Các yếu tố liên quan đến giao dịch liên kết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại cục thuế tại cục thuế Tp.Hồ Chí Minh (Trang 32)

Trong lĩnh vực thuế, một số sai lệch liên quan đến các chỉ tiêu giao dịch liên kết có thể ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN như: kê khai tăng chi phí đầu vào hoặc giảm doanh thu bán ra cho các DN liên kết để tối thiểu hóa thuế TNDN phải nộp; chuyển thu nhập từ DN liên kết không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỉ lệ thấp hơn sang DN liên kết được hưởng ưu đãi cao hơn, chuyển thu nhập từ DN này sang DN chuẩn bị lên sàn chứng khoán hoăc phát hành cổ phiếu ra công chúng.

2.4.6. Các yếu tố khác liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh

Số thuế phải nộp: bằng nghiên cứu thực nghiệm của Friedland và ctg (1987), cho thấy rằng người ta ít tuân thủ khi mức thuế cao. Singh (2003) và Somasundram (2005) tuyên bố rằng từ khi hình thành cơ chế tự khai tự nộp, tuân thủ thuế trở thành một vấn đề quan trọng trong hệ thống thuế, theo quan điểm này cho thấy tổng số thuế phải nộp phụ thuộc nhiều vào mức độ tuân thủ thuế. Cơ quan thuế sẽ kiểm tra hình thức kê khai của doanh nghiệp để phát hiện việc không tuân thủ thuế.

Cơ chế quản lý của ngành thuế là người nộp thuế tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Số thuế TNDN phải nộp, quy mô, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp... được phản ánh và ghi nhận trên tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế.

Trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định: Căn cứ tính thuế TNDN là thu nhập tính thuế và thuế suất. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam. Các chỉ tiêu tài chính thể hiện trên tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và báo cáo tài chính bao gồm: doanh thu, chi phí lãi vay, chi phí đầu tư tài sản cố định, quy mô tổng tài sản ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp.

Trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định: Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

- Ngành nghề hoạt động SXKD của DN: theo kết quả kiểm tra tình hình tuân thủ pháp luật về thuế trong những năm qua xét thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thường có xu hướng tuân thủ thuế kém hơn các ngành khác, do hiện nay các hình thức thanh toán tại Việt Nam đối với hoạt động thương mại khó có thể kiểm soát

hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp do đa số các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Do vậy, ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng ít nhiều đến rủi ro trong kê khai nộp thuế. Thực hiện kinh doanh theo đúng ngành nghề giúp cơ quan quản lý dễ kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát hiện những gian dối trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN.

Ngoài ra, chỉ tiêu loại hình kinh tế của DN cũng là những đặc trưng của DN được đưa ra phân tích dưới góc độ ảnh hưởng đến rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN.

2.5. Nghiên cứu của Tổng cục Thuế

Theo Tổng cục Thuế (2011b), để hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra Tổng cục Thuế thí điểm xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế áp dụng tại 6 đơn vị là: Thanh tra Tổng cục Thuế, Cục Thuế Thành phố Hà Nội, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thuế tỉnh Bình Dương, Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh.

Bộ tiêu chí này bao gồm 16 chỉ tiêu với 5 nhóm, cụ thể như sau: (1) Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế gồm 1 tiêu chí, (2) Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế gồm 1 tiêu chí, (3) Đánh giá sự biến động về kê khai giữa các năm gồm 2 tiêu chí, (4) Đánh giá về tình hình tài chính gồm 10 tiêu chí, (5) Lịch sử thanh tra của NNT gồm 2 tiêu chí.

Nhóm 1: Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế

Tiêu chí 1: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định(bao gồm tháng, quý, năm).

Nhóm 2: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế

Tiêu chí 2: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế

Nhóm 3: Đánh giá sự biến động về kê khai giữa các năm

Tiêu chí 3: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế TNDN phát sinh/ doanh thu” giữa các năm).

Tiêu chí 4: So sánh biến động của tỷ lệ” Thuế GTGT phát sinh/doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra” giữa các năm.

Nhóm 4: Đánh giá về tình hình tài chính

Tiêu chí 5: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần. Tiêu chí 6: Tỷ lệ( lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay)/ doanh thu thuần.

Tiêu chí 7: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần Tiêu chí 8: Tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu

Tiêu chí 9: Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần Tiêu chí 10: Tỷ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu thuần Tiêu chí 11: Tỷ lệ chi phí quản lý/ doanh thu thuần Tiêu chí 12: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tiêu chí 13: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tiêu chí 14: Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Nhóm 5: Lịch sử thanh tra của NNT

Tiêu chí 15: Kỳ đã được thanh tra gần nhất

Tiêu chí 16: Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất.

Theo nghiên cứu của Tổng cục Thuế (2011b), mức độ rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN được tính trên cơ sở trung bình giữa giá trị cao nhất và giá trị thấp nhất theo danh sách giá trị tính theo từng tiêu chí của từng tất cả DN, trong đó theo kết quả điều tra của Tổng cục Thuế với thang điểm từ 1 đến 4 được gán cho từng tiêu chí theo giá trị từ nhỏ nhất đến cao nhất, đối với các mức độ đo lường của các yếu tố tác động đến rủi ro. Kết quả phân tích >= Trung bình: có rủi ro (được gán giá trị là 1); Kết quả phân tích < Trung bình: không có rủi ro (được gán giá trị là 0). Để ước tính rủi ro của từng DN dựa trên biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Ƣớc tính rủi ro của từng DN.

Danh sách giá trị tính theo từng tiêu chí của tất cả NNT Trung bình Trung bình thấp Trung bình cao Rủi ro cao (4 điểm) Rủi ro vừa (3 điểm) Rủi ro thấp (2 điểm) Rủi ro rất thấp (1 điểm) (Hoặc ngược lại)

Min Max (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Tính bình quân của danh sách trên

“Trung bình”)

(Tính bình quân của danh sách dưới

Qua nghiên cứu mô hình đánh giá đánh giá rủi ro về thuế, tác giả nhận thấy nghiên cứu của Tổng cục Thuế còn một số hạn chế như sau:

- Vấn đề quy mô DN đã được xem xét trong quy trình nhưng chỉ là một tiêu thức để lựa chọn hơn là một sự phân luồng ngay từ đầu để quản lý.

- Cơ sở dữ liệu chủ yếu là các thông tin từ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (trong đó bao gồm dữ liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của một số năm gần đây. Dữ liệu về các báo cáo tài chính khác cũng như kết quả thanh tra, kiểm tra thuế trong quá khứ chưa được chuẩn hóa và số hóa để có thể liên kết với thông tin tài chính nhằm thực hiện việc phân tích thống kê. Nên một số tiêu chí không có số liệu để phân tích.

- Hệ thống lựa chọn trên cơ sở phân tích đang ứng dụng phương pháp cho điểm dựa trên nguyên tắc nội suy trong tổng thể cùng kỳ, cùng ngành, cùng quy mô. Chưa so sánh với dữ liệu chuẩn cũng như mô hình đánh giá rủi ro vì chưa có các thông số này. Ngoài ra, thông tin về ngành nghề SXKD của DN chưa đúng với thực tế nên dẫn tới tỷ lệ bình quân ngành chưa chính xác.

- Hệ thống chỉ tiêu thiếu các chỉ tiêu dựa trên Bảng cân đối kế toán nên khả năng tầm soát rủi ro bị hạn chế. Điều này xuất phát từ dữ liệu trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN được số hóa chỉ bao gồm thông tin về kết quả kinh doanh và xác định thu nhập chịu thuế. Một số chỉ tiêu được đặt ra nhưng hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thuế còn thiếu nên ảnh hưởng đến việc phân tích, đánh giá.

- Hệ thống các tiêu chí chưa có chỉ tiêu đánh giá các DN kinh doanh đa ngành nghề, DN chế xuất và đặc biệt là DN có quan hệ liên kết. Đây là đối tượng mà ngành thuế cần tập trung quản lý thuế nói chung và trong công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng để thực hiện tốt công tác chống chuyển giá giữa các DN có giao dịch liên kết và đảm bảo tăng thu cho NSNN.

- Việc cho điểm rủi ro, đánh giá rủi ro còn sử dụng phương pháp thủ công, chưa khoa học, chưa sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro dựa trên kỹ thuật phân tích thống kê nên chưa đánh giá được tác động của từng chỉ tiêu có thể ảnh hưởng đến rủi ro trong việc kê khai nộp thuế của DN.

Tóm lại, hệ thống tiêu chí trên phù hợp với đặc điểm của hệ thống quản lý thuế hiện tại (thiếu cơ sở dữ liệu, các phần mềm lựa chọn còn ở mức ban đầu và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin thấp…) nhưng còn đơn giản và thiếu sót. Do đó, khả năng ứng dụng và thực tiễn còn khó khăn vì:

- Khả năng lựa chọn đối tượng có rủi ro sai lệch thuế thì rất hạn chế. Điều này dẫn đến việc kiểm tra, thanh tra không mang lại kết quả, nghĩa là không phát hiện hoặc chỉ phát hiện được những sai lệch thuế không quan trọng. Một mặt, sẽ làm tốn kém chi phí cơ hội cho công tác kiểm tra, thanh tra; mặt khác sẽ không có tác dụng thúc đẩy sự tuân thủ.

- Về lâu dài, hệ thống chỉ tiêu phân tích dựa trên quá trình cho điểm với số lượng chỉ tiêu ít và đơn giản như trên sẽ dễ dàng bị đối phó bởi các DN có ý định né tránh việc kiểm tra, thanh tra thuế.

- Hệ thống chỉ tiêu phân tích hoàn toàn dựa trên tính nội suy mà không có chỉ tiêu phản hồi từ các kết quả kiểm tra thực tế sẽ không thể cung cấp dữ liệu để đánh giá, cải tiến các chỉ tiêu.

2.6. Mô hình nghiên cứu đề nghị

Trên cơ sở lý thuyết, các lý thuyết về sự không chắc chắn và rủi ro kê khai nộp thuế, dựa theo các nghiên cứu trước và nghiên cứu kiểm soát rủi ro tuân thủ của Tổng cục Thuế và nghiên cứu thực tế về phân tích đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến rủi ro kê khai nộp thuế của doanh nghiệp tại TP.HCM, Người viết đề xuất mô hình nghiên cứu phân tích tương quan về mức độ rủi ro kê khai thuế của DN dựa trên các tiêu chí nội sinh mà nghiên cứu của Tổng cục thuế đã đưa ra như: Hệ số khả năng toán nhanh, Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần, Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần, Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế / vốn chủ sở hữu, Biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa các năm, Biến động của tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh/ doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm, , Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất, Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, Loại hình kinh tế; ngoài ra còn sử dụng thêm các tiêu chí khác để đánh giá đầy đủ hơn các ảnh hưởng đến rủi ro kê khai nộp thuế của DN như: Tỷ lệ Chi phí lãi vay/ Nợ vay, Tỷ lệ khấu hao bình quân, Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản, Quan hệ liên

kết, Thuế TNDN phát sinh, Doanh thu, Tổng số thuế phải nộp, Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Rủi ro trong kê khai nộp thuế nhận phần giá trị là 1 và ngược lại là nhận giá trị là 0, do đó mô hình hồi quy có dạng:

Logit XLRR = o + 1*HSKNTT+ 2*GV_DTT+ 3*CPLV + 4*KHBQ+ 5*LN_TS+

6*LNST + 7*LN_VSH + 8*QHLK+ 9*BDTTNDN+ 10*BDTGTGT+

11*TTNDN+ 12*T_TRTHU + 13*CHAM_NOP+ 14*D_THU + 15*T_TNOP +

16*LHINH+ 17*NGANH+ ei. (**)

Trong đó:

XLRR: biến phụ thuộc (Rủi ro kê khai thuế của DN)

Các biến độc lập (xác định dựa vào mô hình nghiên cứu), trong đó, tên gọi cụ thể các biến như sau:

Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán:

HSKNTT: Hệ số khả năng thanh toán nhanh (%).

Nhóm chỉ số về chi phí:

GV_DTT: Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần (%). CPLV: Tỷ lệ Chi phí lãi vay/ Nợ vay (%).

KHBQ: Tỷ lệ khấu hao bình quân(%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm chỉ số về lợi nhuận:

LN_TS: Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (%). LNST: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần (%). LN_VSH: Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế / vốn chủ sở hữu (%).

Nhóm chỉ số quan hệ liên kết:

QHLK: Quan hệ liên kết (mang giá trị 1 đối với doanh nghiệp có quan hệ liên kết, giá trị 0 đối với những DN không có quan hệ liên kết).

Nhóm chỉ số biến động thuế:

BDTTNDN: So sánh biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa các năm (%).

BDTGTGT: So sánh biến động của tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh/ doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm (%).

Nhóm đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế:

TTNDN: Thuế TNDN phát sinh (tỷ đồng).

T_TRTHU: Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất (tỷ đồng). CHAM_NOP: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (Số lần).

Nhóm đánh giá về quy mô của DN:

D_THU: Doanh thu (tỷ đồng).

T_TNOP: Tổng số thuế phải nộp (tỷ đồng).

Nhóm đánh giá về loại hình DN:

NGANH: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, là biến định tính (mang giá trị 1 là ngành thương mại dịch vụ, giá trị 0 là ngành công nghiệp).

LHINH: Loại hình kinh tế, là biến định tính (mang giá trị 1 là DN có vốn đầu tư nước ngoài, giá trị 0 là DN không có vốn đầu tư nước ngoài).

ei: phần dư (resid): biến này luôn được mặc định trong chương trình tính toán.

j: hệ số hồi quy (coeficient)

Tóm tắt chƣơng 2:

Chương 2 trình bày tóm tắt các lý thuyết, mô hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước được sử dụng như là nền tảng lý thuyết và những kiến thức kế thừa cho đề tài nghiên cứu này. Trên cơ sở các mô hình nghiên cứu của các tác giả trên, có sự chọn lọc, hiệu chỉnh cho phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu rủi ro trong kê khai thuế gồm 8 yếu tố là (1) Chỉ số về khả năng thanh toán, (2) Chỉ số về chi phí, (3) Chỉ số về lợi nhuận, (4) Chỉ số quan hệ liên kết, (5) Chỉ số biến động thuế (6)

Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế, (7) Đánh giá về quy mô của DN, (8) Đánh giá

Sử dụng mô hình Logit, tập trung vào các yếu tố nội sinh, trong đó có bổ sung các biến CPLV, KHBQ, LN_TS, QHLK, TTNDN, D_THU, T_TNOP, NGANH và sử dụng thống kê mô tả, phân tích định lượng qua phương pháp phân tích hồi quy binary logistic để đánh giá tác động của từng chỉ tiêu có thể ảnh dưởng đến rủi ro trong việc kê khai nộp thuế của DN là những khác biệt cơ bản so với mô hình nghiên cứu của Tổng cục Thuế.

Chƣơng 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về phân tích việc kê khai nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM sẽ tập trung phân tích đánh giá ảnh hưởng các yếu tố rủi ro tác động đến việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp những nhóm yếu tố chính là (1) Chỉ số khả năng thanh toán, (2) Chỉ số chi phí, (3) Chỉ số lợi nhuận, (4) Chỉ số quan hệ liên kết, (5) Chỉ số biến động thuế, (6) Nhóm đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế, (7) Nhóm đánh giá về quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại cục thuế tại cục thuế Tp.Hồ Chí Minh (Trang 32)