trọng của việc ứng dụng CNTT đối với sự phát triển của nhà trường, vai trò trách nhiệm của mỗi người trong việc ứng dụng CNTT. Tạo được sự thống nhất về chủ trương, kế hoạch trong toàn nhà trường.
- Tăng cường sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo ngành.
- Chỉ đạo thực hiện từng nội dung theo kế hoạch. Kịp thời điều chỉnh kế hoạch một cách hợp lý khi cần thiết.
1.4.3. Giám sát, đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học
- Việc triển khai ứng dụng cần được tiến hành theo sự chỉ đạo, giám sát của Hiệu trưởng về nội dung, thời gian, kinh phí, …
- Cần đánh giá kết quả ứng dụng theo từng hoạt động cụ thể, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo một cách phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường trong từng giai đoạn.
- Chỉ ra hiệu quả do ứng dụng CNTT mang lại để tăng cường sự ủng hộ, tin tưởng của cán bộ, giảng viên, phụ huynh, sinh viên và các cấp lãnh đạo.
1.5. Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học
* Sử dụng các phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy: Có thể phân ra 2 loại là các phần mềm phổ thông (như soạn thảo văn bản Word, xử lý bảng tính Excel, gõ tiếng Việt và chuyển đổi mã chữ UniKey, các phần mềm gửi thư điện tử...) và các phần mềm chuyên dụng tạo bài giảng như PowerPoint, Violet, Macromedia Flash, Adobe Presenter, Phần mềm LectureMaker… biên tập Video, các phần mềm làm web... các phần mềm mô phỏng hỗ trợ dạy học như: Crocodile Physics, Rocky Shore Ecology, Human Body Atlas Medical View v.v...
Các phần mềm phổ thông là bắt buộc phải sử dụng thành thạo đối với cả mọi người, từ cấp quản lý đến giảng viên. Các phần mềm chuyên dụng các giảng viên cần phải được đào tạo để tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, tích hợp đa phương tiện vào thiết kế bài giảng.
* Sử dụng các phần mềm mã nguồn mở thay cho các phần mềm bản quyền: Ngày nay, trong xu hướng hội nhập, việc tôn trọng bản quyền đang trở nên một vấn đề không thể không quan tâm. Hầu hết ở Việt Nam hiện nay chúng ta đang sử dụng các phần mềm vi phạm bản quyền, thậm chí vi phạm mà cũng không biết rằng mình đang vi phạm. Giá thành của một phần mềm là không nhỏ, thậm chí còn cao hơn cả giá thành của chiếc máy tính. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn, một trong những giải pháp đơn giản cho vấn đề này là chúng ta tìm và sử dụng các phần mềm miễn phí có tính năng gần tương tự như các phần mềm bản quyền kia. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành công văn số 12966/BGDĐT-CNTT ngày 10/12/2007 về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT trong đó có đề cập đến việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở.
* Sử dụng phần mềm miễn phí eXe: Sử dụng phần mềm miễn phí eXe giúp giảng viên thiết kế nội dung học tập, tạo được sự tương tác giữa người dạy và người học. Giảng viên có thể phát triển các bài giảng điện tử offline
sau đó kết xuất ra dưới dạng các trang web hoặc một gói tuân theo chuẩn SCORM.
Thiết kế bài giảng trực tuyến hướng dẫn sinh viên tự học (e-learning) là một hướng đi trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong thiết kế đòi hỏi khả năng nghiệp vụ sư phạm và vốn hiểu biết của người giảng viên. Những kỹ năng cần thiết để xây dựng được bài giảng có chất lượng:
• Kỹ năng phân tích và tổng hợp kiến thức để xây dựng một cấu trúc nội dung học tập.
• Kỹ năng sử dụng các iDevice của eXe để chèn văn bản, công thức toán học, hình ảnh, âm thanh, video, ... hay liên kết sang các file hay các website khác.
• Kỹ năng đưa các dạng câu hỏi vào bài giảng và đưa được những chỉ dẫn cần thiết để sinh viên có thể tự lực nắm kiến thức trong quá trình tự học, tạo sự tương tác với người học
1.5.2. Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng
Một trong các yếu tố để đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học là phương tiện dạy học. Đặc biệt khi sử dụng bài giảng điện tử, giảng viên không thể không sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. CNTT&TT mới đã cung cấp cho chúng ta những phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu Projector, Smart Board, Mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web... Để sử dụng các phương tiện dạy học một cách hiệu quả, giảng viên cần làm chủ phương tiện dạy học. Projector là thiết bị dạy học phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù vậy, nhiều giảng viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng nó. Hiện nay, một số trường đã có Smart Board, tuy nhiên chưa nhiều vì giá quá cao, và chưa có nhiều cơ sở bảo trì, sửa chữa trong nước. Trong tương lai gần, xu thế sử dụng Smart Board vào dạy học là tất yếu vì những ưu điểm nổi bật của nó: Điều khiển máy tính trực tiếp trên bảng, lưu
bài giảng, thư viện đồ dùng dạy học, viết trực tiếp trên bảng, nhận dạng chữ viết,…
Với sự phát triển nhanh chóng của CNTT và truyền thông hiện nay, mô hình này khi phát triển sẽ phát huy tính tích cực trong học tập của sinh viên và làm thay đổi hình thức dạy của thầy và học của trò.
1.5.3. Ứng dụng CNTT trong khai thác tài liệu
Chúng ta có thể tự xây dựng một kho tài nguyên dạy học với vài nghìn tư liệu, nhưng như vậy liệu đã đủ chưa. Thực ra, việc đó giờ không còn là vấn đề cần lo lắng vì Internet đã chính là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực, đặc biệt các thông tin trên đó luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Như vậy một vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giảng viên trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet. Các phương pháp khai thác các thông tin phục vụ giảng dạy như sau: