối với hành vi phạm tội (A) vẫn được bảo toàn là A = B + C + D, chỉ có điều nó được chuyển hóa thành các công thức khác nhau mà thôi:

A = B + C + D = B1 (trong trường hợp xét xử một tội);

A = B + C + D = B1 + C (trong trường hợp xét xử nhiều tội mà D chuyển hóa thành một tình tiết định khung tăng nặng);

A = B + C + D = B1 + C1 (trong trường hợp xét xử nhiều tội mà D chuyển hóa thành hai tình tiết định khung tăng nặng).

Hay nói cách khác, dù xét xử một hay nhiều tội thì mức hình phạt áp dụng đối với hành vi phạm tội vẫn tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, vẫn đảm bảo sự công bằng đối với người phạm tội.

4. Vấn đề thứ ba được đặt ra là trong trường hợp độ tăng mức hình phạt (D) đượcchuyển thành các tình tiết định khung thì có phải các tình tiết đó được sử dụng chuyển thành các tình tiết định khung thì có phải các tình tiết đó được sử dụng nhiều lần hay không? Chẳng hạn, ở ví dụ trên, tình tiết “sử dụng vũ khí quân dụng” một mặt được sử dụng là tình tiết định tội của tội sử dụng vũ khí quân dụng trái phép (Điều 230 BLHS), mặt khác lại được sử dụng làm tình tiết định khung tăng nặng của tội cướp tài sản (điểm đ. Khoản 2 Điều 133 BLHS). Vậy tình tiết “sử dụng vũ khí” được sử dụng nhiều lần dưới các dạng tình tiết (tình tiết định tội, tình tiết định khung) khác nhau có trái với quan điểm một tình tiết không được sử dụng nhiều lần trong Luật hình sự hay không?

Theo tôi, trong trường hợp này tình tiết “sử dụng vũ khí” được sử dụng làm tình tiết định khung của tội cướp tài sản phản ánh tính nguy hiểm cao hơn của hành vi sử dụng vũ khí trái phép để cướp tài sản so với tổng tính nguy hiểm của các trường hợp sử dụng vũ khí trái phép để cướp tài sản tách rời độc lập, không có liên hệ gì với nhau. Do vậy, tình tiết “sử dụng vũ khí trái phép” được nhà làm luật quy định thành tình tiết định khung của tội cướp tài sản như vậy là hợp lý. Và từ các phân tích ở trên, tác giả cho rằng một tình tiết có thể được sử dụng nhiều lần đối với nhiều tội khác nhau nhưng không được sử dụng nhiều lần đối với cùng một tội. 5. Từ các lập luận trên có thể rút ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu chuyên đề phân tích cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w