1. Lý do chọn đề tài Từ những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, công nghệ thông tin đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khoa học, đời sống, làm thay đổi căn bản, sâu sắc và đặc biệt đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học. Sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là Công nghệ thông tin (CNTT), đã đặt ra cho ngành giáo dục nhiều yêu cầu cấp bách. Đó là: giáo dục phải trang bị cho người học khả năng học tập suốt đời mà kỹ năng tìm kiếm thông tin, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề là cần thiết nhất trong một kỷ nguyên thay đổi nhanh chóng. Nhiều chính sách và chiến lược giáo dục đã được đổi mới nhằm giúp cho người học thích nghi với sự thay đổi, tăng cường tư duy sáng tạo và khả năng ứng dụng tri thức tiên tiến để giải quyết các vấn đề thời đại. Ứng dụng CNTT trong giáo dục nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp bách nêu trên là một trong số các lựa chọn ưu tiên của hầu hết hệ thống giáo dục trên thế giới. Nhiều quốc gia trên thế giới xem kiến thức và kỹ năng về CNTT là những thành tố nền tảng của giáo dục cơ bản. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nguồn nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” đã nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn liền với phát triển khoa học công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng…” và “Cách mạng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu cá nhân của từng người học”. Trước bối cảnh đó đã tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá trình học tập của sinh viên nhưng cũng đem lại những thách thức đối với việc giảng dạy của giảng viên. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là người giảng viên phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp cùng với việc ứng dụng CNTT để hướng dẫn tổ chức và điều khiển sinh viên phát huy hết năng lực trong quá trình tìm kiếm tri thức. Tuy nhiên đây là một vấn đề còn khá mới đối với giảng viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, nhiều giảng viên còn lúng túng trong việc tiếp cận kiến thức và một hệ thống phương pháp dạy học có sử dụng CNTT với những hình thức tổ chức cũng như qui trình của việc biên soạn giáo án hiệu quả và tương thích. Đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ở trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, tác giả đã chọn đề tài: “Đổi mới quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Đại học Điều dưỡng Nam Định”.
Trang 1NGUYỄN THỊ HÒA
ĐỔI MỚI QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS ĐẶNG THỊ THANH HUYỀN
HÀ NỘI - 2012
Trang 2Sau hai năm (2010-2012) học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thànhchương trình khoá học Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Học việnQuản lý Giáo dục và hoàn thành luận văn “Đổi mới quản lý ứng dụng côngnghệ thông tin trong dạy học ở trường Đại học Điều dưỡng Nam Định”.
Tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến các thầy cô giáo
đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Đặcbiệt là sự giúp đỡ và chỉ bảo quý báu của Phó Giáo sư Tiến sĩ Đặng ThịThanh Huyền, Viện nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục - Học viện Quản
lý giáo dục, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luậnvăn này
Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn Trường Đại họcĐiều dưỡng Nam Định, cùng anh em đồng nghiệp trong cơ quan và gia đình
đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành việc thu thập và xử lý thông tinphục vụ quá trình nghiên cứu của mình
Do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, luận văn này khôngtránh khỏi thiếu sót, tôi kính mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp
ý kiến của các thầy cô giáo và đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, tháng 08 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Hòa
Trang 3BSCKI Bác sỹ chuyên khoa I
CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông
Trang 41 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC 5
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5
1.1.1 Trên thế giới 5
1.1.2 Tại Việt Nam 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Khái niệm quản lý 9
1.2.2 Khái niệm về quản lý giáo dục 10
1.2.3 Khái niệm về quá trình dạy học đại học và đổi mới phương pháp dạy học đại học 10
1.2.3 Khái niệm công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin 11
1.2.4 Phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên 12
1.3 Vai trò của CNTT trong giáo dục và các nhân tố ảnh hưởng 14
1.3.1 Vai trò của CNTT trong giáo dục 14
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong dạy học 15
1.4 Nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học 18
1.5 Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH 25
2.1 Giới thiệu chung về trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 25
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 25
Trang 52.2 Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học 29
2.2.1 Thực trạng trình độ tin học của CBQL, giảng viên 29
2.2.2 Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên 30
2.2.3 Thực trạng kỹ năng, ứng dụng CNTT trong dạy học 36
2.2.4 Thực trạng CSVC phục vụ ứng dụng CNTT trong dạy học 42
2.3 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về vai trò quản lý ứng dụng CNTT và vai trò CNTT trong dạy học 45
2.3.1 Nhận thức về vai trò quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học 45
2.3.2 Nhận thức về vai trò CNTT trong dạy học 45
2.4 Thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của trường .49
2.4.1 Công tác lập kế hoạch 49
2.4.2 Công tác tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giảng viên 50
2.4.3 Công tác chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học 51
2.4.4 Công tác giám sát, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học 52
2.5 Đánh giá chung về công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 53
2.5.1 Thuận lợi 53
2.5.2 Khó khăn 54
2.5.3 Những tồn tại, hạn chế 54
2.5.4 Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại 55
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH 58
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 58
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 58
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 58
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 58
Trang 6CNTT trong dạy học 59
3.2.2 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học cho giảng viên 62
3.2.3 Tăng cường CSVC, thiết bị CNTT, tăng cường khai thác phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung nhằm tăng hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong dạy học 65
3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác ứng dụng CNTT trong dạy học, tổ chức thi đua khen thưởng 69
3.2.5 Tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với các trường đại học, các bệnh viện thực hành, các doanh nghiệp CNTT trong khu vực và quốc tế 72
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 74
3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 74
3.4.1 Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 75
3.4.2 Kháo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
1 Kết luận 85
2 Kiến nghị 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 7Bảng 2.1 Thực trạng giới tính, thâm niên công tác của CBQL, giảng
viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 27
Bảng 2.2 Thực trạng trình độ tin học của CBQL, giảng viên 29
Bảng 2.3 Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học 30
Bảng 2.4 Kỹ năng sử dụng bộ công cụ Office 36
Bảng 2.5 Kỹ năng sử dụng các nhóm phần mềm đồ họa, phần mềm biên tập video, phần mềm mô phỏng trong dạy học 38
Bảng 2.6 Kỹ năng sử dụng các nhóm phần mềm ứng dụng web 40
Bảng 2.7 Thực trạng cơ sở vật chất trang thiết bị Nhà trường 42
Bảng 2.8 Nhận thức về vai trò của quản lý trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học 45
Bảng 2.9 Nhận thức về CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học của CBQL, giảng viên 46
Bảng 2.10 Ưu thế của việc sử dụng CNTT trong hoạt động dạy học 47
Bảng 2.11 Hạn chế của việc sử dụng CNTT trong dạy học 48
Bảng 2.12 Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giảng viên 50
Bảng 2.13 Thực trạng việc ban hành các văn bản chỉ đạo ứng dụng CNTT trong dạy học 51
Bảng 2.14 Các hình thức thực hiện giám sát, đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học 52
Bảng 2.15 Đánh giá của CBQL và giảng viên về tính cần thiết của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học 75
Bảng 2.16 Đánh giá của CBQL và giảng viên về tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học 80
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, công nghệ thôngtin đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khoa học, đời sống, làm thay đổi căn bản,sâu sắc và đặc biệt đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học Sự phát triểnnhanh chóng và vượt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là Công nghệthông tin (CNTT), đã đặt ra cho ngành giáo dục nhiều yêu cầu cấp bách Đólà: giáo dục phải trang bị cho người học khả năng học tập suốt đời mà kỹnăng tìm kiếm thông tin, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề là cần thiết nhấttrong một kỷ nguyên thay đổi nhanh chóng Nhiều chính sách và chiến lượcgiáo dục đã được đổi mới nhằm giúp cho người học thích nghi với sự thayđổi, tăng cường tư duy sáng tạo và khả năng ứng dụng tri thức tiên tiến để giảiquyết các vấn đề thời đại Ứng dụng CNTT trong giáo dục nhằm đáp ứngnhững yêu cầu cấp bách nêu trên là một trong số các lựa chọn ưu tiên của hầuhết hệ thống giáo dục trên thế giới Nhiều quốc gia trên thế giới xem kiếnthức và kỹ năng về CNTT là những thành tố nền tảng của giáo dục cơ bản
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Đổimới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiệnđại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chếquản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục làkhâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, pháttriển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nguồn nhân tài, góp phần quan trọng xâydựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” đã nêu rõ: “Đổimới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiệnđại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế thích ứng với nền kinh tế
Trang 9thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn liền với pháttriển khoa học công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng…” và “Cáchmạng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽtạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp,hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáodục điện tử đáp ứng nhu cầu cá nhân của từng người học”.
Trước bối cảnh đó đã tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi cho quátrình học tập của sinh viên nhưng cũng đem lại những thách thức đối với việcgiảng dạy của giảng viên Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là người giảng viên phảibiết lựa chọn phương pháp phù hợp cùng với việc ứng dụng CNTT để hướngdẫn tổ chức và điều khiển sinh viên phát huy hết năng lực trong quá trình tìmkiếm tri thức Tuy nhiên đây là một vấn đề còn khá mới đối với giảng viêntrường Đại học Điều dưỡng Nam Định, nhiều giảng viên còn lúng túng trongviệc tiếp cận kiến thức và một hệ thống phương pháp dạy học có sử dụngCNTT với những hình thức tổ chức cũng như qui trình của việc biên soạngiáo án hiệu quả và tương thích Đặc biệt là ứng dụng CNTT trong dạy học
Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ở
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, tác giả đã chọn đề tài: “Đổi mới quản
lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Đại học Điều dưỡng Nam Định”
2 Mục đích nghiên cứu
Khái quát cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý ứng dụngCNTT trong dạy học của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, từ đó đềxuất một số biện pháp đổi mới quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học nhằmnâng cao chất lượng đào tạo của trường giai đoạn 2011-2015
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạyhọc đại học
Trang 10- Phân tích thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
ở trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
- Đề xuất biện pháp đổi mới quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ởtrường Đại học Điều dưỡng Nam Định giai đoạn 2011-2015
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp đổi mới quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trườngĐại học Điều dưỡng Nam Định
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu và phân tích các văn bản về chủ trương chính sách củaĐảng, Nhà nước, của ngành giáo dục; các luận văn, các công trình, đề tàinghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xác định cơ sở lýluận và thực tiễn của việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: sử dụng các mẫu phiếu thăm dò ý kiến đối vớigiảng viên để thu thập những thông tin về tình hình ứng dụng CNTT trongdạy và học tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Trang 11- Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu: để làm rõ thực trạng, rút ranguyên nhân, hạn chế, các bất cập trong quản lý ứng dụng CNTT trong dạyhọc ở Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, làm cơ sở xác lập các biệnpháp quản lý có tính khả thi.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: để kiểm tra kết quả nghiên cứunhằm đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp
6.3 Xử lý kết quả điều tra bằng thống kê toán học
Phân tích xử lý các thông tin, các số liệu bằng thống kê toán học
Trang 12Nhật Bản xây dựng chương trình quốc gia có tên: “Kế hoạch một xã
hội thông tin - mục tiêu quốc gia đến năm 2000” đã được công bố từ nhữngnăm 1972
Singapore năm 1981 đã thông qua một đạo luật về Tin học hóa Quốc
gia qui định ba nhiệm vụ: Một là, thực hiện việc tin học hóa mọi công việchành chính và hoạt động của Chính phủ Hai là, phối hợp GD&ĐT tin học Ba
là, phát triển và thúc đẩy công nghiệp dịch vụ tin học ở Singapore Một Ủyban máy tính Quốc gia (NCB) đã được thành lập để chỉ đạo công tác đó
Ở Hàn Quốc, các hoạt động về Chính phủ điện tử và ứng dụng CNTT
được phân biệt: Các dự án có liên quan đến nhiều Bộ, Ngành, địa phươngđược xem như là dự án Chính phủ điện tử được sử dụng ngân sách tập trung.Các dự án ứng dụng CNTT được tiến hành từng Bộ, Ngành, địa phương sửdụng ngân sách chi thường xuyên hoặc “Quỹ Thúc Đẩy” CNTT do Bộ Thôngtin và Truyền thông quản lý Tương ứng có hai cơ quan chỉ đạo và điều phối:Ban thúc đẩy tin học hóa và Ban đặc biệt về Chính phủ điện tử thuộc Ban đổimới Chính phủ của Tổng thống Ban thúc đẩy tin học hóa có nhiệm vụ trông
Trang 13coi và khai thông các chính sách, kế hoạch và dự án để tạo điều kiện thúc đẩyHàn Quốc thành một xã hội tiên tiến.
(Theo tin “Chính phủ điện tử Hàn Quốc” trên tạp chí PCWorldVN cập nhật ngày 01/04/2008).
Ở Australia vào tháng 3/2000, Hội đồng Bộ trưởng đã ủng hộ hướng đi
được trình bày trong tài liệu “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin”, tàiliệu này bao gồm hai mục tiêu giáo dục trường học bao quát cho nền kinh tếthông tin, đó là: Một là, tất cả mọi học sinh sẽ rời trường học như nhữngngười sử dụng tin cậy, sáng tạo và hiệu quả những công nghệ mới, bao gồmCNTT và viễn thông Hai là, tất cả các trường đều hướng tới việc kết hợpCNTT và viễn thông vào trong hệ thống của họ để cải thiện khả năng học tậpcủa học sinh, để đem lại nhiều cơ hội học tập hơn cho người học và làm hiệuquả của việc kinh doanh của họ
(Theo “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin” ở Australia của tạp chí PCWorldVN).
1.1.2 Tại Việt Nam
Việt Nam với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của nền kinh tế tríthức và sự bùng nổ Internet, của các sản phẩm phần mềm tin học ứng dụnglàm cho đời sống xã hội được nâng lên, làm thay đổi nhận thức của con người
và đi vào mọi lĩnh vực, ngành nghề trong đó có giáo dục và đào tạo Giáo dụcluôn được coi là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triểnnguồn lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại
Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT đối với sự phát triển kinh tế
xã hội, đặc biệt là đối với GD-ĐT, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủtrương, chính sách quan trọng để đẩy mạnh việc ứng dụng và quản lý việcứng dụng CNTT như chương trình quốc gia về CNTT (1996-2000) và Đề ánthực hiện về CNTT tại các cơ quan Đảng (2003-2005) ban hành kèm theoQuyết định 47 của Ban Bí thư TW Đảng Đề án tin học hóa quản lý hànhchính nhà nước (2001-2005) ban hành kèm theo Quyết định số 112/2001/QĐ-
Trang 14TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ Đặc biệt ngày 29/6/2006Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Côngnghệ thông tin số 67/2006/QH11.
Theo Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg về “Chiến lược phát triểnCNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” kế hoạchđến năm 2015, Việt Nam có 65% số giảng viên có đủ khả năng ứng dụngCNTT để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng Đến cuối năm 2015,100% giảng viên đại học, cao đẳng, giảng viên dạy nghề, sinh viên ….có máytính dùng riêng [3]
Gần đây đã có rất nhiều những bài viết, những cuộc hội thảo và đề tàinghiên cứu về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta như:
Hội thảo khoa học toàn quốc “Các giải pháp công nghệ và quản lýtrong ứng dụng CNTT-TT vào đổi mới phương pháp dạy - học”
Dự án “Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục SREM” mang lại hiệu quảtrong lĩnh vực tăng cường nhận thức về đổi mới quản lý giáo dục và tăngcường năng lực, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp thôngqua Chương trình tập huấn hiệu trưởng, và các Hệ thống phần mềm quản lýgiáo dục
GS.TSKH Đỗ Trung Tá “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyềnthông để đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”
Hội thảo quốc gia về CNTT-TT lần thứ IV chủ đề “Công nghệ thôngtin và sự nghiệp Giáo dục, Y tế" đã nêu rõ: vai trò của CNTT và quyết tâmcủa lãnh đạo các cấp, các ngành trong Giáo dục và Y tế nhằm đẩy mạnh ứngdụng CNTT phục vụ sự phát triển của các ngành Giáo dục, Y tế
Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT-TT: “Các giải pháp công nghệ
và quản lý trong ứng dụng CNTT-TT vào đổi mới phương pháp dạy học” dotrường ĐHSP Hà Nội phối hợp với dự án Giáo dục đại học tổ chức từ 9 -10/12/2006 Nội dung gồm các chủ đề sau:
Trang 15- Các giải pháp về công nghệ trong đổi mới phương pháp dạy (phổthông, đại học và trên đại học): công nghệ tri thức, công nghệ mã nguồn mở,các hệ nền, và công cụ tạo nội dung trong e-learning, các chuẩn trao đổi nộidung bài giảng, công nghệ kiểm tra đánh giá…
- Các giải pháp, chiến lược phát triển ứng dụng CNTT-TT vào đổi mớiphương pháp dạy học: chiến lược phát triển, kinh nghiệm quản lý, mô hình tổchức trường học điện tử, mô hình dạy học điện tử…
- Các kết quả và kinh nghiệm của việc ứng dụng CNTT-TT trong dạyhọc: xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học, kho điện tử…
Trong các Hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã đưa ra cácvấn đề nghiên cứu về tầm quan trọng, ứng dụng và phát triển CNTT đặc biệt
là các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục
Như vậy, ứng dụng CNTT vào giáo dục là một xu thế mới của nền giáodục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Việc quản lý ứng dụng CNTT trongcác nhà trường hiện nay như thế nào cho hiệu quả là vấn đề cần phải bàn luận.Gần đây, đã có một số đề tài nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong lĩnh vựcgiáo dục như:
- Nguyễn Thanh Minh: “Một số giải pháp ứng dụng CNTT trong quản
lý đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường trung cấp thương mại
TW V”, (Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục - ĐH Vinh, năm 2010)
- Nguyễn Văn Tuấn: “Một số biện pháp chỉ đạo việc đẩy mạnh ứngdụng CNTT trong công tác quản lý dạy học tại các trường THPT ", (Luận văn
thạc sỹ Quản lý giáo dục - ĐHSP Hà Nội, năm 2006).
- Trần Văn Toàn: “Những biện pháp tổ chức ứng dụng CNTT vào công
tác quản lý giáo dục ở Trường Cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp I”,
(Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục - ĐHQG Hà Nội, năm 2007).
Qua nghiên cứu các tác giả đều khẳng định việc ứng dụng CNTT trongdạy học là hết sức cần thiết và vai trò quan trọng của các biện pháp quản lý
mà người lãnh đạo áp dụng trong nhà trường Các tác giả cũng đề xuất, kiến
Trang 16nghị trong việc triển khai một số biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vàodạy học tại các trường
Vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học không phải là mới mẻ nhưngcũng còn nhiều bất cập, lúng túng cho các lãnh đạo khi đưa ra các biện phápquản lý ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy sao cho có hiệu quả Quản lý việcứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học của các giảng viên là công việc cầnthiết và lâu dài, đòi hỏi phải có định hướng triển khai đúng đắn và mang tínhchiến lược
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý bắt đầu từ sự phân công, hợp tác lao động Các Mácvới tư tưởng sâu sắc về hoạt động quản lý: “Một nghệ sỹ vĩ cầm thì tự điềukhiển mình, còn dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” Như vậy quản lý là điềukhiển, là duy nhất, là tổ chức, là hướng dẫn là phối hợp quá trình hoạt độngcủa con người trong các tổ chức xã hội
Tùy theo cách tiếp cận khác nhau người ta đưa ra các định nghĩa khácnhau về quản lý
F.Taylor cho rằng: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gìcần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất” [11]
H.Koontz và những người khác: “Quản lý là thiết kế và duy trì một môitrường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong nhóm, có thể hoànthành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định” [14]
Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý là một quá trình định hướng, quátrình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêunhất định” [12]
Như vậy, khái niệm quản lý có thể được biểu đạt bởi nhiều cách khácnhau, tuy chưa có một định nghĩa thống nhất Song từ những ý nghĩa chungcủa các khái niệm, có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
Trang 17hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đềra.
1.2.2 Khái niệm về quản lý giáo dục
Giáo dục là một thiết chế của xã hội, nên QLGD là một loại hình quản
lý xã hội Quản lý xã hội là tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới kháchthể quản lý trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật khách quan củađối tượng nhằm đảm bảo cho nó vận động và phát triển hợp lý để đạt mục tiêu
đã định
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về QLGD;
Theo Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạtđộng điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh mẽ côngtác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”.[8]
Theo Trần Kiểm: “QLGD thực chất là những tác động của công tácquản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi giáo viên và học sinh với
sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàndiện nhân cách (học sinh) theo mục tiêu đào tạo của nhà trường [32]
Từ những khái niệm về QLGD, ta có quan niệm là:
- Quản lý giáo dục là việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạchhóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục
- Quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường là nhằm làm cho hoạtđộng này phát huy được vai trò định hướng và được thực hiện một cách tươngứng, phù hợp với hoạt động của sinh viên
1.2.3 Khái niệm về quá trình dạy học đại học và đổi mới phương pháp dạy học đại học
1.2.3.1 Khái niệm về quá trình dạy học đại học
Khái niệm: Quá trình dạy học đại học là một hệ thống toàn vẹn, cân
bằng động gồm ba thành tố cơ bản: tri thức khoa học, hoạt động dạy và hoạtđộng học tương tác qua lại với nhau, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau
Trang 18để cùng thực hiện nhiệm vụ của dạy - học, nhằm đạt được chất lượng và hiệuquả dạy học.
- Quá trình dạy học đại học là quá trình điều khiển hoạt động nhậnthức độc đáo có tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới sự tổ chức, điềukhiển của giảng viên
1.2.3.2 Khái niệm về đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới PPDH có thể hiểu là tìm con đường tốt nhất để đạt chất lượng
và hiệu quả dạy học cao Đổi mới PPDH theo định hướng của đổi mới mục tiêugiáo dục hiện nay, về bản chất, là sự đổi mới cách thức tổ chức dạy học theoquan điểm - phát huy tính tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của sinh viên
Biện pháp đổi mới phương pháp dạy học đại học
* Phương pháp dạy học đại học phải phát huy cao độ tính tự giác, tíchcực, độc lập, sáng tạo và năng lực tự học của sinh viên
* Phương pháp dạy học đại học phải góp phần rèn luyện nghề nghiệpcho sinh viên
* Phương pháp dạy học đại học phải từng bước làm cho phương pháphọc tập của sinh viên ngày càng thống nhất với phương pháp nghiên cứu khoahọc, gắn các đề tài nghiên cứu của sinh viên với thực tiễn xã hội
* Phương pháp dạy học đại học phải góp phần điều khiển kín quá trìnhdạy học: khách quan hoá và công khai hoá quá trình kiểm tra - đánh giá, tiếntới cải tiến hệ thống kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên
ở trường đại học
* Xây dựng và sử dụng tối ưu cơ sở vật chất và các phương tiện kỹthuật dạy học ở trường đại học
1.2.3 Khái niệm công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin
1.2.3.1 Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoahọc và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử 1ý thông tin.Theo quan niệm này thì CNTT là hệ thống các phương pháp khoa học, công
Trang 19nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyềnthông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khaithác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt độngkinh tế, xã hội, văn hoá của con người
Theo Luật Công nghệ thông tin Số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm
2006: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ
và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ
và trao đổi thông tin số
1.2.3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin
Cũng theo Luật Công nghệ thông tin: ứng dụng CNTT là việc sử dụngCNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốcphòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng,hiệu quả của các hoạt động này
Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là quản lý việc sử dụng CNTTtrong hoạt động dạy học một cách có mục đích, có kế hoạch của người quản
lý đến tập thể giảng viên, sinh viên, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác trong các hoạt động của nhàtrường giúp quá trình dạy học, giáo dục đạt tới các mục tiêu đề ra
Muốn tổ chức triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học cóhiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước về phát triển giáo dục, phát triển CNTT trong nước và trongngành giáo dục
1.2.4 Phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên
1.2.4.1 Khái niệm
Phát triển triển chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên là hoạt độngquản lý để bồi dưỡng các phẩm chất, cung cấp kiến thức, phát triển kỹ năngnghề nghiệp cần thiết cho việc nâng cao chất lượng dạy học
1.2.4.2 Hoạt động phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên
Trang 20- Xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn nghiệp vụ: Quy hoạch Kếhoạch sử dụng, Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, Kế hoạch kiểm tra đánh giá
- Phân công, sử dụng đội ngũ: phải đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo chấtlượng và hiệu quả, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, đảm bảo dân chủ vàcông bằng
- Chỉ đạo: Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng định kỳ Khuyến khíchgiảng viên tự học, tự bồi dưỡng Hỗ trợ phát triển chuyên môn nghiệp vụ
- Tạo động lực làm việc cho cán bộ giảng viên: Cung cấp cho Giảng viên về tầm nhìn, sứ mạng, mục đích, bước đi, những cơ hội, thách thức và
các giá trị mà nhà trường sẽ đạt tới Giảng viên được khuyến khích khi thựchiện tốt nhiệm vụ và được công nhận Hỗ trợ, tạo điều kiện cho sự phát triểncủa cá nhân về chuyên môn, nghiệp vụ; Phải tạo sự tin tưởng, tôn trọng giữacác nhà quản lý và giảng viên
Việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ giảng viên đem lại những lợi íchlà: Nâng cao các mối quan hệ giữa nhà quản lý và giảng viên Đưa ra sự côngnhận cho các cá nhân và hỗ trợ họ trong việc phát triển chuyên môn nghiệp
vụ Nhằm tăng cường các động lực của cá nhân bằng cách nâng cao nhận thứccủa họ trong những mục tiêu của nhà trường mà họ đóng góp Nâng cao tinhthần và trách nhiệm để nâng cao hiệu quả thực hiện Hỗ trợ hợp tác giải quyếtcác vấn đề Đánh giá hiệu quả của các cá nhân trong việc đóng góp hiệu quảnhà trường
Đối với từng cá nhân mỗi giảng viên tham gia, việc phát triển chuyênmôn nghiệp vụ giảng viên mang lại cơ hội để có được sự công nhận và hỗ trợ
từ các nhà quản lý khi họ phát triển trong vai trò công việc Làm họ cảm thấy
tự hào về những gì họ đã đóng góp cho sự phát triển nhà trường
Nhà trường cũng sẽ đạt được những hiệu quả từ hệ thống phát triểnchuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên bằng cách: Trau dồi kiến thức tại nơi
Trang 21mà mọi người được cam kết để hoàn thành công việc một cách tốt nhất; Cóđược sự khuyến khích đối với các giảng viên; Biết được những kỹ năng sẵn
có để có thể nâng cao hiệu quả thực; Có khả năng xác định trước khi phát sinhvấn đề, cách mà họ cần để huấn luyện hoặc phát triển đội ngũ nhằm đạt đượcmục tiêu tổ chức mà nhà trường đề ra
1.3 Vai trò của CNTT trong giáo dục và các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1 Vai trò của CNTT trong giáo dục
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới cácphương pháp và hình thức dạy học Các hình thức dạy học như dạy học đồngloạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trườngCNTT&TT Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềmgiáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, AdobePresenter, Lecture Marker, LessonEditor/Violet… hệ thống WWW, Elearning
và các phần mền đóng gói, tiện ích khác Các phần mềm này rất tiện ích vàtrở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và dạyhọc trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗtrợ khác
Hiện nay các trường đại học trên cả nước điều trang bị phòng máy,phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một
số trường còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (SoundRecorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner) và một số thiết bịkhác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giảng viên sử dụng vào quá trình dạy họccủa mình Một số trường đại học lớn trong nước đã áp dụng hình thức đào tạo
từ xa, dạy học qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình tạo điều kiện thuận lợicho người học ở mọi nơi, mọi lúc
Trang 22Có thể thấy ứng dụng CNTT trong giáo dục đã tạo ra một biến đổi vềchất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục, tạo ra một môi trườngtương tác giữa giảng viên và sinh viên.
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong dạy học
1.3.2.1 Cán bộ quản lý
Để ứng dụng CNTT thành công rất cần người đứng đầu tham gia Vìngười đứng đầu mới làm cho cả bộ máy chạy đồng bộ và cộng thêm quyếttâm thì sẽ nhanh chóng hoàn thành Trong tổ chức triển khai cần chặt chẽ,đồng bộ, bên cạnh việc xây dựng kế hoạch cần đào tạo con người cũng như cóchế tài đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học
Nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát triển CNTTtrong giáo dục Số CBQL, giảng viên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức vềCNTT&TT ngày được chú trọng và được thực hiện thường xuyên, các cơquan QLGD và các cơ sở giáo dục đã coi đây là một tiêu chí quan trọng trongcông tác bồi dưỡng đội ngũ của mình để làm tốt đổi mới giáo dục NhiềuCBQL, giảng viên có năng lực đã có khả năng khai thác được một số tínhnăng của máy tính, chủ động làm việc được với máy tính ở cấp độ đơn giảnkhông phụ thuộc vào người khác Tuy nhiên, để nguồn nhân lực đáp ứng choviệc phát triển ứng dụng CNTT vào QLGD trước yêu cầu mới thì đang cónhiều bất cập về số lượng, đặc biệt là về chất lượng đang là vấn đề cấp báchcần được giải quyết Người quản lý phải nắm được giảng viên có trình độ tinhọc đến đâu, số lượng là bao nhiêu người… từ đó có kế hoạch đào tạo, bồidưỡng đáp ứng với yêu cầu
Quản lý cơ sở vật chất và các thiết bị CNTT của nhà trường một cáchhiệu quả Lập kế hoạch mua sắm, chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động bảo dưỡngđịnh kỳ, sửa chữa trang thiết bị để đảm bảo các phương tiện luôn trong trạngthái hoạt động tốt tạo điều kiện ổn định cho hoạt động giảng dạy
Trang 231.3.2.2 Giảng viên
Sứ mạng của nhà trường, của người giảng viên là phải thông qua giáodục mà đánh thức tiềm năng trong mỗi sinh viên, khơi dậy và phát triển nộilực đó của họ Thầy không chỉ dạy cho học sinh học, mà còn phải từng bướcdạy cho học sinh biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu, phát hiện ra điềumới, và ở bậc đại học hay nghiên cứu thì tập dượt sáng tạo ra tri thức mới,nghĩa là phát huy tích cực nội lực của mình để thông qua tri thức mà pháttriển trí tuệ, phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách, chứ không phải chỉ tiếpthu tri thức một cách thụ động, dù là tri thức tiên tiến
Muốn đổi mới phương pháp giáo dục theo kịp phát triển công nghệ,người giảng viên phải đổi mới tư duy về việc dạy học và luôn luôn cập nhậtthông tin để nâng cao kiến thức, thuần thục các kỹ năng truyền thụ qua nhữngbài giảng Bồi dưỡng những năng lực dạy học theo phương pháp mới, nhậnthức đúng đắn về đổi mới dạy học theo hướng ứng dụng CNTT để đáp ứngnhững yêu cầu của việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại Mỗi giảng viênphải có trách nhiệm cho việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ của bản thân
Giảng viên phải luôn tự làm mới mình, chủ động ứng dụng CNTTtrong dạy học và áp dụng các PPDH tích cực có ứng dụng CNTT để đáp ứngtốc độ phát triển của CNTT Một giảng viên ở ĐH trong thời đại CNTT là:
"Phải làm chủ được môi trường CNTT" Ví dụ như : Biết xây dựng giáo trìnhđiện tử; Biết khai thác phần mềm, các thông tin khác từ mạng để thiết kế bàigiảng điện tử; Biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại… Do tiến bộCNTT quá nhanh, nếu giảng viên nào không bắt kịp với công nghệ mới đểđưa vào trong bài giảng thì kiến thức giảng dạy đôi khi còn chậm hơn cảnhững truy cập của sinh viên trên mạng
1.3.2.3 Sinh viên
Sinh viên là chủ thể của nhà trường, là đối tượng của quá trình dạy học,giáo dục; là chủ thể của quá trình nhận thức Do vậy, hoạt động học tập của
Trang 24sinh viên là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản
lý quá trình dạy học của nhà trường
Giáo dục, hình thành động cơ đúng đắn, hình thành cho sinh viênphương pháp tiếp thu Lĩnh hội kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo
Tự giác học tập, cập nhật bổ trợ kiến thức chuyên môn, kiến thức xãhội qua môi trường học tập, qua mạng truyền thông
1.3.2.4 Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trong những năm gần đây, từ việc nhận thức vị trí tầm quan trọng củaCNTT&TT trong giáo dục, CSVC, thiết bị, các điều kiện phục vụ ứng dụngCNTT trong các cơ quan và các CSGD ngày càng được tăng cường, từngbước đáp ứng yều cầu của việc thực hiện tin học hoá quản lý giáo dục Với sốlượng, chất lượng máy tính và các thiết bị khác được trang bị như hiện nay cóthể nói cơ bản đủ để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác giảng dạy
Mặt khác, các chương trình đầu tư máy tính cho trường học ngày càngđược quan tâm, việc XHH để tăng cường CSVC trong đó CNTT được coitrọng Hơn nữa, máy tính ngày càng rẻ, các trường có nhiều điều kiện để muasắm thêm máy tính và các thiết bị CNTT khác phục vụ dạy học, tiến tới nhiềugiảng viên, CBQL có thể tự trang bị cho mình 01 máy tính để làm việc
Tuy nhiên, với CSVC như hiện nay mới chỉ đảm bảo ở mức đáp ứngyêu cầu tối thiểu chứ chưa thể đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá, tin học hoáQLGD ở cấp độ cao, theo mô hình trường học điện tử
1.3.2.5 Môi trường công nghệ
Triển khai các chủ trương, chính sách, ứng dụng CNTT&TT một cáchphù hợp, đầu tư thích đáng cho việc xây dựng CSVC như mua sắm máy, lắpđặt mạng LAN, kết nối Internet, hệ thống phần mềm dạy học
Giai đoạn đầu cho việc tiếp cận ứng dụng CNTT trong giảng dạy, xâydựng một nhóm những người có trình độ CNTT cao, có khả năng ứng dụngCNTT tốt thậm chí cử những cán bộ chuyên CNTT của trường hỗ trợ giúp đỡ
Trang 25các giảng viên thiết kế, xây dựng những giáo án điện tử hoàn chỉnh rồi từ đótạo đà cơ bản để giảng viên tự học tập, trau dồi.
Tổ chức cho giảng viên giao lưu, học hỏi các trường trong và ngoàinước về phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT và ứng dụng CNTT tronggiảng dạy nhằm tác động trực tiếp đến nhận thức, quan điểm Qua đó tạođộng lực cho giảng viên tự giác thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học
Xây dựng một môi trường CNTT trong trường với sự động viên, khích
lệ, khuyến khích các giảng viên xây dựng các bài giảng điện tử, khuyến khíchđưa các phần mềm vào phục vụ công tác giảng dạy Nhưng không chỉ độngviên tinh thần, mà có thể có biện pháp khuyến khích mạnh bằng kinh tế
Xây dựng một môi trường CNTT tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sinhviên học tập, tự trang bị hoàn thiện kiến thức, tăng cương sự tương tác giữathày và trò, trao đổi, thảo luận về kiến thức học tập cũng như xã hội quaemail, diễn đàn
1.4 Nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
1.4.1 Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học
Hiện nay, nhiều trường đã ứng dụng CNTT trong giảng dạy, quản lý.Tuy vậy, việc ứng dụng còn mang tính tự phát, chắp vá, chưa theo kế hoạchtổng thể, lâu dài và chưa có sự chỉ đạo thống nhất vì vậy hiệu quả chưa cao
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT, cán bộ quản lý cần lập một kếhoạch ứng dụng CNTT một cách tổng thể, lâu dài như là một phần của kếhoạch chiến lược phát triển nhà trường
Ngoài ra, trong từng giai đoạn, cán bộ quản lý cần xây dựng một kếhoạch triển khai cụ thể cho từng năm học nhằm đảm bảo tính đồng bộ của hệthống ứng dụng, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong hệ thống cùng thực hiệnmục tiêu
1.4.2 Tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học
Trang 26Việc triển khai ứng dụng CNTT ở các trường thường gặp rất nhiều khókhăn Ngoài khó khăn về tài chính, CSVC, trình độ CNTT của cán bộ giảngviên còn có các khó khăn khác như nhận thức của cán bộ, giảng viên và sinhviên, sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành.
Để tổ chức triển khai và quản lý ứng dụng CNTT có hiệu quả, lãnh đạonhà trường cần chú trọng một số vấn đề sau đây:
- Tuyên truyền, vận động, định hướng, giúp đỡ và bồi dưỡng kiến thứcmột cách cụ thể để nâng cao nhận thức, kiến thức về CNTT cho cán bộ, giảngviên và sinh viên
- Làm cho giảng viên, cán bộ nhân viên nhà trường thấy rõ tầm quantrọng của việc ứng dụng CNTT đối với sự phát triển của nhà trường, vai tròtrách nhiệm của mỗi người trong việc ứng dụng CNTT Tạo được sự thốngnhất về chủ trương, kế hoạch trong toàn nhà trường
- Tăng cường sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cấp lãnhđạo ngành
- Chỉ đạo thực hiện từng nội dung theo kế hoạch Kịp thời điều chỉnh
kế hoạch một cách hợp lý khi cần thiết
1.4.3 Giám sát, đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học
- Việc triển khai ứng dụng cần được tiến hành theo sự chỉ đạo, giámsát của Hiệu trưởng về nội dung, thời gian, kinh phí, …
- Cần đánh giá kết quả ứng dụng theo từng hoạt động cụ thể, trên cơ sở
đó điều chỉnh kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo một cách phù hợp với tìnhhình thực tế của nhà trường trong từng giai đoạn
- Chỉ ra hiệu quả do ứng dụng CNTT mang lại để tăng cường sự ủng hộ,tin tưởng của cán bộ, giảng viên, phụ huynh, sinh viên và các cấp lãnh đạo
1.5 Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học
1.5.1 Ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng
Trang 27* Sử dụng các phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy: Có thể phân
ra 2 loại là các phần mềm phổ thông (như soạn thảo văn bản Word, xử lýbảng tính Excel, gõ tiếng Việt và chuyển đổi mã chữ UniKey, các phần mềmgửi thư điện tử ) và các phần mềm chuyên dụng tạo bài giảng nhưPowerPoint, Violet, Macromedia Flash, Adobe Presenter, Phần mềmLectureMaker… biên tập Video, các phần mềm làm web các phần mềm môphỏng hỗ trợ dạy học như: Crocodile Physics, Rocky Shore Ecology, HumanBody Atlas Medical View v.v
Các phần mềm phổ thông là bắt buộc phải sử dụng thành thạo đối với
cả mọi người, từ cấp quản lý đến giảng viên Các phần mềm chuyên dụng cácgiảng viên cần phải được đào tạo để tăng cường ứng dụng CNTT trong dạyhọc, tích hợp đa phương tiện vào thiết kế bài giảng
* Sử dụng các phần mềm mã nguồn mở thay cho các phần mềm bảnquyền: Ngày nay, trong xu hướng hội nhập, việc tôn trọng bản quyền đang trởnên một vấn đề không thể không quan tâm Hầu hết ở Việt Nam hiện naychúng ta đang sử dụng các phần mềm vi phạm bản quyền, thậm chí vi phạm
mà cũng không biết rằng mình đang vi phạm Giá thành của một phần mềm làkhông nhỏ, thậm chí còn cao hơn cả giá thành của chiếc máy tính Do điềukiện kinh tế còn khó khăn, một trong những giải pháp đơn giản cho vấn đềnày là chúng ta tìm và sử dụng các phần mềm miễn phí có tính năng gầntương tự như các phần mềm bản quyền kia Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đãban hành công văn số 12966/BGDĐT-CNTT ngày 10/12/2007 về việc đẩymạnh triển khai một số hoạt động về CNTT trong đó có đề cập đến việc sửdụng các phần mềm mã nguồn mở
* Sử dụng phần mềm miễn phí eXe: Sử dụng phần mềm miễn phí eXegiúp giảng viên thiết kế nội dung học tập, tạo được sự tương tác giữa ngườidạy và người học Giảng viên có thể phát triển các bài giảng điện tử offline
Trang 28sau đó kết xuất ra dưới dạng các trang web hoặc một gói tuân theo chuẩnSCORM.
Thiết kế bài giảng trực tuyến hướng dẫn sinh viên tự học (e-learning)
là một hướng đi trong đổi mới phương pháp dạy học Trong thiết kế đòi hỏikhả năng nghiệp vụ sư phạm và vốn hiểu biết của người giảng viên Những kỹnăng cần thiết để xây dựng được bài giảng có chất lượng:
Kỹ năng phân tích và tổng hợp kiến thức để xây dựng một cấutrúc nội dung học tập
Kỹ năng sử dụng các iDevice của eXe để chèn văn bản, côngthức toán học, hình ảnh, âm thanh, video, hay liên kết sang cácfile hay các website khác
Kỹ năng đưa các dạng câu hỏi vào bài giảng và đưa được nhữngchỉ dẫn cần thiết để sinh viên có thể tự lực nắm kiến thức trong quátrình tự học, tạo sự tương tác với người học
1.5.2 Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng
Một trong các yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học và nâng caochất lượng dạy học là phương tiện dạy học Đặc biệt khi sử dụng bài giảngđiện tử, giảng viên không thể không sử dụng các phương tiện dạy học hiệnđại CNTT&TT mới đã cung cấp cho chúng ta những phương tiện dạy họchiện đại: Máy chiếu Projector, Smart Board, Mạng nội bộ, các phần mềm dạyhọc, các trang web Để sử dụng các phương tiện dạy học một cách hiệu quả,giảng viên cần làm chủ phương tiện dạy học Projector là thiết bị dạy học phổbiến nhất hiện nay Mặc dù vậy, nhiều giảng viên vẫn còn gặp nhiều khó khănkhi sử dụng nó Hiện nay, một số trường đã có Smart Board, tuy nhiên chưanhiều vì giá quá cao, và chưa có nhiều cơ sở bảo trì, sửa chữa trong nước.Trong tương lai gần, xu thế sử dụng Smart Board vào dạy học là tất yếu vìnhững ưu điểm nổi bật của nó: Điều khiển máy tính trực tiếp trên bảng, lưu
Trang 29bài giảng, thư viện đồ dùng dạy học, viết trực tiếp trên bảng, nhận dạng chữviết,…
Với sự phát triển nhanh chóng của CNTT và truyền thông hiện nay,
mô hình này khi phát triển sẽ phát huy tính tích cực trong học tập của sinhviên và làm thay đổi hình thức dạy của thầy và học của trò
1.5.3 Ứng dụng CNTT trong khai thác tài liệu
Chúng ta có thể tự xây dựng một kho tài nguyên dạy học với vài nghìn
tư liệu, nhưng như vậy liệu đã đủ chưa Thực ra, việc đó giờ không còn là vấn
đề cần lo lắng vì Internet đã chính là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứatri thức của toàn nhân loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnhvực, đặc biệt các thông tin trên đó luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ.Như vậy một vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giảng viên trong việcứng dụng CNTT trong dạy học là phải biết khai thác nguồn tài nguyênphong phú trên Internet Các phương pháp khai thác các thông tin phục vụgiảng dạy như sau:
- Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến: Wikipedia.org,Youtube.com; Thư viện tư liệu giáo dục http://tulieu.edu.vn; Thư viện bàigiảng điện tử: http://baigiang.edu.vn; http://ebook.edu.net.vn
- Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm: Google, Yahoo,Youtube…
- Trao đổi, chia sẻ tài nguyên: thông qua các diễn đàn (forum) và thamgia các mạng xã hội
Những hiểu biết cần thiết của người giảng viên:
Biết cách khai thác thông tin từ website, khai thác thông tin dưới dạngtext, hình ảnh, ảnh flash, video, các file ppt, swf
Biết cách chuyển đổi các dạng tập tin
Biết cách sử dụng email để gửi đính kèm tư liệu
1.5.4 Ứng dụng CNTT trong đánh giá kết quả học tập của SV
Trang 30Ngày nay, CNTT được ứng dụng nhiều trong công tác đánh giá nóichung và đánh giá sinh viên, cán bộ nói riêng nhờ những lợi thế của nó về lưutrữ, thống kê, tính toán, sắp xếp, lọc dữ liệu…
Sinh viên có thể tự đánh giá kiến thức của mình bằng các phần mềmtrắc nghiệm để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức
Giảng viên, nhà trường đánh giá kết quả học tập của sinh viên mộtcách chính xác, khách quan khi tổ chức thi, kiểm tra bằng máy tính
Việc sử dụng phần mềm trong đánh giá kết quả học tập của sinh viênmang lại những lợi ích cơ bản sau: Thuận tiện trong việc tạo đề thi; Kết quảchính xác, khách quan Số liệu thống kê, tổng hợp nhanh chóng, chính xác;Xây dựng được ngân hàng đề thi
1.5.5 Ứng dụng CNTT trong học tập của sinh viên
Giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, nhiều phương pháp, quanđiểm dạy học mới ra đời, hướng tới mục tiêu “dạy ít, học nhiều”, tăng tínhchủ động, khả năng tự học của người học Với sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học kỹ thuật, khối lượng tri thức được tạo ra nhanh chóng, đòi hỏi mỗingười phải học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, học mọi lúc, học mọinơi CNTT&TT đã và đang trở thành phương tiện không thể thiếu để thực hiệncác mục tiêu trên Ngoài ra, CNTT&TT cũng hỗ trợ rất tốt cho việc học tậpcủa sinh viên dưới nhiều hình thức như: Tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tậptrên mạng Internet; Tham gia các lớp học qua mạng; Chia sẽ thông tin vớigiảng viên, bạn bè qua các diễn đàn
Trang 31Tiểu kết chương 1
Trong giáo dục nói chung và đặc biệt giáo dục đại học, các hoạt độnggiáo dục có vị trí quan trọng và quyết định để thực hiện mục tiêu giáo dục, vàCNTT là một trong những công cụ phù hợp và mang lại hiệu quả cho hoạtđộng giáo dục đại học
Qua việc nghiên cứu lịch sử của vấn đề và một số khái niệm công cụ cơbản, một số đặc trưng chủ yếu của quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học,trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các biện pháp quản lý ứng dụng CNTTtrong dạy học tác giả có thể kết luận như sau:
- Ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục là một trong những công
cụ cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Để đáp ứng yêu cầuhội nhập quốc tế, cập nhật những tri thức hiện đại; đáp ứng yêu cầu đào tạonguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục phải đi trước, đónđầu và đổi mới
- Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là một trong những lời giảicủa bài toán nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
- Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là một trongnhững yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung vàđặc biệt ở trường đại học nói riêng
Trang 32Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
2.1 Giới thiệu chung về trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định được thành lập trên cơ sởTrường Cao đẳng Y tế Nam Định, tiền thân là trường Y sỹ Nam Định thànhlập từ năm 1960 Trải qua 50 năm xây dựng trưởng thành và phát triển… đếnnay là trường đại học chuyên ngành Điều dưỡng đầu tiên của đất nước Sựphát triển và trưởng thành của nhà trường gắn liền với sự nghiệp Giáo dục vàĐào tạo của nước nhà
Năm 1960-1961, ngày đầu thành lập trường mang tên Trường Y sỹNam Định, với đội ngũ cán bộ giáo viên là 51 y, bác sỹ Trường được giaonhiệm vụ đào tạo Y sỹ, Dược sỹ trung học, Y tá, dược tá sơ học phục vụ chocác công, nông trường, xí nghiệp, các bệnh viện, y tế xã và nước bạn Lào
Năm 1965, tỉnh Nam Định sát nhập với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam
Hà, cũng từ đó trường đổi tên thành Trường Cán bộ Y tế Nam Hà trực thuộcUBN tỉnh Nam Hà
Năm 1973, Trường được đổi tên là Trường Trung học Y tế Nam Hàthực thuộc Bộ Y tế
Năm 1981, đáp ứng nhu cầu công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, Nhàtrường được Chính phủ nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế Nam Định trên
cơ sở trường Trung cấp Y tế Nam Hà, với mục tiêu là đào tạo đội ngũ cán bộ
Y tế có trình độ Y sỹ Cao đẳng để phục vụ tuyến Y tế cơ sở và đào tạo Y tátrung học, Hộ sinh trung học
Tháng 7 năm 1988, Bộ Y tế đã có Quyết định hợp nhất Trường Caođẳng Y tế Nam Định với Trường Đại học Y Thái Bình để làm nhiệm vụ đào
Trang 33tạo Bác sỹ đa khoa tuyến huyện song song với việc đào tạo Điều dưỡng, Hộsinh trung học Thời điểm này cơ sở đào tạo tại Nam Định tiếp nhận sinh viênnăm thứ 3 đến thứ 6 để đào tạo.
Tháng 8 năm 1991, Bộ Y tế có Quyết định tách Trường Cao đẳng Y tếNam Định khỏi trường Đại học Y Thái Bình
Ngày 26/02/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 24/2004/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Đây là sự kiện ghinhớ nhất trong lịch sử 50 năm xây dựng và phát triển của Nhà trường, mãimãi là dấu ấn trong mỗi cán bộ, giảng viên, học sinh - sinh viên về sự kiệntrọng đại này
Năm học 2005-2006, nhà trường bắt đầu tuyển sinh khoá đầu tiênĐiều dưỡng Đại học Đến nay đã có 4 khoá sinh viên Đại học chính quy tốtnghiệp, hầu hết số sinh viên này ra trường có việc làm ngay tại các bệnh viện,các cơ sở y tế và các cơ sở đào tạo y tế
2.1.2 Tình hình hoạt động dạy học của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Trường được thành lập tháng 2/2004 Năm học 2005-2006, nhà trườngbắt đầu tuyển sinh khoá đầu tiên Điều dưỡng Đại học Đến nay đã có 4 khoásinh viên Đại học chính quy tốt nghiệp, hầu hết số sinh viên này ra trường đều
có việc làm tại các bệnh viện hoặc các cơ sở đào tạo y tế Quy mô đào tạocủa nhà trường khoảng trên 4.000 sinh viên với các loại hình đào tạo: Chuyênkhoa I Điều dưỡng; Đại học, Cao đẳng Điều dưỡng chính quy; Đại học Điềudưỡng Liên thông
Nhà trường tham gia hợp tác quốc tế với tổ chức thuộc các quốc gianhư: Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Australia, Singapore, Các tổchức này thực hiện hợp tác trên một số lĩnh vực như: Thực hiện các dự ánnâng cao năng lực đào tạo điều dưỡng ngắn hạn và dài hạn Cử các đoànchuyên gia, giảng viên tới tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, xây dựng
Trang 34chương trình đào tạo, viết sách giáo khoa Dành cho Nhà trường các suất họcbổng học Thạc sĩ, Tiến sĩ điều dưỡng ở nước ngoài.
Theo số liệu thống kê của phòng tổ chức cán bộ, đến ngày 05/2012tổng số giảng viên cơ hữu trong nhà trường là 199 giảng viên, trong đó trình
độ Tiến sỹ và bác sỹ CKII là 06 người, Thạc sỹ và CKI là 60 (trong đó 09đang học nghiên cứu sinh, 01 đang học CKII, còn lại là giảng viên có trình độĐại học (23 đang học cao học) Số giảng viên thỉnh giảng là 98 người, trong
đó có 04 người là giáo sư, phó giáo sư, 27 người có trình độ Tiến sỹ vàBSCKII, 36 người Thạc sỹ và CKCI
Bảng 2.1 Thực trạng giới tính, thâm niên công tác của CBQL, giảng viên
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
T
T Đơn vị/ bộ môn
Số GV
Giới tính Thâm niên công tác
Trang 35T Đơn vị/ bộ môn
Số GV
Giới tính Thâm niên công tác
có thời gian đầu tư cho việc biên soạn bài giảng có ứng dụng CNTT
Số giảng viên có thâm niên trên 10 năm chiếm 44.2% cho thấy tỷ lệgiảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề cao Đây là điểm thuận lợi bởinhóm này sẽ là nhũng người sẽ truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức cholớp giảng viên trẻ Tuy nhiên, số giảng viên trong nhóm này phần lớn có độtuổi cao, có người gần đến độ tuổi nghỉ hưu, nhược điểm của nhóm này là cốhữu với cách giảng truyền thống, không thích thay đổi, ngại tiếp cận với côngnghệ hiện đại
Số giảng viên với thâm niên 6-10 năm chiếm tỷ lệ 10.6%, con số nàyhạn chế bởi đây là lực lượng giảng dạy nòng cốt của nhà trường Đặc điểmnhóm này là họ tích lũy được kinh nghiệm giảng dạy, phần lớn đã đầu tư thờigian học tập nâng cao trình độ chuyên môn Hơn nữa, họ là những ngườitrưởng thành khi đất nước đã chuyển sang cơ chế đổi mới nên khả năng hộinhập, thích nghi với thời đại mới tốt
Trang 36Trong khi con số giảng viên có thâm niên công tác <=3 năm lại chiếm1/3 tổng lực lượng giảng viên trong nhà trường, tỷ lệ này thể hiện tính mấtcân đối trong một trường ĐH, CĐ Ưu điểm của nhóm này là lực lượng laođộng trẻ, mới ra trường, kiến thức đang cập nhật, dễ nắm bắt xu hướng mớicủa xã hội, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực về CNTT để ứng dụng trongdạy học thuận lợi Tuy nhiên, nhóm này chưa có kinh nghiệm giảng dạy.
2.2 Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học
2.2.1 Thực trạng trình độ tin học của CBQL, giảng viên
Bảng 2.2 Thực trạng trình độ tin học của CBQL, giảng viên
Trình độ tin học Trình
Về CBQL: trong số 35 CBQL chỉ có 01 người có trình độ SĐH, 2
người có trình độ C tin học Còn lại 21 người có trình độ A tin học, 11 người
có trình độ B tin học Với tỷ lệ 60% cán bộ quản lý có trình độ A tin học, đâythực sự là một khó khăn cho công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học.Bởi hơn ai hết chính đội ngũ này quyết định tới việc quản lý, chỉ đạo và tạođiều kiện cho giảng viên tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học Trong sốnày có những người lớn tuổi nên có phần hạn chế trong việc tiếp thu nhữngcái mới, có tâm lý e ngại với lĩnh vực CNTT
Về giảng viên: 64 người có trình độ B, 10 người có trình độ C và có 4
giảng viên có trình độ Sau đại học về Tin học Các giảng viên này có thể soạnbài và thực hiện các công việc trên phần mềm Word, Excel và Power Point cótích hợp đa phương tiện Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong thiết kế bài
Trang 37giảng vẫn còn ít và đơn giản, do đó vẫn phải bồi dưỡng thêm kiến thức vềCNTT ở mức cao hơn để họ phát huy khả năng sẵn có và tăng cường ứngdụng CNTT Số giảng viên có trình độ A tin học chỉ dừng ở mức biên soạn tàiliệu, bài giảng dưới dạng word và có chăng chỉ trình chiếu ở mức sơ sài
Thực tế trình độ tin học của giảng viên là một khó khăn lớn cho côngtác ứng dụng CNTT trong dạy học Vì thế đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ tin học cho đội ngũ giảng viên là việc cần phải chú trọng, có thế mới đẩymạnh và nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học
2.2.2 Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học của giảng viên
Unikey (chuyển đổi mã chữ) 55.5 23.9 5.6 15.0
Convert pdf to word và ngược lại 14.7 45.7 3.8 35.8
Phần mềm mô phỏng sinh thái học
Trang 38Phần mềm mô phỏng Giải phẫu động
Phần mềm mô phỏng cấu trúc và chức
Phần mềm Atlas cấu tạo cơ thể người
2 Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng
3 Ứng dụng CNTT trong khai thác tài liệu
3.1 Thư viện trực tuyến, thư viện bài giảng
* Về ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng
Trang 39Các phần mềm phổ biến như Word, Excel, PowerPoint được các giảngviên ứng dụng ở mức cao nhất Phần mềm hỗ trợ như Unikey 15.0% và phầnmềm Convert pdf to word và ngược lại 35.8% ý kiến chưa sử dụng các phầnmềm này, đây là những phần mềm cơ bản để hỗ trợ giảng viên trong công táckhai thác và sử dụng tài liệu tìm kiếm được, số giảng viên chưa biết về cácphần mềm này cần phải được bổ sung kiến thức Những kiến thức này khôngcần phải tập huấn hay tổ chức lớp mà đơn giản chỉ cần hướng dẫn sử dụngcho họ là họ có thể tự học Các phần mềm hỗ trợ như: Violet, Lecture Marke,thì 100% ý kiến chưa bao giờ sử dụng, phần mềm Micromedia Flash có77.9% chưa bao giờ sử dụng và có 22.1% ít khi sử dụng Về các phần mềmnày cần phải tổ chức bồi dưỡng cho tất cả giảng viên
Với nhóm phần mềm mô phỏng và phần mềm exe thì toàn trườngchưa có giảng viên nào ứng dụng, chỉ có 2.5% ý kiến đã ứng dụng phần mềm
mô phỏng thí nghiệm Crocodile Physics số này chủ yếu là ý kiến của giảngviên bộ môn Hóa - Hóa sinh Cần tiến hành bồi dưỡng các phần mềm môphỏng kể trên cho những bộ môn khối y học cơ sở như: Sinh vật, Giải phẫu -
Mô, Sinh lý, Dược học để việc ứng dụng CNTT trong dạy học được nâng caohơn nữa
* Về ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng
Qua kết quả khảo sát cho thấy các giảng viên chủ yếu là sử dụngphương tiện Projecter 69.7% sử dụng thường xuyên, 19.2% thỉnh thoảng, và11.1% ít khi sử dụng
Vể sử dụng bảng thông minh (smart board) 100% ý kiến là chưa baogiờ sử dụng, lý do là phương tiện này chưa được nhà trường đầu tư trang bị
Một số giảng viên đã sử dụng các trang web trong dạy học nhưngcòn hạn chế, 15.7% thỉnh thoảng, 45.2% rất ít, có đến 39.1% chưa bao giờ
sử dụng
Và đặc biệt sử dụng phần mềm dạy học thì chỉ có 7.4% thỉnh thoảng
sử dụng Còn lại tới 92.6% chưa bao giờ sử dụng
Trang 40* Về ứng dụng CNTT trong khai thác tài liệu
Việc sử dụng các dịch vụ tìm kiếm 100% giảng viên đã sử dụng trong
đó thường xuyên là 82.7%, thỉnh thoảng là 17.3% Tuy nhiên, vẫn còn một sốgiảng viên chưa ứng dụng CNTT trong khai thác tài liệu, cụ thể 30% ý kiếnchưa sử dụng thư viện trực tuyến và thư viện bài giảng điện tử, 37.9% chưathực hiện chia sẻ tài nguyên Số giảng viên này cần được nâng cao về nhậnthức và được bồi dưỡng về kỹ năng CNTT để hỗ trợ việc cập nhật kiến thứcchuyên môn Một trong những tiêu chí của giảng viên nhằm đáp ứng đượcnhu cầu phát triển của thời đại chính là kỹ năng khai thác, tìm kiếm và chia sẻthông tin
Thực tế việc tổ chức thi trắc nghiệm trên máy mới thực hiện được ởhai bộ môn Giải phẫu - Mô và bộ môn Y tế cộng đồng, còn lại chưa thực hiệnđược ở các bộ môn khác Theo kết quả khảo sát, việc tổ chức thi trắc nghiệmtrên máy có 13% trả lời là thỉnh thoảng, 9.2% là ít khi và 77.8% chưa bao giờ
tổ chức thi trắc nghiệm trên máy
Việc tạo đề thi, tuy chưa có phần mềm hỗ trợ tạo đề thi nhưng một số
bộ môn đã ứng dụng việc tạo đề thi bằng cách sử dụng Excel để chọn ngẫunhiên trong bộ ngân hàng câu hỏi, có 25.3% trả lời là công việc này được thựchiện thường xuyên, 12.6% thỉnh thoảng; 5.4% ít khi và có đến 56.7% chưabao giờ sử dụng, đây cũng là một vấn đề hạn chế cần khắc phục, bởi việc tạo
để thi có ứng dụng CNTT đảm bảo tính khách quan, sự thuận lợi trong côngviệc và tốn ít thời gian