Các biến không có ý nghĩa trong mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại cục thuế tại cục thuế Tp.Hồ Chí Minh (Trang 69)

Nhóm các yếu tố ảnh hưởng kém hoặc không ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định rủi ro kê khai nộp thuế của DN bao gồm: Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (LN_TS), Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế/ Vốn chủ sở hữu(LN_VSH), Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất (T_TRTHU), Ngành nghề kinh doanh (NGANH ).

Trong đó, biến Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (LN_TS), Biến Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất (T_TRTHU) có Sig > 0.1 nên không có ý nghĩa thống kê, không ảnh hưởng đến rủi ro kê khai nộp thuế của DN. Tuy nhiên nếu giảm độ tin cậy (độ tin cậy 80%), tức Sig > 0.2 thì 2 biến này có ý nghĩa thống kê có tác động đến rủi ro kê khai nộp thuế của DN, tác động dương (+); Biến Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất (T_TRTHU) do công tác thanh tra, kiểm tra không đủ nhân sự để tiến hành thanh tra, kiểm tra tất cả các DN. Ngoài ra, biến Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu (LN_VSH) không có ảnh hưởng đến rủi ro kê khai nộp thuế của DN; Ngành nghề kinh doanh (NGANH) không có tác động đến rủi ro kê khai nộp thuế của DN do hiện nay hầu hết các DN đều kinh doanh tổng hợp bao gồm nhiều ngành nghề cả sản xuất và dịch vụ... Những thông tin liên quan đến các yếu tố này có thể được xem như giải pháp hỗ trợ cho quá trình phân tích, đánh giá để chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Tóm tắt chƣơng 4

Như vậy, các yếu tố kỳ vọng ảnh hưởng đến rủi ro kê khai nộp thuế của DN được phân thành hai nhóm:

Nhóm thứ nhất là các yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro kê khai nộp thuế của DN gồm: (i) Hệ số khả năng thanh toán nhanh (HSKNTT), (ii) Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần (GV_DTT), (iii) Tỷ lệ Chi phí lãi vay/ Nợ vay (CPLV) , , (v) Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần (LNST) , (vi) Quan hệ liên kết (QHLK), (vii) Biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa các năm (BDTTNDN), (vii) Biến động của tỷ lệ (Thuế GTGT phát sinh/ Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra) giữa các năm (BDTGTGT), (x) Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (CHAM_NOP), (xi) Doanh thu (D_THU), (xii) Tổng số thuế phải nộp (T_TNOP). Riêng các yếu tố: (iv) Khấu hao bình quân (KHBQ), (ix)Thuế TNDN phát sinh (TTNDN), (xii) Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế (LHINH) biến thiên ngược với kỳ vọng ban đầu. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng và tác động có ý nghĩa đến việc xếp loại rủi ro kê khai nộp thuế của các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm thứ hai là các yếu tố ảnh hưởng kém hoặc không có ảnh hưởng đến rủi ro kê khai nộp thuế của DN gồm: Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (LN_TS), Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế/ Vốn chủ sở hữu (LN_VSH), Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất (T_TRTHU), Ngành nghề kinh doanh (NGANH). Những thông tin liên quan đến các yếu tố này có thể được xem như giải pháp hỗ trợ cho quá trình phân tích, đánh giá để chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Mục đích của chương 5 là tổng kết những kết quả nghiên cứu đã đạt được, trên cơ sở đó đưa ra các gợi ý chính sách nhằm kiến nghị cho ngành thuế trong việc ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong kê khai nộp thuế của DN tại Cục Thuế Tp.HCM. Cuối cùng là nêu các hạn chế của đề tài và gợi ý các hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại cục thuế tại cục thuế Tp.Hồ Chí Minh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)