Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại cục thuế tại cục thuế Tp.Hồ Chí Minh (Trang 42)

Theo Nguyễn Văn Tuấn (2011), Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy Logistic để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro việc kê khai nộp thuế của các DN tại TPHCM. Mục tiêu của hồi qui Logistic là nghiên cứu mối tương quan giữa một (hay nhiều) yếu tố nguy cơ (risk factor) và đối tượng phân tích (outcome). Trong hồi qui logistic thì các đối tượng nghiên cứu thường được thể hiện qua các biến số nhị phân (binary) như xảy ra/ không xảy ra ; chết/sống ; có/không,… còn các yếu tố nguy cơ có thể được thể hiện qua các biến số liên tục (tuổi, huyết áp,…) hoặc các biến nhị phân (giới tính) hay các biến thứ bậc (thu nhập: Cao, trung bình, thấp). Vấn đề đặt ra cho nghiên cứu dạng này là là sao để ước tính độ tương quan của các yếu tố nguy cơ và đối tượng phân tích. Các phương pháp phân tích như hồi qui tuyến tính không áp dụng được vì biến phụ thuộc không phải là biến liên tục mà là biến nhị phân. Mô hình hồi qui logistic có thể thể

hiện bằng một mô hình chung. Để đánh giá tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc, gọi P là xác suất của một sự kiện,ta trở lại mô hình logistic tổng quát:

n nX X P P ... 1 log 0 1 1 (1)

Gọi P0 là xác suất ban đầu của một sự kiện thì odd có thể định nghĩa như sau:

0 0

1 P P odd

Mô hình hồi qui logistic phát biểu rằng log(odd) tùy thuộc vào giá trị của xi qua một hàm số tuyến tính như sau:

n nX X

odd ...

log 0 1 1

Trong đó, log(odd) còn được gọi là logit(p) (và do đó, mới có tên logistic) ; βj là các thông số cần ước tính từ dữ liệu, và ε là phần dư (residual), tức là phần không thể giải thích bằng xi. Lí do hoán chuyển từ p thành logit(p) là vì p có giá trị trong khoảng 0 và 1, trong khi đó logit(p) có giá trị vô giới hạn và do đó thích hợp cho việc phân tích theo mô hình hồi qui tuyến tính.

Mô hình trên giả định rằng ε tuân theo luật phân phối chuẩn (normal distribution) với trung bình bằng 0 và phương sai bất biến (constant variance). Với giả định này, giá trị kì vọng (expected value) hay giá trị trung bình của

P P

1

log cho bất cứ giá trị nào của x là: Βj (vì giá trị trung bình của ε là 0). Nói cách khác, từ phương trình [1], odds được tính theo giá trị sau:

Xn X s n e P P odd ... 0 0 0 1 1 1 (2)

Như vậy mô hình hồi qui logistic phát biểu rằng odd của một sự kiện tùy thuộc vào xi. Dựa vào phương trình [1], khi xi =0 có odd0 là:

0 0 0 0 1 P e P odd (3) và x = 1 có odd1 là: 0 1 1 e odd (4)

Tỉ số của hai odds chính là odds ratio (và đó chính là lí do tại sao tôi dịch odds ratio là tỉ số nguy cơ). Tỉ số nguy cơ – OR – có thể ước tính từ [3] và [4] như sau:

1 0 1 0 0 1 e e e odd odd OR (5)

Trong thực tế, chúng ta không biết giá trị thật của hai thông số β0 và β1, và phải ước tính từ số liệu quan sát được. Theo qui ước thống kê, ước số (estimates) của hai thông số này được kí hiệu hóa bằng dấu mũ: và . Do đó, OR phản ánh odd của biến x1=1 đó

là .

Trên cơ sở lý thuyết về mô hình logit và đề xuất mô hình được trình bày ở chương 2, các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước trước đây có liên quan và tình hình phát triển DN trên địa bàn Thành phố, rủi ro kê khai nộp thuế của DN bị ảnh hưởng bởi những nhóm yếu tố chính là (1) Chỉ số khả năng thanh toán, (2) Chỉ số chi phí, (3) Chỉ số lợi nhuận, (4) Chỉ số quan hệ liên kết, (5) Chỉ số biến động thuế, (6) Nhóm đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế, (7) Nhóm đánh giá về quy mô của DN và (8) nhóm yếu tố thuộc về nghành nghề của DN.

Biến phụ thuộc - rủi ro kê khai nộp thuế, ở đây tập trung nghiên cứu các yếu tố nội sinh tác động đến việc DN có rủi ro hay không rủi ro kê khai nộp thuế . Vì vậy, với mong muốn xác định cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hay không rủi ro kê khai nộp thuế của các DN trên địa bàn thành phố, Người viết chọn biến phụ thuộc là biến nhị phân có 02 giá trị: 1 là DN có rủi ro và 0 là DN không có rủi ro kê khai nộp thuế. Do đó, áp dụng phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính - mô hình hồi quy Binary logistic (gọi tắt là mô hình logit).

Mô hình có phƣơng trình:

Logit XLRR = o + 1*HSKNTT+ 2*GV_DTT+ 3*CPLV + 4*KHBQ+ 5*LN_TS+

6*LNST + 7*LN_VSH + 8*QHLK+ 9*BDTTNDN+ 10*BDTGTGT+

11*TTNDN+ 12*T_TRTHU + 13*CHAM_NOP+ 14*D_THU + 15*T_TNOP +

Mô hình hồi quy được sử dụng là mô hình hồi quy với biến phụ thuộc nhị phân (XLRR) mang hai giá trị (1: cho tình trạng có rủi ro kê khai nộp thuế và 0: cho tình trạng không có rủi ro kê khai nộp thuế ) của DN trong năm t.

Với mục tiêu kiểm định các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc kê khai nộp thuế của các doanh nghiệp tại TP.HCM, mô hình gồm các biến độc lập:

- Nhóm chỉ số khả năng thanh toán

 HSKNTT: Hệ số khả năng thanh toán nhanh: phản ánh khả năng thanh toán công nợ của DN. Chỉ tiêu này được Tổng cục Thuế (2011b) đề xuất để phản ánh khả năng thanh toán công nợ của DN, hệ số này càng cao, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được đánh giá là an toàn vì doanh nghiệp có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán. Khả năng thanh toán càng tốt tức tỷ lệ càng cao rủi ro càng thấp, dấu kỳ vọng là (-) .

Công thức tính:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn

- Nhóm Chỉ số chi phí

 GV_DTT: Tỷ lệ Giá vốn hàng bán / Doanh thu thuần: phản ánh trình độ kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được Beneish (1999) và Tổng cục Thuế (2011b) đề xuất về khả năng gian lận trên báo cáo tài chính. Chỉ tiêu này dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Tỷ lệ càng thấp thì rủi ro càng thấp hay Tỷ lệ càng cao thì thì rủi ro càng cao và tiềm ẩn những rủi ro về thuế, đặc biệt là thuế TNDN, dự kiến có thể phát hiện các sai lệch về giá vốn hàng bán DN kê khai cao hơn thực tế, nên kỳ vọng là (+). Công thức tính:

Tỷ lệ Giá vốn hàng bán / Doanh thu thuần= Trị giá vốn hàng bán Doanh thu thuần *100%

 CPLV: Tỷ lệ Chi phí lãi vay/ Nợ vay: phản ánh mức độ hợp lý của chi phí lãi vay được ghi nhận trong kỳ của DN. Chỉ tiêu này dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Chỉ tiêu này được Vũ Hữu Đức và ctg (2009) đề xuất, tỷ lệ càng cao thì tiềm ẩn những rủi ro về thuế TNDN nên kỳ vọng là (+). Công thức tính:

Tỷ lệ Chi phí lãi vay/ Nợ vay = Tổng chi phí lãi vay *100% Tổng nợ vay

 CPKH: Tỷ lệ khấu hao bình quân: phản ánh trình độ kiểm soát chi phí khấu hao của DN. Chỉ tiêu này được Beneish (1999), Vũ Hữu Đức và ctg (2009) đề xuất, tỷ lệ khấu hao càng thấp thì rủi ro càng thấp, tỷ lệ càng cao thì rủi ro càng cao và tiềm ẩn những rủi ro về thuế TNDN, có thể phát hiện các sai lệch về khấu hao vượt khung, nên kỳ vọng là (+).

- Nhóm Chỉ số lợi nhuận

 LN_TS: Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản: Phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong kỳ. Được Persons(1995) và Tổng cục Thuế (2011b) đề xuất có tác dụng phát hiện các báo cáo tài chính có gian lận, tỷ lệ càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao, rủi ro càng thấp hay kỳ vọng là (-). Công thức tính:

Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản= Lợi nhuận sau thuế *100% Tổng tài sản

LNST: Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần: Tổng cục Thuế (2011b) đề xuất, phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm. Trong thực tế tiêu chí này bị ảnh hưởng bởi chính sách miễn, giảm thuế. Khi phân tích nếu tỷ lệ này thấp trong khi tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần cao thể hiện doanh nghiệp đang kê khai miễn, giảm thuế và khả năng rủi ro trong việc miễn, giảm thuế cao, khả năng sai lệch về thuế TNDN, kỳ vọng là (-). Công thức tính:

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần= Lợi nhuận sau thuế *100% Doanh thu thuần

 LN_VSH: Tỷ lệ (Lợi nhuận kế toán trước thuế/ Vốn chủ sở hữu): Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này được Tổng cục Thuế (2011b) đề xuất, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng đến rủi ro về thuế. Cho biết với một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao thì phản ánh trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao, rủi ro càng thấp hay kỳ vọng là (-). Công thức tính:

Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế/ Vốn chủ sở hữu= Lợi nhuận kế toán

*100% Vốn chủ sở hữu

 QHLK: Quan hệ liên kết, Từ thông tin của các chỉ tiêu đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh trên bảng CĐKT (số cuối kỳ) thống kê được các doanh nghiệp có quan hệ liên kết. Doanh nghiệp nào có quan hệ liên kết nhưng không kê khai giao dịch liên kết thì khả năng có rủi ro về thuế cao, nên kỳ vọng (+). Công thức tính: Doanh nghiệp có quan hệ liên kết: (Đầu tư vào công ty con + Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh)

- Nhóm Chỉ số biến động thuế

 BDTTNDN: Biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa các năm. Tiêu chí này được Tổng cục Thuế (2011b) đề xuất, để đánh giá rủi ro bằng cách So sánh sự biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh so với Doanh thu thuần của Doanh nghiệp giữa các năm. Tỷ lệ càng cao thì rủi ro càng thấp, nên kỳ vọng là (-). Công thức tính: Biến động của tỷ lệ Thuế TNDN phát sinh/Doanh thu thuần =

Thuế TNDN phát sinh trong kỳ

Doanh thu thuần năm N

*100% Thuế TNDN phát sinh trong kỳ

Doanh thu thuần năm N-1

 BDTGTGT: Biến động của tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh/ Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra giữa các năm. Tiêu chí này được Tổng cục Thuế (2011b) đề xuất, để đánh giá rủi ro bằng cách So sánh sự biến động về tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh với Doanh thu

hàng hoá dịch vụ bán ra của Doanh nghiệp giữa các năm. Tỷ lệ càng cao thì rủi ro càng

thấp, nên kỳ vọng là (-). Công thức tính: Biến động của tỷ lệ Thuế GTGT phát sinh/Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra =

Thuế GTGT phát sinh trong kỳ

Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra năm N *100% Thuế GTGT phát sinh trong kỳ

Doanh thu hàng hoá dịch vụ bán ra năm N-1

- Nhóm Chỉ số đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế

 TTNDN: Thuế TNDN phát sinh là số thuế TNDN phát sinh phải nộp kỳ quyết toán. Số thuế TNDN phải nộp càng lớn thì khả năng rủi ro thất thoát thuế càng cao, kỳ

vọng là (+), vì trong thực tế khi DN có thuế TNDN phát sinh phải nộp càng cao thì khả năng rủi ro thu hồi thuế từ DN càng cao hơn so với những DN không có thuế phát sinh phải nộp hoặc có thuế phát sinh phải nộp ít.

 T_TRTHU: Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất (Tỷ đồng): Tiêu chí này được Tổng cục Thuế (2011b) đề xuất để đánh giá dựa trên cơ sở so sánh số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất. Số thuế truy thu càng lớn, rủi ro càng cao, kỳ vọng là (+).

 CHAM_NOP: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (số lần): Tiêu chí này được Tổng cục Thuế (2011b) đề xuất để đếm số lần nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định trong vòng một năm (bao gồm tất cả các tờ khai tháng, quý, năm, đánh giá ý thức tuân thủ kê khai nộp thuế của NNT, nhiều lần nộp chậm tờ khai thì khả năng nộp chậm, thiếu thuế lớn. Số lần chậm nộp càng cao thì rủi ro càng lớn, kỳ vọng là (+).

- Nhóm đánh giá về quy mô DN

 D_THU: Doanh thu (Tỷ đồng), là tổng số tiền thu được bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ phát sinh trong niên độ kế toán. Doanh thu càng lớn thì khả năng rủi ro thất thoát thuế càng cao, kỳ vọng là (+) vì trong thực tế doanh thu là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thông qua khả năng nộp thuế, nếu các yếu tố chi phí khác không thay đổi thì doanh thu tăng đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh nghiệp càng tăng, nên thuế thu nhập DN phải nộp tăng , làm ảnh hưởng đến rủi ro nộp thuế của DN.

 T_TNOP: Tổng số thuế phải nộp (Tỷ đồng), Tiêu chí này được Tổng cục Thuế (2011b) đề xuất, là tổng số thuế GTGT và TNDN phát sinh phải nộp trong niên độ kế toán. Số thuế phát sinh phải nộp càng cao thì khả năng rủi ro thất thoát thuế càng cao, kỳ vọng là (+), vì trong thực tế khi DN có thuế phát sinh phải nộp càng cao thì khả năng rủi ro thu hồi thuế từ DN càng cao hơn so với những DN không có thuế phát sinh phải nộp hoặc có thuế phát sinh phải nộp ít.

- Nhóm đánh giá về loại hình DN

 LHINH: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế, là biến định tính (mang giá trị 1 là DN có vốn đầu tư nước ngoài, giá trị 0 là DN không có vốn đầu tư nước ngoài), căn cứ kết quả khảo sát thì DN FDI tổng số thuế kê khai ít hơn DN trong nước nên có xác

suất rủi ro về thuế cao, kỳ vọng (+).

 NGANH: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, qua khảo sát các DN hoạt động chủ yếu ở hai loại hình là thương mại dịch vụ và công nghiệp là biến định tính: biến ngành nghề mang giá trị 1 là ngành thương mại dịch vụ, giá trị 0 là ngành công nghiệp. Kết quả kiểm tra tình hình tuân thủ pháp luật về thuế trong những năm qua xét thấy các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại thường có xu hướng tuân thủ thuế kém hơn các ngành khác, do hiện nay các hình thức thanh toán tại Việt Nam đối với hoạt động thương mại khó có thể kiểm soát hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của DN do đa số các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng tiền mặt trong thanh toán; số thuế kê khai của những DN hoạt động lĩnh vực TMDV thấp hơn so với lĩnh vực công nghiệp, nên có xác suất rủi ro về thuế cao, kỳ vọng (+).

Tóm lại, mô hình giả thiết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN chỉ đề cập đến các yếu tố nội sinh - yếu tố từ bên trong của DN.

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp định nghĩa các biến.

Tên biến Tên gọi đầy đủ của biến vọng Kỳ

dấu

XLRR Xếp loại rủi ro

HSKNTT Hệ số khả năng thanh toán nhanh - GV_DTT Tỷ lệ (Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần) + CPLV Tỷ lệ (Chi phí lãi vay/ Nợ vay ) + KHBQ Tỷ lệ khấu hao bình quân + LN_TS Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản (ROA) - LNST Tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần (ROS) - LN_VSH Tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế/ Vốn chủ sở hữu (ROE) -

QHLK Quan hệ liên kết +

BDTTNDN Biến động của tỷ lệ (Thuế TNDN phát sinh/ Doanh thu giữa)

các năm -

hoá dịch vụ bán ra giữa các năm

TTNDN Thuế TNDN phát sinh + T_TRTHU Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất + CHAM_NOP Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định +

D_THU Doanh thu +

T_TNOP Tổng số thuế phải nộp + LHINH Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế + NGANH Ngành nghề kinh doanh +

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu rủi ro kê khai nộp thuế:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại cục thuế tại cục thuế Tp.Hồ Chí Minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)