Cấu thành tội phạm vật chất

Một phần của tài liệu chuyên đề phân tích cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự (Trang 37)

Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, trong đó: - Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa; được quy định ở các điều luật cụ thể thuộc phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

- Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc hậu quả phi vật chất. Căn cứ vào mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, thì có thể chia hậu quả do hành vi phạm tội gây ra thành bốn mức sau: hậu quả ít nghiêm trọng; hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng; và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, trong đó: Hậu quả ít nghiêm trọng là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra ở mức không lớn cho xã hội.

Hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác.

Hậu quả rất nghiêm trọng là thiệt hại rất lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác. Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là thiệt hại đặc biệt lớn cho xã hội về tính mạng, sức khoẻ, tài sản và thiệt hại phi vật chất khác. Với tư cách là một yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm vật chất, thì chỉ những hành vi gây ra một trong các loại thiệt hại sau đây mới bị coi là tội phạm: hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng; và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng; và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Còn hành vi không gây ra hậu quả ít nghiêm trọng chỉ bị coi là phạm tội khi đi kèm các dấu hiệu khác (chúng tôi sẽ trình bày ở cuối bài viết này). Nghiên cứu các tội phạm có cấu thành vật chất, thấy “hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”được thể hiện bởi nhiều dạng khác nhau.

Có những tội dùng trực tiếp thuật ngữ gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” như tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ…Và cũng có tội gây ra nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng được thể hiện dưới dạng các mức độ thiệt hại cụ thể như: tính mạng, % sức khỏe bị thiệt hại, giá trị tài sản bị hành vi phạm tội xâm phạm. Đó là các tội: giết người, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản…

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm có cấu thành vật chất. Theo quy định của pháp luật, thì chỉ được coi là giữa hành vi khách quan và hậu quả có quan hệ nhân quả khi:

thực tế khi kiểm tra căn cứ này thì trong vụ án cụ thể, nếu không thoả mãn căn cứ thì không có khả năng tồn tại quan hệ nhân quả giữa giữa hành vi và hậu quả.

Hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của chính hành vi trái pháp luật. Hành vi trực tiếp gây ra hậu quả và hậu quả chính là hệ quả trực tiếp của hành vi. Cũng cần lưu ý rằng, trong quan hệ nhân quả, hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân, tuy giữ vai trò quyết định đối với sự phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng hậu quả đó xảy ra hay không và xảy ra như thế nào còn phụ thuộc vào những “điều kiện” nhất định như khắc phục, cứu chữa kịp thời…

Tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất được coi là hoàn thành từ thời điểm có thiệt hại xảy ra.

Một phần của tài liệu chuyên đề phân tích cấu thành tội phạm trong pháp luật hình sự (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w