Đề án lý thuyết tài chính tiền tệ ( thực trang phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ở việt nam)- Nguồn tác giả : ... Thành Đạt - Đại học kinh tế quốc dân Chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) là hai công cụ quan trọng trong điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô của bất kỳ một quốc gia nào. Hai chính sách này tuy có những chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế chung của mỗi quốc gia. Chính sách tiền tệ chỉ có thể thành công nếu có sự phối hợp của chính sách tài khóa và ngược lại. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức như tốc độ tăng trưởng tiềm năng có nguy cơ giảm sút, nợ xấu, hàng tồn kho cao đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn…thì sự phối hợp giữa CSTK và CSTT là hết sức quan trọng để tháo gỡ những khó khăn trên và đạt được chỉ tiêu đề ra. Trong khuôn khổ bài viết này, em xin trình bày những lý thuyết cơ bản về chính sách tài khóa (CSTK), chính sách tiền tệ (CSTT) và thực trạng phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay. Bài viết còn nhiều điểm hạn chế, rất mong nhân được sự góp ý từ phía thầy cô. B. Nội dung
Trang 1Mục lục
Danh mục từ viết tắt……… 2
Danh mục các bảng và đồ thị……….2
A.Lời nói đầu……….3
B.Nội dung……….4
Chương 1: Lý thuyết……… 4
1.1 Khái quát chung về chính sách tài khóa……… 4
1.1.1 Khái niệm………4
1.1.2 Mục tiêu của chính sách tài khóa………4
1.1.3 Công cụ của chính sách tài khóa……….5
1.2 Khái quát chung về chính sách tiền tệ……… 6
1.2.1 Khái niệm……….6
1.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ………6
1.2.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ………7
1.3 Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ………11
Chương 2: Thực trạng phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiên tệ của Việt Nam……….…12
2.1 Thực trạng……… 12
2.2 Giải pháp tăng cường sự phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ……….…….22
C Kết luận……….…….23
Danh mục tài liệu tham khảo……… 24
Trang 2Danh mục từ viết tắt:
Chính sách tài khóa ( CSTK)
Chính sách tiền tệ ( CSTT)
Ngân Hàng Trung Ương ( NHTW)
Ngân hàng thương mại ( NHTM)
Trang 3A Lời nói đầu
Chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) là hai công cụ quan trọngtrong điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô của bất kỳ một quốc gia nào Hai chính sách nàytuy có những chức năng riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lạilẫn nhau trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế chung của mỗi quốc gia Chính sách tiền
tệ chỉ có thể thành công nếu có sự phối hợp của chính sách tài khóa và ngược lại.Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn còn tác độngmạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam, Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều tháchthức như tốc độ tăng trưởng tiềm năng có nguy cơ giảm sút, nợ xấu, hàng tồn kho caođặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn…thì
sự phối hợp giữa CSTK và CSTT là hết sức quan trọng để tháo gỡ những khó khăn trên
và đạt được chỉ tiêu đề ra Trong khuôn khổ bài viết này, em xin trình bày những lýthuyết cơ bản về chính sách tài khóa (CSTK), chính sách tiền tệ (CSTT) và thực trạngphối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay
Bài viết còn nhiều điểm hạn chế, rất mong nhân được sự góp ý từ phía thầy cô
Trang 4B Nội dung
Chương 1: lý thuyết
1.1 Khái quát chung về chính sách tài khóa
1.1.1 Khái niệm về chính sách tài khóa:
a Chính sách tài khóa ( CSTK ) là các chính sách của chính phủ tác động lên địnhhướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính thủ
-Chính sách tài khóa thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đithông qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm chi tiêu của chính phủ hoặc phối hợp cả 2.-Chính sách tài khóa trung lập là chính sách cân bằng ngân sách Chi tiêu của chínhphủ hoàn toàn được cung cấp bởi các nguồn thu từ thuế
1.1.2 Mục tiêu của chính sách tài khóa:
Nội dung cơ bản của chính sách tài khóa là kiểm soát thu chi ngân sách do cáckhoản thu chi này có tác động trực tiếp tới tăng trưởng, lạm phát và nhiều chỉ sốkinh tế vĩ mô khác Vì thế, chính sách tài khóa là 1 trong những chính sách quantrọng với việc ổn định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô Một chính sách tài khóa
Trang 5vững mạnh sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và làm cơ sở để các doanh nghiệp đưa racác quyết định đầu tư lớn Trong mối quan hệ với giá cả, chính sách tài khóa là mộttrong những nguyên nhân cơ bản của lạm phát, một sự lới lỏng chính sách tài khóađều gây áp lực tăng giá cả hàng hóa dịch vụ trên hai kênh là thúc đẩy tăng tổng cầu
và tài trợ thâm hụt
1.1.3 Công cụ của chính sách tài khóa
a Hai công cụ của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế.Những thay đổi về mức độ, thành phần của thuế và chi tiêu chính phủ có thể ảnhhưởng tới các biến số sau trong kinh tế:
+ Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế
+ kiểu phân bố nguồn lực+ Phân phối thu nhâp
b Nguyên tắc thực hiện:
Chính sách tài khóa sử dụng chi tiêu chính phủ và các chương trình thuế để kínhthích nền kinh tế quốc gia trong thời gian thất nghiệp cao và lạm phát thấp (nềnkinh tế suy thoái), hoặc để xoa dịu nền kinh tế trong thời kỳ lạm phát cao và thấtnghiệp thấp
Khi nền kinh tế suy thoái: biểu hiện tình trạng sản lượng quốc fgia ở mức thấp hơnmức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, chính phủ áp dụng chính sáchtài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế hoặc cả 2 Kết quả
là làm tổng cầu tăng lên, sản lượng tăng, tạo them nhiều việc làm và giảm thấtnghiệp
Khi nền kinh tế có lạm phát cao: biểu hiện sản lượng quốc gia vượt quá mức sảnlượng tiềm năng, đồng thời chỉ số giá cũng tăng cao tác động xấu tới nền kinh tế
Trang 6Chính phủ cần áp dụng chính sách tài khóa thu hẹp, cụ thể giảm chi ngân sách, tăngthuế Kết quả sẽ làm giảm tổng cầu, sản lượng giảm, lạm phát giảm và việc làm có
-CSTT theo nghĩa hẹp là chính sách đảm bảo sao cho khối lượng tiền cung ứng tăngthêm trong 1 năm tương ứng vs mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát (nếu có)nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.Trong một khoảng thời gian, CSTT có thể hoạch định theo hai hướng:
+ CSTT mở rộng: sự điều tiết của NHTW nhằm tăng lượng tiền cung ứng-> lãi suất giảm -> khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh,tạo việc làm cho người lao động Trong trường hợp này, CSTT nhằmchống suy thoái kinh tế và thất nghiệp
+CSTT thu hẹp: sự điều tiết của NHTW nhằm giảm lượng tiền cung ứng
sẽ dẫn tới hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế.trong trường hợp này, CSTT nhằm khắc phục tình trạng tăng trưởng quángắn của nền kinh tế hoặc chống lạm phát
1.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Trang 7+ Ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái: Thực chất của mục
tiêu này là kiểm soát lạm phát để bảo vệ giá đối nội và đối ngoại của đồng tiềnquốc gia Đây là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ
+ Ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế: Đây là mục tiêu cơ bản và tất yếu của
chính sách tiền tệ Muốn ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế cần phải khuyếnkhích mở rộng đầu tư bằng cách khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước
và nước ngoài
+Tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội: Ở nước ta,
trong 3 nhân tố thuộc yếu tố cung là lao động, nguồn vốn và tiến bộ kỹ thuật thìyếu tố lao động có tiềm năng lớn nhất Vì vậy, để thúc đẩy phát triển kinh tế vớithì chính sách tiền tệ phải khai thác tối đa lực lượng lao động tro xã hội, còn tiền
tệ và tín dụng là chất xúc tác quan trọng Tuy nhiên cần lưu ý rằng sử dụngchính sách tiền tệ để tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp thì rất có thể đi đếntình trạng lạm phát cao Vấn đề quan trọng ở chỗ là làm thế nào để vừa kiềm chế
và kiểm soát được lạm phát vừa tạo được công ăn việc làm
Người ta cho rằng, nếu duy trì lạm phát ở một tỷ lệ vừa phải thì hình như đó lại
là liều thuốc kích thích tăng trưởng kinh tế
1.2.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ
a Các công cụ trực tiếp:
+Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay :
NHTW có thể ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay và bắt buộc cácNHTM áp dụng khi muốn tăng mức cho vay NHTW hạ lãi suất tiền gửi và tiềncho vay Công cụ này có ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: NHTW có thể tác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các điềukiện tín dụng
Trang 8Nhược điểm: Lãi suất được ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế gâykhó khăn cho việc thực hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trườngtiền tệ sẽ bị suy giảm
Bên cạnh đó việc quy định lãi suất tiền gửi của các NHTM áp dụng có tác độngtrực tiếp đến thị trường tiền tệ nhưng lại làm cho hoạt động của tổ chức tín dụngkém linh hoạt
+Ấn định hạn mức tín dụng: Là việc NHTW ấn định 1 khối lượng sẽ cung cấp
cho nền kinh tế trong 1 thời gian nhất định, sau đó tìm các kênh để đưa vào,biện pháp này được thực hiện rất lâu ở các nước XHCN theo cơ chế kế hoạchhóa tập trung, đây là cách vận dụng máy móc công thức của Mac: Kt=Kc, tức lànhận định rằng phải định được Kc sau đó tạo ra Kt và đưa vào nền kinh tế, thật
ra đây là sự hiểu lầm công thức của Mac, ông chỉ đưa ra yêu cầu để hàng hóalưu thông bình thường thì Kt=Kc chứ ông không định lượng Kc là 1 con số nào
đó bởi vì Kc=P.Q/V là 1 đại lượng luôn biến động và khó tính toán trong 1 thờigian tương đối dài, hiện nay người ta sự đoán 1 Kc mà nó có thể cần thiết chonền kinh tế sau đó tạo điều kiện để thực hiện nó trên cơ sở để cho quy luật cungcầu vận động Biện pháp này có ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Có thể kế hoạch 1 cách chắc chắn khối lượng tiền trong lưu thông Nhược điểm: Thiếu linh hoạt khi tình hình biến động và chỉ thực hiện đượctrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung
+Phát hành trái phiếu Nhà nước
Nhằm làm giảm khối lượng tiền trong lưu thông qua việc NHTW thỏa thuận với
Bộ Tài chính về việc phát hành 1 khối lượng trái phiếu nhất định, biện pháp nàychỉ thực hiện khi không còn biện pháp nào khác Nó có ưu điểm là làm giảm bớtkhối lượng tiền trong lưu thông nhưng có nhược điểm là phục vụ cho mục tiêuchi tiêu của ngân sách
Trang 9+Phát hành tiền cho ngân sách và cho đầu tư
Khi ngân sách bị thiếu hụt, NHTW có thể phát hành tiền để đáp ứng nhu cầu chitiêu của ngân sách Biện pháp này dễ đưa đến lạm phát, thông thường biện phápnày được áp dụng để phát hành tiền cho đầu tư phát triển xem như là ứng trướccho sản xuất
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường các công cụ trực tiếp thường được áp dụngtrong những trường hợp nhất định NHTW thường sử dụng các công cụ giántiếp để điều hành chính sách tiền tệ
b Các công cụ gián tiếp
+Quy định tỷ lệ dự trữ pháp định
Là phương thức quản lý khối lượng tiền trong lưu thông bằng các quy định tỷ lệ
mà các NHTM được phép cho vay khi nhận được 1 khối lượng tiền gửi, tỷ lệ dựtrữ pháp định là tỷ lệ % trên số tiền gửi mà 1 NHTM nhận được phải gửi vàoTài khoản tại NHTW hoặc giữ tại ngân hàng theo quy định Với biện pháp nàyNHTW nắm được khối lượng tín dụng mà các NHTM và các tổ chức tín dụngkhác cung cấp và có khả năng cung cấp cho nền kinh tế Do đó NHTW có thểtác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách tăng hay giảm tỷ lệ dự trữpháp định
+Biện pháp thị trường mở
Nội dung của biện pháp này là NHTW tiến hành mau và bán các giấy tờ có giátrên thị trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.Trong trường hợp NHTW muốn tăng khối lượng tiền trong lưu thông NHTW sẽmua vào 1 lượng chứng khoán nhất định, việc các NHTM bán chứng khoán choNHTW sẽ làm tăng dự trữ cho các NHTM nhờ vào lượng tiền nhận được từNHTW Ngược lại, nếu NHTW muốn thu hẹp khối lượng tiền tệ NHTW sẽ bán
Trang 10ra 1 lượng chứng khoán nhất định, biện pháp này có ưu điểm là tác động trựctiếp đến dự trữ của các NHTM buộc các NHTM phải gia tăng hay giảm khốilượng ín dụng Nhưng có nhược điểm chỉ thực hiện được trong điều kiện cáckhoản tiền trong lưu thông đều nằm tại các NHTM.
+Biện pháp chiết khấu, tài chiết khấu và cho vay của NHTW
Là hình thức cung cấp tín dụng của NHTW cho các NHTM trong điều kiện cóthế chấp, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của các NHTM Việc ấnđịnh lãi suất cho vay, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cao hay thấp có tác độngđến khả năng cho vay của các NHTM và do đó làm cho khối cung tiền tệ tănglên hay giảm đi Biện pháp này có ưu điểm các khoản cho vay của NHTW đảmbảo thu được về Việc cho vay gắng liền với yếu cầu phát triển kinh tế, do sự tácđộng của quy luật cung cầu nhưng có nhược điểm việc vay hay không vay phụthuộc vào các NHTM
c Một số công cụ khác:
+Dự đính công trái bắt buộc
Là việc NHTW quy định 1 tỷ lệ trên số tiền gửi mà 1 NHTM nhận được phảidùng vào việc mua công trái bắt buộc nhằm hạn chế khối lượng tín dụng của cácNHTM và làm công cụ của NHTW thông qua việc chiết khấu các công trái này,khi các NHTM cần vốn thông qua đó NHTW có thể sử dụng công cụ thị trường
mở để điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông
+Dự đính công trái tự nguyện
Ngoài việc buộc các NHTM mua công trái bắt buộc, NHTW còn kích thích cácNHTM mua thêm công trái khi số tiền cho vay không hết
+Phát hành giấy bạc,cho phép lưu thông các công cụ thay tiền mặt
Trang 11Thông thường khi các công cụ thay tiền mặt được sử dụng thì lưu thông tiền tệ sẽnhanh hơn, tiết kiệm được chi phí lưu thông và đặc biệt làm tăng khả năng tín dụngcủa các NHTM bởi vì khi mọi khoản tiền đều được thanh toán qua ngân hàng bằngcác công cụ thay tiền mặt như sec, the tín dụng, lệnh chuyển khoản sẽ làm chotoàn bộ hệ thống ngân hàng gần như không bao giờ mất khả năng cung cấp tín dụngcho nền kinh tế
1.3 Mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.
Trong ngắn hạn, CSTK có tác động qua lại, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tớicác yếu tố thuộc cơ chế truyền dẫn CSTT CSTK tác động trực tiếp và gián tiếp lêntổng cầu của nền kinh tế thông qua các quyết định thu, chi hoặc thông qua sự tácđộng lên lãi suất Điều đó có xu hướng ảnh hưởng đến tiền lương và giá cả, qua đótác động lên lạm phát và kỳ vọng lạm phát Về mặt lý thuyết thì thấy được nhữngảnh hưởng của CSTK lên các kênh truyền dẫn của CSTT, nhưng trên thực tế rất khó
để cụ thể hóa (lượng hóa) rõ ràng ảnh hưởng của CSTK đến CSTT trong ngắn hạn Trong dài hạn, CSTK có thể ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài của CSTT rất rõnét Nếu một CSTK kém bền vững lâu dài sẽ tác động lên mục tiêu của CSTT Kỳvọng thâm hụt ngân sách lớn và liên tục cộng với nhu cầu nợ lớn của Chính phủ cóthể giảm lòng tin vào nền kinh tế và gây rủi ro đến sự ổn định của thị trường tàichính Thiếu niềm tin vào sự bền vững tài chính của Chính phủ có thể trở thành yếu
tố tiềm ẩn gây ra bất ổn cho thị trường trái phiếu, ngoại hối và thậm chí làm sụp đổ
cơ chế tiền tệ
Ngoài ra, CSTK còn có ảnh hưởng đến dòng chu chuyển vốn quốc tế, qua đó làmảnh hưởng đến khả năng kiểm soát luồng ngoại tệ ra vào đất nước của ngân hàngtrung ương, gây rủi ro cho hệ thống tài chính: Chính sách thu và chi tài khóa xây
Trang 12dựng không hợp lý sẽ có tác động tiêu cực tới quá trình phân bổ nguồn lực, điềunày sẽ làm tăng rủi ro liên quan đến dòng vốn quốc tế.
Bên cạnh đó, CSTT cũng có ảnh hưởng nhất định đến CSTK: CSTT có mục tiêuchính mang tính trung hạn là ổn định giá cả, giá trị đồng tiền và hỗ trợ cho tăng trưởngkinh tế thông qua việc kiểm soát lãi suất và cung tiền Một CSTT thắt chặt sẽ làm giảmnhu cầu đầu tư, thu hẹp sản xuất và có thể dẫn đến giảm nguồn thu của ngân sách nhànước Lãi suất tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến giá trái phiếu chính phủ ảnh hưởngđến cân đối ngân sách Tỷ giá tăng (đồng bản tệ giảm) sẽ làm gia tăng khoản nợ chínhphủ bằng đồng ngoại tệ quy đổi
Từ những phân tích này, có thể thấy CSTT và CSTK có sự phụ thuộc lẫn nhau, thayđổi của mỗi một chính sách sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách kia Hơn nữa,trong thực tế, hai chính sách này lại do 2 cơ quan khác nhau điều hành cho nên cầnphải có sự phối hợp nhịp nhàng để tránh những bất ổn có thể xảy ra
Chương 2: thực trạng phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiên tệ của Việt Nam và giải pháp.
Sự phối hợp giữa hai CSTK và CSTT nhằm đưa nền kinh tế vận hành đúng quy luật,khai thác được động lực to lớn của nền kinh tế thị trường phục vụ phát triển là mục tiêucủa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, trên thực tế sự phối hợp này luôngặp phải những vấn đề phức tạp về mức độ, thời điểm, cách thức và cơ chế vận hành.Phối hợp hai chính sách này như thế nào cho hợp lý và tối ưu để phục vụ 2 mục tiêu:
ổn định và phát triển là vấn đề đặt ra cần giải quyết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tếcòn gặp nhiều khó khăn như năm 2013
2.1 Thực trạng: