Khắc phục những hạn chế của thuế lợi tức, Luật thuế TNDN được ban hành phục vụ cho nhu cầu tất yếu của nền kinh tế. Theo Hệ thống văn bản quy phạm Pháp luật ghi nhận, trong giai đoạn từ năm 1997 tới năm 2013, thuế TNDN đã trải qua 4 giai đoạn thay đổi về mức thuế suất như sau:
Ngày 10/5/1997, Quốc hội khóa IX đã thông qua luật thuế TNDN đầu tiên, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999.
Thời điểm này, còn phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 32%.
Cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải đang nộp thuế lợi tức với thuế suất là 25%, nay nộp thuế TNDN với thuế suất 32% mà có khó khăn được áp dụng thuế suất 25% trong thời hạn ba năm, kể từ khi Luật này có hiệu lực thi hành; hết thời hạn ba năm, thực hiện thuế suất 32%. Chính phủ quy định các cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải được áp dụng thuế suất 25%.
Cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại thì ngoài việc nộp thuế thu nhập theo thuế suất 32%, còn phải nộp thuế thu nhập bổ sung 25% trên phần thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại. Chính phủ quy định phương pháp xác định phần thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại.
Đối với dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư được áp dụng thuế suất 25%, 20%, 15% do Chính phủ quy định.
Thuế suất thuế TNDN đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tiến hành tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí là 50%; khai thác tài nguyên quí hiếm khác thì có thể áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Trên thực tế, sự phát triển nền kinh tế thị trường, đã chứng minh sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trở thành lực cản đối với doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt trong bối cảnh cần nâng cao khả năng cạnh tranh khi hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Đây là một trong những nguyên nhân chính, dẫn đến sự thay đổi chính sách thuế thu nhập đối với cơ sở kinh doanh.
Ngày 17/6/2003, Quốc hội khóa XI đã thông qua luật thuế TNDN sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.
Luật thuế mới đã thống nhất thuế suất, ưu đãi thuế suất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; bãi bỏ thuế bổ sung đối với doanh nghiệp trong nước và thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể:
Thuế suất thuế TNDN đối với cơ sở kinh doanh là 28%.
Thuế suất thuế TNDN đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50% phùhợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Ngày 3/6/2008 Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật thuế TNDN mới (sau đây gọi là luật thuế TNDN năm 2008) có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009.
Luật thuế TNDN mới cắt giảm mức thuế suất thuế TNDN từ 28% xuống còn 25% nhằm mục tiêu khuyến khích hoạt động sản xuất, kinh doanh; trừ trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù và được hưởng chế độ ưu đãi thuế suất.
Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Ngày 19 tháng 06 năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 (“Luật thuế TNDN”) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. Một số điểm thay đổi đáng lưu ý như:
Thu nhập miễn thuế: Luật sửa đổi làm rõ các loại thu nhập được miễn thuế TNDN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư và diêm nghiệp; thu nhập miễn thuế TNDN từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có lao động là người khuyết tật, sau cai nghiện, nhiễm HIV/AIDS và một số trường hợp khác.
Thu nhập khác:
Bổ sung thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền góp vốn, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
Các khoản dự phòng được đưa ra khỏi thu nhập khác.
Các khoản chi được trừ và không được trừ
Các khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh theo quy định của pháp luật sẽ được coi là chi phí hợp lý;
Quy định thanh toán không dùng tiền mặt được cụ thể trong luật thuế TNDN khi yêu cầu các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt;
Doanh nghiệp không phải thông báo định mức tiêu hao chi phí nguyên liệu, vật liệu,nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa cho cơ quan thuế để làm căn cứ xác định chi phí hợp lý, hợp lệ;
Mức giới hạn về chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại được nâng từ 10% lên 15% tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi về chi quảng cáo, tiếp thị. Giới hạn này không áp dụng đối với chiết khấu thanh toán.
Thuế suất:
Thuế suất thuế TNDN được điều chỉnh xuống 22% từ ngày 01 tháng 01 năm 2014và giảm xuống 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016;
Doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước liền kề năm tính thuế không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20% kể từ 01tháng 07 năm 2013;
Thu nhập từ dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội theo quy định pháp luật hưởng thuế suất 10% từ 01 tháng 07 năm 2013.
Chuyển lỗ
Lỗ từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế. Nếu doanh nghiệp vẫn còn lỗ thì được tiếp tục chuyển sang năm sau, nhưng không quá 05 năm;
Lỗ từ hoạt động chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của hoạt động đó, nhưng không quá 05 năm.
Ưu đãi thuế cho dự án mới thành lập và một số loại thu nhập: Luật thuế TNDN đã bổ sung, mở rộng đối tượng hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với:
Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong một số lĩnh vực như khoa học - công nghệ, công nghệ cao, sản xuất vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, công nghệ sinh học và bảo vệ môi trường;
Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi về thuế TNDN kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao/ứng dụng công nghệ cao;
Các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất có vốn đầu tư lớn (tối thiểu 6.000 tỷ đồng), đáp ứng điều kiện về tốc độ giải ngân và có doanh thu lớn hoặc sử dụng nhiều lao động sẽ được hưởng ưu đãi thuế;
Ưu đãi thuế suất đối với thu nhập từ dự án đầu tư- kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuế mua; thu nhập từ hoạt động báo in, hoạt động xuất bản; thu nhập của doanh nghiệp từ một số hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp…,và một số ngành sản xuấtnhư năng lượng sạch, máy móc phục vụ cho nông, lâm, ngư nghiệp;
Ưu đãi đối với thu nhập từ dự án đầu tư mới tại một số khu công nghiệp (không bao gồm khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội thuận lợi).
Quy định về vốn mỏng: Quy định về vốn mỏng không được đề cập trong Luật thuế TNDN. Theo dự thảo trước đó, Việt Nam đã cân nhắc áp dụng các quy định về vốn mỏng với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và ngân hàng theo một lộ trình cụ thể.
Ưu đãi đối với đầu tư mở rộng:
Luật thuế TNDN sửa đổi bổ sung đã chính thức cho phép tiếp tục áp dụng ưu đãi thuế cho đầu tư mở rộng sau 05 năm kể từ khi Luật số 14/2008/QH12 có hiệu lực. Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Luật này. Nếu doanh nghiệp có đầu tư mở rộng thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế TNDN theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại hoặc hưởng thời gian miễn giảm thuế TNDN như một dự án mới thành lập trong cùng lĩnh vực, địa bàn ưu đãi.
Để hưởng ưu đãi như trên, phần đầu tư mở rộng phải đáp ứng một trong ba tiêu chí sau:
Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của Luật này hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; hoặc
Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư; hoặc
Công suất thiết kế tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế trước khi đầu tư Ưu đãi thuế TNDN quy định tại khoản này không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mở rộng do sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư đang hoạt động.
Tóm tắt chƣơng 2
Cục ThuếTP.HCM là một trong những đơn vị luôn dẫn đầu trong việc đảm bảo thu NSNN trong cả nước. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, các chức năng của phòng góp phần làm rõ hơn nhiệm vụ, trách nhiệm, phạm vi công tác của các phòng. Bên cạnh đó, tìm hiểu rõ hơn đơn vị thực tập, các biến động về nhân sự để có cái nhìn sâu sát hơn về tình hình thực tế tại Cục, có cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng ban, để đề xuất phương án tăng cường số thu thông qua kết quả dự báo của mô hình nghiên cứu.
Khát quát tình hình số thu thuế TNDN giai đoạn 2006 – 2013, bên cạnh đó là các biến động của thuế suất thuế TNDN trong giai đoạn trên. Thueest suất thay đổi ảnh hưởng rât lớn đến số thu thuế TNDN. Số thuế trong giai đoạn này có những biến động bất thường do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2009, đến nay mặc dù kinh tế đã có những dấu hiệu hồi phục nhưng chưa hoàn toàn khởi sắc, nên khó tránh khỏi những khó khăn. Đánh giá được tình hình số thu trong thời gian qua, góp phần vào việc đánh giá số thuế trong thời gian tới, đồng thời có cơ sở để thực hiện dự báo chính xác, có thể sử dụng kết quả để tham khảo.
Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
3.1. Các bước tiến hành nghiên cứu: