Nghiên cứu của Tổng cục Thuế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại cục thuế tại cục thuế Tp.Hồ Chí Minh (Trang 34)

Theo Tổng cục Thuế (2011b), để hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra Tổng cục Thuế thí điểm xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế áp dụng tại 6 đơn vị là: Thanh tra Tổng cục Thuế, Cục Thuế Thành phố Hà Nội, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thuế tỉnh Bình Dương, Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh.

Bộ tiêu chí này bao gồm 16 chỉ tiêu với 5 nhóm, cụ thể như sau: (1) Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế gồm 1 tiêu chí, (2) Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế gồm 1 tiêu chí, (3) Đánh giá sự biến động về kê khai giữa các năm gồm 2 tiêu chí, (4) Đánh giá về tình hình tài chính gồm 10 tiêu chí, (5) Lịch sử thanh tra của NNT gồm 2 tiêu chí.

Nhóm 1: Đánh giá về tuân thủ khai thuế, tính thuế

Tiêu chí 1: Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định(bao gồm tháng, quý, năm).

Nhóm 2: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế

Tiêu chí 2: Phân loại doanh nghiệp theo loại hình kinh tế

Nhóm 3: Đánh giá sự biến động về kê khai giữa các năm

Tiêu chí 3: So sánh biến động của tỷ lệ “Thuế TNDN phát sinh/ doanh thu” giữa các năm).

Tiêu chí 4: So sánh biến động của tỷ lệ” Thuế GTGT phát sinh/doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra” giữa các năm.

Nhóm 4: Đánh giá về tình hình tài chính

Tiêu chí 5: Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần. Tiêu chí 6: Tỷ lệ( lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay)/ doanh thu thuần.

Tiêu chí 7: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần Tiêu chí 8: Tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu

Tiêu chí 9: Tỷ lệ giá vốn hàng bán/ doanh thu thuần Tiêu chí 10: Tỷ lệ chi phí bán hàng/ doanh thu thuần Tiêu chí 11: Tỷ lệ chi phí quản lý/ doanh thu thuần Tiêu chí 12: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tiêu chí 13: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tiêu chí 14: Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Nhóm 5: Lịch sử thanh tra của NNT

Tiêu chí 15: Kỳ đã được thanh tra gần nhất

Tiêu chí 16: Số thuế truy thu tuyệt đối của kỳ thanh tra gần nhất.

Theo nghiên cứu của Tổng cục Thuế (2011b), mức độ rủi ro trong kê khai nộp thuế của DN được tính trên cơ sở trung bình giữa giá trị cao nhất và giá trị thấp nhất theo danh sách giá trị tính theo từng tiêu chí của từng tất cả DN, trong đó theo kết quả điều tra của Tổng cục Thuế với thang điểm từ 1 đến 4 được gán cho từng tiêu chí theo giá trị từ nhỏ nhất đến cao nhất, đối với các mức độ đo lường của các yếu tố tác động đến rủi ro. Kết quả phân tích >= Trung bình: có rủi ro (được gán giá trị là 1); Kết quả phân tích < Trung bình: không có rủi ro (được gán giá trị là 0). Để ước tính rủi ro của từng DN dựa trên biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Ƣớc tính rủi ro của từng DN.

Danh sách giá trị tính theo từng tiêu chí của tất cả NNT Trung bình Trung bình thấp Trung bình cao Rủi ro cao (4 điểm) Rủi ro vừa (3 điểm) Rủi ro thấp (2 điểm) Rủi ro rất thấp (1 điểm) (Hoặc ngược lại)

Min Max

(Tính bình quân của danh sách trên

“Trung bình”)

(Tính bình quân của danh sách dưới

Qua nghiên cứu mô hình đánh giá đánh giá rủi ro về thuế, tác giả nhận thấy nghiên cứu của Tổng cục Thuế còn một số hạn chế như sau:

- Vấn đề quy mô DN đã được xem xét trong quy trình nhưng chỉ là một tiêu thức để lựa chọn hơn là một sự phân luồng ngay từ đầu để quản lý.

- Cơ sở dữ liệu chủ yếu là các thông tin từ Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (trong đó bao gồm dữ liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) của một số năm gần đây. Dữ liệu về các báo cáo tài chính khác cũng như kết quả thanh tra, kiểm tra thuế trong quá khứ chưa được chuẩn hóa và số hóa để có thể liên kết với thông tin tài chính nhằm thực hiện việc phân tích thống kê. Nên một số tiêu chí không có số liệu để phân tích.

- Hệ thống lựa chọn trên cơ sở phân tích đang ứng dụng phương pháp cho điểm dựa trên nguyên tắc nội suy trong tổng thể cùng kỳ, cùng ngành, cùng quy mô. Chưa so sánh với dữ liệu chuẩn cũng như mô hình đánh giá rủi ro vì chưa có các thông số này. Ngoài ra, thông tin về ngành nghề SXKD của DN chưa đúng với thực tế nên dẫn tới tỷ lệ bình quân ngành chưa chính xác.

- Hệ thống chỉ tiêu thiếu các chỉ tiêu dựa trên Bảng cân đối kế toán nên khả năng tầm soát rủi ro bị hạn chế. Điều này xuất phát từ dữ liệu trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN được số hóa chỉ bao gồm thông tin về kết quả kinh doanh và xác định thu nhập chịu thuế. Một số chỉ tiêu được đặt ra nhưng hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành thuế còn thiếu nên ảnh hưởng đến việc phân tích, đánh giá.

- Hệ thống các tiêu chí chưa có chỉ tiêu đánh giá các DN kinh doanh đa ngành nghề, DN chế xuất và đặc biệt là DN có quan hệ liên kết. Đây là đối tượng mà ngành thuế cần tập trung quản lý thuế nói chung và trong công tác thanh tra, kiểm tra nói riêng để thực hiện tốt công tác chống chuyển giá giữa các DN có giao dịch liên kết và đảm bảo tăng thu cho NSNN.

- Việc cho điểm rủi ro, đánh giá rủi ro còn sử dụng phương pháp thủ công, chưa khoa học, chưa sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro dựa trên kỹ thuật phân tích thống kê nên chưa đánh giá được tác động của từng chỉ tiêu có thể ảnh hưởng đến rủi ro trong việc kê khai nộp thuế của DN.

Tóm lại, hệ thống tiêu chí trên phù hợp với đặc điểm của hệ thống quản lý thuế hiện tại (thiếu cơ sở dữ liệu, các phần mềm lựa chọn còn ở mức ban đầu và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin thấp…) nhưng còn đơn giản và thiếu sót. Do đó, khả năng ứng dụng và thực tiễn còn khó khăn vì:

- Khả năng lựa chọn đối tượng có rủi ro sai lệch thuế thì rất hạn chế. Điều này dẫn đến việc kiểm tra, thanh tra không mang lại kết quả, nghĩa là không phát hiện hoặc chỉ phát hiện được những sai lệch thuế không quan trọng. Một mặt, sẽ làm tốn kém chi phí cơ hội cho công tác kiểm tra, thanh tra; mặt khác sẽ không có tác dụng thúc đẩy sự tuân thủ.

- Về lâu dài, hệ thống chỉ tiêu phân tích dựa trên quá trình cho điểm với số lượng chỉ tiêu ít và đơn giản như trên sẽ dễ dàng bị đối phó bởi các DN có ý định né tránh việc kiểm tra, thanh tra thuế.

- Hệ thống chỉ tiêu phân tích hoàn toàn dựa trên tính nội suy mà không có chỉ tiêu phản hồi từ các kết quả kiểm tra thực tế sẽ không thể cung cấp dữ liệu để đánh giá, cải tiến các chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rủi ro trong kê khai nộp thuế tại cục thuế tại cục thuế Tp.Hồ Chí Minh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)