1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần thương mại miền núi thanh hóa

104 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 351,38 KB

Nội dung

Quy mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6 tỷ lên 261,6 tỷ tăng lên hơn 100 tỷ Nguồn vốn của công ty bao gồm: Nguồn vốn bên trong: vốn tự có, vốn góp của cán bộ công nhân viên, quỹ khấu hao

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu kết quả trong lận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập tại công ty cổ phần Thương mại miền núi Thanh Hóa.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Hà Thị Tiền

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ,BIỂU ĐỒ,BẢNG: vi

LỜI MỞ ĐẦU: 1

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 3

1.1Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 3

1.1.1Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động: 3

1.1.2Phân loại vốn lưu động 4

1.1.3Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 5

1.2Quản trị vốn lưu động của doanh nghệp 6

1.2.1Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 6

1.2.2Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 7

1.2.3Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

15

1.2.4Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 19

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI THANH HÓA 22

2.1.Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại miền núi thanh hóa 22

2.1.1.Quá trình thành lập và phát triển của công ty 22

2.1.2Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 23

2.1.3Khái quát tình hình tài chính công ty 36

2.2Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Thương mại Miền núi Thanh Hóa 48

Trang 3

2.2.1Thực trạng VLĐ và phân bổ VLĐ 48

2.2.2Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu đông 52

2.2.3Thực trạng về xác định nhu cầu vồn lưu động 53

2.2.4Thực trạng quản trị vốn bằng tiền 56

2.2.5Thực trạng vốn tồn kho dự trữ 62

2.2.6Thực trạng quản trị nợ phải thu 65

2.2.7Thực trạng về hiệu suất sử dụng vốn lưu động 71

2.3.Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty 72

2.3.1.Những kết quả đạt được 72

2.3.2.Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân 73

CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI THANH HÓA 76

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 76

3.1.1Bối cảnh kinh tế - xã hội 76

3.1.2Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 77

3.2.Các giải pháp chủ yếu nhằm tang cường quản trị vốn lưu động ở Công ty cổ phần Thương mại Miền núi Thanh Hóa 78

3.2.1Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty cho năm kế hoạch 79

3.2.2Quản lý chặt chẽ hơn chính sách bán chịu, đẩy mạnh công tác quản lý thu hồi nợ 81

3.2.3Tăng cường hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho 82

3.2.4 Nâng cao hiệu quả quản trị vốn bằng tiền 83

3.2.5.Thành lập bộ phân chuyên trách quản lý tài chính, nâng cao trình độ quản trị của các cán bộ tài chính và tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh 85

Trang 4

3.2.6.Chiến lược trong việc hoạch định và xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo phát triển bền vững 87

3.2.7Các giải pháp khác 87

3.3 Điều kiện để thực hiện các giải pháp 88

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Trang 5

NWC Networking capital SCT : Sổ chi tiết

TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định

TSDH : Tài sản dài hạn TSLĐ :Tài sản lưu động TSNH : Tài sản ngắn hạn

CP : Cổ phần

TT : Tạm thời

TX : Thường xuyên VCSH : Vốn chủ sở hữu VLĐ : Vốn lưu động

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ,BIỂU ĐỒ,BẢNG:

Bảng 1: Trình độ chuyên môn

Bảng 2 : Tình hình biến động tài sản của công ty năm 2014- 2015

Bảng 3 : Tình hình biến động nguồn vốn của công ty năm 2014 -2015

Bảng 4 : Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014- 2015

Bảng 5: Mối quan hệ doanh thu và chi phí

Bảng 6 : Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Bảng 7 : Kết cấu tài sản ngắn hạn năm 2014- 2015

Bảng 8 : Cơ cấu nguồn tài trợ VLĐ của công ty cổ phàn thương mại Miền núi Thanh Hóa năm 2014-2015

Bảng 9 : Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền của công ty

Bảng 10 : Tình hình biến động vốn bằng tiền năm 2015

Bảng 11 Hệ số khả năng thanh toán của công ty

Bảng 12 Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh

Bảng 13 Cơ cấu hàng tồn kho của công ty năm 2014 - 2015

Bảng 14 Hệ số hiệu suất hoạt động của hàng tồn kho năm 2014 - 2015

Bảng 15 : Cơ cấu nợ phải thu của công ty

Bảng 16 : Tình hình quản trị nợ phải thu năm 2014 – 2015

Bảng 17 Tình hình công nợ phải thu một số khách hàng chiếm tỷ trọng cao năm 2015

Bảng 18 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty năm 2014- 2015

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Hình 1: Cơ cấu tài sản công ty năm 2015

Hình 2 : Cơ cấu nguồn vốn năm 2014 – 2015

Hình 3 : Biến động lợi nhuận

Hình 4 Cơ cấu vốn kinh doanh năm 2014-2015

Hình 5: Sự thay đổi cơ cấu Vốn lưu động – tài sản lưu động của công ty năm 2014-2015

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU:

1.Tính cấp thiết của đề tài

Vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạtđộng kinh doan của doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần phải có mọt lượng vốnnhất định để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốnnhằm gia tặng lợi nhuận và tăng giá trị doanh nghiệp

Trong thời kí bao cấp thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp việt nam chủ yếu

do nhà nức cấp phát Vì vậy hầu hết các doanh nghiệp đều không quan tâm đến hiệuquả sử dụng vốn ngày nay khi tham gia vào nền kinh tế thị trường thì các doanhnghiệp phải đối mặt với những biến động của thi trường

Vốn lưu động là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cơ cấu tài sảnnói riêng cũng như cơ cấu vốn kinh doanh nói chung Vốn lưu động có đặc điểmvận động tuần hoàn liên tục gắn với chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, là mộttrong những yếu tố lớn quyết định đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp vìvậy, quản trị vốn lưu động luôn là một trong những công tác hàng đầu trong quản trịtài chính doanh nghiệp

Xuất phát từ vai trò cũng như tầm quan trọng của việc tổ chức quản lí và sửdụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nóichung và qua quá trình thực tế tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty

CP Thương mại Miền núi Thanh Hóa, em xin được lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty CPThương mại Miền núi Thanh Hóa“ Luận văn đã được xây dựng và hoàn thành vớimục đích đưa ra một số giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý

và sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP Thương mại Miền núi Thanh Hóa

2.Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: “Thực trạng tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty

cổ phần thương mại miền núi thanh hóa” Sau đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng

cường quản trị vốn lưu động trong thời gian sắp tới

Trang 8

3.Phạm vi nghiên cứu

Công ty cổ phần thương mại và miền núi thanh hóa chủ yếu kinh doanh tronglĩnh vực kinh doanh chuỗi xăng dầu và kinh doanh siêu thị bán buôn bán lẻ các mặthàng Đề tài tập trung chủ yếu nghiên cứu về các giải háp nhằm tăng cường quản trịvốn lưu động của doanh nghiệp trong thời gian gồm các năm 2014, 2015 của doanhnghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh

4.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh, thống

kê, tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biến động củacác chỉ tiêu và các phương pháp khác

5.Kết cấu đề tài

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1 : Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động

Chương 2 : Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Thương mạiMiền núi Thanh Hóa trong thời gian qua

Chương 3 : Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tịcông ty cổ phần Thương mại Miền núi Thanh Hóa

Mặc dù em rất cố gắng nhưng do hạn chế về kiến thức của bản thân, điều kiện

và thời gian thực tập nên luận văn còn nhiều sai sót Vì vậy em mong nhận được sựđóng góp của thầy cô, các bạn sinh viên và toàn thể cán bộ nhân viên công ty cổphần thương mại miền núi thanh hóa

Lời cuối cùng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Văn Ninh, các thầy côkhoa tài chính doanh nghiệp cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phầnthương mại miền núi nói chung và cán bộ công nhân viên phòng tài chính kế toán

và phòng kinh doanh nói riêng đẫ giúp đỡ em hoàn thành luận văn này

Sinh viên

Hà Thị Tiền

Trang 9

1.1.1.1Khái niệm vốn lưu động

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài TSCĐ, các doanh nghiệpcần có các TSLĐ Căn cứ vào phạm vi sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp thườngđược chia thành 2 bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông

- TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các sản phẩm dở dang,bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất

- TSLĐ lưu thông bao gồm các loại tài sản đang trong quá trình lưu thông nhưthành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền

Trong quá trình kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vậnđộng, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinhdoanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục

Để hình thành các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốntiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu độngcủa doanh nghiệp

Như vậy, VLĐ là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu

tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.1.2.ĐẶC ĐIỂM VỐN LƯU ĐỘNG

Chu chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp: sx…T - H…sx…H’ - T’

- TSLĐ có thời hạn sử dụng ngắn nên vốn lưu động luân chuyển nhanh

- Hình thái biểu hiện của VLĐ cũng luôn thay đổi qua các giai đoạn trong quátrình sản xuất kinh doanh: Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng

Trang 10

hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thànhphẩm, và cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền.

- Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn bộ,một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại khidoanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hànghóa, dịch vụ

Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục và được lặp lại sau mỗi chu kỳkinh doanh, tạo thành vòng tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động

1.1.2 Phân loại vốn lưu động

Để quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động cần phải tiến hành phân loại vốnlưu động theo những tiêu thức nhất định Thông thường có những cách phân loạichủ yếu sau:

1.1.2.1Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động

Theo tiêu thức pha loại này vốn lưu động chia thành 2 loại: vốn vật tư, hànghóa và vốn bằng tiền và các khoản phải thu Cụ thể:

- Vốn vật tư hàng hóa(vốn về hàng tồn kho): bao gồm vốn nguyên vật

liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn vật đóng gói, vốn công cụdụng cụ, vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, vốn về chi phí trả trước,vốn thành phẩm, vốn hàng hóa Loại vốn vật tư hàng hóa có khả năng thanhkhoản không cao, có thể gây ứ đọng lượng vốn lớn

- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

+ Vốn bằng tiền gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển

+ Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng Ngoài racòn có khoản trả trước cho nhà cung cấp và khoản phải thu từ các đối tượng khác Đây là loại vốn có tính thanh khoản tương đối cao, dễ dàng được chuyển hóathành tiền để doanh nghiệp có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau

Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xétđánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Mặt khác,thông qua cách phân loại này doanh nghiệp có thể tìm các biện pháp phát huy chức

Trang 11

năng các thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện

để định hướng điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả

1.1.2.2Phân loại theo vai trò của vốn:

Theo tiêu thức này vốn lưu động được chia thành:

-Vốn lưu động trong khâu dự trữ gồm: nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng thaythế, công cụ dụng cụ nhỏ dự trữ sản xuất

-Vốn lưu động trong khâu sản xuất gồm: vốn bán thành phẩm, sản phẩm dởdang, vốn chi phí trả trước

-Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm: Vốn thành phẩm, vốn trong thanhtoán, vốn đầu tư ngắn hạn, vốn bằng tiền

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại VLĐ trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu đầu tư hợp lí, đảm bảo sựcân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Từ các cách phân loại trên giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được kếtcấu VLĐ của mình theo những tiêu thức khác nhau Kết cấu VLĐ phản ánh thànhphần và mối quan hệ trong tỷ lệ giữa các thành phần trong tổng số vốn lưu động củadoanh nghiệp

Tại các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng không giống nhau, tạimột doanh nghiệp nhưng ở những thời điểm khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng khácnhau Việc phân tích kết cấu VLĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại đểhiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng Từ đóxác định đúng đắn các trọng điểm và biện pháp quản lý VLĐ có hiệu quả hơn, phùhợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

Căn cứ thời gian huy động và sử dụng vốn

Căn cứ vào tiêu thức này nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành:

Trang 12

-Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm)doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốnlưu động phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn vốn tạm thời thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chứctín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác

Nguồn vốn tạm thời = Tài sản lưu động – Nguồn VLĐ thường xuyên

- Nguồn VLĐ thường xuyên: Là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn đểhình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể đượcxác định bằng công thức:

Nguồn VLĐ thường xuyên = VCSH + Nợ dài hạn – TSDH

Hoặc nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ – Nợ ngắn hạn

Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động các nguồn phùhợp với thực tế của DN nhằm nâng cao công tác quản trị nguồn vốn Mặt khác đâycũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhấtvới chi phí nhỏ nhất

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có mộtlượng vốn và nguồn tài trợ nhất định Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng lượng vốn

đó như như thế nào sẽ tạo nên sự khác biệt nhau giưa các doanh nghiệp vì vậytrong quản trị vốn kinh doanh nói chung và trong quản trị VLĐ nói riêng thì côngtác được quan tâm hàng đầu trong quản trị tài chính

Có thể hiểu quản trị VLĐ là việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát vàđiều chỉnhquá trình tạo lập và tổ chức huy động đảm bảo VLĐ đáp ứng nhu cầuhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, quản trị VLĐ bao gồmxác định nhu cầu VLĐ, các quyết định về đầu tư vào TSLĐ, quyết định về chính

Trang 13

sách tồn quỹ, chính sách dự trữ HTK, chính sách tín dụng với khách hàng, quyếtđịnh về cơ cấu TSLĐ, về nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Là một phần trong quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị VLĐ cũng hướngtới mục tiêu chung tối đa hóa giá trị doanh nghiệp cũng như lợi ích của chủ sởhữu.Góp phần thực hiện mục tiêu chung ấy, quản trị VLĐ phải đạt được các mụctiêu riêng đó là:

Thứ nhất: Đảm bảo đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu VLĐ cho sản xuất

kinh doanh

Thứ hai: Tăng tốc độ luân chuyển vốn, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả.

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

VLĐ của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm vốn bằng tiền, vốn tồn kho và nợphải thu , do đó quản trị VLĐ được thể hiện qua quản trị vốn bằng tiền, quản trị nợphải thu và quản trị hàng tồn kho

1.2.2.1Xác định nhu cầu vốn lưu động và tổ chức nguồn vốn lưu động

Xác định nhu cầu vốn lưu đông

nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường,liên tục

Dưới mức này sản xuất kinh doanh của DN sẽ khó khăn, đình trệ nhưng nếutrên mức cần thiết gây ứ đọng vốn, lãng phí và kém hiệu quả Chính vì vậy, trongquản trị VLĐ, DN cần xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phùhợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của DN

Với quan niệm nhu cầu VLĐ là số tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhucầu VLĐ được xác định theo công thức:

Nhu cầu VLĐ = Vốn HTK + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp

Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tốnhư: Quy mô kinh doanh, đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh của doanhnghiệp, sự biến động của giá cả vật tư hàng hóa trên thị trường; trình độ tổ chức,quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp… Việc xác định đúng đắn các nhân

Trang 14

tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu vốn lưu động và có biệnpháp quản lý, sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm, có hiệu quả.

Để xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp có thể sửdụng các phương pháp khác nhau Tùy theo quy mô, đặc điểm kinh doanh và điềukiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn phương phápthích hợp Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu như sau:

Phương pháp trực tiếp

Phương pháp này căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượngVLĐ ứng ra để xác định VLĐ thường xuyên cần thiết Trình tự tiến hành củaphương pháp này như sau:

+ Xác định lượng HTK cần thiết cho hoạt động SXKD của DN

+ Xác định chính xác lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ và khoản tín dụngcung cấp cho khách hàng

+ Xác định khoản nợ phải trả cho người cung ứng

+ Tổng hợp nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết của DN

Trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn dự trữ HTK, dự kiến khoản phải thu vàkhoản phải trả Có thể xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết năm kế hoạchcủa DN theo công thức:

Nhu cầu VLĐ xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù hợp với

DN trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay Tuy vậy, nó vẫn còn bộc lộ nhiềuhạn chế như: việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mấtnhiều thời gian

Phương pháp gián tiếp:

Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn Ởđây có thể chia làm 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1: Dựa vào hệ số VLĐ tính theo doanh thu được rút ra từ thực

tế hoạt động của các DN cùng loại trong ngành, trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh

Trang 15

Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế Nóthích hợp với việc xác định nhu cầu VLĐ khi thành lập DN với quy mô nhỏ.

+ Trường hợp 2: Dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu

VLĐ, bao gồm: HTK, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp (số nợphải trả phát sinh có tính chất tự động và có chu kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừaqua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầu VLĐ tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này

để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo

Tổ chức nguồn vốn lưu động

Đảm bảo nguồn vốn lưu động là việc doanh nghiệp tìm kiếm nguồn vốn để tàitrợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của DN được diễn ra thường xuyên, liên tục

Theo nguồn góc hình thành VLĐ, ta thấy VLĐ được hình thành theo nhiềuloại khác nhau tùy thuộc vào cách phân loại, ở đây ta sẽ đi sâu vào xem xét việc tổchức đảm bảo nguồn VLĐ dựa vào cách phân loại theo thời gian huy động và sửdụng vốn

Theo cách phân loại này thì VLĐ được hình thành từ hai nguồn là : nguồn vốnlưu động thường xuyên và nguồn vốn tạm thời Trong đó, nguồn vốn lưu độngthường xuyên là nguồn vốn ổn định, có tính chất dài hạn để tài trợ cho TSLĐthường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra mức

độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh

Hai nguồn vốn này được tính toán như sau:

Nguồn VLĐ thường xuyên (NWC) = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn = (VCSH + Nợ dài hạn) – Tài sản dài hạn = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn tạm thời = Tổng VLĐ– Nguồn VLĐ thường xuyên

Căn cứ vào đặc điểm của 2 nguồn vốn và điều kiện thực tế của doanh nghiệpcác nhà quản trị sẽ ra quyết định tài trợ Có 3 mô hình tài trợ như sau:

Trang 16

 Mô hình tài trợ thứ nhất : Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảmbảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằngnguồn vốn tạm thời

 Mô hình tài trợ thứ hai : Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phầnTSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, phần TSLĐ tạm thờicòn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

 Mô hình tài trợ thứ ba : Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyênđược đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, phần TSLĐ thường xuyên còn lại vàtoàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

1.2.2.2 Tổ chức phân bổ VLĐ

Phân bổ VLĐ thực chất là phân bổ vốn lưu động vào hàng tồn kho, nợ phảithu, vốn bằng tiền theo từng tỷ trọng khác nhau Phần định lượng này mang tínhtổng quát và sẽ được điều chỉnh chính xác phụ thuộc vào các quyết định quản trịriêng biệt liên quan đến các thành phần cấu thành VLĐ

1.2.2.3 Quản trị vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộphận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.Đây là loại TS có tính thanhkhoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp

Có thể nói việc đưa ra yêu cầu quản trị VBT là vừa phải đảm bảo sự an toàntuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thờicác nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp

Quản trị vốn bằng tiền gồm 3 nội dung chủ yếu :

Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền hợp lí, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầuchi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ

Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ vốn bằng tiền hợp lý của doanhnghiệp cụ thể:

+Phương pháp thứ nhất : Căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi tiêu dùngtiền mặt bình quân 1 ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lí để xác định lượng tồnquỹ mục tiêu

Trang 17

+Phương pháp thứ hai Vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu (mô hìnhBaumol) trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mụctiêu của doanh nghiệp (phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học)

Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt

Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, khôngđược thu chi ngoài quỹ

Phân định rõ ràng trách nhiệm trong công tác quản lý VBT giữa kế toán vàthủ quỹ

Việc xuất nhập quỹ tiền mặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sởchứng từ hợp thức và hợp pháp, thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với

sổ quỹ hàng ngày

Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang chuyển phátsinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngân hàng

 Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hằng năm

Nhờ công tác lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp sẽ có các biệnpháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiềnmặt tạm thời nhàn rỗi và thị trường tài chính ngắn hạn

Doanh nghiệp thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền ra, vàotrong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của DN khi đáo hạn

1.2.2.4 Quản trị nợ phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ DN do mua hàng hóa hoặc dịch vụ.Các khoản phải thu gồm phải thu của khách hàng, phải thu tạm ứng và phải thukhác trong đó chủ yếu là phải thu của khách hàng (số tiền khách hàng nợ doanhnghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ) Khoản phải thu lớn đồng nghĩa với sốvốn doanh nghiệp bị chiếm dụng cao có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy công tác quản trị nợ phải thu luôn luônđược chú trọng trong doanh nghiệp

Quản trị nợ phải thu liên quan tới sự đánh đổi giữa lợi nhuận thu được nhờtăng tiêu thụ sản phẩm do bán chịu và rủi ro đi kèm khi bán chịu bao gồm chi phí

Trang 18

quản lí, thu hồi nợ, chi phí cơ hội với số vốn bị chiếm dụng, rủi ro nợ khó đòi, rủi romất vốn Vậy nên, yêu cầu quả đặt ra trong quản trị nợ phải thu là cần duy trì khoảnphải thu ở mức độ thích hợp sao cho cân đối được lợi ích và rủi ro thông qua 2chính sách tín dụng thương mại nới lỏng hay thắt chặt.

Để quản trị các khoản phải thu, các doanh nghiệp cần chú trọng thực hiện cácbiện pháp sau đây :

 Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng

 Trước hết, doanh nghiệp cần phải xác định đúng đắn các tiêu chuẩn hay giớihạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp chấp nhận bán chịu.Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanh nghiệp áp dụng chính sáchbán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp

 Trong chính sách bán chịu, doanh nghiệp còn cần phải quan tâm tới điềukhoản bán chịu bao gồm thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán áp dụngnếu khách hàng thanh toán sớm Doanh nghiệp chỉ nên nới lỏng thời hạn bán chịukhi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụ lớn hơn chi phí tăng thêm choquản trị khoản phải thu Tương tự, trường hợp bán hàng có chiết khấu thì chi phí tiếtkiệm được trong quản lí khoản phải thu phải lớn hơn phần lợi ích mà doanh nghiệptrả cho khách hàng do thực hiện chiết khấu

Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu

Đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng các yêu cầu thanh toán củakhách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán

Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường được thựchiện qua các bước:

Trang 19

Bước 1: Thu thập thông tin về khách hàng.

Bước 2: Phân tích thông tin thu thập được để phán quyết về uy tín tín dụng củakhách hàng

Bước 3: Lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt chính sách bán chịu, hoặc

từ chối bán chịu

- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ.

Tùy theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như:

 Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: Bộ phận kế toán theo dõikhách hàng nợ, kiểm soát chặt chẽ nợp phải thu đối với từng khách hàng, xác định

hệ số NPT trên doanh thu bán hàng tối đa cho phép phù hợp với tứng khách hàngmua chịu

 Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sáchthu hồi nợ phù hợp: gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, bán lại nợ, yêu cầu sự can thiệp củatoàn án kinh tế nếu khách hàng nợ chây ỳ hoặc mất khả năng thanh toán nợ

 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích dự phòng nợphải thu khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính

1.2.2.5Quản trị hàng tồn kho

Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuấthoặc bán ra sau này Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước mộtlượng tiền nhất định, và số tiền ứng ra để dự trữ hàng tồn kho được gọi là vốn tồnkho dự trữ Hay hiểu dưới góc độ tài chính, doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuấtkinh doanh thì phải có dự trữ và phải bỏ vốn ra để mua một lượng hàng tồn kho để

dự trữ này.Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, xuất phát từ những lý

do sau:

+ Vốn tồn kho dự trữ thường chiểm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ của doanhnghiệp:

+ Quản trị vốn tồn kho tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng vật

tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanhdiễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ

Trang 20

+ Xuất phát từ những lợi ích do dự trữ hàng tồn kho ở mức hợp lý mang lại,giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, hàng hóa hoặc căng thẳng

- Với mức tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm: Đặc điểm và yêu cầu

kỹ thuật công nghệ, thời gian chế tạo thành phầm, trình độ tổ chức quá trình sảnxuất của doanh nghiệp

+ Với mức tồn kho thành phẩm: Số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịpnhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua của thị trường…

Việc nhận thức được rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp cóbiện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì được lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất

Nội dung quản trị vốn tồn kho dự trữ:

- Xác định đúng đắn lượng NVL, hàng hóa cần mua trong kỳ và lượng tồn kho

dự trữ hợp lý

Tồn kho dự trữ ngoài việc đem lại những lợi ích thì còn làm phát sinh chi phí,

do đó yêu cầu đặt ra là cần quản lý chúng sao cho tiết kiệm, hiệu quả Do đó trongquản lý hàng tồn kho cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việcduy trì lượng hàng tồn kho cao hay thấp, tiến tới việc thực hiện tối thiểu hóa chi phíhàng tồn kho dự trữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu quả nhất, đâycũng chính là nội dung chủ yếu của quản trị hàng tồn kho

Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu hóa chi phí tồn kho

dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu Nội dung cơ bản của mô hình này

Trang 21

là xác định được mức đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity – EOQ) để vớimức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất.

- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạtđược các mục tiêu; giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lương có lợi chodoanh nghiệp và tất cả gắn liền với chất lượng vật tư hàng hóa phải đảm bảo

- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vậnchuyển, xếp dỡ

- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa Dựđoán xu thế biến động trong kỳ tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc muasắm, dự trữ vật tư, hàng hóa có lợi cho DN trước sự biến động của thị trường

- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hóa

- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tìnhtrạng ứ đọng vật tư, không phù hợp để có biến pháp giải phóng nhanh số vật tư đó,thu hồi vốn

- Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng hóa, lập dự phòng giảmgiá hàng tồn kho Biện pháp này giúp DN chủ động trong việc thực hiện bảo toànVLĐ

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ tiêu sau

1.2.3.1Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Vốn lưu động của doanh nghiệp thường được đảm bảo từ hai nguồn: nguồnvốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

Cách xác định cụ thể như sau:

+ Nguồn VLĐ thường xuyên (NWC) = Nguồn vốn dài hạn – TSDH

= (VCSH + Nợ dài hạn) – TSDH = TSNH – Nợ ngắn hạn

+ Nguồn VLĐ tạm thời = Tổng VLĐ – Nguồn VLĐ thường xuyên

Qua cách xác định trên, có thể thấy 3 trường hợp xảy ra như sau:

Trang 22

–Trường hợp 1:

NWC > 0 TSNH > Nợ ngắn hạn

Kết luận: Có một bộ phận nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ Điều

này tạo ra một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

–Trường hợp 2:

NWC < 0  TSNH< Nợ ngắn hạn

Kết luận: Một phần TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn ngắn hạn Là dấu

hiệu của việc doanh nghiệp sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán mất thăng bằng, hệ

số thanh toán nợ ngắn hạn <1.Đây là sự mạo hiểm trong kinh doanh.Tuy nhiên cácdoanh nghiệp ngành thương mại vẫn có thể áp dụng phương án tài trợ này bởi đây

là ngành có tốc độ quay vòng vốn nhanh

–Trường hợp 3:

NWC = 0  Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn

Kết luận: Toàn bộ TSDH được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và toàn bộ

TSLĐ được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn Cách tài trợ này vẫn không tạo rađược tính ổn định trong kinh doanh, biểu hiện rõ nhất là ở các doanh nghiệp kinhdoanh bất động sản khi có tốc độ quay vòng vốn chậm

Xem xét các mối quan hệ trên đấy cho phép đánh giá được tình hình tài trợTSLĐ của doanh nghiệp , trên cơ sở đó nhà quản trị có những điều chỉnh và lựachọn chính sách tài trợ VLĐ thích hợp cho doanh nghiệp

1.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh kết cấu vốn lưu động

Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng từng bộ phận vốn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp.

Vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản nên ta có thể xét kết cấu VLĐ tại mộtthời điểm thông qua các chỉ tiêu về tỷ trọng các thành phần cấu thành TSLĐ trongtổng TSLĐ

- Tỷ trọng vốn bằng tiền =

- Tỷ trọng HTK =

- Tỷ trọng các khoản phải thu =

Trang 23

1.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lí vốn bằng tiền

Để đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền, người ta xem xét các chỉ tiêuthanh toán của doanh nghiệp Nhóm hệ số này cho biết khả năng tài chính củadoanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ Bao gồm:

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời : là tỷ lệ giữa TSLĐ với tổng nợ ngắn

hạn Hệ số này phản ảnh khả năng chuyển đổi TSNH thành tiền để trang trải cáckhoản nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải cáckhoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán cáckhoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Thông thường nếu hệ số này thấp sẽ thể hiệnkhả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báotrước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trongviệc trả nợ Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ số này cao chưa chắc đã phảnánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh : là tỷ lệ giữa hiệu tổng TSLĐ và HTK

với tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời : là tỷ lệ giữa tiền và các khoản tương

đương tiền với tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

1.2.3.4Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ

- Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay HTK=

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong 1

kỳ Số vòng quay cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinhdoanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp Thông thường, số vòng quay HTKcao khi so với trong doanh nghiệp ngành chỉ ra rằng việc quản lý dự trữ của doanhnghiệp tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh, giảm được lượng vốn

Trang 24

bỏ vào HTK Ngược lại, thường cho thấy doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quámức, dẫn tới ứ đọng VLĐ hoặc do tốc độ tiêu thụ sản phẩm chậm.

- Kỳ luân chuyển HTK

Kỳ luân chuyển HTK =

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày 1 vòng quay HTK

1.2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý nợ phải thu

- Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay nợ phải thu =

Chỉ tiêu này phản ánh trong 1kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêuvòng, thể hiện tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp nhanh hay chậm

- Kỳ thu tiền trung bình

Kỳ thu tiền trung bình =

Chỉ tiêu này phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanhnghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng

1.2.3.6 Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm

thể hiện mức độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm, hiệu suất sử dụng VLĐ củadoanh nghiệp cao hay thấp thường được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:

- Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay của vốn lưu động):

Số lần luân chuyển VLĐ =

(Trong đó tổng mức luận chuyển VLĐ thường được xác định bằng doanh thuthuần trong kì) Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhấtđịnh (thường là 1 năm) Vòng quay VLĐ càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng VLĐcàng cao

Trang 25

Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Kỳ luân chuyển VLĐ =

Chỉ tiêu này cho biết để thực hiện 1 vòng quay VLĐ cần bao nhiêu ngày Kỳluân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh

Mức tiết kiệm vốn lưu động:

Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ kế hoạch x

Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyểnVLĐ Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra một sốVLĐ để dùng cho các hoạt động khác

Hàm lượng vốn lưu động:

Hàm lượng VLĐ =

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện 1 đồng DTT cần bao nhiêu đồng VLĐ.Hàm lượng VLĐ càng thấp thể hiện VLĐ được sử dụng càng hiệu quả và ngược lại

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân tạo ra được bao nhiêu đồnglợi nhuận trước (sau) thuế Tỷ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì hiệu quả sử dụngVLĐ càng cao và ngược lại

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Trong quá trình vận động, chuyển hóa, VLĐ chịu sự tác động qua lại bởi rấtnhiều nhân tố khác nhau, theo nhiều chiều hướng, Các nhân tố đó có thể chia thành

2 nhóm:

1.2.4.1 Nhân tố chủ quan

Việc xác định nhu cầu VLĐ của DN

Việc xác định nhu cầu VLĐ là một nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếptới hiệu quảcủa quản trị VLĐ Cụ thể: nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐquá cao sẽ gây ứ đọng vốn, sử dụng vốn lãng phí, vốn chậm luân chuyển,rủi ro nợphải thu từ đó làm giảm hiệu quả và hiệu suất sử dụng VLĐ Ngược lại, doanhnghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ tạo ra sự thiếu hụt vốn trong sản xuất,làm sản xuất bị ngưng trệ, gián đoạn, mất uy tín khi gặp rủi ro thanh toán, mất cơhội đầu cơ…Vì thế , tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh cũng như khả năng

Trang 26

thực tế của mà doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp xác định nhu cầu VLĐ chothích hợp nhất.

Chính sách huy động vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động

Chính sách huy động vốn hợp lý sẽ đảm bảo số VLĐ cần thiết với chi phí sửdụng vốn tối ưu, sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả

Các chính sách liên quan tới quản trị vốn lưu động :

Bao gồm những quyết định, chính sách về quản lý tiền, nợ phải thu và hàngtồn kho của doanh nghiệp Các quyết định, chính sách này là nhân tố ảnh hưởngquyết định tới quy mô và công tác quản trị VLĐ

Công tác lập và thực hiện kế hoạch tài chính về VLĐ:

Việc lập kế hoạch tài chính về VLĐ tốt, sát với nhu cầu thực tế và thực hiệntốt kế hoạch đó sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa công tác quản trị VLĐ, giảm cácchi phí quản lý, tăng hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ, có thể đối phó linh hoạtvới những sự kiện phát sinh

Trình độ quản lý sản xuất và trình độ tay nghề của người lao động:

Đây là nhân tố tác động trực tiếp tới việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu đầuvào cũng như sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có dây chuyềnsản xuất hiện đại, quản lý tốt việc sử dụng nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụcùng với đội ngũ công nhân lành nghề sẽ giảm thiểu chi phí về nguyên vật liệu, tạo

ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lí tiêu thụ dễ dàng và như vậy sẽgóp phần giúp giảm lượng vốn tồn kho ở các khâu mà vẫn đảm bảo sản xuất diễn raliên tục

1.2.4.2Nhân tố khách quan

Đặc điểm của ngành kinh doanh

Đặc diểm của ngành kinh doanh là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quảntrị VLĐ của doanh nghiệp Căn cứ vào đặc điểm của ngành mà nhà quản trị ra cácquyết định về nhu cầu VLĐ cũng như quyết định tài trợ cho nhu cầu VLĐ Giả dụvới một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ thì VLĐ chiếm

tỉ trọng cao hơn và tốc độ lưu chuyển VLĐ cũng cao hơn so với ngành sản xuấtcông nghiệp

Trang 27

Môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố tác động đến quản trị VLĐ

- Khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư, giá cả vật tư cũng như sức mua của thị trường Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới tồn kho dự trữ

của doanh nghiệp

- Lãi suất thị trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài

chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc ra quyết định trong quản trịVLĐ nói riêng Bởi nó liên quan đến chi phí cơ hội của vốn, chi phí sử dụngvốn, cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp Ngoài ra, lãi suất ảnh hưởngđến toàn nền kinh tế và doanh nghiệp còn gián tiếp chịu ảnh hưởng của nókhi lãi suất tăng cao, tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng và sức mua giảm, tốc độtiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp giảm

- Lạm phát khi nền kinh tế ở mức lạm phát cao doanh nghiệp sẽ chịu

rất nhiều ảnh hưởng, nhu cầu vốn kinh doanh hay VLĐ nói riêng theo đó sẽphải tăng lên, quản lí tiền mặt gặp khó khăn, mất ổn định, tiêu thụ sản phẩmcũng giảm sút ảnh hưởng đến tồn kho

- Sự tiến bộ của Khoa học công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ giúp doanh nghiệp đổi mới máy móc, thiết bịsản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ hànghóa, làm tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, sử dụng VLĐ tiết kiệm, hiệu quả hơn Và ngượclại nếu doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học công nghệ,không đổi mới sản phẩm sẽ có nguy cơ, tiêu hao nguyên vật liệu và giảm chất lượng sảnphẩm, kéo theo giảm hiệu quả và hiệu suất sử dụng VLĐ

- Chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước: Nhà nước tạo môi trường, hành lang

pháp lý cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và có những can thiệp kịpthời khi nền kinh tế biến động Các chính sách của Nhà nước như: chính sách đầu tư,chính sách thuế, chính sách tiền tệ,…tùy theo từng thời kỳ, từng bối cảnh mà tạo thuậnlợi hay khó khăn cho doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Từ đó có tácđộng làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI THANH HÓA

2.1.Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại miền núi thanh hóa

2.1.1.Quá trình thành lập và phát triển của công ty

2.1.1.1.Giới thiệu chung về công ty

- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI THANHHÓA

- Tên tiếng anh: THANH HOA MOUNTAINOUS TRADING JOINT STOCKCOMPANY

- Địa chỉ: Số 100 Triệu Quốc Đạt, Phường Điện Biên, TP.Thanh Hóa, TỉnhThanh Hóa

- Đại diện: Ông Nguyễn Đình Tự, chức vụ: Giám đốc

- Vốn điều lệ: 86.000.000.000 VND (Tám mươi sáu tỷ đồng chẵn)

- Mệnh giá cổ phần: 10.000 VND

2.1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Thương mại miền núi Thanh Hóa, tiền thân là Công tyThương mại miền núi Thanh Hoá, được thành lập theo Quyết định số 1005/QĐ-UBTH ngày01/11/1990 của UBND tỉnh Thanh Hoá, với chức năng, nhiệm vụ đượcUBND tỉnh Thanh Hoá giao: phục vụ một số mặt hàng thiết yếu theo chính sách củaĐảng, Nhà nước và một số mặt hàng công nghiệp tiêu dùng khác phục vụ nhu cầu

Trang 29

phát triển sản xuất, đời sống đồng bào các dân tộc miền núi và thực hiện nhữngnhiệm vụ đột xuất khác.

Năm 1999, thực hiện theo Quyết định số 2418/QB-UB ngày 29/10/1999 củaChủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, Công ty tiến hành đổi tên thành Công ty Thươngmại và Đầu tư phát triển miền núi Thanh Hoá

Năm 2010, căn cứ theo Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 củaChủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, Công ty thực hiện chuyển đổi thành công tyTNHH một thành viên Thương mại miền núi Thanh Hóa Công ty hoạt động theoGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2800119738 do Sở kế hoạch đầu tư ThanhHóa cấp lần đầu ngày 06/08/2010

Năm 2013, căn cứ theo Quyết định số 447/QĐ-UBND ngày 01/02/2013 củaChủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa vàchuyển Công ty TNHH MTV Thương mại miền núi Thanh Hóa thành Công ty cổphần Thương mại miền núi Thanh Hóa

Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay, Công ty đã xây dựngđược hệ thống bán hàng kinh doanh tổng hợp trên 11 miền núi gồm: các quầy hàngtiêu dùng, Vật tư nông nghiệp, cửa hàng xăng dầu, đội xe vận tải Hoạt động củacông ty đã đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hộimiền núi, giữ gìn an ninh trật tự, an ninh biên giới, được cấp uỷ, chính quyền địaphương các cấp ghi nhận và bà con đồng tình ủng hộ

Công ty cổ phần thương mại Miền núi Thanh Hóa là công ty cổ phần đượcthành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2800119738 do Sở Kếhoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp lần đầu ngày 06/08/2010, thay đổi lần thứ 3ngày 02/08/2013

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

2.1.2.1Chức năng , nhiêm vụ và ngành nghề kinh doanh , sản phẩm chủ yếu của công ty

Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần Thương mại Miền núi Thanh Hóa

Công ty cổ phần thương mại Miền núi Thanh hoá là một doanh nghiệp hoạt

Trang 30

động kinh doanh mang tính đặc thù riêng, tổ chức kinh doanh hàng hoá tiêu dùngkhác theo cơ chê thị trường, chức năng của công ty là cung ứng những mặt hàngthiết yếu phục vụ đồng bào dân tộc miền núi trong tỉnh theo chính sách của đảng

và nhà nước, ngoài ra công ty còn tổ chưc thu mua, tiêu thụ hàng nông sản, lâmsản cuả địa phương, chính quá trình này đã góp phần rất lớn kích thích sản xuấtmiền núi phát triển

Công ty cung ứng một số mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc miền núitrong tỉnh và thu mua hàng nông lâm sản để tiêu thụ tại miền xuôi Công ty tíchcực mở rộng phát triển và xây dựng nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng củakhách hàng, tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhằm tái đầu tư, mở rộng mạng lướikinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước

Ngoài ra công ty còn thực hiện tốt các chế độ của nhà nước trong hợp đồng kinhdoanh, giữ uy tín tốt trong quan hệ với khách hàng, thực hiện tốt chế độ quản lý tàichính, lao động, tiền lương, đảm bảo việc làm và đời sống cho người lao động

2.1.2.2Ngành nghề kinh doanh của công ty

Công ty cổ phần thương mại miền núi Thanh Hóa hoạt động trong các lĩnhvực Kinh doanh thương mại hàng hóa; Kinh doanh Dịch vụ - Du lịch; Kinh doanhDịch vụ vận tải hàng hóa được bộ; Xây dựng nhà và các công trình dân dụng khác;Kinh doanh kho bãi và lưu gĩư hàng hóa Cụ thể như sau:

- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: Kinh doanhphân bón

- Bán buôn gạo;

- Bán buôn bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.(Không bao gồm các loại nông, lâm sản và động vật Nhà nước cấm);

- Bán buôn thực phẩm;

- Bán buôn đồ uống;

- Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào;

- Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh;

Trang 31

- Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và

bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân loại vào đâu trong các cửa hàngchuyên doanh;

- Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàngchuyên doanh;

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;

- Bán buôn kim loại và quặng kim loại;

- Bán buôn vải, hàng may sẵn và giày dép;

- Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác;

- Bán mô tô, xe máy;

- Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan;

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;

- Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm rạ và vậtliệu tết bện;

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;

- Xây dựng nhà các loại;

- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;

- Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu;

- Hoạt động dịch vụ trồng trọt;

- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy;

- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác;

Trang 32

- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác;

- Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;

- Sản xuất phân bón và hợp chất nitơ;

- Sản xuất chế biến lâm sản (không bao gồm các loại lâm sản Nhà nước cấm)

Các chi nhánh :

 Chi nhanh thương mại Mường Lát

 Chi nhánh thương mại Quan sơn

 Chi nhanh thương mại Quan Hóa

 Chi nhanh thương mại Bá Thước

 Chi nhanh thương mại Lang chánh

 Chi nhanh thương mại Ngọc Lặc

 Chi nhanh thương mại Thường Xuân

 Chi nhanh thương mại Như Xuân

 Chi nhanh thương mại Như Thanh

 Chi nhanh thương mại Cẩm Thủy

 Chi nhanh thương mại Thạch Thành

Mô hình tổ chức của công ty cổ phần thương mại Miền núi Thanh Hóa cũngtương tự như các công ty cổ phần khác và cũng có điểm khác biệt nhất định :

Hội đồng Quản trị:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanhhàng năm của công ty

Trang 33

- Giám sát, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng trong điều hành công việckinh doanh của công ty.

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thànhlập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và góp vốn, mua cổ phần củadoanh nghiệp khác

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo điều lệ công ty và theo Luật DoanhNghiệp

Ban kiểm soát :

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực trong quản lý điều hành hoạtđộng kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính

- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo đánh giácông tác quản lý của hội đồng quản trị và trình các báo cáo trên tại đại hội cổ đôngthường niên

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo điều lệ công ty và theo quy định của Pháp luật

Giám đốc công ty:

- Thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị và hội đồng cổ đông về kếhoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của Công ty đã được hội đồng quản trị và hộiđồng cổ đông thông qua

- Quyết định các công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty, tổ chức và điềuhành hoạt động kinh doanh hàng ngày mà không cần phải có quyết định của hộiđồng quản trị

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừcác chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm

- Tổ chức thức hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty, đềxuất phương án nâng cao hoạt động quản lý của Công ty

- Xây dựng, quyết định phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội

Trang 34

- Thừa hành của giám đốc công ty để giám sát và xử lý các công việc phát sinhcủa các đơn vị kinh doanh xăng dầu, kinh doanh vật tư xây dựng và kinh doanhSiêu thị, chủ trì thương thảo, ký kết các hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa với đốitác khi có ủy quyền của Giám đốc.

- Phê duyệt kế hoạch kinh doanh và các báo cáo kết quả kinh doanh của cácđơn vị kinh doanh mình phụ trách

- Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo hoạt động kinhdoanh đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo tính pháp lý

- Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo và ủy quyền của Giám đốccông ty

- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ Công ty vàLuật Doanh Nghiệp

Phó giám đốc kinh hoanh dịch vụ :

- Điều hành trực tiếp tất cả các hoạt động của chi nhánh kinh doanh dịch vụgồm: Hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, phòng vé, lữ hành điều hành công tác tham quancủa các chinh nhánh

- Thừa hành của giám đốc công ty để giám sát và xử lý các công việc phát sinhcủa các đơn vị kinh doanh hàng nông sản thực phẩm, kinh doanh vật tư nôngnghiệp, chủ trì thương thảo, ký kết các hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa với đốitác khi có ủy quyền của Giám đốc

- Phê duyệt kế hoạch kinh doanh và các báo cáo kết quả kinh doanh của cácđơn vị kinh doanh mà mình phụ trách

- Nghiên cứu định hướng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo hoạt động kinhdoanh đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo tính pháp lý

- Thực hiện các công việc khác theo sự chỉ đạo và ủy quyền của Giám đốccông ty

- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ Công ty vàLuật Doanh Nghiệp

Phó giám đốc nhân sự:

- Hỗ trợ hoặc thay mặt giám đốc giải quyết những vấn đề nhân sự trong công ty

- Lập kế hoạch chiến lược nhân sự trình giám đốc công ty

- Lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trang 35

- Tham mưu cho giám đốc về bố trí nhân sự, bổ nhiệm, thuyên chuyển nhân sựtrong công ty, tiếp nhận nhân sự mới.

Phó giám đốc tài chính:

- Thừa hành của giám đốc công ty giải quyết các vấn đề về kế toán tài chính,

ký duyệt các chứng từ kế toán trong phạm vi phần việc giám đốc ủy quyền

- Giám sát hoạt động kế toán tài chính, quá trình thực hiện kế hoạch tài chínhtại công ty để tham mưu cho giám đốc

- Kiểm tra, đánh giá báo cáo tài chính của các đơn vị kinh doanh và của phòng

kế toán công ty

- Thay mặt ban lãnh đạo công ty chủ trì giao dịch, làm việc với cơ quan thuế

và các đơn vị quản lý Nhà nước về kế toán tài chính

Phòng tổ chức hành chính:

- Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện các công việc về tổ chức, hành chính, nhân

sự, lao động tiền lương toàn công ty

Phòng kế hoạch đầu tư:

- Chức năng nhiệm vụ:

Tập hợp các phương án, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị,lập kế hoach cả các đơn vị, lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, kế hoạchđầu tư cho toàn công ty

Giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch, đánh giá các chỉ tiêu kếhoạch trình tại các hội nghị giao ban và trình ban lãnh đạo công ty khi có yêu cầu

Lập kế hoạch và giám sát thực hiện các dự án đầu tư do công ty làm chủ, đấumối các thủ tục pháp lý với cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai, tài sản và đầu tưcủa công ty

Phòng kế toán tài chính:

- Chức năng và nhiệm vụ: Thực hiện công tác kế toán tài chính, tập hợp báocáo tài chính (báo cáo quản trị, báo cáo thuế) của toàn công ty, kiểm tra kiểm soátcông tác nghiệp vụ kế toán của các chi nhánh, phòng ban trực thuộc công ty

- Nhân sự:

Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung về công tác nghiệp vụ kế toán tàichính, điều hành hoạt động của phòng

Kế toán tổng hợp

Trang 36

Chi nhánh kinh doanh xăng dầu:

- Nhiệm vụ:

Tổ chức quản lý kinh doanh xăng dầu thuộc hệ thống kinh doanh xăng dầucủa công ty

Phát triển mạng lưới kinh doanh xăng dầu ra các Tỉnh ngoài

Tham mưu cho Giám đốc về việc ký kết hợp đồng mua xăng dầu của các nhàcung cấp

Phát triển kinh doanh các mặt hàng: Ga, dầu nhờn và các nhiên liệu khác

Xây dựng phương án kinh doanh, phương án lao động và kế hoạch doanhthu, lợi nhuận Căn cứ vào phương án và kế hoạch của chi nhanh, công ty sẽ giaonhiệm vụ kế hoạch trong năm cho chi nhanh làm cơ sở phấn đấu và thực hiện chế

độ thưởng phạt theo quy định của công ty

Chi nhánh kinh doanh vật liệu xây dựng và vận tải:

- Nhiệm vụ

Tổ chức quản lý kinh doanh vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép) và vận tảithuộc mạng lưới kinh doanh vật liệu xây dựng, vận tải của công ty

Phát triển thị trường, phát triển kinh doanh thiết bị nội thất

Xây dựng phương án kinh doanh, phương án lao động và kế hoạch doanhthu, lợi nhuận Căn cứ vào phương án và kế hoạch của chi nhánh, công ty sẽ giaonhiệm vụ kế hoạch trong năm cho chi nhánh làm cơ sở phấn đấu và thực hiện chế

độ thưởng phạt theo quy định của công ty

Chi nhánh kinh doanh siêu thị:

- Nhiệm vụ:

Quản lý, vận hành và tổ chức kinh doanh hệ thống siêu thị Miền tây và cáccửa hàng tự chọn của công ty

Trang 37

Tìm kiếm, khai thác nguồn hàng phát triển đa dạng các mặt hàng, nghànhhàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, thu hút khách hàng.

Xây dựng phương án kinh doanh, phương án lao động và kế hoạch doanhthu, lợi nhuận Căn cứ vào phương án và kế hoạch của các chi nhánh, công ty sẽgiao nhiệm vụ kế hoạch trong năm cho chi nhánh làm cơ sở phấn đấu và thực hiệnchế độ thưởng phạt theo quy định của công ty

Phòng kinh doanh vật tư nông nghiệp:

Tổ chức, quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên toàn hệ thống mànhlưới bán hàng của công ty

Tiêu thụ toàn bộ sản phẩm NPK thiên nông do Công ty TNHH Minh Tiếnsản xuất

Xây dựng phương án kinh doanh, phương án lao động và kế hoạch doanhthu, lợi nhuận báo cáo ban giám đốc và các phòng ban có liên quan làm cơ sở chỉđạo thực hiện

Phòng kinh doanh dịch vụ:

- Nhiệm vụ:

Tổ chức, quản lý kinh doanh dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, dịch vụ lữ hành,bán vé máy bay và đưa đón khách sân bay và các dịch vụ phụ trợ khác tại các điểmthuộc 11 huyện miền núi của công ty

Xây dựng phương án kinh doanh, phương án lao động và kế hoạch doanhthu, lợi nhuậ báo cáo ban giám đốc và các phòng ban có liên quan là cơ sở chỉ đạothực hiện

Phòng kinh doanh hàng nông sản thực phẩm:

Bang

1.3 quy

mô nguồn vốn công

ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối kế toán có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn và

có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014

Quy mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6 tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự có, vốn góp của cán

bộ công nhân viên, quỹ khấu hao

cơ bản, quỹ đầu

tư phát triển

Nguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ

Nguồn vốn đầu

tư của công ty thường

là vốn

tự có

và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo

là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng dự

án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014

ta có thể thấy nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN NÚI

CHI NHÁNH KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP

Bang

1.3 quy mô nguồn vốn công ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối

kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn

và có

xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014

Quy

mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6

tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự

có, vốn góp của cán bộ công nhân viên, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển Nguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ

Nguồn vốn đầu tư của công ty thường

là vốn

tự có

và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo

là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng dự

án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng

cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014

ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN

CHI NHÁNH KINH DOANH DỊCH VỤ

Bang

1.3 quy mô nguồn vốn công ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối

kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn

và có

xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014

Quy

mô nguồn vốn tăng lên

từ 145.6

tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự

có, vốn góp của cán bộ công nhân viên, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu

tư phát triển Nguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn bộ

Nguồn vốn đầu

tư của công ty thường

là vốn

tự có và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo

là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng dự

án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014 ta

có thể thấy nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN NÚI

CNKD HÀNG NÔNG SẢN THỰC PHẨM

Bang

1.3 quy mô nguồn vốn công ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối

kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn

và có

xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014 Quy

mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6

tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong: vốn tự

có, vốn góp của cán

bộ công nhân viên, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển Nguồn vốn bên ngoài: Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ Nguồn vốn đầu tư của công ty thường

là vốn

tự có

và vốn vay ngân hàng Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng

dự án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng

cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014

ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh DỰNG

Trang 38

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Bang

1.3 quy

mô nguồn vốn công

ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối kế toán có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn và

có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014

Quy mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6 tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự có, vốn góp của cán

bộ công nhân viên, quỹ khấu hao

cơ bản, quỹ đầu

tư phát triển

Nguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ

Nguồn vốn đầu

tư của công ty thường

là vốn

tự có

và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo

là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng dự

án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014

ta có thể thấy nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN NÚI

CHI NHÁNH KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP

Bang

1.3 quy mô nguồn vốn công ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối

kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn

và có

xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014

Quy

mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6

tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự

có, vốn góp của cán bộ công nhân viên, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển Nguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ

Nguồn vốn đầu tư của công ty thường

là vốn

tự có

và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo

là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng dự

án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng

cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014

ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN

CHI NHÁNH KINH DOANH DỊCH VỤ

Bang

1.3 quy mô nguồn vốn công ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối

kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn

và có

xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014

Quy

mô nguồn vốn tăng lên

từ 145.6

tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự

có, vốn góp của cán bộ công nhân viên, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu

tư phát triển Nguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn bộ

Nguồn vốn đầu

tư của công ty thường

là vốn

tự có và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo

là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng dự

án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014 ta

có thể thấy nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN NÚI

THỰC PHẨM

Bang

1.3 quy mô nguồn vốn công ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối

kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn

và có

xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014 Quy

mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6

tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong: vốn tự

có, vốn góp của cán

bộ công nhân viên, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển Nguồn vốn bên ngoài: Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ Nguồn vốn đầu tư của công ty thường

là vốn

tự có

và vốn vay ngân hàng Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng

dự án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng

cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014

ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh DỰNG

Trang 39

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PTGDKD.TỔN

G HỢP PTGĐ.NHÂN SỰ PTGĐ.TÀI CHÍNH

PTGĐ.KINH DOANH DỊCH VỤ

P.TCHC P.KẾ HOẠCH-ĐẦU TƯ P.QUẢN TRỊ HT TÀI CHÍNHP.KẾ TOÁN

Bang

1.3 quy

mô nguồn vốn công

ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công

ty rất lớn

và có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014 Quy

mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6 tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn 100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự có, vốn góp của cán bộ công nhân viên, quỹ khấu hao

cơ bản, quỹ đầu tư phát triểnNguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay

từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,…

Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ

Nguồn vốn đầu

tư của công ty thường

là vốn

tự có và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo là vốn chủ

tự có

Tùy thuộc vào từng

dự án, lĩnh vực

mà công

ty đầu

tư, cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau, có những

dự án có

tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.4

cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn qua các năm

từ

2011-2014 ta

có thể thấy nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN NÚI

CHI NHÁNH BÁN LẺ MIỀN NÚI

Bang

1.3 quy

mô nguồn vốn công

ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối kế toán có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn và

có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014

Quy mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6 tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự có, vốn góp của cán

bộ công nhân viên, quỹ khấu hao

cơ bản, quỹ đầu

tư phát triển

Nguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ

Nguồn vốn đầu

tư của công ty thường

là vốn

tự có

và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo

là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng dự

án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014

ta có thể thấy nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN NÚI

NHÁNH KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP

Bang

1.3 quy mô nguồn vốn công ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối

kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn

và có

xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014

Quy

mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6

tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự

có, vốn góp của cán bộ công nhân viên, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển Nguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ

Nguồn vốn đầu tư của công ty thường

là vốn

tự có

và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo

là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng dự

án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng

cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014

ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN

CHI NHÁNH KINH DOANH DỊCH VỤ

Bang

1.3 quy mô nguồn vốn công ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối

kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn

và có

xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014

Quy

mô nguồn vốn tăng lên

từ 145.6

tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự

có, vốn góp của cán bộ công nhân viên, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu

tư phát triển Nguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn bộ

Nguồn vốn đầu

tư của công ty thường

là vốn

tự có và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo

là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng dự

án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014 ta

có thể thấy nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN NÚI

THỰC PHẨM

Bang

1.3 quy mô nguồn vốn công ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối

kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn

và có

xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014 Quy

mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6

tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong: vốn tự

có, vốn góp của cán

bộ công nhân viên, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển Nguồn vốn bên ngoài: Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ Nguồn vốn đầu tư của công ty thường

là vốn

tự có

và vốn vay ngân hàng Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng

dự án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng

cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014

ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh DỰNG

Trang 40

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

2.1.2.5 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

2.1.2.5.1 Thị trường cung cấp dịch vụ

- Nguồn cung cấp hàng hóa:

Nguồn hàng hóa đầu vào của Công ty được lấy từ các nhà máy sản xuấtphân bón, sản xuất xi măng, Công ty xăng dầu đầu mối lớn trong tỉnh hoặc cáctỉnh phụ cận khác

- Sự ổn định của các nguồn cung ứng hàng hóa:

Công ty đang đóng vai trò là đại lý bán buôn và bán lẻ của các nhà máysản xuất, số lượng hàng hóa tiêu thụ qua Công ty rất nhiều nên các nhà cung ứng

hàng hóa luôn đáp ứng đủ nguồn hàng với số lượng và chất lượng đảm bảo.

- Ảnh hưởng của giá hàng hóa đầu vào đến doanh thu và lợi nhuận:

Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, vì vậy, sự biến động

về giá cả hàng hóa đầu vào là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợinhuận của Công ty Để hạn chế các rủi ro do biến động giá cả ảnh hưởng đến kếtquả kinh doanh, Công ty thường xuyên thu thập thông tin, thống kê dự báo vànhận định tình hình thị trường của các loại hàng hóa đang kinh doanh

2.1.2.5.2.Lực lượng lao động

Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp, nhiệt tìnhvới công việc là một trong những yếu tố góp phần đưa Công ty cổ phần Thương mạimiền núi Thanh Hóa ngày càng phát triển và tạo dựng được uy tín trong lĩnh vựcdịch vụ thương mại, cung cấp hàng hóa dịch vụ…

Bang

1.3 quy

mô nguồn vốn công

ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối kế toán có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn và

có xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014

Quy mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6 tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự có, vốn góp của cán

bộ công nhân viên, quỹ khấu hao

cơ bản, quỹ đầu

tư phát triển

Nguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ

Nguồn vốn đầu

tư của công ty thường

là vốn

tự có

và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo

là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng dự

án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014

ta có thể thấy nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN NÚI

NHÁNH KINH DOANH VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP

Bang

1.3 quy mô nguồn vốn công ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối

kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn

và có

xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014

Quy

mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6

tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự

có, vốn góp của cán bộ công nhân viên, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển Nguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ

Nguồn vốn đầu tư của công ty thường

là vốn

tự có

và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo

là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng dự

án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng

cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014

ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN

CHI NHÁNH KINH DOANH DỊCH VỤ

Bang

1.3 quy mô nguồn vốn công ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối

kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn

và có

xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014

Quy

mô nguồn vốn tăng lên

từ 145.6

tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong:

vốn tự

có, vốn góp của cán bộ công nhân viên, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu

tư phát triển Nguồn vốn bên ngoài:

Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn bộ

Nguồn vốn đầu

tư của công ty thường

là vốn

tự có và vốn vay ngân hàng

Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo

là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng dự

án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao

Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014 ta

có thể thấy nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh

DỰNG

VÀ VÂN TẢI MIỀN NÚI

THỰC PHẨM

Bang

1.3 quy mô nguồn vốn công ty giai đoạn 2011- 2014

Dựa vào bảng cân đối

kế toán

có thể thấy quy mô nguồn vốn của công ty rất lớn

và có

xu hướng tăng dần qua các năm từ năm 2011-

2014 Quy

mô nguồn vốn tăng lên từ 145.6

tỷ lên 261,6

tỷ tăng lên hơn

100 tỷ

Nguồn vốn của công ty bao gồm:

Nguồn vốn bên trong: vốn tự

có, vốn góp của cán

bộ công nhân viên, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển Nguồn vốn bên ngoài: Vốn vay từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính,

hỗ trợ của nhà nước,

… Trong hoạt động đầu tư, hầu như không

có doanh nghiệp nào có thể tự huy động được toàn bộ nguồn vốn tự

có của mình,

nó đòi hỏi một nguồn vốn lớn

mà doanh nghiệp khó có thể đáp ứng toàn

bộ Nguồn vốn đầu tư của công ty thường

là vốn

tự có

và vốn vay ngân hàng Tuy nhiên nguồn vốn đóng vai trò chủ đạo là vốn chủ tự

có Tùy thuộc vào từng

dự án, lĩnh vực mà công ty đầu tư,

cơ cấu nguồn vốn sẽ khác nhau,

có những

dự án

có tỷ lệ vốn vay rất cao Bang1.

4 cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2011- 2014

Thông qua bảng

cơ cấu nguồn vốn qua các năm từ 2011-

2014

ta có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ

lệ rất lớn đều trên 30

% trong các năm.Vì vậy có thể nói rằng công ty

có năng lực tài chính khá lớn

và quy

mô vốn chủ sở hữu đóng vai trò

vô cùng quan trọng trong việc huy động vốn để đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh DỰNG

Ngày đăng: 21/05/2019, 10:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.. GS.TS.NGND Ngô Thế Chi và TS. Trương Thị Thủy (đồng chủ biên), Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán tài chính
Nhà XB: NXB Tài chính
2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ và TS. Nghiêm Thị Thà (đồng chủ biên), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp,NXB Tài chính, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình Phân tích tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Tài chính
3. TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (đồng chủ biên),Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính,năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chínhdoanh nghiệp
Nhà XB: NXB Tài chính
4. Các tạp chí, website tài chính; Tạp chí kinh tế; Báo; diễn đàn doanh nghiệp… Khác
5. Các báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần thương mại Miền núi Thanh Hóa Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w