Mô hình nghiên cứu đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại cục thuế tại cục thuế Tp.Hồ Chí Minh (Trang 37)

Trên cơ sở lý thuyết, các lý thuyết về sự không chắc chắn và rủi ro kê khai nộp thuế, dựa theo các nghiên cứu trước và nghiên cứu kiểm soát rủi ro tuân thủ của Tổng cục Thuế và nghiên cứu thực tế về phân tích đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến rủi ro kê khai nộp thuế của doanh nghiệp tại TP.HCM, Người viết đề xuất mô hình nghiên cứu phân tích tương quan về mức độ rủi ro kê khai thuế của DN dựa trên các tiêu chí nội sinh mà nghiên cứu của Tổng cục thuế đã đưa ra như: Hệ số khả năng toán nhanh, Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần, Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần, Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế / vốn chủ sở hữu, Biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa các năm, Biến động của tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh/ doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm, , Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất, Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, Loại hình kinh tế; ngoài ra còn sử dụng thêm các tiêu chí khác để đánh giá đầy đủ hơn các ảnh hưởng đến rủi ro kê khai nộp thuế của DN như: Tỷ lệ Chi phí lãi vay/ Nợ vay, Tỷ lệ khấu hao bình quân, Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản, Quan hệ liên

kết, Thuế TNDN phát sinh, Doanh thu, Tổng số thuế phải nộp, Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Rủi ro trong kê khai nộp thuế nhận phần giá trị là 1 và ngược lại là nhận giá trị là 0, do đó mô hình hồi quy có dạng:

Logit XLRR = o + 1*HSKNTT+ 2*GV_DTT+ 3*CPLV + 4*KHBQ+ 5*LN_TS+

6*LNST + 7*LN_VSH + 8*QHLK+ 9*BDTTNDN+ 10*BDTGTGT+

11*TTNDN+ 12*T_TRTHU + 13*CHAM_NOP+ 14*D_THU + 15*T_TNOP +

16*LHINH+ 17*NGANH+ ei. (**)

Trong đó:

XLRR: biến phụ thuộc (Rủi ro kê khai thuế của DN)

Các biến độc lập (xác định dựa vào mô hình nghiên cứu), trong đó, tên gọi cụ thể các biến như sau:

Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán:

HSKNTT: Hệ số khả năng thanh toán nhanh (%).

Nhóm chỉ số về chi phí:

GV_DTT: Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần (%). CPLV: Tỷ lệ Chi phí lãi vay/ Nợ vay (%).

KHBQ: Tỷ lệ khấu hao bình quân(%).

Nhóm chỉ số về lợi nhuận:

LN_TS: Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (%). LNST: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần (%). LN_VSH: Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế / vốn chủ sở hữu (%).

Nhóm chỉ số quan hệ liên kết:

QHLK: Quan hệ liên kết (mang giá trị 1 đối với doanh nghiệp có quan hệ liên kết, giá trị 0 đối với những DN không có quan hệ liên kết).

Nhóm chỉ số biến động thuế:

BDTTNDN: So sánh biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa các năm (%).

BDTGTGT: So sánh biến động của tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh/ doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm (%).

Nhóm đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế:

TTNDN: Thuế TNDN phát sinh (tỷ đồng).

T_TRTHU: Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất (tỷ đồng). CHAM_NOP: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (Số lần).

Nhóm đánh giá về quy mô của DN:

D_THU: Doanh thu (tỷ đồng).

T_TNOP: Tổng số thuế phải nộp (tỷ đồng).

Nhóm đánh giá về loại hình DN:

NGANH: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, là biến định tính (mang giá trị 1 là ngành thương mại dịch vụ, giá trị 0 là ngành công nghiệp).

LHINH: Loại hình kinh tế, là biến định tính (mang giá trị 1 là DN có vốn đầu tư nước ngoài, giá trị 0 là DN không có vốn đầu tư nước ngoài). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ei: phần dư (resid): biến này luôn được mặc định trong chương trình tính toán.

j: hệ số hồi quy (coeficient)

Tóm tắt chƣơng 2:

Chương 2 trình bày tóm tắt các lý thuyết, mô hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước được sử dụng như là nền tảng lý thuyết và những kiến thức kế thừa cho đề tài nghiên cứu này. Trên cơ sở các mô hình nghiên cứu của các tác giả trên, có sự chọn lọc, hiệu chỉnh cho phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu rủi ro trong kê khai thuế gồm 8 yếu tố là (1) Chỉ số về khả năng thanh toán, (2) Chỉ số về chi phí, (3) Chỉ số về lợi nhuận, (4) Chỉ số quan hệ liên kết, (5) Chỉ số biến động thuế (6)

Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế, (7) Đánh giá về quy mô của DN, (8) Đánh giá

Sử dụng mô hình Logit, tập trung vào các yếu tố nội sinh, trong đó có bổ sung các biến CPLV, KHBQ, LN_TS, QHLK, TTNDN, D_THU, T_TNOP, NGANH và sử dụng thống kê mô tả, phân tích định lượng qua phương pháp phân tích hồi quy binary logistic để đánh giá tác động của từng chỉ tiêu có thể ảnh dưởng đến rủi ro trong việc kê khai nộp thuế của DN là những khác biệt cơ bản so với mô hình nghiên cứu của Tổng cục Thuế.

Chƣơng 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về phân tích việc kê khai nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM sẽ tập trung phân tích đánh giá ảnh hưởng các yếu tố rủi ro tác động đến việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp những nhóm yếu tố chính là (1) Chỉ số khả năng thanh toán, (2) Chỉ số chi phí, (3) Chỉ số lợi nhuận, (4) Chỉ số quan hệ liên kết, (5) Chỉ số biến động thuế, (6) Nhóm đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế, (7) Nhóm đánh giá về quy mô của DN và (8) nhóm yếu tố thuộc về nghành nghề của DN.

3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu

Là đề tài nghiên cứu phân tích đánh giá ảnh hưởng các yếu tố rủi ro đến việc kê khai nộp thuế của doanh nghiệp: xét ở góc độ kê khai nộp thuế của doanh nghiệp tại TP.Hồ Chí Minh, nên các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích định lượng, dựa trên các kỹ thuật thống kê mô tả và thống kê suy luận trên cơ sở dữ liệu thực tế từ hệ thống quản lý thuế của Cục Thuế TP.HCM để đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:

- Các yếu tố rủi ro nào ảnh hưởng đến việc kê khai nộp thuế?

- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như thế nào ?

- Kết quả đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong kê khai nộp thuế như thế nào?

Trên cơ sở thực trạng và kết quả thống kê mô tả tình hình kê khai nộp thuế năm 2012 của các doanh nghiệp thực hiện kê khai và nộp thuế tại phòng Kiểm tra thuế số 1 và phòng Kiểm tra thuế số 2 thuộc văn phòng Cục Thuế TP.HCM, đề tài đã ước lượng hàm hồi quy với biến phụ thuộc là mức độ rủi ro về kê khai thuế và các biến độc lập là những yếu tố nội sinh có thể có ảnh hưởng đến việc kê khai thuế.

Áp dụng phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính, mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy Binary logistic (gọi tắt là mô hình logit) để xác định một cách định lượng, các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro việc kê khai nộp thuế của các DN tại TPHCM. Quy trình phân tích mô hình giả thiết trên được tiến hành qua các bước:

Bƣớc 1: Khảo sát, thu thập và xử lý dữ liệu.

Bƣớc 2: Mô tả thực trạng hoạt động của các DN HCM, phân tích thống kê mô tả

của các biến qua dữ liệu điều tra.

Bƣớc 3: Mô tả tương quan của các biến độc lập, xác định những biến có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.

Bƣớc 4: Các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm trước để xây dựng mô hình hồi quy Logit, thực hiện kiểm định và lựa chọn mô hình.

Bƣớc 5: Kết luận từ mô hình.

Luận văn xác định độ tin cậy của nghiên cứu được thực hiện dạng nghiên cứu trên tổng thể rộng, khảo sát DN trên phạm vi toàn Thành phố với số lượng lớn. Vì vậy, nghiên cứu được xác định ở mức độ độ tin cậy đạt được ở mức 90% (mức ý nghĩa α = 10%).

Mô hình được chọn là mô hình thỏa mãn các điều kiện về các kiểm định: (i) kiểm định hệ số hồi quy, (ii) Kiểm định tổng thể mô hình – Likelihood ratio statistic (LR statistic) đạt yêu cầu và (iii) chỉ tiêu -2 Log likelihood càng nhỏ càng thể hiện độ phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại cục thuế tại cục thuế Tp.Hồ Chí Minh (Trang 37)