Tình hình biến động Nguồn hình thành Vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần (Trang 47)

Thông qua bảng 2.6và biểu đồ 2.5ta thấy, quy mô nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng đều đặn qua các năm, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô hoạt động, tăng cường nguồn vốn đầu tư để mở rộng sản xuất. Cơ cấu nguồn hình thành vốn kinh doanh cũng có sự biến động qua các năm, tuy nhiên sự biến động là không lớn. Xu hướng chung về sự biến động cơ cấu nguồn hình thành vốn kinh doanh là sự tăng lên của tỷ trọng Nợ và giảm dần của tỷ trọng Vốn chủ sở hữu. Đến thời điểm cuối năm 2013, tỷ trọng Nợ phải trả đã tăng lên đạt mức 54,6%.Nợ phải trả tăng lên làm cho khả năng tự chủ tài chính của Công ty có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên so sánh với tỷ trọng

nợ trung bình ngành hiện đang ở mức 60% thì tình hình tài chính của Công ty vẫn đang trong tầm kiểm soát. Phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu trong nguồn hình thành vốn kinh doanh cho ta cái nhìn sâu sắc và cụ thể hơn.

Đối với Nợ phải trả:

Nợ phải trả của Công ty trong những năm qua có xu hướng tăng lên cả về quy mô và tỷ trọng. Đến thời điểm cuối năm 2013 Nợ phải trả tăng gần 3,7 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 6,3% so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả tăng lên là do cả Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn tăng lên, cụ thể: Tại thời điểm cuối năm 2013 Nợ ngắn hạn tăng hơn 3,1 tỷ đồng, Nợ dài hạn tăng hơn 530 triệu đồng.

Cơ cấu Nợ phải trả biến động theo xu hướng giảm tỷ trọng Nợ ngắn hạn, tăng tỷ trọng Nợ dài hạn, tuy nhiên tại cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm Nợ ngắn hạn đều chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng Nợ phải trả: Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 99,7% tại thời điểm đầu năm 2013 và giảm xuống còn 98,8% vào thời điểm cuối năm2013.

Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ

A -Nợ phải trả 58.326.263.402 53,76 61.997.284.017 54,61 3.671.020.615

I. Nợ ngắn hạn 58.125.963.402 99,66 61.259.003.017 98,81 3.133.039.615

1.Vay và nợ ngắn hạn 30.000.000.000 51,61 40.000.000.000 65,30 10.000.000.000

2.Phải trả người bán 16.527.645.000 28,43 11.465.432.793 18,72 (5.062.212.207) (30,63) 3.Thuế và các khoản phải nộp NN 81.286.078 0,14 635.462.500 1,04 554.176.422 681,76

4.Chi phí phải trả 7.600.000 0,01 16.610.727 0,03 9.010.727 118,56

5.Phải trả, phải nộp khác 11.509.432.324 19,80 9.141.496.997 14,92 (2.367.935.327) (20,57)

II. Nợ dài hạn 200.300.000 0,34 738.281.000 1,19 537.981.000 268,59

1.Vay và nợ dài hạn 200.300.000 100 738.281.000 100 537.981.000 268,59

B - Vốn chủ sở hữu 50.177.020.676 46,24 51.535.334.165 45,39 1.358.313.489

1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 32.000.000.000 63,77 32.000.000.000 62,09 - 2.LNST chưa phân phối 18.177.020.676 36,23 19.535.334.165 37,91 1.358.313.489

Tổng nguồn vốn 108.503.284.078 100 113.532.618.182 100 5.029.334.104

C. Hệ số vốn chủ 46,24 45,39

Biểu đồ 2.5: Biến động nguồn hình thành Vốn kinh doanh

Vay và nợ ngắn hạn là khoản mục đáng quan tâm nhất trong Nợ ngắn hạn.Vay nợ ngắn hạn tại các thời điểm đều là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất. Tại thời điểm cuối năm 2013, tỷ trọng Vay nợ ngắn hạn lên mức 65,3%. Vay nợ ngắn hạn ở mức cao và có xu hướng tăng cho thấy nhu cầu vốn ngắn hạn của Công ty đang ở mức cao, thể hiện được uy tín trong việc huy động các nguồn vay ngắn hạn của Công ty song cũng làm cho tình hình tài chính trở nên căng thẳng nếu Công ty không đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.

Bên cạnh đó, Phải trả người bán cũng là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu Nợ ngắn hạn, đáng được Công ty chú trọng theo dõi và xem xét. Cuối năm 2013 phải trả người bán giảm 30,6% so với thời điểm đầu năm. Xuất phát từ tình hình thực tế năm 2013 khó khăn chung của kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến tất cả doanh nghiệp, do đó lượng vốn mà các doanh nghiệp có thể tài trợ cho nhau bị thu hẹp. Lượng vốn có khả năng chiếm dụng bị thu hẹp trong khi Nợ phải thu tăng lên là một trong những nguyên nhân đẩy Vay và nợ ngắn hạn tăng lên..

Như vậy, phân tích tình hình biến động các khoản mục trong Nợ ngắn hạn cho thấy, nguồn vốn ngắn hạn mà Công ty chiếm dụng được từ các đối tượng trong tổng nguồn vốn nợ của Công ty là cao và có xu hướng tăng ở hầu hết các chỉ tiêu, qua đó cho thấy uy tín trong kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, tất cả các khoản chiếm dụng này đều có tính chất ngắn hạn, phải thanh toán nhanh chóng do đó Công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng chiếm dụng quá lâu gây mất uy tín trong thanh toán cũng như mất lòng tin đối với bạn hàng.

Nợ dài hạn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn nợ của Công ty. Vay và nợ dài hạn là chỉ tiêu duy nhất trong Nợ dài hạn, Công ty không có Phải trả dài hạn người bán hay các khoản phải trả dài hạn nội bộ khác. Vay và nợ dài hạn biến động theo xu hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu nguồn vốn nợ. Cuối năm 2013, Nợ dài hạn tăng gần 540 triệu đồng so với thời điểm đầu năm, tương ứng với tốc độ tăng gần 270%. Tuy nhiên, quy mô Nợ dài hạn của Công ty ở mức khá khiêm tốn, tỷ trọng Nợ dài hạn của Công ty là khá nhỏ (cuối năm 2013 quy mô Nợ dài hạn mới đạt mức gần 740 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1.19% trong cơ cấu nguồn vốn nợ) cho thấy Công ty không chú trọng vào khai thác nguồn vốn này. Sử dụng Nợ dài hạn ở mức thấp một mặt giúp Công ty hạn chế được chi phí cao khi đi huy động, tuy nhiên việc Công ty sử dụng nhiều nguồn vốn tự có để đầu tư dài hạn thay vì việc huy động Nợ dài hạn có thể làm giảm khả năng sinh lời Vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ bao gồm 2 khoản mục là Vốn đầu tư của chủ sở hữu và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, trong đó Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng cơ cấu Vốn chủ sở hữu, cụ thể: Tại thời cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm 2013, Vốn góp của cổ đông vẫn giữ ở mức 32 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng giảm đi vào thời điểm cuối năm (nhưng mức giảm là không đáng kể, từ 63,8% xuống 62,1%) do sự gia tăng của Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Xét một cách tổng quát, tiềm lực Vốn chủ sở hữu của Công ty là lớn, khả năng tự chủ tài chính cao. Bên cạnh đó, Vốn chủ sở hữu được bổ sung thêm từ hiệu quả kinh doanh giúp Công ty nâng cao tiềm lực tài chính. Vấn đề đáng lưu ý là việc trích lập các quỹ trong Công ty. Trong năm tới, Công ty cần chú ý xem xét việc có nên trích lập các quỹ hay không để nâng cao năng lực kinh doanh cho Công ty.

2.2.2 Thực trạng quản trị VKD tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần 2.2.2.1 Thực trạng quản trị Vốn lưu động

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Ngọn Lửa Thần (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w