Tim là động lực chính vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn 2/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của tim a/ Cấu tạo tim * Tim là một túi cơ rỗng có vách ngăn chia thành hai nửa riêng biệt là nửa
Trang 1CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH CẤU TẠO PHÙ HỢP VỚI CHỨC NĂNG CỦA
TIM VÀ HỆ MẠCH Ở NGƯỜI
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
I PHẦN MỞ ĐẦU
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở từng đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể, tế bào là mặt bản chất của sự sống và được thể hiện thông qua trao đổi chất thường xuyên với môi trường ngoài nhờ sự tham gia của các hệ cơ quan trong cơ thể Trong đó, hệ tuần hoàn đống vai trò rất quan trọng, nó cho phép dòng máu phân phối oxigen và các chất dinh dưỡng, đồng thời loại bỏ các chất thải trên khắp cơ thể Một hệ tuần hoàn gồm ba thành phần cơ bản là dịch tuần hoàn, hệ thống các mạch máu được ví như những “ống nối” và một bơm cơ là quả tim Tim tạo
sự tuần hoàn nhờ sử dụng năng lượng chuyển hóa để làm tăng áp suất thủy tĩnh của dịch tuần hoàn, dịch này sau đó chảy qua một vòng các mạch máu và trở về tim Tim và hệ thống mạch máu có cấu tạo hoàn toàn phù hợp để thực hiện được chức năng đó
Trong quá trình giảng dạy chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, việc phân tích chỉ rõ cấu tạo phù hợp với chức năng là một trong những mục tiêu kiến thức và kĩ năng quan trọng mà học sinh giỏi cần đạt được Các tài liệu về sinh lí động vật đều có đề cập đến vấn đề này nhưng chỉ dừng lại ở việc trình bày cấu tạo và chức năng của tim, hệ mạch chứ chưa phân tích một cách đầy đủ, hệ thống sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của chúng Bên cạnh đó trong các đề thi học sinh giỏi đều rất chú trọng đến vấn đề này
Do đó chúng tôi lựa chọn viết chuyên đề “phân tích cấu tạo phù hợp với chức năng của tim và
hệ mạch ở người” Rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề hoàn thiện hơn
II NỘI DUNG
A/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của tim
1/ Chức năng của tim:
Tim có chức năng như một cái bơm hút và đẩy máu chảy trong hệ tuần hoàn Tim là động lực chính vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn
2/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của tim
a/ Cấu tạo tim
* Tim là một túi cơ rỗng có vách ngăn chia thành hai nửa riêng biệt là nửa phải và nửa trái Mỗi nửa tim có hai ngăn: một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới Thành tim gồm ba lớp Ngoài cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ dày, trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt
+ Thành tâm nhĩ mỏng hơn nhiều so với thành tâm thất, vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là thu nhận máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất Còn tâm thất có nhiệm vụ tống máu vào phổi đi nuôi
cơ thể
Trang 2+ Thành của hai tâm thất cũng không hoàn toàn giống nhau Thành tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải vì áp lực cần thiết để tống máu chảy trong vòng tuần hoàn nhỏ (khoảng 30 mmHg) nhỏ hơn rất nhiều so với áp lực tống máu vào vòng tuần hoàn lớn (khoảng 12 mmHg)
Hệ thống van tim cấu tạo cũng rất phù hợp với chức năng tạo áp lực cho dòng máu và giúp máu
di chuyển một chiều
+ Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất đảm bảo cho máu chỉ chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van ba lá Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van hai lá Van hai lá chắc chắn hơn van ba lá, phù hợp với lực co bóp mạnh của tâm thất trái
+ Ngoài ra, giữa các tâm thất và động mạch chủ, động mạch phổi còn có van thất động (van bán nguyệt hoặc van tổ chim)
+ Chất bao ngoài van tim có bản chất là mucoprotein
+ Van tim có cấu tạo bởi mô liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mấu lồi cơ
ở thành trong của tâm thất bằng các dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn tâm nhĩ với tâm thất của tim
* Tim được bao bọc bởi màng tim ( màng bao tim) Trong màng có một ít dịch giúp giảm ma sát khi tim co bóp
* Tim có hệ thống các mạch máu cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào cơ tim
b/ Cấu tạo của tế bào cơ tim
Mô cơ tim được biệt hóa một cách rất đặc biệt để phù hợp với chức năng co bóp của tim và chiếm gần 50% khối lượng của tim
+ Cơ tim vừa có tính chất của cơ vân, vừa có tính chất của cơ trơn Các sợi cơ tim cũng có
những vân ngang như sợi cơ vân, ngoài ra nhân không nằm ở gần màng mà nằm ở giữa sợi cơ + Sợi cơ tim ngắn (dài 50-100μm, đường kính 10-20μm) phân nhánh, dày để chịu được áp lực cao khi bơm máu
+ Ngoài ra trong sợi cơ tim có rất nhiều ti thể để cung cấp đủ năng lượng cho sợi cơ khi hoạt động Đặc biệt trong sợi cơ tim có Mioglobin để dự trữ oxi
+ Mạng cơ tương kém phát triển so với cơ xương Các ống ngang T lớn hơn ở cơ xương và lấy ion Canxi bổ sung ở ngoại bào khi bị kích thích
Các sợi cơ tim được nối với nhau bởi các đĩa nối cách nhau chỉ khoảng 2 nm tạo thành một khối hợp bào
+ Tại đây điện trở của màng rất thấp nên hưng phấn có thể truyền qua dễ dàng từ sợi cơ này sang sợi cơ khác Vì vậy khi một tế bào cơ tim hưng phấn thì sóng hưng phấn nhanh chóng truyền đến toàn bộ các sợi cơ của tim
Trang 3+ Thành phần dịch bào tại hai phía của đĩa nối cũng rất giống nhau (nồng độ K+ cao, nồng độ
Ca2+ thấp) tạo điều kiện cho truyền tin hóa học diễn ra dễ dàng
+ Ngoài ra giữa hai tế bào cơ tim liên tiếp còn có kênh ion chung giúp cho điện thế hoạt động lan truyền rất nhanh qua các tế bào cơ tim
=> Tất cả điều này làm cho các tế bào cơ tim co gần như đồng thời, tạo áp lực lớn đẩy máu vào động mạch
c/ Hệ dẫn truyền tim
* Một số tế bào cơ tim đặc biệt biệt hóa thành hệ dẫn truyền tim, bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin
* Nút xoang nhĩ:nằm ở vùng tiếp giáp giữa tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải, dài khoảng 15
mm, rộng 3 mm và dày 1mm Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim Nút xoang nhĩ không có điện thế ổn định như phần lớn các tế bào khác của cơ thể Các sợi của nút xoang nhĩ liên hệ với các sợi của tâm nhĩ và nút nhĩ thất Bởi vậy xung động phát sinh trong nút xoang nhĩ được dẫn truyền trực tiếp tới tâm nhĩ và nút nhĩ thất
* Nút nhĩ thất: nằm ở thành của tâm nhĩ phải, trên nền vách nhĩ thất cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành Từ nút nhĩ thất xuất phát các sợi tạo thành bó His đi xuống phía dưới Khi tới cuối vách liên thất thì bó His chia thành hai nhánh nhỏ chạy tới các sợi cơ tim gọi là mạng Puoockin
Nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm và dây mê tẩu Bó His chỉ nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm
* Tế bào cơ tim có thời gian co kéo dài hay ngắn tùy ngăn tim Cụ thể: tế bào cơ thành tâm nhĩ
co kéo dài 100‰ giây, trong khi tế bà thành cơ các tâm thất co kéo dai 250‰ - 300‰ giây, đủ
để máu tống đi khỏi ngăn tim vào hệ mạch của vòng tuần hoàn nhỏ hoặc lớn
B/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của hệ mạch
1/ Chức năng của hệ mạch:
Hệ mạch bao gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
- Động mạch dẫn máu từ tim sang phổi và từ tim đến các cơ quan khác, các mô trong cơ thể
- Tĩnh mạch dẫn máu từ các mao mạch trở về tim Hề thống tĩnh mạch của vòng tuần hoàn lớn thu nhận toàn bộ máu đỏ thẫm giàu CO2 từ các mô trả về tâm nhĩ phải, còn tĩnh mạch phổi thu nhận máu đỏ tươi giàu O2 từ các phế nang trả về tâm nhĩ trái
- Mao mạch vận chuyển, trao đổi các chất giữa máu và dịch kẽ diễn ra qua thành mỏng của mao mạch
2/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của hệ mạch
a/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của động mạch
- Vì động mạch phải chịu áp lực cao nên có thành dày và được cấu tạo từ 3 lớp
+ Ngoài cùng là lớp sợi xốp có các sợi cơ đan lại với nhau làm tăng sức bền động mạch
Trang 4+ Ở giữa là lớp cơ trơn có cơ vòng ở ngoài, cơ dọc ở trong và các sợi đàn hồi Số lượng sợi đàn hồi ở các động mạch lớn nhiều hơn các tiểu động mạch, do đó các động mạch lớn ở gần tim có tính đàn hồi cao hơn so với các động mạch ở xa tim
+ Trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt gắn trên màng liên kết mỏng làm cho lòng động mạch trơn, nhẵn giúp giảm ma sát với dòng máu đồng thời có tác dụng làm cho tiểu cầu không thể bám vào thành mạch tránh gây ra đông máu
- Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do có nhiều sợi đàn hồi, ít sợi cơ trơn Điều này làm cho máu chảy liên tục trong hệ mạch
- Động mạch nhỏ có tính co thắt cao hơn động mạch lớn do có ít sợi đàn hồi, nhiều sợi cơ trơn Diều này giúp cho động mạch nhỏ có khả năng điều hòa lượng máu đến mao mạch
- Lòng động mạch thường nhỏ hơn lòng các tĩnh mạch tương đương do đó tốc độ máu chảy trong động mạch nhanh hơn
b/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của tĩnh mạch
- Lòng tĩnh mạch bao giờ cũng rộng hơn lòng của động mạch tương đương nên tốc độ dòng máu trong tĩnh mạch chậm hơn trong động mạch và lượng máu chứa trong hệ thống tĩnh mạch nhiều hơn lượng máu chứa trong hệ thống động mạch, chiếm khoảng 70-85% tổng số máu của cơ thể
- Thành tĩnh mạch cũng có cấu tạo tương tự như thành động mạch nhưng mỏng hơn Điểm khác nhau cơ bản giữa tĩnh mạch và động mạch là lớp giữa của động mạch rất dày còn lớp giữa của tĩnh mạch có cấu tạo rất đơn sơ, mỏng mảnh nên hấu như không có khả năng co bóp và khả năng đàn hồi cũng rất kém Với cấu tạo lòng mạch rộng và thành mạch mỏng giúp tĩnh mạch thu hồi máu dễ dàng
- Trong lòng các tĩnh mạch lớn mà máu chảy ngược chiều trọng lực có các van tổ chim bám vào thành tĩnh mạch Các van này ngăn cản không cho máu chảy ngược trở lại, đảm bảo cho máu chảy một chiều từ tĩnh mạch về tim
c/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mạch
- Đây là những mạch máu nhỏ nhất, dài khoảng 0,3 mm và lòng của chúng hẹp đến mức chỉ vừa
đủ để cho một hồng cầu đi qua nên mắt thường không nhìn thấy được Đường kính trung bình khoảng 8 μm
- Thành mỏng (chỉ dày 0,2 μm) chỉ được cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu bì dẹt xếp không khít nhau Trên thành mao mạch có nhiều lỗ nhỏ và các túi ẩm bào nên quá trình trao đổi chất có thể diễn ra rất dễ dàng Thành mao mạch như một màng thấm chọn lọc các chất
- Do có tổng tiết diện lớn nhất nên tốc độ máu chảy qua mao mạch là chậm nhất (0,5 mm/giây) thuận lợi cho trao đổi chất ở mao mạch diễn ra được hiệu quả.Tùy mức độ trao đổi chất của từng
cơ quan mà số lượng, hình dáng, kích thước mao mạch có sự khác nhau Ví dụ số mao mạch trên 1mm2 trong cơ tim nhiều hơn trong cơ vân 2 lần
Trang 5- Mao mạch có hệ thống cơ thắt tiền mao mạch có tác dụng điều hòa lượng máu chảy qua mao mạch Bình thường ở người chỉ có khoảng 5% tổng mao mạch là có máu chảy qua
C/ Một số câu hỏi liên quan đến cấu tạo phù hợp với chức năng của tim và hệ mạch
• Dạng câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Tăng áp lực trong tâm thất của tim ở động vật có vú dẫn đến việc:
A đóng tất cả các van tim B đóng các van bán nguyệt
C mở van hai là và ba lá D mở các van bán nguyệt
Câu 2:Sau khi luyện tập thể dục thể thao mọt cách tích cực, huyết tương của máu chảy trong
loại mạch nào sau đây sẽ chứa nhiều ion bicacbonat nhất?
C Động mạch cửa gan D Động mạch thận
Câu 3: Từ tâm nhĩ phải sang tâm thát phải của tim, máu phải đi qua
A van động mạch phổi B van 3 lá
Câu 4: Sợi đàn hồi trong thành động mạch chủ có tác dụng:
A điều hòa dung lượng máu chảy trong mạch
B làm cho dòng máu chảy liên tục
C làm cho máu chảy mạnh và nhanh hơn
D làm tăng huyết áp khi tim bơm máu vào động mạch
Câu 5: Cơ tim không co cứng vì nó có:
A hệ dẫn truyền tự động B thời gian trơ tuyệt đối dài
Câu 6: Thành của mạch máu nào chỉ có một lớp tế bào?
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào sai
Bình thường trong cơ thể, máu chảy theo chiều:
A từ tĩnh mạch về tâm nhĩ B từ tâm nhĩ xuống tâm thất
C từ tâm thất vào động mạch D từ động mạch về tâm nhĩ
Câu 8: Máu chảy trong động mạch nhờ yếu tố nào?
A Sức đẩy của tim B Tác dụng của trọng lực
C Sức hút của lồng ngực D Tác dụng của các van tổ chim
Câu 9: Cơ tim có đặc điểm nào?
A Nguyên sinh chất có vân ngang B Nhân nằm giữa sợi cơ
C Giữa các sợi cơ có cầu nối D Cả ba đặc điểm trên
Trang 6Câu 10: Các số đo sau đây thu được từ một bệnh nhân nam:
Nhịp tim = 70 lần/phút
Tĩnh mạch phổi chứa 0,24 ml O2/ml
Động mạch phổi chứa 0,16 ml O2/ml
Lượng oxi tiêu thụ bởi toàn cơ thể = 500 ml/phút
Lưu lượng máu do tim bệnh nhân đó tạo ra là bao nhiêu?
A 1,65 lít/phút B 4,55 lít/phút C 5,0 lít/phút D 6,25 lít/phút
Câu 11: phát biểu nào dưới đây là đúng:
A Tất cả các tĩnh mạch mang máu chảy về tim
B Tất cả các tĩnh mạch mang máu bão hòa oxi
C Tất cả các tĩnh mạch mang máu đã khử oxi
D Các động mạch lớn hơn các tĩnh mạch tương ứng
Câu 12: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng:
A Tĩnh mạch có đường kính lớn hơn động mạch tương ứng
B Do mao mạch có tiết diện nhỏ nên tốc độ máu chảy trong mao mạch cao hơn các mạch máu khác
C Thành động mạch có tính đàn hồi giúp cho máu chảy thành dòng liên tục
D Tĩnh mạch chứa nhiều máu hơn so với các loại mạch máu khác
• Dạng câu hỏi tự luận
Câu 1 Nêu định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập?
Đáp án:
Định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập:
+ Mạch đập : áp lực của máu tác động không đều lên thành động mạch
+ Nguyên nhân: Do hoạt động bơm máu của tim và sự đàn hồi của thành động mạch (tim co mạch dãn, tim dãn mạch co lại ) Quá trình co dãn của thành mạch tạo thành làn sóng qua các phần mạch khác nhau
Câu 2 Trình bày cấu tạo của cơ tim phù hợp với chức năng ?
Đáp án
a Cơ tim có cấu tạo giống cơ vân nên co bóp khoẻ đẩy máu vào động mạch
- Mô cơ tim là mô được biệt hoá, bao gồm các tế bào cơ tim phân nhánh và nối với nhau bởi các đĩa nối tạo nên 1 mạng lưới liên kết với nhau dày đặc xung thần kinh truyền qua tế bào nhanh, làm cho tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”
- Các tế bào cơ tim có giai đoạn trơ tuyệt đối dài đảm bảo cho các tế bào cơ tim có 1 giai đoạn nghỉ nhất định để hồi sức co cho nhịp co tiếp theo làm cho tim hoạt động suốt đời
Trang 7- Trong tế bào cơ tim có sắc tố miôglôbin có khả năng dự trữ O2 cung cấp cho hoạt động của tim khi lượng O2 do máu cung cấp bị thiếu
Câu 3: Sóng mạch là gì ? Vì sao sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch? Đáp án:
- Sóng mạch: nhờ thành động mạch có tính đàn hồi và sự co dãn của gốc chủ động mạch (mỗi khi tâm thất co tống máu vào) sẽ được truyền đi dưới dạng sóng gọi là sóng mạch
- Sóng mạch còn gọi là mạch đập, phản ánh đúng hoạt động của tim Sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch vì động mạch có nhiều sợi đàn hồi còn tĩnh mạch thì ít sợi đàn hồi hơn
Câu 4: Giải thích tại sao huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp (khoảng 10mmHg) nhỏ hơn huyết áp ở mao mạch các mô khác
Đáp án:
- Do cấu tạo thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải
- Lượng máu bơm ra từ 2 tâm thất là như nhau
- Thành động mạch chủ dày hơn thành động mach phổi
- Áp lực cần thiết giữ cho máu chảy trong vòng tuần hoàn phổi khoảng 30 mmHg trong khi đó trong vòng tuần hoàn lớn khoảng 120 mmHg
Câu 5: Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất (van nhĩ thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim có thay đổi không? Giải thích? Đáp án: Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất (van nhĩ
thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim thay đổi, cụ thể:
- Hẹp van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất ít đi, kết quả làm cho máu bơm lên động mạch mỗi lần giảm Hở van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm thất bơm lên động mạch ít đi làm thể tích tâm thu giảm vì khi tim co một phần máu từ tâm thất qua van nhĩ thất trở lại tâm nhĩ
- Thể tích tâm thu giảm nên nhịp tim sẽ tăng lên đảm bảo đưa đủ máu đến các cơ quan, duy trì hoạt động của cơ thể
Câu 6:
a Ở người khi van nhĩ thất hở ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tuần hoàn
b Đặc điểm của thành và lòng tĩnh mạch, ý nghĩa của đặc điểm đó
Đáp án:
a Van nhĩ thất là van giữa tâm nhĩ và tâm thất nếu van bị hở khi tim co bóp van này sẽ đóng không chặt một lượng máu nhỏ trở lên tâm nhĩ Áp lực tim yếu làm áp lực máu lên động mạch yếu, lưu lượng ít huyết áp giảm, vận tốc máu chậm
Trang 8b Thành tĩnh mạch mỏng, hẹp, lòng rộng Giúp máu dồn từ các cơ quan về đủ thời gian và dễ dàng hơn
Câu 7:
a So với người bình thường, khi nghỉ ngơi vận động viên thể thao có nhịp tim và lưu lượng tim như thế nào? Tại sao?
b Động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch lại có van, giải thích tại sao?
Đáp án
a Nhịp tim giảm, lưu lượng tim vẫn như bình thường Giải thích: Cơ tim của vận động viên khỏe hơn nên thể tích tâm thu tăng Nhờ thể tích tâm thu tăng nên nhịp tim giảm đi vẫn đảm bảo được lưu lượng tim, đảm bảo lượng máu cung cấp cho các cơ quan
b Tĩnh mạch phần dưới cơ thể có van:do huyết áp trong tĩnh mạch thâp, máu có xu hướng rơi xuống phía dưới Van tĩnh mạch ngăn không cho máu xuống phía dưới, chỉ cho máu đi theo một chiều về phía tim Huyết áp trong động mạch cao làm cho máu chảy trong mạch nên không cần van
Câu 8:
a Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng? Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua?
b Tại sao nút nhĩ – thất làm chậm sự truyền đạt xung điện từ nút xoang nhĩ tới các tâm thất lại
là vấn đề quan trọng
Đáp án:
a Đặc điểm:
+ Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo một hang nhằm tối đa hóa việc trao đổi các chất với dịch mô
+ Mao mạch chỉ được cấu tạo tử 1 lớp tế bào không xếp sít nhau nhằm giúp cho 1 số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể
Giải thích: Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn nhưng chỉ cần khoảng 5% số mao mạch có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tác dụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ thể nhờ cơ vòng ở đầu các động mạch máu nhỏ trước khi
tới mao mạch
b Xung chậm khoảng 0,1 giây trước khi lan tỏa tiếp tới thành tâm thất Sự chậm lại này cho phép tâm nhĩ tống hết máu hoàn toàn trước khi tâm thất co
Câu 9: Hãy giải thích tại sao hai nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng ?
Trang 9Đáp án
Cấu tạo của hai nửa quả tim không đối xứng do:
+ Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở về tâm nhĩ trái của tim + Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm thất phải không cao chỉ khoảng 30mmHg, do đó thành tâm thất phải tương đối mỏng
+ Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể
+ Đoạn đường này dài, cần 1 áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái (khoảng 120mmHg), do
đó thành tâm thất rất dày
+ Do cấu tạo không cân xứng giữa hai nửa quả tim, nhất là giữa hai tâm thất nên khi tâm thất
phải co làm cho tim vặn sang bên trái, hiện tượng này làm mất sự cân xứng giữa hai nửa tim Câu 10: Động mạch có những đặc tính sinh lý giúp nó thực hiện tốt nhiêm vụ của mình ? Đáp án
- Tính đàn hồi: Động mạch đàn hồi, dãn rộng ra khi tim co đẩy máu vào động mạch Động mạch co lại khi tim dãn
+ Khi tim co đẩy máu vào động mạch, tạo cho động mạch 1 thế năng Khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi động mạch co lại, thế năng của động mạch chuyển thành động năng đẩy máu chảy tiếp + Nhờ tính đàn hồi của động mạch mà máu chảy trong mạch thành dòng liên tục mặc dù tim chỉ bơm máu vào động mạch thành từng đợt
+ Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do thành mạch có nhiều sợi đàn hồi hơn
-Tính co thắt: Là khả năng co lại của mạch máu
+ Khi động mạch co thắt, lòng mạch hẹp lại làm giảm lượng máu đi qua Nhờ đặc tính này mà mạch máu có thể thay đổi tiết diện, điều hòa được lượng máu đến các cơ quan
+ Động mạch nhỏ có nhiều sợi cơ trơn ở thành mạch nên có tính co thắt cao
Câu 11:
a.Cấu tạo của tim ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng máu đi nuôi cơ thể?
b.Ở người, tim của một thai nhi có một lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh Nếu lỗ này đã không được phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O2 máu đi vào tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào?
c.Nhân dân ta thường nói : “ Khớp đớp tim” Em hãy giải thích cơ sở khoa học của câu nói trên
Đáp án
a Cấu tạo của tim ảnh hưởng đến chất lượng máu: tim 3 ngăn ở lưỡng cư máu pha nhiều, tim 3 ngăn một vách hụt ở bò sát máu pha ít, tim 4 ngăn ở chim và thú máu không pha
Trang 10b Nếu không được phẫu thuật sửa lại thì tim của em bé có lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải dẫn đến nồng độ O2 trong máu đi vào tuần hoàn hệ thống có thể thấp hơn bình thường vì một số máu thiếu O2 qua tĩnh mạch trở về tâm thất phải đã pha trộn với máu giàu O2 ở tâm thất trái
c - Vi khuẩn gây bệnh khớp có bản chất là mucoprotein
- Chất bao ngoài van tim cũng có bản chất là mucosprotein
Ở những người bị bệnh khớp, khi cơ thể sản xuất kháng thể tấn công vi khuẩn sẽ gây ảnh hưởng tới van tim, làm cho tim suy yếu (gây bệnh tự miễn)
Câu 12:
Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co
so với khi tâm thất giãn Tuy nhiên, đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được nhiều máu hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn khi tâm thất co Tại sao lại có sự khác biệt như vậy
Đáp án:
Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm Trong khí đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành các động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn
+ Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi xuất phát của động mạch vành tim Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho tim
vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so với khi tâm thất co
Câu 13:
a Tại sao van nhĩ thất trong tim chỉ cho máu đi theo một chiều ?
b Vị trí của van 2 lá và 3 lá ở tim thú liên quan như thế nào đến chức năng của chúng?
Đáp án:
a Khi tâm thất co, áp lực trong tâm thất tăng làm đóng van nhĩ thất Van nhĩ thất không bị đẩy lên tâm nhĩ là do có các dây chằng trong tâm thất giữ chặt Máu không đi ngược lên tâm nhĩ được
- Khi tâm thất giãn, áp lực trong tâm thất thấp hơn áp lực trong tâm nhĩ nên dây chằng tim co lại làm van nhĩ thất mở ra, máu đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất
b - Van 3 lá nằm phía của tim Khả năng chịu áp lực khi đóng thấp phù hợp với áp lực thấp khi tâm thất phải co
- Van 2 lá nằm phía trái tim Khả năng chịu áp lực khi đóng cao thấp phù hợp với áp lực cao khi tâm thất trái co
Câu 14:
Kiểm tra huyết áp của 1 người phụ nữ thấy huyết áp ở tâm thất trái lúc tâm thất co là 170mmHg, huyết áp ở động mạch chủ khi tâm thất co là 110mmHg Qua kiểm tra sơ bộ phát hiện người phụ
nữ này bị bất thường về van tim Hãy cho biết bất thường đó là gì? Giải thích