1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty cổ phần thương mại miền núi thanh hoá

111 221 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 413,75 KB

Nội dung

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Trang

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU v

LỜI MỞ ĐẦU v

Chương 1: Lý luận chung về nợ phải thu và quản trị nợ phải thu của doanhnghiệp 4

1.1 Nợ phải thu của doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm, nội dung nợ phải thu 4

1.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến nợ phải thu của doanh nghiệp 8

1.1.3 Tác động của nợ phải thu đối với hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp 10

1.2 Quản trị nợ phải thu ở doanh nghiệp 11

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp 11

1.2.2 Nội dung quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp 13

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp 241.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THU CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN MIỀN NÚI THANH HÓA TRONG THỜI GIAN QUA 29

2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần thương mại miền núiThanh Hoá 29

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của công ty 31

2.1.3 Tình hình tài chính của công ty 44

2.2 Thực trạng quản trị nợ phải thu của công ty cổ phần thương mại miền núiThanh Hoá trong thời gian qua 63

2.2.1 Thực trạng nợ phải thu 63

Trang 3

2.2.2 Thực trạng quản trị nợ phải thu 73

2.3 Đánh giá chung công tác quản trị nợ phải thu của công ty 82

2.3.1 Những kết quả đạt được 82

2.3.2 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân 83

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢNTRỊ NỢ PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚITHANH HÓA 85

3.1 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 85

3.1.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới 85

3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 88

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cương quản trị nợ phải thu của công tycổ phần miền núi Thanh Hóa 89

3.2.1 Hoàn thiện chính sách bán chịu 89

3.2.2 Thực hiện công tác dự báo nợ phải thu 93

3.2.3 Tổ chức theo dõi, kiểm soát các khoản nợ phải thu khoa học, chặt chẽ

Trang 5

DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA

CÔNG TY MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY 47

BẢNG 2.2: CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN .51

Bảng 2.3 CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN THEO THỜIGIAN NĂM 2013-2014-2015 54

BẢNG 2.4 CÁC HỆ SỐ PHẢN ÁNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN 56

BẢNG 2.5 MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 58

Bảng 2.6: So sánh nợ phải thu và nợ phải trả do chiếm dụng 62

BẢNG 2.7: BIẾN ĐỘNG QUY MÔ NỢ PHẢI THU 64

BẢNG 2.8: KHOẢN PHẢI THU MỘT SỐ KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU .67BẢNG 2.9: CƠ CẤU NỢ PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU .67BẢNG 2.10 CƠ CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC KHOẢN PHẢI THU 69

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hoà nhập với nền kinh tế thếgiới Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2015, Bộ trưởng,Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, chủ trương củaĐảng và Nhà nước ta là chủ động hội nhập quốc tế, chuẩn bị tốt các điều kiệnđể khai thác tối đa những cơ hội thuận lợi, hạn chế thấp nhất các tác động tiêucực của quá trình hội nhập quốc tế Ông cho biết: “Đến nay nước ta đã ký kết10 Hiệp định thương mại tự do và đang tiếp tục đàm phát 5 FTA khác” Điềunày dẫn đến hệ quả gì cho các doanh nghiệp Việt Nam? Các thị trường vốn,tài chính, tiêu thụ và sản xuất được mở rộng Nhưng đi cùng với đó, sự cạnhtranh với mỗi doanh nghiệp càng khốc liệt hơn với thị trường mở rộng vớinhiều đối thủ cạnh tranh, yêu cầu của khách hàng cao hơn.

Để đáp ứng với tính cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp phải luôn khôngngừng làm mạnh doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp hoạt động ngày cànghiệu quả Một trong những vấn đề mà doanh nghiệp phải đối mặt cùng vớinền kinh tế ngày càng phát triển đó là các mối quan hệ tín dụng ngày càng trởnên đa dạng và phức tạp

Mối quan hệ này được nhìn nhận từ hai phía: phía người cho vay(bêncung cấp tín dụng hay chủ nợ) và phía người đi vay (bên nhận tín dụng haykhách nợ) Mối quan hệ này được đặt trong sự cạnh tranh khốc liệt giữa cácdoanh nghiệp cùng ngành hoặc tình trạng chung của nền kinh tế.

Hiện nay, ở nước ta đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng cao, trong đórủi ro về tổn thất nợ khó đòi là một trong những yếu tố cần được kiểm soátchặt chẽ Trong khi nền kinh tế biến động không ngừng, nợ khó đòi có xuhướng ngày gia tăng Nó làm xấu đi mối quan hệ hợp tác giữa các doanhnghiệp với nhau, và làm suy giảm khả năng cạnh tranh doanh nghiệp Vấn đề

Trang 7

quản lý nợ phải thu ngày càng phải được doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ vàđặt lên hàng đầu Nhận thấy tính cần thiết của việc quản trị nợ phải thu, quaquá trình thực tập ở công ty cổ phần thương mại miền núi Thanh Hoá, em đã

đi sâu và quyết định chọn đề tài: “Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cườngquản trị nợ phải thu của công ty cổ phần thương mại miền núi ThanhHoá”.

2 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu các vấn đề lý luận chung liên quanđến công tác quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp, thông qua đó đánh giá vềthực trạng công tác quản trị nợ phải thu tại công ty cổ phần thương mại miềnnúi Thanh Hoá, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý.

4 Phạm vi nghiên cứu

-Về không gian: Đề tài nghiên cứu công tác quản trị nợ phải thu và cácgiải pháp tăng cường quản trị nợ phải thu tại Công ty cổ phần thương mạimiền núi Thanh Hoá, số 100 Triệu Quốc Đạt, phường Điện Biên, thành phốThanh Hoá.

-Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về công tác quản trị nợ phải thu thôngqua Báo cáo tài chính năm 2014, 2015 (Báo cáo đã được kiểm toán), đồngthời đề xuất các giải pháp trong những năm tới.

Trang 8

5 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lenin, phươngpháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kế, logic… đồng thời sử dụng cácbảng biểu để minh hoạ.

6 Kết cấu đề tài

Nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về nợ phải thu và quản trị nợ phải thu củadoanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản trị nợ phải thu của công ty cổ phầnthương mại miền núi Thanh Hoá trong thời gian qua

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị nợ phảithu của công ty cổ phần thương mại miền núi Thanh Hoá

Trang 9

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ PHẢI THU VÀ QUẢNTRỊ NỢ PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Nợ phải thu của doanh nghiệp1.1.1 Khái niệm, nội dung nợ phải thu

1.1.1.1 Khái niệm

Nợ là biểu hiện mối quan hệ giữa chủ nợ, khách nợ thông qua một hoặcnhiều đối tượng nợ Chủ nợ và khách nợ có thể là những tổ chức kinh tế haynhững cá nhân có mối quan hệ làm ăn mua bán, trao đổi với nhau Nợ baogồm nợ phải thu và nợ phải trả Trên bảng cân đối kế toán, nợ phải thu đượctheo dõi bên Tài sản, còn nợ phải trả được theo dõi bên Nguồn vốn.

Nợ phải thu phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khithực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và trong trường hợp liênquan đến bộ phận vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời (mượn ngắnhạn, chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên, giá trị tài sản thuế mà chưa xử lý…)

Nợ phải thu là tài sản của đơn vị nhưng đang bị các tổ chức, tập thể, cánhân khác chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm thu hồi Những tài sản đó lànhững khoản phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vớicác đối tác.

1.1.1.2 Phân loại nợ phải thu

Trên thực tế, có rất nhiều cách phân loại nợ phải thu, tôi xin phân loạinợ phải thu thành các mục như sau:

1 Phải thu khách hàng

Phải thu khách hàng là khoản tiền mà khách hàng đã mua nợ doanhnghiệp, tức là khách hàng đã được doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụnhưng chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp.

a Theo khả năng thu hồi, phải thu khách hàng bao gồm:

Trang 10

- Nợ có khả năng thu hồi: Đây là những khoản phải thu vẫn còn hạnthanh toán và khách hàng vẫn đang hoạt động kinh doanh tốt Những khoảnphải thu này một mặt đem lại cho doanh nghiệp những mối quan hệ tốt vớikhách hàng, một mặt là động lực thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

- Nợ không có khả năng thu hồi (nợ khó đòi): Theo Thông tư228/2009/TT-BTC, ngày 07 tháng 12 năm 2009, định nghĩa:

- Nợ khó đòi là các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, hoặc nợphải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không cókhả năng thanh toán Và phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợvề số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lýhợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác

- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khếước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (cáccông ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tìnhtrạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bịcác cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết

+ Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như không có khả năngthu hồi và được xử lý theo quy định

b Theo thời gian thu hồi, nợ phải thu bao gồm:

- Nợ trong hạn: Những khoản tiền hàng mà khách hàng chưa thanhtoán cho doanh nghiệp, nhưng vẫn còn trong thời hạn quy định trong hợpđồng mua bán được coi là những khoản phải thu trong hạn

Trang 11

- Nợ quá hạn: Là những khoản nợ phải thu đã vượt quá thời hạn quyđịnh trả nợ trong hợp đồng trao đổi hàng hoá mà khách nợ vẫn chưa thanhtoán tiền cho doanh nghiệp

c Theo hình thức bảo lãnh, nợ phải thu bao gồm:

Theo hình thức này, doanh nghiệp khi trao đổi hàng hoá việc thu tiềnvề ngay hay còn cho đối tác nợ lại dựa trên uy tín của đối tác với doanhnghiệp Có 2 hình thức nợ như sau:

- Nợ có bảo lãnh: Thường áp dụng với những khách hàng mới xuất hiệntrên thị trường mà doanh nghiệp chưa nắm được tình hình hoạt động kinhdoanh của nó hoặc với những khách hàng mà đã từng có những dấu hiệu làmăn thua lỗ hay có những bằng chứng chứng minh khách hàng này có tiền sửthiếu nợ với những đối tác khác trong kinh doanh

- Nợ không có bảo lãnh: Thường áp dụng với những khách hàng lâunăm của doanh nghiệp; những khách hàng có uy tín trong hoạt động kinhdoanh, trong mối quan hệ với đối tác Đây là những khách hàng lớn, có uy tínvới doanh nghiệp Trong quan hệ mua bán, khách hàng không cần phải có tàisản đảm bảo hay cầm cố, bảo lãnh.

d Theo tính chất của khách nợ:

Việc phân loại khách hàng theo mối quan hệ làm ăn lâu dài là rất quantrọng bởi nó là nguyên nhân ảnh hưởng tới các quyết định trong chính sách tíndụng cũng như thời hạn tín dụng, hạn mức tín dụng mà doanh nghiệp quyếtđịnh đưa ra cho khách hàng trong các trao đổi.

- Phải thu của khách hàng mới- Phải thu của khách hàng lâu năm2 Trả trước cho người bán

Trả trước cho người bán là khoản tiền mà doanh nghiệp đặt trước chongười bán để nhận hàng nhằm mục đích nhận chiết khấu từ phía khách hàng

Trang 12

là nhà cung cấp Doanh nghiệp trả tiền trước cho người bán còn nhằm mụcđích đảm bảo nhận được hàng trong trường hợp thị trường đang khan hiếmhàng hoá, khi nhà cung cấp có quá nhiều đối tượng muốn mua hàng

3 Thuế GTGT được khấu trừ (đối vói doanh nghiệp nộp thuế GTGTtheo phương pháp khấu trừ)

Là phần thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách Nhà nướcchưa hoàn trả Thông thường các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá thườngmua nguyên vật liệu bao gồm cả thuế GTGT đầu vào Doanh nghiệp sử dụngvật liệu đó để sản xuất ra hàng hoá bán ra thị trường với giá thanh toán baogồm cả thuế GTGT đầu ra.

Nếu thuế GTGT đầu ra > GTGT đầu vào thì doanh nghiệp nộp lại chongân sách nhà nước phần dôi ra đó

Ngược lại, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ khuế một khoản là: Khoản thuế được khấu trừ = GTGT đầu vào – GTGT đầu ra

Nhưng trong kỳ hoạt động thì doanh nghiệp chưa được ngân sách Nhànước hoàn trả thì nợ thuế GTGT được khấu trừ đó sẽ được ghi vào công nợphải thu ngân sách nhà nước

4 Phải thu nội bộ

Phải thu nội bộ thường phát sinh trong các doanh nghiệp có sự phâncấp kinh doanh, quản lý và công tác kế toán Nó bao gồm các nợ vốn, kinhphí cho cấp dưới, các nợ thu hộ, chi hộ giữa cấp trên và cấp dưới trực thuộcvà các nợ khác

Trang 13

- Nợ phải thu do bắt bồi thường, nợ phải thu về khoản nợ tiền hoặc vậttư có tính chất tạm thời, trị giá tài sản thuế chưa xử lý…

1.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến nợ phải thu của doanh nghiệp

Thứ hai, do năng lực yếu kém của nhân viên quản lý công nợ và nhân

viên thẩm định tài chính khách hàng của doanh nghiệp: Các nhân viên cónăng lực yếu kém có thể đưa ra những nhận định sai về năng lực tài chínhkhách hàng của doanh nghiệp dẫn tới sai sót trong chính sách bán chịu củadoanh nghiệp Việc này sẽ làm tăng quy mô các khoản phải thu khi mà kháchhàng của doanh nghiệp có khả năng tài chính kém nhưng lại được hưởngchính sách ưu đãi của doanh nghiệp

Hoặc là những nhân viên thiếu trách nhiệm trong công việc, không làmđúng quy trình công việc dẫn tới đánh giá sai khách hàng cũng là một nguyênnhân ảnh hưởng giá trị các khoản phải thu Đây thuộc về vấn đề về đạo đứcnghề nghiệp

2 Nhân tố khách quan

Thứ nhất, do năng lực yếu kém của bản thân khách hàng mua chịu:

Nhiều doanh nghiệp không thích nghi được với thị trường, và tính toán đượcmức bán hàng, quyết định mua một khối lượng hàng hoá quá lớn, thanh toántrả chậm nhưng không thể bán được hàng hoặc có các nguyên nhân khác làmứ đọng hàng hoá dẫn tới việc không thể thanh toán được các khoản nợ phải

Trang 14

trả Nhiều doanh nghiệp chưa có khả năng kiểm soát nguồn tiền của mình,mất cân đối về dòng tiền, dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Thứ hai, do đối tác của doanh nghiệp là khách hàng vay nợ lâm vào

tính trạng không thể hoàn trả nợ làm cho khách hàng của doanh nghiệp khócó khoản tiền để trả cho doanh nghiệp

Thứ ba, sự biến động của thị trường và các rủi ro trong kinh doanh.

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt làm cho doanh nghiệp khôngcó khả năng thích ứng kịp thời, kinh doanh khó khăn dẫn đến tình trạng mấtkhả năng thanh toán Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nềnkinh tế thế giới, việc tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu thayđổi liên tục là chuyện hay xảy ra luôn là một thách thức với doanh nghiệp

Thứ tư, sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có ảnh

hưởng rất lớn tới tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó có thểlà nguồn động lực thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhưng cũng cóthể là rào cản trong sự phát triển của các doanh nghiệp Tuy nhiên khi đề cậpđến vấn đề nợ tồn động ta đề cập đến các bất lợi mà chính sách kinh tế vĩ mômang tới cho khách hàng Các thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô quantrọng nhất là thay đổi về thuế quan Ví dụ: Khi Chính Phủ tăng thuế nhậpkhẩu sẽ làm tăng giá các sản phẩm nhập khẩu và do đó làm giảm tiêu dùngnên doanh thu của các doanh nghiệp bán các mặt hàng nhập khẩu giảmxuống Nhưng khi Chính Phủ giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng này lại bánchạy trong nước làm cho các doanh nghiệp phải cạnh tranh mạnh hơn trên thịtrường trong nước Khi đó, các doanh nghiệp sẽ thúc nới lỏng chính sách bánchịu Điều này làm cho các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp tăng lên.

Thứ năm, môi trường pháp lý cũng có thể làm phát sinh nợ khó đòi nếu

sự thay đổi về pháp lý ảnh hưởng tới hoạt động của người vay Khi mà nhữngrào cản về môi trường pháp lý (quá nhiều thủ tục, chậm trễ trong việc xử lý

Trang 15

công việc) sẽ làm cho người vay hoặc đối tác gặp khó khăn trong hoạt độngkinh doanh và kéo theo việc khó khăn trong việc thanh toán nợ.

Như vậy, với bất cứ nguyên nhân nào cũng có khả nang dẫn tới nợ phảithu, tuy nhiên tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng là nguyên nhântrực tiếp và quan trọng nhất trong việc nảy sinh các khoản nợ khó đòi ởdoanh nghiệp Do đó, việc đánh giá năng lực bán hàng là điều vô cùng cầnthiết trong cộng tác quản lý các khoản phải thu khó đòi.

1.1.3 Tác động của nợ phải thu đối với hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp

a Tác động của nợ phải thu đến doanh thu, lợi nhuận

Việc chấp nhận cho khách hàng có thể thanh toán chậm tiền mua sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ sẽ kích thích khách hàng cũ mua nhiều hàng hoá sản phẩm hơnvà thu hút những khách hàng mới tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ doanhnghiệp Điều này giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, tăng khả năng cạnh tranhtrên thị trường qua đó góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận

b Tác động của nợ phải thu đến chi phí

- Những khoản nợ phải thu quá hạn phát sinh đều làm tăng chi phí củadoanh nghiệp Các chi phí liên quan đến nợ như: chi phí quản lý nợ và thu nợdo trả lương cho nhân viên thu nợ, chi phí chiết khấu, chi phí cơ hội củavốn…sẽ kéo theo tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp gia tăng.

- Trong trường hợp, các khoản nợ phải thu quá hạn phải giải quyếtbằng kiện tụng cũng làm mất thời gian, chi phí của doanh nghiệp

c Tác động của nợ phải thu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp- Việc chấp nhận cho khách hàng trả chậm cho thấy sự thiện chí trongkinh doanh của doanh nghiệp, cho thấy doanh nghiệp sẵn sàng kinh doanh lâudài với khách hàng và tạo điều kiện trong trường hợp khách hàng không cókhả năng thanh toán ngay tiền hàng Điều này giúp doanh nghiệp mở rộnghoạt động của mình

Trang 16

- Hiệu quả quản ls nợ phải thu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn củadoanh nghiệp Nợ phải thu là tài sản của doanh nghiệp, thực tế là tiền vốn củadoanh nghiệp bị chiếm dụng Nợ phải thu tăng lên làm tăng số vốn lưu độngcủa doanh nghiệp, kỳ luân chuyển vốn lưu động kéo dài, tốc độ luân chuyểnvốn lưu động chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp

- Nếu nợ phát sinh quá nhiều khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạngthiếu vốn sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanhnghiệp Trong hoàn cản số vốn kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế thìviệc đầu tư quá nhiều vào khoản phải thu sẽ khiến doanh nghiệp không đủlượng vốn đầu tư vào các tài sản khác như vốn bằng tiền hay hàng tồn khogây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của doanh nhiệp.

- Nợ phải thu phát sinh nếu không có biện pháp quản lý và kiểm soátchặt chẽ sẽ dẫn tới tình trạng vốn bị chiếm dụng kéo dài làm suy yếu tình hìnhtài chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng mất khảnăng thanh khoản trong ngắn hạn, thậm chí là phá sản.

d Tác động của nợ phải thu đến giá trị của doanh nghiệp

- Trong trường hợp nợ phải thu khó đòi dẫn đến kiến tụng một mặt vừalàm xấu đi quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, một mặt làm giảm uytín doanh nghiệp với các đối tác Tâm lý của các đối tác muốn làm ăn với mộtdoanh nghiệp sạch sẽ, không dính líu đến pháp luật, điều này có thể làm giảmuy tín, tín nhiệm của đối tác với doanh nghiệp

1.2 Quản trị nợ phải thu ở doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm

Cùng với quản trị tiền mặt và hàng tồn kho, quản trị nợ phải thu có liênquan tới quyết định về quản trị tài sản của Giám đốc tài chính Quyết địnhquản trị nợ phải thu gắn liền với việc đánh đổi giữa chi phí liênn quan đến nợphải thu và doanh thu tăng thêm do bán chịu hàng hoá

Quản trị nợ phải thu đòi hỏi trả lời năm tập hợp các câu hỏi sau:

Trang 17

1 Doanh nghiệp đề nghị bán hàng hoá hay dịch vụ của mình với điềukiện gì? Dành cho khách hàng thời gian bao lâu để thanh toán tiền mua hàng?Doanh nghiệp có chuẩn bị giảm giá cho khách hàng thanh toán nhanh không?

2 Doanh nghiệp cần đảm bảo gì về số tiền khách hàng nợ? Chỉ cầnkhách hàng ký vào biên nhận, hay buộc khách hàng ký một loại giấy nhận nợchính thức nào khác?

3 Phân loại khách hàng: loại khách hàng nào có thể trả tiền vay ngay?Để tìm hiểu doanh nghiệp có nghiên cứu hồ sơ quá khứi hay các báo cáo tàichính đã qua của khách hàng không? Hay doanh nghiệp dựa vào chứng nhậncủa khách hàng?

4 Doanh nghiệp chuẩn bị dành cho từng khách hàng với những hạnmức bán chịu như thế nào để tránh rủi ro? Doanh nghiệp có từ chối bán chịucho các khách hàng mà doanh nghiệp nghi ngờ? Hay doanh nghiệp chấp nhậnrủi ro có một vào món nợ khó đòi và điều này xem như là chi phí của việc xâydựng một nhóm hàng lớn thường xuyên?

5 Biện pháp nào mà doanh nghiệp áp dụng khi thu nợ đến hạn? Doanhnghiệp theo dõi thanh toán như thế nào? Doanh nghiệp làm gì với nhữngkhách hàng trả tiền miễn cưỡng?

1.2.1.2 Mục tiên quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp

Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp,liên quan đến các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp, đồng thờinội dung các nợ phải thu cũng có tính chất đa dạng gắn liên với sự đa dạngtrong các giao dịch phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp Đặc biệt nợphải thu của các đối tượng bên ngoài xảy ra trong các giao dịch kinh doanh cóthể xảy ra những rủi ro làm chậm hoặc thậm chí không thể thu hồi nợ, ảnhhưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

Do tính chất đa dạn về nội dung, đối tượng phải thu cũng như nhữngrủi ro có thể xảy ra nên cần phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ tình hình nợphải thu này từ lúc phát sinh giao dịch Chính vì thế mà nhà quản trị tài chính

Trang 18

và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền của doanh nghiệp Quađó nhận diện những nợ tín dụng có vấn đề và thu nhập những tín hiệu để quảnlý những khoản nợ hao hụt Từ đó, ta thấy mục tiêu chủ yếu khi thực hiệnquản lý nợ phải thu là:

Thứ nhất, đưa ra những chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình sản

xuất, tiêu thụ sản phẩm Tại mỗi doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh cácsản phẩm, dịch vụ việc quẩn lý nợ phải thu sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tính hìnhtiêu thụ sản phẩm kéo theo sự biến đổi trong doanh thu, từ đó ảnh hưởng tớihoạt động sản xuất kinh doanh tức là đã ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động củadoanh nghiệp đó Như vậy quản lý nợ phải thu trước tiên là đảm bảo cho khảnăng tiêu thụ sản phẩm ổn định đem lại doanh thu tốt nhất cho doanh nghiệp

Thứ hai, hạn chế nợ phải thu ở mức thấp nhất có thể để lành mạnh hoá

tài chính của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động luônnhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở nâng cao chất lượng doanhnghiệp Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần có hoạt động tài chính tốt.Bởi khi hoạt động tài chính càng tốt thì doanh nghiệp sản xuất sẽ có ít nợ, khảnăng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn và cũng ít bị chiếm dụng, từ đósẽ làm giảm các khoản nợ phải thu và nợ phải trả, hạn chế được rất nhiều chiphí phát sinh khi phải xử lý các khoản nợ trên

Thứ ba, quản lý nợ phải thu nhằm nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất

kinh doanh của các bạn hàng, từ đó đưa ra quyết định tốt nhất trong quá trìnhmua bán trao đổi hàng hoá với khách hàng đó

1.2.2 Nội dung quản trị nợ phải thu của doanh nghiệp

Trong quá trình thu tiền theo hoá đơn bán chịu cũ thì doanh nghiệp vẫntiếp tục bán hàng hoá và sẽ xuất hiện những hoá đơn bán chịu mới Trongkinh doanh một doanh nghiệp mua chịu và bán chịu là công việc thường ngày.Độ lớn của các khoản nợ phải thu của một doanh nghiệp thay đổi theo thờigian, tuỳ thuộc vào tốc độ thu hồi nợ cũ và tạo ra nợ mới, cũng như sự tácđộng của những điều kiện kinh tế chung nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh

Trang 19

nghiệp Nhưng cũng có một số biến số có thể kiểm soát được có thể tác độngđến quy mô của các khoản nợ phải thu một các mạnh mẽ.

Sơ đồ : Quy trình nguyên lý quản trị nợ phải thu

So sánh lợinhuân và chiphi gia tăng

Quyết địnhchính sách bán chịu

Trang 20

Để quản lý được nợ phải thu, doanh nghiệp phải đưa ra được nhữngchính sách liên quan để theo dõi, xử lý tình huống cụ thể:

1.2.2.1 Xác định chính sách bán chịu đối với khách hàng

Nợ phải thu của doanh nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tốnhư tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chínhsách bán chịu của doanh nghiệp Trong các yếu tố này, chính sách bán chịuảnh hưởng mạnh nhất đến các khoản phải thu Giám đốc tài chính có thể thayđổi giữa lợi nhuận và rủi ro Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể kích thíchđược nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽlàm phát sinh nợ phải thu, và bao giờ cũng sẽ phát sinh chi phí đi kèm nợ phảithu nên Giám đốc tài chính cần xem xét cẩn thận sự đánh đổi này.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách bán chịu của doanh nghiệp:- Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ

- Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ- Tình trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp- Tình trạng tài chính của các doanh nghiệp

Xem xét chính sách bán chịu là xem xét đến các vấn đề như tiêu chuẩnbán chịu, điều khoản bán chịu, rủi ro bán chịu

a Tiêu chuẩn bán chịu

Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín, vị thế tíndụng của khách hàng để được doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hoáhoặc dịch vụ Mỗi doanh nghiệp đều thiếp lập tiêu chuẩn bán chịu của mìnhchính thức hoặc không chính thức

Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnhhưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp Nếu đối thủ cạnh tranh mởrộng chính sách bán chịu trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này thìnỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh

Trang 21

hưởng rất lớn và tác dụng kích thích nhu cầu Về mặt lý thuyết nên hạ thấptiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo rado gia tăng doanh thu như là kết quả của chính sách bán chịu vượt mức chiphí phát sinh do bán chịu Ở đây có sự đánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm vàchi phí liên quan đến nợ phải thu tăng thêm do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu.

Khi các tiêu chuẩn bán chịu tăng lên ở mức cao hơn, dẫn đến doanh số bángiảm và ngược lại khi các tiêu chuẩn bán chịu giảm thì doanh số tăng Tuy nhiên,như vậy đồng nghĩa với việc sẽ thu hút nhiều khách hàng có tiềm lực tài chínhyếu Hơn nữa, kỳ thu tiền bình quân tăng lên, doanh nghiệp có khả năng gặpnhững món nợ khó đòi nhiều hơn, khả năng thua lỗ cũng tăng lên.

b Điều khoản bán chịu

Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thờigian bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thờigian bán chịu cho phép

Ví dụ: Điều khoản bán chịu “2/10 net 30” nghĩa là khách hàng đượchưởng 2% chiếu khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày xuấthoá đơn và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng sẽ được trảchậm trong thời gian 30 ngày kể từ ngày xuất hoá đơn Điều khoản bán chịuliên quan đến các vấn đề:

Thời gian bán chịu: Là độ dài thời gian mà các nợ bán chịu được phépkéo dài

Chiết khấu thương mại: Là phần tiền chiết khấu đối với những giaodịch mua hàng bằng tiền Chiết khấu thương mại tạo ra những khuyến khíchthanh toán sớm hơn các hợp đồng mua hàng

Thời hạn chiết khấu: Là thời gian mà nếu người mua thanh toán trướchoặc trong thời hạn đó thì người mua sẽ nhận được tỷ lệ chiết khấu

Trang 22

Tỷ lệ chiết khấu: Là tỷ lệ % của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừnếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu Nếu tăng tỷ lệ chiết khấu sẽkích thích người mua trả tiền sớm hơn, do đó, giảm được ký thu tiền bìnhquân Nhưng khi tăng tỷ lệ chiết khấu sẽ giảm doanh thu ròng, và dẫn tớigiảm lợi nhuận

1.2.2.2 Dự báo nợ phải thu của doanh nghiệp

Dự báo nợ phải thu của doanh nghiệp là quá trình xem xét quá khứ,nhìn nhận hiện tại và dự đoán tình hình nợ phải thu của doanh nghiệp trongtương lai đặt trong viễn cảnh nhất định Dự báo đưa ra các chỉ bảo quan trọnggiúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp tiếp tục hoạch định và đề ra giải pháp,chủ động trong việc đối phó với những biến động xảy ra nhằm thực hiện cácmục tiêu của doanh nghiệp Để dự báo được nợ phải thu thì doanh nghiệp sẽdựa trên cơ sở nguyên lý mối quan hệ giữa doanh thu và nợ phải thu

Số nợ phải thu ở khách hàng được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh thutiêu thụ dự kiến và số vòng quay tiền bán chịu cho khách hàng.

Trang 23

Trong đó :

Npt: số nợ phải thu dự kiến.

D : doanh thu tiêu thụ dự kiến trong kỳ.Dn : doanh thu tiêu thụ bình quân ngày.Th : Thời hạn thu hồi nợ bình quân.

Thời hạn thu hồi nợ bình quân (còn gọi là kỳ thu tiền bình quân) đượcxác định căn cứ vào số dư bình quân các khoản phải thu và doanh thu bìnhquân ngày của năm báo cáo theo công thức

       Dpt

Th=        Dn

-Trong đó

Dpt : số dư bình quân các khoản phải thu.Dn : doanh thu tiêu thụ bình quân ngày

1.2.2.3 Phân tích uy tín tài chính đối với khách hàng

Để tránh những tổn thất do nợ không thể thu hồi doanh nghiệpcần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định cónên bán chịu cho khách hàng đó hay không? Quy trình đánh giá uy tín củakhách hàng trải qua 3 bước:

(1) Thu thập thông tin về khách hàng

(2) Phân tích thông tin thu thập được để phán quyết về uy tín của kháchhàng

(3) Quyết định có bán chịu hay không?

Trang 24

Sơ đồ 1: Quy trình đánh giá uy tín của khách hàng

Trên cơ sở thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng, doanh nghiệp cóthể sử dụng hai phương pháp sau đây để đưa ra quyết định:

Phương pháp phỏng đoán: Phương pháp này thường áp dụng cho

khách hàng là pháp nhân (Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi thỏamãn 4 dấu hiệu sau đây:

+ Tồn tại dưới một hình thái xác định và phải được cơ quan có thẩmquyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận

chịuTừ chối bán chịu

Đánhgiáuy tínkháchhàngNguồn thông

tin kháchhàng:

-Báo cáo tàichính

-Báo cáo xếphạng tín dụng- Kiểm tra củaNgân hàng-Kiểm trathương mại

Trang 25

Và nó được tiến hành dựa trên:

Tư cách tín dụng: Là tính cách riêng hay là thái độ tự nguyện đối với

các nghĩa vụ trả nợ và được đánh giá trên cơ sở dữ liệu về những lần muachịu trước đó

Năng lực trả nợ: Là khả năng thanh toán nhanh các món nợ và được

đánh giá trên cơ sở khả năng thanh toán hiện tại và dòng tiền dự kiến liênquan đến tổng nợ cũng như thời điểm phải trả

Vốn: Là sự đo lường về sức mạnh tài chính dài hạn của khách hàng

được đánh giá bằng việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng

Thế chấp: Là những tài sản mà khách hàng có thể sử dụng để đảm bảo

cho các khoản nợ

Điều kiện kinh tế: Là điều kiện đề cập đến xu thế phát triển ngành kinh

doanh hoặc tiềm năng của nền kinh tế

Phương pháp này chủ yếu dựa vào sự phán đoán, do đó cần khắc phụctính chủ quan khi thu thập thông tin

Phương pháp thống kê: Áp dụng với khách hàng cá nhân và dựa trên

những số liệu thống kế đã thu thập được để đánh giá khách hàngMột số câu hỏi để đánh giá khách hàng mua chịu:

1 Tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại và lĩnh vực kinh doanh hiện tại củakhách hàng có mối quan hệ ra sao?

2 Vị trí của khách hàng trong ngành (đang phát triển, được củng cốhay bị cạnh tranh gay gắt?)

3 Khả năng kinh doanh của khách hàng trong các thời kỳ khó khăntrong quá khứ?

4 Ngành kinh doanh của khách hàng hiện nay ra sao (dư thừa sảnlượng, nhu cầu tăng lên hay giảm đi…?)

Trang 26

1.2.2.4 Cơ chế quản lý và thu hồi công nợ của doanh nghiệp

Chính sách thu hồi công nợ là cách thức áp dụng để giải quyết các nợphải thu trong hạn và quá hạn thanh toánh

Trong một doanh nghiệp luôn luôn có một mâu thuẫn quyền lời tiềm ẩngiữa bộ phận thu hồi nợ và bộ phận bán hàng Bộ phận bán hàng thường thanphiền rằng ngay khi họ mở rộng tập khách hàng mới thì bộ phận thu hồi nợ đãđuổi các khách hàng này đi bằng các bức thư đe dọa Và ngược lại, bộ phậnthu hồi nợ rất đau đầu rằng tại sao lực lượng bán hàng chỉ bận tâm tìm đơnđặt hàng mà không cần nghĩ đến hàng hoá bán sau này có thu tiền đượckhông?

Khi các khách hàng chậm thanh toán, bước đầu tiên là gửi một bản saokê tài khoản nợ (bản thanh toán) đến khách hàng Tiếp theo đó sử dụng emailhoặc điện thoại nhắc nợ càng ngày càng thúc bách hơn

Nếu các công ty này không có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ nhờ đếncông ty thu hồi nợ Và công ty phải chi trả cho công ty thu hồi nợ một khoảntiền nhất định được tính bằng % trên giá trị khoản nợ

Biện pháp cuối cùng là đưa khoản nợ khách hàng ra toà

Khi đến hạn tín dụng mà khách hàng chưa thanh toán thì khoản nợ nàyđược xem như nợ quá hạn, ngoài số vốn phải thu, doanh nghiệp có quyền tínhthêm chi phí sử dụng vốn quá hạn đối với khách hàng với mức lãi suất quáhạn tính theo lãi suất quá hạn của ngân hàng là 150% lãi suất tiền gửi đượccông bố bởi Ngân hàng trung ương tại thời điểm đó

Trong công tác quản lý nợ phải thu khách hàng, để hạn chế thiệt hại doviệc khách hàng không trả nợ doanh nghiệp có thể xem xét, đánh giá khảnăng xảy ra nợ khó đòi trong năm kế hoạch để tiền hàng lập dự phòng nợ khóđòi vào cuối niên độ kế đoán

Trang 27

Cần thiết phải theo dõi chi tiết từng khách hàng để đôn đốc việc thanhtoán nợ vốn mà khách hàng đã chiếm dụng của doanh nghiệp Hạn chế thu hồinợ bằng pháp luật vì sẽ không có lợi cho doanh nghiệp Một mặt, vừa làmdoanh nghiệp mất uy tín trên thị trường với các đối tác Mặt khác, việc kiệntụng có thể phát sinh chi phí cao và gây tốn thời gian cho doanh nghiệp

Công tác kế toán giữ vai trò quan trọng trọng việc theo dõi các khoảnnợ của khách hàng, do đó các doanh nghiệp cần phải xây dựng và tổ chứccông tác kế toán sao cho hợp lý để theo dõi chi tiết được các nợ phải thukhách hàng cũng như số nợ đã trở thành quá hạn Định kỳ doanh nghiệp phảiđối chiếu, tổng hợp, phân tích tình hình công nợ của khách hàng đặc biệt là nợquá hạn và nợ khó đòi Có như vậy vốn của doanh nghiệp mới có thể đượcthu hồi và tiếp tục được quay vòng, nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo toànđược nguồn vốn kinh doanh

Mỗi khoản nợ đều có cách thu hồi dựa trên quy mô và thời hạn trễ hạncủa từng khoản đó Một chính sách thu hồi nợ hợp lý và hiệu quả sẽ giúp chodoanh nghiệp trách được những khoản nợ quá hạn, thu hồi được vốn sớm vàgiảm thiểu quy mô các khoản phải thu cũng như chi phí quản lý nợ phải thu

1.2.2.5 Lựa chọn chính sách chiết khấu thanh toán

Chiết khấu là sự khấu trừ làm giảm tổng giá trị của hoá đơn bán hàngđược áp dụng đối với khách hàng nhằm khuyến khích họ mua hàng thanh toánđúng thời hạn

Điều khoản chiết khấu liên quan đến 2 vấn đề là:

Thời hạn chiết khấu: Là thời gian mà nếu người mua thanh toán trướchoặc trong thời hạn đó thì người mua sẽ nhận được tỷ lệ chiết khấu

Tỷ lệ chiết khấu: Là tỷ lệ % của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừnếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu Nếu tăng tỷ lệ chiết khấu sẽkích thích người mua trả tiền sớm hơn, do đó, giảm được ký thu tiền bình

Trang 28

quân Nhưng khi tăng tỷ lệ chiết khấu sẽ giảm doanh thu ròng, và dẫn tớigiảm lợi nhuận

Yếu tố này là một trong những yếu tố quyết định sự từ chối hay chấpnhận đề nghị chiết khấu giảm giá của một chính sách tín dụng Nếu kháchhàng trả tiền sớm hơn, công ty sẽ không bị chiếm dụng vốn lâu, tiết kiệmđược một khoản chi phí vốn nhưng công ty lại mất đi phần giảm giá Vì vậy,doanh nghiệp cần cân nhắc kĩ lững giữa thời hạn tín dụng và chiết khấu giảmgiá so với lợi nhuận ròng tăng thêm để đưa ra một mức chiết khấu hợp lý

Có 3 điều kiện chiết khấu:

- k/d Net N: Thời hạn thanh toán N ngày kể từ ngày ghi hóa đơn, nếuthanh toán trong d ngày đầu thì khách hàng được hưởng mức chiết khấu là k.Ngày ghi hóa đơn Ngày thanh toán

Khả năng khách hàng chấp nhận hay từ chối tín dụng tùy thuộc vào cácyếu tố:

- Chi phí cơ hội vốn của khách hàng Thời gian chiết

khấu (d)

Trang 29

- Khả năng chậm trễ của khách hàng trong thanh toán so với thời hạn bánchịu

- Khả năng tìm kiếm nguồn tài trợ, vay ngân hàng.

Sau khi cân nhắc, lựa chọn nếu tham gia chiết khấu khách hàng sẽhưởng được phần chiết khấu giảm giá Tùy thuộc vào sự tính toán, cân nhắccủa khách hàng mà có những phản ứng khác nhau để đảm bảo mục tiêu cuốicùng là vẫn có lợi cho họ

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị nợ phải thu của doanhnghiệp

Thứ nhất: Hệ số các khoản phải thu

Hệ số cáckhoản phảithu= Các khoảnnợ phải thuTổng tài sản

Hệ số các khoản phải thhu phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn củadoanh nghiệp.

Thứ hai: Số vòng quay nợ phải thu

Số vòng quay nợ phải thu (hay số vòng thu hồi nợ)là chỉ tiêu phản ánhtốc độ luân chuyển các khoản nợ phải thu thông qua số lần luân chuyển nợphải thu thực hiện được trong một kỳ nhất định, thường là một năm

Số vòng thu hồi nợ càng lớn thì thời hạn thu nợ bình quân càng đượcrút ngắn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao Chỉ tiêu này được tínhbằng công thức:

Số vòngquay NPT = Doanhthu bán hàng vàcung cấpdịch vụNPT bình quântrong kỳ

Nợ phải thu bình quân được tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với sốdư cuối kỳ rồi chia cho 2 Có thể sử dụng doanh thu bán hàng hoặc doanh thubán chịu, nhưng cần nhất quán trong việc sử dụng công thức xác định giữa cáckỳ và giữa các doanh nghiệp để đảm bảo cho sự đánh giá không bị sai lệch.

Trang 30

Thứ ba: Kỳ thu tiền bình quân

Nợ phải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốnlưu động của doanh nghiệp Để phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàngcủa doanh nghiệp kể từ khi xuất hàng đến khi thu được tiền hàng ta sử dụngchỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân và được tính bằng công thức:

Kỳ thu tiềnbình quân=Doanhthubán hàng bình quân1 ngàyNPT bìnhquân trong kỳ

Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chínhsách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp Do vậy, khi xemxét kỳ thu tiền bình quân, cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởngdoanh thu của doanh nghiệp

Kỳ thu tiền bình quân quá dài so với doanh nghiệp trong ngành thì dễdẫn đến tình trạng nợ khó đòi Doanh nghiệp cần rút ngắn kỳ thu tiền bìnhquân mà vẫn đảm bảo sự tăng trưởng của doanh thu.

Thứ 3: Tỷ trọng nợ phải thu trên tài sản ngắn hạn

%NPT /TSNH= Nợ phảithuTài sảnngắn hạn

Tỷ trọng nợ phải thu trong tài sản ngắn hạn phản ánh cứ 1 đồng nợ phảithu thì tương ứng với bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biếtnợ phải thu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tài sản ngắn hạn để từ đó đánhgiá mức độ ảnh hưởng của nợ phải thu tới tài sản ngắn hạn và xem xét cơ cấutài sản ngắn hạn để có sự điều chỉnh kịp thời.

Thứ tư: Tỷ trọng nợ phải thu bình quân trên doanh thu thuần

%NPT /DTT = Nợ phải thubìnhquânDoanhthuthuần

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng nợ phải thu chiếm bao nhiêu phần trămtrong doanh thu thuần, phản ánh độ lớn nợ phải thu trong doanh thu thuần.Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp khi bán hàng, cung cấp dịch vụ

Trang 31

cho khách hàng đã thu được tiền về nên ít nợ phải thu, doanh nghiệp tiết kiệmđược thời gian và tiền bạc để quản trị nợ phải thu và có thêm vốn để tiếp tụctái đầu tư Ngược lại, chỉ tiêu này cao khiến doanh nghiệp phải bỏ ra chi phíđể quản trị và thu hồi nợ, do đó doanh nghiệp có thể sẽ bị thiếu vốn để sảnxuất kinh doanh nên cần chú ý điều chỉnh

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc quản trị nợ phải thu của doanhnghiệp

Quản lý nợ hiệu quả sẽ giảm thiểu các khoản nợ khó đòi, khi xuất hiệncác khoản nợ khó đòi thì việc xử lý nợ khó đòi tốt sẽ làm lành mạnh tình hìnhtài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên môi trường hoạt động kinh doanhkhông phải lúc nào cũng thuận lợi cho doanh nghiệp Có những nhân tối ảnhhưởng rất lớn tới công tác quản trị công nợ phải thu trong doanh nghiệp đặcbiệt là công tác xử lý nợ khó đòi Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biệnpháp xử lý thật hiệu quả mà không ảnh hưởng đến các mối làm ăn của doanhnghiệp cũng như các khoản doanh thu doanh nghiệp có được khi giữ đượcnhững mối làm ăn đó Việc xử lý nợ phải thu khó đòi thường phụ thuộc vàocác nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan

1.2.4.1 Nhân tố khách quan

Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng

trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, thị trường đượcmở rộng, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để mở rộng thị phần, gia tăng doanhthu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh, khả năng thanhtoán được cải thiện Ngược lại nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thìdoanh nghiệp khó có thể có được cơ hội đầu tư tốt Hàng hoá sản xuất ra khócó khả năng tiêu thụ, doanh nghiệp phải bán chịu nhiều hơn nhằm giải phónghàng tồn kho, điều này dễ dàng làm tăng quy mô nợ pahỉ thu từ khách hàng

Trang 32

Chính sách, chế độ của nhà nước: Những thay đổi trong chính sách

kinh tế vĩ mô nói chung và chế độ quản lý tài chính nói riêng tác động đếntình hình quản trị tài chính doanh nghiệp Những ưu đãi về thuế, lãi suất, trợgiá của Nhà nước giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được những khoản đầu tưlớn, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và cải thiện khả năngthanh toán của doanh nghiệp

Các rủi ro về điều kiện tự nhiên: Như thiên tai,lũ lụt, hoả hoạn… các

rủi ro về kinh tế như khách hàng phá sản, nhà cung cấp vi phạm hợp đồngkinh doanh khiến doanh nghiệp thiệt hại về vật chất, xuất hiện những khoảnphải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được Để phòng ngừa rủi ro,doanh nghiệp phải tiến hàng trích lập các khoản dự phòng

Lãi suất thị trường: Là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tài chính

của doanh nghiệp Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chiphí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởngđến vấn đề lựa chọn giữa tín dụng thương mại của nhà cung cấp và các nguồntài trợ khác của doanh nghiệp Bên cạnh đó, lãi suất thị trường còn ảnh hưởngđến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi lãi suất thị trườngtăng cao, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, điều đó làm hạnchế khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng khảnăng thanh toán của doanh nghiệp

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan

Mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính: Doanh nghiệp có tỷ lệ sử

dụng vốn chủ sở hữu cao có khả năng tự chủ tài chính cao hơn, vì thế tìnhhình tài chính của doanh nghiệp cũng an toàn và ổn định hơn Thông thường,nếu doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ dễ dàng nới lỏng chính sáchbán chịu sản phẩm cho khách hàng, và từ đó gia tăng rủi ro khi bán chịu

Trang 33

Chính sách bán chịu: Trong điều kiện thị trường cạnh tranh, để đẩy mạnh

tiêu thụ sản phẩm góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận, việc áp dụng chínhsách bán chịu một cách hợp lý là hết sức cần thiết để thu hút khách hàng Việcáp dụng chính sách bán chịu rộng rãi hay hạn chế sẽ ảnh hưởng đến các khoảnnợ phải thu Nếu doanh nghiệp áp dụng rộng rãi chính sách bán chịu mà trong đócó những khách hàng không uy tín, sẽ gây khó khăn cho công tác quản trị nợ củadoanh nghiệp vì xuất hiện những khoản phải thu khó đòi

Công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp không tích

cực đôn đốc, có biện pháp thu hồi nợ thì tỷ lệ xuất hiện những khoản nợ phảithu khó đòi sẽ cao hơn làm giảm khả năng thanh toán và nâng cao chi phí.

Trên đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả công tácquản lý nợ phải thu của doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể màtừng doanh nghiệp có thể nghiên cứu, xem xét ảnh hưởng của từng nhân tốnhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cường công tác quản trị nợphải thu

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NỢ PHẢI THUCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MIỀN NÚI THANH HÓA TRONG

THỜI GIAN QUA

2.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần thương mại miềnnúi Thanh Hoá

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần thương mại miền núi Thanh Hoá là công t cổ phầnđược thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2800119738 doSở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp lần đầu ngày o6/08/2010, thayđổi lần thứ 3 ngày 02/08/2013 Cụ thể:

- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚITHANH HÓA

- Tên tiếng anh: THANH HOA MOUNTAINOUS TRADING JOINTSTOCK COMPANY

- Tên viết tắt:

- Địa chỉ: Số 100 Triệu Quốc Đạt, Phường Điện Biên, TP.Thanh Hóa,Tỉnh Thanh Hóa.

- Mã số doanh nghiệp: 2800119738- Mã số thuế: 2800119738

- Điện thoại: 037.3857128- Fax: 037.3850527

- Email: miennuith@gmail.com- Website: tmmiennuith.com.vn

- Đại diện: Ông Nguyễn Đình Tự, chức vụ: Giám đốc

- Vốn điều lệ: 86.000.000.000 VND (Tám mươi sáu tỷ đồng chẵn)- Mệnh giá cổ phần: 10.000 VND

- Số cổ phần đã đăng ký mua:

Trang 35

Công ty cổ phần thương mại miền núi Thanh Hoá đã có truyền thông lâuđời, được hình thành và phát triển được 26 năm, là một công ty tiêu biểu của tỉnhThanh Hóa, đã đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, cụ thể:

Công ty cổ phần Thương mại miền núi Thanh Hoá, tiền thân là Công tyThương mại miền núi Thanh Hoá, được thành lập theo Quyết định số1005/QĐ-UBTH ngày 01/11/1990 của UBND tỉnh Thanh Hóa, với chứcnăng, nhiệm vụ được UBND tỉnh Thanh Hoá giao là phục vụ một số mặt hàngthiết yếu theo chính sách của Đảng, Nhà nước và một số mặt hàng côngnghiệp tiêu dùng khác phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống đồng bàocác dân tộc miền núi và thực hiện những nhiệm vụ đột xuất khác.

Năm 1999, thực hiện theo Quyết định số 2418/QB-UB ngày29/10/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, Công ty tiến hàng đổi tênthành Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển miền núi Thanh Hóa

Năm 2010, căn cứ theo Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày22/06/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, Công ty thực hiện chuyểnđổi thành công ty TNHH một thành viên Thương mại miền núi Thanh Hoá.Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2800119738do Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa cấp lần đầu ngày 06/06/2010

Năm 2013, căn cứ theo Quyết định số 447,QĐ-UBND ngày 01/02/2013của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt phương án cổ phầnhoá và chuyển Công ty TNHH MTV Thương mại miền núi Thanh Hoá thànhCông ty cổ phần thương mại miền núi Thanh Hoá.

Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Công ty đã xâydựng được hệ thống bán hàng kinh doanh tổng hợp trên 11 miền núi gồm: cácquầy hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, cửa hàng xăng dầu, đội xe vận tải…Hoạt động của công ty đã đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệpphát triển kinh tế - xã hội miền núi, giữ gìn an ninh trật tự, an ninh biên giới,

Trang 36

được cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp ghi nhận và bà con đồng tìnhủng hộ.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động của công ty

1 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần thương mại miền núi Thanh Hóa hoạt động trong cáclĩnh vực Kinh doanh thương mại hàng hóa; Kinh doanh Dịch vụ - Du lịch; Kinhdoanh Dịch vụ vận tải hàng hóa được bộ; Xây dựng nhà và các công trình dândụng khác; Kinh doanh kho bãi và lưu gĩư hàng hóa Cụ thể như sau:

- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Kinhdoanh phân bón

- Bán buôn gạo;

- Bán buôn bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vậtsống (Không bao gồm các loại nông, lâm sản và động vật Nhà nước cấm);

- Bán buôn thực phẩm;- Bán buôn đồ uống;

- Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào;

- Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh;- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn ghế và đồ nội thất tương tự,đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân loại vào đâu trongcác cửa hàng chuyên doanh;

- Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàngchuyên doanh;

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;- Bán buôn kim loại và quặng kim loại;

- Bán buôn vải, hàng may sẵn và giày dép;

Trang 37

- Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác;- Bán mô tô, xe máy;

- Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh;- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan;- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;

- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm rạvà vật liệu tết bện;

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;- Xây dựng nhà các loại;

- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;

- Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu;- Hoạt động dịch vụ trồng trọt;

- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy;- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác;

- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác;- Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;

- Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ;

- Sản xuất chế biến lâm sản (không bao gồm các loại lâm sản Nhà nướccấm);

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Trang 38

Công ty cổ phần thương mại miền núi Thanh Hóa được xây dựng theomô hình công ty cổ phần vốn góp của nhiều cổ đông Bộ máy của công tyđược tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng Các phòng ban liên kết với nhautheo quan hệ dọc và nganh, có các quyền hạn và trách nhiệm xác định, cóchức năng tham mưu cho giám đốc trong quản lý và điều hành công ty Giữaban lãnh đạo và các phòng ban trong công ty có mối quan hệ chức năng, hỗtrợ lẫn nhau

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty:Hội đồng quản trị

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinhdoanh hàng năm

- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư

- Giám sát giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng trong điều hàngcông việc kinh doanh

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết địnhthành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và góp vốn, mua cổphần của doanh nghiệp khác

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo điều lệ công ty và theo luật Doanh nghiệp

Trang 40

Ban kiểm soát

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong quản lý điềuhành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lậpbáo cáo tài chính

- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáođánh giá công tác quản lý của hội đồng quản trị và trình các báo cáo trên tạiđại hội cổ đông thường niên

Giám đốc công ty:

- Thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị và hội đồng cổ đôngvề kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của Công ty đã được hội đồng quảntrị và hội đồng cổ đông thông qua.

- Quyết định các công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, tổ chứcvà điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày mà không cần phải có quyếtđịnh của hội đồng quản trị.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong côngty, trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm.

- Tổ chức thức hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư củaCông ty, đề xuất phương án nâng cao hoạt động quản lý của Công ty.

- Xây dựng, quyết định phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quảnlý nội bộ Công ty.

- Quyết định mức lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao độngtrong Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình.

- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệCông ty và Luật Doanh Nghiệp.

Phó giám đốc kinh hoanh tổng hợp:

- Thừa hành của giám đốc công ty để giám sát và xử lý các công việcphát sinh của các đơn vị kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật tư xây dựng và

Ngày đăng: 22/05/2019, 06:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w