1.2.4.1. Các nhân tố khách quan
- Cơ chế quản lý và chính sách quản lí kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Cơ chế giao vốn,đánh giá tài sản cố định, thuế lợi tức,...đến chính sách cho vay bảo hộ và khuyến khích nhập một số loại công nghệ nhất định đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện trong nền kinh tế vĩ mô. Nếu cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế phù hợp, thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; ngược lại, chỉ cần 1 sự thay đổi nhỏ của Nhà nước trong cơ chế quản lý và các chính sách kinh tế cũng có thể gây ra tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các yếu tố như lạm phát, giá cả, tỷ giá, điều kiện nền kinh tế: Các yếu tố lạm phát, sự biến động của giá cả trên thị trường, lãi suất ngân hàng, tình trạng của nền kinh tế... đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những biện pháp dự đoán biến động thị trường, chủ động ứng phó với những thay đổi của điều kiện kinh
tế thị trường nhằm bảo toàn và phát huy sức mạnh vốn kinh doanh, đem lại hiệu sử dụng vốn cao nhất.
- Tác động của khoa học công nghệ: Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã làm cho các loại tài sản của doanh nghiệp nhanh chóng bị lỗi thời, đặc biệt là sự hao mòn vô hình củaTSCĐ. Khoa học công nghệ càng phát triển thì việc nghiên cứu, phát minh ra các máy móc hiện đại càng được rút ngắn, những máy móc này sẽ nhanh chóng thay thế các máy móc vừa được mua mới và làm cho chúng nhanh mất đi giá trị của mình, dẫn đến nguy cơ mất VKD. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.
-Môi trường chính trị -văn hoá- xã hội: Chế độ chính trị quyết định đến cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố văn hoá, xã hội như phong tục tập quán, thói quen, sở thích,...là những đặc trưng của đối tượng phục vụ của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
- Yếu tố cạnh tranh:Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để tiêu thụ được sản phẩm đòi hỏi các sản phẩm của doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng thêm tính năng cho sản phẩm; đồng thời doanh nghiệp cần phải có những chính sách hỗ trợ, kích thích tiêu thụ sản phẩm. Có thể doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận bị chiếm dụng vốn để qui đổi về một mức doanh thu kỳ vọng. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc giữa mục tiêu lợi nhuận và quyết định các chính sách bán hàng hợp lý đảm bảo lợi ích và hiệu quả quản lý vốn.