1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ: Chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay của NHNN Việt Nam

34 780 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 298,5 KB

Nội dung

Lãi suất được hiểu chung nhất là giá cả của tín dụng giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn. Ở tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ điều tiết cho vay kinh tế nhạy bén và hiệu quả: thông qua việc thay đổi và cơ cấu lãi suất trong từng thời kì nhất định mà chính phủ có thể tác động đến quy mô và tỷ trọng các loại vốn đầu tư, do vậy mà có thể tác động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu; đến tốc độ tăng trưởng, sản lượng, thất nghiệp và tình trạng lạm phát trong nước. Hơn thế nữa, trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế mở, chính sách lãi suất còn được sử dụng như là một công cụ góp phần điều tiết đối với luồng vốn đi vào hay đi ra, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ giá.Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, toàn bộ hệ thống ngân hàng tài chính đã có nhiều cải cách quan trọng, chính sách lãi suất đang được sửa đổi để có thể theo đuổi chính sách tự do hóa tài chính. Trong quá trình này việc nhận thức lại những vấn đề cơ bản về lãi suất cũng như việc học tập kinh nghiệm quản lý và điều hành chính sách lãi suất của các nước phát triển là rất cần thiết. Điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng và điều hành một chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế quản lý hiện nay, mà còn rất quan trọng đối với quá trình hình thành và hoạt động một cách có hiệu quả của hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam.Xuất phát từ vai trò quan trọng của chính sách lãi suất trong nền kinh tế và đặc biệt là thị trường tài chính Việt Nam em chọn đề tài: “Chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay của NHNN Việt Nam”.Đề án gồm có hai chương: Chương một là Tổng quan về NHNN Việt Nam và chính sách lãi suất. Chương này sẽ là lý thuyết chung về chính sách lãi suất của NHNN cụ thể là sẽ tìm hiểu về hoạt động của NHNN với trọng tâm là chính sách lãi suất, lý thuyết chung về lãi suất và chính sách lãi suất qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng của chính sách lãi suất tác động tới nền kinh tế. Chương hai là Chính sách lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn 20002010.Trong giai đoạn này sẽ phân ra làm ba thời kì: Thời kỳ từ tháng 82000 đến tháng 52002; Thời kỳ từ tháng 62002 đến 62008; Thời kì từ tháng 72008 đến nay. Chính sách lãi suất của từng thời kỳ là khác nhau và cơ sở của nó. Tương ứng với nó là tình hình kinh tế xã hội trong các thời kỳ, rút ra ưu điểm và hạn chế của từng chính sách.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHNN VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT 2

1.NHNN Việt Nam 2

1.1 Sự ra đời và phát triển 2

1.2 Mô hình tổ chức 3

1.3 Các nghiệp vụ cơ bản 4

2 Tổng quan về lãi suất và chính sách lãi suất 5

2.1 Lãi suất 5

2.1.1 Khái niệm lãi suất 5

2.1.2 Các loại lãi suất cơ bản 5

2.1.3 Vai trò của lãi suất 6

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất 6

2.1.5 Các lãi suất chính thức của NHTW 7

2.2 Chính sách lãi suất 7

2.2.1 Khái niệm 7

2.2.2 Nội dung của chính sách lãi suất 7

2.2.3 Một số nguyên tắc 8

2.2.4 Cơ chế điều hành và kiểm soát lãi suất TTTT của NHTW 8

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2010 9

1.Thực trạng nền kinh tế giai đoạn 2000-2010 9

1.1 Tăng trưởng kinh tế 9

1.2 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế 9

1.4 Thu chi ngân sách 11

2.Chính sách của NHNN 11

2.1 Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8/2000-5/2002) .11

2.1.1 Nguyên nhân hình thành cơ chế 11

2.1.2 Nội dung 12

Trang 2

2.2 Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6/2002 đến tháng 05/2008) 13

2.2.1 Nguyên nhân hình thành cơ chế 13

2.2.2 Nội dung 13

2.3 Điều hành lãi suất theo điều 476 Bộ luật dân sự 2005 kể từ tháng 06/2008 14

2.3.1 Nguyên nhân hình thành cơ chế 14

2.3.2 Nội dung 14

2.4 Ảnh hưởng của chính sách tới các yếu tố vĩ mô 15

2.4.1 Tác động của lãi suất đến đầu tư và tăng trưởng 15

2.4.2 Quan hệ giữa chính sách lãi suất với cung cầu vốn trên TTTT 16

2.4.3 Điều hành lãi suất để kiểm soát lạm phát 17

2.4.4 Điều hành lãi suất ổn định tỷ giá hối đoái 19

3 Hạn chế và kiến nghị 20

3.1 Mặt tích cực 20

3.2 Những hạn chế, tồn tại 21

3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 23

3.4.Giải pháp điều hành chính sách lãi suất với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 24

3.4.1 Giải pháp trước mắt, điều hành chính sách tiền tệ thời kỳ khôi phục kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng 24

3.4.2 Nhóm giải pháp điều hành chính sách lãi suất ổn định và có tính dài hạn 25

3.4.3 Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo điều hành chính sách lãi suất linh hoạt và kịp thời 25

3.4.4 Nhóm giải pháp thúc đẩy quan hệ vay vốn tín dụng ngân hàng và kiểm soát sử dụng vốn vay hiệu quả của các doanh nghiệp .26

KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

NHTM Ngân hàng thương mại

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

NSNN Ngân sách nhà nước

TTCK Thị trường chứng khoán

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Lãi suất được hiểu chung nhất là giá cả của tín dụng - giá cả của quan hệ vaymượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn Ở tầm vĩ mô, lãi suất là công cụ điềutiết cho vay kinh tế nhạy bén và hiệu quả: thông qua việc thay đổi và cơ cấu lãi suấttrong từng thời kì nhất định mà chính phủ có thể tác động đến quy mô và tỷ trọngcác loại vốn đầu tư, do vậy mà có thể tác động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu; đếntốc độ tăng trưởng, sản lượng, thất nghiệp và tình trạng lạm phát trong nước Hơnthế nữa, trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế mở, chính sách lãi suấtcòn được sử dụng như là một công cụ góp phần điều tiết đối với luồng vốn đi vàohay đi ra, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định của tỷ giá

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, toàn bộ hệ thống ngânhàng tài chính đã có nhiều cải cách quan trọng, chính sách lãi suất đang đượcsửa đổi để có thể theo đuổi chính sách tự do hóa tài chính Trong quá trình nàyviệc nhận thức lại những vấn đề cơ bản về lãi suất cũng như việc học tập kinhnghiệm quản lý và điều hành chính sách lãi suất của các nước phát triển là rấtcần thiết Điều này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng

và điều hành một chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế quản lý hiện nay, màcòn rất quan trọng đối với quá trình hình thành và hoạt động một cách có hiệuquả của hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam

Xuất phát từ vai trò quan trọng của chính sách lãi suất trong nền kinh tế

và đặc biệt là thị trường tài chính Việt Nam em chọn đề tài: “Chính sách lãi suất trong giai đoạn hiện nay của NHNN Việt Nam”.

Đề án gồm có hai chương: Chương một là Tổng quan về NHNN ViệtNam và chính sách lãi suất Chương này sẽ là lý thuyết chung về chính sách lãisuất của NHNN cụ thể là sẽ tìm hiểu về hoạt động của NHNN với trọng tâm làchính sách lãi suất, lý thuyết chung về lãi suất và chính sách lãi suất qua đó ta

có thể thấy tầm quan trọng của chính sách lãi suất tác động tới nền kinh tế.Chương hai là Chính sách lãi suất của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2010.Trong giai đoạn này sẽ phân ra làm ba thời kì: Thời kỳ từ tháng 8/2000đến tháng 5/2002; Thời kỳ từ tháng 6/2002 đến 6/2008; Thời kì từ tháng7/2008 đến nay Chính sách lãi suất của từng thời kỳ là khác nhau và cơ sở của

Trang 5

nó Tương ứng với nó là tình hình kinh tế xã hội trong các thời kỳ, rút ra ưuđiểm và hạn chế của từng chính sách.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHNN VIỆT NAM VÀ CHÍNH

SÁCH LÃI SUẤT1.NHNN Việt Nam

1.1 Sự ra đời và phát triển

Ngày 6/5/1951- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 15/SL thành lậpNgân hàng Quốc gia Việt Nam và đồng thời kí sắc lệnh 17/SL quy định: “Mọicông việc của Nha khố và Nha tín dụng sản xuất được giao cho Ngân hàngQuốc gia phụ trách” Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời là một bước ngoặtlịch sử trong lĩnh vực tiền tệ- tín dụng ở nước ta

Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thể được chialàm 4 thời kỳ như sau:

Thời kỳ 1951 - 1954: Ngân hàng quốc gia Việt thực hiện chức năng: Phát

hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; Thực hiện quản lý Khobạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngânsách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá, tăngcường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch

Thời kỳ 1955 - 1975: Ngân hàng Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ

cơ bản: Củng cố TTTT, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạođiều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế Phát triển công tác tíndụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục và phát triểnnông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xâydựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Miền Bắc và giải phóng Miền Nam

Thời kỳ 1975 - 1985: Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau chiến

tranh giải phóng và thống nhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thống ngânhàng mới của chính quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàngthống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miềnNam

Trang 6

Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, đánh dấu sự

chuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam thể hiện qua một số

"cột mốc" có tính đột phá sau đây:

+ Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lýNhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt độngngân hàng sang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa

+ NHNN thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanhtiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ củamột NHTW - là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của cácngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điềuhành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêuchủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thốngcác ngân hàng cấp 2

+ Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng,thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân docác định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện

+ Từ năm 1991 đến nay: Thực hiện chủ trương đường lối chính sách củaĐảng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng ViệtNam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, đảm bảo thực hiện được trọng tráchcủa mình trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thiênniên kỷ mới

1.2 Mô hình tổ chức

NHNN Việt Nam được tổ chức theo mô hình NHTW trực thuộc Chínhphủ Điều1, Luật NHNN Việt Nam quy định: “NHNN Việt Nam là cơ quancủa Chính phủ và là NHTW của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Như vậy, NHNN Việt Nam là cơ quan ngang Bộ, Thống đốc NHNN Việt Nam

là thành viên của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước QuốcHội về lĩnh vực được giao

Về cơ cấu tổ chức NHNN được tổ chức thành một hệ thống tập trungthống nhất gồm bộ máy điêu hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính và

Trang 7

mạng lưới chi nhánh tại các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các vănphòng đại diện ở nước ngoài và các đơn vị trực thuộc Điều hành NHNN đượcđặt dưới quyền của Thống đốc Giúp việc cho Thống Đốc có các Phó Thốngđốc trong đó có một Phó thống đốc thường trực Tham mưu cho Ban thống đốc

là các vụ, cục chức năng

1.3 Các nghiệp vụ cơ bản

Nghiệp vụ Điều hành chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ được coi là linh hồn toàn bộ hoạt động của NHTW.Chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu ổn định giá trị tiền tệ, góp phần thực hiện cácmục tiêu của chính sách kinh tế; chính sách tiền tệ là một bộ phận của tổng thểcác chính sách kinh tế của nhà nước để thực hiện vai trò quản lý vĩ mô đối vớinền kinh tế Các công cụ của chính sách tiền tệ là: công cụ tái cấp vốn, tỷ lệDTBB, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tín dụng,hạn mức tín dụng,tỷ giá hốiđoái Chính sách lãi suất chính đang nghiên cứu là một công cụ quan trọng củachính sách tiền tệ

Nghiệp vụ Phát hành tiền và điều hòa tiền

NHNN Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành đồng tiền của Việt Nam

và là tổ chức điều hòa tiền mặt trong toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm mụcđích cung cấp phương tiện thanh toán cho nền kinh tế

Nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệquốc gia Tùy từng mức độ phát triển của nền kinh tế và trình đọ công nghệcủa hệ thống ngân hàng…mà vị trí Nghiệp vụ thị trường mở trong hệ thống cáccông cụ điều tiết lượng tiền cung ứng được xác định

Nghiệp vụ tín dụng

NHNN chỉ cho vay đối với các TCTD nhằm điều tiết vốn khả dụng vàđảm bảo khả năng thanh toán của các TCTD NHNN còn là ngân hàng củaChính phủ thế nên trong các trường hợp cần thiết, NHNN phải cho Chính phủvay Trong quan hệ vay mượn nước ngoài, NHNN còn đứng ra bảo lãnh, táibảo lãnh cho các TCTD, doanh nghiệp

Nghiệp vụ thanh toán

Trang 8

NHNN là ngân hàng của Chính phủ, là ngân hàng của các ngân hàng.Vìvậy một trong những hoạt động quan trọng của NHNN là thực hiện chức năngthanh toán cho các giao dịch tiền tệ của Chính phủ và toàn bộ hệ thống ngânhàng

Nghiệp vụ quản lý ngoại hối

Đối với một quốc gia thì ngoại hối có vai trò vô cùng quan trọng: làphương tiện thanh toán mậu dịch quốc tế, trả nợ cho các quốc gia khác Điềunày càng có ý nghĩa hơn trong giai đoạn hội nhập hiện nay Mặt khác, dự trữngoại hối còn là cơ sở để nhà nước can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằmđiều tiết thị trường, giá cả, NHNN là cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiệnchức năng thực hiện các chức năng đó

Nghiệp vụ thanh tra ngân hàng

Để đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, NHTW phải sử dụng nhiềucông cụ để kiểm tra, kiểm soát, phân tích đánh giá, để tìm ra những điểm bấthợp lý hay sai phạm, kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục

Nghiệp vụ kiểm soát, kiểm toán nội bộ

Đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng, vấn đề an toàn cho hệ thống

là đặc biệt quan trọng Vì vậy, NHNN cần phải biết dự đoán, đo lường các rủi

ro có thể xảy ra và có các giải pháp để chế ngự sự xuất hiện hay tác động củachúng

2 Tổng quan về lãi suất và chính sách lãi suất

2.1 Lãi suất

2.1.1 Khái niệm lãi suất

Lãi suất là giá cả của tín dụng- giá cả của quan hệ vay mượn hoặc chothuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng tài sản khácnhau Khi đến hạn người đi vay phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi

ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền tài lãi, tỉ lệ phần trăm của tiền lãi trên vốn đượcgọi là lãi suất

2.1.2 Các loại lãi suất cơ bản

Trang 9

Lãi suất đơn: đối với những khoản tín dụng được thực hiện dưới hình

thức vay đơn, người vay tiền sẽ trả cho người vay vào ngày đến hạn cả vốn vàkhoản phụ thêm chính là lãi

Lãi suất tích họp: l khoản tiền vay sẽ có các chu kỳ, từ chu kỳ thứ hai trở

đi, lãi được tính trên cả lãi và gốc của chu kỳ trước

Lãi suất hoàn vốn: Đây là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền

thanh toán nhận được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của khoản tíndụng đó Nó có hai hình thức là lãi suất hoàn vốn hiện hành và lãi suất hoàn vốntrên cơ sở tính giảm

2.1.3 Vai trò của lãi suất

Lãi suất là đòn bẩy kích thích sự tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia Chính sách lãi suất, nếu tạo ra được

mức lãi suất cho vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ có tác động thúcđẩy các doanh nghiệp tăng nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị,trang bị công nghệ sản xuất hiện đại… Hiệu quả cuối cùng sẽ tạo ra một nguồnvốn của cải cho xã hội, tổng thu nhập quốc dân sẽ tăng lên rất nhiều

Lãi suất là công cụ thúc đẩy sức cạnh tranh giữa các NHTM, lãi suất là

giá cả của vốn, để thu hút được nhiều vốn, các NHTM sẽ phải tăng lãi suất huyđộng, đồng thời giảm chi phí cho vay để cạnh tranh Điều này dẫn tới các ngânhàng sẽ phải quản lý các doanh nghiệp vay vốn chặt chẽ hơn, chọn những dự ántốt hơn để cho vay, cắt giảm chi phí quản lý, sử dụng nhân lực có hiệu quả hơn,tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Lãi suất còn là công cụ kiềm chế lạm phát hữu hiệu thông qua chính sách tiền tệ của NHTW Trong trường hợp nền kinh tế có mức lạm phát đáng lo ngại,

NHTW sẽ sử dụng cách chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để thu hút tiềnnhàn rỗi trong lưu thông về, nhằm điều hòa lượng tiền trong lưu thông, cân đốivới khối lượng hàng hóa

Hơn thế nữa, lãi suất còn làm ảnh hưởng tới luồng ngoại tệ đi vào hay ra

của một đất nước, tác động đến tỉ giá và sự ổn định của tỉ giá, điều này có ảnh

hưởng lớn đến cán cân thanh toán và các quan hệ thương mại quốc tế

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất

Ảnh hưởng của cung cầu của quỹ cho vay: bất kỳ sự thay đổi nào của cung

hay cầu của quỹ cho vay sẽ làm thay đổi mức lãi suất trên thị trường Từ đó cho

Trang 10

thấy chúng ta có thể tác động vào cung cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi suấttrong nền kinh tế cho phù hợp mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ

Ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng: Khi mức lạm phát kỳ vọng tăng thì lãi

suất sẽ có xu hướng tăng và ngược lại Điều này có thể được giải thích bằng cảhai hướng tiếp cận Thứ nhất, xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãisuất danh nghĩa cho thấy, để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăngđòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng tương ứng Thứ hai, công chúng dự đoánlạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm của mình vào dự trữ hàng hóa hoặc nhữngtài sản phi tài chính Do đó làm giảm cung quỹ cho vay dẫn đến lãi suất tăng

Ảnh hưởng của bội chi ngân sách Bội chi làm cầu của quỹ cho vay

tăng,ảnh hưởng tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát, tăng phát hành tráiphiếu Do đó bội chi làm lãi suất tăng

Những thay đổi về thuế Thuế thu nhập tăng có nghĩa là điều tiết đi một

phần thu nhập của cá nhân hay tổ chức Để duy trì một mức lợi nhuận thực tếnhất định họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thuế

Những thay đổi trong đời sống xã hội ví dụ như sự phát triển của hệ thốngtài chính, công cụ tài chính, hiệu suất sử dụng vốn, tình hình kinh tế, chính trị,…đều có tác động đến lãi suất

2.1.5 Các lãi suất chính thức của NHTW

Một số lãi suất chính thức của NHTW như là lãi suất tái cấp vốn, lãi suấtchiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất tiền gửi của NHTM, lãi suất sàntiền gửi, lãi suất trần cho vay, lãi suất cơ bản, lãi suất repo …

2.2 Chính sách lãi suất

2.2.1 Khái niệm

Chính sách lãi suất là một bộ phận của chính sách tiền tệ của Chính phủ,

là cách thức quản lý và điều tiết lãi suất thị trường nhằm kiểm soát lượng tiềncung ứng, kiểm soát lạm phát để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổnđịnh giá cả, nhiều việc làm và tỷ giá hối đoái ổn định

2.2.2 Nội dung của chính sách lãi suất

Chính sách lãi suất là bộ phận của chính sách tiền tệ, việc hoạch định vàthực thi chính sách lãi suất phải thống nhất với mục tiêu và nội dung của chínhsách tiền tệ theo hướng “thắt chặt hay nới lỏng” tiền tệ Theo đó nội dung là:

Trang 11

- Mục tiêu hoạt động là kiểm soát về mức và chiều hướng biến động củalãi suất TTTT thứ cấp và sơ cấp, góp phần kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh

- Các giải pháp hỗ trợ đồng bộ, tạo điều kiện cho việc vận hành cơ chếkiểm soát lãi suất TTTT như phát triển quy mô và nâng cao chất lượng thitrường tiền tệ, xác định các mức lãi suất chuẩn trên TTTT, nâng cao khả năng

dự báo và điều tiết của NHTW

2.2.3 Một số nguyên tắc

- Lãi suất thực về nguyên tắc phải gần bằng tỷ suất lợi nhuận bình quân

- Lãi suất danh nghĩa phải bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát dự kiến

- Lãi suất huy động vốn danh nghĩa phải cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến(dương) để khuyến khích tiết kiệm, tránh tích lũy vàng, ngoại tệ

- Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn bằng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn

- Lãi suất cho vay bình quân phải cao hơn lãi suất huy động bình quân

- Lãi suất ngắn hạn phải thấp hơn lãi suất dài hạn

- Lãi suất nội tệ phải tương đương lãi suất ngoại tệ (sau khi điều chỉnhtheo tỷ lệ lạm phát mỗi đồng tiền)

- Lãi suất phải bình đẳng giữa các thành phần kinh tế

2.2.4 Cơ chế điều hành và kiểm soát lãi suất TTTT của NHTW

Các cơ chế điều hành và kiểm soát lãi suất TTTT

NHTW áp dụng hai cơ chế chủ yếu: Cơ chế điều hành và kiểm soát lãisuất trực tiếp mà theo đó, NHTW quy định các mức lãi suất cụ thể cho hoạtđộng kinh doanh của NHTM; cơ chế điều hành và kiểm soát lãi suất gián tiếp làviệc NHTW sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp để kiểm soát lãisuất thị trường biến động phù hợp với lãi suất mục tiêu

Các mô hình điều hành và kiểm soát lãi suất TTTT

Trang 12

Mô hình hành lang hay khung lãi suất mà theo đó, NHTW thiết lập vàkiểm soát lãi suất thị trường liên ngân hàng trong hành lang mà lãi suất cho vayqua đêm là “trần”, lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất tiền gửi của NHTM là “sàn”.

Mô hình giới hạn trên chỉ sử dụng “trần” là lãi suất cho vay qua đêm của thịtrường liên ngân hàng Mô hình giới hạn dưới, sử dụng “sàn” là lãi suất tiền gửicủa NHTM hoặc lãi suất chiết khấu

Cơ sở để xây dựng cơ chế:

+ Cấu trúc và mức độ phát triển của TTTT

+ Năng lực và tính minh bạch về tài chính của NHTW

+ Năng lực hoạt động của NHTW

CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN 2000-2010

1.Thực trạng nền kinh tế giai đoạn 2000-2010

1.1 Tăng trưởng kinh tế

Trong 6 năm 2000-2005, trong bối cảnh hết sức khó khăn nhưng nềnkinh tế nước ta vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao và tương đối bền vững.Tốc độ GDP bình quân 6 năm tăng 7,4%

Năm 2006,2007 nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởngkinh tế cao Tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 6,23%, không đạt được mục tiêu

đề ra (7%) và thấp nhất so với tốc độ tăng trưởng của tám năm trước đó nhưngđây được coi là kết quả đáng ghi nhận vì Việt Nam không bị cuốn hút vàovòng xoáy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Tốc độ tăng trưởng kinh tế

2009 là 5,32%, cao hơn kế hoạch đề ra là 5%

Cùng với sự tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người của người dâncũng ngày một được cải thiện theo hướng thoát dần ra khỏi ngưỡng nghèo củathế giới GDP bình quân đầu người tăng từ 402 USD năm 2000 lên 835 USDnăm 2007 Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao nhưng tốc độ tăng

tỷ giá VND/USD thấp và tốc độ tăng dân số chậm lại nên GDP bình quân đầungười tính bằng USD đã cao hơn nhiều so với các năm trước, đạt 1024 USD.Như vậy, Việt Nam đã về trước hai năm so với mục tiêu đến năm 2010

Trang 13

1.2 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu và quan trọng Xuhướng chuyển dịch là tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch

vụ, giảm tỷ trọng các ngành nông-lâm-ngư nghiệp Trong những năm gần đây,

cơ cấu chuyển dịch chậm Năm 2009, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theogiá thực tế của 3 khu vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xâydựng; dịch vụ lần lượt là 20,66%; 40,24%; 39,10%; không khác nhiều so với năm

2008 và những năm gần đây Cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu sản phẩm cònbất hợp lý, chưa phát huy đầy đủ khả năng thế mạnh của mỗi địa phương, mỗivùng và cả nước

Song song với sự chuyển dịch về cơ cấu giữa các ngành còn có sựchuyển dịch đáng kể về thành phần kinh tế Số lượng DNNN giảm từ hơn12.000 năm 1992 xuống còn 1471 vào tháng 12/2009 Việc tổ chức lại khu vựcDNNN hình thành nên các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế lớn, đã hướng cácdoanh nghiệp tập trung đầu tư vào những lĩnh vực then chốt Từ năm 2003-

2007, DNNN đạt mức tăng trưởng từ 13%-16%, đóng góp khoảng 36%-39%GDP Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp vai tròquan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa -hiện đại hóa, nâng cao trình độ sản xuất Với việc duy trì nhịp độ tăng trưởngcao, giai đoạn 2003- 2007 tỷ trọng đóng góp của khu vực này trong GDP là14%-18%

1.3 Xuất khẩu - nhập khẩu

Giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt lên mức 111 tỷUSD, tăng trưởng bình quân là 17,5% (kế hoạch là 16%) Năm 2006, tổng kimngạch xuất khẩu lên tới 39,8 tỷ USD và đã có 9 mặt hàng có kim ngạch xuấtkhẩu đạt trên 1 tỷ USD Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam là thành viên chínhthức của WTO, kinh tế Việt Nam hội nhập một bước sâu hơn vào nền kinh tếthế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD, tốc độ tăng là 21,9% so năm

2006 Năm 2008, mặc dù bị tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính

và suy thoái toàn cầu nhưng lĩnh vực xuất khẩu đạt được những thành tựu rất

Trang 14

cao, xuất khẩu năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD, lớn gấp 1,9 lần năm 2005 Tuynhiên năm 2009 chỉ đạt 56,6 tỷ USD,giảm 9,7% so với năm 2008

Giai đoạn 2001-2005, tổng kim ngạch nhập khẩu nước ta đạt 130 tỷUSD Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu lên tới 44,9 tỷ USD, năm 2007 là 62,9

tỷ USD và năm 2008 đạt 80,4 tỷ USD,tuy nhiên năm 2009 chỉ đạt 68,8 tỷ USD

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nhập khẩumáy móc, thiết bị và phụ tùng, giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên vật liệu vàhàng tiêu dùng

Nhập siêu hàng hóa được kiềm chế và nằm trong tầm kiểm soát Mặc dùthời kỳ 2001-2005, nhập siêu cao nhất, lên tới 19,1 tỷ USD, bằng 17,2% tổngkim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên việc nhập siêu với cơ cấu hàng nhập khẩu đãđược thay đổi, chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đi theo các côngtrình dự án đầu tư FDI là điều cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hóa ở nước

ta Đến năm 2006, tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu 12,7%, tăng lên đến 29,1%năm 2007 và 27,8% năm 2008.Tuy nhiên năm 2009 giảm còn 21,6%

1.4 Thu chi ngân sách

Với mục tiêu cân đối ngân sách một cách tích cực, giữ bội chi ở mứchợp lý, tăng dần dự trữ, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phù hợp với lộ trìnhhội nhập quốc tế, dự kiến tổng thu ngân sách trong 5 năm 2006-2010 đạtkhoảng 1.437 nghìn tỷ đồng, bằng 193% tổng thu ngân sách 5 năm 2001-2005

và bằng khoảng 23%/GDP Tốc độ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm đạt12,9% Riêng năm 2008, theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN ướctính tăng 26,3% so với năm 2007 và bằng 123,8% dự toán năm Cơ cấu thuchuyển dịch theo hướng tỷ trọng các nguồn thu nội địa tăng lên, tỷ trọng thu từdầu thô sẽ giảm xuống

Đối với chi NSNN, qui mô chi vẫn còn đạt ở mức cao, bình quân trên28%/GDP trong giai đoạn 2003-2006 Năm 2007 tổng chi NSNN đạt 34,91%/GDP Tổng chi NSNN năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 vàbằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3%, bội chiNSNN năm 2008 ước tính bằng 13,7% Giai đoạn 2006-2010, cơ cấu chi

Trang 15

NSNN dự kiến sẽ chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chi trả nợ, viện trợ,đảm bảo tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển chiếm khoảng 28-29%/GDP tổngchi NSNN.

2.Chính sách của NHNN

2.1 Cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ (8/2000-5/2002)

2.1.1 Nguyên nhân hình thành cơ chế

Trước tháng 8/2000 NHNN sử dụng cơ chế điều hành lãi suất trần 7/2000) Tuy nhiên, cơ chế này có nhiều hạn chế:

(1996 Lãi suất thị trường vẫn bị khống chế bằng biện pháp hành chính của nhànước, không phản ánh đúng cung- cầu vốn thị trường, làm hạn chế cạnh tranhtrên TTTT; việc huy động vốn và phân bổ các nguồn tín dụng theo lĩnh vực kinh

tế và địa bàn lãnh thổ gặp khó khăn; hạn chế sự phát triển các công cụ tài chính

- Trần lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm biên độ lớn hơn so với mứcgiảm c ủa lãi suất tiền gửi, làm cho chênh lệch lãi suất của TCTD bị giảm thấp,gây khó khăn cho TCTD

- Tác động của lãi suất chính do NHNN công bố đối với lãi suất thị trườngrất hạn chế do TCTD dư thừa vốn khả dụng, cơ chế tái cấp vốn còn nhiều vướngmắc

Đây là giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát thấp Để thực hiệnchủ trương kích cầu của chính phủ, NHNN cần nới lỏng tiền tệ bằng cơ chế lãisuất linh hoạt hơn bên cạnh các công cụ tài chính khác

2.1.2 Nội dung

Từ tháng 8/2000, NHNN đưa ra một cơ chế lãi suất mới, trong đó lãisuất cho vay nội tệ của ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản củaNHNN Tuy nhiên, các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quálãi suất cơ bản +0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và + 0,5%/tháng đối với vốntrung, dài hạn

Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất khôngkhác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây Tuy nhiên, trên thực tế mức trầnđược định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ Đồ thị bên dưới cho thấylãi suất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép

Trang 16

Tự do hóa lãi suất USD

Tự do hóa lãi suất V ND

Lãi suất tiền gửi V ND (3 tháng)

Lãi suất cho vay ngắn hạn VND

Trần lãi suất cho vay ngắn hạn

Lãi suất cõ bản cộng biên ðộ

Lãi suất cõ bản

Hình 1.1: Trần lãi suất, lãi suất cơ bản, tự do hóa lãi suất 1998-2002

Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu tài chính quốc tế IFS của IMF.

Nhìn chung, về cơ chế điều hành lãi suất bằng lãi suất cơ bản của NHNN

có nhiều ý kiến nhấn mạnh tính tích cực của cơ chế lãi suất cơ bản Trongphạm vi biên độ cho phép, các ngân hàng giờ đây có thể định mức lãi suất khácnhau tùy theo mức độ rủi ro, chứ không còn áp dụng một mức chung cho tất cảcác khách hàng như trước đây Như vậy, cạnh tranh trong hệ thống các TCTD

sẽ gia tăng và hiệu quả phân bổ vốn cũng sẽ được cải thiện Hơn thế nữa, lãisuất cho vay thực tế của ngân hàng mặc dù không đụng giới hạn biên độ nhưng

có xu hướng thay đổi cùng với lãi suất cơ bản

2.2 Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6/2002 đến tháng 05/2008)

2.2.1 Nguyên nhân hình thành cơ chế

Chính sách lãi suất áp dụng trong giai đoạn trước 6/2002 có những hạnchế như:

- Cơ chế lãi suất cơ bản vẫn còn sự can thiệp hành chính của nhà nướcđối với lãi suất thị trường và điều hành chưa linh hoạt

- Việc điều chỉnh các mức lãi suất chính thức của NHNN có tác độnghạn chế và có độ trễ khá lớn với lãi suất thị trường

Năm 2002 và những năm tiếp theo, nền kinh tế được dự báo là tiếp tục

ổn định và phát triển, NHNN có khả năng điều tiết và kiểm soát lãi suất thịtrường bằng công cụ gián tiếp, hệ thống NHTM đang tiến hành cơ cấu lại; lãisuất cho vay bằng ngoại tệ đã được tự do hóa từ tháng 6/2001 Do đó cần có sự

Trang 17

cởi trói cho các TCTD trong hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho cácTCTD chủ động trong hoạt động huy động vốn và cho vay đối với khách hàng.Cần tạo ra sự sôi động trong hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của cácTCTD Theo đó, NHNN đã thực hiện chính sách lãi suất thích hợp nhằm gópphần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy kinh tế ở mức cao, bền vững.

2.2.2 Nội dung

Từ ngày 1/6/2002 NHNN quyết định chuyển sang cơ chế lãi suất thoảthuận đồng Việt Nam của các TCTD đối với khách hàng Nếu như với cơ chếlãi suất cơ bản, trong các tháng đầu năm của năm 2002, lãi suất huy động vốndừng lại ở mức 0,6%/tháng, lãi suất cho vay bình quân là 0,7%/tháng, thì từkhi áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận từ tháng 6/2002 và nhất là trong cáctháng 8/2002 và 9/2002 lãi suất huy động vốn cao nhất của các NHTM lên tới0,7%/tháng, thậm chí 0,72%/tháng

Trong thực tế, mặc dù NHNN công bố lãi suất cơ bản nhưng nó ít tácđộng đến lãi suất thị trường bởi vì nhu cầu vay vốn là rất lớn, khách hàng chấpnhận vay vốn với lãi suất cao, các TCTD đua nhau tăng lãi suất huy động vốn

để cho vay, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng tham gia cạnh tranh tíchcực trên thị trường vốn, lãi suất trái phiếu kho bạc được đẩy lên cao, lãi suấttrái phiếu địa phương tăng vọt…điều đó làm cho TTTT nóng lên NHNN khókiểm soát được lãi suất thị trường

2.3 Điều hành lãi suất theo điều 476 Bộ luật dân sự 2005 kể từ tháng

06/2008

2.3.1 Nguyên nhân hình thành cơ chế

Sau nhiều năm liên tục đạt mức tăng trưởng kinh tế cao từ 7%-8%, năm

2007 đạt 8,48%, nhưng chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên 2 chữ số 12,63%, donới lỏng chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và đầu tư công kém hiệu quả.Bội chi NSNN từ năm 2001-2007 bình quân là 4,95%/GDP Bước sang năm

2008, nền kinh tế Việt Nam không những phải đối mặt với những diễn biếnkhó lường của nền kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khănnội tại như lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại đạt mức kỷ lục(hơn 14% GDP), TTCK liên tục sụt giảm Trước bối cảnh trên, chính phủ đãđiều chỉnh mục tiêu tăng trưởng cao sang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu

Ngày đăng: 20/03/2015, 05:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w