Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm, cơ sở lý thuyết về thuế, về rủi ro, rủi ro về thuế, kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra, các yếu tố tác động đến rủi ro trong
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
4 TS Trần Anh Minh Ủy viên
5 TS Phạm Thị Minh Châu Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Võ Thanh Thu
Trang 4NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: …… Trần Ngọc Duy .Giới tính: ….Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 26/7/1983 Nơi sinh: Bình Dương
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1241820026
I- Tên đề tài:
Nghiên Cứu Rủi Ro Trong Kê Khai Nộp Thuế Tại Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Học viên Trần Ngọc Duy và Cán bộ hướng dẫn có quyền và nghĩa vụ theo Quy chế đào tạo Thạc sĩ ban hành theo Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 2 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Giá dục và đào tạo
III- Ngày giao nhiệm vụ: 07/8/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/12/2013
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan bản luận văn “Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại Cục Thuế Thành Phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn mà không được trích dẫn theo quy định
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Ngọc Duy
Trang 6LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cô; các Ngành cùng các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ với đề tài: “Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh”
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến PGS.TS Phan Đình Nguyên
đã hết lòng giảng dạy, hướng dẫn Tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Cho phép Tôi được gởi lời cám ơn đến các đồng nghiệp, Ban lãnh đạo Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, cùng các Doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã đóng góp những ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại Cục Thuế thành phố Hồ
Chí Minh” với mục tiêu là xác định, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kê
khai nộp thuế của các DN trên địa bàn Cục Thuế TP.HCM
Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm, cơ sở lý thuyết về thuế, về rủi ro, rủi ro về thuế, kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác thanh tra, kiểm tra, các yếu tố tác động đến rủi
ro trong kê khai nộp thuế của DN, đặc biệt là nghiên cứu sâu về các nhân tố nội sinh tác động đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN, các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước có liên quan và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu đề tài này
DN, chủ yếu là các yếu tố nội sinh của DN Mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy Binary logistic với biến phụ thuộc nhị phân mang hai giá trị là 1: cho tình trạng có rủi
ro, và 0: cho tình trạng không rủi ro của DN
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các doanh nghiệp thuộc phòng Kiểm tra thuế
số 1 và phòng Kiểm tra thuế số 2 quản lý từ nguồn cơ sở dữ liệu Cục Thuế TP.HCM Số lượng doanh nghiệp thực hiện kê khai nộp thuế tại phòng Kiểm tra thuế số 1 và phòng Kiểm tra thuế số 2 có khoảng 4.500 doanh nghiệp Sau khi xử lý số liệu tác giả chỉ chọn mẫu với 3.282 DN là các DN đang hoạt động SXKD
Kết quả hồi quy logit và kiểm định xác định được 13 yếu tố có ý nghĩa và tác động đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN từ 17 biến, trong đó các biến có các biến có tác động thuận chiều với rủi ro kê khai nộp thuế:Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần, Tỷ
lệ Chi phí lãi vay/Nợ vay, Tỷ lệ khấu hao bình quân, Quan hệ liên kết, Thuế TNDN phát sinh, Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, Doanh thu, Tổng số thuế phải nộp; và các biến có tác động nghịch chiều đối với rủi ro kê khai nộp thuế: Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần, Biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa các năm, Biến động của tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh/ Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm, Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế với vốn chủ sở hữu là đầu tư nước ngoài
Trang 8Bên cạnh có những hạn chế như chưa đề cập đến những yếu tố tác động khác của chính sách thuế, không đưa các biến ngoại sinh vào mô hình và còn một số biến liên quan hoạt động kinh doanh khác cũng chưa đưa vào mô hình trong quá trình nghiên cứu đề tài này Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm vững chắc, sử dụng phương pháp định lượng trên mẫu dữ liệu lớn và khá toàn diện đối với hoạt động kê khai nộp thuế của DN trên địa bàn TP.HCM, nên đây là tài liệu tham khảo có giá trị và cũng mong muốn đóng góp làm cơ sở cho các cán bộ ngành Thuế tiếp tục nghiên cứu đề xuất và hoạch định cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể, khả thi trong việc xây dựng Bộ Tiêu chí để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN góp phần tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tăng cường số thu cho Ngân sách Nhà nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các DN và nâng cao tính tuân thủ của DN
Trang 9Entitled " Risk Analysis in tax declaration in the Tax Department in Ho Chi Minh City " with the goal of identifying , analyzing the factors affecting the risk of tax declaration of the
enterprises in the Department tax HCMC
On the basis of concept study , the theoretical basis of taxation, risk , tax risk , risk
management techniques in the inspection , testing , factors affecting risk in Statistics tax returns of businesses , especially depth research on endogenous factors affecting the risk of businesses tax declaration , the previous studies in and outside the country concerned and the research methods used quantitative research to this topic
This research deals with factors affecting the risk of businesses tax declaration , mainly
endogenous factors of businesses The regression model used is Binary logistic regression models for binary dependent variable is 1 carries two values : the state of risk , and 0 : no risk situation of the company
Besides there are no restrictions as to mention the impact on other elements of tax policy , not included exogenous variables in the model and also a number of relevant variables other business activities not included in the model in the research subject However, results of this study are based on theory, empirical research firm , using quantitative methods on large samples and data for comprehensive tax declaration and payment activities of enterprises in HCM , so here is the reference value and also wish to contribute as a basis for the tax
department officials continue to study proposals and planning mechanisms , policies and specific measures , feasibility of the construction of Ministry of criteria to evaluate the factors affecting the risk of tax declaration and payment of contributing companies optimize the use
of human resources , improve the efficiency of the inspection , testing taxes , increasing revenues for the state budget and create healthy competition , fairness between businesses and enhance compliance by businesses
Trang 10MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt iii
Abstract v
Mục lục vi
Danh mục từ viết tắt ix
Danh mục bảng x
Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ và hình ảnh xi
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết đề tài 1
4
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 5
1.4 Phương pháp nghiên cứu 7
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7
1.6 Kết cấu của luận văn 8
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 9
2.1 Khái niệm và phân loại thuế 9
2.1.1 Khái niệm về thuế 9
2.1.2 Phân loại thuế 9
2.2 Lý thuyết về sự không chắc chắn 10
2.2.1 Khái niệm rủi ro 10
2.2.2 Lý thuyết về sự không chắc chắn 11
2.3 Rủi ro trong kê khai nộp thuế 13
2.3.1 Khái niệm rủi ro về thuế: 13
2.3.2 Rủi ro trong kê khai nộp thuế (tuân thủ thuế): 13
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kê khai nộp thuế 15
2.4.1 Các yếu tố liên quan đến tình hình tài chính 15
Trang 112.4.2 Các yếu tố liên quan đến tình hình SXKD 16
2.4.3 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp 16
2.4.4 Các yếu tố liên quan đến hiệu quả kinh doanh 16
2.4.5 Các yếu tố liên quan đến giao dịch liên kết 17
2.4.6 Các yếu tố khác liên quan đến tình hình kinh doanh 18
2.5 Nghiên cứu của Tổng cục Thuế 19
2.6 Mô hình nghiên cứu đề nghị 22
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 Phương pháp nghiên cứu 26
3.2 Mô hình nghiên cứu 27
27
30
35
35
37
3 37
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 40
40
44
4.2.1 Kiểm định sự tương quan 44
4.2.2 Kiểm định đa công tuyến của mô hình 45
45
4.3.1 Kiể 45
46
46
các chỉ số hồi quy 46
48
4.3.2.1 Các biến có ý nghĩa trong mô hình 48
4.3.2.2 Các biến không có ý nghĩa trong mô hình 54
Trang 12Chương 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 56
5.1 Kết luận 56
5.2 Gợi ý chính sách 58
5.3 Hạn chế của đề tài 60
Danh mục Tài liệu tham khảo 62
Trang 13DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APA Thỏa thuận giá trước
BCTC Báo cáo tài chính
CQT Cơ quan thuế
DN Doanh nghiệp
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
TNCT Thu nhập chịu thuế
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 14DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thống kê kết quả thanh tra, kiểm tra người nộp thuế 3
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp định nghĩa các biến 45
Bảng 3.5: Phân loại rủi ro kê khai nộp thuế theo thành phần kinh tế 48
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến số 51
Bảng 4.2 Bảng phân loại dự báo (Classification Table) 57
Bảng 4.3: Thông số các biến trong mô hình 58
Trang 15DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Trang
Biểu đồ 2.1: Ước tính rủi ro của từng DN 40 Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu rủi ro kê khai nộp thuế 46 Biểu đồ 3.4: Phân loại các DN theo thành phần kinh tế 47
Trang 16Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và kết cấu của đề tài nhằm cung cấp những vấn đề mang tính tổng quát về đề tài nghiên cứu
1.1 Tính cấp thiết đề tài
Qua hai cuộc cải cách thuế, đã hình thành được một hệ thống chính sách thuế bao quát hết được hầu hết các nguồn thu của đất nước và luôn được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện kịp thời với tình hình phát triển của đất nước, đã trở thành công cụ của Đảng và Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo hướng khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Hệ thống chính sách thuế được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện đã bao quát các nguồn thu, tiếp tục khẳng định thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý về thuế và phí, lệ phí vào Ngân sách Nhà nước (NSNN), đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và đảm bảo nguồn tài chính cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước Quy mô thu NSNN giai đoạn
2006 - 2010 tăng 2 lần so với giai đoạn 2001 - 2005 Tỷ lệ động viên thu NSNN đạt 23% GDP so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đặt ra là 21 - 22% GDP, trong đó động viên từ thuế và phí vào NSNN bình quân đạt 22% GDP so với mục tiêu chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đạt 20 - 21% GDP Tốc độ tăng thu từ thuế và phí, lệ phí vào NSNN bình quân hàng năm đạt 19,6% (Tổng cục Thuế, 2011a)
Chiến lược cải cách hệ thống thuế 2011 - 2020 xác định mục tiêu huy động thu NSNN trong 5 năm đầu (2011-2015) có thể duy trì ở tỷ lệ khoảng 23-24% GDP, trong đó
tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí khoảng 22-23% GDP; tốc độ tăng trưởng số thu thuế, phí và lệ phí bình quân hàng năm đạt từ 16-18%/năm Trong 5 năm kế tiếp (2016 - 2020),
tỷ lệ huy động thu NSNN và tỷ lệ động viên từ thuế, phí và lệ phí trên GDP ở mức hợp lý
Trang 17theo hướng giảm mức động viên về thuế trên một đơn vị hàng hoá, dịch vụ để khuyến khích cạnh tranh, tích tụ vốn cho sản xuất kinh doanh (Bộ Tài chính, 2011)
Do chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước, hàng năm sẽ có thêm hàng chục vạn doanh nghiệp và hộ kinh doanh ra đời Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp ngày một lớn, không còn bó hẹp trong một địa phương mà ngày càng quốc gia hóa, toàn cầu hóa; hoạt động kinh doanh doanh nghiệp ngày càng đa dạng Ngoài ra, với chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế đối với một số ngành nghề cần khuyến khích đầu tư của Nhà nước tác động làm tăng nhanh số lượng, quy mô người nộp thuế và làm cho công tác quản lý thuế càng thêm khó khăn, phức tạp Cụ thể, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh đến cuối năm 2010 là 430.000 doanh nghiệp, gấp 2,7 lần so với năm 2006; số vốn các doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giai đoạn 2006 - 2010 cao gấp 6 lần so với 5 năm trước (Tổng cục Thuế, 2011a)
Hiện nay, cơ chế quản lý của ngành thuế là người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước; cơ quan thuế thức hiện chức năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành các nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật, đồng thời tăng cường chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, chống thất thu Ngân sách Nhà nước Thực hiện cơ chế này cho phép cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan thuế với các doanh nghiệp, là một phần chiến lược đổi mới quản lý thuế theo cách tiếp cận thân thiện đối với người nộp thuế nhằm cải thiện hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế Cơ chế Tự khai, tự nộp thuế tập trung nguồn lực vào các kỹ năng quản
lý, đổi mới thủ tục quản lý thuế, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế như kê khai điện tử, sử dụng hệ thống phần mềm quản lý mới như thanh tra, kiểm tra thuế theo phương thức rủi ro
Tuy nhiên, do khối lượng công việc tăng nhanh, người nộp thuế ngày càng tăng nhanh số lượng và quy mô, trong khi đó do định biên về biên chế nên số lượng cán bộ công chức tăng rất ít, đòi hỏi ngành thuế phải đẩy mạnh cải cách để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn tại tại cuộc họp về công tác thanh tra, kiểm tra thuế đã chỉ đạo định hướng công tác thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2011 - 2015
Trang 18như sau: “Chuyển đổi cơ chế quản lý theo phương thức doanh nghiệp tự khai, tự nộp thì
công tác thanh tra, kiểm tra phải trên cơ sở thực hiện quản lý rủi ro; tăng cường công nghệ thông tin; tập trung thúc đẩy việc xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu người nộp thuế
và sử dụng cơ sở dữ liệu người nộp thuế một cách hiệu quả” (Tổng cục Thuế, 2010d)
Trong thời gian qua, để ngăn chặn các hành vi gian lận thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ nộp thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế
Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế TP.HCM từ năm 2005- 2011 được ghi nhận như sau:
Biểu 1.1: Thống kê kết quả thanh tra, kiểm tra người nộp thuế
STT Chỉ tiêu
Số doanh nghiệp đang quản
lý đầu năm
Số doanh nghiệp đươc thực hiện thanh tra, kiểm tra trong năm
Tỷ lệ số cuộc thanh tra, kiểm tra/ Số doanh nghiệp quản lý
Bình quân số truy thu và phạt/hồ sơ (đồng)
Nguồn: Cục Thuế TP.HCM (Năm 2006 – 2012)
Kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian tại qua Cục Thuế TP.HCM phần nào đã đạt yêu cầu là góp phần nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế và tăng thu cho Ngân sách Nhà nước Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả công tác vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu được yêu cầu quản lý của ngành là phải đảm bảo số cuộc thanh tra, kiểm tra đạt tỷ lệ 20%/Số doanh nghiệp đang quản lý, chưa sử dụng hết nguồn nhân lực Đối tượng được chọn thanh tra, kiểm tra thường là chủ quan của công chức thuế, chưa khoa học nên
dễ bị bỏ sót đối tượng, bỏ sót nguồn thu
Trang 19Để đảm bảo tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực, chọn lọc đối tượng có trọng tâm, trọng điểm, khách quan hơn, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp và nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, đảm bảo tăng cường số thu cho Ngân sách Nhà nước đòi hỏi công tác chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra cần xây dựng trên nguyên tắc thống nhất, phương pháp chọn khoa học tức là chọn các người nộp thuế có nhiều rủi ro trong kê khai nộp thuế, trong chấp hành pháp luật thuế từ đó tạo điều kiện quản lý tốt người nộp thuế và nâng cao hiệu quả công tác thanh kiểm tra Để có cơ sở trong việc ra quyết định trong việc chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế TP.HCM nói chung và tại phòng Thanh tra thuế số
4 nói riêng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại Cục
Thuế thành phố Hồ Chí Minh” làm Luận văn tốt nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách
nêu trên
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Hỗ trợ, chuẩn hoá công tác lập kế hoạch thanh tra trên nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro:
Cho ết lập bộ tiêu chí phân tích rủi ro
Thực hiện phân tích rủi ro của từng doanh nghiệp
Lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra
Rà soát thường xuyên thông tin khai thuế của doanh nghiệp phát hiện và đưa ra dấu hiệu cảnh báo đối với những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế để có thể bổ sung vào kế hoạch thanh tra
Đánh giá tình trạng mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp Đảm bảo tính công bằng trong công tác thanh tra, góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp
Hiện đại hoá công tác quản lý thuế, đặc biệt trong công tác thanh tra tiến tới hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực quản lý thanh tra thuế
Đánh giá tình trạng mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp Đảm bảo tính công bằng trong công tác thanh tra, góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp
Trang 20Hiện đại hoá công tác quản lý thuế, đặc biệt trong công tác thanh tra tiến tới hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực quản lý thanh tra thuế
Đánh giá tình trạng mức độ tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp Đảm bảo tính công bằng trong công tác thanh tra, góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp
Hiện đại hoá công tác quản lý thuế, đặc biệt trong công tác thanh tra tiến tới hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực quản lý thanh tra
thuế
1.3 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Thu thập thông tin về người nộp thuế từ cơ sở dữ liệu ngành thuế:
Bộ phận thanh tra thuế về cán bộ thanh tra thuế thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu sau:
Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế;
Báo cáo tài chính doanh nghiệp;
Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế
Thông tin về thanh tra, kiểm tra người nộp thuế
- Thu thập, khai thác dữ liệu thông tin dữ liệu về người nộp thuế từ các nguồn thông tin bên ngoài
Ngoài việc xác định thu thập các cơ sở dữ liệu thông tin, đơn vị thanh tra có trách nhiệm thực hiện thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về NNT từ các nguồn dữ thông tin sau:
Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của các cơ quan thuộc ngành Tài chính như: Hải quan và Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tài chính; Ủy ban chứng khoán; Cục quản lý giá
Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liện quan: Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra chính phủ; Từ các cơ quan quản lý thuộc Bộ, ngành, hiệp hội
Trang 21ngành nghề kinh doanh ; Thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí ;
Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế
- Đánh giá dữ liệu và làm sạch dữ liệu
Bộ phận thanh tra trước khi tiến hành sử dụng các dữ liệu thu thập để nghiên cứu
và phân tích thông tin thực hiện đánh giá độ chính xác của dữ liệu và xác định cách xử lý đối với các dữ liệu không chính xác
Dữ liệu dùng trong nghiên cứu bao gồm: Nguồn dữ liệu thứ cấp có được từ nguồn
cơ sở dữ liệu nội bộ ngành thuế, chủ yếu là của văn phòng Cục Thuế TP.HCM; Số lượng doanh nghiệp thực hiện kê khai nộp thuế tại phòng Kiểm tra thuế số 1 và phòng Kiểm tra thuế số 2 có khoảng 4.500 doanh nghiệp Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ chọn các mẫu nghiên cứu là các DN còn đang hoạt động SXKD, số mẫu thực hiện nghiên cứu là 3.282 doanh nghiệp
Dữ liệu thực hiện rà soát là các chỉ tiêu dữ liệu liên quan đến Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro chính thức đã được thiết lập và đánh giá chất lượng dữ liệu đối với các tiêu chí dự kiến bổ sung
Trên cơ sở dữ liệu đã được rà soát, bộ phận thanh tra tiến hành lọc dữ liệu và xác định các dữ liệu sẽ được sử dụng đưa vào nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế
Đối tượng được thực hiện để tiến hành nghiên cứu trong luận văn này là các doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế tại phòng Kiểm tra thuế số 1 và phòng Kiểm tra thuế
số 2 thuộc văn phòng Cục Thuế TP.HCM
Tùy thuộc vào quy mô và đặc trưng của từng Cục thuế thực hiện các hình thức cho phù hợp: Đối với các đơn vị có nhiều phòng thanh tra, nhiều loại hình doanh nghiệp đặc thù có thể phân tích trong cơ sở dữ liệu của từng loại hình doanh nghiệp do từng phòng quản lý, sau đó tổng hợp trên toàn bộ thông tin NNT trong phạm vị toàn Cục thuế Đối với các đơn vị có 1 phòng Thanh tra tiến hành nghiên cứu và phân tích trên phạm vị dữ liệu chung
Trang 221.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo 2 phương pháp: nghiên cứu thống kê mô tả và nghiên cứu định lượng sử dụng phân tích hồi quy
Phương pháp thống kê mô tả:
Sau khi tổng hợp các số liệu thứ cấp từ 3.282 DN sẽ được thống kê, kết hợp phân tích nhằm đưa ra những đánh giá định tính về mức độ, xu hướng, tính chất và mối quan hệ giữa các biến số Phương pháp này sử dụng phần mềm hỗ trợ Excel (với 3.282 mẫu được chọn lọc từ khoảng 4.500 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TP HCM)
Phương pháp phân tích hồi quy:
Dùng mô hình hồi quy và phần mềm chuyên dụng SPSS để Nghiên cứu rủi ro trong
kê khai thuế tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Áp dụng phương pháp phân tích bằng mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy Binary logistic (gọi tắt
là mô hình logit) Ước lượng hàm hồi quy với biến phụ thuộc là rủi ro hay không rủi ro trong kê khai nộp thuế của các DN trên địa bàn TP.HCM và các biến độc lập là những nhân tố có thể có ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của các DN trên địa bàn
TP.HCM thuộc các nhóm như: Chỉ số về khả năng thanh toán, Chỉ số về chi phí, Chỉ số về
lợi nhuận, Chỉ số quan hệ liên kết, Chỉ số biến động thuế, Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế, Đánh giá về quy mô của DN, Đánh giá về loại hình DN
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cơ chế tự khai tự nộp hiện nay, bên cạnh những N g ư ờ i n ộ p t h u ế ( NNT) thực hiện chấp hành tốt nghĩa vụ về thuế, cũng không ít các đối tượng lợi dụng cơ chế này để trốn thuế, gian lận thuế Cơ quan thuế theo mô hình chức năng thực hiện Luật Quản lý thuế, Luật thanh tra và quá trình cải cách hành chính thuế, việc xác định các Người nộp thuế có vi phạm pháp luật về thuế phải trên cơ sở đánh giá, nghiên cứu rủi ro NNT theo như: tình hình kê khai thuế, mức độ tuân thủ về nộp thuế, hiệu quả sản xuất kinh doanh, … để từ đó xây dựng kế hoạch, thanh tra, kiểm tra, chuẩn bị nội dung thanh tra, kiểm tra cho phù hợp và đảm bảo thanh tra, kiểm tra đúng người nộp thuế có vi phạm Nhằm tạo sự công bằng cho người nộp thuế và tăng nguồn thu
thuế trong tương lai
Trang 231.6 Kết cấu luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu, nhằm giới thiệu tổng quan về đề tài
nghiên cứu bao gồm các nội dung: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi của đề tài, thiết kế nghiên cứu và ý nghĩa thực tiển của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu, trình bày về cơ sở lý luận, các
nghiên cứu trước, các mô hình nghiên cứu có liên quan để từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trình bày về thiết kế nghiên cứu Nội dung
chủ yếu của chương này là nêu lên phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, các thức thực hiện thu thập và nghiên cứu dữ liệu Đồng thời cũng trình bày kết quả nghiên cứu sơ
bộ từ đó tiến hành điều chỉnh mô hình nghiên cứu đề xuất trong chương 2 thành mô hình nghiên cứu chính thức Bên cạnh đó, tiến hành điều chỉnh thang đo và giả thuyết nghiên cứu
Chương 4: Phân tích kết quả, trình bày các kết quả nghiên cứu đạt được để giải
quyết, trả lời các câu hỏi, mục tiêu nghiên cứu và cuối cùng là kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị, trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu và đề
xuất một số giải pháp Đồng thời, trong chương này cũng nêu lên hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 24Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 2 tập trung trình bày các khái niệm về cơ sở lý luận từ đó làm cơ
sở xây dựng mô hình nghiên cứu, cũng như thiết kế thang đo những nhóm biến tác động đến rủi ro kê khai nộp thuế cho nghiên cứu này
2.1 Khái niệm và phân loại thuế
2.1.1 Khái niệm về thuế
Theo khái niệm được sử dụng phổ biến, thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí vì lợi ích chung Nộp Thuế là một nghĩa vụ xã hội; công dân không có quyền trốn và không được quyền đòi hỏi đối giá trực tiếp Số tiền thuế phải nộp không tuỳ thuộc vào hàng hóa
và dịch vụ công do Chính phủ cung cấp mà tùy thuộc vào khả năng thụ thuế Do vậy, hai đặc trưng của thuế thường được nhắc đến: tính cưỡng chế và tính không hoàn trả trực tiếp
và đối giá
2.1.2 Phân loại thuế
Theo Đại học Luật TP.HCM (2009), để phục vụ cho các mục tiêu quản lý hay nghiên cứu khác nhau, việc phân loại hệ thống thuế được thực hiện theo các tiêu thức khác nhau Một vài cách phân loại thường thấy, như:
- Phân loại theo đối tượng của Thuế, hệ thống thuế bao gồm ba loại: Thuế đánh
vào hàng hóa, dịch vụ như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu,…là loại thuế đánh vào thu nhập của người tiêu dùng Số thu của chúng phụ thuộc vào tổng mức tiêu dùng xã hội, tức là phụ thuộc vào GDP/người, tâm lý tiêu dùng, trạng thái phát triển kinh tế… Sự gia tăng của chúng phản ánh sự tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng; thuế đánh vào thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Sự gia tăng của sắc thuế thu nhập phản ánh nền kinh tế phát triển theo chiều sâu; thuế đánh vào tài sản như thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế tài nguyên…
- Phân loại theo tính chất kinh tế, hệ thống thuế của một quốc gia bao gồm thuế
gián thu và thuế trực thu Thuế gián thu là loại thuế gián tiếp thu vào thu nhập của người
Trang 25tiêu dùng thông qua hoạt động của cơ sở kinh doanh Cơ sở kinh doanh kê khai và nộp thuế cho ngân sách Nhà nước (NSNN) nhưng gánh nặng về thuế được chuyển vào người tiêu dùng, chuyển bao nhiêu vào người tiêu dùng là tùy thuộc độ co giãn của đường cung
và đường cầu về một mặt hàng cụ thể Thuế trực thu là loại thuế mà Người nộp thuế trích một phần thu nhập của chính mình để nộp cho Nhà nước Người chịu thuế căn cứ thu nhập đạt được kê khai nộp trực tiếp vào NSNN Nếu thuế gián thu có nhược điểm là thuận lợi cho người có thu nhập cao thì thuế trực thu góp phần sửa chữa một phần nhược điểm đó Các nước phát triển thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn, các nước đang phát triển thuế gián thu chiếm tỷ trọng lớn hơn thuế trực thu Ở nước ta, chính sách thuế đang dần dần được điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng thuế trực thu
- Phân loại theo mối tương quan với thu nhập, hệ thống thuế gồm ba loại thuế lũy
tiến, thuế tỷ lệ và thuế lũy thoái Thuế lũy tiến là sắc thuế có tỷ lệ thu ngày càng tăng theo thu nhập chịu thuế Thuế tỷ lệ là sắc thuế mà thuế suất không thay đổi Thuế lũy thoái là sắc thuế mà tỷ lệ thu giảm dần khi thu nhập chịu thuế tăng lên
2.2 Lý thuyết về sự không chắc chắn
2.2.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là một khái niệm có nhiều quan điểm định nghĩa khác nhau, theo Viện tiêu
chuẩn Anh quốc (2002), định nghĩa rủi ro là sự kết hợp khả năng xảy ra của một sự kiện
và hệ quả của nó Trong tất cả các hoạt động luôn tiềm ẩn khả năng xảy ra các sự kiện và
hệ quả Hệ quả của rủi ro tạo thành các cơ hội có lợi (tích cực) hoặc đe dọa thành công (tiêu cực) của hoạt động Trong lĩnh vực hoạt động đặt ra mức độ an toàn thì nhìn chung
hệ quả do rủi ro tạo ra chỉ có tính bất lợi, vì vậy quản lý rủi ro trong lĩnh vực này thường tập trung vào việc phòng chống và giảm nhẹ tác hại mà rủi ro có thể gây ra Quan điểm về rủi ro này phù hợp với quản lý thuế hiện nay
Từ quan điểm nêu trên, có thể khái niệm rủi ro như sau:
+ Rủi ro là một sự kiện bình thường không thể tránh được trong cuộc sống hàng ngày
+ Rủi ro là một sự kiện có thể xảy ra làm ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến mục tiêu hoạt động của tổ chức, cá nhân
Trang 26+ Hiểu biết về rủi ro và kiểm soát rủi ro là một phần quan trọng trong cuộc sống
nhằm tránh tổn thất, đạt được lợi ích và tăng thu nhập
2.2.2 Lý thuyết về sự không chắc chắn
Theo Vũ Thành Tự Anh (2005), Sự kiện không chắc chắn là sự kiện có thể nhiều
kết cục trong đó có thể tính toán được xác suất xảy ra của mỗi kết cục Trong các tình huống may rủi (hay mạo hiểm), chúng ta có thể tính được xác suất xảy ra của các kết cục Ngược lại, trong tình huống bất định, chúng ta không thể tính được xác suất này Có hai hai loại xác suất: khách quan và chủ quan Xác suất khách quan (chủ quan) là xác suất trong đó chúng ta có thể (không thể) sử dụng các phương pháp xác suất và thống kê để tính toán xác suất Đối với xác suất chủ quan người ra quyết định phải phán đoán, và tất nhiên là các phán đoán chủ quan này phụ thuộc vào kinh nghiệm, tri thức, thông tin, khả năng phân tích và xử lý thông tin v.v của người ra quyết định Một hệ quả tất yếu là xác suất chủ quan thường khác nhau
Bản tính của con người là thường ưa những gì chắc chắn và đồng thời muốn tránh những điều may rủi và bất trắc Tuy nhiên, trong đời sống hàng ngày, chúng ta đối diện với rất nhiều tình huống ra quyết định trong đó chúng ta không biết chắc kết cục của các tình huống ấy là như thế nào Để ra những quyết định như vậy, hiển nhiên một yêu cầu đặt
ra là đo lường mức độ may rủi của các lựa chọn, và trên cơ sở đó chọn phương án có độ may rủi thấp nhất (với các điều kiện khác như nhau)
Một trong những thước đo đo lường sự hấp dẫn của trò chơi may rủi là giá trị kỳ vọng của phần thu nhập tăng thêm so với khi không tham gia trò chơi, hay một cuộc kinh doanh, hay lợi ích tăng thêm khi thoả dụng một vấn đề mong muốn Trong lý thuyết xác suất và thống kê, giá trị trung bình này được gọi là giá trị kỳ vọng và được định nghĩa như sau:
- Giá trị kỳ vọng của một tình huống là bình quân gia quyền giá trị của các kết cục
có thể xảy ra, trong đó trọng số (hay quyền số) là xác suất xảy ra của mỗi kết cục
Công thức tính giá trị kỳ vọng: = p1X1+p2X2+p3X3+….+pn Xn
trong đó X1, X2, X3, …, Xn là các giá trị có thể (kết cục) của đại lượng ngẫu nhiên X, và
p1, p2, p3, …, pn là các xác suất tương ứng
Trang 27Một ví dụ dễ nhận thấy đó là khi tham gia bảo hiểm , Một công ty bảo hiểm kinh doanh có lãi là nhờ vào 2 điều kiện quan trọng: (i) người bảo hiểm sợ và muốn tránh rủi ro
và do đó chấp nhận trả một khoản phí vượt trội so với khoản phí bảo hiểm công bằng ; và (ii) có nhiều người cùng muốn mua bảo hiểm vì khi ấy quy luật số lớn phát huy tác dụng Nếu có nhiều khách hàng thì công ty sẽ tính được xác suất một cách chính xác hơn, và nhờ
đó có thể tính biểu giá bảo hiểm sao cho có lợi nhuận Hơn nữa, khi có nhiều khách hàng, chi phí cố định phân bổ cho mỗi khách hàng cũng sẽ nhỏ hơn Và tuỳ mỗi khách hàng, mỗi cá nhân có mức độ ghét may rủi khác nhau Con người ta mong muốn gánh chịu rủi
ro ở những mức độ khác nhau Một số người ghét rủi ro, số khác thích mạo hiểm, và những người khác thì trung lập Nếu một người thích có một mức thu nhập nhất định cho trước hơn là một công việc rủi ro có thu nhập kỳ vọng như nhau, thì người đó được coi là người ghét rủi ro (một người như vậy sẽ có độ thỏa dụng biên theo thu nhập giảm dần)
Ghét rủi ro là thái độ phổ biến nhất đối với rủi ro Để thấy được mọi người trong mọi lúc đều ghét rủi ro, cần lưu ý rằng, người ta thường mua bảo hiểm để đề phòng hàng loạt các kiểu rủi ro Và hầu hết mọi người không chỉ mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm ôtô, mà còn tìm những nghề nghiệp có đồng lương tương đối ổn định
Như vậy, trong cuộc sống con người thường phải đối diện với những tình huống không chắc chắn (rủi ro) và trong nền kinh tế cũng như các hoạt động kinh tế cũng gắn liền với quy luật khách quan vốn có của nó, tồn tại giữa 2 vấn đề có thể xảy ra, không xảy
ra, hoặc chắc chắn và không chắc chắn, rủi ro hay không rủi ro
Trang 28Lý thuyết này được áp dụng cho nghiên cứu này để có thể tính toán xác suất rủi ro trong kê khai nộp thuế có thể xảy ra của DN trên địa bàn TP.HCM
2.3 Rủi ro trong kê khai nộp thuế (tuân thủ thuế)
2.3.1 Khái niệm rủi ro về thuế
Theo Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (2009), khái niệm rủi ro về thuế được hiểu như sau: Bất cứ hoạt động nào cũng chứa đựng trong đó những rủi ro tiềm ẩn
Ví dụ: hoạt động tự nhiên như mưa bão có thể gây ngập úng, nắng dài ngày có thể gây hạn hán trong sản xuất nông nghiệp; hoạt động của máy móc, thiết bị đang vận hành có thể bị
hư hỏng ngừng hoạt động; hoạt động của con người khi điều khiển phương tiện giao thông
có thể gây tai nạn giao thông; hoạt động quản lý của con người như sự phá sản của một công ty đa quốc gia có thể dẫn đến sự phá sản của nhiều công ty ở các quốc gia khác nhau, gây khủng hoảng tài chính ở nhiều nước; hoạt động quản lý thuế như việc áp dụng một chính sách thuế phức tạp không bao quát hết nguồn thu dẫn đến khó thực hiện và thất thu thuế,
Công ty Ernst & Young định nghĩa rủi ro về thuế như sau: Bất cứ sự kiện, hành động hay không hành động nào về chiến lược thuế, hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính hay vấn đề tuân thủ luật pháp làm ảnh hưởng có hại đến tình hình thuế hay tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc dẫn đến bị phạt, phải nộp thêm thuế, ảnh hưởng đến
uy tín, mất cơ hội kinh doanh hoặc có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính (Báo Kinh tế Việt Nam, 2008)
2.3.2 Rủi ro trong kê khai nộp thuế (tuân thủ thuế)
Andreoni và ctg (1998) cho rằng việc tuân thủ thuế nên được định nghĩa là sự sẵn lòng của người nộp thuế, sự chấp hành pháp luật về thuế để có được trạng thái cân bằng nền kinh tế của một quốc gia
Một định nghĩa rộng hơn của việc tuân thủ thuế, được xác định bởi Song và Yarbrough (1978) hoạt động của hệ thống thuế Hoa kỳ chủ yếu dựa vào tự đánh giá và tuân thủ tự nguyện, có thể do quan điểm cho rằng, tuân thủ thuế cần được xác định như khả năng của người nộp thuế và sẵn sàng thực hiện theo pháp luật thuế được xác định bởi đạo đức, môi trường pháp lý và yếu tố tình huống khác tại một thời gian, địa điểm cụ thể
Trang 29Tương tự như vậy, tuân thủ thuế cũng được xác định bởi một số cơ quan thuế như khả năng và sự sẵn sàng của người nộp thuế thực hiện theo quy định của pháp luật thuế,
kê khai thu nhập chính xác trong mỗi năm và nộp thuế đúng hạn (IRS, 2009; ATO, 2009
và IRB, 2006)
Việc tuân thủ thuế là hành vi của người nộp tờ khai thuế, kê khai tất cả thu nhập chịu thuế chính xác và thanh toán tất cả các loại thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà không cần phải chờ đợi, theo dõi hành động từ cơ quan có thẩm quyền (Singh, 2003)
Quan điểm rộng hơn của việc tuân thủ thuế đòi hỏi một mức độ trung thực, kiến thức về thuế đầy đủ và khả năng sử dụng kiến thức này kịp thời, chính xác, để hồ sơ có thể chuẩn bị đầy đủ hoàn thuế và các giấy tờ liên quan về thuế Singh và Bhupalan (2001), McBarnet (2001) đề nghị tuân thủ thuế nên được nhìn nhận trong ba cách: (i) Tuân thủ một cách tuyệt đối là người nộp thuế tự nguyện nộp thuế mà không có khiếu nại; (ii) Tuân thủ có điều kiện là miễn cưỡng nộp thuế; (iii) Tuân thủ có tính sáng tạo bằng cách thể hiện khả năng có thể áp dụng các quy định trong luật thuế để xác định lại thu nhập, chi phí chịu thuế
Theo Ủy ban các vấn đề về thuế, OECD (2004) rủi ro tuân thủ trong kê khai nộp thuế là những rủi ro bắt nguồn từ việc NNT không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ pháp luật về thuế và nếu vi phạm sẽ gây thất thu cho ngân sách nhà nước, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội Có bốn loại nghĩa vụ mà NNT phải thực hiện là: Đăng ký thuế; Nộp tờ khai và nộp các thông tin cần thiết liên quan đến thuế đúng thời hạn; Báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác (kết hợp với việc lưu giữ sổ sách); Nộp thuế đúng hạn và đúng số thuế phải nộp
Nếu NNT không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bất kỳ một trong bốn nghĩa
vụ trên thì có thể coi là không tuân thủ trong kê khai nộp thuế
Theo Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (2009), rủi ro trong kê khai nộp thuế
có thể có là sai sót hoặc gian lận đẫn đến hậu quả là số thuế phải nộp trên tờ khai không đúng với số thuế lẽ ra DN phải nộp Dưới góc độ đánh giá rủi ro trong kê khai nộp thuế, chúng ta tập trung vào các hành vi làm giảm số thuế phải nộp
Trang 302.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kê khai nộp thuế
2.4.1 Các yếu tố liên quan đến tình hình tài chính
Theo Bộ Tài chính (2002), Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Những yếu tố này được định nghĩa như sau:
- Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh
tế trong tương lai
Trong lĩnh vực thuế, một số sai lệch liên quan đến chỉ tiêu tài sản có thể ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN như: khai khống chi phí hoặc khai thấp doanh thu làm giảm tài sản
- Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và
sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
Trong lĩnh vực thuế, một số sai lệch liên quan đến chỉ tiêu nợ phải trả có thể ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN như: khai khống chi phí thông qua việc khai khống nợ phải trả, giảm tài sản thông qua các khoản lỗ, che dấu lợi nhuận bằng cách khai khống nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch
giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả
Trong lĩnh vực thuế, một số sai lệch liên quan đến chỉ tiêu vốn chủ sở hữu có thể ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN như: khai khống chi phí thông qua việc khai khống nợ phải trả, giảm tài sản thông qua các khoản lỗ, che dấu lợi nhuận bằng cách khai khống nợ phải trả
2.4.2 Các yếu tố liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh
Theo Bộ Tài chính (2002), Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Các yếu tố Doanh thu, thu nhập khác và Chi phí được định nghĩa như sau:
Trang 31- Doanh thu và thu nhập khác: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu
được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu
Trong lĩnh vực thuế, Doanh thu của DN sẽ trang trải tiền lương cho công nhân, các khoản chi phí cố định, các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước, do vậy doanh thu là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thông qua khả năng nộp thuế, nếu các yếu tố chi phí khác không thay đổi thì doanh thu tăng đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh nghiệp tăng Một số sai lệch liên quan đến chỉ tiêu doanh thu và thu nhập khác
có thể ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN như: khai không đúng lợi nhuận để giảm số thuế TNDN phải nộp thông qua việc khai thiếu doanh thu và các khoản thu nhập khác
- Chi phí: Là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới
hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ
sở hữu
Trong lĩnh vực thuế, một số sai lệch liên quan đến chỉ tiêu chi phí có thể ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN như: khai khống chi phí hoạt động, giá vốn hàng bán cao hơn thực tế để làm giảm số thuế TNDN phải nộp
2.4.3 Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Trong lĩnh vực thuế, một số sai lệch liên quan đến chỉ tiêu khả năng thanh toán có thể ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN như: khai thiếu doanh thu thông qua việc che dấu, khai thiếu hoặc không khai các khoản thu được bằng tiền và các khoản tương đương bằng tiền
2.4.4 Các yếu tố liên quan đến hiệu quả kinh doanh
Trong lĩnh vực thuế, một số sai lệch liên quan đến các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
có thể ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN như: kê khai thiếu lợi nhuận bằng các thủ thuật để không ảnh hưởng đến tổng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản
Trang 32không cao bằng cách khai thấp lợi nhuận thông qua việc khai thiếu doanh thu, khai khống chi phí
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Hệ số này bằng tổng lợi nhuận của DN chia cho tổng tài sản của DN Hệ số này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản, một đồng vốn đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của DN là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ DN
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)
ROS thể hiện tỷ lệ thu hồi lợi nhuận trên doanh số bán được ROS là tỷ lệ phần trăm của mỗi đồng doanh thu sẽ đóng góp vào lợi nhuận ROS được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt Đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thi trường, tăng doanh thu Chỉ tiêu này thấp nhà quản trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE là là tỷ lệ phần trăm của mỗi đồng vốn đầu tư sẽ đóng góp vào lợi nhuận Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của DN Ngược lại chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, DN sẽ khó khăn trong việc thu hút vốn
2.4.5 Các yếu tố liên quan đến giao dịch liên kết
Trong lĩnh vực thuế, một số sai lệch liên quan đến các chỉ tiêu giao dịch liên kết có thể ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN như: kê khai tăng chi phí đầu vào hoặc giảm doanh thu bán ra cho các DN liên kết để tối thiểu hóa thuế TNDN phải nộp; chuyển thu nhập từ DN liên kết không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỉ lệ thấp hơn sang DN liên kết được hưởng ưu đãi cao hơn, chuyển thu nhập từ DN này sang DN chuẩn
bị lên sàn chứng khoán hoăc phát hành cổ phiếu ra công chúng
Trang 332.4.6 Các yếu tố khác liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh
Số thuế phải nộp: bằng nghiên cứu thực nghiệm của Friedland và ctg (1987), cho thấy rằng người ta ít tuân thủ khi mức thuế cao Singh (2003) và Somasundram (2005) tuyên bố rằng từ khi hình thành cơ chế tự khai tự nộp, tuân thủ thuế trở thành một vấn đề quan trọng trong hệ thống thuế, theo quan điểm này cho thấy tổng số thuế phải nộp phụ thuộc nhiều vào mức độ tuân thủ thuế Cơ quan thuế sẽ kiểm tra hình thức kê khai của doanh nghiệp để phát hiện việc không tuân thủ thuế
Cơ chế quản lý của ngành thuế là người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước Số thuế TNDN phải nộp, quy mô, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh và ghi nhận trên tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế
Trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định: Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế và thuế suất Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước
Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam Các chỉ tiêu tài chính thể hiện trên tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và báo cáo tài chính bao gồm: doanh thu, chi phí lãi vay, chi phí đầu tư tài sản cố định, quy mô tổng tài sản ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp
Trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định: Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
- Ngành nghề hoạt động SXKD của DN: theo kết quả kiểm tra tình hình tuân thủ pháp luật về thuế trong những năm qua xét thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thường có xu hướng tuân thủ thuế kém hơn các ngành khác, do hiện nay các hình thức thanh toán tại Việt Nam đối với hoạt động thương mại khó có thể kiểm soát
Trang 34hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp do đa số các doanh nghiệp chủ yếu
sử dụng tiền mặt trong thanh toán Do vậy, ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến rủi ro trong kê khai nộp thuế Thực hiện kinh doanh theo đúng ngành nghề giúp
cơ quan quản lý dễ kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát hiện những gian dối trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN
Ngoài ra, chỉ tiêu loại hình kinh tế của DN cũng là những đặc trưng của DN được
đưa ra phân tích dưới góc độ ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN
2.5 Nghiên cứu của Tổng cục Thuế
Theo Tổng cục Thuế (2011b), để hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra Tổng cục Thuế thí điểm xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế áp dụng tại 6 đơn vị là: Thanh tra Tổng cục Thuế, Cục Thuế Thành phố Hà Nội, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, Cục
Thuế tỉnh Bình Dương, Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh
Bộ tiêu chí này bao gồm 16 chỉ tiêu với 5 nhóm, cụ thể như sau: (1) Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế gồm 1 tiêu chí, (2) Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế gồm
1 tiêu chí, (3) Đánh giá sự biến động về kê khai giữa các năm gồm 2 tiêu chí, (4) Đánh giá
về tình hình tài chính gồm 10 tiêu chí, (5) Lịch sử thanh tra của NNT gồm 2 tiêu chí
Nhóm 1: Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế
Tiêu chí 1: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định(bao gồm tháng, quý, năm)
Nhóm 2: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế
Tiêu chí 2: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế
Nhóm 3: Đánh giá sự biến động về kê khai giữa các năm
Tiêu chí 3: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế TNDN phát sinh/ doanh thu” giữa các năm)
Tiêu chí 4: So sánh biến động của tỷ lệ” Thuế GTGT phát sinh/doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra” giữa các năm
Nhóm 4: Đánh giá về tình hình tài chính
Tiêu chí 5: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần
Tiêu chí 6: Tỷ lệ( lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay)/ doanh thu thuần
Trang 35Tiêu chí 7: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần
Tiêu chí 8: Tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu
Tiêu chí 9: Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần
Tiêu chí 10: Tỷ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu thuần
Tiêu chí 11: Tỷ lệ chi phí quản lý/ doanh thu thuần
Tiêu chí 12: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Tiêu chí 13: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Tiêu chí 14: Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Nhóm 5: Lịch sử thanh tra của NNT
Tiêu chí 15: Kỳ đã được thanh tra gần nhất
Tiêu chí 16: Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất
Theo nghiên cứu của Tổng cục Thuế (2011b), mức độ rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN được tính trên cơ sở trung bình giữa giá trị cao nhất và giá trị thấp nhất theo danh sách giá trị tính theo từng tiêu chí của từng tất cả DN, trong đó theo kết quả điều tra của Tổng cục Thuế với thang điểm từ 1 đến 4 được gán cho từng tiêu chí theo giá trị từ nhỏ nhất đến cao nhất, đối với các mức độ đo lường của các yếu tố tác động đến rủi ro Kết quả phân tích >= Trung bình: có rủi ro (được gán giá trị là 1); Kết quả phân tích < Trung bình: không có rủi ro (được gán giá trị là 0) Để ước tính rủi ro của từng DN dựa trên biểu
Rủi ro vừa (3 điểm)
Rủi ro thấp (2 điểm)
Rủi ro rất thấp (1 điểm)
(Hoặc ngược lại)
Max
(Tính bình quân của danh sách trên
“Trung bình”)
(Tính bình quân của danh sách dưới
“Trung bình”)
Trang 36Qua nghiên cứu mô hình đánh giá đánh giá rủi ro về thuế, tác giả nhận thấy nghiên cứu của Tổng cục Thuế còn một số hạn chế như sau:
- Vấn đề quy mô DN đã được xem xét trong quy trình nhưng chỉ là một tiêu thức để lựa chọn hơn là một sự phân luồng ngay từ đầu để quản lý
- Cơ sở dữ liệu chủ yếu là các thông tin từ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (trong đó bao gồm dữ liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của một số năm gần đây Dữ liệu về các báo cáo tài chính khác cũng như kết quả thanh tra, kiểm tra thuế trong quá khứ chưa được chuẩn hóa và số hóa để có thể liên kết với thông tin tài chính nhằm thực hiện việc phân tích thống kê Nên một số tiêu chí không có số liệu để phân tích
- Hệ thống lựa chọn trên cơ sở phân tích đang ứng dụng phương pháp cho điểm dựa trên nguyên tắc nội suy trong tổng thể cùng kỳ, cùng ngành, cùng quy mô Chưa so sánh với dữ liệu chuẩn cũng như mô hình đánh giá rủi ro vì chưa có các thông số này Ngoài ra, thông tin về ngành nghề SXKD của DN chưa đúng với thực tế nên dẫn tới tỷ lệ bình quân ngành chưa chính xác
- Hệ thống chỉ tiêu thiếu các chỉ tiêu dựa trên Bảng cân đối kế toán nên khả năng tầm soát rủi ro bị hạn chế Điều này xuất phát từ dữ liệu trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN được số hóa chỉ bao gồm thông tin về kết quả kinh doanh và xác định thu nhập chịu thuế Một số chỉ tiêu được đặt ra nhưng hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thuế còn thiếu nên ảnh hưởng đến việc phân tích, đánh giá
- Hệ thống các tiêu chí chưa có chỉ tiêu đánh giá các DN kinh doanh đa ngành nghề, DN chế xuất và đặc biệt là DN có quan hệ liên kết Đây là đối tượng mà ngành thuế cần tập trung quản lý thuế nói chung và trong công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng để thực hiện tốt công tác chống chuyển giá giữa các DN có giao dịch liên kết và đảm bảo tăng thu cho NSNN
- Việc cho điểm rủi ro, đánh giá rủi ro còn sử dụng phương pháp thủ công, chưa khoa học, chưa sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro dựa trên kỹ thuật phân tích thống kê nên chưa đánh giá được tác động của từng chỉ tiêu có thể ảnh hưởng đến rủi ro trong việc
kê khai nộp thuế của DN
Trang 37Tóm lại, hệ thống tiêu chí trên phù hợp với đặc điểm của hệ thống quản lý thuế hiện tại (thiếu cơ sở dữ liệu, các phần mềm lựa chọn còn ở mức ban đầu và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin thấp…) nhưng còn đơn giản và thiếu sót Do đó, khả năng ứng dụng và thực tiễn còn khó khăn vì:
- Khả năng lựa chọn đối tượng có rủi ro sai lệch thuế thì rất hạn chế Điều này dẫn đến việc kiểm tra, thanh tra không mang lại kết quả, nghĩa là không phát hiện hoặc chỉ phát hiện được những sai lệch thuế không quan trọng Một mặt, sẽ làm tốn kém chi phí cơ hội cho công tác kiểm tra, thanh tra; mặt khác sẽ không có tác dụng thúc đẩy sự tuân thủ
- Về lâu dài, hệ thống chỉ tiêu phân tích dựa trên quá trình cho điểm với số lượng chỉ tiêu ít và đơn giản như trên sẽ dễ dàng bị đối phó bởi các DN có ý định né tránh việc kiểm tra, thanh tra thuế
- Hệ thống chỉ tiêu phân tích hoàn toàn dựa trên tính nội suy mà không có chỉ tiêu phản hồi từ các kết quả kiểm tra thực tế sẽ không thể cung cấp dữ liệu để đánh giá, cải tiến các chỉ tiêu
2.6 Mô hình nghiên cứu đề nghị
Trên cơ sở lý thuyết, các lý thuyết về sự không chắc chắn và rủi ro kê khai nộp thuế, dựa theo các nghiên cứu trước và nghiên cứu kiểm soát rủi ro tuân thủ của Tổng cục Thuế và nghiên cứu thực tế về phân tích đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến rủi ro kê khai nộp thuế của doanh nghiệp tại TP.HCM, Người viết đề xuất mô hình nghiên cứu phân tích tương quan về mức độ rủi ro kê khai thuế của DN dựa trên các tiêu chí nội sinh mà nghiên cứu của Tổng cục thuế đã đưa ra như: Hệ số khả năng toán nhanh, Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần, Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần, Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế / vốn chủ sở hữu, Biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa các năm, Biến động của tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh/ doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm, ,
Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất, Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, Loại hình kinh tế; ngoài ra còn sử dụng thêm các tiêu chí khác để đánh giá đầy đủ hơn các ảnh hưởng đến rủi ro kê khai nộp thuế của DN như: Tỷ lệ Chi phí lãi vay/
Nợ vay, Tỷ lệ khấu hao bình quân, Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản, Quan hệ liên
Trang 38kết, Thuế TNDN phát sinh, Doanh thu, Tổng số thuế phải nộp, Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Rủi ro trong kê khai nộp thuế nhận phần giá trị là 1 và ngược lại là nhận giá trị là 0,
do đó mô hình hồi quy có dạng:
XLRR: biến phụ thuộc (Rủi ro kê khai thuế của DN)
Các biến độc lập (xác định dựa vào mô hình nghiên cứu), trong đó, tên gọi cụ thể các biến như sau:
Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán:
HSKNTT: Hệ số khả năng thanh toán nhanh (%)
Nhóm chỉ số về chi phí:
GV_DTT: Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần (%)
CPLV: Tỷ lệ Chi phí lãi vay/ Nợ vay (%)
KHBQ: Tỷ lệ khấu hao bình quân(%)
Nhóm chỉ số về lợi nhuận:
LN_TS: Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (%)
LNST: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần (%)
LN_VSH: Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế / vốn chủ sở hữu (%)
Trang 39BDTGTGT: So sánh biến động của tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh/ doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm (%)
Nhóm đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế:
TTNDN: Thuế TNDN phát sinh (tỷ đồng)
T_TRTHU: Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất (tỷ đồng)
CHAM_NOP: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (Số lần)
Nhóm đánh giá về quy mô của DN:
D_THU: Doanh thu (tỷ đồng)
T_TNOP: Tổng số thuế phải nộp (tỷ đồng)
Nhóm đánh giá về loại hình DN:
NGANH: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, là biến định tính (mang giá trị
1 là ngành thương mại dịch vụ, giá trị 0 là ngành công nghiệp)
LHINH: Loại hình kinh tế, là biến định tính (mang giá trị 1 là DN có vốn đầu tư nước ngoài, giá trị 0 là DN không có vốn đầu tư nước ngoài)
ei: phần dư (resid): biến này luôn được mặc định trong chương trình tính toán
j: hệ số hồi quy (coeficient)
Tóm tắt chương 2:
Chương 2 trình bày tóm tắt các lý thuyết, mô hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước được sử dụng như là nền tảng lý thuyết và những kiến thức kế thừa cho đề tài nghiên cứu này Trên cơ sở các mô hình nghiên cứu của các tác giả trên, có sự chọn lọc, hiệu chỉnh cho phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu rủi
ro trong kê khai thuế gồm 8 yếu tố là (1) Chỉ số về khả năng thanh toán, (2) Chỉ số về chi
phí, (3) Chỉ số về lợi nhuận, (4) Chỉ số quan hệ liên kết, (5) Chỉ số biến động thuế (6) Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế, (7) Đánh giá về quy mô của DN, (8) Đánh giá
về loại hình DN Các yếu tố này có tương quan dương đến rủi ro trong kê khai nộp thuế
Trang 40Sử dụng mô hình Logit, tập trung vào các yếu tố nội sinh, trong đó có bổ sung các biến CPLV, KHBQ, LN_TS, QHLK, TTNDN, D_THU, T_TNOP, NGANH và sử dụng thống kê mô tả, phân tích định lượng qua phương pháp phân tích hồi quy binary logistic
để đánh giá tác động của từng chỉ tiêu có thể ảnh dưởng đến rủi ro trong việc kê khai nộp thuế của DN là những khác biệt cơ bản so với mô hình nghiên cứu của Tổng cục Thuế