CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đềĐể thực hiện tốt chức năng lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và raquyết định điều hành quản lý doanh nghiệp, nhà quản trị cần thông tin linh ho
Trang 1NGUYỄN PHƯƠNG HIỀN
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ BÁN DẪN
TOÀN CẦU VIỆT NAM (GES VN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 60 34 0301
TP HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014
Trang 2NGUYỄN PHƯƠNG HIỀN
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ BÁN DẪN
TOÀN CẦU VIỆT NAM (GES VN)
Trang 3Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Huỳnh Đức Lộng
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc Sĩ đư ợc bảo vệ tại trường Đại học Công Nghệ TP HCM ngày ……
tháng …… năm ……
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc Sĩ gồm (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận Văn Thạc Sĩ) 1
2
3
4
5
Xác nhận của chủ tịch hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Trang 4TP HCM, ngày … tháng … năm …
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên Giới tính: Ngày, tháng, năm sinh: Nơi sinh: Chuyên ngành: MSHV:
I-Tên đề tài
II- Nhiệm vụ và nội dung:
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ tên)
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả viện dẫn trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nghiên cứu khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Phương Hiền
Trang 6Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phương Hiền
Trang 7TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận những nội dung kế toán quản trị như lập dựtoán ngân sách, kế toán trách nhiệm, kế toán chi phí tính giá thành, phân tích mốiquan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C-V-P)
Đồng thời nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công
ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt Nam, qua đóphân tích ưu điểm, nhược điểm tiến tới đề ra giải pháp giúp hoàn thiện hệ thống kếtoán quản trị tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn ToànCầu Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng thông tin giúp nhà quản trị thực hiện tốtchức của mình, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình, cách thực hiện, người lập các báocáo quản trị nâng cao chất lượng thông tin ra quyết định kinh doanh, hoàn thiện hệthống kế toán quản trị hoạt động một cách hiệu quả
Trang 8This research studies the system of theoretical basis on managementaccounting such as prepare budget project, evaluate management responsibilities,Organization of cost accounting and cost variance analysis, Analyze Cost – Volume– Profit
On the other hand, analyze the management Accounting system at GlobalEquipment Services and Manufacturing Vietnam Joint Stock company to find outadvantages as well as challenge Based on the studies, some solutions are addressed
to enhance the quality of information to gain effective business
Results of study show the way to collect and analyze information; individual,unit responsibilities in Managerial Accounting system as well as establishmentprocesses, which made the performance of Management Accounting at GES VNmore fluency
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
DANH MỤC CÁC BẢNG xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.3.1 Mục tiêu tổng quát 3
1.3.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.4 Nội dung nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
1.5.1 Phương pháp luận 4
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 5
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 6
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển kế toán quản trị 6
Trang 102.1.1 Trên thế giới 6
2.1.2 Tại Việt Nam 7
2.2 Khái niệm về kế toán quản trị 8
2.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị 9
2.3.1 Giống nhau 9
2.3.2 Khác nhau 10
2.4 Vai trò kế toán quản trị 11
2.5 Nội dung của kế toán quản trị 13
2.5.1 Dự toán ngân sách 13
2.5.1.1 Khái niệm 13
2.5.1.2 Các loại dự toán ngân sách 13
2.5.1.3 Quy trình lập 16
2.5.1.4 Mô hình lập dự toán 17
2.5.1.5 Nội dung lập dự toán 19
2.5.2 Kế toán trách nhiệm 20
2.5.2.1 Khái niệm 20
2.5.2.2 Nội dung kế toán trách nhiệm 21
2.5.3 Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 27
2.5.3.1 Khái niệm chi phí 27
2.5.3.2 Phân loại chi phí 28
2.5.3.3 Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành 29
2.5.3.4 Kỳ tính giá thành 30
2.5.3.5 Phương pháp tập hợp chi phí 30
2.5.3.6 Phương pháp tính giá thành 30
Trang 112.5.3.7 Phân tích biến động chi phí 31
2.5.4 Thiết lập thông tin KTQT cho quá trình ra quyết định 32
2.5.4.1 Thông tin KTQT cho việc ra quyết định ngắn hạn 32
2.5.4.2 Thông tin kế toán quản trị ra quyết định dài hạn 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 35
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI GES VN 36
3.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty 36
3.1.1 Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tại GES VN 36
3.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 36
3.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 37
3.1.1.3 Quy mô 37
3.1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý công ty GES VN 39
3.1.1.5 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động 41
3.1.1.6 Thuận lợi, khó khăn và chiến lược phát triển 42
3.1.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán 43
3.1.2.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 43
3.1.2.2 Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách tại GES VN 44
3.1.2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty GES VN 46
3.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty 48
3.2.1 Dự toán chi phí tổng hợp 48
3.2.2 Kế toán chi phí và tính giá thành 49
3.2.2.1 Đối với khối sản xuất 50
Trang 123.2.2.2 Đối với khối cung ứng dịch vụ 53
3.2.3 Kế toán trách nhiệm 56
3.2.4 Thiết lập hệ thống thông tin ra quyết định quản trị 58
3.3 Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện tổ chức công tác KTQT tại GES VN 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 60
CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY GES VN 61
4.1 Các quan điểm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại GES VN 61
4.1.1 Phù hợp với đặc điểm mô hình tổ chức quản lý của GES VN 61
4.1.2 Sự tương quan giữa chi phí thực hiện và lợi ích mang lại khi thực hiện 61
4.2 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại GES VN 61
4.2.1 Xác định những nội dung kế toán quản trị cần hoàn thiện tại GES VN 61
4.2.2 Hoàn thiện tổ chức hệ thống dự toán ngân sách tại GES VN 62
4.2.2.1 Mô hình lập 62
4.2.2.2 Quy trình lập dự toán ngân sách 62
4.2.2.3 Báo cáo dự toán ngân sách 63
4.2.3 Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trách nhiệm 72
4.2.3.1 Sự phân cấp quản lý 72
4.2.3.2 Xác định trung tâm trách nhiệm 74
4.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá các trung tâm được phân cấp quản lý 75
4.2.3.4 Hoàn thiện các báo cáo đánh giá từng trung tâm trách nhiệm 76
4.2.4 Hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành 79
4.2.4.1 Khối sản xuất 79
Trang 134.2.4.2 Khối dịch vụ kỹ thuật 80
4.2.4.3 Hoàn thiện phương pháp hạch toán 82
4.2.5 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (C – V – P) 83
4.2.5.1 Khối sản xuất 83
4.2.5.2 Khối dịch vụ 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 87
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
KẾT LUẬN 88
KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 14DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GES VN: Công ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt
Nam
KTQT: Kế toán quản trị
IMA: Institution of Management Accountants
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
Trang 15DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị 10
Bảng 3.1: Vốn điều lệ doanh nghiệp 36
Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt Nam 38
Bảng 3.3: Trình độ lao động và số lao động trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu phát triển 38
Bảng 3.4: Tình hình doanh thu, lợi nhuận, và các nghĩa vụ thực hiện đối với ngân sách nhà nước của GES VN 42
Bảng 4.1: Bảng phân cấp trách nhiệm quản lý 72
Bảng 4.2: Phiếu đề nghị xuất kho vượt định mức 77
Bảng 4.3: Danh sách đề xuất làm thêm giờ 78
Bảng 4.4 Bảng phân tích biến động chi phí dự án Giá đỡ 79
Bảng 4.5: Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí 80
Bảng 4.6 Bảng phân tích biến động chi phí dịch vụ kỹ thuật 81
Trang 16DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị 9
Sơ đồ 2.2: Mô hình lập dự toán ấn định thông tin từ trên xuống 17
Sơ đồ 2.3: Mô hình lập dự toán thông tin phản hồi 18
Sơ đồ 2.4: Mô hình lập dự toán thông tin từ dưới lên 19
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty GES VN 39
Sơ đồ 3.2: Nhật ký chung 45
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy công tác kế toán tại công ty GES VN 46
Sơ đồ 3.4: Sơ đồ phân cấp các trung tâm trách nhiệm 56
Trang 17CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề
Để thực hiện tốt chức năng lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và raquyết định điều hành quản lý doanh nghiệp, nhà quản trị cần thông tin linh hoạt kịpthời, thông tin phải thể hiện được nhiều mặt của vấn đề về thị trường (đối thủ cạnhtranh, thị hiếu người tiêu dùng, …), mối liên hệ của các bộ phận trong doanhnghiệp Kết quả này được phản ánh qua kết quả hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp
Bên cạnh đó, để kiểm tra được hiệu quả, tác động của các quyết định, nhàquản trị cần phải có thông tin ghi nhận lại để đối chiếu so sánh giúp nhà quản trịnắm được sát tình hình thực hiện đang ở giai đoạn nào?, hiệu quả thế nào?, tiếntriển ra sao?, để từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp vớitình hình thực tế dựa trên kế hoạch tổng thể đã được duyệt Do đó tất cả thông tincung cấp cho nhà quản trị đòi hỏi phải linh hoạt, kịp thời, khách quan và đặc biệt làphải mang tính hệ thống doanh nghiệp để nhà quản trị đưa ra các quyết định tối ưuứng với các tình huống phát sinh góp phần tạo nên sự thành công của doanh nghiệp
Tất cả các thông tin phục vụ cho nhà quản trị lập kế hoạch, ra quyết địnhđược dựa trên hệ thống thông tin cung cấp từ bộ phận kế toán quản trị của doanhnghiệp Để việc ra quyết định ngày càng linh hoạt, chuẩn xác thì việc hoàn thiện bộmáy KTQT ở doanh nghiệp là tất yếu, và phải được thực hiện cải tiến xuyên suốtquá trình hoạt động của doanh nghiệp dựa trên chiến lược, sách lược, bản sắc riêngtừng doanh nghiệp
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh ảm đạm chung của nền kinh tế thế giới hiện nay, việc điềuhành quản lý doanh nghiệp trong hoàn cảnh khó khăn này làm đau đầu các nhà quảntrị khi đối phó với các nguy cơ có thể xảy ra trong giai đoạn hiện nay Việc cấp thiếtđặt ra là thông tin phục vụ nhà quản trị đưa ra quyết định phải thật sự linh hoạt vàkip thời để xử lý các tình huống cấp bách
Trang 18Kế toán với chức năng thông tin, kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính củadoanh nghiệp để thực hiện cho nhu cầu quản lý của các đối tượng trong và ngoài tổchức, doanh nghiệp Ngoài ra nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạntoàn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh mang tính khắc nghiệt hơn trong sân chơi thếgiới.
Chất lượng hệ thống thông tin của công tác kế toán ảnh hưởng đáng kể đếnchất lượng, hiệu quả quản lý, điều hành tổ chức
Để có thể phát huy đầy đủ, toàn diện các chức năng của mình đòi h ỏi doanhnghiệp phải có hệ thống kế toán hoàn chỉnh Hệ thống kế toán phải đáp ứng các yêucầu thông tin không chỉ qua các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà còn phải hướngđến các sự kiện trong tương lai nhằm giúp các nhà quản trị linh hoạt đưa ra cácquyết định điều hành kiểm soát kịp thời một cách tối ưu nhất với các mục tiêu đã đề
ra Hệ thống kế toán gồm hai nhánh kế toán tài chính và kế toán quản trị KTQTđóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho việc quản lý điều hànhdoanh nghiệp bên cạnh kế toán tài chính
Công ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu ViệtNam (GES VN) là công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn, lĩnh vựccòn khá mới tại Việt Nam Công ty đang chuyển dần vị thế từ tiếp cận thị trườngsang mở rộng phạm vi hoạt động, chuyển từ hình thức gia công xuất khẩu sang sảnxuất xuất khẩu GES VN với vai trò là một trong những doanh nghiệp đi tiên phongtrong ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, một mắt xích trong ngành côngnghiệp bán dẫn thế giới, đòi hỏi thông tin phục vụ quản trị ở mức tối ưu để nâng caohiệu quả quản lý và khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của công ty trongsân chơi ngày một quốc tế hóa Tuy nhiên, hiện nay công tác kế toán quản trị tạiCông ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt Nam chưađược quan tâm thực hiện đúng mức Vì vậy việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toánquản trị tại GES VN hiện nay là vấn đề cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động,đổi mới tổ chức công tác kế toán để phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty
trong tình hình mới Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế
Trang 19toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt Nam” làm luận văn cao học của mình với mong muốn góp phần vào sự
phát triển công ty trong lĩnh vực công nghệ mới này, đồng thời hy vọng kết quảnghiên cứu của đề tài này có thể áp dụng cho các doanh nghiệp tương đồng vớiGES VN tại Việt Nam
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Hoàn thiện tổ chức công tác KTQT tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch VụCông Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng thông tin cungcấp cho nhà quản trị, giúp nhà quản trị thực hiện tốt chức năng của mình trên cơ sở
đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kế toán quản trị
Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán và kế toán quản trị tại Công ty
Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt Nam
Xác định ưu điểm, nhược điểm của tổ chức công tác KTQT thực hiện tạiGES VN
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại GES VN
1.4 Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận về kế toán quản trị
Nghiên cứu tổ chức công tác KTQT các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam
Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt Nam
Nghiên cứu những nguyên nhân tác động đến công tác tổ chức kế toán quản trị tại GES VN
Nghiên cứu để xác định những nội dung kế toán quản trị cần thực hiện tại GES VN
Trang 20Những giải pháp nào giúp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt Nam?
1.5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng mà cụ thể là nguyên
lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển để chỉ mối quan hệ tươngquan qua lại lẫn nhau trong sự vận động và phát triển đề tài được nghiên cứu mộtcách có hệ thống, dữ liệu phản ánh trung thực, khách quan góp phần mang lại kếtquả nghiên cứu mang tính ứng dụng thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu, nội dung nêu trên luận văn sử dụng phươngpháp định tính nhằm phù hợp với đối tượng nghiên cứu mà cụ thể là:
Nội dung 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận
Sử dụng thông tin thứ cấp là kết quả đề tài nghiên cứu của các tác giả trong
và ngoài nước để nghiên cứu xu hướng phát triển của KTQT trên thế giới hiện naycũng như đặc điểm, sự phát triển KTQT hiện được áp dụng tại Việt Nam
Nội dung 2: Nghiên cứu tổng quan tình hình tổ chức công tác KTQT các doanh nghiệp
Sử dụng thông tin thứ cấp là kết quả các đề tài được tác giả trong và ngoàinước nghiên cứu để nghiên cứu xu hướng phát triển của KTQT trên thế giới hiệnnay cũng như đặc điểm, sự phát triển KTQT hiện được áp dụng tại Việt Nam
Nội dung 3: Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt Nam
Sử dụng phương pháp quan sát, thống kê mô tả: ghi nhận lại toàn cảnh thựctrạng tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ CôngNghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt Nam theo từng nội dung KTQT Sử dụng đồng thờithông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp
Nội dung 4: Nghiên cứu để xác định ưu điểm, nhược điểm của từng nội dung KTQT thực hiện tại GES VN
Trang 21Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh: xem xét sự đáp ứng giữa yêu cầuquản trị với thông tin báo cáo quản trị cung cấp, xu hướng phát triển GES VN đểtìm ra ưu điểm, nhược điểm đang hiện hữu tại GES VN tiến tới đề xuất giải pháphoàn thiện.
Trong quá trình xác định, kết hợp cả thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp
Nội dung 5: Xác định nội dung vàtổ chức hoàn thiện những nội dung kế toán quản trị tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt Nam.
Sử dụng phương pháp tổng hợp: hệ thống hóa những vấn đề về lý luận, cácđặc điểm tại doanh nghiệp nhằm xác định nội dung, tổ chức hoàn thiệnnhững nộidung KTQT tại GES VN
Về phần dữ liệu thu thập:
Dữ liệu sơ cấp: thông tin ban đầu của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Dữ liệu thứ cấp: các báo cáo phục vụ quản trị đang thực hiện tại công ty
1.6 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức hệ thống KTQT tại Công ty CổPhần Sản Xuất Dịch Vụ Công Nghệ Bán Dẫn Toàn Cầu Việt Nam
Thời gian: Tình hình tổ chức công tác KTQT tại GES VN từ tháng 12 năm
2012 trở về trước
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Dựa vào tính cấp thiết hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại GES VN tácgiả mạnh dạn đề ra mục tiêu tổng quát, từ đó chi tiết hóa thành các mục tiêu cụ thể,ứng với các nội dung nghiên cứu để làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề nhằm xácđịnh những nội dung kế toán quản trị cần thực hiện tiến tới hoàn thiện công tác kếtoán quản trị tại GES VN dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính
Trang 22CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển kế toán quản trị
2.1.1 Trên thế giới
Cùng với sự tiến hóa của nhân loại, sự đổi mới hình thái lao động xã hội vàphương thức sản xuất luôn phát triển, đòi hỏi cách thức quản lý ngày càng đượcphát triển những kỹ thuật mới để bắt kịp nhịp độ phát triển trong quy luật tiến hóa
đó Cùng với quy luật đó, khi mà quyền sở hữu tách rời quyền điều hành quản lýdoanh nghiệp, vấn đề về thông tin quản trị được đặt ra để kiểm soát, điều hànhdoanh nghiệp đạt hiệu quả là điều tất yếu Đặc biệt là trong sự cạnh tranh về giágiữa các sản phẩm với nhau trên thị trường buộc nhà quản trị nắm sát tình hình biếnđộng chi phí trong từng sản phẩm để có các chiến lược về giá tối ưu nhất
KTQT xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ XIX Sự phát triểnmạnh cả về quy mô và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp trong giai đoạn nàyđặt ra yêu cầu cho các nhà quản trị là phải kiểm soát và đánh giá được chúng Mộttrong các doanh nghiệp áp dụng KTQT đầu tiên ở Mỹ là công ty dệt Lyman Mills
Để xác định được hiệu quả của các sản phẩm cụ thể cũng như đánh giá đư ợc hiệuquả hoạt động của các bộ phận, Lyman Mills đã áp dụng hệ thống kế toán theo dõitình hình vật tư, chi phí nhân công và các chi phí trực tiếp phát sinh hàng ngày.Hoạt động trong ngành đường sắt, Louisville & Nashville, cũng áp dụng KTQT vàonăm 1840 khi phạm vi hoạt động ngày càng rộng lớn và công việc xử lý ngày càngphức tạp công ty đã chia thành hai bộ phận kế toán chi phí và kế toán thu nhập đểtheo dõi theo từng khu vực Tiếp sau ngành dệt, ngành đường sắt và các ngànhluyện kim, ngành dầu khí, hóa chất, chế tạo cũng áp dụng KTQT để quản lý điềuhành Tuy nhiên trong giai đoạn này, các nhà quản trị chỉ kiểm soát được chi phítrực tiếp, các phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung vẫn bị bỏ qua
Những năm đầu thế kỷ XX, KTQT tiếp tục phát triển mạnh Pierre du Pont,Donaldson Brown (Giám đốc điều hành General Motor) và Alfred Sloan là nhữngngười đóng góp nhiều cho sự phát triển KTQT trong giai đoạn này Du Pont chia
Trang 23công ty thành các bộ phận nhỏ và chuyển từ mô hình quản trị tập trung sang quản trịphân quyền, trong khi đó Brown và Sloan đưa ra nguyên tắc phân quyền tráchnhiệm để kiểm soát tập trung đã đưa ra nhiều sáng kiến để giải quyết các vấn đềquản trị phức tạp trong công ty.
KTQT được đưa vào giảng dạy đầu tiên ở đại học kinh doanh Harvard vàviện công nghệ Massachusets sau thế chiến thứ 2
Ở Châu Á, sau chiến tranh thế giới thứ II, cùng với sự phát triển của cáctrường phái quản trị theo kiểu Nhật Bản, KTQT cũng được hình thành để phục vụcho nhu cầu thông tin của các nhà quản trị doanh nghiệp Target Costing, KaizenCosting là các phương pháp KTQT được nhắc đến nhiều nhất
2.1.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, KTQT bước đầu được thừa nhận vào năm 2003 khi Luật kếtoán được ban hành Tuy nhiên, trước đó hệ thống kế toán Việt Nam cũng có nhữngbiểu hiện KTQT qua việc thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch của nhà nước dưới dạng cácbáo cáo chi tiêu, báo cáo doanh thu và báo cáo kết quả kinh doanh theo từng khuvực, và phân bổ định mức dưới dạng hệ thống tem phiếu của giai đoạn trước năm1990
Giai đoạn 1991 – 1994: Việt Nam bước vào thời kỳ mở cửa chuyển từ nềnkinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, giai đoạn này xuất hiện nhiều khái niệmmới lãi, lỗ, lợi nhuận Nhu cầu xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng đadạng đã trở nên cấp thiết vì phương pháp, phạm vi áp dụng hạn hẹp của kế toán cũkhông thể bao quát hết, nhất là trong nền kinh tế nhiều thành phần Đòi hỏi phải có
hệ thống kế toán đủ mạnh dùng chung cho nền kinh tế để xử lý các nghiệp vụ phátsinh
Giai đoạn 1995 – 2005: Đây là giai đoạn hệ thống kế toán Việt Nam pháttriển rõ rệt nhất, ngày 01/11/1995 quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ra đời phục vụcho việc quản lý thông tin kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đáp ứng nhucầu quản lý thông tin của kinh tế của xã hội, đồng thời tạo nền tảng củng cố thông
Trang 24tin sử dụng cho hình thức KTQT sau này Đến năm 2003 Luật kế toán ban hành đãbước đầu được thừa nhận KTQT ở Việt Nam.
Giai đoạn 2006 đến nay: Bộ tài chính ban hành quyết định 15/2006/QĐ-BTCngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho tất cả các loại hìnhdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đã củng cố đầy đủ hơn cho việc quản lýcác nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đặc biệt, thông tư 53/2006/TT-BTC ngày12/06/2006 “Hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp” tạo nên sựthống nhất về nội dung, phương pháp thực hiện kế toán quản trị tại Việt Nam
2.2 Khái niệm về kế toán quản trị
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh
tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (Luật kế toán, khoản 1, Điều 4)
Vì vậy nhiều người vẫn thường nghĩ kế toán là công việc ghi chép, phản ảnhnhững nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và luôn rơi vào tình huống bị động, không có
sự sáng tạo linh hoạt trong công việc vì chỉ tuân theo các thông tư, chuẩn mực, theokhuôn mẫu đã có sẵn Tuy nhiên, nếu nhìn nhận như vậy thì không phản ánh đầy đủ
vai trò của kế toán, công cụ quản lý của doanh nghiệp vì kế toán ở đơn vị kế toán gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị (Luật kế toán, khoản 1, Điều 10)
Và cũng như kế toán tài chính, kế toán quản trị cũng có nhiều định nghĩakhác nhau dưới các góc độ khác nhau:
Theo Luật Kế toán Việt Nam, KTQT được định nghĩa là “việc thu thập, xử
lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết
định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán, khoản 3, điều 4)
Theo định nghĩa của Viện kế toán viên quản trị Hoa Kỳ, Institution ofManagement Accountants, IMA, kế toán quản trị là “Quá trình nhận diện, đolường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin trong quá trình thực hiện các mụcđích của tổ chức KTQT là một bộ phận thống nhất trong quá trình quản lý, và nhânviên KTQT là những đối tác chiến lược quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổchức”
Trang 25Theo Hilton kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một
tổ chức, các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểmsoát hoạt động của tổ chức (Hilton, 1991)
Qua các định nghĩa trên có thể hiểu được tổng quát KTQT là việc thu thập đolường, phân tích, xử lý, tổng hợp theo từng yêu cầu quản trị một cách có hệ thốngnhằm phục vụ cho việc lập kế hoạch, tổ chứcđiều hành, kiểm tra và quyết định củanhà quản trị, được thể hiện qua hình vẽ sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị
2.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
2.3.1 Giống nhau
Một hệ thống kế toán hoàn chỉnh là hệ thống gồm kế toán tài chính và kếtoán quản trị tuy mục đích sử dụng hai loại báo cáo này khác nhau nhưng kết quảcuối cùng của chúng là phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Ngoài ra còn có một số điểm giống nhau giữa kế toán tài chính và kế toánquản trị
Kế hoạch,chiến lược
Mục tiêu quản trị
Thông tin ra quyết định
Kế toán giá thành, ngân sách,
Báo cáo tài chính
Trang 26Chứng từ: cả kế toán tài chính và kế toán quản trị đều sử dụng sơ sở chứng
từ gốc ban đầu để ghi nhận lại nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Thông tin định lượng: cả kế toán tài chính và kế toán quản trị đều quan tâm
đến thông tin định lượng được thể hiện như giá trị của các nghiệp vụ kinh tế phátsinh, các tiêu chí kết quả hoạt động kinh doanh đạt được như chi phí, doanh thu, lợinhuận
Công cụ quản lý: Kế toán là công cụ quản lý của các nguồn lực kinh tế của
nhà quản lý doanh nghiệp
Trách nhiệm quản lý: cả kế toán tài chính và kế toán quản trị đều thể hiện
trách nhiệm điều hành quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp
2.3.2 Khác nhau
Bên cạnh những điểm giống nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị,còn có những điểm khác nhau giữa chúng do một số tiêu chí khác nhau được thểhiện trong bảng so sánh sau:
Bảng 2.1: So sánh sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Đối tượng sử
dụng
Hướng đến các đối tượng bênngoài doanh nghiệp như: nhàđầu tư, cổ đông, ngân hàng, sàngiao dịch, nhà quản trị doanhnghiệp, các cơ quan côngquyền: thuế, cục thống kê
Hướng đến các đối tượng bêntrong doanh nghiệp như: nhàquản trị các cấp trong doanhnghiệp
Thông tin linh hoạt, kịp thời,phản ánh xu hướng biến độnggồm cả thông tin quá khứ vàthông tin tương lai dạng ướctính, trong đó trọng tâm làthông tin tương lai
Phạm vi lập Báo cáo tài chính được lập cho Báo cáo quản trị được thiết lập
Trang 27toàn bộ doanh nghiệp, mangtính bắt buộc
cho riêng từng yêu cầu quản trịriêng biệt, do đó thường báocáo quản trị được lập cho từng
Tính pháp lý
Mang tính pháp lý rất cao
Sổ sách, mẫu biểu báo cáo tàichính đòi hỏi phải được thốngnhất theo chế độ kế toán, tôntrọng các chuẩn mực được thừanhận
Tuân thủ theo quy định phápluật hiện hành
Không mang tính pháp lý.Báo cáo quản trị được lập, sửdụng, tùy chỉnh theo yêu cầuquản trị của doanh nghiệp
2.4 Vai trò kế toán quản trị
Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực hiệntốt chức năng lập kế hoạch, tổ chức điều hành, kiểm tra và ra quyết định
Chức năng lập kế hoạch: là chức năng không thể thiếu của nhà quản trị
giúp định hướng, cụ thể hóa cho các mục tiêungắn hạn cũng như chiến lược trongdài hạn, Việc lập kế hoạch là xuyên suốt quá trình hoạt động của một đơn vị, một tổchức, doanh nghiệp được thể hiện qua các dự toán Việc này song hành với chiếnlược phát triển của công ty, thông thường hàng năm, các doanh nghiệp lập kế hoạchhoạt động cho năm tài chính mới dựa trên chiến lược đã hoạch định, đồng thời lập
kế hoạch điều chỉnh cho các quyết định trước đó để phù hợp tình hình thực tiễn Do
đó kế hoạch có thể được hiểu là bước để định hướng, kiểm tra, đánh giá tình hìnhhoạt động kinh doanh của các bộ phận, kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị
Trang 28Vai trò kế toán quản trị trong việc lập kế hoạch: Để thực hiện tốt chức
năng lập kế hoạch, nhà quản trị cần có thông tin mang tính hệ thống, có cơ sở để lập
kế hoạch mang tính khả thi, đạt hiệu quả như mong đợi
Chức năng tổ chức điều hành: là quá trình thực hiện các công việc tổ
chức phân công các nguồn lực nhân sự, tài sản, nguồn vốn, …Phân chia trách nhiệmquyền hạn cũng như khen thưởng, phê bình các phòng ban, cá nhân phụ trách cáccông việc để đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra
Vai trò kế toán quản trị trong việc tổ chức điều hành: nhà quản trị cần
thông tin để liên kết các nguồn lực của doanh nghiệp như nguồn lực nhân sự, vậtlực và tài chính nhằm tổ chức điều hành toàn bộ các hoạt động của tất cả các phòngban trong doanh nghiệp Do đó đòi hỏi thông tin phải thể hiện nhiều mặt của vấn đề,linh hoạt, khách quan mang tính hệ thống để nhà quản trị làm cơ sở xem xét tổ chứcđiều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả
Chức năng kiểm tra: Chức năng này được thực hiện xuyên suốt quá trình
thực hiện kế hoạch, thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ dưới dạng các quy trìnhnội bộ của doanh nghiệp như: kiểm tra việc thanh toán, nhập xuất kho, hay việcthực hiện các điều khoản, nội dung hợp đồng kinh tế Để từ đó có các bước ngănchặn, điều chỉnh, khắc phục kịp thời
Vai trò kế toán quản trị trong việc kiểm tra: KTQT cung cấp thông tin
thực hiện kế hoạch đưới dạng các báo cáo để kiểm tra, đối chiếu so sánh với kếhoạch nhằm giúp nhà quản trị nắm sát tình hình thực hiện, mức độ hiệu quảmang lạicũng như nắm bắt được các vấn đề còn tồn tại để đưa ra các hướng xử lý phù hợpvới tình hình thực tế dựa trên kế hoạch tổng thể
Chức năng ra quyết định: Đây là chức năng quan trọng xuyên suốt quá
trình hoạt động doanh nghiệp, là sự kết hợp ba chức năng lập kế hoạch, tổ chức điềuhành, kiểm tra Chức năng này ảnh hưởng đến việc biến kế hoạch thành hiện thực,điều chỉnh kế hoạch trở nên phù hợp thực tiễn hơn, giúp đạt được mục tiêu đề ra
Vai trò kế toán quản trị trong việc ra quyết định: thông tin là nền tảng
cho các quyết định được đưa ra, chất lượng của quyết định phản ánh quá trình
Trang 29KTQT thu thập, phân tích, xử lý tổng hợp thông tin Kế toán quản trị phân tíchphương án theo các khía cạnh khác nhau làm cơ sở đưa ra quyết định tối ưu hóa chonhà quản trị.
2.5 Nội dung của kế toán quản trị
Kế toán quản trị bao quát doanh nghiệp qua những nội dung cơ bản như:
2.5.1 Dự toán ngân sách
2.5.1.1 Khái niệm
Dự toán ngân sách là những tính toán, dự kiến một cách toàn diện mục tiêukinh tế tài chính mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ hoạt động, đồng thời chỉ rõcách thức, biện pháp huy động các nguồn lực thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ
đó Mục đích nhằm cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch của doanh nghiệp bằngnhững số liệu cụ thể Đồng thời cụ thể hóa các nguồn lực,các biện pháp để thực hiệnbằng những số liệu, những bảng tính toán chi tiết cụ thể
Nhằm cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp toàn bộ thông tin về kế hoạchsản xuất kinh doanh trong thời gian cụ thể và cả quá trình sản xuất kinh doanh.Đồngthời chỉ rõ nhiệm vụ của từng bộ phận và đánh giá trách nhiệm của từng bộ phậntrong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp
2.5.1.2 Các loại dự toán ngân sách
Phân loại theo thời gian
Dự toán ngân sách ngắn hạn: là dự toán được lập cho kỳ kế hoạch thường
là một năm và chia thành kỳ ngắn hơn là hàng quý và hàng tháng Dự toán ngânsách ngắn hạn thường liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnhư sản xuất, mua hàng, bán hàng, thu tiền, chi tiền Dự toán này được lập hàngnăm trước khi kết thúc niên độ kế toán để định hướng nguồn tài chính cho hoạtđộng trong năm tiếp theo của doanh nghiệp
Dự toán ngân sách dài hạn: là dự toán được lập liên quan đến hoạt động
đầu tư, mua sắm tài sản dài hạn, sắp xếp các nguồn lực tài chính nhằm thu được lợinhuận dự kiến trong tương lai Đặc điểm cơ bản của dự toán này là lợi nhuận lớn,rủi ro tương đối cao, thời gian thu hồi vốn tương đối dài
Trang 30 Phân loại theo chức năng
Dự toán hoạt động: bao gồm các dự toán liên quan đến hoạt động cụ thể của
doanh nghiệp như dự toán tiêu thụ nhằm dự đoán tình hình tiêu thụ của doanhnghiệp trong kỳ dự toán, dự toán sản xuất được áp dụng cho các doanh nghiệp sảnxuất nhằm dự toán mức sản lượng cần sản xuất đáp ứng tiêu thụ từ đó dự toán chiphí sản xuất, dự toán mua hàng áp dụng cho các doanh nghiệp thương mại nhằm dựtoán khối lượng hàng cần thiết đủ cho tiêu thụ và nhu cầu tồn kho sau đó dự toánchi phí bán hàng và quản lý, dự toán kết quả kinh doanh
Dự toán tài chính: là các dự toán liên quan đến tiền, vốn đầu tư, bảng cân
đối kế toán, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trong đó dự toán tiền là
kế hoạch chi tiết cho việc thu chi tiền, dự toán vốn đầu tư trình bày các dự toán tàisản dài hạn và vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh những năm tiếp theo, dự toánbảng cân đối kế toán và dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là các dựtoán tổng hợp số liệu kinh doanh của doanh nghiệp
Phân loại theo phương pháp lập
Dự toán ngân sách cố định: là loại dự toán được lập theo một mức độ hoạt
động nhất định được xáclập trước, nghĩa là nó chỉ thiết lập những dự kiến, nguồnlực để đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp ở một mức độ nhất định màkhông xét tới mức độ này có thể bị biến động trong kỳ dự toán Loại dự toán nàylập tương đối đơn giản, tuy nhiên nếu dùng dự toán này để đánh giá kết quả kinhdoanh luôn biến đổi của doanh nghiệp thì khó có thể đánh giá được tình hình thựchiện dự toán, nó chỉ phù hợp cho doanh nghiệp có hoạt động kinh tế ổn định
Dự toán ngân sách linh hoạt: dự toán ngân sách linh hoạt là dự toán cung
cấp cho doanh nghiệp khả năng dự toán chi phí và doanh thu ở nhiều mức độ, phạm
vi hoạt động khác nhau dựa trên mối quan hệ với quá trình hoạt động nhằm xácđịnh ngân sách dự kiến tương ứng với mức độ, phạm vi hoạt động khác nhau củadoanh nghiệp Dự toán linh hoạt thường lập ở ba mức độ cơ bản: mức độ hoạt độngbình thường, mức độ hoạt động khả quan nhất, mức độ hoạt động bất lợi nhất.Chính vì dự toán linh hoạt có thể thích ứng với sự thay đổi các mức độ hoạt động
Trang 31khác nhau nên đòi hỏi mức độ thực hiện phức tạp hơn, tuy nhiên nó cung cấp nhiềuthông tin hữu ích giúp nhà quản trị thích ứng nhiều tình huống khác nhau.
Phân loại theo mức độ phân tích
Dự toán từ gốc: là dự toán khi lập phải gạt bỏ hết những số liệu dự toán đã
tồn tại trong qua khứ và xem các nghiệp vụ kinh doanh như mới bắt đầu Tiến hànhxem xét khả năng thu thập, những khoản chi phí phát sinh và khả năng thực hiện lợinhuận của doanh nghiệp để lập các báo cáo dự toán Các báo cáo dự toán mớikhông bị lệ thuộc vào số liệu của báo cáo dự toán cũ Dự toán từ gốc không chịu sựhạn chế các mức chi tiêu đã qua, không có khuôn mẫu vì thế đòi hỏi nhà quản lý cáccấp phải phát huy tính chủ động, sáng tạo căn cứ vào tình hình cụ thể để lập dự toánngân sách
Phương pháp dự toán từ gốc có nhiều ưu điểm như:
Thứ nhất, nó không bị lệ thuộc vào các số liệu của kỳ quá khứ vì thôngthường các doanh nghiệp thường dựa vào số liệu của các báo cáo dự toán cũ kết hợpvới mục tiêu mới để lập dự toán cho năm tiếp theo nhưng cách lập dự toán như vậy
sẽ che lấp và lệ thuộc vào các khuyết điểm của kỳ quá khứ và cứ để cho các thiếusót, khuyết điểm này tồn tại mãi trong doanh nghiệp Do vậy dự toán từ gốc sẽ khắcphục được nhược điểm này trong quá trình lập dự toán
Thứ hai, phương pháp lập dự toán từ gốc sẽ phát huy triệt để tính chủ động,
sự sáng tạo của bộ phận lập dự toán Quan điểm của bộ phận lập dự toán không bịảnh hưởng, chi phối bởi những quan điểm sai lầm của những người đi trước vìthông thường bộ phận lập dự toán có khuynh hướng dựa vào ý định của người quản
lý cùng với các quy định có sẵn để lập dự toán và do đó thiếu tính chủ động suynghĩ về tình hình tương lai, không mạnh dạn khai thác các cơ hội phát triển Vì vậylàm cho công tác dự toán chỉ mang tính hình thức, mất đi tính hiệu quả thực sự
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tất cả mọi hoạt động, phântích nghiên cứu đều bắt đầu từ con số không, khối lượng công việc lớn, thời giandùng cho việc lập dự toán dài, kinh phí cho việc lập dự toán cao và cũng không thểchắc chắn rằng số liệu dự toán từ gốc chính xác hoàn toàn, không có sai sót
Trang 32Dự toán cuốn chiếu: còn gọi là dự toán nối mạch, phương pháp lập của dự
toán này là các bộ phận lập dự toán sẽ dựa vào các số liệu báo cáo dự toán cũ củadoanh nghiệp và điều chỉnh với những thay đổi trong thực tế để lập dự toán mới Ưuđiểm của phương pháp này là các báo cáo dự toán được soạn thảo, theo dõi, cậpnhật một cách liên tục Dự toán cuốn chiếu giúp các nhà quản lý doanh nghiệp cóthể kế hoạch hóa liên tục các hoạt động kinh doanh của năm mà không cần đợi kếtthúc việc thực hiện dự toán năm cũ mới thực hiện dự toán năm mới Khuyết điểmcủa phương pháp này là quá trình lập dự toán ngân sách bị lệ thuộc nhiều vào sốliệu các báo cáo dự toán cũ, không phát huy tính chủ động, sáng tạo của các bộphận lập dự toán ngân sách
2.5.1.3 Quy trình lập
Để việc lập dự toán được thực hiện tốt,cần phải có quy trình lập để chuẩn bịcác công việc thực hiện trong dự toán ngân sách Quy trình lập này thường gồm 3giai đoạn
Giai đoạn chuẩn bị:
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của lập dự toán giúp xác định rõ mục tiêucủa doanh nghiệp, xây dựng mẫu dự toán ngân sách chuẩn Đồng thời xác định các
cá nhân, bộ phận tham gia soạn thảo dự toán và xem xét lại hệ thống cung cấp thôngtin cho việc lập dự toán sao cho thông tin chính xác phù hợp
Giai đoạn soạn thảo:
Tiếp sau giai đoạn chuẩn bị hoàn tất các cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm
có liên quan phải tập hợp tất cả thông tin về các nguồn lực sẵn có trong doanhnghiệp và các thông tin về các yếu tố bên trong, bên ngoài doanh nghiệp có tácđộng đến hoạt động doanh nghiệp trên cơ sở soạn thảo các báo cáo về dự toán sảnxuất, dự toán nguyên vật liệu, dự toán tiền, dự toán bảng cân đối kế toán, dự toánbáo cáo kết quả kinh doanh,
Trang 33Giai đoạn theo dõi:
Giai đoạn này đòi hỏi cá nhân thực hiện phải thường xuyên theo dõi, đánhgiá tình hình thực hiện dự toán, theo đó đánh giá được trách nhiệm của từng cá nhân
bộ phận trong việc thực hiện dự toán Bên cạnh đó xem xét lại tính thực tiễn của sốliệu trên cơ sở đó thực hiện điều chỉnh và lưu ý cho lần lập dự toán ngân sách tiếptheo
2.5.1.4 Mô hình lập dự toán
Mô hình 1: Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống
Theo mô hình này các chỉ tiêu dự toán được lập từ quản lý cấp cao nhất vàđược truyền đạt xuống các cấp quản lý trung gian, trên cơ sở đó cấp quản lý trunggian truyền đạt lại cho các đơn vị cấp cơ sở
Sơ đồ 2.2: Mô hình lập dự toán ấn định thông tin từ trên xuống
Mô hình 2: Mô hình thông tin phản hồi
Theo mô hình này quản lý cấp cao ước tính các chỉ tiêu dự toán mang tínhtham khảo và phân bổ xuống cho các đơn vị cấp trung gian Trên cơ sở đó cấp quản
lý trung gian truyền đạt lại cho các đơn vị cấp cơ sở
Quản lý cấpcao nhất
Quản lý cấp
trung gian
Quản lý cấpcao nhất
Quản lý
cấp cơ sở
Quản lýcấp cơ sở
Quản lýcấp cơ sở
Quản lýcấp cơ sở
Trang 34Các bộ phận quản lý cấp cơ sở căn cứ vào chỉ tiêu dự thảo, sẽ căn cứ vào khảnăng điều kiện của mình để xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được ở bộphận mình và giải trình trước bộ phận quản lý cấp cao.
Bộ phận quản lý cấp trung gian tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ các bộ phậncấp cơ sở để xác định các chỉ tiêu có thể thực hiện tại bộ phận mình và bảo vệ trước
bộ phận cấp cao
Bộ phận quản lý cấp cao trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ các bộphận cấp trung gian sẽ xét duyệt thông qua các chỉ tiêu dự toán cho các bộ phậntrung gian, trên cơ sở này bộ phận cấp trung gian sẽ xét duyệt thông qua các chỉ tiêu
dự toán cho các bộ phận cấp cơ sở
Khi dự toán ở các bộ phận được xét duyệt sẽ trở thành dự toán chính thứcđịnh hướng cho kỳ hoạt động kế hoạch
Quản lý cấp
trung gian
Quản lý cấpcao nhất
Quản lý
cấp cơ sở
Quản lýcấp cơ sở
Quản lýcấp cơ sở
Quản lýcấp cơ sở
Trang 35Mô hình 3: Mô hình thông tin từ dưới lên
Theo mô hình này dự toán được lập từ cấp quản lý thấp nhất đến cấp quản lýcao nhất Các bộ phận quản lý cấp cơ sở lập các chỉ tiêu dự toán trình lên cấp quản
lý trung gian Cấp quản lý trung gian xem xét và tiếp tục trình lên bộ phận quản lýcấp cao Bộ phận quản lý cấp cao tổng hợp các chỉ tiêu dự toán của các cấp trunggian sẽ xét duyệt thông qua dự toán cho các cấp trung gian, cấp trung gian sẽ xétduyệt thông qua các chỉ tiêu dự toán cho các cấp cơ sở
Bước 1
Bước 2
Sơ đồ 2.4: Mô hình lập dự toán thông tin từ dưới lên
2.5.1.5 Nội dung lập dự toán
Dự toán tiêu thụ: là dự toán về doanh thu dự kiến trong năm kế hoạch Đây
là dự toán quan trọng nhất, nó chi phối toàn bộ các dự toán khác Do đó nó thườngđược lập trước, và được lập một phù hợp với điều kiện khả năng doanh nghiệp Đểlập dự toán tiêu thụ phải xem xét các yếu tố như tình hình tiêu thụ các kỳ trước,chính sách giá, khả năng mở rộng thị trường, chính sách quảng cáo, khuyến mãi, sựcạnh tranh,…
Quản lý cấpcao nhất
Quản lý cấp
trung gian
Quản lý cấpcao nhất
Quản lý
cấp cơ sở
Quản lýcấp cơ sở
Quản lýcấp cơ sở
Quản lýcấp cơ sở
Trang 36Dự toán sản xuất: là dự toán về số lượng sản phẩm sản xuất ra để đáp ứng
yêu cầu cần tiêu thụ và yêu cầu tồn kho cuối kỳ Dự toán sản phẩm được sản xuấtđược tính bằng cách lấy dự toán sản phẩm tiêu thụ cộng với dự toán sản phẩm tồnkho cuối kỳ và trừ đi dự toán sản phẩm tồn kho đầu kỳ
Dự toán chi phí NVL trực tiếp: là dự toán về lượng NVL và chi phí NVL
trực tiếp cần thiết cho quá trình sản xuất Dự toán này được lập dựa trên cơ sở dựtoán sản xuất và định mức nguyên vật liệu trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: là dự toán nhằm xác định thời gian
lao động và chi phí nhân công cần thiết đảm bảo cho tiến trình sản xuất Việc lập dựtoán này cần căn cứ vào dự toán sản xuất và định mức chi phí nhân công
Dự toán chi phí sản xuất chung: là dự toán về toàn bộ chi phí phát sinh tại
xưởng sản xuất trừ chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Dự toán nàyđược lập dựa vào số lượng sản phẩm sản xuất, định mức biến phí sản xuất chung vàđịnh phí sản xuất chung
Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Dự toán này
giúp cho nhà quản trị ước tính các chi phí ngoài sản xuất phát sinh trong kỳ dự toán
Dự toán tiền: là dự toán về số tiền thu vào và chi ra liên quan đến các hoạt
động của doanh nghiệp trong kỳ dự toán nhằm xác định nguồn tiền phục vụ hoạtđộng doanh nghiệp
Dự toán kết quả hoạt động kinh doanh: là dự toán về lợi nhuận dự kiến sẽ
đạt được trong kỳ kế hoạch Là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp kỳ dự toán Dự toán này được lập trên cơ sở tổng hợp từ dự toán doanh thu
và chi phí trong kỳ dự toán
2.5.2 Kế toán trách nhiệm
2.5.2.1 Khái niệm
Kế toán trách nhiệm là hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận, cá nhân trong một
tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ thuộc phạm viquản lý của mình và họ phải xác định, đánh giá và báo cáo cho tổ chức, thông qua
Trang 37đó cấp quản lý cao hơn sử dụng thông tin này để đánh giá thành quả của các bộphận trong tổ chức.
2.5.2.2 Nội dung kế toán trách nhiệm
Sự phân cấp quản lý
Sự phân cấp quản lý là việc người quản lý giao quyền cho các cấp quản lýthấp hơn và các cấp quản lý này chỉ được quyền ra quyết định trong phạm vi tráchnhiệm quyền hạn của mình nhằm thực hiện một hay nhiều mục tiêu của tổ chức.Tùy từng doanh nghiệp mà mức độ phân chia khác nhau
Mỗi cấp quản lý sẽ có người quản lý riêng và thuộc về một trong các trungtâm như trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu
tư Người quản lý sẽ sử dụng các nguồn lực trong trung tâm mình phụ trách để thựchiện các mục tiêu quản trị được giao
Có nhiều cách phân quyền quản lý, tuy nhiên chủ yếu được phân theo chứcnăng kinh doanh, theo sản phẩm và theo khu vực địa lý Đối với cách doanh nghiệpchia theo chức năng kinh doanh ta có các phòng ban sản xuất, tiếp thị, …Đối vớidoanh nghiệp chia theo sản phẩm, khu vực địa lý, các phòng ban được chia theo cácloại sản phẩm kinh doanh, khu vực địa lý và thường gắn liền với các đầu vào và đầu
ra riêng để xác định hiệu quả kinh doanh
Nhà quản trị cần cân nhắc lựa chọn phân cấp hợp lý khi thực hiện phân cấpquản lý vì nếu doanh nghiệp chia ra quá nhiều cấp quản lý sẽ dẫn đến bộ máy quản
lý cồng kềnh, và nếu tập trung quá nhiều quyền ra quyết vào một nơi sẽ làm hiệuquả hoạt động không như mong đợi
Các trung tâm trách nhiệm
Mỗi cấp quản lý chịu trách nhiệm với kết quả hoạt động thuộc phạm vi mìnhquản lý được gọi là trung tâm trách nhiệm Được chia thành 4 loại trung tâm tráchnhiệm đó là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trungtâm đầu tư
Trung tâm chi phí: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị có quyền ra
quyết định và chịu trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh thuộc phạm vi mình
Trang 38quản lý Trung tâm này có nhiệm vụ kiểm soát và phân tích biến động của chi phíphát sinh so với định mức và dự toán đã xây dựng để đưa ra các biện pháp nhằmgiảm chi phí xuống mức thấp nhất Mục tiêu của trung tâm chi phí là tối thiểu hóachi phí.
Trung tâm doanh thu: là trung tâm trách nhiệm mà các nhà quản trị chỉ
được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm đối với doanh thu phát sinh thuộcphạm vi mình quản lý thông qua các báo cáo về doanh thu được lập để phân tíchdoanh thu từng mặt hàng theo từng cửa hàng, từng thị trường, … để xác định nhân
tố ảnh hưởng đến doanh thu và đưa ra các biện pháp làm tăng doanh thu Mục tiêucủa trung tâm doanh thu là tối đa hóa doanh thu
Trung tâm lợi nhuận: là trung tâm trách nhiệm mà các nhà quản trị chỉ
được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm đối với lợi nhuận đạt được trongphạm vi quản lý mình Đồng thời nhà quản trị trung tâm này phải chịu trách nhiệm
về doanh thu và chi phí phát sinh trong phạm vi mình phụ trách vì lợi nhuận là phầnthu thập còn lại sau khi trừ đi chi phí
Trung tâm đầu tư: là trung tâm trách nhiệm mà các nhà quản trị chỉ được
quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm đối với vốn đầu tư từ bộ phận mình Trungtâm đầu tư là một bộ phận trách nhiệm có quyền cao nhất trong tổ chức, được quyền
ra quyết định về đầu tư và sử dụng vốn
Chỉ tiêu đánh giá của các trung tâm trách nhiệm
Để đánh giá các trung tâm trách nhiệm hai chỉ tiêu cơ bản thường được sửdụng để đánh giá là chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu hiệu quả
Chỉ tiêu kết quả: là mức độ các trung tâm trách nhiệm thực hiện các nhiệm
vụ đề ra như nhà quản lý đặt ra doanh thu cần đạt được cho trung tâm doanh thu,mức tỷ lệ hoàn vốn của trung tâm lợi nhuận, mức thực hiện thực tế so với kế hoạchcủa mỗi bộ phận
Chỉ tiêu hiệu quả: là tỷ lệ so sánh giữa tổng đầu ra và tổng đầu vào của mộttrung tâm trách nhiệm Nó cho thấy kết quả thực tế đạt được so với các nguồn lựcđược sử dụng để tạo ra kết quả mang lại trên mỗi đơn vị đầu vào Ngược lại tỷ lệ so
Trang 39sánh giữa đầu vào và đầu ra cho ta trung bình số lượng đầu vào tiêu hao trên mỗiđơn vị đầu ra như tỷ lệ chi phí trên mỗi sản phẩm làm được, chi phí vốn.
Đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí:
Trung tâm chi phí được chia thành hai loại: trung tâm chi phí tiêu chuẩn(định mức) và trung tâm chi phí dự toán (tùy ý)
Trung tâm chi phí tiêu chuẩn (standard cost center):là trung tâm chi phí mà
đầu ra có thể xác định và lượng hóa bằng tiền trên cơ sở đã biết phí tổn cần thiết đểtạo ra một đơn vị đầu ra Để đánh giá trách nhiệm trung tâm này thì
Về mặt kết quả: được đánh giá thông qua việc hoàn thành kế hoạch sản xuấtđược giao đúng hạn và các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Về mặt hiệu quả: được đo lường thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tếvới chi phí định mức, phân tích biến động và xác định nguyên chủ quan khách quantác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí
Trung tâm chi phí dự toán: là trung tâm chi phí mà đầu ra không thể lượng
hóa được bằng tiền một cách chính xác và mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra ởtrung tâm này không chặc chẽ Điển hình rung tâm chi phí này là các phòng banthuộc bộ phận gián tiếp như phòng nhân sự, kế toán,…các khoản chi phí thườngđược đặt ra cố định cho mỗi phòng ban, và sự thay đổi nếu có cũng không làm ảnhhưởng đến năng suất ở các phân xưởng sản xuất Tiêu chí đánh giá
Về mặt kết quả: được đánh giá thông qua việc so sánh giữa đầu ra và mụctiêu phải đạt được của trung tâm
Về mặt hiệu quả: được đánh giá chủ yếu dựa vào việc đối chiếu giữa chi phíthực tế phát sinh và dự toán ngân sách đã đư ợc duyệt Thành quả của các nhà quản
lý bộ phận này được đánh giá dựa vào khả năng kiểm soát chi phí của họ trong bộphận
Đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu:
Trách nhiệm của trung tâm doanh thu là đạt được doanh thu cao nhất qua cáchoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ Tiêu chí đánh giá
Trang 40Về mặt kết quả: sẽ đối chiếu doanh thu thực tế đạt được với doanh thu dựtoán tiêu thụ của bộ phận Xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, qua đó phântích sai biệt doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố liên quan như đơn giá bán,khối lượng sản phẩm tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ.
Về mặt hiệu quả: do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằngtiền nhưng đầu vào thì không vì trung tâm doanh thu không chịu trách nhiệm về giáthành sản phẩm hay giá vốn hàng hóa Trong khi đó chi phí phát sinh tại trung tâmdoanh thu không thể so sánh được với doanh thu của trung tâm Vì vậy cần so sánhgiữa chi phí thực tế và chi phí dự toán của trung tâm khi đo lường hiệu quả trungtâm doanh thu
Đánh giá trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận:
Trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận là tổ chức hoạt động kinh doanh saocho lợi nhuận đạt được là cao nhất Tiêu chí đánh giá
Về mặt kết quả: So sánh giữa lợi nhuận thực tế đạt được và lợi nhuận dựtoán Phân tích sai biệt lợi nhuận do ảnh hưởng của các nhân tố liên quan như doanhthu, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý Qua đó xác định các nguyên nhânchủ quan, khách quan làm biến động lợi nhuận so với dự toán
Về mặt hiệu quả: được đo lường bằng các chỉ tiêu như số dư đảm phí, lợinhuận trước thuế, hay chỉ tiêu tương đối như tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu, tỷ lệhoàn thành kế hoạch giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kế hoạch
Đánh giá trách nhiệm của trung tâm đầu tư:
Trung tâm đầu tư ngoài việc đưa ra các quyết định ngắn hạn như xác định, cơcấu sản phẩm, chi phí sản phẩm, giá bán sản phẩm còn có quyền kiểm soát và đưa
ra các quyết định về vốn đầu tư của doanh nghiệp Tiêu chí đánh giá
Về mặt kết quả: cũng so sánh lợi nhuận thực tế và lợi nhuận dự toán, phântích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận như ở trung tâm lợi nhuận
Về mặt hiệu quả: Cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm đầu tư
là dựa vào tỷ lệ hoàn vốn ROI, và lợi nhuận còn lại RI