Lời nói đầuĐể thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh,vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vàosản xuất kinh doa
Trang 1Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ
Vốn và các phương thức huy động vốn của doanh
nghiệp
Trang 2Lời nói đầu
Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh,vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vàosản xuất kinh doanh Nhu cầu về vốn là một trong những bức xúc của doanhnghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đều mongmuốn đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá dịch vụ nhằm tăng cường khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thếgiới (WTO) Doanh nghiệp có nhiều hình thức để huy động vốn như phát hành cổphiếu, trái phiếu, vay vốn ngân hàng, tín dụng từ nhà cung cấp, thuê tài chính, v.v.Mỗi cách thức huy động vốn đều có những ưu, nhược điểm riêng Tuy nhiên, dotrình độ phát triển của hệ thống tài chính còn chưa cao, cũng như một số hạn chếmang tính chủ quan khác, thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp trongnước hiện còn tồn tại nhiều bất cập cần sớm được giải quyết Điển hình là tìnhtrạng doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng – một nguồnvốn không dễ tiếp cận, trong khi đó lại bỏ qua hoặc ít để ý tới các nguồn huyđộng nhiều tiềm năng khác Mặt khác, do hạn chế về trình độ nhân sự, các môhình tính toán chi phí vốn một cách khoa học hầu như không đượccác doanhnghiệp áp dụng khi tìm kiếm nguồn tài trợ
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tìm hiểu về tình hình hoạt động tàichính của các doanh nghiệp hiện nay, em nhận thấy việc làm thế nào để huyđộng vốn cho doanh nghiệp và huy động vốn bằng cách nào đang là một bàitoán khó Nhất là những doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và
có các yêu cầu cấp thiết về việc mở rộng huy động vốn để phục vụ cho sự mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Đây là một vấn đề mà em hết sứctâm đắc Do vậy, em đã lựa chọn đề tài cho Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ
của mình là: “Vốn và các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp” Kết
cấu của đề án gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn.
Chương 2: Thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần ở Việt Nam
hiện nay.
Chương 3: Các giải pháp
Để tìm hiểu kỹ lưỡng và sâu sắc về tình hình huy động vốn các doanh nghiệp
Trang 3Việt Nam đòi hỏi phải có nhiều thời gian Do trình độ còn hạn chế và thời giannghiên cứu không nhiều nên em chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản nhất vềvốn và các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp Đề án chắc chắn khôngtránh khỏi sai sót, em rất mong sự đóng góp của thầy cô, bạn bè và những ngườiquan tâm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1
Trang 4Tổng quan về vốn và phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
1.1 Khái niệm về vốn của doanh nghiệp
Vốn là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp được thành lập và tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phảnánh nguồn lực tài chính đầu tư vào sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, khi nói về vốnvẫn còn tồn tại rất nhiều quan điểm và tranh luận về định nghĩa về vốn
Theo K.Marx, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quátrình sản xuất Định nghĩa này có một tầm khái quát lớn vì bao hàm đầy đủ cả bảnchất và vai trò của vốn Bản chất của vốn là giá trị cho dù nó được biểu hiện dướinhiều hình thức khác nhau Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư vì nó tạo ra sựsinh sôi về giá trị thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên do hạn chế
về trình độ phát triển lúc bấy giờ mà Marx đã bó hẹp khái niệm về vốn trong khuvực sản xuất vật chất và cho rằng chỉ có quá trình sản xuất mới tạo ra giá trị thặng
dư cho nền kinh tế
Theo P.Samuelson, vốn là các hàng hóa được sản xuất ra để phực vụ cho quátrình sản xuất mới, là đầu vào của hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp
Theo D.Begg, ông cho rằng vốn bao gồm vốn hiện vật và vốn tài chính Vốn hiệnvật là dự trữ các hàng hóa và các giấy tờ có giá của doanh nghiệp Như vậy Begg đãđồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp Thực chất vốn của doanh nghiệp làbiểu hiện bằng tiền của tất cả các tài sản mà doanh nghiệp dùng trong quá trình sảnxuất kinh doanh Vốn của doanh nghiệp được phản ánh trong bảng cân đối kế toáncủa doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hóa Nó giống cácloại hàng hóa khác ở chỗ có chủ sở hữu đích thực, song nó có đặc điểm là người sởhữu vốn có thể bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định Chi phí củaviệc sử dụng vốn chính là lãi suất Chính nhờ có sự tách rời quyền sử hữu và quyền
sử dụng nên vốn có thể lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh để sinh lợi
Dưới góc độ doanh nghiệp, vốn là một trong những điều kiện vật chất cơ bản kếthợp với sức lao động và các yêu tố khách làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinhdoanh Sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong quá trình sản xuất vật chát riêngbiệt mà trong toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục trong suốt thời giantồn tại của doanh nghiệp từ khi bắt đầu đến khi kết thúc quá trình sản xuất
Trang 5Như vậy, một cách thông dụng nhất, vốn có thể hiểu là các nguồn tiền tài trợ chohoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn tiền này được hình thànhdưới nhiều cách thức khác nhau và tại các thời điểm khác nhau Giá trị nguồn vốnphản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh Tùy từn loạihinh doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có các phươngthực tạo vốn và huy động vốn khác nhau.
1.2 Phân loại vốn của doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệuquả các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại vốn Tùy vào mục đích và loại hìnhcủa từng doanh nghiệp mà vốn được phân loại theo các tiêu thức khác nhau
1.2.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành:
- Vốn huy động của doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, vốn chủ sởhữu có vai trò quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn Đểđáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tăng cường huyđộng các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ, liên doanh liên kết, phát hành tráiphiếu
+ Vốn vay :
Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức in tín dụng, các cá nhân, đơn
vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn
* Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: rất quan trọng đối với các doanhnghiệp
* Vốn vay trên thị trường chứng khoán: doanh nghiệp có thể phát hành tráiphiếu để thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong xã hội, đây là một công cụ tài chính
Trang 6quan trọng và dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn sản xuấtkinh doanh
+ Vốn liên doanh liên kết :
Các doanh nghiệp có thể liên doanh, hợp tác với nhau để huy động thực hiện mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Vốn tín dụng thương mại :
Tín dụng thương mại là các khoản mục chịu từ người cung cấp hoặc ứng trướccủa khánh hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng Tuy các khoản tín dụngthương mại thường có thời gian ngắn hạn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý mộtcách có khoa học có thể đáp ứng phần nào nhu cầu vốn lưu động
* Thuê vận hành (thuê hoạt động): là hình thức thuê ngắn hạn tài sản
* Thuê tài chính : là phương thức tài trợ tín dụng trung hạn và dài hạn theo hợpđồng
Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sở để doanhnghiệp lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinhdoanh, quy mô, quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chiến lược đầu tư Bêncạnh đó, đối với việc quản lý vốn ở doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập là hoạt độngluân chuyển vốn do đó doanh nghiệp cần phân loại vốn theo phương thức chuchuyển
1.2.2 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển
- Vốn cố định của doanh nghiệp
Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng, lắp đặt tài sản cố định hữu hìnhhay vô hình gọi là vốn cố định của doanh nghiệp Nói cách khác, vốn cố định củadoanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước Quy mô của vốn cố địnhnhiều hay ít sẽ tác động đến quy mô của tài sản cố định, ngược lại những đặc điểm
Trang 7vận động của tài sản cố định trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định,chi phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển vốn cố định
Đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong quá trính sản xuất kinh doanh: + Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm Vốn cố định làhình thái biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định cùng tham gia vào các chu kỳtương ứng
+ Vốn cố định được luân chuyển giá trị dần dần từng phần trong các chu kỳ sảnxuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất, tài sản cố định bị hao mòn, giảm dần vềgiá trị và giá trị sử dụng Vốn cố định được tách thành hai bộ phận:
* Bộ phận thứ nhất tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định được luânchuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao vàđược tích lũy thành qũy khấu hao, sau khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ, quỹkhấu hao này sẽ được sử dụng để tái sản xuất tài sản cố định nhằm duy trì năng lựcsản xuất của doanh nghiệp
* Bộ phận thứ hai đó chính là phần còn lại của vốn cố định được gọi là giá trịcòn lại của tài sản cố định
Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dầntăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định dần giảm xuống Kếtthúc quá trình vận động đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng giá trịcủa nó được dịch chuyển hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất, và khi đó vốn cố địnhmới hoàn thành một vòng luân chuyển
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định là bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọngtương đối lớn Việc quản lý vốn cố định đòi hỏi phải gắn liền với việc quản lý tàisản cố định vì điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuấtcủa doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có các đối tượng laođộng Khác với tư liệu lao động, các đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu
kỳ sản xuất, không giữ nguyên hình thái ban đầu, giá trị của nó được dịch chuyểntoàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm
Vậy nếu xét về hình thái hiện vật thì các đối tượng lao động gọi là các tài sảnlưu động, còn hình thái giá trị thì được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp
Trang 8- Vốn lưu động của doanh nghiệp
Vốn lưu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanhứng trước về tài sản lưu động, là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động Trong quátrình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động luôn vận động thay thế hoặc đổi chỗcho nhau đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất được tiến hành thuận lợi
Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động của doanh nghiệp luôn luôn thay đổihình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm hàng hóa, vốn lưu động của doanh nghiệpcũng không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sảnxuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra liên tục, thường xuyên lặplại theo chu kỳ được gọi là quá trình tuần hoàn của vốn lưu động
Có thể thấy, vốn lưu động được phân bố trên khắp các giai đoạn luân chuyển vìvậy doanh nghiệp phải có đủ vốn lưu động đầu tư vào các hình thái khác nhau
1.3 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
Tất cả các hoạt động kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần phải có mộtlượng vốn nhất định, nó là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp
1.3.1 Về mặt pháp lí:
Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập điều kiện đầu tiên là phải có một lượngvốn nhất định, lượng vốn này tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định, khi đó địa vịpháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập Trường hợp trong quá trình hoạt độngkinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy địnhdoanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản, giải thể, sát nhập Như vậy vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảmbảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật
1.3.2 Về mặt kinh tế:
Vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục.Vốn biểu hiện năng lực và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường Điềunày càng thể hiện rõ trong nền kinh tế hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng găy gắt,đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn
Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanhnghiệp Để có thể tiến hành tái sản xuất, sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanhnghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn của doanhnghiệp được bảo toàn và phát triển Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở
Trang 9rộng phạm vi sản xuất, thị trường tiêu thụ ngày càng lớn, nâng cao uy tín của doanhnghiệp trên thương trường.
1.4 Các phương thức huy động vốn
1.4.1 Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp được thành lập, bao giờ chủ đầu tư cũng phải đầu tư một sốvốn nhất định Khi nói đến nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, bao giờ cũng phảixem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, đó là vì hình thức sở hữu sẽ quyếtđịnh tính chất và hình thức tạo vốn tự có của chủ sở hữu của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn tự có ban đầu là vốn đầu tư của ngânsách Nhà nước Chủ sở hữu của các doanh nghiệp quốc doanh là Nhà nước Trướcđây, Tổng cục quản lí tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính cótrách nhiệm quản lí tài chính đối với các doanh nghiệp Nhà nước Hiên nay, cơ chếquản lí tài chính cũng như quản lí nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước đang cónhững tay đổi để phù hợp với tình hình thực tế Ở nước ta, trong kế hoạch tài chính
có thuật ngữ “vốn tự có và coi như tự có” hoặc “vốn ngân sách cấp và có nguồn gốcngân sách” để biểu thị nguồn vốn được ngân sách Nhà nước cấp ban đầu, cấp bổsung và nguồn vốn khác hình thành trên cơ sở vốn của Nhà nước
Đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ doanhnghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiệt để xin đăng kí thành lập doanh nghiệp.Quy mô vốn tự có ban đầu của chủ doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, tuynhiên đó không phải là nhân tố quyết định lâu dài Trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh, nếu doanh nghiêọ hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ cónhững điều kiện thuận lợi để mở rộng nguồn vốn Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận
để lại là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Số lợi nhuận để lại tái đầu tư sẽ làm tăng thêm nguồn vốn củachủ sở hữu, được phản ánh trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Quy mô và
tỷ lệ vốn để lại từ lợi nhuận phụ thuộc vào tình hình kinh doanh, kết quả hoạt độngcủa thời kì đã qua và quyết định cụ thể của chủ doanh nghiệp
Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyếtđịnh để hình thành công ty Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịutrách nhiệm hữu hạn trên giá trị số cố phần mà họ nắm giữ Tuy nhiên, các công ty
cổ phần cũng có một số dạng tương đối khác nhau, do đó cách thức huy động vốn
cổ phần cũng khác nhau
Trang 10Trong loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cóvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty liên doanh, các nguồn vốn cũng tương tựnhư trên, tức là nguồn vốn có thể do chủ đầu tư bỏ ra, do các bên tham gia góp vốn,các đối tác,v.v… Tỷ lệ và quy mô vốn của các bên tham gia công ty phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác nhau như luật pháp, đặc điểm các ngành kinh tế-kĩ thuật, cơ cấuliên doanh…
1.4.2 Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại
Có thể nói rằng nguồn vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quantrọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà cònđối với toàn bộ nền kinh tế qyốc dân Sự hoạt động và phát triển của các công ty,các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thươngmại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng
Không có một công ty nào có thể hoạt động mà không vay vốn ngân hàng hoặctín dụng thương mại nếu công ty đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường.Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảonguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủvốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp
Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể được phân loại theo thời hạn vay vốn,bao gồm vay dài hạn (thường tính từ 3 năm trở lên, có nơi tính từ 5 năm), vay trunghạn(từ 1 đến 3 năm) và vay ngắn hạn (dưới 1 năm) Tiêu chuẩn và quan niệm vềthời gian để phân loại trong thực tế không gióng nhau giữa các nước, và có thể khácnhau giữa các ngân hàng thương mại
Tùy theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng cũng có thể phân loại vaythành các loại như: vay đầu tư tài sản cố định, vay vốn lưu động, vay để phục vụ dự
án Cũng có những cách ơhân chia khác như: Theo ngành kinh tế, theo lĩnh vựcphục vụ hoặc theo hình thức đảm bảo của khoản vay
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm, nhưng nguồn vốn này cũng cónhững hạn chế nhất định, Đó là các hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát củangân hàng và chi phí sử dụng vốn
Điều kiện tín dụng: Các ngân hàng thương mại khi cho doanh nghiệp vay vốnluôn luôn phải đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng thông quá một hệthống các biện pháp đảm bảo tín dụng Trước tiên, ngân hàng phải phân tích hồ sơxin vay vốn, đánh giá các dự án liên quan đến dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất
Trang 11kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn Doanh nghiệp phải cung cấp những báo cáotài chính và những thông tn cần thiết khác theo yêu cầu của ngân hàng.
Các điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi doanh nghiệp xin vay vốn, nói chung cácngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp đi vay phải có các bảo đảm tín dụng, phổbiến nhất là bằng tài sản thế châp Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp trongnhiều trường hợp làm cho bên đi vay không thể đáp ứng được các điều kiện vay, kể
cả những thủ tục pháp lí về giấy tờ.v.v… Do đó doanh nghiệp cần tính đến yếu tốnày khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng
Sự kiểm soát của ngân hàng cho vay: Một khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàngthì doanh nghiệp phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sửdụng vốn vay Nói chung, sử kiểm soát này không gây ra vấn đề gì lớn cho doanhnghiệp, tuy nhiên, trong một số trường hợp việc làm đó khiến cho doanh nghiệp cócảm giác bị kiểm soát
Lãi suất vay vốn: Lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn Lãi suất vốn tíndụng ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kì.Nếu lãi suất vay quá cao thì doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn lớn
và làm giảm thu nhập của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cũng thường khai thác nguồn vốn tín dụng thương mại hay còngọi là tín dụng của người cung cấp Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiêntrong quan hệ mua bán chịu, mua bán này hình thành một cách tự nhiên trong quan
hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp Nguồn vốn tín dụng thương mại cóảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà còn với toàn bộ nềnkinh tế
Nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linhhoạt trong kinh doanh; mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinhdoanh một cách lâu bền Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi haibên kí hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nói chung Tuy nhiên, cần nhận thấytính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ vượt quá giớihạn an toàn
Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất của khoảnvay, đó là chi phí lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ Khimua bán hàng hóa trả chậm chi phí này có thể “ẩn” dưới hình thức thay đổi mứcgiá Tùy thuộc quan hệ và thỏa thuận cụ thể giữa các bên
1.4.3 Nguồn vốn phát hành cổ phiếu công ty
Trang 12Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng là phát hành cổphiếu để huy động vốncho công ty Phát hành cổ phiếu được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn cho doanhnghiệp Sau đây là một vài yếu tố cơ bản về việc phát hành và kiểm soát các loại cổphiếu khác nhau
a Cổ phiếu thường
Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì nó có những ưu thế trongviệc phát hành ra công chúng và trong quá trình lưu hành trong thị trường chứngkhoán Cổ phiếu thường là mặt hàng quan trọng nhất trên thị trường chứng khoán,điều đó cũng đủ để chứng minh tầm quan trọng của nó với các công cụ tài chínhkhác
Giới hạn phát hành: Mặc dù việc phát hành cổ phiếu có ưu thế so với các phươngthức huy động vốn khác nhưng cũng có những hạn chế và các ràng buộc cần đượccân nhắc kĩ lưỡng Giới hạn phát hành là một quy định ràng buộc có tính pháp lí.Lượng cổ phiếu tối đa mà công ty được quyền phát hành gọi là vốn cổ phiếu đượccấp phép Đây là một trong những quy định của Ủy ban chứng khoán nhà nướcnhằm quản lí và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát hành và giao dịch chứngkhoán Tại nhiều nước, số cổ phiếu được phát hành được ghi trong điều lệ công ty,tuy nhiên tại một số nước lại không quy định số lượng đó trong điều lệ công ty.Muốn tăng vốn cổ phần thì trước hết cần phải được đại hội cổ đông cho phép, sau
đó phải hoàn tất các thủ tục quy định khác
Hầu hết các nước sử dụng giới hạn phát hành như một công cụ quan trọng đểkiểm soát và hạn chế rủi ro cho công chúng Thông thường, một công ty có thể pháthành một lần hoặc một số lần trong giới hạn số cổ phiếu đã được phát hành Tuynhiên thì việc quản lí và kiểm soát quá trình phát hành chứng khoán tùy thuộc vàochính sách cụ thể của từng nước
Sau khi phát hành ra thị trường thứ cấp, phần lớn các cổ phiếu nằm trong tay cácnhà đầu tư được gọi là cổ đông Những cổ phiếu này được gọi là đang lưu hành trênthị trường Tuy nhiên có thể chính công ty phát hành mua lại một số cổ phiếu củamình và giữ nó nhằm mục đích nào đó Những cổ phiếu được công ty mua lại nhưvậy được gọi là cổ phiếu ngân quỹ Những cổ phiếu này được coi như tạm thờikhông lưu hành Việc mua lại hoặc bán ra những cổ phiếu này phụ thuộc vào một sốyếu tố như:
* Tình hình cân đối vốn và khả năng đầu tư
* Tình hình biến động giá chứng khoán trên thị trường
Trang 13* Chính sách đối với việc sát nhập hoặc thôn tính công ty(chống thôn tính)
* Tình hình trên thị trường chứng khoán và quy định của ủy ban chứng khoánnhà nước
Giá trị ghi trên mặt cổ phiếu là mệnh giá, giá cả của cổ phiếu trên thị trườngđược gọi là thị giá Trị giá của cổ phiếu được phản ánh trong sổ sách kế toán củacông ty được gọi là giá trị ghi sổ, đó cũng chính là mệnh giá của các cổ phiếu đãphát hành
Mệnh giá không chỉ được ghi trên mặt cổ phiếu mà còn được ghi rõ trên giấyphép phát hành và trên sổ sách kế toán của công ty Tuy nhiên mệnh giá chỉ có ýnghĩa khi phát hành cổ phiếu và đối với khoảng thời gian ngắn sau khi cổ phiếuđược phát hành Thị giá phản ánh sự đánh giá của thị trường đối với cổ phiếu,phảnh ánh lòng tin của nhà đầu tư đối với hoạt động của công ty
Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường chính là những người sở hữu công ty, họ
có quyền trước hết đối với tài sản và sự phân chia tài sản hoặc thu nhập của công ty
Cổ đông có quyền tham gia kiểm soát và điều khiển các công việc của công ty Tuynhiên thông thường có một số lượng cổ đông của công ty, nên mỗi cổ đông chỉ cómột quyền lực giới hạn nhất định trong việc bỏ phiếu hoặc chỉ định thành viên củaban giám đốc Một số công việc hay những vấn đề đặc biệt cần có sự nhất trí của đa
số cổ đông
Tùy theo việc quy định trong điều lệ công ty, có thể hình thành các phương thức
bỏ phiếu khác nhau Hai phương thức được sử dụng rộng rãi là bỏ phiếu theo đa số
và bỏ phiếu gộp
Bỏ phiếu theo đa số là việc cổ đông có thể dùng mỗi lá phiếu để bầu một ngườiquản lí, các chức danh sẽ được bầu riêng rẽ Điều này rõ ràng có lợi cho nhữngngười đang nắm đa số cổ phiếu của công ty vì họ có thể tạo áp lực mạnh hơn bằng
số cổ phiếu đang nắm giữ
Cơ chế bỏ phiếu gộp cho phép cùng bỏ phiếu cho một ứng cử viên nào đó tức làmột số cổ đông có thể dồn toàn bộ số phiếu có tring tay cho một ứng cử viên được
ưa chuộng Đây là lí do tại sao một số các cổ đông thiếu ủng hộ cơ chế bỏ phiếugộp
Trong điều lệ công ty, quy định rõ về phạm vi những sự vụ cần được đa số (trên50%) cổ đông tán thành và những vấn đề cần được tuyệt đại đa số (75% trở lên) cổđông nhất trí
Trang 14Vấn đề chống thôn tính và bảo vệ công ty trước sự xâm lấn bằng cổ phiếu củacác công ty khác là một khía cạnh đặc biệt Huy động vốn qua phát hành cổ phiếuphai xem xét đến nguy cơ thôn tính Do đó phải tính đến tỷ lệ cổ phần tối thiểu cầnduy trì để giữ vững quyền kiểm soát của công ty.
b Cổ phiếu ưu tiên
Cổ phiếu ưu tiên thường chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu đượcphát hành Tuy nhiên trong một số trường hợp việc dùng cổ phiếu ưu tiên là thíchhợp Cổ phiếu ưu tiên có đăcn điểm là nó thường có cổ tức cố định Người chủ của
cổ phiếu ưu tiê có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thường Nếu số lãichỉ đủ để trả cổ tức cho các cổ đông ưu tiên thì các cổ đông thường sẽ không đượcnhận cổ tức của kì đó Việc giải quyết chính sách cổ tức được nêu rõ trong điều lệcủa công ty
Phần lớn các công ty cổ phần quy định rõ: Công ty có nghĩa vụ trả hết số lợi tứcchưa thanh toán của các kì trước cho cổ đông ưu tiên, sau đó mới thanh toán chocác cổ đông thường
Các cổ phiếu ưu đãi có thể được chính công ty phát hành thu hồi lại khi công tythấy cần thiết Những trường hợp như vậy cần quy định rõ những điểm sau:
Trường hợp nào thi công ty có thể mua lại cổ phiếu
Giá cả khi công ty mua lại cổ phiếu
Thời hạn tối thiểu không được phép mua lại cổ phiếu
Một vấn đề rất quan trọng cần đề cập khi phát hành cổ phiếu ưu tiên đó là thuế.Khác với chi phí lãi vay được giảm khi tính thuế thu nhập công ty, cổ tức được lấy
từ lợi nhuận sau thuế Đó là hạn chế của cổ tức ưu tiên, mặc dù vậy, như đã đề cập,
cổ phiếu ưu đãi vẫn có nhiều ưu điểm với cả công ty phát hành lẫn nhà đầu tư
1.4.4 Phát hành trái phiếu công ty
Trái phiếu là một tên chung của các giấy tờ vay nợ dài hạn và trung hạn, baogồm: trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty Trái phiếu còn được gọi là tráikhoán Một trong những vấn đề cần phải được xem xét khi phát hành là lựa chọnloại trái phiếu nào phù hợp nhất đối với điều kiện của công ty và tình hình trên thịtrường tài chính
Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến các chiphí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu Trướckhi quyết định phát hành cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại trái
Trang 15phiếu Trên thị trường tài chính ở nhiều nước thường có các loại trái phiếu công tysau:
a Trái phiếu có lãi suất cố định
Loại trái phiếu này thường được sử dụng nhiều nhất, tức là loại phổ biến nhấttrong các loại trái phiếu của công ty Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu vàkhông thay đổi trong suốt kì hạn của nó Như vậy cả công ty và người giữ trái phiếuđều biết rõ mức lãi suất của khoản nợ trong suốt thời gian tồn tại Việc thanh toánlãi trái phiếu cũng thường được quy định rõ
Để huy động vốn trên thị trường trái phiếu, phải tính đến mức độ hấp dẫn của tráiphiếu Tính hấp dẫn phụ thuộc các yếu tố sau:
- Lãi suất của trái phiếu: Người đầu tư luôn muốn được hưởng mức lãi suất cao.Nhưng công ty phát hành phải cân nhắc mức lãi suất có thể chấp nhận được đối vớitrái phiếu của họ chứ không thể trả thật cao như mong muốn của nhà đầu tư
Lãi suất của trái phiếu phải được đặt trong tương quan so sánh với lãi suất trênthị trường vốn, đặc biệt là phải tính đến sự cạnh tranh với trái phiếu của các công tykhác và trái phiếu chính phủ
- Kì hạn của trái phiếu: Đây là yếu tố rất quan trọng không những đối với công typhát hành mà cả đối với nhà đâu tư Khi phát hành phải căn cứ vào tình hình thịtrường vốn và tâm lí dân cư mới có thể xác định kì hạn hợp lí
- Uy tín tài chính của công ty và mức độ rủi ro: Không phải công ty nào cũng cóthể thu hút được công chúng mua trái phiếu vì nhà đâu tư cần phải đánh giá uy tíncông ty thì mới quuyết định mua hay không mua Các công ty có uy tín và vữngmạnh thì dễ dàng hơn trong việc phát hành trái phiếu ra công chúng để huy độngvốn
Trong việc phát hành trái phiếu cũng cần chú ý đến mệnh giá vì nó có thể liênquan đến sức mua của dân chúng
b Trái phiếu có lãi suất thay đổi
Tuy gọi là trái phiếu có lãi suất thay đổi nhưng thực ra loại này có lãi suất phụthuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng Chẳng hạn như lãi suất LIBOR hoặc lãisuất cơ bản
Trong điều kiện mức lạm phát khá cao và lãi suất thị trường không ổn định thì cóthể khai thác tính ưu việt của loại trái phiếu này Do các biến động của lạm phát kéotheo sự giao động cuiả lãi suất thực, các nhà đầu tư mong muốn được hưởng một lãi
Trang 16suất thích đáng khi so sánh với tình hình thị trường Vì vậy, một số người ưa thíchtrái phiếu thả nổi Tuy nhiên, loại trái phiếu này có một vài nhược điểm sau đây:
- Công ty không biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu, điều này gây khókhăn cho công việc lập kế hoạch tài chính
- Việc quản lí trái phiếu đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do phải thông báo các lầnđiều chỉnh lãi suất
c Trái phiếu có thể thu hồi
Một số công ty lựa chọn cách phát hành những trái phiếu có thể thu hồi, tức làcông ty có thể mua lại vào một thời gian nào đó Trái phiếu như vậy phải được quyđịnh ngay khi phát hành để người mua trái phiếu được biết Phải quy định rõ về thờihạn và giá cả khi công ty chuộc lại trái phiếu Thông thường, người ta quy định thờihạn tối thiểu mà trái phiếu sẽ không bị thu hồi
Loại trái phiếu có thể thu hồi có những ưu điểm sau:
- Có thể được sử dụng như một cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng Khi khôngcần thiết, công ty có thể mua lại các trái phiếu, tức là giảm số vốn vay
- Công ty có thể thay trái phiếu loại này bằng một nguồn tài chính khác bằngcách mua lại các trái phiếu đó
Tuy nhiên, nếu không có những hấp dẫ nào đó thì trái phiếu này thường khôngđược ưa thích
d Chứng khoán có thể chuyển đổi
Các công ty, đặc biệt là công ty Mỹ, thường phát hành chứng khoán kèm theonhững điều kiện có thể chuyển đổi được Nói chung sự chuyển đổi và lựa chọn chophép các bên có thể lựa chọn một cách thức đầu tư có lợi và thích hợp Một số loạichứng khoán có thể chuyển đổi:
- Giấy bảo đảm: Người sở hữu giấy bảo đảm có thể mua một số lượng cổ phiếuthường được quy định trước với giá cả và thời gian xác định
- Trái phiếu có thể chuyển đổi là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổithành một số lượng nhất định các cổ phiếu thường Nếu giá trị của cổ phiếu tăng lênthì người giữ trái phiếu có cơ mày nhận được lợi nhuận cao
1.4.5 Nguồn vốn từ lợi nhuận tái đầu tư
Tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tài chính quantrọng của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp phát huy được nguồn lực của chínhmình, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài Rất nhiều công ty coi trọng chính sách
Trang 17tái đầu tư từ lợi nhuận giữu lại; họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lớn lợinhuận giữ lại đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng.
Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại chỉ có thể được thực hiện nếu như công
ty đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, cho phép có thể tiếp tục tái đầu tư Đối vớicác doanh nghiệp nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc khong chỉ bản thân doanhnghiệp mà còn phụ thuộc chính sách khuyến khích tái đầu tư của nhà nước
Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần thì việc giữ lại lợi nhuận có liên quan đếnmột số yếu tố rất nhạy cảm Khi công ty để lại một phần lợi nhuận trong năm cho táiđầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phiếu Các cổ đông khôngnhận được tiền lãi cổ phiếu nhưng bù lại, có có quyền sở hữu số vốn cổ phần tănglên của công ty
Như vậy, giá trị ghi sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên cùng với việc tự tài trợ bằngnguồn vốn nội bộ Điều này một mặt khuyến khích cổ đông nắm giữ cổ phiếu lâudài, nhưng mặt khác, lại dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời khì trướcmắt, do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn Nếu tỷ lệ chi trả cổ tứcthấp, hoặc số lãi ròng không đủ gấp dẫ thì giá cổ phiếu có thể bị giảm sút
Khi giải quyết vấn đề cổ tức và tái đầu tư, chính sách phương pháp cổ tức củacông ty cổ phần phải lưu ý đến một số yếu tố có liên quan như:
- Tổng số lợi nhuận ròng trong kì
- Mức chia lãi cổ phiếu của các năm trước
- Sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếucông ty, tâm lí đánh giá của công chúng về cổ phiếu đó
- Hiệu quả của việc tái đầu tư
Trang 18Chương 2 Thực trạng huy động vốn của công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng huy động vốn và phương thức huy động vốn của công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Thực trạng về nguồn vốn tự có của doanh nghiệp
Theo số liệu của tổng cục Thống kê, tính đến ngày 1/1/2009, cả nước có 205689doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số vốn là 6.335.827 tỷ đồng Trong đó,doanh nghiệp nhà nước chiếm 39.9% tổng vốn của các doanh nghiệp (2526050 tỷđồng), doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 43% (2.723.008 tỷ đồng) và doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 17.1% (1086769 tỷ đồng) Trung bình vốncủa từng doanh nghiệp là rất nhỏ, bình quân 30.8 tỷ đồng Trong năm 2008, cảnước có 49918 doanh nghiệp đăng kí mới với tổng số vốn đăng kí đạt 1.507909 tỷđồng, đạt 132% về số lượng và 131.2% về vốn đăng kí so với năm trước Qua 9năm thi hành Luật doanh nghiệp, đã có 170.758 doanh nghiệp đăng kí mới với tổng
số vốn điều lệ đăng kí đạt 421,75 ngàn tỷ đồng Đồng thời các doanh nghiệp cũngđăng kí bổ sung 207.43 ngàn tỷ đồng vốn Qua đó ta có thể thấy số vốn tự có củacác doanh nghiệp tư nhân ngày càng được gia tăng Trong khi đó, các doanh nghiệp
có vốn đầu tư của nhà nước đang được cổ phần hóa, giảm tỉ lệ vốn đầu tư của nhànước và bán lại các cổ phần cho chính công nhân viên trong doanh nghiệp Điều đó
sẽ làm tăng sự gắn kết giữa các công nhân viên và doanh nghiệp, tạo động lực để họ
có thể lao động tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho doanh nghiệp
2.1.2 Thực trạng nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại
Tín dụng ngân hàng là hình thức huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệpnước ta Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động chủyếu vẫn là huy động và cho vay với các hình thức tín dụng truyền thống, chiếm 75-80% thị phần cũng như tài sản của hệ thống ngân hàng
Hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển lên một cấp độ mới, nền kinh tế hộinhập Điều đó đang đặt ra cho các chủ thể kinh doanh của nền kinh tế phải đối mặtvới những thách thức mới Đó là làm thế nào để có thể tồn tại, đứng vững và pháttriển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của hội nhập quốc tế Trong bối cảnh nhưvậy, hoạt động tín dụng ngân hàng nổi lên như một mắt xích trọng yếu trong hoạt