1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống kiểm soát nội bộ bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Thực trạng và giải pháp

98 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Giới thiệu đề tài 1.1.1 Đặt vấn đề Hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu, áp lực suythoái và những khó khăn nhiều chiều từ nền kinh tế, các doanh nghiệp đòi hỏi

Trang 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1 1 Giới thiệu đề tài

1.1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay, với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu, áp lực suythoái và những khó khăn nhiều chiều từ nền kinh tế, các doanh nghiệp đòi hỏi đểngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằmđạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình thiết lập thì Doanh nghiệp ngàycàng quan tâm nhiều hơn đến hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) nhằm giúp tổchức hạn chế tối đa những sự cố, mất mát, thiệt hại, gian lận đảm bảo số liệu kếtoán, báo cáo tài chính được chính xác và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức Sửdụng tối ưu các nguồn lực nhằm đạt được mực tiêu đề ra vì vậy việc thiết lập choDoanh nghiệp một hệ thống KSNB thích hợp với quy mô, đặc điểm của đơn vị vàphù hợp đảm bảo có hiệu quả và điểm quan trọng là hệ thống KSNB phải hữu hiệugóp phần duy trì công tác quản trị của đơn vị đạt hiệu quả

Tuy nhiên, khi đề cập đến hệ thống KSNB, mỗi tổ chức lại hiểu khác nhau;việc triển khai hệ thống KSNB trong các tổ chức cũng theo những cách thức khácnhau và thường theo kinh nghiệm tích lũy được

Do đó việc thiết lập hệ thống KSNB là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đóquản lý không bằng lòng tin, kinh nghiệm mà bằng những quy định rõ ràng, nhất

là hiện nay kinh tế nước ta đang dần hội nhập với thế giới thì đòi hỏi phải xâydựng hệ thống KSNB theo chuẩn quốc tế là vô cùng bức bách và tối quan trọngcho mọi tổ chức Tuy nhiên, hệ thống KSNB bao gồm những thành phần gì,phương pháp xây dựng ra sao, phương pháp nào để đánh giá tính khả thi của

hệ thống KSNB, phương pháp nào để cải tiến hệ thống KSNB, v.v… vẫn còn

Trang 2

và quy trình hoạt động của tổ chức Nhiều tổ chức gọi tên và nhiệm vụ của KSNBbằng những tên gọi khác và mang những ý nghĩa khác… Tất cả các vấn đề trêncần phải được giải quyết thông qua việc hiểu rõ và nhận thức đầy đủ về hệ thốngKSNB, các thành phần, phương pháp xây dựng, phương pháp đánh giá và hoànthiện ,… một cách bài bản và hệ thống

Hệ thống KSNB là nhu cầu tất yếu nhằm tăng khả năng cạnh tranh

và là công cụ không thể thiếu của mọi tổ chức là phương tiện sống còn của Doanhnghiệp Do đó Năm 1992, tại Hoa Kỳ, Ủy ban Treadway về việc chống gian lận trênBáo cáo tài chính (COSO) đã cho ra đời báo cáo đầu tiên về hệ thống KSNB, tạonên một khởi đầu và tiếng nói chung cho các doanh nghiệp và tổ chức Đồng thờiChính phủ Hoa Kỳ cũng ban hành Đạo luật Sarbox (Sarbanes – Oxley) năm 2002

là Đạo luật căn bản của nghề Kế toán Kiểm toán, quy định triển khai hệ thốngKSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, làm mởmàn cho giai đoạn phát triển hệ thống KSNB tại quốc gia này và lan truyền trênthế giới COSO 1992 đã trở thành chuẩn mực được công nhận và áp dụng rộng rãitrên toàn thế giới

1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài

BHXH là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ansinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn địnhchính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội Trong Nghị quyết của Đại hội Đảngcác nhiệm kỳ, nhất là Đại hội Đảng XI vừa qua đã nêu rất rõ phát triển kinh tế, điđôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước Từkhi ra đời đến nay bảo hiểm xã hội luôn phát huy tác dụng tích cực của mình, thểhiện bản chất nhân văn sâu sắc, và từng bước khẳng định đây là biện pháp hỗ trợcho người lao động một cách tốt nhất nhằm ổn định cuộc sống khi có những rủi roxảy đến khi mất đi nguồn thu nhập, khi ốm đau, khi về già …

Vì vậy, từ sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đối tượng tham giaBHXH ngày càng được mở rộng không ngừng, do đó nguồn thu BHXH ngày cànglớn, đòi hỏi BHXH cần có cơ chế quản lý quỹ, cơ chế quản lý tài chính ngày càngphải đổi mới hoàn thiện hơn, phù hợp với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của

Trang 3

ngành BHXH để đáp ứng việc quản lý nguồn quỹ vô cùng lớn và phù hợp với xuthế quốc tế, theo kịp sự phát triển của đất nước trong tình hình mới.

Theo số liệu báo cáo của ngành BHXH: Công tác thực hiện thu BHXH, BHYT năm 2012 đạt khoản 125.120 tỷ đồng, tổng số tiền chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH là 98.941 tỷ đồng Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho 121.145.823 lượt người, tăng 6.953678 lượt người (6,1%) so với cùng kỳ năm 2011 Tổng số tiền thanh toán khám chữa bệnh BHYT là 28.940 tỷ đồng[3]

Do vậy, với nhiệm vụ quản lý một nguồn quỹ to lớn, ảnh hưởng đến an sinh

xã hội của đại bộ phận người lao động trên cả nước Với những lý do trên, đòi hỏi

cơ quan BHXH phải có một hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) hữu hiệu, do đóviệc dựa trên những lý thuyết hiện đại về kiểm soát nội bộ để nâng cao năng lựcquản lý, phòng tránh rủi ro tại BHXH là một yêu cầu cấp thiết

Trong tất cả BHXH của 64 Tỉnh Thành phố trong cả nước, thì Bảo Hiểm xãhội Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị có mức đóng góp cao nhất (chiếm 30% )

là một địa bàn có diện tích rộng lớn, có nhiều thành phần kinh tế tập chung, số laođộng lớn, với nhiều khu công nghiệp, Công ty nước ngoài, Công ty liên doanh,Cty TNHH, Khối cơ quan nhà nước, Văn phòng đại diện ….Do vậy khối lượngcông tác thực hiện BHXH tại thành phố Hồ Chí Minh rất lớn và phức tạp nhất làtrong việc thu BHXH và Chi các chế độ BHXH Tuy vậy BHXH TP.HCM luôn làcánh chim đầu đàn của Ngành BHXH; Đơn vị luôn đi đầu trong công tác cải cáchcác thủ tục thực hiện trong nghiệp vụ chuyên môn BHXH, ứng dụng công nghệthông tin tiến tiến vào các khâu nghiệp vụ quản lý chuyên môn của ngành Vì thếđỏi hỏi cần xây dựng hoàn thiện kiểm soát nội bộ là một trong những yêu cầu quantrọng nhất nhằm giúp ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm và yếu kém, giảm thiểutổn thất, nâng cao hiệu quả nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đã đề ra

Do vậy sau khi nghiên cứu và tìm hiểu tôi chọn đề tài “Hệ thống kiểm soát nội bộ Bảo hiểm Xã hội TP Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp ”

Với yêu cầu nghiêu cứu việc ứng dụng hệ thống KSNB trong đơn vị hànhchính sự nghiệp có thu, đồng thời là hoạt động trong lĩnh vực thực hiện an sinh

xã hội theo hệ thống các chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam Kết quả

Trang 4

nghiên cứu của đề tài hy vọng sẽ phát hiện những phương pháp hữu hiệu trongquá trình thực hiện KSNB và những tồn tại cần khắc phục nhằm đóng góp mộtphần trong việc hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện KSNBtrong khu vực công

1.2 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu.

- Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của quốc tếCOSO 1992 và những hướng dẫn chuẩn mực KSNB trong khu vực công doINTOSAI thực hiện năm 1992 và được cập nhật bổ sung thêm các chuẩn mựcKSNB năm 2001 vào nghiên cứu thực trạng vận hành hệ thống KSNB tại đơn vịhành chính sự nghiệp có thu, mà điền hình là tại Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố HồChí Minh để đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại đơn vị này để đảmbảo BCTC tại đơn vị đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật, các hoạt động thu chiBHXH hữu hiệu và hiệu quả Cụ thể, đề tài thực hiện:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Hệ Thống KSNB theo hướng dẫn củaCOSO 1992 và hướng dẫn INTOSAI 1992 có bổ sung năm 2001

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống tổ chức và hoạtđộng kiểm soát nội bộ tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minhthông qua việc trao đổi, phỏng vần , khảo sát thực tế với Ban Lãnh đạo Bảo hiểm

xã hội TP.HCM và tại các Phòng nghiệp vụ tại trụ sở BHXH TP.HCM và 24BHXH Quận, huyện trên địa bàn TP HCM, đặc biệt trong công tác quản lý thuBHXH và chi chế độ chính sách BHXH tại đơn vị

- Qua việc khảo sát và nghiên cứu, đề ra những ưu khuyết điểm trong côngtác tổ chức hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị ảnh hưởng đến: Báocáo tài chính tin cậy, các luật lệ và quy định được tuân thủ, hoạt động của đơn vịhữu hiệu và hiệu quả

- Từ các kết quả nghiên cứu trên sẽ đưa ra kết luận, giải pháp, kiến nghị, đềxuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ trongthời gian tới cho Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh

Trang 5

1.2.2 Nội dung nghiên cứu

 Cơ cấu chức năng phân cấp quản lý và giám sát của từng phòng chuyênmôn và BHXH quận huyện trong BHXH TP.HCM

- Từ đó, gợi ý mục tiêu KSNB và những yếu tố cơ bản trong hoạt độngKSNB tại BHXH TP.HCM cần thiết trong thời gian tới Đồng thời đề xuất giảipháp bổ sung nhằm hoàn thiện và xây dựng hệ thống KSNB tại cơ quan BHXHTP.HCM một cách hữu hiệu, hiệu quả hơn

1.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích tổng hợp, nội suy và với

công cụ là phương pháp chuyên gia để khảo sát liệu xem chính sách và thủ tục thuchi BHXH hiện hành có đầy đủ, nhất quán trong việc quản lý và kiểm soát haykhông, nhằm đưa ra gợi ý chính sách mới

- Phương pháp nghiên cứu định lượng : Với công cụ là phương pháp thống

kê mô tả, với kỹ thuật tìm số trung bình (Mean), tính phương sai và độ lệch chuẩn,tổng hợp dữ liệu từ bảng câu hỏi cho ‘110’ đối tượng để nghiên cứu thực nghiệm

về những quan điểm, nhận thức của nhóm đối tượng: Cán bộ công chức viên chức nhà nước của Cơ quan BHXH có liên quan với các quy trình thủ tục BHXH Việt

Nam đã ban hành trong thời gian qua

Trang 6

- Giới hạn của đề tài:

 Đối tưởng khảo sát: Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh

 Tiếp cận hệ thống KSNB theo 5 bộ phận cấu thành chứ không theotừng chu trình nghiệp vụ nên hệ thống KSNB được thể hiện dướigóc nhìn chung nhất

 Tiếp cần khảo sát theo hướng “Có” hoặc “Không có ” , chỉ xâydựng một số yếu tố trong các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB,chưa định lượng được chất lượng của toàn bộ hệ thống KSNB

1.3 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

1.3.1 Giới thiệu tổng quan về Kiểm soát nội bộ

Kiểm soát luôn là một khâu quan trọng trong mọi quy trình quản trị, do đócác nhà quản lý thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động kiểmsoát để đạt được mục tiêu của tổ chức, do đó kiểm soát nội bộ là những phươngpháp và chính sách được thiết kế để ngăn chặn gian lận và giảm thiểu sai sót,khuyến khích hiệu quả hoạt động và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách vàquy trình được thiết lập

1.3.1.1 Định nghĩa kiểm soát nội bộ

Dưới góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu KSNB đã dẫn đến

sự hình thành nhiều định nghĩa khác nhau :

Trang 7

- KSNB theo quan điểm của AICPA: Kiểm soát nội bộ “… là các biện pháp

và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền

và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách

”[6]

- KSNB theo quan điểm của IFAC: “ KSNB là một hệ thống gồm các chínhsách, các thủ tục được thiết lập tại đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin,đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động

”[7]

- KSNB theo COSO đưa ra 1992: “ KSNB là một quá trình do người quản

lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập đểcung cấp một sự bảo đảm hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây :

 Báo cáo tài chính đáng tin cậy

 Các luật lệ và quy định được tuân thủ

 Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.”[1]

-Theo Tổ chức INTOSAI: “ KSNB là cơ cấu của một tổ chức bao gồmnhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảođảm sự hợp lý để đạt được các mực tiêu của tổ chức”[8]

Như vậy trong định nghĩa trên của COSO và INTOSAI, có 4 nội dung cơbản là : quá trình, con ngưởi, đảm bảo hợp lý và mục tiêu Chúng được hiểu nhưsau :

 Kiểm soát nội bộ là một quá trình

 Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người

 Kiểm soát nội bộ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý

 Các mục tiêu của KSNB

1.3.1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB

Theo quan điểm phổ biến hiện nay do COSO đưa ra 1992 được thừa nhậnbởi nhiều tổ chức nghề nghiệp trên thế giới như : IFAC , AICPA… thì KSNB baogồm các bộ phận sau :

Trang 8

- Môi trường kiểm soát.

- Đánh giá rủi ro

- Hoạt động kiểm soát

- Thông tin và truyền thông

- Giám sát

1 3.2 Gi ới thiệu tổng quan về cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam

1.3.2.1 Vị trí chức năng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng thựchiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm

xã hội theo quy định của pháp luật

Với chức năng “ Bảo hiểm xả hội là sự đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động và gia đình họ khi có nguy cơ mất an toàn về kinh tế do bị giảm hoặc mất khả năng lao động thông qua sử dụng nguồn quỹ huy động từ người tham gia và sự tài trợ của nhà nước ”[9] Định nghĩa này chỉ rõ mục đích của

BHXH là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao độngkhi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính

do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theopháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ,đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội

1.3.2.2 Chế độ chính sách của BHXH

Chế độ BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế và xãhội của Nhà nước, là những chủ trương, quan điểm, nguyên tắc BHXH để giảiquyết các vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến một tầng lớp đông đảo người laođộng và có ảnh hưởng quan trọng đến các vấn đề kích thích phát triển kinh tế và

ổn định chính trị của đất nước Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau,chính sách BHXH được Nhà nước đề ra và thực hiện phù hợp với mục tiêu, nhiệm

vụ phát triển kinh tế, xã hội từng giai đoạn

Trang 9

1 Ở Trung ương là Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2 Ở Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương là Bảo hiểm xã hội tỉnh, thànhphố trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

3 Ở Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh là Bảo hiểm xã hộiHuyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Bảo hiểm xã hội Tỉnh, Thành phố

Trang 10

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hệ thống tổ chức cơ quan BHXH

Trang 11

1.3.3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.3.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Theo Ủy ban Treadway về chống gian lận trên báo cáo tài chính (COSO) làmột ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận báo cáo tài chính,nghiên cứu về KSNB với mục đích tố chức lại hệ thống KSNB với các bộ phậncấu thành để đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả Đến năm 1992 mô hình lý thuyết

về hệ thống KSNB được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ thường được gọi là COSO

1992 Đây là “ khuôn mẫu tích hợp về KSNB được thiết kế cho tất cả các doanhnghiệp quan tâm đến việc cải tiến cách thức nhằm đạt được mục tiêu bằng cách sửdụng KSNB” [1]

Đến năm 1995, Viện Kế toán Canada ( COCO) cũng đã xây dựng một môhình KSNB, đưa ra định nghĩa về kiểm soát và các tiêu chí đánh giá hiệu quả củakiểm soát nội bộ Các tiêu chí của Coco đã phản ánh một cách rộng hơn về cáchtiếp cận kiểm soát và quản lý rủi ro, trực tiếp liên quan đến việc đạt được mục tiêucủa doanh nghiệp tuy nhiên các tiêu chí của Coco cũng không có sự khác biệt lớnvới báo cáo của COSO 1992

Mô hình COSO và COCO là khuôn mẫu về hệ thống KSNB hữu hiệu vàhiệu quả, luôn là chủ đề của nhiều nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên hầu hết cácnghiên cứu đều đưa ra kết luận COSO và COCO bổ sung cho nhau và là chuẩnmực của khuôn mẫu KSNB

Trong khu vực công, một số quốc gia như Mỹ đã có những công bố chínhthức về áp dụng KSNB cho khu vực công: Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng Kếtoán Nhà nước Hoa Kỳ (GAO) năm 1999 đưa ra KSNB đặc thù trong tố chức lĩnhvực công GAO cũng đưa ra năm yếu tố về KSNB gồm: Môi trường kiểm soát,đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát

Trên bình diện quốc tế,với vai trò tiên phong trong kiểm toán khu vực công

Hệ thống kiểm toán Nhà nước do Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao(INTOSAI) cũng ban hành hướng dẫn quốc tế về hệ thống KSNB trong khu vựccông tương tự cũng như báo cáo của COSO tuy nhiên khía cạnh giá trị đạo đứcđược nhấn mạnh nhằm ngăn chặn sự gian dối và tham nhũng trong khu vực công

Trang 12

Sơ đồ 1.2 : Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ.

1.3.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

- Đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ” năm 2005 của Thạc sĩ Nguyễn Thanh Huyền , đề tài

cũng đã nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại BHXH TP.HCM vàđưa ra giải pháp hoàn thiện, tuy nhiên do thời kỳ này vẫn chưa ban hành LuậtBHXH (2006) , Luật BHYT(2008), và nghị định 116/2011/NĐ-CP ngày14/12/2011 quy định cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam nên đến thời điểm hiện naynhiều điểm không còn phù hợp

- Đề tài “ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ tại BHXH Tỉnh Kiêng Giang ” năm 2010 của Thạc sĩ Nguyễn Công Chánh , đề tài đưa ra những giải pháp quản lý bằng công nghệ thông tin

trong hoạt động kiển soát nội bộ BHXH tại địa bản tỉnh Kiên Giang, mặc dù cũngđưa ra một số giải pháp nhưng Tỉnh Kiên Giang là địa phương có quy mô hoạtđộng BHXH không lớn lắm , do đó cũng chưa thể áp dụng bao quát cho toàn bộ hệthống KSNB BHXH Việt Nam

- Đề tài “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam” năm 2010 do TS.Nguyễn Thị Chính thực hiện tuy nhiên, đề

tài chỉ quan tâm chú trọng trong nghiệp vụ chi trả chế độ BHXH về công tác tổchức thực hiện , chưa nêu lên được hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc kiểm soáttính hữu hiệu trong việc chi trả BHXH

Các bộ phận hợp thành KSNB

Đánh giá

rủi ro

Hoạt động kiểm soát Thông tin và truyền

Trang 13

- Đề tài “Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ” năm 2005 do Thạc sĩ Đỗ Quang Khánh Đề tài khái quát thực trạng hệ

thống tổ chức BHXH VN trong giai đoạn trước đây với những thành tụ và hạn chếđồng thời đưa ra các biện pháp hoàn thiện chính sách BHXH trong thời gian tới

Đề tài chỉ phân tích hệ thống BHXH theo hướng kinh tế học một cách khái quát ,cũng chưa đi sâu vào hệ thống kiểm soát nội bộ của BHXH

- Đề tài “ Hoàn thiện quản lý Quỹ BHXH ở Việt Nam ” năm 2004 của Tiến sĩ Nguyễn Văn Sinh Luận án đã tập trung phân tích tình hình tài chính quỹBHXH qua các thời kỳ và đưa ra các giải pháp liên quan đến quản lý và cân đốiquỹ BHXH

1.3.3.3 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các đề tài trên, nhận thấy các đề tài trên đãđáp ứng được một số nội dung trong công tác hoạt động của BHXH Tuy nhiên dothời kỳ này vẫn chưa ban hành Luật BHXH (2006) , Luật BHYT(2008), và nghịđịnh 116/2011/NĐ-CP ngày 14/12/2011 quy định cơ cấu tổ chức BHXH Việt Namnên đến thời điểm hiện nay nhiều điểm không còn phù hợp Chưa nêu lên được hệthống kiểm soát nội bộ trong việc kiểm soát tính hữu hiệu trong việc thu chiBHXH, cũng chưa đi sâu vào hệ thống kiểm soát nội bộ của BHXH TP.HCM

Tóm lại, để bổ sung những khiếm khuyết nêu trên, nội dung luận văn cầntiếp tục nghiên cứu là:

- Hệ thống hóa hệ thống kiểm soát nội bộ của COSO và những hướng dẫnchuẩn mực KSNB trong khu vực công do INTOSAI thực hiện vào nghiên cứuthực trạng tại Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minh, đề xuất giải pháp hoànthiện hệ thống KSNB tại đơn vị này

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống tổ chức và hoạtđộng kiểm soát nội bộ tại cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội Thành Phố Hồ Chí Minhtrong công tác quản lý thu BHXH và chi chế độ chính sách BHXH tại đơn vị, đề ranhững ưu khuyết điểm trong công tác tổ chức hoạt động hệ thống kiểm soát nội

Trang 14

bộ tại đơn vị để đảm bảo BCTC tại đơn vị đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật, cáchoạt động thu chi BHXH hữu hiệu và hiệu quả

- Từ các kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra giải pháp, kiến nghị, hoàn thiện tổchức hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ trong thời gian tới cho Bảo Hiểm XãHội Thành Phố Hồ Chí Minh và ngành BHXH Việt Nam nói chung

Trang 15

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ

2.1.1 Lịch sử hình thành của Hệ thống kiểm soát nội bộ

Để thực hiện chức năng kiểm soát, nhà quản lý sử dụng công cụ chủ yếu làkiểm soát nội bộ của đơn vị Khái niệm kiểm soát nội bộ từ khi được vận dụng đã

có những bước phát triển vượt bậc, từ chỗ chỉ được xem là công cụ giúp cho kiểmtoán viên độc lập xác định phương pháp hiêụ quả trong việc lập kế hoạch kiểmtoán, đến chỗ được coi là bộ phận chủ yếu của hệ thống quản lý hữu hiệu

Hình thức ban đầu của KSNB là kiểm soát tiền và bắt đầu bằng cuộc cách

mạng công nghiệp Thuật ngữ Kiểm soát nội bộ bắt đầu từ giai đoạn này

Năm 1929, Thuật ngữ Kiểm soát nội bộ được đề cập chính thức trong một

công bố của Cục Dự trữ Liên ban Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin), và đượcđịnh nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩynâng cao hiệu quả hoạt động, và đây là một cơ sở để phục vụ cho việc lấy mẫu thửnghiệm của kiểm toán viên

Năm 1936, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kỳ ( AICPA-AmericanInstitute of Certified Public Accountants) đã định nghĩa kiểm soát nội bộ “… làcác biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức

để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chépcủa sổ sách ”

Tuy nhiên trên thực tế, vào năm 1949, AICPA đã công bố công trìnhnghiên cứu đầu tiên về KSNB với nhan đề “ Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấuthành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toánviên độc lập ” Sau đó AICPA đã ban hành nhiều chuẩn mực kiểm toán đề cập đếnnhững khái niệm và khía cạnh khác nhau của KSNB

Trang 16

- Năm 1958, Ủy ban thủ tục kiểm toán ( CAP-Committee on AuditingProcedure ) trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán SAP29( SAP-Statement on Auditing Procedure ) về “ Phạm vi xem xét KSNB của

kiểm toán viên viên độc lập ” trong đó lần đầu tiên phân biệt kiểm soát nội bộ về quản lý và KSNB về kế toán Năm 1962, CAP tiếp tục ban hành SAP 33 và SAP

54 năm 1972 đã làm rõ hơn khái niệm kiểm soát nội bộ về quản lý và KSNB về kế toán

Sau đó, AICPA ban hành các chuẩn mực kiểm toán (SAS-Statement onAuditing Standard) để thay thế các thủ tục kiểm toán (SAP), trong đó :

-SAS 1(1973), duyệt xét lại SAP 54 và đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn về

kiểm soát về quản lý và kiểm soát về kế toán[10].

Như vậy trong suốt thời kỳ trên, khái niệm KSNB đã không ngừng mở rộng

ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách kế toán Tuy nhiên trướckhi báo cáo COSO(1992) ra đời, KSNB vẫn mới dùng lại là phương tiện phục vụcho kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính

2.1.2 Giai đoạn từ năm 1992 trở về trước (giai đoạn tiền COSO)

Vào những thập niên 1970-1980, nền kinh tế của Hoa kỳ và nhiều quốc giakhác đã phát triển mạnh mẽ, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì các vụgian lận cũng ngày càng gia tăng gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Nhất là vụ taitiếng chính trị Watergate, quốc hội Hoa kỳ đã phát hiện rất nhiều hoạt động rửatiền liên quan đến nước ngoài Do vậy vào năm 1977, Luật về chống hối lộ nướcngoài (Foreign Corrupt practices) ra đời, đồng thời Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ(SEC) cũng đưa ra bắt buộc các công ty phải báo cáo về hệ thống KSNB của đơn

vị mình Việc yêu cầu về báo cáo hệ thống KSNB của công ty cho công chúng đãgây ra nhiều tranh cãi và chống đối do thiếu các tiêu chuẩn để đánh giá tính hữuhiệu của KSNB

Để đáp ứng tính cấp thiết trên nhằm thống nhất định nghĩa về KSNB, Ủyban COSO đã được thành lập vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của 5 tổ chức nghềnghiệp là :

Trang 17

- Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA)

- Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA)

- Hiệp hội quản trị viên tài chính (FEI)

- Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA)

- Hiệp hội kế toán viên quản trị (IIA)

Trước tiên , COSO đã chính thức sử dụng từ kiểm soát nội bộ thay vì kiểm

soát nội bộ về kế toán; AICPA cũng quyết định không sử dụng thuật ngữ kiểmsoát kế toán và kiểm soát quản lý Đến năm 1988, chuẩn mực SAS 55(4/1988)cũng đưa ra 3 bộ phận của kiểm soát nội bộ là: môi trường kiểm soát, hệ thống kếtoán và các thủ tục kiểm soát

Năm 1992, COSO đã phát hành báo cáo đầu tiên trên thế giới đưa ra khuônmẫu kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ nhất và có hệ thống Báo cáo COSO đã đưa

ra 5 bộ phận của kiểm soát: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt độngkiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát Báo cáo COSO 1992 đã cung cấpmột tầm nhìn rộng và mang tính quản trị trong đó KSNB không chỉ còn là một vấn

đề liên quan đến báo cáo tài chính mà được mở rộng ra cho cả các phương diệnhoạt động và tuân thủ Kiểm soát nội bộ được quan tâm đặc biệt trong các lĩnh vựcthiết kế hệ thống và kiểm toán, chủ yếu hướng vào cách thức cải tiến hệ thốngKSNB và vận dụng trong các cuộc kiểm toán

2.1.3 Giai đoạn từ năm 1992 trở về sau

Báo cáo COSO 1992 đã tạo lập được cơ sở lý thuyết cơ bản vể KSNB Sau

đó hàng loạt các nghiên cứu khác về KSNB theo nhiều lĩnh vực khác nhau đã rađời:

 Phát triển cho Doanh nghiệp nhỏ:

Năm 2006, COSO đã ban hành “ Kiểm soát nội bộ với báo cáo tài chính –Hướng dẫn cho các công ty đại chúng quy mô nhỏ” [10] (COSO Guidance 2006).Hướng dẫn này vẫn dựa trên nền tảng của COSO 1992 và giải thích thêm cáchthức áp dụng kiểm soát nội bộ cho phù hợp với điều kiện trong các công ty quy

mô nhỏ

Trang 18

 Phát triển về phía quản trị:

Năm 2001, COSO triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanhnghiệp (ERM – Enterprise Risk Management Framework) trên cơ sở báo cáoCOSO 1992 [10] và chính thức ban hành năm 2004 ( ERM 2004) đồng thời bổsung thêm 3 yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ : Thiết lập mục tiêu, Nhậndiện sự kiện, đối phó rủi ro [10]

 Phát triển theo hướng công nghệ thông tin:

Năm 1996, Hiệp hội về kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin( ISACA- Information System Audit and Control Association) ban hành bản tiêuchuẩn có tên “ các mục tiêu kiểm soát trong công nghệ thông tin và các lĩnh vựcliên quan”(Cobit) nhấn mạnh đến kiểm soát trong môi trường tin học [10]

 Phát triển theo hướng kiểm toán độc lập:

Các chuẩn mực kiểm toán của Hoa Kỳ cũng chuyển sang sử dụng báo cáoCOSO 1992 làm nền tảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ gồm :

- SAS 78(1995): xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán BCTC

- SAS 94(2001): Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến việc xem xétkiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA-International Standard onAuditing) cũng đã sử dụng báo cáo của COSO 1992 khi xem xét hệ thống kiểmsoát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính, cụ thể là:

- ISA 315 “ Hiểu biết về tình hình kinh doanh , môi trường hoạt động đơn

vị và đánh giá rủi ro các sai sót trọng yếu” yêu cầu kiểm toán viên cần cóhiểu biết đầy đủ về KSNB [10]

- ISA 265 “ Thông báo về những khiếm khuyết của kiểm soát nội bộ” yêucầu kiểm toán viên độc lập thông báo về các khiếm khuyết của KSNB dokiểm toán viên phát hiện được cho những người có trách nhiệm trongđơn vị [10]

 Phát triển theo hướng kiểm toán nội bộ:

Trang 19

Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) cũng đã đưa ra định nghĩa về KSNB,tuy nhiên vì IIA là thành viên của COSO nên về nguyên tắc không có sự khác biệtgiữa định nghĩa của IIA và COSO.

 Phát triển theo hướng chuyên sâu vào các ngành nghề cụ thể:

Báo cáo Basel (1998) của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đưa racông bố về khuôn khổ KSNB trong ngân hàng Nội dung cơ bản là đã vận dụngcác lý luận cơ bản của COSO vào lĩnh vực ngân hàng

2.2 Sự phát triển của hệ thống KSNB trong khu vực công

Trong lĩnh vực công, KSNB rất được coi trọng và là đối tượng được quantâm đặc biệt của kiểm toàn viên nhà nước Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã cónhững công bố chính thức về KSNB áp dụng cho các cơ quan đơn vị khu vựccông Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO)1999

đề cập đến KSNB trong đơn vị khu vực công GAO đưa ra 5 yếu tố về KSNB baogồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tintruyền thông, giám sát

Bên cạnh đó năm 1992, INTOSAI đã ra bản hướng dẫn về chuẩn mựcKSNB đề cập đến việc nâng cấp các chuẩn mực KSNB nhằm hỗ trợ cho việc thựchiện và đánh giá KSNB Tài liệu này đã tích hợp các lý luận chung về KSNB củabáo cáo COSO Bên cạnh việc cải thiện định nghĩa về KSNB, tài liệu củaINTOSAI trình bày những vấn đề đặc thù về khu vực công

2.2.1 Khái niệm KSNB theo INTOSAI 1992 & INTOSAI 2001

2.2.1.1 Theo hướng dẫn của INTOSAI 1992

Theo tài liệu hướng dẫn của INTOSAI 1992, khái niệm kiểm soát bộ được

định nghĩa như sau: “KSNB là cơ cấu của một tổ chức bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức” [8] Với mục tiêu của tổ chức là:

- Thúc đẩy các hoạt động của đơn vị diễn ra có trình tự, đạt được tính hữuhiệu và hiệu quả nhằm cung cấp các dịch vụ có chất lượng phù hợp với nhiệm vụcủa đơn vị;

Trang 20

- Bảo vệ và quản lý nguồn lực tránh thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô

2.2.1.2 Theo hướng dẫn của INTOSAI được cập nhật năm 2001

Theo tài liệu hướng dẫn của INTOSAI 2001, khái niệm kiểm soát nội bộ

được định nghĩa như sau: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức.” [8] với mục tiêu:

-Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh

tế, hiệu quả và thích hợp ;

-Thực hiện đúng trách nhiệm, chức trách;

-Tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các nguyên tắc quy định;

-Bảo vệ các nguồn tài sản, nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mụcđích và gây tổn thất

So với báo cáo của COSO 1992 và hướng dân INTOSAI 1992 thì khíacạnh giá trị đạo đức trong hoạt động được thêm vào Mục tiêu của KSNB đượcnhấn mạnh hơn, đó chính là tầm quan trong trong hành vi đạo đức nhằm ngănchặn và phát hiện sự gian dối và tham nhũng trong khu vực hành chính công Dotrong khu vực hành chính công thì hầu như các đơn vị đều hoạt động dựa trênngân sách nhà nước, do vậy cần phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ nhằm đảmbảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản quản lý không bị thất thoáthay lãng phí

Đồng thời INTOSAI 2001 cũng cho rằng đạo đức của các công chức, viênchức là khi họ thực thi nhiệm vụ một cách công tâm, đúng pháp luật đồng thờitrong việc phòng chống, phát hiện các gian lận, tham nhũng trong khu vực công

Trang 21

nhằm củng cố lòng tin của công chúng Chính vì vậy mà lãnh đạo của các Chínhphủ quan tâm đến tài liệu này và xem tài liệu này là nền tảng để thực hiện và giámsát KSNB trong các tổ chức khu vực công.

2.2.2 Sự phát triển của hệ thống KSNB trong khu vực công

Dựa trên nền tảng báo cáo COSO, hướng dẫn về KSNB của INTOSAI cũngđưa ra các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB gồm 5 yếu tố:

Trang 22

2.2.2.1 Môi trường kiểm soát

Sơ đồ 2.1 : Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB theo INTOSAI

Giám sát Thường xuyênGiám sát Định kỳ

Trang 23

Môi trường kiểm soát là nền tảng ý thức, văn hóa của tổ chức tác động đến

ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức Môi trường kiểm soát lànền tảng của bốn bộ phận còn lại

- Tính chính trực và giá trị đạo đức của Lãnh đạo và đội ngũ nhân viên

Sự chính trực và giá trị đạo đức của Lãnh đạo và đội ngũ nhân viên xácđịnh thái độ cư xử chuẩn mực trong thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao thểhiện qua việc mỗi cá nhân trong đơn vị phải luôn tuân thủ các điều lệ, quy định,nội quy và đạo đức trong cách ứng xử của mình trong việc thực hiện chức tráchđang đảm nhiệm và phải được cụ thể hóa bằng các văn bảng quy định chính thức

- Triết lý quản lý và phong cách điều hành

Triết lý quản lý và phong cách điều hành thể hiện qua thái độ, cá tính, tưcách của nhà lãnh đạo khi điều hành hoạt động đơn vị nó có thể ảnh hưởng lớnđến môi trường kiểm soát

- Năng lực đội ngũ nhân viên

Thể hiện ở trình độ hiểu biết, chuyên môn nghiệp vụ và những kỹ năngtrong làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Do vậy, khi tuyển dụng nhàquản lý cần xem xét về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm …đồng thời đơn vịcũng cần thường xuyên có sự giám sát, huấn luyện, bồi dưỡng thêm kỹ năngnghiệp vụ, ứng xử …Muốn vậy nhà Lãnh đạo cần xác định rõ yêu cầu về năng lựccho mỗi vị trí làm việc, cụ thể hóa bằng bảng mô tả vị trí công việc, kiến thức kỹnăng cần thiết để thực hiện công việc và không thể thiếu là phẩm chất của nhânviên

- Cơ cấu tổ chức

Là sự phân chia trách nhiệm, quyền hạn giữa các bộ phận, một cơ cấu tổchức hợp lý sẽ đảm bảo cho việc thông suốt trong việc phân chia quyền hạn vàtrách nhiệm giữa các bộ phận trong đơn vị Cơ cấu tổ chức được thiết kế nhằm

có thể ngăn ngừa hành vi vi phạm các quy chế KSNB và loại được những hoạtđộng không phù hợp có thể làm cho các thủ tục kiểm soát mất tác dụng, dẫn đếnhành vi vi phạm và che dấu sai phạm và gian lận

Trang 24

Qua mô tả cơ cấu tổ chức đơn vị sẽ tạo cho mỗi thành viên trong đơn vịhiểu được nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của mình; qua đó giúp cho họ đề ra kếhoạch thực hiện nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành mục tiêu đề ra Do đó đơn vị cần

có bảng mô tả công việc cụ thể hoặc quy định chức năng nhiệm vụ từng bộ phận

và phải cụ thể hóa bằng văn bản quy định

- Chính sách nhân sự

Chính sánh nhân sự gồm: Tuyển dụng, huấn luyện, đánh giá, bổ nhiệm,khen thưởng, kỷ luật …có ảnh hưởng vô cùng lớn với môi trường kiểm soát để cóthể hạn chế rủi ro của KSNB Nhà quản lý cần phải lập các kế hoạch chương trìnhthi đua, khen thưởng, khuyến khích nhân viên bằng các hình thức khen thưởng cụthể, đồng thời nhà quản lý cũng cần có những biện pháp nghiêm khắc đối với hành

vi vi phạm

2.2.2.2 Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là bộ phận thứ hai của hệ thống kiểm soát nội bộ Rủi ro lànhững nguy cơ làm cho mục tiêu của tổ chức không đạt được Bất cứ đơn vị loạihình, quy mô nào, cấu trúc ra sao đều có những rủi ro tiềm ẩn, nó phát sinh từ cácnhân tố bên trong lẫn bên ngoài Do vậy để đạt được mục tiêu của đơn vị, tổ chứcviệc đánh giá rủi ro là rất quan trọng để phân tích đánh giá rủi ro nhằm giảm thiểuthu hẹp rủi ro

- Nhận diện rủi ro: Rủi ro bao gồm nhiều yếu tố, rủi ro phát sinh từ chính

bên trong đơn vị và từ những tác động bên ngoài đơn vị, nó phát sinh suốt quátrình hoạt động của đơn vị khi thực hiện các quá trình hoạt động của mình Do vậycần thiết phải quản trị rủi ro nhất là trong khu vực công, nhằm phòng tránh cácnguy cơ xấu tác động đến các mục tiêu kế hoạch được giao phó của đơn vị

- Đánh giá rủi ro: Tuy nhiên khi nhận diện rủi ro, vấn đề cần thiết là đánh

giá nó như thế nào Ước tính được thiệt hại khi rủi ro xảy ra và khả năng xảy ra

Tuy nhiên việc đánh giá rủi ro phải được thực hiện thường xuyên và điềuchỉnh kịp thời theo từng thời kỳ do môi trường thay đổi thường xuyên như cácđiều kiện kinh tế, chế độ chính sách của nhà nước, công nghệ , luật …

Trang 25

- Đối phó rủi ro: Để đối phó rủi ro có các biện pháp như Phân tán rủi ro,

chấp nhận rủi ro, tránh né rủi ro và xử lý hạn chế rủi ro Trong các đơn vị khi hoạtđộng phải thường xuyên duy trì hệ thống KSNB để có thể có những biện phápthích hợp, do các đơn vị khu vực công luôn thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, NhàNước giao Các biện pháp xử lý hạn chế rủi ro sẽ ở mức độ hợp lý vì mối liên hệgiữa lợi ích và chí phí, nhưng nếu nhận dạng được và đánh giá đúng thì có thể có

sự chuẩn bị đối phó rủi ro tốt hơn

2.2.2.3 Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát là những thủ tục chính sách nhằm bảo đảm cho các chỉthị của nhà quản lý đối phó rủi ro và đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ củađơn vị Các chính sách này cần phải thực hiện nhất quán, phù hợp với từng thời

kỳ, dễ hiểu, tin cậy và đạt hiệu quả đồng thời phải gắn liền với mục tiêu của đơn

vị Hoạt động kiểm soát bao gồm các việc: phê chuẩn, ủy quyền, kiểm tra, xem xétviệc thực hiện các hoạt động, bảo vệ tài sản và phân công phân nhiệm

Xét về mục đích hoạt động kiểm soát bao gồm: Kiểm soát phòng ngừa,kiểm soát phát hiện và kiểm soát sửa sai

2.2.2.4 Thông tin và truyền thông

- Thông tin: Là điều kiện không thể thiếu của hệ thống KSNB, là điều kiện

đầu tiên đảm bảo để duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông quaviệc hình thành các báo cáo để cung cấp thông tin về hoạt động tài chính và tuânthủ Do đó đòi hỏi tất cả các nghiệp vụ phải lập đầy đủ các chứng từ, sổ sách ghichép Thông tin cần thiết cho mọi cấp độ vì nó cung cấp cho việc đạt mục tiêukiểm soát khác nhau Thông tin được cung cấp một khi được truyền đi phải đảmbảm thích hợp, kịp thời, chính xác

- Truyền thông: Đây là một thuộc tính của thông tin, truyền thông là sự

trao đổi thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại, cả từ bên trong đơn vị

và bên ngoài đơn vị Do vậy các cá nhân trong đơn vị cần được các Lãnh đạotrong đơn vị thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm…của mình, hiểuđược vai trò của mình trong hệ thống KSNB của đơn vị Ngoài ra cũng cần có sựtruyền thông hiệu quả từ bên ngoài đơn vị

Trang 26

2.2.2.5 Giám sát

Là quá trình mà người quản lý đánh giá lại chất lượng của hoạt động kiểmsoát Điều quan trọng là trong giám sát phải xác định hệ thống KSNB có hoạtđộng hữu hiệu không, việc giám sát phải thực hiện thường xuyên và định kỳ haykết hợp cả hai

2.3 Hệ thống Kiểm soát nội bộ trong hoạt động Bảo hiểm Xã hội

2.3.1 Mục tiêu KSNB trong hoạt động Bảo hiểm Xã hội

Như đã biết, Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung rất lớn là tập hợp từ sựđóng góp của các bên tham gia có sự hỗ trợ của Nhà Nước, dùng để chi trả trợ cấpcho các chế độ BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH nên việc quản lýQuỹ BHXH phải được thực hiện chặt chẽ và hiệu quả trong hoạt động, muốn vậyđòi hỏi hệ thống KSNB của ngành BHXH phải ngày càng hoàn thiện

Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) hệ thống kiểm soát nội bộ là một

hệ thống chính sách và thủ tục đựơc thiết lập nhằm đạt đựơc 4 mục tiêu sau: Bảo

vệ tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiệncác chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động Kiểm soát nội bộ là mộtquá trình được thực hiện bởi nhà lãnh đạo và toàn thể các nhân viên trong đơn vị.Các Nhà Lãnh đạo có trách nhiệm tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình KSNBđược hiệu quả và việc kiểm tra sự hữu hiệu hiệu quả đó được diễn ra thườngxuyên nhằm

- Bảo vệ tài sản của đơn vị : Hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ bảo vệ các tài

sản của đơn vị (bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) và cảcác tài sản phi vật chất như sổ sách kế toán, các tài liệu quan trọng…khỏi bị đánhcắp, hư hại hoặc bị lạm dụng vào những mục đích khác nhau

- Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin: Thông tin kinh tế tài chính do bộ

máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyếtđịnh của nhà quản lý vì vậy các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời vềthời gian, tính chính xác và độ tin cậy về thực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủkhách quan các nội dung kinh tế chủ yếu của mọi hoạt động

Trang 27

- Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: Hệ thống kiểm soát nội bộ

được thiết kế trong đơn vị phải đảm bảo các quyết định và chế độ pháp lý liênquan đến hoạt động phải được tuân thủ đúng mức

Cụ thể hệ thống kiểm soát nội bộ cần:

 Duy trì kiểm tra việc tuân thủ chính sách có liên quan tới các hoạt động củađơn vị

 Ngăn chặn phát hiện kịp thời, xử lý các sai phạm và gian lận

 Ghi chép kế toán đầy đủ chính xác, lập BCTC trung thực khách quan

- Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý: Các quá trình

kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cầnthiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quảcác nguồn lực

2.3.2 Các yếu tố cơ bản của hệ thống KSNB trong hoạt động BHXH

2.3.2.1 Môi trường kiểm soát

Đây là nền tảng của hệ thống KSNB trong hoạt động BHXH, các yếu tố vềmôi trường kiểm soát tác động trực tiếp đến KSNB trong hoạt động BHXH

- Tính chính trực và giá trị đạo đức: nhiệm vụ cơ bản của ngành BHXH

là đảm bảo an sinh xã hội, mang tính chất phục vụ không vì mục đích lợi nhuận,đem lại lợi ích hỗ trợ cho người tham gia BHXH khi họ gặp những rủi ro dẫn đếnmất hoặc tạm ngưng nguồn thu nhập Do vậy toàn bộ viên chức ngành BHXH phảixác định được mục tiêu chính trong công tác BHXH là phục vụ, đối tượng phục vụchủ yếu là những người đã hoặc đang tham gia BHXH Viên chức BHXH phảiluôn trau dồi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong các công tác thực hiện, giảiquyết các nghiệp vụ BHXH, làm sao có lý có tình đúng chính sách chế độ quiđịnh, tránh những hạch sách, mâu thuẫn về quyền lợi của người làm công tácBHXH

- Năng lực đội ngũ viên chức: Hoạt động của BHXH là hoạt động bao

gồm sự quan hệ giữa: đơn vị sử dụng lao động, người lao động và cơ quan BHXH.Tuy nhiên, hiện nay một số các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả do

Trang 28

nền kinh tế đình trệ, ….dẫn đến hầu như các đơn vị sử dụng lao động luôn tránh

né, trốn, việc đóng BHXH hoặc tham gia BHXH với mức lương tối thiểu thấp làmảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động Một số khác thì nợ tiền đóng BHXHkéo dài, chiếm dụng quỹ BHXH, một số khác thì cố ý giả mạo giấy tờ làm sai lệchthông tin để hưởng các chế độ BHXH….Vì thế đòi hỏi viên chức ngành BHXHphải có một trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, kinh nghiệm công tác,năng lực tốt thông qua việc cơ quan BHXH luôn thường xuyên mở các lớp bồidưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho viên chức Việc tuyển dụng nhân sự thông quacông tác thi tuyển nhằm lựa chọn được những người có năng lực để thực hiệncông tác được giao Ngoài ra cơ quan BHXH cũng thường xuyên kiểm tra đánhgiá năng lực phẩm chất của viên chức để hạn chế những rủi ro xuất phát từ sựthông đồng hoặc sai sót từ chính viên chức BHXH đối với người tham gia BHXH

- Chính sách nhân sự: Để thực hiện mục tiêu trong hoạt động BHXH, nhà

Lãnh đạo phải đưa ra những hệ thống văn bản thống nhất, quy định chi tiết việctuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, đề bạt, trả lương, phụ cấp khen thưởng

cụ thể, từ đó xác định đúng đắn yêu cầu năng lực, thái độ làm việc của từng vị trítrong đơn vị, đảm bảo công việc đúng người, đúng chuyên môn tạo hoàn thành tốtcông việc được giao Ngoài ra Nhà lãnh đạo cũng cần có những chính sách tiêuchuẩn khen thưởng và biện pháp kỹ luật rõ ràng để khuyến khích nhân viên trongcông tác

- Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý: Ban Lãnh

đạo BHXH thường xuyên nghiên cứu cẩn thận các rủi ro trong hoạt động của đơn

vị khi có sự thay đổi, bổ sung kế hoạch thu chi và các chế độ chính sách mới Khiphát hiện những sai sót trong công tác kế toán hoặc các khâu nghiệp vụ thu –chiBHXH sẵn sàng điều chỉnh những sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính, nhằm

để lập được báo cáo tài chính trung thực và hợp lý Luôn duy trì việc báo cáothường xuyên kịp thời lên cơ quan quản lý trực tiếp là BHXH Việt Nam và các cơquan quản lý gián tiếp của Nhà Nước

- Cơ cấu tổ chức và phân định quyền hạn, trách nhiệm: BHXH Việt

Nam được Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức

Trang 29

theo Nghị định 94/2008/CP-NĐ ngày 22/8/2008; và được sửa đổi bổ sung theoNghị định 116/2011/CP-NĐ ngày 14/12/2011 Tại từng thời điểm, cơ quan BHXH

có chức năng, nhiêm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức phù hợp với đặc điểm quy

mô hoạt động Tuy nhiên do điều kiện kinh tế xã hội càng ngày càng phát triểnnên cơ quan BHXH định kỳ có rà soát, đánh giá lại cơ cấu tổ chức để kịp thờiđiều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ Có sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn chotừng Cán bộ Viên chức trong hoạt động và có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau Cóvăn bản qui định chính sách và thủ tục để cụ thể hóa hoạt động của từng bộphận trong đơn vị

Ngoài ra, trong hoạt động BHXH cũng cần cân đối giữa nguồn thu BHXH

và chi BHXH Với tỷ lệ thu BHXH hiện nay, nếu nguồn quỹ BHXH không có một

sự quản lý chặt chẽ và đầu tư đúng, an toàn thì với việc chi trả các chế độ BHXHhiện nay, trong tương lai sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ BHXH Điều này đòi hỏi cơquan BHXH cần thiết có một đội ngũ hoạch định nhằm đề ra các biện pháp khắcphục rủi ro cho hoạt động BHXH

2.3.2.3 Hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát gồm các chính sách, thủ tục, kỹ thuật và cơ chế nhằmthực hiện các chỉ đạo của Nhà lãnh đạo Các hoạt động kiểm soát cũng hỗ trợ choviệc đối phó với rủi ro trong hoạt động Cơ quan BHXH Việt Nam là đơn vị trựcthuộc Chính phủ nên mọi hoạt động kiểm soát được quy định chặt chẽ thông qua :Luật BHXH; Luật BHYT các Nghị định Chính phủ; Các Bộ Ngành liên quan: Bộ

Trang 30

Y Tế, Bộ Lao động Thương binh XH, Bộ Tài chính Có nhiều loại hoạt độngkiểm soát khác nhau ở từng cấp quản lý trong tổ chức, tuy nhiên tùy theo từnghoạt động kiểm soát được quy định được áp dụng theo đúng các nguyên tắc trongthực tế hoạt động của BHXH Công tác hoạt động kiểm soát rất quan trọng vì nếukhông thực hiện thì rủi ro chắn chắn sẽ xảy ra Nếu như việc giải quyết chính sáchBHXH cho một đối tượng do một người thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối haynghiệp vụ quản lý thu BHXH và cấp sổ BHXH cũng do một người ,thì việc phátsinh rủi ro sai phạm là rất lớn Do vậy việc phân định chức năng, nhiệm vụ quyềnhạn cho từ khâu nghiệp vụ BHXH là vô cùng quan trọng, từ đó dễ dàng trong côngtác hoạt động kiểm soát qui trình nghiệp vụ, tránh được những rủi ro, sai phạmxuất phát từ bên trong nội bộ BHXH.

2.3.2.4 Thông tin và truyền thông

Là điều kiện không thể thiếu của hệ thống KSNB, là điều kiện đầu tiên đảmbảo để duy trì và nâng cao năng lực kiểm soát trong đơn vị thông qua việc hìnhthành các báo cáo để cung cấp thông tin về hoạt động tài chính và tuân thủ Đốivới hoạt động của BHXH vai trò của thông tin vô cùng quan trọng, do các thôngtin của người tham gia BHXH luôn được cập nhật thay đổi thường xuyên , mangtính lâu dài với khối lượng thông tin ngày càng nhiều, do đó đòi hỏi tất cả cácnghiệp vụ phải lập đầy đủ các chứng từ, sổ sách ghi chép, dữ liệu thông tin lưu trữđầy đủ Thông tin được cung cấp một khi được truyền đi phải đảm bảo thích hợp,kịp thời, chính xác

Ví dụ các thông tin trong hoạt động BHXH như :Tình hình thu BHXH, tìnhhình chi trả các chế độ BHXH cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, tình hình giám định chiBHYT, thông tin về hoạt động của BHXH trực thuộc…Thông tin về số liệu cácđơn vị sử dụng lao động trên địa bàn có tham gia BHXH …

Hoạt động BHXH là hoạt động có mối liên hệ với nhiều đối tượng, tổ chứckhác nhau, do vậy yêu cầu về thông tin là quan trọng về chi tiết, cụ thể cho từngđối tượng Các thông tin của BHXH phải được trao đổi tiếp nhận và truyền đạtthành những kênh thông tin cụ thể, chính thức bằng các truyền đạt, báo cáo từ cấptrên xuống và từ cấp dưới lên, cả từ các ngành liên quan: Sở Lao động thương

Trang 31

binh xã hội, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư …Qua đó mọi cấp quản lý

và nhân viên BHXH đều biết và hiểu được nhiệm vụ, kết quả công việc mình đãthực hiện được đánh giá ra sao và cần được cải tiến như thế nào

2.3.2.5 Giám sát

Công tác giám sát phải thường xuyên và định kỳ cho hệ thống KSNB củaBHXH, do cơ quan BHXH hoạt động dựa trên mối quan hệ giữa Người lao động,Người sử dụng lao động và cơ quan BHXH thực hiện công tác an sinh xã hội làmột nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, quản lý một nguồn quỹ BHXH lớn, do vậyviệc giám sát hoạt động luôn được thực hiện nhằm đảm bảo cho hoạt động củaBHXH luôn thực hiện đầy đủ, đúng với trách nhiệm chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn được giao, hạn chế những sai phạm

Ngoài ra việc giám sát thường xuyên cũng giúp cho cơ quan BHXH thuthập thông tin, kiểm tra, xử lý và điều chỉnh kịp thời những vướn mắc từ các đơn

vị BHXH trực thuộc, Nhân viên trong ngành BHXH, đơn vị sử dụng lao động,người lao động và các ngành liên quan

Song song đó việc giám sát định kỳ cũng được thực hiện theo kế hoạch đề

ra trước để kiểm tra hoạt động BHXH thông qua các cơ quan có thẩm quyền nhưKiểm toán Nhà Nước, Thanh tra nhà nước … Tuy nhiên việc kiểm tra định kỳcũng được giao cho bộ phận kiểm tra nội bộ của BHXH thực hiện, nhưng để thựchiện tốt thì bộ phận này phải độc lập với các bộ phận bị kiểm tra và năng lực độingũ phải đủ mạnh để thực hiện và khi có kết quả kiểm tra nội bộ kiến nghị thìđược ban Lãnh đạo xem xét, theo dõi

Kết luận chương 2

Tổng hợp hệ thống hóa cơ sở lý luận của hệ thống kiểm soát nội bộ theohướng dẫn của COSO 1992 từ khi hình thành và phát triển , ngoài ra cũng đã tìmhiểu , nghiên cứu hướng dẫn kiểm soát nội bộ của INTOSAI được áp dụng chokhu vực hành chính công ở một số nước, từ đó cụ thể hóa vào nghiên cứu hệ thốngKSNB cho cơ quan BHXH thể hiện qua 5 bộ phận cấu thành hệ thống KSNB tại

Trang 32

cơ quan BHXH, để làm cơ sở cho việc khảo sát thực trạng kiểm soát nội bộ tạiBHXH Thành phố Hồ Chí Minh ở chương 3.

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1 Sơ lược về tổ chức Bảo hiểm Xã hội

Trang 33

3.1.1 Khái niệm về Bảo hiểm Xã hội

- Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già, chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”[18]

Với khái niệm này, đối tượng được bảo vệ bằng hệ thống BHXH thường lànhững người lao động và thân nhân của họ, không phải là tất cả mọi người trong

xã hội nói chung Biện pháp công cộng được sử dụng trong BHXH thông thường

là biện pháp lập quỹ chuyên dụng, từ sự đóng góp của người lao động và người sửdụng lao động

-Theo nghĩa rộng, BHXH là một phạm trù kinh tế xã hội tổng hợp đa dạng

và phức tạp Khi đưa ra khái niệm BHXH xuất phát từ khái niệm chung của bảo

hiểm Có thể hiểu “Bảo hiểm” là sự đảm bảo bằng các quy định hoặc thỏa thuận

về việc trả một khoản tiền cho bên tham gia khi có rủi ro xảy ra đối với bên đượcbảo hiểm trên cơ sở sự đóng góp vào quỹ bảo hiểm Rủi ro ở đây là những rủi roliên quan đến thu nhập từ lao động hoặc các chi phí phải trang trải từ thu nhập đó.Như vậy căn cứ vào mục đích xã hội của BHXH thì BHXH là hình thức bảo hiểmthu nhập và cung cấp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế cho người tham giaBHXH trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,thất nghiệp

- Theo thuật ngữ kinh tế học :“ Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động và gia đình họ khi có nguy cơ mất an toàn về kinh

tế do bị giảm hoặc mất khả năng lao động thông qua sử dụng nguổn quỹ huy động từ người tham gia và sự tài trợ của nhà nước ” Khái niệm này chỉ rõ mục

đích của bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phầnthu nhập cho người lao động và gia đình họ thông qua việc sử dụng quỹ bảo hiểm

xã hội huy động từ người tham gia và sự tài trợ của Nhà nước để trợ cấp cho ngườilao động bị giảm sức lao động hoặc mất sức lao động

Trang 34

- Theo Luật Bảo hiểm Xã hội Việt Nam “ BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuối lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [12] Như vậy mục

đích chính của BHXH chính là góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động vàgia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội

3.1.2 Sơ lược về sự phát triển của Bảo hiểm Xã hội

Bảo hiểm xã hội là yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình phát triểnkinh tế xã hội, khi trình độ phát triển sản xuất ngày càng cao thì những rủi ro phátsinh ngày càng nhiều và ảnh hưởng của rủi ro đến người lao động càng cao, dovậy phát sinh nhu cầu BHXH của người lao động, nó đảm bảo thay thế hoặc bùđắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải sự rủi ro làm giảmhoặc mất khả năng lao động hoặc thu nhập nhằm đảm bảo cho họ và gia đình họ

ổn định một phần đời sống

Bảo hiểm xã hội xuất hiện đầu tiên tại nước Phổ, vào năm 1883 Nước Phổ

đã ban hành Luật Bảo hiểm ốm đau, đánh dấu sự ra đời của BHXH Vào năm

1920 thì các nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ cũng ban hành luật về BHXH tùy theotừng nước mà mục đích của luật BHXH có khác nhau nhưng nhìn chung đều cómục đích là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ

Bảo hiểm xã hội trở thành một trong những quyền của con người và được

xã hội công nhận Ngày 10/8/1945, Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc đã

ghi “Tất cả mọi người lao động với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH …” Ngày 4/9/1952, Tổ chức lao động quốc tế đã ký công ước Giơnever (công ước 102) về “BHXH cho người lao động” và khuyến nghị các

nước thực hiện BHXH cho người lao động theo khả năng và điều kiện kinh tế chính trị của mỗi nước để đưa ra các chính sách phù hợp với từng điều kiện cụ thểcho BHXH phát triển

-Bảo hiểm xã hội mang tính cộng đồng và nhân văn, nhân đạo sâu sắc,BHXH được phát sinh trên mối quan hệ qua lại giữa 3 bên: Người lao động, người

Trang 35

sử dụng lao động và cơ quan BHXH, trách nhiệm quyền hạn, quyền lợi của cácbên được luật pháp quy định cụ thể rõ ràng

3.1.3 Hệ thống các chế độ Bảo hiểm Xã hội hiện nay

Các chế độ BHXH được quy định trong Công ước quốc tế và các khuyếnnghị liên quan Theo Khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế nêu trong Côngước số 102(9/1952) Hệ thống BHXH bao gồm:

3 chế độ, trong đó phải có một trong năm chế độ (3) ; (4) ;(5) ;(8) ;(9)

Hiện nay tại Việt Nam đang thực hiện các chế độ:

Trang 36

- Chế độ Bảo hiểm y tế.

3.1.4 Nguồn Quỹ Bảo hiểm Xã hội

3.1.4.1 Khái niệm Quỹ Bảo hiểm Xã hội

Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài Ngân sách nhànước nhưng được quan tâm, chỉ đạo của nhà nước thông qua các quy định pháplý[14] Quỹ có mục đích và chủ thể riêng Mục đích tạo lập quỹ BHXH là dùng đểtrợ cấp cho người lao động, giúp họ và gia đình họ ổn định cuộc sống khi gặp biến

cố rủi ro, chủ thể của quỹ BHXH chính là những người lao động tham gia đónggóp để hình thành gồm: người lao động, người SDLĐ, Nhà nước và các nguồn thukhác ( cá nhân, tổ chức từ thiện, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi)

3.1.4.2 Đặc điểm quỹ Bảo hiểm Xã hội

Ra đời và tồn tại phát triển gắn liền với mục đích đảm bảo ổn định cuộcsống cho người lao động và gia đình họ, khi gặp rủi ro vì vậy hoạt động của quỹkhông nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời Mặc dù thu và chi BHXH đều đượcNhà Nước quy định bằng các văn bản pháp luật, nhưng chủ yếu dựa vào quan hệkinh tế, quan hệ lợi ích giữa các bên tham gia theo nguyên tắc có tham gia thì cóhưởng Do đó nguyên tắc quản lý quỹ BHXH là cân đối Thu – Chi, vì thế trongquá trình quản lý quỹ BHXH phải luôn xem xét tính cân bằng của việc thu BHXH

và Chi các chế độ BHXH, không chỉ phải luôn bảo toàn và phát triển nguồn quỹBHXH mà cũng cần phải dự báo, dự phòng các rủi ro thay đổi trong tương lai làmmất cân đối thu –chi quỹ BHXH

Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung, tồn tại trong thời gian dài, luônvận động và biến đổi và luôn có số dư tạm thời nhàn rỗi lớn Quỹ BHXH được tạolập từ sự đóng góp của đông đảo người tham gia BHXH nên có quy mô lớn QuỹBHXH chịu sự tác động của nền kinh tế- xã hội, có những nhân tố kinh tế xã hộitác động trực tiếp đến quỹ BHXH (việc làm, thu nhập, sức khỏe…), có nhữngnhân tố kinh tế xã hội tác động gián tiếp đến quỹ BHXH (tăng trưởng kinh tế, tiến

bộ công bằng XH…)

Trang 37

3.2 Các hoạt động cơ bản của Ngành BHXH Việt Nam

3.2.1 Nghiệp vụ quản lý thu Bảo hiểm Xã hội

Quỹ BHXH được hình thành dựa trên cơ sở đóng góp của người sử dụnglao động người lao động và hỗ trợ từ Nhà Nước Quản lý chặt chẽ nguồn quỹ, cậpnhật số liệu kịp thời, chính xác; mức đóng BHXH của các đối tượng tham giaBHXH và quỹ tiền lương làm cơ sở nộp BHXH theo quy định là vấn đề quantrọng của hoạt động BHXH trên cơ sở công tác thu BHXH phải: thu đúng, thu đủ,thu đúng đối tượng và rõ ràng minh bạch nhằm đảm bảo tính công bằng giữa cácđối tượng tham gia

Công tác quản lý thu BHXH đã được quy định và hướng dẫn cụ thể bằngvăn bản: Luật BHXH (2006); QĐ 1111/QĐ-BHXH ban hành quy định quản lýThu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT Từ khi Luật BHXH có hiệulực từ 01/01/2007 đã từng bước đi vào cuộc sống và đáp ứng mục tiêu công bằng

xã hội, đảm bảo an sinh xã hội

Qua Luật BHXH (2006) đã mở rộng đối tượng bắt buộc phải tham giaBHXH làm tăng số lượng người lao động tham gia BHXH ngày càng nhiều, đặcbiệt là Luật BHXH đã cho phép người lao động tự do ( Không làm việc trong bất

cứ 1 tổ chức nào ) có thể tự tham gia BHXH bằng hình thức Bảo hiệm tự nguyện.Đồng thời, cũng triển khai Bảo hiểm thất nghiệp từ 01/01/2008, để hỗ trợ ngườilao động khi bị mất việc làm

Bảng 3.1: Mức tỷ lệ thu BHXH hiện nay.[19]

Trang 38

Từ 01/2012

01/2014

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BHYT: Bảo hiểm y tế

BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

Rủi ro về công tác quản lý thu

Trong nghiệp vụ quản lý thu thường xuyên phát sinh rủi ro dẫn đến việcthất thu tiền BHXH, nợ tiền nộp BHXH chủ yếu là từ các đơn vị Sử dụng lao độnglàm ảnh hướng quyền lợi người lao động khi hưởng các chế độ chính sách BHXH.Lãnh Đạo ngành BHXH cũng luôn đánh gia các hình thức rủi ro tác động đếncông tác thu BHXH Theo Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 của BHXH Việt

Nam, tính đến cuối năm 2012, tổng số nợ BHXH và BHTN là 4.639 tỷ đồng (giảm hơn cùng kỳ năm 2011 là 4,76% tương đương 232 tỷ đồng).[3]

Nguyên nhân rủi ro trong công tác thu BHXH gồm :

- Chưa kiểm soát và quản lý được số lượng đơn vị SDLĐ, Doanh nghiệpcũng như số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc

- Thu tiền BHXH không được, do các đơn vị sử dụng lao động trốn đóngBHXH khi không tham gia BHXH hoặc tham gia nhưng khai giảm số lượng laođộng đang làm việc tại đơn vị, để không nộp đủ BHXH cho số lao động hiện có,khai giảm mức tiền lương trả cho người lao động mà đóng bằng tiền lương tốithiểu được quy định

- Việc các đơn vị sử dụng lao động, nợ đọng, hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóngtiền BHXH đã làm thất thu quỹ BHXH và ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi củangười lao động

- Rủi ro từ việc nhân viên BHXH chưa làm hết vai trò trách nhiệm hoặctiếp tay, thông đồng với các đơn vị SDLĐ trong việc thu BHXH và giải quyết cácchính sách BHXH làm thất thoát nguồn quỹ BHXH Ngoài ra còn có các trường

Trang 39

hợp người lao động làm giả, hoặc khai giả hồ sơ để hưởng các chế độ BHXH cũnglàm thát thoát nguồn quỹ BHXH….

3.2.2 Nghiệp vụ quản lý chi Bảo hiểm Xã hội

Quỹ BHXH dùng phần lớn và chủ yếu là để chi trả trợ cấp các chế độ vềBHXH và một phần chi cho quản lý bộ máy ngành BHXH Công tác Chi trợ cấpBHXH nhằm giải quyết các chế độ chính sách BHXH theo quy định của LuậtBHXH, Luật BHYT, việc chi trả đòi hỏi phải kịp thời, chính xác, đúng đối tượngcho người tham gia BHXH, đồng thời đòi hỏi việc chi các chế độ phải đảm bảo antoàn, chống thất thoát quỹ BHXH

Công tác Chi BHXH cũng được cụ thể hóa bằng các văn bản quy định:Quyết định số 51/2007/QĐ-BTC ngày 22/6/2007 Quyết định về việc ban hành chế

độ kế toán BHXH ; Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 Quyết định

về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam; QĐ 777/QĐ-BHXH Về việc banhành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

Ngoài công tác chi trả trợ cấp các chế độ BHXH thì việc chi cho hoạt độngquản lý bộ máy của cơ quan BHXH cũng rất quan trọng với mục đích đảm bảocho bộ máy cơ quan BHXH được vận hành tốt và đáp ứng các nhu cầu ngày càngphát triển của nền kinh tế, do vậy công tác chi cho công tác quản lý bộ máyBHXH luôn được quan tâm, tạo điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đượcgiao

Rủi ro về công tác chi BHXH

-Rủi ro về công tác chi khi phát sinh việc chi trả các chế độ BHXH khôngđúng đối tượng được hưởng trợ cấp Chi các chế độ BHXH không hợp lý, vượtquá mức trợ cấp quy định và không đúng với quy định của Nhà Nước

-Rủi ro công tác chi còn có thể do các nhân viên BHXH tính toán xét duyệtchi BHXH không đúng số tiền trợ cấp cho người tham gia BHXH Dẫn đến chi

Trang 40

trùng lắp các chế độ cho cùng một đối tượng hoặc có thể do cấp đại lý chi trả chưachi trợ cấp cho người thụ hưởng nhưng thể hiện đã chi số tiền đó nhằm mục đíchchiếm dụng tiền trợ cấp…

3.2.3 Nghiệp vụ quản lý đầu tư quỹ Bảo hiểm Xã hội

Sử dụng có mục đích nguồn quỹ BHXH nhàn rỗi, có trách nhiệm cân đốinguồn vốn để thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH, để đầu

tư vào các lĩnh vực đảm bảo an toàn có khả năng sinh lời: như trái phiếu, tín phiếuChính Phủ, cho vay, đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế …Đây là nguồn vốnlớn có thể giúp một phần cho Chính phủ phát triển kinh tế -xã hội; được quy địnhtại Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011, Quyết định về quản lý tàichính đối với BHXH Việt Nam, (điều 7) Tuy nhiên nghiệp vụ đầu tư tăng trưởngquỹ BHXH chỉ tập trung thực hiện tại BHXH Việt Nam, các BHXH Tỉnh, Thànhphố không có phát sinh nghiệp vụ này

Rủi ro về việc đầu tư tăng trưởng quỹ

Việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH cũng sẽ gập khó khăn và thất thoát nếuviệc đầu tư không đúng Do vậy việc quản lý quỹ BHXH như thế nào cho an toàn

và sinh lời là một vấn đề nan giải được đặt ra hiện nay

Ví dụ Hiện nay BHXH Việt Nam cho công ty cho thuê tài chính II(ALCII)

thuộc Ngân hàng Agribank vay 1.010 tỷ đồng nhưng tính đến 31/12/2011 thì Cty này còn nợ BHXH VN 787,5 tỷ đồng tiền gốc (trong đó nợ quá hạn là 357,5 tỷ đồng) và 264,5 tỷ đồng tiền lãi không có khả năng thanh toán.[20]

3.3 Sơ lược về sự hình thành và cơ cấu tổ chức của BHXH TP.HCM

3.3.1 Sơ lược quá trình hình thành, phát triển của BHXH TP.HCM

Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập theo Nghị định 19/CPngày 16/2/1995 của Chính Phủ dựa trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH từTrung ương đến từng địa phương thuộc hệ thống: Lao động thương binh xã hội vàLiên đoàn lao động Việt Nam; với chức năng, nhiệm vụ chính là: Tổ chức thu

Ngày đăng: 31/07/2015, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w