71 65 794 1,86 4.Số vòng quay VLĐVòng
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển.
- Tiếp tục khẳng định vị thế của mình thông qua đẩy mạnh công tác tiêu thụ tại địa bànHà Nội.
- Xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng VKD; tổ chức quản lý và sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả tránh tình trạng vốn ứ đọng, thất thoát vốn.
- Đánh giá công tác tổ chức sản xuất thường xuyên, nhanh chóng ổn định và bảo đảm công tác quản lý vật tư, rà soát và có biện pháp quản lý tài sản, vật tư có hiệu quả.
- Quản lý chặt chẽ chi phí trong công tác bán hàng và công tác quản lý doanh nghiệp, tránh để những khoản chi phí này tăng lên với tốc độ cao hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh .
- Cơ cấu lại các khoản nợ, thực hiện tốt công tác thu hồi nợ để tăng tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán, tránh tình trạng vốn bị ứ đọng như năm 2013; lập kế hoạch cụ thể, chi tiết trong việc trả lãi vay vốn để đảm bảo uy tín trong kinh doanh.
- Trong năm vừa qua, DN đã đầu tư mới một số tài sản cố định đặc biệt là máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải chưa phù hợp với điều kiện và dây chuyền sản xuất của đơn vị. Vì vậy đến năm tới 2014, mục tiêu đề ra là Công ty phải có chính sách đầu tư hợp lý, tránh tình trạng tài sản mua về phải mang đi thanh lý như năm 2013. Đồng thời
có kế hoạch bảo dưỡng, duy trì nhằm gia tăng thời gian sử dụng hữu ích của chúng.
- Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, tăng doanh thu và lợi nhuận; năm 2014 Công ty đặt kế hoạch Doanh thu thuần dự kiến đạt 336.000 triệu đồng, Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 30.000 triệu đồng.
- Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên từ vật chất đến tinh thần. Để thúc đẩy sản xuất và nâng cao năng suất lao động, năm 2014 Công ty dự kiến tăng thu nhập bình quân cho công nhân trực tiếp sản xuất từ 6.430.000 đồng lên mức 6.500.000 đồng.
- Tăng mức đóng góp cho Ngân sách nhà nước năm 2014 lên 10.000 triệu đồng, tăng gần 27,5% so với năm 2013.
- Cải tiến bộ máy quản lý ngày càng hợp lý hơn, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, đào tạo hướng dẫn cán bộ đáp ứng với những thay đổi của điều kiện mới tạo sự phát triển bền vững.
3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị Vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần.
Bên cạnh một số ưu điểm, Công ty còn tồn tại nhiều vấn đề trong công tác quản trịVốn kinh doanh. Những vấn đề này cần được khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty nói chung cũng như hiệu suất và hiệu quả sử dụng Vốn kinh doanhcủa Công ty nói riêng. Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, việc bảo toàn Vốn kinh doanh và nâng cao hiệu suất và hiệu quả Vốn kinh doanh là yêu cầu sống còn với mỗi DN. Quản trị tốt Vốn kinh doanh sẽ góp phần giúp cho DN với số vốn hiện có có thể tăng được khối lượng sản phẩm sản
Thông qua việc tìm hiểu tại đơn vị thực tập và với những kiến thức đã học được, em xin mạnh dạn đề xuất 1 số giải pháp nhằm tăng cường quản trị Vốn kinh doanhtại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần như sau:
Thứ 1, Quản trị chặt chẽ các khoản phải thu.
Thực tế hoạt động kinh doanh trong những năm qua cho thấy rằng lượng vốn mà Công ty tài trợ cho Nợ phải thu ngày càng có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao trong Vốn lưu động.Vốn nằm trong Nợ phải thu bản chất là vốn không có khả năng sinh lời, Công ty đang bị các đối tác kinh doanh chiếm dụng. Lượng vốn này tăng lên tất yếu làm cho nhu cầu tài trợ cho các khoản vốn đó cũng tăng lên, Công ty phải huy động nhiều nguồn hơn để tài trợ làm cho tình hình tài chính có thể trở nên căng thẳng. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi khả năng tài trợ của các Doanh nghiệp cho nhau có xu hướng bị thu hẹp dần thì Công ty cũng cần phải có biện pháp để thu hồi các khoản nợ một cách nhanh chóng, tránh tình trạng vốn trong thanh toán bị giảm tốc độ luân chuyển như năm 2013 gây thất thoát và lãng phí vốn. Qua tìm hiểu thực tế về vấn đề tiêu thụ mặt hàng Gas, em xin đề xuất một số biện pháp như sau:
i. Công ty nên soạn thảo một chính sách chi trả rõ ràng để hạn chế những vấn đề phát sinh: yêu cầu khách hàng ký thoả thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh toán chậm.
ii. Công ty nên thể hiện ngày cụ thể trong hoá đơn. Trong hợp đồng bán hàng, Công ty cần ghi rõ ngày cụ thể mà bên đối tác phải hoàn trả tiền. Thay vì ghi điều khoản “chi trả trong vòng 30 ngày” như đang thực hiện, Công ty nên thay vào đó là ghi “hạn chót vào ngày 30/4/2014”. Việc làm này sẽ giúp khách hàng biết được một cách nhanh chóng và chính xác ngày phải thanh toán cho Công ty.
iii. Công ty cần thiết lập một quy trình thu hồi nợ một cách chặt chẽ hơn: Hiện nay, Công ty đã xây dựng và áp dụng quy trình quản trị Nợ phải
thu, song công tác quản trị các khoản phải thu vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Quy trình quản trị Nợ phải thu trong thời gian tới cần được Công ty xem xét, đánh giá lại và đảm bảo thực hiện có kết quả hơn. Để làm được điều đó, Công ty cần phải xác định rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các khách hàng nào cũng như quy định rõ thời gian, cách thức cho việc gửi thư nhắc nhở hay các cuộc gọi điện thoại thay vì thu hồi nợ chồng chéo như hiện nay. Các nhân viên cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc thu hồi nợ chứ không chỉ đơn thuần coi đó là một việc kiêm nhiệm. iv. Email hoá đơn cho khách hàng thay vì gửi qua đường bưu điện để rút ngắn được quá trình thu hồi, tránh tình trạng thất lạc khi gửi qua bưu điện của một số khách hàng ở xa như năm 2013.
v. Trong trường hợp một số khoản nợ đã bị quá hạn thanh toán 90 ngày như năm 2013 Công ty nên yêu cầu một tổ chức chuyên thu nợ đứng ra làm việc với khách hàng hoặc thực hiện một số chính sách hỗ trợ họ để họ có thể trả nợ.
Thứ 2, Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển Hàng tồn kho.
Tốc độ luân chuyển Hàng tồn kho mà cụ thể là khoản mục Hàng hóa năm 2013 giảm so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do giá Gas năm 2013 biến động quá mạnh đã làm cho lượng hàng tiêu thụ giảm đi ngay cả khi Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp PR, quảng cáo sản phẩm.
Bên cạnh đó, đi sâu tìm hiểu công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty em được biết, Công ty hiện đang có hơn 23 đại lý tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên hình thức xuất chuyển hàng hóa từ Công ty qua đại lý chủ yếu là luân chuyển nội bộ, sử dụng phiếu xuất kho. Định kỳ, các đại lý thông báo số lượng hàng hóa tiêu thụ được cho Công ty và hưởng hoa hồng trên Doanh
khăn như hiện nay, hình thức này trở nên thiếu phù hợp khi mà các đại lý không chủ động trong việc tìm cách tăng Doanh số.
Chính vì thế, trong giai đoạn này em đề xuất việc Công ty nên xây dựng những đại lý hạch toán độc lập bên cạnh những đại lý hạch toán phụ thuộc như hiện nay. Việc xuất hàng hóa sử dụng hóa đơn cho các đại lý cũng giống như việc xuất bán hàng hóa cho các đối tác bên ngoài. Các đại lý phải tự chịu trách nhiệm và tự quản lý trong công tác quảng cáo, giới thiệu, khuyến mãi và chính sách giá bán để có thể thu được lợi nhuận cho mình. Trong trường hợp kinh doanh thua lỗ, đại lý phải tự mình gánh chịu thay vì việc chuyển qua cho Công ty. Điều đó sẽ giúp cho mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty trở nên linh hoạt và chủ động, việc tiêu thụ sản phẩm nhờ đó cũng có thể được cải thiện.
Thứ 3, xác định nhu cầu Vốn lưu động sát với thực tế
Bên cạnh nguyên nhân quản trị Hàng tồn kho và Nợ phải thu năm 2013 chưa đạt hiệu quả, một vấn đề mà các nhà quản trị cũng cần phải đề cập và có biện pháp thay đổi là xác định nhu cầu Vốn lưu động cho năm kế hoạch. Việc áp dụng phương pháp gián tiếp tỷ lệ % trên doanh thu mà Công ty đang thực hiện là khá đơn giản, tính toán nhanh gọn, nhà quản trị nhanh chóng xác định được nhu cầu vốn cần cho năm tới là bao nhiêu. Tuy nhiên, phương pháp này chưa hiệu quả và sát với thực tê, minh chứng là năm 2013 Vốn lưu động dự báo cần sử dụng nhiều hơn thực tế cần thiết là