Giảng viên

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (Trang 42)

Sứ mạng của nhà trường, của người giảng viên là phải thông qua giáo dục mà đánh thức tiềm năng trong mỗi sinh viên, khơi dậy và phát triển nội lực đó của họ. Thầy không chỉ dạy cho học sinh học, mà còn phải từng bước dạy cho học sinh biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu, phát hiện ra điều mới, và ở bậc đại học hay nghiên cứu thì tập dượt sáng tạo ra tri thức mới, nghĩa là phát huy tích cực nội lực của mình để thông qua tri thức mà phát triển trí tuệ, phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách, chứ không phải chỉ tiếp thu tri thức một cách thụ động, dù là tri thức tiên tiến.

Muốn đổi mới phương pháp giáo dục theo kịp phát triển công nghệ, người giảng viên phải đổi mới tư duy về việc dạy học và luôn luôn cập nhật thông tin để nâng cao kiến thức, thuần thục các kỹ năng truyền thụ qua những bài giảng. Bồi dưỡng những năng lực dạy học theo phương pháp mới, nhận thức đúng đắn về đổi mới dạy học theo hướng ứng dụng CNTT để đáp ứng những yêu cầu của việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Mỗi giảng viên phải có trách nhiệm cho việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.

Giảng viên phải luôn tự làm mới mình, chủ động ứng dụng CNTT trong dạy học và áp dụng các PPDH tích cực có ứng dụng CNTT để đáp ứng tốc độ phát triển của CNTT. Một giảng viên ở ĐH trong thời đại CNTT là: "Phải làm chủ được môi trường CNTT". Ví dụ như : Biết xây dựng giáo trình điện tử; Biết khai thác phần mềm, các thông tin khác từ mạng để thiết kế bài giảng điện tử; Biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại…. Do tiến bộ CNTT quá nhanh, nếu giảng viên nào không bắt kịp với công nghệ mới để đưa vào trong bài giảng thì kiến thức giảng dạy đôi khi còn chậm hơn cả những truy cập của sinh viên trên mạng.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w