1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần

116 1,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 623,33 KB

Nội dung

CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌN LỬA THẦN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần. 2.2. Thực trạng quản trị Vốn Kinh Doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌN LỬA THẦN 100 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần trong thời gian tới. 3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị Vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần. 3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp

Trang 1

Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là một tiền đề cầnthiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của một doanhnghiệp Để biến những ý tưởng và kế hoạch kinh doanh thành hiện thực,doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhằm hình thành nên những tài sản cầnthiết phục vụ cho quá trình hoạt động của mình.

Hiện nay, nhu cầu về vốn kinh doanh càng trở nên quan trọng và bứcxúc hơn do các doanh nghiệp phải đối mặt với tình hình biến động của kinh tếthị trường, khả năng tiếp cận vốn từ các ngân hàng ngày càng khó khăn, sựcạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước… Mặc dù nhucầu vốn bức xúc là vậy nhưng thực tế cho thấy rằng không chỉ ở nước ta mànhiều nước trên thế giới, tình trạng sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả đangdiễn ra rất phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nói một cách khác, công tác quản trị vốn kinhdoanh ở nhiều doanh nghiệp còn chứa đựng rất nhiều bất cập Chính vì vậyviệc tăng cường quản trị vốn kinh doanh là vấn đề được rất nhiều các doanhnghiệp quan tâm Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của côngtác quản trị tài chính doanh nghiệp

Xuất phát từ thực tế và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề quản trị vốn kinhdoanh, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần, được sựgiúp đỡ hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Bảo Hiền, em đã lựa chọn, nghiên

cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ Các giải pháp chủ yếu

nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần ”.

Đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những lý luận chung về vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại công ty cổ phần

Trang 2

kinh doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do trình độ lý luận và nhận thức cònhạn chế nên đề tài nghiên cứu này sẽ không tránh khỏi những sai sót Em rấtmong nhận được sư góp ý của các thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu của

em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn GVHD - Thạc sĩ Nguyễn Thị Bảo Hiền, banlãnh đạo Công ty và các anh chị phòng Tài chính-Kế toán, các Thầy/ Cô giáotrường Học Viện Tài Chính đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .1 1.1 Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh

nghiệp 1

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh 1

1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh 1

1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh 1

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh 3

1.1.2.1 Vốn cố định 3

1.1.2.2 Vốn lưu động 4

1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh 5

1.1.3.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn 5

1.1.3.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn 5

1.1.3.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn 6

1.1.4 Mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp 7

1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh 8

1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh 9

1.2.2.1 Nội dung quản trị vốn lưu động 9

1.2.2.2 Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp 14

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 17

1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động 17

1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn cố định 19

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD .20 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VKD của doanh nghiệp 21

1.2.4.1 Các nhân tố khách quan 21

1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan 23

Trang 4

CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌN LỬA THẦN TRONG THỜI GIAN QUA .25 2.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 25 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 26 2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh 26 2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy tài chính - kế toán của công ty 26 2.1.2.3 Tình hình cung cấp vật tư 29 2.1.2.4 Thị trường tiêu thụ của công ty 29 2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 30 2.1.3.1 Tình hình biến động Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận 30 2.1.3.2 Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn 35

2.2 Thực trạng quản trị Vốn Kinh Doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 38

2.2.1 Vốn kinh doanh và nguồn hình thành Vốn kinh doanh của Công

ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 38 2.2.1.1 Tình hình biến động Vốn kinh doanh của Công ty 38 2.2.1.2 Tình hình biến động Nguồn hình thành Vốn kinh doanh 47 2.2.2 Thực trạng quản trị VKD tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 50 2.2.2.1 Thực trạng quản trị Vốn lưu động 50 2.2.2.2 Thực trạng quản trị VCĐ tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 75 2.2.2.3 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 90 2.2.3 Đánh giá thực trạng chung về tình hình quản trị Vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 95

Trang 5

2.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 97

CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGỌN LỬA THẦN 100 3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần trong thời gian tới 100

3.1.1 Bối cảnh kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty 100 3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển 103

3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị Vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 104 3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp 111 KẾT LUẬN 113

Trang 6

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

1.1 Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của vốn kinh doanh.

1.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đềuphải có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức laođộng Trong nền kinh tế thị trường, để có được những yếu tố đó các doanhnghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điềukiện kinh doanh của doanh nghiệp Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư muasắm, hình thành nên các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Như vậy có thể nói vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số

tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói cách khác,

vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản màdoanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanhnhằm mục đích thu lợi nhuận

1.1.1.2 Đặc trưng của vốn kinh doanh

Vốn kinh doanh là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của doanhnghiệp Trong quá trình hoạt động của mình, mỗi doanh nghiệp phải quản

lý và sử dụng vốn kinh doanh làm sao để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất

Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ và đúng đắnnhững đặc trưng của vốn Những đặc trưng đó bao gồm:

Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho 1 lượng giá trị tài sản nhất định

Điều này có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài

Trang 7

sản hữu hình và vô hình như nhà cửa, đất đai, bản quyền phát minh sángchế, Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với sự tiến bộ củakhoa học kỹ thuật thì những tài sản vô hình ngày càng phong phú, đa dạng vàgiữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Thứ hai: Vốn phải luôn vận động để sinh lời.

Mục đích vận động của vốn kinh doanh là để sinh lời Trong quátrình vận động, vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuấtphát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn phải là tiền, lượng tiền thu vềphải lớn hơn lượng tiền bỏ ra Đây là nguyên tắc cơ bản của việc bảo toàn

và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Có thể mô tả quá trình vận động của vốn qua sơ đồ sau:

- Trong lĩnh vực sản xuất: T – H…… Sx…… – H’ – T’

- Trong lĩnh vực thương mại: T…… H…… T’

- Trong lĩnh vực đầu tư tài chính: T……T’

- Và T’ = T+∆T

Thực tế một doanh nghiệp có thể vận dụng một hoặc đồng thời cả baphương thức đầu tư trên, miễn sao là bảo toàn và phát triển được vốn, đạtđược mức sinh lời cao nhất

Thứ ba: Vốn kinh doanh có giá trị về mặt thời gian

Trong nền kinh tế thị trường, một đồng vốn ở thời điểm này có giá trịkhác với giá trị của đồng vốn ở điểm khác, đó là giá trị thời gian của vốn

Thứ tư: Vốn phải được tích tụ, tập trung thành một lượng nhất định,

đủ sức đầu tư vào một phương án kinh doanh

Việc huy động vốn của doanh nghiệp cần đạt tới một giới hạn nhấtđịnh nào đó mới đủ sức phát huy tác dụng, cũng như đáp ứng được yêucầu của phương án đầu tư Nếu vốn không được tích tụ đầy đủ (thiếuvốn) thì hoạt động đầu tư sẽ bị ngưng trệ, và đồng thời hiệu quả sử dụngvốn bị giảm sút

Trang 8

Thứ năm: Vốn kinh doanh gắn liền với chủ sỡ hữu

Trong nền kinh tế thị trường vốn luôn gắn liền với chủ sở hữu Đặctrưng này hoàn toàn phù hợp với yêu cầu vốn phải vận động sinh lời.Những đồng vốn gắn liền với chủ hữu, gắn với lợi ích hợp pháp của chủ sởhữu thì chúng mới được sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả

Thứ sáu: Vốn được coi là hàng hóa

Những người có nguồn vốn nhàn rỗi sẽ đưa nó vào thị trường vànhững người có nhu cầu về vốn sẽ mua lại “quyền sử dụng nguồn vốn đó”.Người mua phải trả cho người bán một khoản tiền nhất định, đó là chi phí

sử dụng vốn Nhận thức đúng về chi phí vốn sẽ giúp doanh nghiệp sử dụngvốn một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại, để giúp công tác quảntrị vốn đạt hiệu quả người ta thường phân loại chúng theo những tiêu thứcnhất định Cách phân loại phổ biến nhất là căn cứ vào đặc điểm luânchuyển của vốn Theo tiêu thức này, vốn kinh doanh được chia làm 2 loại:Vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.Điều này xuất phát từ đặc điểm của TSCĐ là được sử dụng lâu dài, saunhiều năm mới cần thay thế, đổi mới

Trang 9

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VCĐchu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần saumỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn cố định mới hoàn thànhmột vòng luân chuyển Phần vốn cố định đã luân chuyển tích lũy lại sẽ tăngdần lên còn phần vốn cố định dầu tư ban đầu vào TSCĐ của doanh nghiệplại giảm dần xuống theo mức độ hao mòn Cho đến khi TSCĐ của doanhnghiệp hết thời hạn sử dụng, giá trị của nó được thu hồi hết dưới hình thứckhấu hao tính vào giá trị sản phẩm thì vốn cố định cũng hoàn thành mộtvòng luân chuyển

1.1.2.2 Vốn lưu động

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua sắm hình thành các TSLĐ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán.

Đặc điểm của TSLĐ là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất kinh doanh,

bị tiêu dùng hoàn toàn trong việc chế tạo sản phẩm và không giữ nguyênhình thái vật chất ban đầu Đặc điểm của TSLĐ đã chi phối đến đặc điểmluân chuyển của VLĐ Cụ thể:

Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểuhiện: Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sảnxuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phảm vàcuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền

Vốn lưu động chu chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và đượchoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kì kinh doanh

Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinhdoanh

Trang 10

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trìnhsản xuất Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải

có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, đảmbảo các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau Như vậy

sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luânchuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động,tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động và ngược lại

1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh.

Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp và

có hiệu quả cần có sự phân loại nguồn vốn Dựa vào các tiêu thức nhất định

có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau Thôngthường trong công tác quản trị người ta thường sử dụng một số phươngpháp phân loại nguồn vốn chủ yếu sau:

1.1.3.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn

Theo cách phân loại này vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hìnhthành từ hai nguồn là: Nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

 Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủdoanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quảkinh doanh Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể xác định theo công thức:

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả

Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp cótrách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, cáckhoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trongdoanh nghiệp

1.1.3.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng vốn

Với cách phân loại này, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành

2 loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

Trang 11

Nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vaydài hạn Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sửdụng Nguồn vốn này được đầu tư cho tài sản cố định và một bộ phận chotài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

Nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanhnghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời, bấtthường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nguồn vốn này gồm các khoản vay ngắn hạn của Ngân hàng, các tổ chứctín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác

1.1.3.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn.

Theo tiêu thức này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành

từ hai nguồn:

Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: là nguồn vốn mà doanh nghiệp cóthể huy động được từ bản thân doanh nghiệp, bao gồm: vốn tự bổ sung từlợi nhuận sau thuế, các loại quỹ - quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tàichính…, từ nguồn khấu hao TSCĐ Đây là nguồn vốn có ý nghĩa đặc biệtquan trọng, nó thể hiện khả năng chủ động cũng như mức độ độc lập về tàichính của doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn

Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn mà doanh nghiệp cóthể huy động từ bên ngoài, đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh, bao gồm: vốn vay, vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp, thuê tàisản, huy động vốn bằng phát hành chứng khoán…Việc huy động vốn từbên ngoài sẽ tạo ra sự linh hoạt trong cơ cấu tài chính, có thể giúp gia tăng

tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu

Trang 12

1.1.4 Mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp.

Mô hình tài trợ thứ nhất

 Nội dung: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thườngxuyên được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu độngtạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời

 Ưu điểm: mô hình này giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trongthanh toán, mức độ an toàn tài chính cao hơn, giảm chi phí sử dụng vốncho doanh nghiệp

Hạn chế: việc sử dụng vốn nào tài trợ cho tài sản ấy tuy đảm bảo

được tính chắc chắn nhưng chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức và sửdụng vốn

Mô hình tài trợ thứ hai

 Nội dung: Toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên

và một phần tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn

Trang 13

thường xuyên; một phần tài sản lưu động tạm thời còn lại được đảm bảobằng nguồn vốn tạm thời.

 Ưu điểm: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao

Hạn chế: Chi phí sử dụng vốn cao vì phải sử dụng nhiều khoản vay

dài hạn và trung hạn

Mô hình tài trợ thứ ba

Nội dung: Toàn bộ tài sản cố định, một phần tài sản lưu động

thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên; một phần cònlại của tài sản lưu động thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thờiđược đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Ưu điểm: Việc sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử dụng vốn thấp hơn

vì có thể sử dụng nhiều hơn vốn tín dụng ngắn hạn

Hạn chế: Khả năng gặp rủi ro thanh toán và rủi ro tài chính cao hơn

1.2 Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh.

Quản trị vốn kinh doanh là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo

và kiểm soát những hoạt động liên quan đến tạo lập, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp

đã đề ra trong từng thời kì nhất định.

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn thành công

Trang 14

hay từ mệnh lệnh thị trường mà xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ quan hệcung cầu và lợi ích của doanh nghiệp Do vậy đối với mỗi doanh nghiệp,việc quản trị hiệu quả các khâu tạo lập, quản lý và sử dụng Vốn kinhdoanh càng thể hiện tầm quan trọng Bởi lẽ, vốn là yếu tố cần thiết đối vớibất kì doanh nghiệp nào trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh nên việc

tổ chức huy động vốn có hiệu quả, tổ chức khai thác triệt để các nguồn vốnbên trong đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp và giảm thiểu chi phí

sử dụng vốn là vấn đề hết sức quan trọng Tuy nhiên, đối với bất cứ doanhnghiệp nào, có vốn chỉ là điểu kiện cần nhưng chưa đủ Khi đã huy độngđược vốn, doanh nghiệp cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề quản lý và

sử dụng nguồn vốn đó Nhìn từ thực tế, khi doanh nghiệp có vốn nhưngkhông biết quản lý và sử dụng đồng vốn thì doanh nghiệp khó có khả năngbảo toàn nguồn vốn của mình chứ chưa nói đến việc nâng cao hiệu quảquản lý và sử dụng vốn và mang lại lợi nhuận

Chính vì vậy, có thể nói rằng đối với mỗi doanh nghiệp mục tiêu

trong việc quản trị VKD là một mặt, đảm bảo sự hoạt động ổn định và an

toàn về mặt tài chính cho toàn doanh nghiệp và mặt khác, nâng cao hiệu quả, gia tăng lợi nhuận để đáp ứng kì vọng từ các nhà đầu tư, từ đó nâng cao giá trị doanh nghiệp.

1.2.2 Nội dung quản trị vốn kinh doanh.

1.2.2.1 Nội dung quản trị vốn lưu động.

Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của Vốn kinh doanh Công tácquản trị Vốn kinh doanh không thể tách rời công tác quản trị Vốn lưu độngcủa doanh nghiệp Mặt khác, Vốn lưu động lại biểu hiện dưới nhiều hìnhthức khác nhau, chính vì thế doanh nghiệp cần có những biện pháp quản trịcho phù hợp Nội dung chủ yếu trong quản trị Vốn lưu động bao gồm:

1.2.2.1.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên,liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng

Trang 15

vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bùđắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với kháchhàng, bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đượctiến hành bình thường Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyêncần thiết của doanh nghiệp.

Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu

động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục Dưới mức

này sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ, gián đoạn Nhưngnếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng lãngphí, kém hiệu quả

Với quan niệm nhu cầu vốn lưu động là số vốn tối thiểu, thường xuyêncần thiết, nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức:

Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp.

Có rất nhiều cách xác định nhu cầu Vốn lưu động của Doanh nghiệpnhưng gộp lại làm 2 nhóm phương pháp là phương pháp trực tiếp vàphương pháp gián tiếp

Phương pháp trực tiếp:

Phương pháp này căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đếnlượng Vốn lưu động ứng ra để xác định Vốn lưu động thường xuyên cầnthiết bao gồm các nội dung:

- Xác định nhu cầu vốn HTK trong khâu dự trữ, sản xuất và lưuthông

- Xác định nhu cầu vốn thành phẩm: số vốn tối thiểu dùng để hìnhthành lượng dự trữ thành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ

- Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu

- Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp

Trang 16

Phương pháp gián tiếp:

- Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo Thực chất phương pháp này là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm

báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luânchuyển VLĐ năm kế hoạch

VKH = VBC x

Mkh Mbc x (1 + t%)

Trong đó:

VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch

Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo

t%: Tỷ lệ rút ngắn ký luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

Kkh: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

Kbc: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo

- Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch.Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác

định căn cứ vào tổng mức luân chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc

độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch

VKH =

Mkh Lkh

Trong đó:

Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch ( doanh thu thuần)Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch

- Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:Nội dung

phương pháp này dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các

Trang 17

yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầuVLĐ theo doanh thu năm kế hoạch Phương pháp xác định như sau:

- Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ % nhu cầuVLĐ so với Doanh thu

- Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo

- Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với Doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục TSLĐ

so với Doanh thu – Tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với Doanh thu

- VLĐ kỳ kế hoạch = VLĐ thực tế kỳ báo cáo + Nhu cầu VLĐ tăng thêm

Chi phí lưu giữ hàng tồn kho thường bao gồm các chi phí như bảoquản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hư hưởng,biến chất,giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho

Chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch,

ký kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợpđồng giao hàng

Nếu doanh nghiệp dự trữ nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữbảo quản hàng hóa sẽ tăng lên, ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồngcung ứng sẽ giảm xuống Vì thế trong quản lý hàng tồn kho phải xem xétđánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồn kho cao haythấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồn kho dự trữ bằng việc xácđịnh mức đặt hàng kinh tế hiệu quả nhất

Trang 18

1.2.2.1.3 Quản trị vốn bằng tiền.

Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển)

là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là loại tàisản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanhcủa doanh nghiệp Tuy nhiên vốn bằng tiền tự bản thân nó không tự sinhlời,nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định.Hơn nữa với đặc điểm tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bịthất thoát, gian lận

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừaphải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưngcũng đồng thời phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền củadoanh nghiệp

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm những nội dung chủyếu sau:

- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứngcác nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi tiền mặt

- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm,

có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng hiệu quảnguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi

1.2.2.1.4 Quản trị các khoản phải thu.

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịuhàng hóa, dịch vụ Trong kinh doanh các doanh nghiệp đều có các khoảnphải thu nhưng với quy mô và mức độ khác nhau Nếu các khoản phải thuquá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểmsoát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp VÌ thế quản trị các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trongquản trị tài chính của doanh nghiệp

Trang 19

Quản trị các khoản phải thu cũng liên quan đến đánh đổi lợi ích giữalợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ Nếu không bán chịuhàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đócũng mất đi cơ hội thu lợi nhuận Song nếu doanh nghiệp bán chịu quá mức

sẽ dẫn tới làm tăng chi phí quản lý các khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợphải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu hồi được nợ

Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thựchiện các biện pháp sau đây:

- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng

- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu

- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ

1.2.2.2 Nội dung quản trị vốn cố định của doanh nghiệp.

VCĐ là yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp,được biểu hiện dưới hình thái là các TSCĐ TSCĐ khi đã hình thành dùđược đưa vào sử dụng hay không đều bị tổn thất về mặt giá trị Chính vì lẽ

đó, nhiệm vụ trọng tâm trong quản trị VCĐ là doanh nghiệp phải đánh giáđược mức độ tổn thất hay hao mòn của TSCĐ và có phương pháp khấu haoTSCĐ phù hợp để đảm bảo VCĐ được sử dụng một cách hiệu quả đồngthời doanh nghiệp có thể thu hồi đầy đủ vốn đầu tư ban đầu

1.2.2.2.1 Hao mòn TSCĐ

Trong quá trình sử dụng do nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ luôn

bị hao mòn dưới 2 hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình

- Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn về mặt vật chất, về giá trị sửdụng và giá trị của TSCĐ trong quá trình sử dụng Về mặt vật chất, đó là sựthay đổi hình thức hay trạng thái vật lý ban đầu của các chi tiết, bộ phậnTSCĐ do các tác động của quá trình sử dụng hay môi trường tự nhiên Vềmặt giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về công dụng hay những tính năng kỹthuật của TSCĐ trong quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng

Trang 20

đươc nữa Về mặt giá trị, đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ cùng với quátrình chuyển dịch dần từng phần giá trị hao mòn của nó vào giá trị sản phẩm.

- Hao mòn vô hình: Là sự giảm sút thuần túy về mặt giá trị củaTSCĐ do ảnh hưởng của tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sản xuất.Tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sản xuất làm cho TSCĐ cũ bịmất giá so với TSCĐ mới

Về mặt kinh tế, hao mòn TSCĐ dù xảy ra dưới hình thức nào cũng là

sự tổn thất giá trị TSCĐ của doanh nghiệp Vì thế trong quá trình sử dụngcác doanh nghiệp phải chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế,giảm thiểu tối đa những tổn thất do hao mòn TSCĐ gây nên

1.2.2.2.2 Khấu hao TSCĐ

Khấu hao TSCĐ là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải thu hồi của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.

Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm bù đắp các hao mòn TSCĐ

và thu hồi số vốn cố định đã đầu tư ban đầu để tái sản xuất giản đơn hoặc

mở rộng TSCĐ Về mặt kinh tế, khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí sảnxuất kinh doanh và được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ

Về nguyên tắc, việc khấu hao phải đảm bảo phù hợp với mức độ haomòn của TSCĐ và thu hồi đầy đủ số vốn cố định đầu tư ban đầu vào TSCĐ

Khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp có thể thực hiện theo nhiềuphương pháp khác nhau Mỗi phương pháp có những ưu điểm và điều kiện

áp dụng riêng biệt Việc lựa chọn đúng đắn phương pháp khấu hao TSCĐ

là nội dung chủ yếu, quan trọng trong quản lý vốn cố định của doanhnghiệp Thông thường có các phương pháp khấu hao chủ yếu sau:

Phương pháp khấu hao đường thẳng

Theo phương pháp khấu hao này, mức khấu hao và tỷ lệ khấu haohàng năm được tính bình quân trong suốt thời gian sử dụng hữu íchcủa TSCĐ

Trang 21

MKH: Mức khấu hao hàng năm

TKH: Tỷ lệ khấu hao hằng năm

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao

T: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ

Phương pháp khấu hao nhanh

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần

Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằngcách lấy giá trị còn lại của TSCĐ phải tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấuhao nhanh

Công thức xác định:

MKHt = GCt x TKHđTrong đó:

MKHt: Mức khấu hao năm t

GCt: Giá trị còn lại của TSCĐ ở đầu năm thứ t

TKHđ: Tỷ lệ khấu hao nhanh của TSCĐ

t: Thứ tự năm sử dụng TSCĐ (t =1…n)

Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu haobình quân nhân với hệ số điều chỉnh khấu hao nhanh

Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự năm sử dụng.

Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằngnguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm

Công thức xác định:

MKHt = NGKH x TKHt

Trang 22

Trong đó:

MKHt: Mức trích khấu hao năm t

NGKH: Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao

TKHt: Tỷ lệ khấu hao của năm thứ t

Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được xác định bằngcách lấy sản lượng dự kiến sản xuất hàng năm nhân với mức trích khấu haotính cho một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành

Công thức xác định:

MKHt = QSPt x MKHspTrong đó:

MKHt: Mức khấu hao TSCĐ ở năm t

QSPt: Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm t

MKHsp: Mức khấu hao đơn vị sản phẩm

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động.

Đảm bảo vốn lưu động:

Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Nguồn VLĐ thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn

để tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết Xác định nguồn VLĐ thườngxuyên giúp đánh giá mức độ an toàn cũng như khả năng đảm bảo tài chínhcủa Doanh nghiệp trong kinh doanh

Kết cấu vốn lưu động:

Phản ánh kết cấu VLĐ theo các tiêu thức phân loại khác nhau Việcxem xét kết cấu VLĐ nhằm đánh giá mức độ hợp lý của cơ cấu này từ đó

có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp

Khả năng thanh toán:

Hệ số KNTT hiện thời = Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn

Trang 23

Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắnhạn bằng toàn bộ Tài sản ngắn hạn hay VLĐ của Doanh nghiệp.

Hệ số KNTT nhanh = Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Doanhnghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp Hàng tồn kho

Hệ số KNTT tức thời = Nợ ngắn hạn Tiền + Các khoản tương đương tiền

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Doanhnghiệp bằng việc sử dụng lượng TSLĐ có tính thanh khoản cao nhất trong

là Tiền và Các khoản tương đương tiền

Hệ số KNTT lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vaySố tiền lãi vay phải trả trong kỳ

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay của Doanhnghiệp đồng thời cũng cho thấy mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với cácchủ nợ

Vòng quay Hàng tồn kho:

Số vòng quay Hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêuvòng trong một kỳ

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ (360 ngày )Số vòng quay Hàng tồn khoChỉ tiêu này phản ánh để thực hiện 1 vòng quay Hàng tồn kho cầnbao nhiêu ngày

Vòng quay các khoản phải thu:

Số vòng quay nợ phải thu =Doanh thu bán hàngNợ phải thu bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng

Kỳ thu tiền trung bình= 360 ngày

Trang 24

Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của Doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế

có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Hiệu suất sử dụng

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Vốn cố định bình quânChỉ tiêu này phản ánh cứ mỗi đồng vốn cố định có thể tham gia tạo rabao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định:

Hàm lượng

Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳDoanh thu thuần trong kỳChỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồngdoanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định:

Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuếVốn cố định bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo rađược bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Trang 25

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, mỗi đồng TSCĐ tham gia tạo ra baonhiêu đồng doanh thu thuần.

Chỉ tiêu hệ số trang bị TSCĐ:

Hệ số trang bị TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất

Số lượng công nhân trực tiếp sản xuấtChỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị TSCĐ trực tiếp sản xuất chomột công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ

1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng VKD

 Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn:

VKD bình quânChỉ tiêu phản ánh trong kỳ, VKD chu chuyển được bao nhiêu vòng

Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP):

Tỷ suất sinh lời kinh tế

của tài sản (BEP) =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)

VKD bình quânChỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng VKD, khôngtính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập và nguồn gốc của VKD

 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh:

Tỷ suất lợi nhuận trước

Lợi nhuận trước thuếVKD bình quânChỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA):

Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế trên VKD (ROA) =

Lợi nhuận sau thuếVKD bình quân

Trang 26

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụngtrong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Chỉ tiêu lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE):

Tỷ suất lợi nhuận

vốn chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuếVCSH bình quânChỉ tiêu này phản ánh một đồng VCSH bình quân sử dụng trong kỳtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp cần phối hợpphân tích và đánh giá các chỉ tiêu trên

Ngoài ra, có thể phân tích ROE theo phương pháp phân tích Dupont:ROE = ROS x Vòng quay toàn bộ VKD x Mức độ sử dụng ĐBTCPhân tích ROE theo Dupont giúp nhìn nhận những nhân tố tác động đến

Tỷ suất sinh lời VCSH, qua đó có biện pháp tác động để gia tăng lợi íchcho cổ đông trong Doanh nghiệp

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị VKD của doanh nghiệp 1.2.4.1 Các nhân tố khách quan

- Cơ chế quản lý và chính sách quản lí kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Cơ

chế giao vốn,đánh giá tài sản cố định, thuế lợi tức, đến chính sách cho vaybảo hộ và khuyến khích nhập một số loại công nghệ nhất định đều có thểlàm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện trongnền kinh tế vĩ mô Nếu cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế phù hợp,thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; ngược lại, chỉ cần 1

sự thay đổi nhỏ của Nhà nước trong cơ chế quản lý và các chính sách kinh

tế cũng có thể gây ra tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, từ

đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

- Các yếu tố như lạm phát, giá cả, tỷ giá, điều kiện nền kinh tế: Các yếu

tố lạm phát, sự biến động của giá cả trên thị trường, lãi suất ngân hàng, tình

Trang 27

trạng của nền kinh tế đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Doanh nghiệp cần có những biện pháp dự đoán biếnđộng thị trường, chủ động ứng phó với những thay đổi của điều kiện kinh

tế thị trường nhằm bảo toàn và phát huy sức mạnh vốn kinh doanh, đem lạihiệu sử dụng vốn cao nhất

- Tác động của khoa học công nghệ: Ngày nay, sự phát triển nhanh

chóng của khoa học và công nghệ đã làm cho các loại tài sản của doanhnghiệp nhanh chóng bị lỗi thời, đặc biệt là sự hao mòn vô hình củaTSCĐ.Khoa học công nghệ càng phát triển thì việc nghiên cứu, phát minh ra cácmáy móc hiện đại càng được rút ngắn, những máy móc này sẽ nhanh chóngthay thế các máy móc vừa được mua mới và làm cho chúng nhanh mất đigiá trị của mình, dẫn đến nguy cơ mất VKD Điều đó ảnh hưởng rất lớn đếnhiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp

-Môi trường chính trị -văn hoá- xã hội: Chế độ chính trị quyết định đến

cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố văn hoá, xã hội như phong tục tập quán,thói quen, sở thích, là những đặc trưng của đối tượng phục vụ của doanhnghiệp, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Một môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại

- Yếu tố cạnh tranh:Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp luôn

phải chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranhtrên thị trường Để tiêu thụ được sản phẩm đòi hỏi các sản phẩm của doanhnghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng thêmtính năng cho sản phẩm; đồng thời doanh nghiệp cần phải có những chínhsách hỗ trợ, kích thích tiêu thụ sản phẩm Có thể doanh nghiệp sẽ phải chấpnhận bị chiếm dụng vốn để qui đổi về một mức doanh thu kỳ vọng Do đó,doanh nghiệp cần cân nhắc giữa mục tiêu lợi nhuận và quyết định các chínhsách bán hàng hợp lý đảm bảo lợi ích và hiệu quả quản lý vốn

Trang 28

- Những rủi ro bất thường mà doanh nghiệp gặp phải: Sự thay đổi

môi trường chính trị, thiên tai, địch hoạ, điều kiện thị trường không ổnđịnh, thị hiếu tiêu dùng của dân cư… Tất cả những yếu tố trên đều cónhững ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan

- Cơ cấu vốn: Bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử

dụng vốn càng được nâng cao Bố trí cơ cấu vốn không phù hợp làm mấtcân đối giữa TSLĐ và TSCĐ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu một loạitài sản nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

- Việc huy động vốn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn: Huy

động vốn là để sử dụng vốn, do vậy nhu cầu sử dụng vốn đến đâu, doanhnghiệp huy động vốn đến đó để không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếuvốn Việc huy động vốn hợp lý sẽ đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệuquả cao hơn Mặt khác sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lãi suấthuy động và thời gian huy động vốn Lựa chọn và tìm được nguồn tài trợthích hợp là nhân tố trực tiếp quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp

- Chi phí kinh doanh: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử

dụng vốn Chí phí tăng làm giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng theo dẫn đến sứctiêu thụ giảm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Do vậy, các doanh nghiệpluôn phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh củahàng hoá trên thị trường, quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn, tăng vòngquay của vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Lựa chọn phương án kinh doanh thích hợp: Trong nền kinh tế thị

trường, quy mô và tính chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là

do thị trường quyết định Khả năng nhận biết, dự đoán thị trường và nắmbắt thời cơ là những nhân tố quyết định đến thành công hay thất bại trongkinh doanh Vì vậy, việc lựa chọn đúng phương án kinh doanh có ảnhhưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của DN Các phương án kinh doanh

Trang 29

phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường Có như vậy sản phẩmsản xuất của doanh nghiệp mới có khả năng tiêu thụ được, vốn lưu độngluân chuyển đều đặn, tài sản cố định mới có khả năng phát huy hết côngsuất, hiệu quả sử dụng vốn cao.

- Các mối quan hệ của DN: Những mối quan hệ này thể hiện trên hai

phương diện là quan hệ giữa DN với khách hàng và giữa DN với nhà cungcấp Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất kinhdoanh, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hoá tiêu thụ và đặc biệt

là ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp Để tạo được mốiquan hệ này doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể trong việc củng cố cácbạn hàng truyền thống và tìm kiếm thêm bạn hàng mới Các biện pháp màdoanh nghiệp có thể áp dụng như mở rộng mạng lưới giao dịch, tìm nguồnhàng, tiến hành các chính sách tín dụng khách hàng, đổi mới quy trìnhthanh toán sao cho thuận tiện, tăng cường công tác xúc tiến, quảng cáo,khuyến mại

- Trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của DN: Đây là yếu tố vô

cùng quan trọng đối với kết quả kinh doanh của DN Một bộ máy quản

lý tốt có trình độ quản lý cao sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp đạtkết quả cao và ngược lại Do đó DN phải nâng cao trình độ quản lý đặcbiệt là đối với cán bộ quản lý tài chính về chuyên môn nghiệp vụ và tinhthần trách nhiệm để đảm bảo an toàn về tài chính trong quá trình hoạtđộng kinh doanh

Trang 30

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN NGỌN LỬA THẦN TRONG THỜI GIAN QUA.

2.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần.

Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần với thương hiệu Magic Flameđược chuyển đổi từ Công ty TNHH Ngọn Lửa Thần theo Quyết định số200913/NLT/QĐ ngày 20/05/1999 và theo Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 0103043237 do Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tưthành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 31/12/2009, đăng ký thay đổi lần thứ

23 ngày 28/10/2013, có trụ sở chính tại Số 4 Tôn Đức Thắng, quận Đống

Đa, TP Hà Nội cùng 3 thành viên sáng lập là Ông Lý Trần Dũng, Ông LýTrần Bình và Bà Lý Trần Thảo

Là công ty kinh doanh trong lĩnh vực khí đốt và các loại hàng hóaliên quan nên chịu tác động rất lớn của nền kinh tế thế giới, giá cả các loạihàng hóa có sự biến động phức tạp khó lường nhất là giá xăng dầu, chấtđốt Do đó để tạo nguồn hàng đảm bảo về số lượng và chất lượng năm

2009 Công ty đầu tư trạm chiết nạp gas tại khu công nghiệp Nam ThăngLong, xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội và đi vào hoạt động năm2010

Năm 2011, công ty mở chi nhánh tại tỉnh Bắc Ninh theo Giấy chứngnhận đăng ký hoạt động chi nhánh mã số 0100899736-038 do Sở Kế hoạchĐầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 19/01/2011

Ngày 05/04/2012 công ty có sự thay đổi về cổ đông sáng lập, theo đótoàn bộ cổ phần của cổ đông sáng lập là ông Lý Trần Thảo được chuyểnnhượng cho bà Phạm Thị Thu Hà

Trang 31

Công ty cổ phần Ngọn lửa thần có hình thức pháp lý là công ty cổphần, vốn điều lệ 32.000.000.000 tỷ VNĐ Mệnh giá cổ phần là 10.000VNĐ/CP Tổng số cổ phần: 3.200.000 Số cổ phần này do các cổ đông saunắm giữ:

Ông Lý Trần Dũng: 1.632.000 cổ phần, tương ứng với 51% vốn điều lệ

Bà Phạm Thị Thu Hà: 800.000 cổ phần, tương ứng với 25% vốn điều lệÔng Lý Trần Bình: 768.000 cổ phần, tương ứng với 24% vốn điều lệ

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh khí đốt gashóa lỏng; mua bán bếp gas, bình gas; lắp ráp và sửa chữa bếp gas Bên cạnh

đó, công ty còn thực hiện các hoạt động như:

- Buôn bán, sửa chữa các đồ điện gia dụng và đồ dùng gia dụng

- Buôn bán, sản xuất thiết bị dụng cụ đun nấu, nướng, sưởi nóng, làmlạnh, sấy khô, bình nóng lạnh sử dụng điện và gas

- Buôn bán đại lý xăng dầu

- Mua bán ô tô, phụ tùng thay thế

- Dịch vụ đóng gói, đóng chai đựng dung dịch hóa lỏng; dán tem nhãnđóng dấu

- Dịch vụ cung ứng kỹ thuật và lắp đặt các công trình dầu khi

- Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa đựng bằng kim loại

- Sản xuất khí đốt, phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống

- Buôn bán kim loại và quặng kim loại: Buôn bán quặng sắt và quặngkim loại màu, buôn bán sắt thép ở dạng nguyên sinh

- Buôn bán các thiết bị bưu chính viễn thông

- Lắp đặt hệ thống lò sưởi và hệ thống điều hòa không khí…

2.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy tài chính - kế toán của công ty

Trang 32

Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty.

Doanh nghiệp được tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanhtheo nguyên tắc thống nhất từ trên xuống dưới Mỗi bộ phận, mỗi phòngban được phân công nhiệm vụ rõ ràng

Chức năng các bộ phận chủ yếu:

- Tổng Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, có trách nhiệm quản lý,

điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệmtrước pháp luật, trước các cơ quan chức năng, trước các nhà đầu tư và trướccán bộ công nhân viên trong toàn công ty về mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty

- Phó Tổng Giám đốc: Là người giúp tổng giám đốc trong việc điều hành

sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc, trướcpháp luật về những công việc được phân công

Các phòng ban:

- Phòng kinh doanh: Trực tiếp do giám đốc chỉ đạo theo chức năng chuyên

viên Thực hiện nhiệm vụ cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất, tiêu thụsản phẩm thông qua các đại lý chuyên trách; đồng thời hoạch định và tưvấn cho ban giám đốc về chiến lược sản phẩm

Trang 33

- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ giám sát về tài chính, theo dõi mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thái tiền tệ, hạch toán các khoảnchi phi để xác định kết quả kinh doanh… đồng thời cung cấp thông tin kịpthời về sản xuất, kinh doanh cho giám đốc, giúp giám đốc đưa ra quyếtđịnh chính xác

- Phòng chăm sóc khách hàng: Có nhiệm vụ tư vấn, cung cấp thông tin cho

khách hàng về giá cả, tính năng, công dụng, cách sử dụng, bảo quản sản phẩm

- Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ tiếp khách đến quan hệ công

tác, theo dõi và quản lý giấy tờ đi, về đến nội bộ, quản lý con dấu, chịutrách nhiệm về công tác văn thư, in ấn và phát hành các văn bản công văn,cấp phát văn phòng phẩm

- Phòng kỹ thuật: Đảm nhiệm chức năng liên quan đến hoạt động, tính

năng của máy móc, thiết bị; sửa chữa khi có sự cố hư hỏng hoặc khi có yêucầu bảo hành sản phẩm của khách hàng

- Bộ phận sản xuất:Nơi tiến hành các hoạt động chiết nạp khí gas, tạo ra

sản phẩm để cung cấp ra thị trường

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính - kế toán

Trong công ty phòng kế toán là một trong những phòng quan trọngnhất với chức năng quản lí tài chính, phòng kế toán đã góp phần không nhỏtrong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Phòng kếtoán là trợ lí đắc lực cho Ban giám đốc của công ty trong việc đưa ra cácquyết định, là người ghi chép, thu thập các thông tin kinh tế tài chính phátsinh trong toàn công ty Hiện nay các nhân viên trong phòng kế toán đềuđược đào tạo có trình độ đại học, cao đẳng phù hợp với yêu cầu thực tế củacông ty

Trang 34

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán

- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm về toàn

bộ mọi hoạt động của phòng kế toán

- Bộ phận kế toán TSCĐ, theo dõi công nợ và theo dõi kho: đánh giá tình

hình biến động của vật tư, hàng hóa; tình hình nhập - xuất - tồn hàng hóa,nguyên vật liệu…

- Bộ phận kế toán thanh toán và kế toán tiền lương: Căn cứ vào các chứng

từ hợp lệ như hóa đơn, phiếu nhập, phiếu thu… để hạch toán và kiểm tratình hình thực hiện quỹ lương, phân tích tình hình sử dụng lao động, địnhmức lao động; lập bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, thanh toán tiền lương,bảng phân bổ tiền lương

2.1.2.3 Tình hình cung cấp vật tư

Do đặc thù lĩnh vực hoạt động của Công ty là cung cấp gas và thiết bịnhà bếp tới tận tay người tiêu dùng Vì vậy, hàng hoá đầu vào của Công tychủ yếu là khí gas, bếp gas, máy hút mùi, máy tiệt trùng, van điều áp gas,

tủ nấu cơm gas và thiết bị nhà bếp…

2.1.2.4 Thị trường tiêu thụ của công ty

Đối tượng khách hàng: Đối tượng khách hàng của Công ty là các cửahàng kinh doanh gas và các thiết bị nhà bếp, hộ gia đình, các trường học,bệnh viện…

Trong những năm gần đây, sự khủng hoảng của nền kinh tế thị trường đãgây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp hoạt động, đã có nhiều

Trang 35

doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, giải thể, phá sản nhưng Công ty Cổ phầnNgọn Lửa Thần luôn phải tìm cách phát triển, kiểm soát giá thành nhằm ổnđịnh tỷ trọng giá thành/doanh thu và tỷ suất lợi nhuận đạt được để gia tăngdoanh số, lợi nhuận, mở rộng thị trường, cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranhkhác Cùng với 36 cửa hàng phân phối trên địa bàn Hà Nội, với chất lượnghàng hóa và các chính sách bán hàng hợp lý nên Công ty không ngừng giatăng doanh số bán hàng và thị phần nắm giữ Hiện nay, chưa có số liệu thống

kê đầy đủ và chính xác tuy nhiên, qua quá trình thẩm định có thể nhận xétchung rằng thị phần nắm giữ của Công ty tại Hà Nội là tương đối lớn.

2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 2.1.3.1 Tình hình biến động Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận

Là công ty kinh doanh trong lĩnh vực khí đốt và các loại hàng hóa cóliên quan, hoạt động của Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tếthế giới và khu vực Năm 2013 là năm mà nền kinh tế không ổn định, giá

cả thị trường biến động liên tục làm cho Công ty gặp không ít khó khăntrong việc tiêu thụ sản phẩm, biểu hiện ở sự giảm xuống của tỷ lệ tăngtrưởng Doanh thu Tuy nhiên, với tiềm lực và chỗ đứng vững chắc trên thịtrường, trong bối cảnh nhiều Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản,hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn mang lại kết quả đáng ghi nhận

Bảng 2.1: Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh

LN gộp từ BH và CCDV 58.80.289.597 62.251.417.388 3.450.127.790 5,88 Doanh thu tài chính 35.400.016 151.461.339 116.061.323 327,86 Chi phí tài chính 4.542.383.642 4.061.111.392 (481.272.250) (10,60) Trong đó: Chi phí LV 4.428.422.863 4.056.168.582 (372.254.281) (8,41) Chi phí bán hàng 19.858.415.874 22.291.897.992 2.433.482.118 12,25 Chi phí quản lý DN 4.757.151.473 5.161.650.287 404.498.814 8,50

LN thuần từ HĐKD 29.678.738.624 30.888.219.056 1.209.480.430 4,08

Trang 36

( Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh 2013)

Từ bảng phân tích số liệu trên, có thể rút ra những nhận xét khái quát vềtình hình kinh doanh của Công ty năm 2013 như sau:

Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 giảm hơn1,8% so với năm 2012 Doanh thu thuần trong năm giảm cho thấy tình hìnhtiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2013 không tốt bằng năm 2012.Nguyên nhân trực tiếp là do năm 2013 giá Gas thị trường biến động rấtmạnh, nhất là vào thời điểm cuối năm giá Gas có sự tăng đột biến.Tuynhiên việc Công ty tăng giá Gas là hoàn toàn phù hợp xuất phát từ thực tế

là giá Gas trong nước được xác lập theo giá Gas thế giới Cuối năm 2013giá Gas thế giới tăng cao làm cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trongnước phải đồng loạt tăng giá bán Việc tăng giá bán đã làm ảnh hưởng trựctiếp đến lượng tiêu thụ của Công ty do một lượng người tiêu dùng chuyểnsang sử dụng các sản phẩm thay thế khác như than, điện…

Giá vốn hàng bán năm 2013 cũng giảm so với năm 2012: Năm 2013tổng giá vốn hàng bán giảm hơn 9 tỷ đồng so với năm 2012 tương ứnggiảm trên 3,6 % Giá vốn hàng bán giảm khi doanh thu giảm là hợp lý, tuynhiên mức giảm của giá vốn mạnh hơn so với mức giảm của doanh thuthuần Cụ thể, giá vốn hàng bán giảm trên 3,6% trong khi doanh thu thuầnchỉ giảm trên 1,8 % cho thấy năm 2013 công tác quản lý chi phí sản xuấtcủa Công ty đạt hiệu quả Qua tìm hiểu từ bộ phận sản xuất, năm 2013Công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất là do:

- Cán bộ công nhân viên đã đề xuất nhiều sáng kiến tiết kiệm chi phí

Trang 37

- Quy trình sản xuất được tuân thủ nghiêm ngặt hơn giúp Công ty giảmthiểu được số lượng sản phẩm sản xuất hỏng.

Đây là một nỗ lực đáng được biểu dương của Công ty trong năm qua

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 đều tăng sovới năm 2012 Cụ thể: Chi phí bán hàng năm 2013 tăng hơn 2,4 tỷ đồng sovới năm 2012, tương ứng tăng trên 12%; Chi phí quản lý doanh nghiệpnăm 2013 tăng hơn 400 triệu so với năm 2012, tương ứng tăng 8,5% Việctăng Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm

2013 được xem là hợp lý khi mà tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khókhăn Năm 2013 Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp quảng cáo, giới thiệusản phẩm nhằm thu hút người tiêu dùng làm cho các khoản chi phí này có

xu hướng tăng lên Tuy nhiên Công ty cũng cần chú trọng công tác quản lýhai khoản chi phí này khi mà tốc độ tăng của chúng là khá lớn

Như vậy, những biến động của nền kinh tế đã làm cho hoạt động tiêuthụ sản phẩm của Công ty trong năm 2013 không tốt bằng năm 2012 Tuynhiên, những nỗ lực của Công ty trong việc quản lý tốt chi phí sản xuất làmột thành tích đáng được khen ngợi

Trang 38

được đưa xuống mức 13% từ mức rất cao tại thời điểm cuối năm 2012 là33,4% Phần 16,8% các khoản vay cũ còn lại cũng đã được giảm lãi suất từmức 46,1% xuống còn 3-15%/năm Điều đó đã làm Chi phí lãi vay năm

2013 của Công ty giảm gần 400 tỷ đồng so với năm 2012

Như vậy, chính sách vĩ mô của Nhà nước năm 2013 đã có tác độngtích cực tới hoạt động kinh doanh của Công ty, chi phí tài chính giảm sẽgóp phần giúp Công ty gia tăng được kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động khác:

Thu nhập khác của Công ty chủ yếu xuất phát từ thanh lý TSCĐ, Chiphí khác cũng chủ yếu là các chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý,nhượng bán Tỷ trọng các chỉ tiêu này là nhỏ và sự biến động trong nămđược coi là hợp lý, phù hợp với tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ trongnăm của Công ty

Tóm lại:

Năm 2013 là một năm mà giá cả thị trường về sản phẩm kinh doanhchính của Công ty là Gas không ngừng biến động Tuy nhiên, kết quả hoạtđộng kinh doanh của Công ty năm 2013 vẫn tăng so với năm 2012 LNSTcủa Công ty năm 2013 đạt trên 23,5 tỷ đồng, tăng hơn 430 triệu đồng,tương ứng tăng 1,86% so với năm 2012 Đây là kết quả đáng được ghinhận Điều đó xuất phát từ cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan.Nguyên nhân khách quan là do chính sách của Chính phủ mà cụ thể làchính sách lãi suất đã giúp Công ty tiết kiệm được Chi phí tài chính Bêncạnh đó, việc quản trị chi phí sản xuất kinh doanh tốt là một nhân tố chủquan quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả kinh doanh cho Công ty

Để có đánh giá khái quát hơn về tình hình hoạt động kinh doanh củaCông ty, ta đi xem xét sự biến động kết quả kinh doanh của Công ty trongnhững năm vừa qua

Biểu đồ 2.1: Biến động Kết quả kinh doanh

Trang 39

Cuối năm 2010 Cuối năm 2011 Cuối năm 2012 Cuối năm 2013

- 50,000,000,000

(Nguồn số liệu: Tính toán từ BCKQKD năm 2011, 2013)

Từ năm 2010 đến 2012, Doanh thu và LNST của Công ty tăng lênliên tục, tăng mạnh nhất là giai đoạn 2010 – 2011 Nếu như trong nhữngnăm về trước, Công ty không thể tự chiết nạp khí Gas thì từ năm 2010 việcđầu tư xây dựng trạm chiết nạp khí Gas tại Nam Thăng Long đã giúp Công

ty tạo được nguồn hàng ổn định cả về số lượng và chất lượng, ổn định giá

cả, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Điều đó đã góp phần đẩy nhanhDoanh thu và Lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn này

Giai đoạn 2012- 2013 là giai đoạn mà tình hình kinh tế thế giới có rấtnhiều sự biến động, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty, biểu hiện ở sự sụt giảm của Doanh thu thuần Tuy nhiên kếtquả kinh doanh của Công ty vẫn tăng,biểu hiện sự tăng lên của Tổng Lợinhuận sau thuế Điều đó cho thấy được những nỗ lực đáng biểu dương củaCông ty trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thế giới

Như vậy, hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Công ty đều

có lãi Tuy tốc độ tăng trưởng Doanh thu và Lợi nhuận có xu hướng giảm

đi nhưng điều đó cũng hoàn toàn tất yếu với xu thế biến động của nền kinh

tế thị trường

Trang 40

2.1.3.2 Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn.

Bảng 2.2: Khái quát tình hình biến động tài sản, nguồn vốn

Chỉ tiêu

31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch

Số tiền

Tỷ trọn g

Số tiền

Tỷ trọn g

Số tiền Tỷ lệ

TSNH 58.489.008.196 53,91 75.077.751.504 66,13 16.588.743.308 28,36 TSDH 50.014.275.882 46,09 38.454.866.678 33,87

(11.559.409.204

)

(23,11 ) A.NPT 58.326.263.402 53,8 61.997.284.017 54,6 3.671.020.615 6,3

I NNH 58.125.963.402 99,7

61.259.003.01

7 98,8 3.133.039.615 5,4 II.NDH 200.300.000 0,3 738.281.000 1,2 537.981.000 268,6 B.VCSH 50.177.020.676 46,2 51.535.334.165 45,4 1.358.313.489 2,7

Biểu đồ 2.2: Biến động quy mô tài sản (nguồn vốn)

Cuối năm 2010 Cuối năm 2011 Cuối năm 2012 Cuối năm 2013

- 20,000,000,000

Ngày đăng: 24/07/2015, 17:21

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w