Mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập được biểu thị bằng hệ số tương quan giữa các cặp biến số. Giá trị tuyệt đối của các hệ số tương quan giữa các biến độc lập tiến gần đến 1, các biến này sẽ có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ với nhau và khi đó kết quả ước lượng hồi quy sẽ bị làm sai lệch. Khi một cặp biến độc lập nào đó có mức độ quan hệ cao thì phải loại trừ một trong hai biến số đó ra khỏi mô hình nghiên cứu. Ngược lại, khi giá trị của các hệ số này tiến gần đến 0, các biến độc lập sẽ độc lập với nhau và kết quả ước lượng sẽ có độ tin cậy cao. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập được thể hiện trong bảng ma trận tương quan riêng phần (phụ lục 3), cho thấy đa số các hệ số tương quan đều có giá trị tiến gần đến 0 nên có thể kết luận các biến độc lập không có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ với nhau.
4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến của mô hình
Như phân tích ở trên hệ số tương quan của cặp biến số: thuế TNDN phát sinh và Tổng số thuế phải nộp có giá trị lớn tiến về gần 1, để xem có mối quan hệ đa cộng tuyến giữa các biến độc lập hay không thì cần xem xét bảng Hệ số phóng đại phương sai (VIF). Nếu VIF >10 thì kết luận có hiện tượng đa cộng tuyến và VIF <10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Qua xem xét phụ lục 4: Hệ số phóng đại phương sai, thấy rằng đa số hệ số VIF xoay quanh giá trị 1 đến gần 1,8 chỉ riêng hệ số VIF giữa cặp biến T_TNOP và TTNDN là 1,808 tuy nhiên hệ số này vẫn nhỏ hơn 10. Kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến.
4.3.
Độ tin cậy của nghiên cứu được thực hiện dạng nghiên cứu trên tổng thể rộng, khảo sát DN trên phạm vi toàn Thành Phố với số lượng lớn. Vì vậy, nghiên cứu được xác định, độ tin cậy đạt được ở mức 90% (chọn mức ý nghĩa 10%) để kiểm định ý nghĩa các hệ số của mô hình.
Mô hình được thực hiện các kiểm định: (i) kiểm định hệ số hồi quy, (ii) Kiểm định tổng thể mô hình – Likelihood ratio statistic (LR statistic) đạt yêu cầu và (iii) chỉ số -2LL (-2 Log Likelihood) không lớn lắm chứng tỏ độ phù hợp của mô hình.
4.3.1.1. Kiểm định tổng thể mô hình
Trên cơ sở bảng Omnibus Tests of Model Coefficients ở phụ lục 5 , với 17 biến độc lập trong mô hình (bậc tự do df = 17), giá trị kiểm định LR (Likelihood ratio test) đạt giá trị 395,276 tương đương với xác xuất đạt 0,000 (0,00%) nên ta an toàn bác bỏ giả thuyết H0: = 0.
Ngoài ra, phụ lục 6 cho ta thấy giá trị -2LL=3969,315 thể hiện một độ phù hợp khá tốt của mô hình tổng thể.
4.3.1.2. Kiểm định khả năng giải thích của mô hình
Trên cơ sở bảng 4.2, khả năng giải thích thực tế của mô hình trong từng tình huống cụ thể như sau: Khả năng giải thích trong trường hợp các DN không có rủi ro trong việc kê khai nộp thuế đạt 38,1%. Trong tổng số DN không có rủi ro trong việc kê khai nộp thuế
thực tế là 1253 DN, mô hình dự đoán chính xác 477 DN, đạt tỷ lệ 38,1%. Đối với số DN có rủi ro kê khai nộp thuế là 2029 DN, mô hình dự đoán chính xác 1762 DN, đạt tỷ lệ 86,8 %. Xét bình quân chung mô hình dự đoán chính xác 68,2%.
Bảng 4.2: Bảng phân loại dự báo (Classification Table)
Đối tuợng nghiên cứu
Chỉ số dự báo Xếp loại rủi ro việc kê khai nộp
thuế của DN
Rủi ro kê khai nộp
thuế Không có rủi ro Có rủi ro
Xếp loại rủi ro việc kê khai nộp thuế của DN
Không có rủi
ro 477 776 38,1
Có rủi ro 267 1762 86,8 Tỷ lệ dự báo đúng của mô hình 68,2
4.3.1.3.Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi qui
Nghiên cứu được xác định, độ tin cậy đạt được ở mức 90% (chọn mức ý nghĩa 10%) để kiểm định ý nghĩa các hệ số của mô hình, so sánh với giá trị Sig (P-value) trong bảng 4.3 để kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy, theo giả thuyết: Ho: j = 0 và H1: j # 0. Trường hợp giá trị Sig nhỏ hơn mức ý nghĩa 10%, bác bỏ giả thuyết H0, kết luận biến độc lập tương ứng có ý nghĩa trong mô hình.
Bảng 4.3: Thông số các biến trong mô hình
Các biến số Tên biến Hệ số
Sai số chuẩn (S.E)
Sig. Exp(B)
HSKNTT Hệ số khả năng thanh toán nhanh
-
0,010*** 0,002 0,000 0,990 GV_DTT Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/ Doanh
CPLV Tỷ lệ Chi phí lãi vay/ Nợ vay 0,025*** 0,009 0,006 1,025 KHBQ Tỷ lệ khấu hao bình quân -0,067** 0,034 0,050 0,935 LN_TS Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Tổng
tài sản 0,017 0,011 0,115 1,018 LNST Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/
Doanh thu thuần
-
0,134*** 0,041 0,001 0,874 LN_VSH Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế/
Vốn chủ sở hữu -0,005 0,009 0,587 0,995 QHLK Quan hệ liên kết 0,028*** 0,008 0,000 1,028 BDTTNDN
Biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa các năm
-
0,089*** 0,021 0,000 0,914
BDTGTGT
Biến động của tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh/ Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm
-0,223* 0,006 0,081 0,989
TTNDN Thuế TNDN phát sinh 0,548*** 0,043 0,000 0,800 T_TRTHU Số thuế truy thu tuyệt đối của
kỳ thanh tra gần nhất 0,767 0,037 0,185 1,050 CHAM_NOP Chậm nộp hồ sơ khai thuế so
với thời hạn quy định 0,078*** 0,008 0,000 1,081 D_THU Doanh thu 0,001*** 0,000 0,000 1,001 T_TNOP Tổng số thuế phải nộp 0,167*** 0,035 0,000 1,182 LHINH Phân loại doanh nghiệp theo
loại hình kinh tế
-
0,660*** 0,082 0,000 0,517 NGANH Ngành nghề kinh doanh 0,047 0,080 0,556 1,048 Hằng số -0,327 0,109 0,003 0,721
Số quan sát 3,282
Chi-square 395,276 2 Log likelihood 3.969,315 Cox & Snell R Square 0.113 Nagelkerke R Square 0.154
Ghi chú: ***, ** và *: Có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5%; và 10%.
Trên cơ sở bảng 4.3 ta nhận thấy mức ý nghĩa P-value (sig.) của các biến số lần lượt là HSKNTT, GV_DTT, CPLV, KHBQ, LNST, QHLK, BDTTNDN, BDTGTGT, TTNDN, CHAM_NOP, D_THU, T_TNOP, LHINH đều nhỏ hơn 10%, nên kết luận các biến trên đều có ý nghĩa trong mô hình. Tóm lại, các biến số như: Hệ số khả năng thanh
toán nhanh (HSKNTT), Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần (GV_DTT), Tỷ lệ Chi phí lãi vay/Nợ vay (CPLV), Tỷ lệ khấu hao bình quân(KHBQ), Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần (LNST), Quan hệ liên kết (QHLK), Biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa các năm (BDTTNDN), Biến động của tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh/ Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm (BDTGTGT), Thuế TNDN phát sinh (TTNDN), Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (CHAM_NOP), Doanh thu (D_THU), Tổng số thuế phải nộp (T_TNOP), Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế (LHINH) đều có ảnh hưởng đến việc xếp loại rủi ro việc kê khai nộp thuế của các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Còn lại các biến số như: LN_TS, LN_VSH, T_TRTHU, NGANH không có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 10%.
4.3.2.1. Các biến có ý nghĩa trong mô hình
(i) Biến Hệ số khả năng thanh toán nhanh (HSKNTT), có hệ số âm (-0,010) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, nên giả thuyết H1 được ủng hộ với mẫu dữ liệu khảo sát, tức là hệ số khả năng thanh toán nhanh càng cao, xác suất rủi ro kê khai nộp thuế của DN càng giảm. Điều này phù hợp với kỳ vọng dấu ban dầu cũng như nghiên cứu của Tổng cục Thuế (2011b). Theo giá trị ước lượng thì 1 = -0,010 do đó e-0,010 = 0,990 nghĩa là khi hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng 1% thì xác suất DN có rủi ro kê khai nộp thuế giảm xuống còn 0,990 lần so với không có rủi ro. Thực tế chứng minh các DN có chỉ số này cao thì khả năng thanh toán của DN an toàn vì doanh nghiệp có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán; ngược lại DN có chỉ số này thấp chứng tỏ không có đủ khả năng thanh toán các tiền khoản thuế phải nộp NSNN. Do đó, Cục Thuế cần chú ý các DN có chỉ số này thấp vì xác suất có rủi ro sai lệch thuế cao.
(ii) Biến Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần (GV_DTT) có hệ số dương (0,011) và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, nên giả thuyết H2 được ủng hộ với mẫu dữ liệu khảo sát, nghĩa là Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần càng cao, xác suất rủi ro kê khai nộp thuế của DN càng tăng. Điều này phù hợp với kỳ vọng dấu và giống nghiên cứu của Beneish (1999), Tổng cục Thuế (2011b). Theo giá trị ước lượng thì 2 = 0,011 khi đó e0,011= 1,011 nghĩa là khi Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuầntăng 1% thì xác suất
DN có rủi ro kê khai nộp thuế tăng khoảng 1,011 lần so với DN không có rủi ro trong kê khai nộp thuế. Thực tế chứng minh Tỷ lệ Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần có ảnh hưởng lớn đến rủi ro sai lệch thuế, cụ thể có 15% số DN được thanh tra có hành vi hạch toán giá vốn sai quy định, làm giảm số thuế TNDN phải nộp. Cụ thể: doanh thu không biến động qua các năm nhưng giá vốn hàng bán biến động nhiều, đưa vào giá vốn hàng bán các khoản bất thường như thiệt hại, mất mát hàng tồn kho, khai khống giá vốn hàng bán, không có doanh thu nhưng vẫn khai giá vốn hàng bán nhằm làm giảm lợi nhuận tính thuế (Cục Thuế TP.HCM, 2012).
(iii) Biến Tỷ lệ Chi phí lãi vay/Nợ vay (CPLV) có hệ số dương (0,025) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy Tỷ lệ Chi phí lãi vay/Nợ vay càng cao thì xác suất rủi ro kê khai nộp thuế của DN càng tăng, điều này phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu và kết quả này cũng giống kết quả nghiên cứu của Vũ Hữu Đức và ctg (2009). Theo giá trị ước lượng thì 3 = 0,025, khi đó e0,025 = 1,025 nghĩa là khi Tỷ lệ Chi phí lãi vay/Nợ vay tăng 1% thì xác suất DN có rủi ro kê khai nộp thuế tăng khoảng 1,025% so với không có rủi ro. Đối với kết quả này, được chứng minh qua thực tế Tỷ lệ Chi phí lãi vay/Nợ vay càng cao có ảnh hưởng đến rủi ro sai lệch về thuế cao, có 14% số DN được thanh tra có hành vi hạch toán chi phí lãi vay không đúng quy định, làm giảm số thuế TNDN phải nộp. Cụ thể: các DN khai khống chi phí lãi vay thông qua việc tính toán sai lệch hoặc phản ánh các chi phí không thật sự phát sinh như: Khai khống chi phí lãi vay bằng cách chi tiền khống, trích trước hoặc ghi nợ phải trả các khoản chi phí không đúng hoặc không có thật, bằng các hợp đồng vay khống, vay chính nguồn vốn hiện có tại doanh nghiệp hoặc vay từ công ty mẹ nhằm làm giảm thu nhập tính thuế (Cục Thuế TP.HCM, 2012).
(iv) Biến Tỷ lệ khấu hao bình quân (KHBQ) có hệ số âm (-0,067) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, dấu của hệ số là ngược với kỳ vọng dấu cũng như nghiên cứu của Beneish (1999), Vũ Hữu Đức và ctg (2009) tức là DN có Tỷ lệ khấu hao bình quân càng cao thì xác suất rủi ro giảm hơn do DN sử dụng nhiều chi phí quản lý để quản lý DN tốt hơn cũng như theo dõi được rủi ro, tuân thủ quy định tốt hơn. Theo giá trị ước lượng thì 4 = -0,067 do đó e-0,067 = 0,935 nghĩa là khi Tỷ lệ khấu hao bình quân tăng 1 % thì xác suất DN có rủi ro kê khai nộp thuế giảm 0,935 lần so với không có rủi ro. Tuy nhiên,
qua thực tế kết quả chứng minh có 13% số DN được thanh tra có hành vi hạch toán chi phí khấu hao không đúng quy định, làm giảm số thuế TNDN phải nộp. Cụ thể như: các DN thường khấu hao tài sản cố định không đúng qui định theo thời gian khấu hao, tài sản đã hết thời gian khấu hao vẫn đưa vào tính khấu hao tiếp, khấu hao giá trị quyền sử dụng đất, tài sản đưa vào khấu hao không có chứng từ hợp lệ (Cục Thuế TP.HCM, 2012).
(v) Biến Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần (LNST), có hệ số âm (- 0,134) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, dấu của hệ số là phù hợp kỳ vọng dấu và cũng như nghiên cứu của Tổng cục Thuế (2011b), nghĩa là DN có Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần càng cao thì xác suất rủi ro giảm hơn. Theo giá trị ước lượng thì 6
= -0,134 do đó e-0,134 = 0,874 nghĩa là khi DN có Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuầntăng 1% thì xác suất DN có rủi ro kê khai nộp thuế giảm xuống 0,874 so với không rủi ro. Với kết quả trên, được chứng minh qua thực tế cho thấy hiệu quả kinh doanh của DN luôn luôn biến động theo từng niên độ doanh thu tăng, giá vốn hàng bán không biến động nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm đáng kể, đây là khoản rủi ro thường xảy ra đối với các DN đang được hưởng chế độ ưu đãi về thuế TNDN. Một số DN kê khai chưa đúng số thuế TNDN được ưu đãi miễn giảm, cụ thể như: thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thanh lý tài sản cố định, cho thuê mặt bằng DN đưa vào thu nhập để được hưởng ưu đãi thuế TNDN; ngành nghề SXKD không thuộc đối tượng được ưu đãi, xác định thời gian hưởng ưu đãi không đúng quy định, xác định thuế suất thuế TNDN ưu đãi không đúng, tăng lợi nhuận để ghi nhận trước DT khi đang được hưởng ưu đãi hoặc chuyển chi phí sang năm sau khi hết hạn ưu đãi.... Các hành vi trên của DN đã làm ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp NSNN, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN trên địa bàn.
(vi) Quan hệ liên kết (QHLK) có hệ số duơng (0,028) và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, dấu của hệ số là phù hợp kỳ vọng ban đầu, tức là DN có Quan hệ liên kết càng lớn thì xác suất rủi ro sai lệch thuế càng lớn. Theo giá trị ước lượng thì 8 = 0,028 do đó e0,028 = 1,028 nghĩa là khi quan hệ liên kết tăng 1 % thì xác suất DN có rủi ro kê khai nộp thuế tăng 1,028% . Đối với kết quả này, được chứng minh qua kết quả thực tế thì Quan hệ liên kết có ảnh hưởng đến sai lệch rủi ro về thuế, cụ thể tập trung thanh tra các DN có
quan hệ liên kết, đã xử lý 16 DN với tổng số truy thu là 11,33 tỷ đồng và giảm lỗ là 367, 86 tỷ đồng. Cụ thể: các DN FDI có mối quan hệ liên kết thường xuất phát từ hình thức chuyển giá giữa công ty Mẹ ở nước ngoài và công ty con trong nước hoặc giao dịch của bên liên kết nước thứ ba bằng cách kê khai tăng chi phí đầu vào hoặc giảm doanh thu bán ra cho các DN liên kết để tối thiểu hoá thuế TNDN phải nộp; chuyển thu nhập từ DN liên kết không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỉ lệ thấp hơn sang DN liên kết được hưởng ưu đãi cao hơn. Ngoài ra, các DN trong nước cũng có phát sinh hiện tượng chuyển giá thông qua giao dịch liên kết giữa các DN trong cùng tập đoàn, nhóm công ty hoạc các công ty là các chủ thể kinh tế độc lập song chủ sở hữu của chúng lại có mối quan hệ thân nhân với nhau. Các công ty này có mối quan hệ liên kết mua bán lòng vòng trong nội bộ để nâng giá hoặc hạ giá bán để điều chỉnh kết quả thu nhập của doanh nghiệp không có ưu đãi thuế sang doanh nghiệp có ưu đãi thuế, điều chỉnh kết quả lãi thành lỗ, hoặc tạo kết quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp lên sàn chứng khoán, phát hành cổ phiếu ra công chúng... Biểu hiện rõ nét nhất của các công ty chuyển giá thông qua giao dịch liên kết là kê khai lỗ liên tục, thậm chí có DN có số lỗ kê khai vượt vốn chủ sở hữu nhưng vẫn mở rộng hoạt động SXKD. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách hiên tại và lâu dài, đồng thời tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN với nhau (Cục Thuế TP.HCM, 2012).
(vii) Biến Biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa các năm (BDTTNDN), có hệ số âm (-0,089) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, dấu của hệ số là phù hợp kỳ vọng dấu cũng như nghiên cứu của Tổng cục Thuế (2011b), tức là DN