1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM

62 760 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,65 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây diễn biến khá phức tạp, tuy đã có khởi sắc nhưng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, tái cơ cấu kinh tế có những kết quả bước đầu song chưa thật sự cao; nợ xấu giảm tuy nhiên việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn thấp. Năm 2013, đặc biệt là ngành ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn, dư nợ tín dụng không tăng (Trong thời điểm hiện nay, khi các dịch vụ khác của ngân hàng chưa phát triển thì lãi cho vay là lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng. Theo số liệu các ngân hàng niêm yết thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trong tổng lợi nhuận chiếm trên 60% tổng lợi nhuận của ngân hàng). Thu NSNN năm 2013 dù vượt quá 5% nhưng tình hình cân đối NSNN còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi thực hiện nhiệm vụ thu trong bối cảnh nền kinh tế xã hội chưa hồi phục hoàn toàn sau khủng hoảng kinh tế, đồng thời với việc thực hiện thu NSNN còn phải thực hiện nuôi dưỡng nguồn thu. TP.HCM là một trong những địa phương thu ngân sách cao trong cả nước, nhưng cũng khó tránh khỏi tình trạng khó khăn chung. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho ngành thuế là rất nặng nề. Để đảm bảo nguồn thu NSNN, Cục ThuếTP.HCM thực hiện quyết liệt các biện pháp chống gian lận thương mại, chống thất thu, nợ đọng thuế, chống chuyển giá, trốn thuế, ẩn lậu thuế, đặc biệt là đảm bảo số thu thuế TNDN. Tuy nhiên, số thu thuế nói chung và số thu thuế TNDN nói riêng biến động rất phức tạp và khó đoán trước được, làm ảnh hưởng đến kế hoạch thu chi ngân sách.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN



Sau gần 4 năm học tập và 3 tháng thực tập tại Cục ThuếTP.HCM, em

đã có điều kiện tiếp cận với thực tế, kết hợp với những kiến thức đã học ở trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM đã giúp cho em củng cố thêm kiến thức của mình

Trong thời gian thực tập tại Cục ThuếTP.HCM, em đã được sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo Cục, của các cô chú, anh chị trong Phòng Kiểm tra 2, nhiệt tình chỉ dẫn, cung cấp những số liệu cần thiết và giải đáp những thắc mắc của em trong thời gian thực tập tại Cục ThuếTP.HCM

Với lòng biết ơn ấy, em xin chân thành cảm ơn:

 Toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM, đặc biệt là các thầy cô khoa Tài Chính Công đã tận tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và sâu sắc về nghiệm vụ ngành

 Chân thành cảm ơn cô Đặng Thị Bạch Vân đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này

Sự giúp đỡ, giảng dạy nhiệt tình của thầy cô, cô chú và anh chị là hành trang quý báu cho em sau này

Em xin kính chúc quý thầy cô, các cô chú cùng các anh chị nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống

SINH VIÊN THỰC HIỆN Nguyến Thị Trúc My

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU i

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ VÀ THUẾ TNDN 1

1.1 Lý thuyết thuế tối ưu 1

1.2 Khái niệm, bản chất, đặc điểm của thuế 1

1.2.1 Khái niệm chung về thuế 2

1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của thuế 2

1.3 Giới thiệu về thuế TNDN 3

1.4 Vai trò của thuế TNDN trong nền kinh tế thị trường 4

1.5 Một số nghiên cứu và thực trạng về dự báo số thu thuế TNDN ở Việt Nam 5

Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU THUẾ TNDN TẠI CỤC THUẾTP.HCM GIAI ĐOẠN 2006 - 2013 14

2.1 Giới thiệu về Cục ThuếTP.HCM 14

2.1.1 Giới thiệu chung về Cục thuế 14

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 16

2.1.3 Chức Năng, Nhiệm Vụ Các Phòng Của Cục ThuếTPHCM 16

2.2 Tình hình về số thu thuế TNDN từ giai đoạn 2006 – 2013 18

2.3 Sự biến chuyển của thuế suất thuế TNDN từ năm 2006 đến nay 22

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH 27 3.1 Các bước tiến hành nghiên cứu: 27

3.1.1 Dữ liệu chuỗi thời gian 27

3.1.1.1 Khái niệm chuỗi thời gian thực 27

3.1.1.2 Các thành phần của dữ liệu chuỗi thời gian thực 27

3.1.2 Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian 29

3.1.3 Tổng quan về mô hình dự báo kinh tế theo chuỗi thời gian 30

3.1.3.1 Giới thiệu về dự báo 30

3.1.3.2 Phương pháp định tính 30

Trang 3

3.1.3.3 Phương pháp dự báo định lượng 30

3.1.3.3.1 Mô hình kinh tế lượng (econometric model) 30

3.1.3.3.2 Mô hình cân đối liên ngành (gọi tắc là I/O, Input-output) 31

3.1.3.3.3 Mô hình cân bằng tổng thể (CGE-Computable General Equilibrium) 32 3.1.3.4 Giới thiệu mô hình trung bình trượt kết hợp tự hồi quy (ARIMA) 33

3.1.4 Cơ sở lý thuyết Mô hình ARIMA 34

3.1.4.1 Hàm tự tương quan ACF (Autocorrelation Function) 34

3.1.4.2 Hàm tự tương quan riêng phần PACF (Partial Autocorrelation Function) 37

3.1.4.2.1 Mô hình AR(p) 40

3.1.4.2.2 Mô hình MA(q) 40

3.1.4.2.3 Mô hình ARMA(p,q) 41

3.1.4.2.4 Mô hình ARIMA(p,d,q): 41

3.1.4.2.5 Trình tự cơ bản của phương pháp Box-Jenkins 42

3.1.4.3 Ứng dụng mô hình ARIMA 43

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

4.1 Số liệu và nguồn gốc số liệu 45

4.2 Ứng dụng mô hình vào dự báo 45

4.3 Xây dựng mô hình ARIMA cho chuỗi biến động số thu thuế TNDN 48

4.4 Thực hiện dự báo 50

KẾT LUẬN 53

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SỐ LIỆU

Hình 2 1 Số thu thuế TNDN của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài giai

đoạn 2006 - 2013 19

Hình 2 2 Tỷ trọng thuế TNDN của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trong nguồn thu NSNN giai đoạn 2011- 2013 21

Hình 3 1 Xu hướng tăng theo thời gian 27

Hình 3 2 Thành phần mùa 28

Hình 3 3 Thành phần chu kỳ 28

Hình 3 4 Hàm tự tương quan ACF cho chuỗi ví dụ 36

Hình 3 5 Hàm tự tương quan riêng phần PACF cho chuỗi ví dụ 38

Hình 3 6 a) Dao động hàn số mũ tắt dần 39

Hình 3 7 b) Dao động tắt dần theo luật số mũ 39

Hình 3 8 c) Dao động tắt dần theo hình sin 39

Hình 3 9 Sơ đồ mô phỏng mô hình Box-Jenkins: 42

Hình 4 1 Đồ thị LNTNDN 46

Hình 4 2 Đồ thị TNDN 46

Hình 4 3 Kiểm định tính dừng 47

Hình 4 4 Đồ thị tự tương và tương quan riêng phần của chuỗi LNTNDN 48

Hình 4 5 Kiểm định mô hình LNTNDN 50

Hình 4 6 Đồ thị số thu thực và số thu dự báo 52

Bảng 4 1 Số liệu sô thu thuế TNDN từ quý 1-2006 đến quý 4-2013 (đơn vị: triệu đồng) 45

Bảng 4 2 Kết quả kiểm định ADF đối với chuỗi gốc và chuỗi laga nepe 47

Bảng 4 3 Kết quả ước lượng mô hình 49

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây diễn biến khá phức tạp, tuy đã có khởi sắc nhưng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn, tái cơ cấu kinh tế có những kết quả bước đầu song chưa thật sự cao; nợ xấu giảm tuy nhiên việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn thấp Năm

2013, đặc biệt là ngành ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn, dư nợ tín dụng không tăng (Trong thời điểm hiện nay, khi các dịch vụ khác của ngân hàng chưa phát triển thì lãi cho vay là lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng Theo số liệu các ngân hàng niêm yết thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trong tổng lợi nhuận chiếm trên 60% tổng lợi nhuận của ngân hàng) Thu NSNN năm 2013 dù vượt quá 5% nhưng tình hình cân đối NSNN còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi thực hiện nhiệm vụ thu trong bối cảnh nền kinh tế xã hội chưa hồi phục hoàn toàn sau khủng hoảng kinh tế, đồng thời với việc thực hiện thu NSNN còn phải thực hiện nuôi dưỡng nguồn thu TP.HCM là một trong những địa phương thu ngân sách cao trong cả nước, nhưng cũng khó tránh khỏi tình trạng khó khăn chung Do vậy, nhiệm vụ đặt

ra cho ngành thuế là rất nặng nề Để đảm bảo nguồn thu NSNN, Cục ThuếTP.HCM thực hiện quyết liệt các biện pháp chống gian lận thương mại, chống thất thu, nợ đọng thuế, chống chuyển giá, trốn thuế, ẩn lậu thuế, đặc biệt là đảm bảo số thu thuế TNDN Tuy nhiên, số thu thuế nói chung và số thu thuế TNDN nói riêng biến động rất phức tạp và khó đoán trước được, làm ảnh hưởng đến kế hoạch thu chi ngân sách

Với những lí do trên, em lựa chọn đề tài “DỰ BÁO SỐ THU THUẾ TNDN BẰNG MÔ HÌNH ARIMA TẠI CỤC THUẾTP.HCM” nhằm ước lượng, dự báo

số thu thuế TNDN trong 3 quí đầu năm 2014 để có những biện pháp kiểm tra, thanh tra kịp thời, khai thác nguồn thu hợp lí và thực hiện công tác thu nợ thuế nhằm đảm bảo được dự toán thu ngân sách

Mục tiêu thực hiện đề tài

Mục tiêu của đề tài này nhằm trả lời các câu hỏi sau:

(1) Với các dữ liệu thu thập được về số thu thuế TNDN có yếu tố nước ngoài do

Phòng Kiểm tra số 2, Cục ThuếTP.HCM quản lí, phân tích sự biến động của

số thu thuế TNDN giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013;

(2) Dự báo số thu thuế TNDN trong 3 quý đầu năm 2014, để đảm bảo nguồn thu

ngân sách, kế hoạch kiểm tra thuế, chống thất thu thuế, đảm bảo đủ số thu thuế phải được hoàn thiện như thế nào?

Quy trình thực hiện đề tài

Trang 7

Đề tài được thực hiện theo qui trình sau:

 Đầu tiên, khái quát về lý thuyết thuế tối ưu, thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, vai trò của thuế TNDN trong nguồn thu NSNN; các nghiên cứu trước đó về dự báo số thu thuế TNDN

 Tiếp đến, tìm hiểu cơ sở lý thuyết mô hình dự báo kinh tế Arima, một mô hình khá phổ biến trong lĩnh vực dự báo với số liệu chuỗi thời gian Mô hình Arima phân tích tính tương quan giữa các dữ liệu quan sát để đưa ra mô hình

dự báo thông qua các giai đoạn nhận dạng mô hình, ước lượng các tham số

từ dữ liệu quan sát và kiểm tra các tham số ước lượng để tìm ra mô hình thích hợp Mô hình kết quả của quá trình trên gồm các tham số thể hiện mức

độ tương quan trên dữ liệu, và được chọn để dự báo giá trị tương lai

 Cuối cùng, phân tích và dự báo số thu thuế TNDN bằng mô hình Arima với các dữ liệu thu thập được từ Phòng Kiểm tra số 2 - Cục ThuếTP.HCM Bao gồm số thu thuế TNDN theo quí từ quí 1 năm 2006 đến quí 4 năm 2013 của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài Từ đó, đưa ra các kế hoạch kiểm tra phù hợp, kịp thời đảm bảo số thu thuế TNDN

Dữ liệu và kĩ thuật thực hiện đề tài

Phương pháp nghiên cứu

- Tìm hiểu về chuỗi thời gian, các phương pháp xử lí chuỗi thời gian, cơ sở lý thuyết về mô hình Arima, xây dựng mô hình dự báo phù hợp, thực hiện chạy

mô hình và kiểm định kết quả

Mô hình dự kiến

- Mô hình Trung bình trượt kết hợp tự hồi quy (Autoregressive Integrated Moving Average - ARIMA)

Nguồn số liệu dự kiến

- Dữ liệu thu thập được là nguồn từ Phòng Kiểm tra số 2, Cục ThuếTP.HCM

Bao gồm số thu thuế TNDN có yếu tố nước ngoài theo quí từ quí 1 năm

2006 đến quí 4 năm 2013

Tất cả các dữ liệu thu thập trên đây đều được quy ước theo một chuẩn thời gian cố định Các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn nguồn

Kết cấu đề tài

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thuế và thuế TNDN

Chương 2: Tình hình thực hiện thu thuế TNDN giai đoạn 2006 – 2013

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trang 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ VÀ THUẾ TNDN

1.1 Lý thuyết thuế tối ưu

Lý thuyết kinh tế học về thuế chỉ ra rằng không có một hệ thống thuế hoàn hảo và

lý tưởng duy nhất Khi thiết kế bất cứ sắc thuế nào, các nhà làm chính sách đều phải hướng đến việc trả lời bốn câu hỏi: (1) Hệ thống thuế có hiệu quả kinh tế hơn hay không? (2) Hệ thống thuế có công bằng về mặt xã hội hơn không? (3) Hệ thống thuế có tạo nhiều thu ngân sách ròng hơn không? và (4) Hệ thống thuế có khả thi về mặt hành thu không?

Trong điều kiện có thể, chính phủ các nước đều có xu hướng cố gắng thu được càng nhiều thuế càng tốt Tuy nhiên, nếu việc tuân thủ nghĩa vụ thuế trở thành một gánh nặng quá lớn đối với người dân thì thuế không chỉ gây ra những biến dạng về mặt kinh tế mà còn có nguy cơ tạo ra những biến động xã hội do sự phản kháng của người nộp thuế Do vậy, trong quá trình thiết kế các sắc thuế, chính phủ các nước luôn phải cân nhắc đồng thời các mục tiêu trên Lý thuyết về đánh thuế tối ưu chỉ ra rằng một cơ chế thuế vững chắc là cơ chế thuế đảm bảo được yêu cầu: cơ sở thuế rộng, thuế suất thấp, thiết kế đơn giản

Tóm lại, một hệ thống thuế được xem là phù hợp khi, trong điều kiện cụ thể của

quốc gia, nó trả lời được bốn yêu cầu trên

Dự báo số thu thuế từ thuế TNDN trong phạm vi của nghiên cứu này là việc sử dụng phần mềm Eview để chạy mô hình ARIMA dự báo số thu thuế và đưa ra phương án giúp đạt được số thu thuế cao nhất trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay và phù hợp với thông lệ quốc tế

1.2 Khái niệm, bản chất, đặc điểm của thuế

Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công ” (1934) đã đưa ra một khái niệm cổ điển nhất và cũng nổi tiếng nhất về thuế Theo tác giả, “ Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dânđóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêucủa Nhà nước”

Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”

Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuếnhư sau: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân

Trang 9

nhằmhình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau: “thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại Trên góc độ kinh tế học, thuế được định nghĩa như sau: “thuế là biện pháp đặcbiệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế-

xã hội của Nhà nước Như vậy, đã có nhiều khái niệm khác nhau về thuế

Cho dù về hình thức có nhiều cách nhìn nhận về thuế Nhà nước có khác nhau trong phong cách diễn đạt, song mọi cách nhìn nhận về thuế Nhà nước đều có những điểm chung nhất là:

 Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính chất bắt buộc phi hình sự;

 Về nội dung vật chất của thuế là một bộ phận của cải từ khu vực tư chuyển vào khu vực công Bộ phận của cải đó dược dùng cho việc nuôi sống bộ máy Nhà nước và trang trải các khoản chi phí công cộng

1.2.1 Khái niệm chung về thuế

Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc (phi hình sự) của Nhà nước nhằm động viên một bộ phận thu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ việc chi tiêu hàng hoá, dịch

vụ và từ việc lưu giữ, chuyển dịch tài sản của các thế nhân và pháp nhân nhằm trang trải các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Việc thu thuế bao giờ cũng được thể chế bằng hệ thống pháp luật

1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của thuế

Thuế là khoản thu không mang tính hoàn trả trực tiếp Việc động viên qua thuế

không gắn liền với lợi ích cụ thể mà người trả thuế thụ hưởng đối với việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng của Nhà nước Thuế mang tính nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, thuế không phải là một khoản đối giá, nguời dân không có quyền đòi hỏi ở Nhà nước cung cấp cho họ một lượng giá trị hàng hoá, dịch vụ tương ứng với số thuế họ đã nộp Đặc điểm này giúp ta phân biệt rõ thuế và các khoản phí, lệ phí khác

Thuế là một hình thức phân phối lại, vừa chứa đựng yếu tố kinh tế và xã hội Đặc

điểm này cho ta một quan niệm rõ ràng rằng việc đánh thuế của Chính phủ không thể thoát ly yếu tố kinh tế, xã hội, bởi vì nguồn thu nhập của thuế chính là kết quả của quá trình hoạt động kinh tế Không có hoạt động kinh tế hoặc hoạt động kinh tế

Trang 10

kém hiệu quả không thể tạo ra được nguồn thu của thuế Ngược lại, việc đánh thuế của Chính phủ tất yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh tế- xã hội Chính mối quan

hệ này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý thuế sự cân nhắc cần thiết khi thực hiện hành vi đánh thuế

Thuế là một khoản động viên bắt buộc phi hình sự gắn liền với quyền lực Nhà nước,

tính chất bắt buộc của thuế là một yêu tố khách quan, nó xuất phát từ tính chất cung cấp hàng hoá công cộng và đặc điểm sử dụng hàng hoá công cộng Trong việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ của Nhà nước xuất hiện một vấn đề mà trong kinh tế học gọi

là “người ăn không" Chính vì vậy mà Nhà nuớc đặt ra sự đóng góp mang tính chất bắt buộc Tuy nhiên tính chất bắt buộc này lại phi hình sự Nó khác với các khoản phạt là khoản áp dụng đối với người thực hiện một số hành vi cụ thể mà được coi là gây cản trở đối với xã hội Thuế thì ngược lại, không có mục đích cụ thể nào, nhưng

nó thường ảnh hưởng tới những vấn đề chung nhất Hành vi mà thuế tác động không phải là hành vi được coi là cản trở xã hội, nói cách khác, người nộp thuế cho Nhà nước không phải là khoản phạt của Nhà nước đối với người nộp thuế

1.3 Giới thiệu về thuế TNDN

Theo quy định của luật thuế TNDN năm 2008 thì thuế TNDN chỉ điều tiết vào thu nhập của các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, không còn điều tiết thu nhập của cá nhân có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (đã được xác định là đối tượng chịu thuế TNCN)

Đặc điểm cơ bản của thuế TNDN:

 Đối tượng chịu thuế của thuế TNDN là thu nhập có nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh Như vậy, dưới góc độ lý luận, để thu nhập được coi là thu nhập chịu thuế phải thỏa mãn 2 điều kiện:

 Có hành vi kinh doanh phát sinh trên thực tế, không phân biệt tư cách chủ thể là doanh nghiệp hay là các tổ chức khác, có đăng ký kinh doanh hay không có đăng ký kinh doanh (đăng ký dưới các hình thức khác theo Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Luật sư, Luật Đầu tư…)

 Có thu nhập thực tế hợp pháp phát sinh trực tiếp từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên và các khoản thu nhập khác

 Đối tượng nộp thuế TNDN là mọi tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

 Mức độ điều tiết của thuế TNDN là rất lớn

 Mục đích cơ bản của thuế TNDN là động viên một phần thu nhập vào NSNN, đảm bảo sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa phát sinh thu nhập

Trang 11

1.4 Vai trò của thuế TNDN trong nền kinh tế thị trường

Thuế TNDN xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế Hiện nay ở các nước phát triển, thuế TNDN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu NSNN và thực hiện phân phối thu nhập Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế TNDN là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

Thuế TNDN ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau:

 Bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội

 Sự ra đời của thuế TNDN xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước

 Thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều

có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ

có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào NSNN được công bằng, hợp lý

Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN Phạm vi áp dụng của thuế TNDN rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho NSNN thông qua thuế TNDN ngày càng dồi dào

Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược

ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định

Thuế TNDN còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định

Trang 12

Thuế TNDN là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu quả vai trò của thuế TNDN, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài

1.5 Một số nghiên cứu và thực trạng về dự báo số thu thuế TNDN ở Việt Nam

Các nước tiên tiến trên thế giới coi phân tích, dự báo thu ngân sách là hoạt động quan trọng, không thể tách rời trong công tác xây dựng chính sách cũng như tổ chức quản lý thu ngân sách Hầu hết các nước phát triển trên thế giới do có hệ thống cơ

sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, chi tiết nên đều sử dụng phương pháp mô hình hóa và các công cụ dự báo linh hoạt khác nhau tùy theo mục đích như phần mềm Eviews, SPSS…để dự báo số thu hay hoạch định chính sách

Việc dự báo doanh thu từ thuế là bước khởi đầu của quá trình chuẩn bị cho dự trù NSNN, đồng thời cũng là điểm mấu chốt của quá trình dự thảo ngân sách cho khu vực công Công tác dự báo này cần phải được rà soát trong cả năm đó nếu có những trở ngại lớn ảnh hưởng tới nguồn thu thuế, ví dụ như tốc độ tăng trưởng GDP hay những cải cách lớn Cả con số dự báo ban đầu và dự báo đã được sửa đổi, rà soát sau đó đều quan trọng nhằm tránh tình trạng thâm hụt ngoài dự kiến xảy ra trong năm ngân sách và vốn sẽ bù đắp có nhiều bằng khoản vay ngoài dự kiến phát sinh hoặc phải cắt giảm chi tiêu và kéo theo đó là bằng các biện pháp thu khẩn cấp khác nhằm kiểm soát nguồn thu

Dự báo số thu thuế đã trở nên vô cùng quan trọng kể từ khi xuất hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF), dựa trên những dự báo số thu từ thuế Việc thay đổi tâm lí

tư duy từ “nhu cầu” sang “mức độ sẵn có” của các bộ và cơ quan được phân bổ đơn

vị chi tiêu sử dụng ngân sách là đặc điểm quan trọng nhất của cách tiếp cận MTEF trong quá trình phân bổ ngân sách, và do đó mức độ chắc chắn của các dự đoán các quỹ sẽ đóng vai trò quan trọng đối với việc tái phân bổ ngân sách tương lai Vì MTEF vốn là một bài toán hoạch định cho nhiều năm một nên việc dự báo thu cho

2 đến 3 năm là cần thiết, cứ sau 2 hoặc 3 năm nên dự báo lại số thu từ thuế

Các nước phát triển như Canada, Úc, New Zealand, Hà Lan và Mỹ đều sử dụng cả

mô hình mô phỏng vi mô và vĩ mô để dự báo tính toán thu nhập thuế và phân tích tác động tới quá trình thay đổi của chính sách thuế Trên thực tế, rất nhiều mô hình hiện hành đều được Bộ Tài chính hay cơ quan quản lí thuế, Cục Thuếở một số nước xây dựng đầu tiên Ví dụ, Canada đi đi tiên phong trong việc phát triển mô hình dự báo mô phỏng vi mô để dự báo tính thu nhập thuế TNCN Tương tự, Úc cũng đã phát triển mô hình dự báo số thu từ thuế dựa trên đầu ra – đầu vào để dự báo tính thuế GTGT, mô hình này cũng giúp thực hiện nhiệm vụ kép Điều này không chỉ

Trang 13

giúp dự báo tính toán cả số thu từ thuế mà còn phân tích được tác động của những thay đổi trong chính sách

Kể từ cuối những năm 1960, những nước lớn thuộc khối OECD và Mỹ đã phát triển

“những mô hình mô phỏng vi mô” cho những loại thuế chính của mình, đặc biệt là thuế TNCN và thuế TNDN Những mô hình này là những dữ liệu chuyên sâu tổng hợp và được xây dựng với sự trợ giúp của những mẫu dữ liệu số thu từ tờ khai thuế Chúng có mục tiêu kép: (a) ước tính tác động của chính sách thuế đến số thuế thu; (b) dự báo số thu cho một hoặc hai năm tới

Với các nước đang phát triển, rất ít nước phát triển hoàn toàn được các mô hình và

đa phần trong số đó đang trong quá trình xây dựng mô hình phù hợp Một vài trong

số này tiến bộ hơn như Malaysia, Nam Phi,… và các nước khác (Ghana, Sri Lanka) Trong phần lớn các nước này, chỉ sử dụng có những phương pháp phân tích đơn giản, một vài nước áp dụng những hình thức sơ khai của mô hình dựa trên GDP, mô hình này dựa trên nguyên tắc độ đàn hồi của thuế thay cho nguyên tắc đang được sử dụng, và những nước này sử dụng tính độ co giãn của thuế để dự toán tính thu nhập thuế Thay vì nguyên tắc độ co giãn của thuế, gần đây một số nước như Nga, Bungari đã thiết lập và phát triển chức năng dự báo nguồn thu nội bộ trong các cơ quan quản lí thuế như là một phần của chương trình hiện đại hóa quản lí thuế tổng thể

Quĩ tiền tệ quốc tế IMF đã tiến hành một nghiên cứu so sánh thực tiễn dự báo tĩnh ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 34 nước (Kyobe và Danginger 2005) từ châu Phi, châu Á, Mỹ la tinh, Trung Đông và cộng đồng các quốc gia độc lập Một vài phát hiện quan trọng trong nghiên cứu này được tóm tắt như sau:

 Ở hầu hết các quốc gia, trách nhiệm lập dự toán tính được xác định hết sức qua loa và có rất ít qui tắc và qui luật chính thức cho thực thi dự toán tính thu nhập thuế;

 Các kĩ thuật dự báo tính toán nhìn chung còn sơ sài Khoảng 85% các nước

sử dụng những kĩ thuật ngoại suy đơn giản và đánh giá chủ quan như là biện pháp chính để dự toán tính thu nhập thuế;

 Quá trình liên quan đến nhiều cơ quan hành pháp đa quyền lực bên ngoài Bộ Tài chính nên đòi hỏi cấp độ hợp tác cao hơn;

 Không lấy làm lạ là có thể có những dự toán tính mâu thuẫn khác nhau, và điều này không gây ngạc nhiên đối chọi nhau;

Trang 14

 Những dự toán tính thu nhập thuế thường được thực hiện rất muộn - vào cuối giai đoạn lập dự toán ngân sách, do đó vô hiệu hóa các liên kết quan trọng giữa dự báo số thu và lập dự toán ngân sách;

 Sự tín nhiệm của quần chúng về mặt tiếp cận với kết quả của dự toán tính và

sự tham gia của các cơ quan phi chính phủ trong việc lập dự tính toán thu nhập thuế bị hạn chế;

 Những đặc điểm này không khác nhau nhiều giữa các mức thu nhập bình quân đầu người hay thu nhập vùng về mức thu nhập bình quân đầu người hay thu nhập vùng Tính minh bạch hơn và chặt chẽ hơn được áp dụng ở các nước Mỹ Latinh nơi có mức thu nhập cao hơn;

 Những nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn và tỉ lệ tham nhũng thấp hơn thì sẽ có tính minh bạch và tính chính thức (trong dự tính số thu từ thuế) cao hơn

Có hai nhóm mô hình chủ yếu được dùng cho hầu hết các loại thuế Một loại mô hình thứ 3 với tên gọi “Mô hình thu hàng tháng” sẽ dự báo tính mực số thu thực tế của mỗi loại thuế thay vì mức số thu tiềm năng cũng được sử dụng như trước đây (King 1995, 254-57)

(a) Dựa trên GDP hay mô hình vĩ mô

Mô hình dự trên GDP hay mô hình vĩ mô khá đơn giản với những yêu cầu về cơ sở

dữ liệu có thể quản lí được Mô hình này dựa trên mối quan hệ giữa cơ sở nền tảng thuế và nguồn thu từ thuế Nguyên tắc căn bản là nếu không có sự thay đổi nào trong các bộ luật thuế (mức thuế và cơ sở thuế hiện tại không đổi) thì việc tăng thu nhập thuế từ năm này sang năm khác sẽ là do tăng cơ sở thuế theo thời gian chức năng trong nền tảng thuế qua các giai đoạn (GDP, thu nhập, tiêu thụ, giá trị nhập khẩu, v.v.) và sự co giãn của thu nhập thuế đối với nền tảng cơ sở thuế đó Do vậy,

để áp dụng mô hình này, cần phải tính toán sự co giãn của các loại thuế nói chung hoặc 1 loại thuế đặc biệt cụ thể nào đó bằng cách sử dụng phương pháp phân tích hồi qui các dữ liệu về số thu thuế và cơ sở thuế theo thời gian Bước tiếp theo là dự báo tăng trưởng trong nền tảng cơ sở thuế và cuối cùng là dự báo tính số thu từ thuế với sự trợ giúp của chỉ số co giãn của thuế và mức tăng trong thuế cơ bản cơ sở thuế Việc dự báo tính tăng trưởng trong cơ sở thuế cơ bản (GDP, tiêu dùng) có thể được lấy từ những dự báo tính toán trong lĩnh vực thực sự (kinh tế vĩ mô)

Nếu mức thuế và/hoặc cơ sở thuế cũng thay đổi, chẳng hạn, có những thay đổi trong mức thuế và/hoặc cơ sở thuế thì mức tăng trong thu nhập thuế của năm đó sẽ phụ thuộc vào mức tăng thông thường trong thuế cơ bản, cơ sở thuế cộng với tác động của những thay đổi do các biện pháp tức thì đột ngột cần thiết tiến hành Giờ đây

Trang 15

người ta không phải tính toán tác động của những thay đổi bất ngờ đó nữa Nếu chúng ta cố gắng tính độ co giãn trong một năm của những thay đổi đó bằng những biện pháp phân tích hồi qui thì chúng ta sẽ tính toán được độ đàn hồi, bao gồm cả khả năng phục hồi của hệ thống thuế Điều này không chỉ bao gồm ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế với những thay đổi căn bản Nếu T0là số thu từ thuế trong năm nay, khi T1 là doanh số thu từ thu nhập thuế dự kiến năm tới, có thể liên kết các yếu

tố khác với T0 như sau:

T1= T0 + (Tăng trưởng số trong doanh thu mà không có sự thay đổi về kết cấu thuế) + (Thay đổi do các biện pháp tức thì cần thiết)

Do vậy để áp dụng mô hình này, cần tách riêng mức tăng trong thu nhập thuế bắt nguồn từ mức tăng trong cơ sở thuế và mức tăng xuất phát từ những thay đổi căn bản do các biện pháp được tiến hành Người ta gọi đó là mô hình dựa trên GDP, nhưng cơ sở thuế không phải lúc nào cũng là GDP và nó có thể là tổng chi lương hoặc lợi nhuận doanh nghiệp hay chi tiêu giá trị tiêu dùng hay giá trị/lưu lượng nhập khẩu Đây là một mô hình tương đối đơn giản với những yêu cầu dữ liệu cần được quản lí

(b) Mô hình mô phỏng vi mô cụ thể về thuế:

Ngoài ra còn có những mô hình thuế cụ thể, đôi khi được biết đến với cái tên

“Những mô hình mô phỏng vi mô”, với 2 mục đích chính:

 Phân tích tác động của chính sách: Chúng cho phép chúng ta phân tích tác động của một thay đổi nào đó trong chính sách thuế hay sự thay đổi trong cơ cấu thuế lên những người chịu thuế, những nhóm liên quan cụ thể cũng như tổng thu nhập thuế Do đó cần phải tiến hành phân tích bối cảnh, có nghĩa là đưa ra những phương án bối cảnh của các chính sách thuế khác nhau và so sánh chúng, để rồi lựa chọn chính sách phù hợp với nhu cầu của đất nước mình;

 Dự báo tính tổng thu thuế: Các mô hình cũng cho phép tính toán chính xác tổng thu thuế mà có/không có bất kì sự thay đổi nào trong chính sách thuế hay cơ cấu thuế Đối với những mô hình dự báo dựa trên GDP được miêu tả

ở trên thì hậu quả của việc can thiệp thuế là rất khó để đưa ra khuôn mẫu nào vào mô hình hóa, nhất là đối với thuế TNCN và thuế TNDN

Một nhóm khác của mô hình mô phỏng vi mô là kết hợp mô hình thuế với mô hình kinh tế (ví dụ như với từng ngành, từng khu vực, loại hàng hóa tiêu dùng, v.v.), với điều kiện là các chỉ số hiệu quả hoạt động kinh tế chính (tiêu dùng, tiền công, tiền lương, thu nhập và lợi nhuận khu vực doanh nghiệp) và số thu từ thuế có quan hệ phụ thuộc Điều này cho phép làm sáng tỏ những phản hồi của các tác động trở lại

Trang 16

của loại thuế đối với những những nền tảng kinh tế cơ bản Vì những lí do thực tiễn, những mô hình này thường được thực hiện riêng biệt Một mô hình tập trung vào dự báo kinh tế và mô phỏng những thay đổi của chính sách trong khi (những) mô hình khác tập trung vào tổng thuế thu Mặc dù những mô hình này không nhất thiết phải

tự động kết nối với nhau, chúng cần phải được tạo ra theo những dự báo số doanh thu thuế và kinh tế vĩ mô thống nhất với nhau

Rõ ràng là những mô hình này phức tạp hơn, và đòi hỏi nhiều dữ liệu hơn Và ta cũng cần thêm thời gian để xây dựng nên những mô hình như thế Nhưng những mô hình này có thể và nên được xây dựng bởi chính những người sử dụng và đừng nên quá phức tạp Một khi được sử dụng thì chúng phải là những mô hình thân thiện với người dùng và có hiệu quả cao

Cần xét đến 2 khía cạnh quan trọng sau:

Khoảng thời gian được phân tích: Xét theo quan điểm của khuôn khổ chi

tiêu giữa kì trung hạn thì khoảng thời gian cho công tác tính toán nên trong khoảng 3 năm để đảm bảo có được sự khái quát đúng đắn những rủi ro vĩ mô như hậu quả (thâm hụt) ngân sách trong tương lai gần;

Cơ sở tiền mặt hay là cơ sở nợ dồn tích: sự khác biệt của hai cơ sở (tính

thuế) nằm ở chỗ liệu một người nộp thuế sẽ đối phó với các khoản tiền mặt nhận được hay chịu các khoản nợ thuế trong một thời hạn nhất định Thông thường, các mô hình vĩ mô thường dự đoán các khoản tiền mặt, trái lại những mô h.nh vi mô lại nghiên cứu những khoản nợ hay thuế tiềm năng có thể phát sinh bất kì lúc nào vào một thời điểm nhất định (nửa năm chẳng hạn) và cần phải được điều chỉnh để sao cho chúng vẫn gói gọn trong khoản thu tiền mặt thực sự, và đây là mối quan tâm lớn nhất của chính phủ

(c) Mô hình mức thu hàng tháng

Có một nhóm các mô hình có thể dự báo các khoản thu hàng tháng chứ không dự báo số thu từ thuế tiềm năng Điều này lại không thích hợp lắm cho công tác phân tích tác động và quy mô của nó lại bị hạn chế trong phạm vi dự tính mức thu kỳ vọng hàng tháng Tuy nhiên đây là công cụ hữu ích cho việc phân bổ mục tiêu thu thuế hàng tháng giữa các cán bộ thuế và giám sát thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ này Hơn nữa, nó tính đến thời vụ của các khoản thu

Yêu cầu về dữ liệu là rất nhỏ Theo đó, chỉ cần tính mức thu hàng tháng trong vòng

12 tháng của năm ngoái, số mức thu hàng tháng của tháng hiện tại của năm nay và tốc độ tăng trưởng GDP của năm hiện tại Đây thực sự là một công cụ hữu ích cho công tác phân bổ mục tiêu thu thuế của các cán bộ ngành thuế đồng thời hỗ trợ cho công tác quản lí hoạt động của họ

Trang 17

Còn với Việt Nam, trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và thế giới ngày càng diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và có những tác động lớn đối với kết quả thu thuế, dự báo thu theo phương pháp truyền thống chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra, đòi hỏi công tác dự báo thu phải được đổi mới, hiện đại hóa để có thể

dự báo nhanh, chính xác, phục vụ hiệu quả công tác điều hành vĩ mô của nhà nước

Vì vậy từ năm 2006, được sự tài trợ của Dự án hỗ trợ kỹ thuật của Châu Âu (EU) đối với Bộ Tài chính trong hợp phần 2 (ETV2/PTF2), các chuyên gia Hoa Kỳ và

EU đã giúp Tổng Cục Thuếtrong quá trình thực hiện đề án "Nghiên cứu xây dựng

mô hình dự báo thu NSNN" thông qua các khóa đào tạo về kiến thức, kỹ năng, các đợt làm việc về giới thiệu kinh nghiệm các nước trên thế giới, đánh giá thực trạng công tác dự báo của Việt Nam, tư vấn, hỗ trợ triển khai xây dựng thử nghiệm các

mô hình dự báo tại Việt Nam

Từ năm 2009 đến nay, sau khi kết thúc chương trình hỗ trợ của EU, Tổng Cục Thuếvẫn tiếp tục cập nhật số liệu, chạy thử nghiệm các mô hình, phân tích, đánh giá kết quả dự báo so với thực tế để từng bước điều chỉnh mô hình Thực tế, lãnh đạo Tổng Cục Thuếđã nhận thức rõ tầm quan trọng phải đổi mới phương pháp phân tích, dự báo thu, từng bước tiếp cận và đưa vào ứng dụng các công cụ dự báo thu hiện đại

Hiện tại, Tổng Cục Thuếđang lưu giữ cơ sở dữ liệu và tiến hành dự báo số thu từ tất

cả các nguồn tổng thu thuế, số thu từ thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế TNCN, thu nhập doanh nghiệp và thuế đánh vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, bao gồm cả doanh thu từ dầu Những dự tính toán thu cho năm tới chủ yếu dựa trên tốc độ tăng số thu năm hiện tại so với số thu thuế cùng kỳ của năm trước Tốc độ tăng trưởng này được điều chỉnh cho phù hợp sau khi đi xem xét tốc độ tăng số thu

từ thuế thu nhập của các ngành công nghiệp có liên quan, các lĩnh vực và khu vực thích hợp của nền kinh tế và sau khi tham vấn kỹ với các Bộ và với cơ quan thuế ở cấp tỉnh và chi Cục Thuếcấp huyện, Rõ ràng là hiện nay việc dự báo tổng thu từ thuế hoặc dự báo doanh thu từ từng loại thuế cá nhân không sử dụng bất kì mô hình toán kinh tế hay mô phỏng vi mô nào mà mới chỉ đơn thuần là sử dụng phương pháp phân tích xu hướng mà thôi

Hiện nay, Tổng Cục Thuếbước đầu tiến hành xây dựng thử nghiệm một số mô hình

dự báo thu như: Mô hình dự báo tháng dùng cho dự báo số thu hàng tháng cho từng sắc thuế và tổng thu thuế; mô hình dự báo thuế giá trị gia tăng theo phương pháp dựa trên bảng cân đối I-O trên cơ sở bảng I-O năm 2000; mô hình hồi quy tổng thu nội địa theo GDP…

Trang 18

Theo đó, mô hình dự báo số thu tháng là một mô hình dự báo ngắn hạn được sử dụng để dự báo số thu hàng tháng đối với các sắc thuế chính và dự báo tổng thu chung Mô hình này xem xét đến cả các tác động của yếu tố mùa vụ trong hoạt động thu thuế và cho kết quả tương đối chính xác về số thu thực tế hàng tháng Cơ sở dữ liệu cần có để sử dụng mô hình này là số thu thuế thực tế qua hàng tháng của năm trước liền kề và các tháng trước liền kề tháng dự báo và sử dụng tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm để dự báo

Hàng năm, Tổng Cục Thuếđều thực hiện cập nhật mô hình tháng theo thời điểm từng tháng, quý, kết quả dự báo được điều chỉnh cho phù hợp và được sử dụng làm một kênh tham khảo trong quá trình đánh giá thực hiện dự báo thu NSNN hàng tháng, quý, năm Theo đó, kết quả dự báo các tháng năm 2013 sau khi loại trừ các yếu tố ảnh hưởng, dự báo một số sắc thuế chính qua các tháng tương đối sát với số thực hiện của từng tháng

Tuy nhiên, về tổng thể số dự báo của một số tháng còn sai lệch cao lên tới hơn 5%,

do trong những năm gần đây, Chính phủ áp dụng nhiều chính sách ưu đãi miễn giảm thuế đối với các nhóm doanh nghiệp, người nộp thuế, nên ảnh hưởng đến số thu NSNN Hiện tại, Tổng Cục Thuếđang thực hiện tách các số ảnh hưởng thu ra khỏi số liệu đầu vào cũng như số thực hiện để kết quả dự báo sát hơn

Với mô hình dự báo thuế giá trị gia tăng theo phương pháp I-O sẽ sử dụng bảng cân đối liên ngành I-O để ước tính cơ sở tính thuế; căn cứ vào tỷ lệ tuân thủ thuế giá trị gia tăng, thuế suất áp dụng cho từng ngành hàng kinh tế, dự báo thu thuế giá trị gia tăng cho năm tiếp theo Theo đó, dữ liệu đầu vào sẽ là bảng cân đối liên ngành I-O

và hệ thống tài khoản quốc gia do Tổng Cục Thống kê ban hành hàng năm, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô dự báo của cả nước…Tuy nhiên, khó khăn của việc thu thập dữ liệu đối với mô hình này là việc Tổng cục Thống kê thường ban hành các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia không kịp thời; đồng thời việc lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được dự báo hàng năm cũng gặp khó khăn, do các chỉ số này được nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau thực hiện và cho kết quả khác nhau Hơn nữa, kết quả dự báo theo mô hình bảng I-O cho kết quả dự báo chưa sát do cơ sở dữ liệu về thu ngân sách của ngành thuế chia theo ngành chưa tương thích với phân ngành kinh tế trên bảng I-O của Tổng cục Thống kê Trước mắt, mô hình này mới được ứng dụng trong việc hoạch định, xây dựng các phương án chính sách thuế giá trị gia tăng mới cũng như đánh giá tác động đến số thu NSNN khi chính sách thuế giá trị gia tăng thay đổi

Đối với mô hình hồi quy tổng thu nội địa theo GDP dựa trên lý thuyết vĩ mô nhằm xác định các biến số có liên quan đến kết quả thu thuế, từ đó, xây dựng mô hình

Trang 19

toán học biểu thị quan hệ giữa các biến số đó với số thu thuế hoặc cơ sở tính thuế

Mô hình này có ưu điểm là dễ thực hiện, số liệu đầu vào có khả năng đáp ứng được

Mô hình hồi quy có thể sử dụng để dự báo tổng thu NSNN hoặc dự báo thu riêng từng sắc thuế Yêu cầu quan trọng nhất của mô hình này là phải có chuỗi số liệu đủ dài và được làm sạch, loại trừ yếu tố ảnh hưởng của chính sách và quản lý thu, đồng thời, các mô hình hồi quy phải được điều chỉnh, kiểm nghiệm sai số để có thể đưa

ra được kết quả dự báo hợp lý Hiện tại, cơ sở dữ liệu ngành Thuế có thể đáp ứng một phần yêu cầu cơ sở dữ liệu phục vụ cho mô hình hồi quy

Cũng theo Tổng Cục thuế, mô hình mô phỏng vi mô dự báo thuế TNDN được sử dụng để phân tích nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp và ước lượng số thuế có thể thu được cho chính phủ thông qua hệ thống thuế hiện tại và đánh giá ảnh hưởng của việc áp dụng các chính sách thuế mới Mô hình được sử dụng để dự báo tổng thu thuế TNDN và số thu thuế TNDN theo các ngành, lĩnh vực Ưu điểm của mô hình này là có thể phân tích, đánh giá được ảnh hưởng của số thu NSNN khi nhà nước dự kiến áp dụng chính sách thuế mới Tuy nhiên, phương pháp thực hiện phức tạp và

dữ liệu đầu vào đòi hỏi nhiều thông tin chi tiết của người nộp thuế, do đó, việc đảm bảo đủ thông tin phục vụ xây dựng mô hình mô phỏng vi mô dự báo thuế TNDN tại

cơ quan Tổng Cục Thuếcòn gặp nhiều hạn chế

Thực tế hiện nay, cơ sở dữ liệu ngành Thuế đã có thể khai thác một phần thông tin của tờ khai thuế TNDN cũng như báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho xây dựng mô hình dự báo thuế TNDN theo phương pháp mô phỏng vi mô Tuy nhiên cũng còn một phần dữ liệu hiện vẫn chưa được tích hợp đầy đủ trong ứng dụng ngành Thuế là số thuế và thông tin báo cáo tài chính của các đơn vị thuộc một

số chi Cục Thuếquản lý

Riêng với công tác dự báo số thu thuế TNCN, các nước phát triển trên thế giới thường áp dụng hai mô hình là: mô hình người nộp thuế điển hình và mô hình tổng hợp về dự báo Hiện tại, ngành Thuế đang triển khai xây dựng chương trình quản lý thuế TNCN và cập nhật hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu Như vậy, sau khi chương trình quản lý thuế và hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu hoàn thành mới có thể khai thác được các thông tin để triển khai nghiên cứu, xây dựng mô hình người nộp thuế điển hình cũng như mô hình tổng hợp

Như vậy, để dự báo thu chính xác, ngành Thuế có thể phải sử dụng nhiều mô hình phức tạp hơn để dự báo được sự tác động của nền kinh tế đặc thù của Việt Nam đến

số thuế thu được Muốn làm được điều này cần xây dựng một cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất về số thu ngân sách, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng

cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và cá nhân nộp thuế để tránh thất thu thuế

Trang 20

Tóm tắt chương 1

Các lí thuyết thuế tối ưu và thuế nói chung, cũng như thuế TNDN nói riêng là nền tảng của quá trình nghiên cứu sự biến động của số thu thuế TNDN do tác động của các yếu tố về kinh tế - xã hội, các chính sách thuế, ưu đãi hay miền giảm thuế Vai trò của thuế TNDN trong nền kinh tế hiện nay vô cùng to lớn, chiếm tỷ trọng lớn trong số thu NSNN, nên việc đảm bảo nguồn thu này là vô cùng quan trọng

Dự báo số thu là xuất phát điểm trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước và là điểm mấu chốt của lập dự toán ngân sách của khu vực công Việc dự báo nguồn thu phải thực hiện trước khi bắt đầu chu kỳ ngân sách Dự báo số thu là cần thiết để tránh thâm hụt không mong muốn có thể phải được bù đắp bằng những khoản vay ngoài kế hoạch, cắt giảm chi tiêu và những biện pháp thu ngoài dự tính Dự báo số thu ngày càng trở nên quan trọng vì sự trông đợi của khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF) được dựa trên dự báo tính số thu trong trung hạn

Tổng quát về các mô hình mà các nước trên thế giới và Việt Nam đã, đang áp dụng

để thực hiện dự báo số thu thuế TNDN trong thời gian qua Từ các mô hình, kết quả thực hiện dự báo để đánh giá tình trạng cụ thể của việc dự báo số thu thuế TNDN Xác định vai trò quan trọng của việc dự báo số thu thuế TNDN trong quá trình lập NSNN hiện tại, các kế hoạch kiểm tra – thanh tra phù hợp để đảm bảo số thu thuế Bên cạnh việc dự báo số thu thuế trong tương lai cho dự toán ngân sách, các kỹ thuật dự báo được sử dụng để ước tính khả năng nguồn thu và theo dõi quá trình thu thuế đánh giá các khía cạnh kinh tế và cơ cấu của chính sách tài khóa và dùng

để phân tích chi tiêu thuế

Trang 21

Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THU THUẾ TNDN TẠI CỤC THUẾTP.HCM GIAI ĐOẠN 2006 - 2013

2.1 Giới thiệu về Cục ThuếTP.HCM

2.1.1 Giới thiệu chung về Cục thuế

Cục ThuếThành phố Hồ Chí Minh là tổ chức trực thuộc Tổng Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật

Cục ThuếTP.HCM có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật

Cục ThuếTP.HCM với số thu lớn nhất, chiếm trên 1/3 tổng số thu của cả nước; luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN, góp phần quan trọng giữ vững ổn định tài chính vĩ mô, động viên, huy động nguồn lực phục vụ cho phát triển, thiết thực đóng góp tăng trưởng kinh tế của đất nước, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, đầu tư nhiều công trình về hạ tầng, tích lũy và thực hiện chế độ lương mới

Là đơn vị dẫn đầu ngành thuế trong nhiều lĩnh vực và được chọn làm thí điểm trong việc áp dụng các Luật thuế, các quy trình quản lý thu thuế mới được toàn ngành học tập như: Hoàn thiện quy trình quản lý hộ; Tổ chức lại đội thuế phường, xã, xoá bỏ tình trạng kế toán doanh nghiệp tìm gặp công chức thuế chuyên quản; Cải tiến quy trình thu thuế qua kho bạc bằng giấy nộp tiền in sẵn nên giảm thiểu được số công chức ghi biên lai, giảm sai sót trong quá trình ghi biên lai, nhanh chóng cập nhật số thu; Là đơn vị tiên phong tổ chức trung tâm tư vấn thuế miễn phí cho người nộp thuế, thực hiện thành công mô hình Tuyên truyền hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp thuế; dẫn đầu về quản lý thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, một trong hai đơn

vị trong cả nước thành lập và đưa vào hoạt động hiệu quả Phòng thuế TNCN Là đơn vị đầu tiên được chọn làm thí điểm thực hiện quy trình quản lý theo hướng doanh nghiệp tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước

Thiết lập các đường dây nóng, tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, kịp thời giải đáp, xử lý những vướng mắc, hàng năm có trên 15.000 lượt doanh nghiệp, trên 35.000 lượt hộ cá thể SXKD được tập huấn; giải đáp thắc mắc qua điện thoại, qua phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet Là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện ISO 9001:2000 cho các sản phẩm Tuyên truyền hỗ trợ – Cấp mã số thuế cho Doanh nghiệp – Quản lý đăng ký thuế đối với người có thu nhập cao – Cung cấp thông tin hồ sơ lưu trữ – Đăng ký và duyệt hóa đơn tự in

Trang 22

Là đơn vị tiên phong của ngành thuế trong việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế trong nghiên cứu, thử nghiệm và có nhiều đóng góp cho sự hình thành, phát triển hệ thống xử lý thông tin của Tổng Cục Thuếmang lại hiệu quả cao được toàn ngành học tập; xây dựng nhiều chương trình ứng dụng có hiệu quả như trang Website của Cục Thuế đã giúp người dân, doanh nghiệp tìm biết những thông tin cần thiết về văn bản pháp luật thuế, lựa chọn đối tác kinh doanh; những đơn vị, cá nhân hoạt động không hợp lệ, các hoá đơn không hợp pháp đang lưu hành… qua đó phát hiện các thủ đoạn gian lận trốn thuế kịp thời xử lý theo pháp luật

Không ngừng xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ công chức ngày càng trong sạch vững mạnh, có trình độ, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tiếp thu và ứng dụng được khoa hoc công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới

Là đơn vị dẫn đầu của ngành thuế cả nước trên các lãnh vực ứng dụng máy tính trong quản lý thuế, thanh tra và xử lý tố tụng về thuế, quản lý thuế các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài, thuế khu vực kinh tế công thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh, thuế khu vực kinh tế quốc doanh… Có nhiều đóng góp cho ngành về biện pháp quản lý thu thuế tạo điều kiện để xây dựng chính sách thuế hợp lý sát thực tiễn của Việt Nam và xây dựng kế hoạch, chương trình mục tiêu phát triển kinh

tế của các quận, huyện, thành phố

Để ghi nhận những thành tích trên, Cục Thuếthành phố đã được Nhà nước khen thưởng 24 Huân chương, 7 Cờ thi đua và 4.144 bằng khen cụ thể như sau:

Từ năm 1990 đến năm 1998: 6 Huân chương Lao động hạng 3; 264 Bằng khen

 Từ năm 1999 đến nay, Nhà nước khen thưởng 18 Huân chương bao gồm: 1 Huân chương Lao động hạng I; 3 Huân chương Lao động hạng II; 14 Huân chương Lao động hạng III; 2 Cờ đơn vị dẫn đầu của Thủ tướng Chính phủ, 5

Cờ thi đua xuất sắc khối chính quyền thành phố, 51 Bằng khen của Thủ tướng chính phủ; 393 Bằng khen của Bộ Tài chính; 438 Bằng khen UBND Thành phố; 622 Bằng khen Tổng Cục Thuế

 Năm 2004, Cục ThuếTP Hồ Chí Minh vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào việc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc;

 Năm 2005, 01 cá nhân vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới; 02 cá nhân nhận danh hiệu Chiến

sỹ thi đua toàn quốc trong nhiều năm

Trang 23

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Lãnh đạo Cục Thuế: có 1 Cục trưởng và 5 Phó Cục trưởng

Cục trưởng Cục Thuếchịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuếvà trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuếtrên địa bàn Phó Cục trưởng Cục Thuếchịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh lãnh đạo khác của Cục Thuếthực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của BTC

Cơ cấu tổ chức: có 22 phòng chức năng tham mưu giúp việc Cục trưởng

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng của Cục Thuế TP.HCM

Phòng Tuyên truyền, Hỗ trợ NNT: tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về

chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong phạm vi Cục Thuếquản lý

Phòng Kê khai và Kế toán thuế: tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ

sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuếquản lý

Phòng Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế: thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn

đốc thu tiền thuế nợ, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý

Phòng Kiểm tra thuế số 1, 2, 3, 4: kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách

nhiệm thực hiện dự toán thu đối với NNT thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuếtheo phân công quản lý

Phòng Thanh tra thuế số 1,2,3,4: triển khai thực hiện công tác thanh tra NNT

trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến NNT thuộc phạm vi Cục Thuếquản lý

Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ + Dự toán: chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý

thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu NSNN thuộc phạm vi Cục Thuếquản lý

Phòng Pháp chế: tổ chức thực hiện công tác pháp chế về thuế thuộc phạm vi quản

lý của Cục Thuếquản lý

Phòng Quản lý thuế TNCN: tổ chức thực hiện thống nhất chính sách thuế TNCN;

kiểm tra, giám sát kê khai thuế TNCN; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế TNCN với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế

Phòng Kiểm tra nội bộ: tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra

việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục thuế

Trang 24

Phòng Tin học: tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành

thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và

hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý

Phòng Tổ chức cán bộ: tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ

máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục thuế

Phòng Hành chính – Lưu trữ: tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu

trữ, chương trình, kế hoạch công tác của Cục Thuếtrong phạm vi toàn Cục thuế

Phòng Quản trị + Tài vụ: tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác quản

lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị

Phòng Quản lý Ấn chỉ: thực hiện các công tác in ấn chỉ thuế theo phạm vi được

phân cấp; thực hiện cấp phát, bán hoá đơn ấn chỉ thuế cho các đơn vị trong và ngoài ngành thuế và các tổ chức và cá nhân nộp thuế; quản lý sử dụng hoá đơn ấn chỉ thuế

và quản lý hoá đơn tự in của các tổ chức và cá nhân nộp thuế

Trung tâm tích hợp và lưu trữ thông tin NNT: tổ chức thực hiện công tác thu

nhập, tiếp nhận, số hoá, tích hợp, lưu trữ đồng bộ, thống nhất và khai thác hiệu quả

hệ thống thông tin NNT trong phạm vi Cục Thuếquản lý

Phòng Quản lý các khoản thu từ đất: tổ chức thực hiện công tác quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn Cục Thuếquản lý

(Thực hiện theo Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng Cục thuế)

Trang 25

Cơ cấu tổ chức của Cục ThuếTP.HCM có thể được tóm tắt trong sơ đồ sau:

2.2 Tình hình về số thu thuế TNDN từ giai đoạn 2006 – 2013

Năm 1997, thuế TNDN chính thức thay thế thuế lợi tức Kể từ thời điểm ra đời, thuế TNDN đã bắt đầu mang lại nguồn thu đáng kể cho NSNN nói chung và TP.HCM nói riêng

Trang 26

Hình 2 1 Số thu thuế TNDN của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài giai đoạn 2006

- 2013

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Phòng Kiểm tra số 2 – Cục ThuếTP.HCM

Số thu thuế TNDN trong giai đoạn 2006 – 2013 vẫn gia tăng đáng kể trong suốt giai đoạn Bắt đầu từ năm 2004, khi thuế suất thuế thu nhập giảm từ 33% xuống còn 28%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu phát triển mạnh mẽ và mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách, chiếm 31,5%, trong khi đó khu vực DNNN trung ương chỉ chiếm 20,3% Và nguồn thu gia tăng đỉnh điểm vào năm 2008 với mức 19,975 tỷ đồng, tăng đến 69,4% so với năm 2007 Sau đó, bất ngờ tụt giảm bị

sự ảnh hưởng của hậu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, hàng loạt các doanh nghiệp tuyên bố phá sản, làm nguồn thu giảm tới 22,3% vào năm 2009, mặc dù đây cũng là năm thuế suất thuế thu nhập được giảm xuống còn 25% nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sau hậu khủng hoảng năm 2008

Trong vòng 3 năm 2010 đến 2013, sau sự tụt dốc trầm trọng vào năm 2009, số thu thuế TNDN đã có những bước tăng trưởng trở lại do các chính sách của Nhà nước nhằm khôi phục kinh tế, giảm thuế suất thuế TNDN theo lộ trình cam kết giảm thuế suất

Trong năm 2010, tình hình số thu thuế đạt 90,07% dự toán pháp lệnh năm, tăng 21,81% so với cùng kỳ năm 2009

 Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong năm

2010 tăng 15,5% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hoá chưa loại trừ biến động giá tăng 14,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 22%; doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 75, 4% và vận tải hành khách tăng 14,5%

Trang 27

 Một số DN có số nộp tăng cao so với cùng kỳ là: Cty điện tử Samsung Vina (tăng 17,79%),

 Một số DN có số nộp giảm so với cùng kỳ là: Ngân Hàng HSBC Việt Nam (giảm 14,19%), bảo hiểm nhân thọ Prudential (giảm 10,33%), Cty LD Phú

Mỹ Hưng (giảm 25,16%),

Ở năm 2011, số thu ở khu vực này trong năm 2011 vượt dự toán và có tốc độ tăng cao do 2 nguyên nhân chính: số DN hết thời hạn ưu đãi khai nộp thuế TNDN; tác

động của công tác thanh tra, kiểm tra giảm lỗ của Cục thuế

Năm 2013 là năm khó khăn cho ngành thuế nói chung và cho các doanh nghiệp đầu

tư nước ngoài nói riêng bởi tình trạng suy giảm kinh tế trên toàn quốc và thành phố

Hồ Chí Minh làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM và cũng ảnh hưởng đến kế hoạch thu năm 2013 của ngành thuế Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách giảm, giãn, ưu đãi thuế cho các DN nhỏ và vừa Chính điều này làm ảnh hưởng đến tình hình thu NSNN của ngành Thu từ DN có vốn Đầu tư nước ngoài có

số thực hiện dự toán pháp lệnh và tốc độ tăng so với cùng kỳ cao nhất trong các khu vực KT, ngoài một số ít DN vẫn đảm bảo có số nộp tăng, còn có lý do từ công tác thanh tra, kiểm tra giảm lỗ của Cục thuế

Trong các nguồn thu NSNN, thuế TNDN luôn chiếm một tỉ lệ lớn nhất trong suốt nhiều năm qua

Trang 28

Hình 2 2 Tỷ trọng thuế TNDN của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trong

nguồn thu NSNN giai đoạn 2011- 2013

Nguồn: Phòng Kiểm tra số 2, Cục ThuếTP.HCM

Trang 29

2.3 Sự biến chuyển của thuế suất thuế TNDN từ năm 2006 đến nay

Khắc phục những hạn chế của thuế lợi tức, Luật thuế TNDN được ban hành phục

vụ cho nhu cầu tất yếu của nền kinh tế Theo Hệ thống văn bản quy phạm Pháp luật ghi nhận, trong giai đoạn từ năm 1997 tới năm 2013, thuế TNDN đã trải qua 4 giai đoạn thay đổi về mức thuế suất như sau:

Ngày 10/5/1997, Quốc hội khóa IX đã thông qua luật thuế TNDN đầu tiên, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999

Thời điểm này, còn phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo đó, thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 32%

Cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải đang nộp thuế lợi tức với thuế suất là 25%, nay nộp thuế TNDN với thuế suất 32% mà có khó khăn được áp dụng thuế suất 25% trong thời hạn ba năm, kể từ khi Luật này có hiệu lực thi hành; hết thời hạn ba năm, thực hiện thuế suất 32% Chính phủ quy định các cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải được áp dụng thuế suất 25%

Cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại thì ngoài việc nộp thuế thu nhập theo thuế suất 32%, còn phải nộp thuế thu nhập bổ sung 25% trên phần thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại Chính phủ quy định phương pháp xác định phần thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại

Đối với dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu

tư được áp dụng thuế suất 25%, 20%, 15% do Chính phủ quy định

Thuế suất thuế TNDN đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là 50%; khai thác tài nguyên quí hiếm khác thì

có thể áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh

Trên thực tế, sự phát triển nền kinh tế thị trường, đã chứng minh sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trở thành lực cản đối với doanh nghiệp trong nước Đặc biệt trong bối cảnh cần nâng cao khả năng cạnh tranh khi hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu Đây là một trong những nguyên nhân chính, dẫn đến sự thay đổi chính sách thuế thu nhập đối với cơ

sở kinh doanh

Ngày 17/6/2003, Quốc hội khóa XI đã thông qua luật thuế TNDN sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004

Trang 30

Luật thuế mới đã thống nhất thuế suất, ưu đãi thuế suất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; bãi bỏ thuế bổ sung đối với doanh nghiệp trong nước và thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Cụ thể:

 Thuế suất thuế TNDN đối với cơ sở kinh doanh là 28%

 Thuế suất thuế TNDN đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50% phùhợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh

Ngày 3/6/2008 Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật thuế TNDN mới (sau đây gọi là luật thuế TNDN năm 2008) có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009

 Luật thuế TNDN mới cắt giảm mức thuế suất thuế TNDN từ 28% xuống còn 25% nhằm mục tiêu khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh; trừ trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù và được hưởng chế độ ưu đãi thuế suất

 Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh

Ngày 19 tháng 06 năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 (“Luật thuế TNDN”) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 Một số điểm thay đổi đáng lưu ý như:

Thu nhập miễn thuế: Luật sửa đổi làm rõ các loại thu nhập được miễn thuế TNDN

trong lĩnh vực nông, lâm, ngư và diêm nghiệp; thu nhập miễn thuế TNDN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có lao động là người khuyết tật, sau cai nghiện, nhiễm HIV/AIDS và một số trường hợp khác

Thu nhập khác:

 Bổ sung thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

 Các khoản dự phòng được đưa ra khỏi thu nhập khác

Các khoản chi được trừ và không được trừ

 Các khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh theo quy định của pháp luật sẽ được coi là chi phí hợp lý;

 Quy định thanh toán không dùng tiền mặt được cụ thể trong luật thuế TNDN khi yêu cầu các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;

Trang 31

 Doanh nghiệp không phải thông báo định mức tiêu hao chi phí nguyên liệu, vật liệu,nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa cho cơ quan thuế để làm căn cứ xác định chi phí hợp lý, hợp lệ;

 Mức giới hạn về chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại được nâng từ 10% lên 15% tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi về chi quảng cáo, tiếp thị Giới hạn này không áp dụng đối với chiết khấu thanh toán

 Lỗ từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt động đó, nhưng không quá 05 năm

Ưu đãi thuế cho dự án mới thành lập và một số loại thu nhập: Luật thuế TNDN đã

bổ sung, mở rộng đối tượng hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với:

 Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong một số lĩnh vực như khoa học - công nghệ, công nghệ cao, sản xuất vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, công nghệ sinh học và bảo vệ môi trường;

 Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi về thuế TNDN kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao/ứng dụng công nghệ cao;

 Các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất có vốn đầu tư lớn (tối thiểu 6.000 tỷ đồng), đáp ứng điều kiện về tốc độ giải ngân và có doanh thu lớn hoặc sử dụng nhiều lao động sẽ được hưởng ưu đãi thuế;

 Ưu đãi thuế suất đối với thu nhập từ dự án đầu tư- kinh doanh nhà ở xã hội

để bán, cho thuê, cho thuế mua; thu nhập từ hoạt động báo in, hoạt động xuất bản; thu nhập của doanh nghiệp từ một số hoạt động trong lĩnh vực nông

Ngày đăng: 18/07/2014, 17:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1 Số thu thuế TNDN của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài giai đoạn 2006 - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
Hình 2. 1 Số thu thuế TNDN của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài giai đoạn 2006 (Trang 26)
Hình 2. 2 Tỷ trọng thuế TNDN của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trong - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
Hình 2. 2 Tỷ trọng thuế TNDN của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trong (Trang 28)
Hình 3. 1 Xu hướng tăng theo thời gian - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
Hình 3. 1 Xu hướng tăng theo thời gian (Trang 34)
Hình 3. 2 Thành phần mùa - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
Hình 3. 2 Thành phần mùa (Trang 35)
Hình 3. 4 Hàm tự tương quan ACF cho chuỗi ví dụ - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
Hình 3. 4 Hàm tự tương quan ACF cho chuỗi ví dụ (Trang 43)
Hình 3. 5 Hàm tự tương quan riêng phần PACF cho chuỗi ví dụ - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
Hình 3. 5 Hàm tự tương quan riêng phần PACF cho chuỗi ví dụ (Trang 45)
Hình 3. 6 a) Dao động hàn số mũ tắt dần - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
Hình 3. 6 a) Dao động hàn số mũ tắt dần (Trang 46)
Bảng 4. 1 Số liệu sô thu thuế TNDN từ quý 1-2006 đến quý 4-2013 (đơn vị: triệu đồng) - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
Bảng 4. 1 Số liệu sô thu thuế TNDN từ quý 1-2006 đến quý 4-2013 (đơn vị: triệu đồng) (Trang 52)
Hình 4. 1 Đồ thị LNTNDN - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
Hình 4. 1 Đồ thị LNTNDN (Trang 53)
Bảng 4. 2 Kết quả kiểm định ADF đối với chuỗi gốc và chuỗi laga nepe - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
Bảng 4. 2 Kết quả kiểm định ADF đối với chuỗi gốc và chuỗi laga nepe (Trang 54)
Bảng 4. 3 Kết quả ước lượng mô hình - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
Bảng 4. 3 Kết quả ước lượng mô hình (Trang 56)
Hình 4. 5 Kiểm định mô hình LNTNDN - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
Hình 4. 5 Kiểm định mô hình LNTNDN (Trang 57)
Hình  sản  xuất  –  kinh  doanh  của  các  doanh  nghiệp  nên  việc  dự  báo  số  thu  thuế  TNDN bằng mô hình ARIMA chỉ có tính chất tham khảo, để số dự báo có thể chính  xác cần phải thu thập thêm nhiều số liệu để có thể có độ tin cậy của số dự báo cao - DỰ báo số THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP BẰNG mô HÌNH ARIMA tại cục THUẾ TP HCM
nh sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp nên việc dự báo số thu thuế TNDN bằng mô hình ARIMA chỉ có tính chất tham khảo, để số dự báo có thể chính xác cần phải thu thập thêm nhiều số liệu để có thể có độ tin cậy của số dự báo cao (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w