Ưu điểm của mô hình I/O so với mô hình kinh tế lượng là nó phản ánh được mối quan lệ liên ngành trong nền kinh tế. Nền kinh tế được phân thành nhiều ngành và bảng I/O thể hiện mối liên hệ đa ngành này (ví dụ như bảng I/O của Việt Nam và TP.HCM năm 1996 có 97 ngành). Bảng I/O được xây dựng cho một năm nhất định nào đó. Về mặt hình thức, bảng I/O có dạng như sau:
Nền kinh tế được phần ra thành n ngành. Bảng trên được hiểu như sau:
Xij: là giá trị sản phẩm của ngành i cung ứng cho ngành j
Zi: là tổng giá trị sản phẩm của ngành i cung ứng cho các ngành sản xuất khác.
Zj: là tổng giá trị sản phẩm của các ngành cung ứng cho ngành j
Yi: là giá trị sản phẩm của ngành i cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng.
Và ta có:
Y = C + I + G + X là GDP
Với G : Tiêu dùng chính phủ I : Đầu tư của nhà sản xuất C : Tiêu dùng dân cư
X : Xuất khẩu ròng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) Xi: là tổng giá trị sản xuất của ngành i
Vj : là giá trị tăng thêm của ngành j (thực tế bao gồm cả khấu hao và thuế gián thu)
Wj : thu nhập của lao động trong ngành j Rj: thu nhập về vốn của ngành j
Từ công thức trên, chúng ta thấy rằng có thể dự báo giá trị sản xuất và GDP của từng ngành khi biết được sự thay đổi của nhu cầu cuối cùng. Như vật, nếu chúng ta dự báp được sự thay đổi của các thành phần của nhu cầu cuối cùng, chúng ta sẽ dự báo được sự thay đổi sản lượng của tất cả các ngành kinh tế.