Bên cạnh Vốn bằng tiền và Hàng tồn kho thì Nợ phải thu ngắn hạn cũng là một bộ phận quan trọng trong Vốn lưu động của Công ty. Đây là số vốn Công ty bị khách hàng chiếm dụng, phát sinh một cách tất yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu quản trị vốn này không tốt, Công ty có thể “mất trắng” cả gốc và giá trị gia tăng của mỗi chu kỳ sản xuất vì thu hồi nợ là khâu cuối cùng trong quá trình luân chuyển của Vốn lưu động.
Bảng 2.13: Quy mô và cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn
2012 2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Phải thu ngắn hạn 26.868.337.385 100 28.419.334.503 100 1.550.997.118 5,8 1.Phải thu KH 11.117.551.713 41,4 13.946.257.471 49,1 2.828.705.758 25,4 2.Trả trước NB 8.590.264.280 32,0 6.584.058.953 23,2 (2.006.205.327) (23,4) 3. Phải thu khác 7.160.521.392 26,7 7.889.018.079 27,8 728.496.687 10,2 (Nguồn: Bảng CĐKT năm 2013) Biểu đồ 2.11 (Nguồn:Bảng CĐKT năm 2011,2013)
Thông qua bảng 2.13 và biểu đồ 2.11trên ta thấy, lượng vốn mà Công ty bị chiếm dụng nằm trong Nợ phải thu ngày càng có xu hướng tăng lên. Từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2012 Nợ phải thu tăng rất mạnh, từ cuối năm 2012 đến cuối năm 2013 lượng vốn bị chiếm dụng vẫn tăng nhưng tăng nhẹ hơn. Trong kinh doanh, việc Công ty bị các đối tác chiếm dụng vốn là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên lượng chiếm dụng tăng đột biến và có xu hướng ngày càng tăng là vấn đề mà Công ty phải đặc biệt theo dõi khi mà Nợ phải thu là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu Vốn lưu động.
Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm 2013 lên đến hơn 28,4 tỷ đồng, tăng hơn 1,5 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 5,8% so với đầu năm. Nguyên nhân làm cho các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên là do Phải thu khách hàng và Các khoản phải thu khác tăng lên nhiều hơn mức giảm của khoản Trả trước cho người bán. Cơ cấu Nợ phải thu ngắn hạn cũng có sự thay đổi. Để có cái nhìn sâu sắc hơn ta đi xem xét từng chỉ tiêu cụ thể:
Đối với khoản mục Phải thu khách hàng: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Nợ phải thu ngắn hạn của Công ty. So với thời điểm đầu năm Phải thu khách hàng tại thời điểm cuối năm 2013 đã tăng thêm hơn 2,8 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 25,4%. Trên thực tế, năm 2013 là năm mà sự bất ổn của nền kinh tế đã tác động không nhỏ đến các Doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, quy mô vốn mà các Doanh nghiệp tài trợ cho nhau đều có xu hướng bị thu hẹp. Phân tích tình hình tài trợ của Công ty cũng đã chỉ ra sự sụt giảm của quy mô vốn ngắn hạn mà Công ty có thể chiếm dụng của các đối tác trong kinh doanh. Tuy nhiên, Phải thu ngắn hạn nói chung và Phải thu khách hàng của Công ty nói riêng lại tăng lên cho thấy công tác quản trị Nợ phải thu trong năm của Công ty là chưa tốt. Nguyên nhân là do trong năm giá Gas biến động quá cao làm cho các nhà phân phối sản phẩm của Công ty khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Công ty buộc phải tăng cấp tín dụng để hỗ trợ và giữ đối tác làm ăn. Bên cạnh đó, qua tìm hiểu tại bộ phận kế toán, trong số các khoản Phải thu khách hàng tăng lên có một khoản phải thu lên tới hơn 1 tỷ đồng đã quá hạn 3 tháng mà Công ty vẫn chưa thu hồi được.
trước cho nhà cung cấp để mua nguyên vật liệu (chủ yếu là khí Gas rời) phục vụ cho quá trình chiết nạp. Tình hình tiêu thụ năm 2013 gặp không ít khó khăn, Công ty đã giảm lượng Hàng tồn kho làm cho khoản phải đặt trước cho nhà cung cấp cũng giảm xuống.
Đối với các khoản phải thu ngắn hạn khác: Phải thu ngắn hạn khác tại thời điểm cuối năm hơn 700 triệu so với thời điểm đầu năm tương ứng với tốc độ tăng hơn 10%.
Bên cạnh đó, qua tìm hiểu báo cáo tài chính của Công ty có thể nhận thấy, Phải thu ngắn hạn khác của Công ty tăng và tăng lên liên tục qua các năm. Các khoản phải thu ngắn hạn khác của Công ty bao gồm các khoản chi cho hoạt động sự nghiệp không được cấp có thẩm quyên phê duyệt nay phải thu hồi. Bên cạnh đó là khoản tạm ứng của công nhân viên trong Công ty. Trong khi Công ty đang rất cần vốn để tài trợ cho sản xuất kinh doanh và bù đắp cho các khoản bị khách hàng chiếm dụng thì việc tăng lên của khoản mục này là không hợp lý. Công ty cần nhanh chóng thu hồi các khoản bị chiếm dụng này để tránh làm giảm hiệu quả hoạt động của vốn.
Đánh giá tình hình quản trị Nợ phải thu ngắn hạn, bên cạnh việc xem xét quy mô và cơ cấu ta đi xem xét các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị Nợ phải thu ngắn hạn của Công ty.
Bảng 2.14: Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị Nợ phải thu ngắn hạn
Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ 1.Phải thu NH BQ VNĐ 20.332.114.109 27.643.835.944 7.311.721.836 36,0 2. DT BH (có thuế) VNĐ 342.546.121.18 2 336.238.391.25 8 (6.307.729.924 ) (1,8) 3.Số VQ NPT NH Vòng 16,8 12,2 (4,7) (27,8)
Biểu đồ 2.12
(Nguồn: Tính toán từ Bảng CĐKT và BCKQKD năm 2011,2013)
Thông qua bảng 2.14 và biểu đồ 2.12trên ta thấy, tốc độ luân chuyển Nợ phải thu có xu hướng giảm dần qua các năm, thể hiện ở sự sụt giảm số vòng quay Nợ phải thu cũng như sự tăng lên của kỳ thu tiền trung bình. Như vậy, công tác quản trị các khoản phải thu của Công ty hiện nay là chưa tốt.
Số vòng quay Nợ phải thu ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2013 giảm 4,7 vòng so với thời điểm đầu năm tương ứng giảm 27,8%. Số vòng quay các khoản phải thu giảm xuống làm cho Kỳ thu tiền trung bình của Công ty tăng thêm 8,2 ngày, từ 21,4 ngày/vòng lên 29,6 ngày/vòng. Tốc độ luân chuyển vốn thanh toán của Công ty giảm xuống là do Công ty tăng cấp tín dụng cho khách hàng làm cho Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tăng lên với tốc độ tăng 36% trong khi Doanh thu bán hàng lại giảm xuống 1,8%.
Để tìm hiểu rõ nguyên nhân làm giảm tốc độ luân chuyển vốn thanh toán, ta sâu vào phân tích tốc độ luận chuyển của từng khoản mục trong Nợ phải thu ngắn hạn.
Bảng 2.15: Tốc độ luân chuyển của từng khoản mục trong Nợ phải thungắn hạn Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 Chênh lệch Số tuyệt đối Tỷ lệ 1.Phải thu KHBQ VNĐ 8.549.394.70 6 12.531.904.59 2 3.982.509.887 46,6 2.Trả trước NB BQ VNĐ 5.293.458.70 7 7.587.161.617 2.293.702.910 43,3 3.Phải thu NH khác BQ VNĐ 6.489.260.69 6 7.524.769.736 1.035.509.040 16,0 4.Vòng quay Phải thu KH Vòng 40,1 26,8 (13,2) (33,0)
5.Vòng quay Trả trước NB Vòng 64,7 44,3 (20,4) (31,5) 6.Vòng quay Phải thu NH
khác Vòng 52,8 44,7 (8,1) (15,3)
(Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQKD năm 2013)
Thông qua bảng 2.15ta thấy, tốc độ luân chuyển Nợ phải thu ngắn hạn giảm là do tốc độ luân chuyển của tất cả các khoản mục trong Nợ phải thu ngắn hạn đều giảm xuống: Vòng quay các khoản phải thu khách hàng, Trả trước cho người bán và Phải thu ngắn hạn khác giảm lần lượt 13,2 vòng, 20,4 vòng, 8,1 vòng với tốc độ giảm tương ứng là 33%, 31,5%, 15,3%. Tốc độ luân