1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ nguồn vốn doanh nghiệp

25 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 127,74 KB

Nội dung

Những khoản đầu tư tương đối lớn vào các giá trị trừu tượng bằng phát minhsang chế, bản quyền, nhãn hiệu thương mại, chi phí thành lập doanh nghiệp…nhưng lại có tác dụng như một tài sản

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Đề

tài : Nguồn vốn doanh nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Cao Thị Ý Nhi

Họ tên: Nguyễn Hoài Trang

Lớp: Ngân hàng 53B

Mã SV: CQ535213

Trang 2

Hà Nội - 2014

Trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng công nghiệp hóa hiện đại hóa,muốn tạo lập một doanh nghiệp điều kiện cần đầu tiên là phải có vốn Trong quátrình hoạt động, sự biến động của vốn cũng là cơ sở và dấu hiệu cho sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp Để tiếp tục phát triển và đứng vững, doanh nghiệpkhông những phải duy trì số vốn bỏ ra ban đầu mà còn phải tìm kiếm nhữngkhoản vốn bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau Chính vì lẽ đó, huy động vốntrong doanh nghiệp luôn được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu Thựchiện tốt huy động vốn là cũng đồng nghĩa với thành công trong xây dựng một

cơ cấu vốn hợp lý với chi phí thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệpcạnh tranh với các chủ thể kinh tế khác trên thương trường

Khi nền kinh tế ngày một phát triển, môi trường kinh doanh cũng trở nênkhắc nghiệt hơn, các doanh nghiệp càng phải quan tâm hơn nữa đến huy độngvốn Bên cạnh các hình thức huy động truyền thống (xin cấp vốn ngân sách,vay các tổ chức tín dụng,…), thị trường chứng khoán ra đời đã và đang tạo ramột địa chỉ huy động vốn đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việc tự do hoáhoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang mở ra vận hội mới chocác doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm nguồn tài trợ Thúc đẩy kinh tế Việt Namđang trên đà phát triển

Là một sinh viên đang học tập và nghiên cứu tìm hiểu về tình hình hoạtđộng tài chính của các doanh nghiệp hiện nay, em nhận thấy việc tìm hiểu vềnguồn vốn trong doanh nghiệp là rất cần thiết Do vậy, em đã lựa chọn đề tài cho

Đề án Lý thuyết tài chính tiền tệ của mình là: “Nguồn vốn doanh nghiệp”

Trang 3

CHƯƠNG I: CÁC LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN DOANH NGHIỆP

I.Tổng quan về nguồn vốn của doanh nghiệp:

 Vốn kinh doanh phải có trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh

 Vốn kinh doanh không thể mất đi, phải được thu hồi sau mỗi chu kì sản xuất

kinh doanh, nếu mất vốn đồng nghĩa với doanh nghiệp bị phá sản.

 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt, vì nó nhằmphục vụ cho sản xuất kinh doanh

 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn vận động và đạt tới mục tiêusinh lời

 Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một mức độ nhất định

 Vốn phải được gắn với chủ sỡ hữu nhất định

 Vốn phải được mua bán theo quan hệ cung cầu trên thị trường

II.Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp:

Nguồn vốn được phân loại dựa trên tiêu chí sau:

1.Căn cứ theo quy định quản lý:

a)Vốn điều lệ

-Khái niệm:

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trongmột thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty Nó là một phần trongnguồn vốn chủ sở hữu và có thể có giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với tổng tài sản haytổng doanh thu của công ty

-Đặc điểm:

Trang 4

Là cơ sở xác định quyền, lợi ích và nghĩa vụ của các thành viên, nhà đầu tưtrong công ty Qua vốn điều lệ và các phần cấu thành còn lại của vốn chủ sở hữu,

có thể hình dung doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả không và đang chú trọng vàolĩnh vực nào Theo đó, vốn điều lệ cũng là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng nhưrủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn Tuy nhiên đây là số vốnban đầu mới góp của chủ sở hữu nên chưa đủ lớn để mở rộng quy mô kinh doanh

và cũng gây nhiều bất cập trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp

ma và các chủ thể tìm cách thành lập doanh nghiệp để thực hiện những hành vi xảotrá

2.Căn cứ theo đặc điểm luân chuyển:

+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất - kinh doanh

+ Giá trị được chuyển dịch vào sản phẩm dần dần theo từng chu kỳ sảnxuất – kinh doanh, là một thành phần của giá trị sản phẩm và được thu hồi qua kỹthuật khấu hao

Vd: Máy móc, thiết bị, nhà xưởng…(hay còn gọi TSCĐ hữu hình)

Trang 5

Những khoản đầu tư tương đối lớn vào các giá trị trừu tượng (bằng phát minh

sang chế, bản quyền, nhãn hiệu thương mại, chi phí thành lập doanh nghiệp…)nhưng lại có tác dụng như một tài sản cũng phải được quản lý và thu hồi như một

TSCĐ, những khoản đầu tư này được gọi là TSCĐ vô hình.

b) Vốn lưu động:

- Khái niệm:

Là toàn bộ giá trị ứng ra để đầu tư vào các tài sản lưu động hiện có của doanhnghiệp

Vd: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng tồn kho…

TSLĐ của doanh nghiệp là những đối tượng lao động được sử dụng vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, là những tài sản có thời gian thu hồi

là ngắn hạn TSLĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:

+ TSLĐ sản xuất: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang + TSLĐ lưu thông: sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằngtiền, vốn trong thanh toán, chi phí trả trước

-Đặc điểm:

+ Tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh

+ Thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo nên thực thể sản phẩm

+ Giá trị luân chuyển một lần vào giá thành sản phẩm làm ra

3 Căn cứ theo nguồn gốc:

3.1.Tính chất chủ sở hữu:

a) Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp và các nhà đầu

tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh Đây là nguồn vốn của các chủ

Trang 6

sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, không phải là một khoản

nợ Bao gồm:

- Nguồn vốn – quỹ:

 Nguồn vốn kinh doanh: Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc

mở rộng doanh nghiệp Chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp có thể là Nhà nước, cánhân hoặc tổ chức tham gia liên doanh, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu.Doanh nghiệp không phải hoàn lại vốn này và khi có lợi nhuận, doanh nghiệp quyếtđịnh có phát lãi cổ tức hay không Mức độ kinh doanh và sự phát triển của nó phảnánh độ tin cậy của các nhà đầu tư đối với khả năng sinh lời của doanh nghiệp từnguồn vốn đó

 Vốn trong các quỹ: Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ lợi nhuận sảnxuất kinh doanh (phần không phân phối) tích tụ lại Chỉ tiêu này phản ánh lượngvốn mà doanh nghiệp tự tạo ra và còn lưu lại trong doanh nghiệp Đây là mộtphương tiện đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp rất hữu ích

 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: nguồn vốn này được hình thành do ngânsách Nhà nước cấp hoặc cấp trên cấp, do các bên tham gia lien doanh hoặc các cổđông góp vốn, do bổ sung từ kết quả kinh doanh và có thể từ các nguồn khác nhưquỹ phát triển kinh doanh, được viện trợ,… Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn đầu

tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng côngtác xây dựng cơ bản vẫn chưa hoàn thành, chưa bàn giao, quyết toán

 Ngoài ra còn có các nguồn vốn hình thành từ chênh lệch tỷ giá, chênh lệchđánh giá lại tài sản, lãi chưa phân phối,…

- Nguồn kinh phí:

Là khoản kinh phí do ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp do doanh nghiệp

để thực hiện những nhiệm vị kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước hoặc cấp trêngiao (không phải vì mục đích kinh doanh hay lợi nhuận), hoặc có thể hình thành tạidoanh nghiệp như khoản viện phí, học phí

b) Nguồn vốn đi vay (vốn vay):

Nguồn vốn đi vay là nguồn vốn doanh nghiệp khai thác, huy động từ các chủ thểkhác để bổ sung vốn đầu từ kinh doanh

-Đặc điểm: Nguồn vốn này có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn

hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn và tức thời Tuy nhiên sử dụng vốnvay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế hoạch sử dụng vốnphải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích; quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu

Trang 7

tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập bám sát thực tế… nếu không vốnvay sẽ trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp.

c) Nguồn vốn chiếm dụng (tín dụng thương mại):

Là nguồn vốn hình thành khi doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng và sử dụngtrong thời gian chưa đến hạn trả tiền cho chủ nợ

Ví dụ: tiền hàng của nhà cung cấp, tiền thuế phải nộp cho Nhà nước, tiền mua hàng

và các khoản phải trả công nhân viên,…

- Đặc điểm: Đây cũng là một nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh

nghiệp Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng củanhà cung cấp, hoặc của các chủ nợ, việc chiếm dụng này có thể phải trả phí hoặckhông phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu,điện nước,… để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền íthơn số tiền phải bỏ ra trong điều kiện sản xuất kinh doanh bình thường Như vậy,doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác Tuy nhiên,không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnhhưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng phápluật, tốt nhất nên có sự thỏa thuận về việc chiếm dụng vốn

Dưới đây ta xem xét một số nguồn hình thành nên nguồn vốn bên trong

+ Vốn góp ban đầu: Khi mới thành lập doanh nghiệp, bao giờ chủ doanh nghiệpcũng phải đầu tư một số vốn nhất định Với DNNN, số vốn này được lấy từ ngânsách nhà nước, và thuộc sở hữu của nhà nước Còn với doanh nghiệp tư nhân, chủdoanh nghiệp phải đầu tư một số vốn ban đầu( mức vốn được nhà nước quy định

Trang 8

trong luật doanh nghiệp) Trong khi đó, đối với công ty cổ phần, nguồn vốn banđầu sẽ do các cổ đông đóng góp Theo luật doanh nghiệp, muốn xin đăng kí thànhlập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết theo quyđịnh của pháp luật.

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: huy động từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp

+ Quỹ khấu hao: để bù đắp TSCĐ bị hao mòn trong qúa trình sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp phải chuyển dịch dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sảnphẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao TSCĐ Bộ phận giá trị hao mòn đó đượcchuyển dịch vào giá trị sản phẩm được coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩmđược biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ Sau khi sản phẩmhàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được tích luỹ lại hình thành quỹ khấu haoTSCĐ của doanh nghiệp Quỹ khấu hao TSCĐ là một nguồn tài chính quan trọng

để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng trong doanh nghiệp Trên thực tếkhi chưa có nhu cầu mua sắm TSCĐ các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng linhhoạt quỹ này để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình

+ Lợi nhuận để lại để tái đầu tư: khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cóhiệu quả thì phần lợi nhuận thu được có thể được trích ra một phần để tái đầu tưnhằm mở rộng hoạt động kinh doanh và làm gia tăng vốn của doanh nghiệp

Tạo vốn bằng lợi nhuận để tái đầu tư là nguồn vốn rất quan trọng vìdoanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn và giảm sự lệ thuộc bên ngoài Tuynhiên, điều này chỉ thực hiện được với các doanh nghiệp hoạt động có lãi

+Phát hành cổ phiếu: Phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp

là nguồn tài chính dài hạn quan trọng đối với doanh nghiệp Chỉ có những doanhnghiệp đủ điều kiện quy định pháp luật mới được phát hành cổ phiếu Ủy banchứng khoán Nhà nước quản lý và kiểm soát rất chặt chẽ các hoạt động phát hành

và giao dịch chứng khoán Giới hạn phát hành là một quy định ràng buộc có tínhpháp lý đối với mọi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu Lượng cố phiếu tối đa màcông ty được phát hành một lần hoặc một số lần trong giới hạn số lượng cổ phiếuđược cấp phép

*Cổ phiếu được chia làm 2 loại:

+ Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu thu nhập không cố định, lợi tức biến

động tùy thuộc vào sự biến động lợi nhuận của doanh nghiệp, được phát hành rộng

Trang 9

rãi trên thị trường Thị giá cổ phiếu rất nhạy cảm trên thị trường, nó phụ thuộc vàolợi nhuận của công ty, môi trường kinh tế, lãi suất thay đổi……

+ Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu có quyền nhận được thu nhập cố định

theo một tỷ lệ lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào thay đổi lãi suất của tráiphiếu kho bạc và tình hình lợi nhuận của công ty

b) Bên ngoài doanh nghiệp:

-Khái niệm:

Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài đáp ứng nhu cầusản xuất kinh doanh của đơn vị mình Nguồn vốn này bao gồm: nguồn vốn liêndoanh, liên kết, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu vàcác khoản nợ khác

-Nguồn hình thành:

+ Từ hoạt động liên doanh, liên kết: nguồn vốn liên kết là những nguồn đónggóp theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng thực hiện một quá trình kinh doanh domình thực hiện và cùng chia lợi nhuận Việc góp vốn liên kết có thể được hìnhthành từ nhiều nguồn khác nhau tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp: có thể là liênkết giữa nguồn vốn của nhà nước do doanh nghiệp nhà nước quản lý với nguồn vốn

tự có của các tổ chức và cá nhân trong hay ngoài nước không phụ thuộc khu vựcnhà nước, giữa nguồn vốn nhà nước do doanh nghiệp này quản lý với nguồn vốncủa nhà nước do doanh nghiệp khác quản lý Hình thức góp vốn này thích hợpvới các quá trình kinh doanh có quy mô lớn hay một mình doanh nghiệp không thể

có đủ vốn thực hiện được tổ chức kinh doanh và quản lý vốn

+ Từ nguồn vốn tín dụng: là các khoản vay mà các doanh nghiệp vay dài hạn từcác ngân hàng thương mại, công ty tài chính hay công ty bảo hiểm hoặc các tổ chứctài chính trung gian khác Đây là nguồn vốn chủ yếu trong các doanh nghiệp hiệnnay Đây cũng là nguồn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn

do sức ép từ việc trả lãi nên buộc các doanh nghiệp phải sử dụng vốn hiệu quả đúngmục đích

+ Từ phát hành trái phiếu: doanh nghiêp có thể huy động vốn cho hoạt động đầu

tư của mình bằng cách phát hành trái phiếu Phát hành trái phiếu nghĩa là doanhnghiệp vay khoản tiền từ dân cư hay các tổ chức và cam kết sẽ trả bằng mệnh giákhi đáo hạn và sẽ trả lãi định kì cho người nắm giữ trái phiếu Đây là hình thức

Trang 10

giúp doanh ngiệp huy động được khối lượng lớn vốn trung và dài hạn để làm tăngvốn của mình, để tăng vốn đầu tư cho hoạt động của mình.

+ Từ hoạt động mua chịu: trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể sửdụng tạm thời nguồn vốn của doanh nghiệp khác trong hình thức mua bán chịu, khichưa đến hạn trả nợ, doanh nghiệp sẽ tạm thời sử dụng nguồn vốn này để quayvòng vốn, đáp ứng kịp thời hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

-Đặc điểm:

Đây là nguồn vốn lớn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpkhi doanh nghiệp hạn chế về vốn, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ bênngoài Đồng thời khai thác ảnh hưởng tích cực của đòn bẩy tài chính để từ đókhuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu Bên cạnh đó, nó lại có chi phí sử dụngvốn lớn và tạo nhiều áp lực cho doanh nghiệp

4 Căn cứ theo thời gian huy động:

a.Nguồn vốn lưu động thường xuyên:

- Khái niệm:

Nguồn vốn thường xuyên là vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn Đây lànguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng Nguồnvốn này dành cho việc đầu tư mua sắm TSCĐ và một bộ phận TSLĐ tối thiểuthường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Đặc điểm:

Đây là nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệptiến hành bình thường và liên tục

Vốn lưu động thường xuyên =Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

Như vậy, Vốn thường xuyên là chỉ tiêu tổng hợp quan trọng để đánh giá tìnhhình tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết hai điều:

+ Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn như thếnào?

+Tài sản cố định của DN có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốndài hạn hay không?

b.Vốn tạm thời:

Trang 11

-Khái niệm:

Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) màdoanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bấtthường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồnvốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng, cáckhoản nợ ngắn hạn khác

-Đặc điểm: Gồm các loại với các đặc điểm sau:

+ Các khoản phải trả tạm thời như: Nợ lương, nợ thuế, nợ BHXH…Các khoản

nợ này biến đổi cùng với quy mô hoạt động doanh nghiệp,và chi phí sử dụng vốncoi như không phát sinh Nguồn tài trợ từ các khoản nợ này có quy mô nhỏ và thờigian sử dụng ngắn nên không có khả năng để tài trợ cho các nhu cầu lớn về vốntrong hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Các khoản nợ và vay tín dụng thương mại do người bán chấp nhận Các khoản

nợ này biến đổi cùng với quy mô hoạt động donh nghiệp nhưng có chi phí sử dụng

đi kèm, thời gian sử dụng gắn liền với chính sách tín dụng từ nhà cung cấp

+ Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và nợ khác Nguồn vốn này luôn có chi

phí sử dụng vốn đi kèm, thời gian sử dụng luôn gắn liền với hợp đồng tín dụng từngân hàng và các đối tượng khác; thường được sử dụng để tài trợ về nhu cầu sửdụng tài sản lưu động

Việc phân loại nguồn vốn theo cách này sẽ giúp cho các nhà quản lý có điềukiện thuận lợi trong việc huy động vốn một cách phù hợp với thời gian sử dụng,đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao hiệu quả sửdụng vốn trong doanh nghiệp Hơn nữa cách phân loại này còn giúp các nhà quản

lý doanh nghiệp lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổchức lựa chọn nguồn vốn và quy mô thích hợp cho từng nguồn vốn đó, tổ chức sửdụng vốn đạt hiệu quả cao

5 Căn cứ theo hình thái thực hiện:

a) Vốn hữu hình:

Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản có hình thái vật chất Nó bao gồmtiền, các giấy tờ có giá và những tài sản biểu hiện bằng vật khác như đát đai, nhàxưởng, máy móc thiết bị

Trang 12

b) Vốn vô hình:

Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản không có hình thái vật chất gồmnhững chi phí có được quyền sử dụng đất, chi phí mua bằng phát minh sáng chế,bản quyền tác giả, các quy trình quản trị và văn hóa tổ chức, định vị thương hiệu,quản trị khách hàng, các mối quan hệ đối tác và mạng lưới, kiến thức, kỹ năng, khảnăng lãnh đạo và gắn kết nhân viên

III Vai trò của nguồn vốn đối với doanh nghiệp:

1 Là điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp:

Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập một doanh nghiệp Về mặtpháp lý, mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều phải có một lượng vốn nhất định

và phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định do Nhà nước quy định đối với lĩnhvực kinh doanh đó Như vậy vốn lúc này có vai trò đảm bảo sự hình thành và tồntại của doanh nghiệp trước pháp luật

Giá trị vốn ban đầu có thể ít hoặc nhiều tuỳ theo quy mô, nhiều ngành nghề, loại hình doanh nghiệp Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngànhnghề có liên quan đến tài chính như Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng và Kinh doanh tiền tệ

2 Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Vốn là điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiến hành bất kỳ quá trình và loại

hình sản xuất kinh doanh nào Điều này thể hiện rõ trong hàm sản xuất cơ bản:

P= F(K, L, T), vốn (K) chính là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của hàm sản xuất, bên

cạnh các yếu tố lao động (L) và công nghệ (T) Hơn nữa, trong hàm sản xuất

này thì vốn có thể coi là yếu tố quan trọng nhất bởi vì lao động và công nghệ

có thể mua được khi có vốn

Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất kinh doanh Hoạtđộng thực tế hàng ngày đòi hỏi phải có tiền để chi tiêu, mua sắm nguyên vậtliệu, máy móc; trả lương Số tiền này không thể lấy ở đâu khác ngoài nguồn vốncủa doanh nghiệp Khi nguồn vốn tạm thời không đáp ứng đủ nhu cầu của hoạtđộng sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng khó khăn vềngân quỹ Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp tạm thời bị đình trệ,suy giảm Nếu tình hình này không được khắc phục kịp thời, doanh nghiệp sẽ

Ngày đăng: 02/03/2016, 21:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w