1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay

116 392 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thế giới đang chuyển đổi từ nền văn minh vật chất sang nền văn minh tinh thần, từ nền kinh tế hậu công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa kinh tế tri thức và kinh tế thị trường là đặc trưng và xu thế rõ nét trong trong thời đại hiện nay. Con người của Thế kỷ 21 không những cần được giáo dục, được đào tạo công phu để trở thành những công dân tự chủ, có nhân cách, có năng lực nghề nghiệp, am hiểu về đất nước và thế giới, tận tâm với công việc, làm chủ được khoa học kỹ thuật mà còn có đủ khả năng để hoạch định các chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)cho đất nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chuyển đổi đó, đang phát triển KT-XH trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Một trong những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế đã được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức”. Để đạt được mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã xác định điều kiện tiên quyết là chúng ta phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Hiện nay, nhân lực của nước ta vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ và có hiệu quả các yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và chủ động trong hội nhập quốc tế, thực thi cam kết với WTO, chúng ta phải chấp nhận cơ chế thị trường trong một số lĩnh vực như giáo dục đại học (ĐH), giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trong đó, có vấn đề liên kết hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài (NN), nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nhân lực cho đất nước. Trong thời kỳ trước năm 1990, việc gửi sinh viên và cán bộ đi học ở nước ngoài chủ yếu dựa trên nguồn ngân sách do Liên Xô (cũ) các nước XHCN viện trợ. Sau năm 1990, khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, việc gửi sinh viên và cán bộ ra NN học tập gặp nhiều khó khăn, số lượng sinh viên Việt Nam đi học NN bị giảm đột ngột. Thời kỳ những năm 1990 – 2000, nhờ mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước, số lượng sinh viên và cán bộ được cử đi đào tạo tại NN đã tăng dần, nhưng còn quá ít. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở NN còn bị động, phụ thuộc vào nguồn tài trợ của các nước, các quỹ học bổng, các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ và các dự án hợp tác song phương. Số lượng và cơ cấu ngành nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Từ năm 2000 đến nay, Đảng và Nhà nước đã chủ động sử dụng kinh phí Nhà nước để đào tạo sinh viên và cán bộ Việt Nam ở NN thông qua Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” được Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19 tháng 04 năm 2000 (gọi tắt là Đề án 322) và Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28 tháng 04 năm 2005 về việc điều chỉnh, gia hạn và đổi tên Đề án thành “Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” và thực hiện đến hết năm 2014; đồng thời Nhà nước còn cho phép sử dụng nguồn kinh phí xử lý nợ của Việt Nam với Liên bang Nga để đào tạo cán bộ, sinh viên tại Liên bang Nga và một số nước khác (gọi tắt là Đề án Xử lý nợ). Các Đề án trên được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giao cho Ban Điều hành các đề án đào tạo ở nước ngoài triển khai, thực hiện. Từ năm 2008, do Cục Đào tạo với nước ngoài của Bộ GD&ĐT trực tiếp quản lý. Kể từ khi các Đề án trên đi vào hoạt động, số lượng người Việt Nam học tập ở NN bằng nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) ngày càng tăng. Đa số lưu học sinh (LHS) du học ở nước ngoài có ý thức chính trị, học tập tốt, đoàn kết và giúp đỡ nhau trong học tập, được các cơ sở đào tạo nước ngoài đánh giá cao. Bên cạnh những mặt tích cực, còn có một số sinh viên học tập kém do trình độ ngoại ngữ không đáp ứng với yêu cầu của trường bạn, một số sinh viên vi phạm quy chế quản lý công dân Việt Nam ở nước ngoài, gây dư luận xấu ở một số nơi, một số LHS phải về nước trước thời hạn, một số LHS học xong không về nước... Một trong những nguyên nhân cơ bản của các điểm yếu kém này là do công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài còn nhiều bất cập: thiếu sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành chức năng; cơ quan Việt Nam quản lý LHS học tập tại nước ngoài chưa được tổ chức phù hợp; các văn bản chế tài chưa có hoặc chưa đầy đủ. Là một chuyên viên công tác tại Cục Đào tạo với nước ngoài của Bộ GD&ĐT, có nhiều công việc đang đảm nhận liên quan trực tiếp đến việc cử các đối tượng đi học tại nước ngoài bằng NSNN và quản lý việc LHS được cử đi học ở nước ngoài. Hiện nay, tôi đang học cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, với mong muốn của bản thân là được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác quản lý LHS Việt Nam đang học tập tại NN. Chính vì thế, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay”.

LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: - Phòng Quản lý Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Phòng Đào tạo và các Phòng ban liên quan của Học viện Quản lý giáo dục cùng toàn thể các thầy cô giáo đồng thời là các nhà khoa học giàu kinh nghiệm sư phạm đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. - Lãnh đạo, Ban chấp hành Công đoàn và các chuyên viên Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo đã động viên, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. - Gia đình và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, ủng hộ về vật chất và tinh thần trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Phúc Châu đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian có hạn và bản thân còn những hạn chế nhất định trong kinh nghiệm quản lý giáo dục nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của thầy cô giáo và góp ý của đồng nghiệp để các công trình khoa học tiếp theo của mình có chất lượng hơn. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm 1 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CNH: công nghiệp hóa CNXH: chủ nghĩa xã hội ĐH: đại học ĐSQ: đại sứ quán ĐTVNN: Đào tạo với nước ngoài GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo GTT: giấy triệu tập HĐH: hiện đại hóa KH,KT: khoa học, kỹ thuật KT-XH kinh tế - xã hội NN: nước ngoài NSNN: ngân sách Nhà nước NXB: Nhà xuất bản LHS: lưu học sinh LB Nga: Liên bang Nga QLGD: quản lý giáo dục TS: tiến sĩ ThS: thạc sĩ XHCN: xã hội chủ nghĩa 2 MỤC LỤC Trang Mở đầu 6 Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài 12 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 12 1.2. Một số khái niệm 15 1.3. Quan điểm lãnh đạo của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao ở nước ngoài 22 1.4. Mục tiêu, ý nghĩa, đối tượng, hình thức, nội dung và quy trình đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại cơ sở nước ngoài bằng NSNN 28 1.5. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài 35 Tiểu kết chương 1 39 Chương 2: Thực trạng quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước của Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo 40 2.1. Khái quát chung về công tác quản lý sinh viên du học tại nước ngoài của Việt Nam 40 2.2. Kinh nghiệm quản lý sinh viên du học của một số nước trong khu vực 47 2.3. Thực trạng quản lý quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài của Cục Đào tạo với nước ngoài bằng NSNN 50 2.4. Nhận định chung về thực trạng quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN 62 Tiểu kết chương 2 70 3 Chương 3: Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 72 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 72 3.2. Các biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 75 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 90 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 91 Tiểu kết chương 3 97 Kết luận và khuyến nghị 99 Tài liệu tham khảo 105 Phụ lục 109 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1 Bảng tổng hợp số lượng sinh viên đã đi học tại các nước (từ năm 2000 đến 31/12/2009) 57 Bảng 2.2 Đánh giá mức độ hiệu quả công tác sử dụng kinh phí 58 Bảng 2.3 Đánh giá thời gian xử lý các bước trong quy trình ra quyết định cử đi học 61 Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp 93 Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp 94 Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp 96 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5 Thế giới đang chuyển đổi từ nền văn minh vật chất sang nền văn minh tinh thần, từ nền kinh tế hậu công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa kinh tế tri thức và kinh tế thị trường là đặc trưng và xu thế rõ nét trong trong thời đại hiện nay. Con người của Thế kỷ 21 không những cần được giáo dục, được đào tạo công phu để trở thành những công dân tự chủ, có nhân cách, có năng lực nghề nghiệp, am hiểu về đất nước và thế giới, tận tâm với công việc, làm chủ được khoa học kỹ thuật mà còn có đủ khả năng để hoạch định các chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)cho đất nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chuyển đổi đó, đang phát triển KT-XH trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Một trong những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế đã được nêu rõ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức”. Để đạt được mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã xác định điều kiện tiên quyết là chúng ta phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Hiện nay, nhân lực của nước ta vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đầy đủ và có hiệu quả các yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và chủ động trong hội nhập quốc tế, thực thi cam kết với WTO, chúng ta phải chấp nhận cơ chế thị trường trong một số lĩnh vực như giáo dục đại học (ĐH), giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, trong đó, có vấn đề liên kết hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài (NN), nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nhân lực cho đất nước. 6 Trong thời kỳ trước năm 1990, việc gửi sinh viên và cán bộ đi học ở nước ngoài chủ yếu dựa trên nguồn ngân sách do Liên Xô (cũ) các nước XHCN viện trợ. Sau năm 1990, khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, việc gửi sinh viên và cán bộ ra NN học tập gặp nhiều khó khăn, số lượng sinh viên Việt Nam đi học NN bị giảm đột ngột. Thời kỳ những năm 1990 – 2000, nhờ mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước, số lượng sinh viên và cán bộ được cử đi đào tạo tại NN đã tăng dần, nhưng còn quá ít. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở NN còn bị động, phụ thuộc vào nguồn tài trợ của các nước, các quỹ học bổng, các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ và các dự án hợp tác song phương. Số lượng và cơ cấu ngành nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Từ năm 2000 đến nay, Đảng và Nhà nước đã chủ động sử dụng kinh phí Nhà nước để đào tạo sinh viên và cán bộ Việt Nam ở NN thông qua Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” được Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 322/QĐ-TTg ngày 19 tháng 04 năm 2000 (gọi tắt là Đề án 322) và Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28 tháng 04 năm 2005 về việc điều chỉnh, gia hạn và đổi tên Đề án thành “Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước” và thực hiện đến hết năm 2014; đồng thời Nhà nước còn cho phép sử dụng nguồn kinh phí xử lý nợ của Việt Nam với Liên bang Nga để đào tạo cán bộ, sinh viên tại Liên bang Nga và một số nước khác (gọi tắt là Đề án Xử lý nợ). Các Đề án trên được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) giao cho Ban Điều hành các đề án đào tạo ở nước ngoài triển khai, thực hiện. Từ năm 2008, do Cục Đào tạo với nước ngoài của Bộ GD&ĐT trực tiếp quản lý. Kể từ khi các Đề án trên đi vào hoạt động, số lượng người Việt Nam học tập ở NN bằng nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) ngày càng tăng. Đa số lưu học sinh (LHS) du học ở nước ngoài có ý thức chính trị, học tập tốt, đoàn kết 7 và giúp đỡ nhau trong học tập, được các cơ sở đào tạo nước ngoài đánh giá cao. Bên cạnh những mặt tích cực, còn có một số sinh viên học tập kém do trình độ ngoại ngữ không đáp ứng với yêu cầu của trường bạn, một số sinh viên vi phạm quy chế quản lý công dân Việt Nam ở nước ngoài, gây dư luận xấu ở một số nơi, một số LHS phải về nước trước thời hạn, một số LHS học xong không về nước Một trong những nguyên nhân cơ bản của các điểm yếu kém này là do công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài còn nhiều bất cập: thiếu sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, Ngành chức năng; cơ quan Việt Nam quản lý LHS học tập tại nước ngoài chưa được tổ chức phù hợp; các văn bản chế tài chưa có hoặc chưa đầy đủ. Là một chuyên viên công tác tại Cục Đào tạo với nước ngoài của Bộ GD&ĐT, có nhiều công việc đang đảm nhận liên quan trực tiếp đến việc cử các đối tượng đi học tại nước ngoài bằng NSNN và quản lý việc LHS được cử đi học ở nước ngoài. Hiện nay, tôi đang học cao học chuyên ngành quản lý giáo dục, với mong muốn của bản thân là được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác quản lý LHS Việt Nam đang học tập tại NN. Chính vì thế, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN; đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý của Cục Đào tạo với nước ngoài thuộc Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại NN bằng NSNN trong giai đoạn hiện nay. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 8 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN của Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GD&ĐT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý của Cục Đào tạo với nước ngoài (ĐTVNN) - Bộ GD&ĐT đối với sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN . 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Trong thời gian vừa qua công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài của Cục ĐTVNN đã đạt được một số thành tựu nhất định; tuy nhiên, công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học bằng NSNN còn có những hạn chế do thiếu sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành chức năng, các cơ quan quản lý sinh viên Việt Nam học tập tại nước ngoài chưa hoàn thiện và hệ thống văn bản, chế tài xử lý chưa đầy đủ. Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp quản lý phù hợp với lý luận và thực tiễn quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN thì hiệu quả của việc gửi sinh viên đi học ở NN sẽ được nâng cao. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Hệ thống hoá lý luận về quản lý công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN. 5.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN của Cục ĐTVNN - Bộ GD&ĐT. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý của Cục ĐTVNN - Bộ GD&ĐT đối với sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong giai đoạn hiện nay. 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do những hạn chế về năng lực của bản thân và thời gian đề tài chỉ tập trung vào: - Nghiên cứu về quản lý sinh viên du học ở NN bằng NSNN. 9 - Nghiên cứu các biện pháp quản lý của Cục đào tạo với nước ngoài - Bộ GD&ĐT. - Phân tích thực trạng công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN từ năm 2000 đến 12/2009. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Bằng việc nghiên cứu, phân tích các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, tài liệu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, về công tác quản lý giáo dục, công tác đào tạo nhân lực phục vụ phát triển KT- XH, công tác quản lý LHS nói chung và công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học nói riêng, khái quát được những điểm chủ yếu nhất về cơ sở lý luận về du học tại nước ngoài và những kinh nghiệm quốc tế về quản lý sinh viên du học ở nước ngoài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Bằng việc sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra xã hội học, tổng kết kinh nghiệm, chuyên gia, nhằm thu thập và phân tích các số liệu để đánh giá được thực trạng công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN của Cục ĐTVNN - Bộ GD&ĐT; đồng thời nhằm nhận biết mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý. 8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn này có bố cục gồm các phần và mục sau: - Mở đầu: 06 trang, từ trang 6 đến trang 11 - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài: 28 trang, từ trang 12 đến trang 39 - Chương 2: Thực trạng quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng NSNN của Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ Giáo dục và Đào tạo: 32 trang từ trang 40 đến trang 71 10 [...]... Chương 3: Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay: 27 trang từ trang 72 đến trang 98 - Kết luận và khuyến nghị: 6 trang, từ trang 99 đến trang 104 - Tài liệu tham khảo: 4 trang, từ trang 105 đến trang 108 - Phụ lục: 6 trang, từ trang 109 đến trang 114 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SINH VIÊN VIỆT NAM DU HỌC TẠI NƯỚC NGOÀI 1.1... của công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài 1.5.1 Các yếu tố khách quan 1.5.1.1 Sự khác biệt về nền văn hóa, tổ chức xã hội và luật pháp của các nước sở tại Trong thời gian học tập và đào tạo ở NN, lưu học sinh phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ những quy tắc ứng xử văn hóa của nước sở tại như những công dân của nước đó Vì thế công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại NN phụ thuộc... đổi giảng viên, chuyên gia với nước ngoài; khuyến khích giảng viên là người Việt ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại Việt Nam; tăng số lượng lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam Khuyến khích du học tại chỗ; Có cơ chế quản lý thích hợp để giúp sinh viên Việt Nam du học định hướng ngành nghề, lựa chọn trường và học tập có chất lượng, đạt hiệu quả cao + Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư,... ĐH ở nước ngoài bằng NSNN để đề xuất ra các biện pháp quản lý công tác này đáp ứng mục tiêu của Đề án giai đoạn 2008 - 2014 Từ những kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên, cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và đầy đủ về các biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài Luận văn là công trình nghiên cứu mới về biện pháp quản lý sinh viên. .. tạo tại nước ngoài bằng NSNN, đánh giá những mặt được và chưa được Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp quản lý LHS của Ban Điều hành các đề án đào tạo tại nước ngoài Đề tài “Đào tạo thanh niên Việt Nam ở nước ngoài - thực trạng và giải pháp thuộc Uỷ ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam đã đề cập đến tính cấp 14 thiết của việc quản lý thanh niên là LHS Việt Nam ở nước ngoài và đề xuất các giải pháp quản lý. .. đào tạo cán bộ chất lượng cao tại nước ngoài cho các khu vực đó 35 1.5 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN VIỆT NAM DU HỌC TẠI NƯỚC NGOÀI Có nhiều yếu tố tác động đến công tác quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài Các yếu tố đó bao gồm hai loại: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan Nhận rõ và đánh giá đúng tác động của những yếu tố đó là một trong những khâu then chốt nhằm... tuyển để đi học ở NN cho đến khi hoàn thành khoá học trở về Việt Nam Đề tài đã mạnh dạn đưa ra các biện pháp để thu hút LHS nói chung và sinh viên du học nói riêng sau khi kết thúc khoá học quay trở về Việt Nam để phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.2.1 Lưu học sinh Lưu học sinh được hiểu là công dân Việt Nam đang sống và học tập ở nước ngoài, đang được đào tạo ở nước ngoài, ... ĐH quốc tế tại Việt Nam hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam 1.4 MỤC TIÊU, Ý NGHĨA, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT TẠI CƠ SỞ NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.4.1 Mục tiêu Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và ĐH tại các cơ sở đào tạo nghiên cứu nước ngoài hoặc phối hợp với nước ngoài để... bao gồm học sinh, sinh viên, học viên sau ĐH, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, tu nghiệp sinh và học viên dự các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn, không phân biệt nguồn kinh phí sử dụng cho việc đào tạo ở nước ngoài 15 1.2.2 Ngân sách Nhà nước Theo Điều 1, Luật NSNN mà Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 9 đã xác đinh: “NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được các cơ quan nhà nước có... trường ĐH, đơn vị sự nghiệp hoặc quản lý hợp tác đầu tư Một số đề tài nghiên cứu về vấn đề hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, quản lý LHS ở nước ngoài, quản lý và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao tại nước ngoài như: Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ Biện pháp quản lý tài chính của Ban điều hành các Đề án đào tạo tại nước ngoài (nay là Cục Đào tạo với nước ngoài) ” mã số 60.14.05 của tác . Biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước trong giai đoạn hiện nay 72 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 72 3.2. Các biện pháp quản lý sinh viên Việt Nam. tác quản lý sinh viên du học tại nước ngoài của Việt Nam 40 2.2. Kinh nghiệm quản lý sinh viên du học của một số nước trong khu vực 47 2.3. Thực trạng quản lý quản lý sinh viên Việt Nam du học tại. quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài 35 Tiểu kết chương 1 39 Chương 2: Thực trạng quản lý sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước của Cục Đào tạo với nước ngoài

Ngày đăng: 25/07/2015, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w