- Cơ cấu tổ chức và phân định quyền hạn, trách nhiệm: BHXH Việt Nam được Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.2.3. Nghiệp vụ quản lý đầu tư quỹ Bảo hiểm Xã hộ
Sử dụng có mục đích nguồn quỹ BHXH nhàn rỗi, có trách nhiệm cân đối nguồn vốn để thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH, để đầu tư vào các lĩnh vực đảm bảo an toàn có khả năng sinh lời: như trái phiếu, tín phiếu Chính Phủ, cho vay, đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế …Đây là nguồn vốn lớn có thể giúp một phần cho Chính phủ phát triển kinh tế -xã hội; được quy định tại Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011, Quyết định về quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam, (điều 7). Tuy nhiên nghiệp vụ đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH chỉ tập trung thực hiện tại BHXH Việt Nam, các BHXH Tỉnh, Thành phố không có phát sinh nghiệp vụ này .
Rủi ro về việc đầu tư tăng trưởng quỹ
Việc đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH cũng sẽ gập khó khăn và thất thoát nếu việc đầu tư không đúng. Do vậy việc quản lý quỹ BHXH như thế nào cho an toàn và sinh lời là một vấn đề nan giải được đặt ra hiện nay.
Ví dụ Hiện nay BHXH Việt Nam cho công ty cho thuê tài chính II(ALCII) thuộc Ngân hàng Agribank vay 1.010 tỷ đồng nhưng tính đến 31/12/2011 thì Cty này còn nợ BHXH VN 787,5 tỷ đồng tiền gốc (trong đó nợ quá hạn là 357,5 tỷ đồng) và 264,5 tỷ đồng tiền lãi không có khả năng thanh toán.[20]
3.3. Sơ lược về sự hình thành và cơ cấu tổ chức của BHXH TP.HCM3.3.1. Sơ lược quá trình hình thành, phát triển của BHXH TP.HCM 3.3.1. Sơ lược quá trình hình thành, phát triển của BHXH TP.HCM
Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập theo Nghị định 19/CP ngày 16/2/1995 của Chính Phủ dựa trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH từ Trung ương đến từng địa phương thuộc hệ thống: Lao động thương binh xã hội và Liên đoàn lao động Việt Nam; với chức năng, nhiệm vụ chính là: Tổ chức thu
BHXH, giải quyết chế độ chính sách BHXH, chi trả cho đối tượng hưởng BHXH, đầu tư, bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. BHXH Việt Nam thời điểm này được tổ chức và hoạt động theo quy chế ban hành kèm theo Quyết định 606/TTg ngày 29/9/1995 của Thủ Tướng Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ 01/10/1995.
Đến ngày 24/01/2002, Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg sát nhập BHYT Việt nam vào BHXH Việt Nam
Trên cơ sở Thành Lập BHXH Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Thành Phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 11/QĐ-BHXH ngày 15/6/1995 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam. Là sự kết hợp bộ phận thực hiện chính sách BHXH của Liên Đoàn lao động TP HCM và Sở Lao động Thương binh XH TP.HCM. Hiện nay BHXH TPHCM Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 4857/BHXH-TCCB ngày 21/10/2008 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Trụ sở chính : 117C Nguyễn Đình Chính ,Quận Phú Nhuận , TP HCM. Ngoài trụ sở chính thì BHXH TPHCM còn phân cấp quản lý BHXH rải khắp ở 24 Quận , huyện trên địa bàn Thành phố .
Cơ quan BHXH Thành Phố có trách nhiệm thu BHXH và chi trả các chế độ BHXH; ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động –bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và chi trả BHYT cho các đối tượng tham gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính 31/12/ 2012 tại BHXH TP Hồ Chí Minh thì:[2]
Tổng Thu BHXH năm 2012: 23.541.457 triệu đồng Tổng Chi BHXH năm 2012: 14.327.223 triệu đồng Tổng số Viên chức tại BHXH TP HCM : 1.250 người
Trong đó : Thạc sĩ : 18 người
Bác sĩ chuyên khoa cấp 1, 2: 8 người
Cử nhân : 916 người
Cao đẳng: 58 Người