Thực trạng quản trịVốn bằng tiền và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần (Trang 58)

Vốn bằng tiền là một thành phần quan trọng của Vốn lưu động, đây là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán Công ty. Với một quy mô vốn kinh doanh nhất định đòi hỏi Công ty phải có một lượng tiền tương xứng đảm bảo cho tình hình tài chính của Công ty ở trạng thái ổn định. Vốn bằng tiền của Công ty bao gồm 2 bộ phận: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi

Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu Vốn bằng tiền Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tiền mặt 2.363.91 8.226 75,5 1.965.585.21 3 16,0 (398.333. 013) ( 16,9) Tiền gửi ngân

hàng 767.1 54.573 24,5 10.293.142.24 8 84,0 9.525.987. 675 1.24 1,7 Tổng vốn bằng tiền 3.131.07 2.799 100 12.258.727.46 1 100 9.127.654. 662 2 91,5 Biểu đồ 2.7

Thông qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.7 ta thấy, vốn bằng tiền trong những năm qua của Công ty có sự biến động liên tục cả về quy mô và cơ cấu. Trong đó thời điểm cuối năm 2013, vốn bằng tiền có sự biến động mạnh nhất. Cụ thể:

Cuối năm 2013, Vốn bằng tiền của Công ty tăng mạnh so với thời điểm đầu năm với số tăng tuyệt đối là hơn 9,1 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 291,5%. Vốn bằng tiền tăng lên là dấu hiệu tốt giúp Công ty tăng được nguồn vốn có tính thanh khoản cao nhất để đáp ứng các nhu cầu phát sinh thường xuyên cũng như nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn.

Trong năm, Vốn bằng tiền tăng lên là do Tiền gửi ngân hàng tăng lên lớn hơn mức độ giảm của tiền mặt tại quỹ của Công ty. Cuối năm 2013, Tiền mặt giảm xuống còn gần 400 triệu đồng trong khi Tiền gửi ngân hàng tăng hơn 9,5 tỷ đồng làm tỷ trọng Tiền mặt giảm xuống còn 16% trong khi tỷ trọng Tiền gửi ngân hàng tăng lên mức 84%. Có sự thay đổi trong cơ cấu Vốn bằng tiền là do trong năm Công ty đã thu hồi được một các khoản nợ bị chiếm dụng lớn từ phía khách hàng và thu tiền thanh lý một số Tài sản cố định thông qua tài khoản tại ngân hàng, đồng thời thực hiện chi bằng tiền mặt do phát sinh chi phí thanh lý Tài sản cố định và một số khoản chi phí khác.

Để xem xét lượng tiền Công ty xác định dự trữ trong năm 2013 đã được coi là hợp lý và an toàn hay chưa ta đi phân tích và đánh giá về khả năng thanh toán của Công ty:

Thông qua bảng 2.9 và biểu đồ 2.8ta thấy, khả năng thanh toán của Công ty những năm qua có xu hướng giảm, tuy nhiên năm 2013 khả năng thanh toán đã được cải thiện hơn rất nhiều so với năm 2012. Tất cả các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty năm 2013 đều tăng lên cho thấy sự đảm bảo an toàn hơn trong vấn đề thanh toán nợ của Công ty. Đi sâu vào xem xét các chỉ tiêu cụ thể ta thấy:

Về khả năng thanh toán hiện thời:

Khả năng thanh toán hiện thời cả 2 năm 2012 và 2013 đều lớn hơn 1 cho thấy Công ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, Tài sản ngắn hạn bên cạnh việc được tài trợ bằng Nợ ngắn hạn còn được đảm bảo một phần bởi nguồn vốn dài hạn. Năm 2013 Hệ số thanh toán hiện thời đạt 1,23 lần tăng 0,22 lần so với năm 2012 cho thấy khả năng chi trả các khoản Nợ ngắn hạn bằng Tài sản ngắn hạn của Công ty được đảm bảo tốt hơn. So sánh với Hệ số khả năng thanh toán hiện thời trung bình của các Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, khí đốt, gas năm 2013 là 1,12 ta thấy, năng lực thanh toán của Công ty năm 2013 là khá tốt. Để đánh giá chi tiết hơn, ta đi xem xét các hệ số thanh toán khác.

Bảng 2.9: Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán

STT Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch

Tuyệt đối Tỷ lệ

I. Tài sản ngắn hạn 58.489.008.196 75.077.751.504 16.588.743.308 28,36

1. Tiền và tương đương tiền 3.131.072.799 12.258.727.461 9.127.654.662 291,52

2. Hàng tồn kho 23.847.011.189 20.955.073.285 (2.891.937.904) (12,13)

II. Nợ ngắn hạn 58.125.963.402 61.259.003.017 3.133.039.615 5,39

III. Hệ số thanh toán hiện thời (I/II) 1,01 1,23 0,22 21,78

IV. Hệ số thanh toán nhanh (I – 2)/II 0,60 0,88 0,28 46,67

V. Hệ số thanh toán tức thời (1/II) 0,05 0,20 0,15 300,00

STT Chỉ tiêu 2012 2013 Chênh lệch

Tuyệt đối Tỷ lệ

I. EBIT 35.349.404.137 35.436.614.135 87.209.998 0,25

II. Lãi vay 4.542.383.642 4.056.168.582 (486.215.060) 10,70

Biểu đồ 2.8

(Nguồn: Bảng CĐKT và BCKQKD)

Về khả năng thanh toán nhanh:

Khả năng thanh toán nhanh của Công ty năm 2013 tăng so với năm 2012, từ 0,06 lần lên 0,88 lần cho thấy khả năng thanh toán các khoản Nợ ngắn hạn của Công ty mà không cần phải thanh lý Hàng tồn kho tăng lên. Nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán nhanh được cải thiện là do cuối năm 2013, tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn mạnh hơn so với tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn (cuối năm 2013, Tài sản ngắn hạn tăng 28,36% trong khi Nợ ngắn hạn chỉ tăng 5,39%). Khả năng thanh toán nhanh tăng lên góp phần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty thêm ổn định.

Về khả năng thanh toán tức thời:

Đây là một trong số những chỉ tiêu quan trọng phản ảnh năng lực thanh toán của Công ty bằng lượng tiền mặt hiện có. Năm 2013 Hệ số thanh toán tức thời tăng mạnh so với năm 2012, từ 0,05 lần lên 0,2 lần trong khi Hệ số thanh toán tức thời trung bình ngành năm 2013 mới chỉ đạt 0,18 lần. Nguyên nhân làm cho khả năng thanh toán tức thời tăng mạnh là do trong năm lượng Tiền và tương đương tiền tăng cao. Việc đảm bảo thanh toán các khoản NNH bằng lượng tiền mà Công ty hiện có tăng lên góp phần tạo thêm niềm tin cho các chủ nợ, khả năng ứng phó của Công ty trước những vấn đề tài chính cấp thiết cũng được cải thiện, rủi ro tài chính của Công ty giảm đi.

Về khả năng thanh toán lãi vay:

giảm xuống đã làm cho khả năng thanh toán lãi vay tăng lên 0,95 lần (từ 7,78 lần lên 8,74 lần), góp phần giúp Công ty tăng được khả năng thanh toán chi phí vốn bằng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh.

Tóm lại:

Khả năng thanh toán của Công ty tại thời điểm cuối năm 2013 được cải thiện hơn so với cuối năm 2012. Chính sách tài trợ ổn định hơn đã góp phần cải thiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn cho Công ty. Khả năng thanh toán bằng tiền, khả thanh toán nhanh, thanh toán tức thời, thanh toán lãi vay đều tăng lên góp phần giúp Công ty tránh được những rủi ro, căng thẳng trong vấn đề thanh toán cũng như đảm bảo uy tín đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, Công ty cũng cần điều chỉnh cho hợp lý để tránh tiền bị ứ đọng gây lãng phí khi mà khả năng thanh toán tức thời của Công ty đang vượt mức trung bình ngành; việc tăng mạnh của lượng tiền mặt cũng như các khoản đầu tư tài chính cũng là vấn đề mà Công ty cần chú trọng theo dõi và giám sát.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w