Cấu thành tội phạm – cơ sở khoa học của việc định tội danh

Một phần của tài liệu chuyên đề phân tích cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự (Trang 25)

Với vai trò của CTTP thể hiện ở bình diện thứ nhất nêu trên, thiết tưởng cũng cần phải phân tích để đi đến kết luận một cách chính xác, khách quan, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục về vai trò của CTTP đối với quá trình định tội danh ra sao – thử phân tích xem CTTP có đúng là ”cơ sở pháp lí duy nhất” hay chỉ là cơ sở khoa học của việc định tội danh (?). Để làm sáng tỏ vấn đề này thì sự phân tích của chúng ta nhất thiết phải căn cứ vào đồng thời cả ba lĩnh vực sinh hoạt (thể hiện) được thừa nhận chung của luật hình sự đó là: Lập pháp, lí luận (hay còn gọi là khoa học) và thực tiễn xét xử. Cụ thể là:

1) Về mặt lập pháp, nếu quan niệm CTTP là “cơ sở pháp lí duy nhất” của việc định tội danh thì có nghĩa là vô hình trung đã thừa nhận không phải BLHS – sản phẩm của nhà làm luật – “một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” (như Lời nói đầu của BLHS Việt Nam năm 1999 hiện hành) mà lại chính là CTTP – một khái niệm khoa học và là sự trừu tượng về mặt pháp lí được dùng làm “cơ sở pháp lí duy nhất” trong quá trình định tội danh đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể được thực hiện trong thực tế khách quan (!). Có lẽ nhà làm luật Việt Nam cùng với các cán bộ thực tiễn trong hoạt động lập pháp và áp dụng pháp luật hình sự của nước ta (kể cả trước và sau khi pháp điển hóa) khó mà có thể đồng ý với quan niệm này.

2) Về mặt lí luận, CTTP do các nhà lí luận hình sự soạn thảo và nghĩ ra như là một khái niệm khoa học và là sự trừu tượng về mặt pháp lí (chứ hoàn toàn không phải là các quy định của BLHS do nhà làm luật ban hành để các cơ quan tư pháp hình sự lấy làm cơ sở pháp lí duy nhất trong quá trình định tội danh). Vì vậy, đương nhiên là một khái niệm khoa học với các phạm trù lí luận chung nhất cho tất cả các tội phạm (như khách thể, mặt khách quan…) chứ không phải là các quy phạm pháp luật hình sự thì không phải và không thể là “căn cứ pháp lí duy nhất” cho việc định tội danh đối với một hành vi cụ thể nào đó được thực hiện trong thực tế khách quan.

3) Và cuối cùng, về mặt thực tiễn (xét xử), từ trước đến nay (kể cả trong thời kì sau khi lập lại hòa bình ở miền Bắc cho đến trước những năm 1960 -1963 khi các chuyên gia luật

hình sự của Liên Xô chưa sang nước ta giảng bài ở Trường cán bộ tòa án trung ương thuộc Tòa án nhân dân tối cao và phổ biến lí luận về CTTP ở Việt Nam) thì mặc dù lí luận về CTTP chưa xuất hiện trong sách báo pháp lí hình sự nước ta nhưng đã (và hiện nay đang) tồn tại một thực tế khách quan – mỗi khi định tội danh các cơ quan tư pháp hình sự đều không bao giờ coi CTTP (một khái niệm khoa học và là trừu tượng về mặt pháp lí) là cơ sở pháp lí duy nhất mà chỉ dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định như đã được phân tích trên đây, cụ thể là các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lí trực tiếp và các quy phạm pháp luật TTHS – cơ sở pháp lí gián tiếp./.

Chú thích :

(1), (8).Xem: Kuznhetxôva N.F. “Cấu thành tội phạm”. Chương VI – Giáo trình luật hình sự (gồm 5 tập). Tập 1. Phần chung. “Lí luận về tội phạm” (tập thể tác giả do GS.TSKH. N.F.Kuznhetxôva và PTS luật, PGS I.M. Tiakôva chủ biên), Nxb. Zartxalô. Maxcơva, 2002, tr.166; 72 (tiếng Nga);

(2). Xem: Taganxev N.X. “Luật hình sự Nga”. Các bài giảng. Phần chung. Tập 1, Nxb. Khoa học. Maxcơva, 1994, tr.142 (tiếng Nga).

(3).Xem: Kixchiakôvxki A.O. “Giáo trình tối thiểu về luật hình sự chung”. Phần chung. Xant-Pêtecbua, 1875, tr. 59 (tiếng Nga).

(4).Xem: Piôntkôvxki A.A. “Luật hình sự Xô viết”, Phần chung. Tập I. Maxcơva- Lêningrađ, 1928, tr.241 (tiếng Nga).

(5).Xem: Piôntkôvxki A.A. “Giáo trình luật hình sự Xôviết” gồm sáu tập. Tập II. Tội phạm, Nxb. Khoa học. Maxcơva, 1970, tr.89.

(6).Xem: Trainhin A.N. “Lí luận chung về cấu thành tội phạm”, Nxb. Sách pháp lí. Maxcơva, tr.59-60 (tiếng Nga).

(7).Xem: Kuđriavtxev A.N. “Lí luận chung về định tội danh”. Maxcơva, 1999, tr.58 (tiếng Nga).

(9).Xem: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa. “Cấu thành tội phạm”. Chương IV Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường đại học luật Hà Nội (tập thể tác giả do – PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên), Nxb. Công an nhân dân. Hà Nội, 2003, tr.51; – PGS.TS. Kiều Đình Thụ. “Cấu thành tội phạm”. Chương VII Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Khoa luật trực thuộc Đại học quốc gia Hà Nội (tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2001.

(10).Xem: Tkeseliađze G.T. “Thực tiễn xét xử và đạo luật hình sự”, Nxb. Khoa học. Tbilisi, 1975, tr.46 (tiếng Nga).

Phân loại cấu thành tội phạm và một số vấn đề về trách nhiệm hình sự

Với vai trò là cơ sở pháp lí của trách nhiệm hình sự, là căn cứ pháp lí để định tội, từ trước đến nay cấu thành tội phạm (CTTP) luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu. Theo quan điểm phổ biến hiện nay, CTTP được hiểu là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Mặc dù có cùng bản chất pháp lí như vậy nhưng trong các đạo luật hình sự, CTTP lại được xây dựng dưới nhiều dạng khác nhau. Sự khác biệt của chúng đòi hỏi thực hiện việc phân loại một cách hợp lí, khoa học. Cho đến nay, CTTP được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh, đặc điểm cấu trúc của CTTP hay cách thức được nhà làm luật sử dụng quy định CTTP trong luật hình sự. Việc phân loại CTTP hay cụ thể hơn là việc xác định đúng loại cấu thành tội phạm (đặc biệt là đối với việc phân loại theo hai tiêu chí đầu) có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề trách nhiệm hình sự của những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Trong nhiều trường hợp, việc xác định đúng loại CTTP cho phép chúng ta phân biệt những hành vi là tội phạm với những hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải là tội phạm, xác định nhanh chóng, chính xác giai đoạn thực hiện tội phạm và hình thức lỗi của tội phạm. Những hoạt động này lại chính là cơ sở của việc xác định đúng trách nhiệm hình sự của những người liên quan. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này chúng tôi phân tích làm sáng tỏ hơn vấn đề phân loại CTTP, từ đó chỉ ra một cách khái quát một số nội dung về cơ sở lí luận cho việc xác định trách nhiệm hình sự trong trường hợp tương ứng. Trước hết, theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh, CTTP được phân loại thành CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng và CTTP giảm nhẹ. Trong mối quan hệ này, CTTP cơ bản bao gồm những dấu hiệu đặc trưng có ở mọi trường hợp phạm tội của loại tội nhất định thể hiện tính nguy hiểm của loại tội đó và cho phép phân biệt loại tội phạm này với loại tội phạm khác. CTTP tăng nặng và CTTP giảm nhẹ được xây dựng dựa trên cơ sở CTTP cơ bản, vì vậy, chúng bao gồm cả những dấu hiệu của CTTP cơ bản

và những dấu hiệu bổ sung phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng lên (CTTP tăng nặng) hoặc giảm đi (CTTP giảm nhẹ) của mỗi loại tội phạm. Như vậy, có thể khẳng định rằng mọi CTTP tăng nặng và CTTP giảm nhẹ đều phải có đầy đủ các dấu hiệu của CTTP cơ bản. Nói cách khác, tất cả những trường hợp không thoả mãn CTTP cơ bản của một loại tội phạm nhất định thì dù có những dấu hiệu làm cho tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên (tình tiết định khung tăng nặng) hay giảm đi (tình tiết định khung giảm nhẹ) cũng không thể thoả mãn CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ của loại tội đó. Trường hợp này hành vi được thực hiện có thể không phải là tội phạm hoặc là một tội phạm khác (nếu thoả mãn dấu hiệu cấu thành của loại tội phạm khác). Ví dụ: Trường hợp lần đầu tiên lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị dưới 500.000đ (không thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng) không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Liên quan đến ranh giới giữa CTTP cơ bản và CTTP tăng nặng chúng tôi muốn đề cập trường hợp thực tiễn hiện nay vẫn còn gây tranh cãi xung quanh việc xác định loại CTTP để áp dụng. Đây là trường hợp đặt ra đối với những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý mà CTTP cơ bản có quy định cụ thể tình tiết định lượng và đồng thời cũng quy định những trường hợp mặc dù không thoả mãn tình tiết định lượng nhưng lại thoả mãn tình tiết khác là đã bị kết án về những tội nhất định, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, mặt khác trong CTTP tăng nặng lại có tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm”, ví dụ: CTTP tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS). Vấn đề cần xác định ở đây là nếu người thực hiện hành vi quy định trong CTTP cơ bản không thoả mãn tình tiết định lượng nhưng trước đó đã thuộc trường hợp tái phạm ở một tội theo điều luật quy định, chưa được xoá án tích thì sẽ xử lí theo CTTP cơ bản hay theo CTTP tăng nặng? Trên thực tế một số cơ quan tư pháp hướng dẫn các cơ quan cấp dưới xử lí những trường hợp này theo CTTP tăng nặng. Theo quan điểm của chúng tôi, trường hợp này sẽ không thể thoả mãn CTTP cơ bản nếu không cộng với tình tiết đã bị kết án (dù thuộc trường hợp tái phạm hay trường hợp thông thường), đây là tình tiết để hành vi vi phạm trở thành hành vi phạm tội còn tình tiết đã tái phạm chỉ được sử dụng để chuyển hoá thành tái phạm nguy hiểm nếu

hành vi trên tự thân nó đã đủ để cấu thành tội phạm. Như vậy, thực chất đây là trường hợp chỉ đáp ứng được các yêu cầu của CTTP cơ bản mà không có thêm tình tiết nào để có thể chuyển sang CTTP tăng nặng.

Dựa vào đặc điểm cấu trúc của CTTP, CTTP được chia thành hai loại chính là CTTP vật chất và CTTP hình thức. CTTP vật chất là CTTP có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Đối với dấu hiệu hậu quả (và cùng với nó là dấu hiệu mối quan hệ nhân quả) ở loại CTTP này lại được quy định theo hai mức độ khác nhau:

1) Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để xác định tội phạm hoàn thành. Ở loại CTTP này, nhà làm luật không trực tiếp đưa dấu hiệu hậu quả vào trong CTTP mà hậu quả được quy định gián tiếp thông qua cách quy định về hành vi phạm tội. Ví dụ: CTTP của tội giết người, mặc dù đều không có hậu quả được quy định trực tiếp trong CTTP nhưng loại CTTP này khác căn bản với CTTP hình thức vì trong các CTTP hình thức chỉ mô tả dấu hiệu hành vi (ví dụ: Hành vi dùng vũ lực trong tội cướp tài sản) mà không quy định dưới dạng hành vi hàm chứa hậu quả. Với cách quy định như vậy, chỉ khi người phạm tội thực hiện hành vi và gây ra hậu quả tương ứng mới thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm của tội phạm và vì vậy mới được xác định là tội phạm ở giai đoạn hoàn thành; ngược lại, nếu mới chỉ thực hiện được hành vi mà hậu quả tương ứng chưa xảy ra thì chỉ xác định là giai đoạn phạm tội chưa đạt.

2) Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định tội. Ở dạng CTTP này, nhà làm luật trực tiếp đưa hậu quả vào các quy định của CTTP với ý nghĩa là điều kiện xác định những trường hợp thoả mãn CTTP của loại tội đó, loại trừ những trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm. Vấn đề này đã được đề cập trong các sách báo pháp lí hình sự nhưng ở đây chúng tôi muốn bàn đến dưới góc độ mối quan hệ của loại CTTP này với vấn đề giai đoạn thực hiện tội phạm và việc xác định lỗi đối với tội phạm đó.Về mặt lí luận, vấn đề giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ được đặt ra đối với lỗi cố ý trực tiếp, vì vậy, có thể khẳng định chính xác hơn vế thứ nhất trong nội dung nghiên cứu nói trên là mối quan hệ của loại

CTTP vật chất mà hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định tội đối với những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Đây là loại CTTP trong đó thái độ tâm lí của người phạm tội đối với hành vi và đối với hậu quả thống nhất với nhau (hậu quả xảy ra nằm trong dự kiến của người phạm tội). Những CTTP loại này lại có thể tồn tại dưới hai dạng sau đây: 1. CTTP mà hậu quả được quy định dưới dạng tình tiết định lượng. Cách quy định này được sử dụng trong trường hợp hành vi trong mặt khách quan của CTTP chứa đựng khả năng gây ra loại hậu quả có cùng tính chất nhưng có thể ở các mức độ khác nhau và giữa chúng tồn tại ranh giới quyết định vấn đề hành vi được thực hiện có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội hay không. Ví dụ: CTTP cơ bản tội cố ý gây thương tích (khoản 1 Điều 104 BLHS) quy định trong trường hợp thông thường tỉ lệ thương tật gây ra phải từ 11% trở lên. Đối với loại CTTP này vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm vẫn được đặt ra nếu xác định được hậu quả mà người phạm tội hướng tới phù hợp với hậu quả bắt buộc để xác định trách nhiệm hình sự cho giai đoạn phạm tội tương ứng (đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội: Hậu quả mà người phạm tội hướng tới phải đủ thoả mãn khung quy định loại tội là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; đối với giai đoạn phạm tội chưa đạt: Hậu quả mà người phạm tội hướng tới phải là hậu quả mà CTTP quy định. Ví dụ: Hành vi chuẩn bị cố ý gây thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên; hành vi cố ý gây thương tích chưa đạt mà tỉ lệ thương tật người phạm tội mong muốn gây ra từ 11% trở lên).

2. CTTP mà hậu quả được quy định không phải dưới dạng tình tiết định lượng. Loại CTTP này được xây dựng trong trường hợp hành vi khách quan chứa đựng khả năng gây ra loại hậu quả nhất định không thể phân chia ở các mức độ khác nhau, hậu quả này khi xuất hiện mới đủ khả năng làm cho hành vi được thực hiện trở thành nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Ví dụ: CTTP tội xúi giục người khác tự sát quy định hậu quả làm người khác tự sát là dấu hiệu bắt buộc. Đối với loại CTTP này vấn đề giai đoạn thực hiện tội phạm được giải quyết như những trường hợp thông thường.

Ngoài loại CTTP vật chất mà hình thức lỗi là cố ý như trên, BLHS còn quy định những CTTP vật chất trong đó thái độ tâm lí của người phạm tội đối với hành vi và đối với hậu quả mà CTTP quy định mang tính bắt buộc không thống nhất với nhau (hậu quả xảy ra nằm ngoài dự kiến của người phạm tội). Ví dụ: Trong một số CTTP của các tội đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng... nhà làm luật quy định dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu bắt buộc để các hành vi tương ứng là tội phạm. Ở các CTTP này, người phạm tội không có ý thức lựa chọn hậu quả được quy định trong CTTP (khi khả năng đó xảy ra hành vi được thực hiện có thể thoả mãn dấu hiệu cấu thành của một tội cố ý khác). Đối với một số CTTP trong loại CTTP này, trong đó bao gồm cả những CTTP về các tội chúng tôi nêu trên, trong các sách báo pháp lí hình sự hiện nay đa số các

Một phần của tài liệu chuyên đề phân tích cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w