3. Hạn chế và kiến nghị
3.4.1 Giải pháp trước mắt, điều hành chính sách tiền tệ thời kỳ khô
kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng
Chính phủ và NHNN nên hướng vào các giải pháp sau: - Về chính sách lãi suất:
NHNN nên giữ lãi suất cơ bản ổn định như hiện nay để lãi suất cho vay không quá cao, trợ giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển.Do đó, lãi suất huy động nên để NHTM tự quyết định theo kế hoạch kinh doanh của mình trên cơ sở giảm chi phí, giảm lợi nhuận, cùng chia sẻ với doanh nghiệp. NHNN cần quản lý và có những biện pháp đối với những động cơ và hành động nâng lãi suất không lành mạnh, gây tâm lý bất ổn.
- Về chính sách tỷ giá:
Từ tháng 3/2009, biên độ tỷ giá được nới rộng +/- 5% cho đến nay, điều này trước hết phải khẳng định việc nới biên độ để tỷ giá nhằm để tỷ giá phản ánh sát hơn tín hiệu thị trường. Mặt khác, nới rộng biên độ VND/USD nhằm tạo thuận hơn cho xuất khẩu. Về bản chất nới rộng biên độ hay điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng đều làm giảm giá trị nội tệ, làm cho VND phản ánh sát hơn với giá trị thực. Thay vì để biên độ quá rộng rất khó khăn cho quản lý, nên thay thế bằng việc điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng. Khi giá USD/VND đạt tới mức kỳ vọng, sẽ xuất hiện một làn sóng bán USD, dòng VND gửi vào ngân hàng sẽ gia tăng, lúc này NHTM sẽ có điều kiện hạ lãi suất VND.
3.4.2 Nhóm giải pháp điều hành chính sách lãi suất ổn định và có tính dài hạn
Chính sách lãi suất có quan hệ trực tiếp theo tương quan tỷ lệ nghịch tới xu hướng lạm phát. Vì thế, mức lãi suất thông thường trong nền kinh tế bình thường luôn được khuyến nghị tuân theo bất phương trình sau: L1<L2<L3<L4. Trong đó: L1: mức lạm phát; L2: lãi tiền gửi; L3: lãi cho vay và L4: lợi nhuận bình quân xã hội trong cùng kỳ hạn lãi suất. Việc giữ cân bằng mang tính dài hạn của lãi suất nhằm giúp các chủ thể trong nền kinh tế dự tính được các cơ hội đầu tư và mạnh dạn đầu tư, tăng trưởng kinh tế như trên cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ trong dài hạn.
- Phối hợp giữa kiểm soát dòng vốn vào với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ
- Phối hợp đồng bộ các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
- Hoàn thiện những điều kiện cơ bản để hướng tới điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế mục tiêu lạm phát
- Phát triển thị trường liên ngân hàng, tạo kênh truyền tải tác động của chính sách lãi suất.
- Phát triển TTCK, tạo sự gắn kết giữa TTTT với TTCK nhằm khơi thông dòng luân chuyển vốn
3.4.3 Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo điều hành chính sách lãi suất linh hoạt và kịp thời
Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, sẽ có những thời điểm biến động về tiền tệ. Lúc đó, lãi suất phải được điều hành một cách linh hoạt, kịp thời, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Muốn vậy, NHNN cần phải có những quyết định nhanh nhạy, sử dụng các công cụ gián tiếp một cách linh hoạt, hạn chế các biện pháp trực tiếp gây sốc nền kinh tế. Cụ thể:
- Xây dựng NHTW mạnh có tính độc lập cao so với chính phủ.
- NHNN cần có những điều chỉnh hợp lý trong bộ ba: công cụ DTBB, lãi suất chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở để ổn định thị trường.
- Bãi bỏ việc qui định giá cả tín dụng
3.4.4 Nhóm giải pháp thúc đẩy quan hệ vay vốn tín dụng ngân hàng và kiểm soát sử dụng vốn vay hiệu quả của các doanh nghiệp
Khi lãi suất đã được điều hành ổn định và phù hợp với thị trường, vấn đề tiếp theo là thực hiện các biện pháp thúc đẩy quan hệ vay vốn tín dụng ngân hàng với các doanh nghiệp để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư. Đối với khu vực kinh tế Nhà nước, việc tiếp cận nguồn vốn này không quá khó. Nhưng đối với khu vực kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là không dễ dàng.
- Giải pháp thúc đẩy quan hệ vay vốn tín dụng giữa doanh nghiệp với các ngân hàng.
- Kiểm soát tốt tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
Do vậy thực hiện các giải pháp mang tính quyết định như: kiểm soát dòng vốn vào với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, phối hợp đồng bộ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, hướng tới điều hành chính sách mục tiêu lạm phát, phát triển thị trường liên ngân hàng, phát triển TTCK, hoàn thiện hệ thống thông tin, xây dựng NHTW mạnh có tính độc lập cao, sử dụng có hiệu quả các công cụ gián tiếp, bãi bỏ kiểm soát giá cả tín dụng; cùng với việc
thực hiện các giải pháp hỗ trợ như thúc đẩy quan hệ vay vốn tín dụng và kiểm soát vốn là những giải pháp cần thiết phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
Chương I đề cập đến cơ sở lý thuyết về lãi suất và chính sách lãi suất. Lãi suất là giá cả của vốn tín dụng nên nó được xác định trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn vay trên TTTT. Đồng thời, lãi suất cũng chịu tác động bởi quan hệ cung cầu tiền tệ. Mọi sự điều tiết cắt giảm lượng cung tiền hoặc bơm thêm tiền vào lưu thông của NHTW sẽ tác động đến lãi suất trên TTTT. Đó được gọi là cơ chế điều hành lãi suất hay chính sách lãi suất của NHTW.Chính sách lãi suất của NHTW có thể được thực hiện theo hai hướng đó là chính sách can thiệp trực tiếp hoặc chính sách tự do hóa lãi suất. Chính sách này đang được phần lớn các nước có thị trường phát triển áp dụng.Tuy vậy, trong mọi trường hợp, NHTW vẫn có những can thiệp cần thiết khi lãi suất trên TTTT biến động mạnh, nhằm quản lý nền kinh tế theo mục tiêu tăng trưởng ổn định.
Chương II có nội dung là diễn biến của chính sách lãi suất qua từng thời kỳ đã cho thấy những bước phát triển nhất định của điều hành chính sách lãi suất của NHTW. Từ cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ, đến cơ chế lãi suất thỏa thuận là quá trình chuyển từ kiểm soát trực tiếp sang kiểm soát gián tiếp, phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, vốn đầu tư vẫn là yếu tố đóng góp nhiều nhất cho sự tăng trưởng nên chính sách lãi suất ổn định là một trong những nhân tố quan trọng làm gia tăng đầu tư, góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy được rằng NHTW điều hành lãi suất còn bộc lộ nhiều tồn tại và có nhiều nguyên nhân gây ra. Cho nên cần thiết phải có các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất. Trong xu thế hội nhập, Việt Nam có nhiều cơ hội và thách thức lớn. Chúng ta cần từng bước cải cách để tiến tới tự do hóa lãi suất, lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo
1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ ,Nhà xuất bản ĐH KTQD, 2007.
2. TS. Hoàng Xuân Quế, Giáo trình nghiệp vụ NHTW, Nhà xuất bản thống kê, 2007. 3. Nguyễn Đăng Dờn, Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính - Tiền Tệ, Nhà xuất bản
Thống kê, 2008.
4. Viện nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất TTTT Của NHTW, Nhà xuất bản Thống kê, 2003.
5. TS. Lê Vinh Danh, Chính Sách Tiền Tệ Và Điều Tiết Vĩ Mô Của NHTW, Nhà xuất bản Tài chính, 2003.
6. Tô Kim Ngọc, Lý thuyết tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, 2005.
Luận văn, luận án
1. Luận án tiến sĩ “Chính sách lãi suất trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” - Nguyễn Ngọc Bảo – Trường ĐH KTQD, 2005
2. Luận văn thạc sĩ “Chính sách lãi suất với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” - Phan Thành Đức (K16) – Trường ĐH Kinh tế TP HCM, 2009
Tạp chí
1. Tạp chí Tài chính, số 539, tháng 10 năm 2009.
2. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 223, tháng 5 năm 2009.
3. Tạp chí Thời báo kinh tế Việt Nam và thế giới 2008 – 2009.
Các trang web
1. Trang web của tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn 2. Trang web của NHNN Việt Nam: www.sbv.gov.vn
3. Trang web của Bộ tài chính Việt Nam: www.mof.gov.vn 4. Trang web của Quỹ tiền tệ quốc tế: www.imf.org