1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần nhựa thiếu niên tiền phong

124 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Vốn lưu động VLĐ là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, việc tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng,phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điề

Trang 1

- -VŨ XUÂN TÙNG CQ50/11.15 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

MÃ SỐ: 11

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S BÙI HÀ LINH

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trên luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn

Vũ Xuân Tùng

Trang 3

MỤC LỤC

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU

1.1 VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 4

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 8 1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp 8

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

22

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh

Trang 4

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG TRONG THỜI GIAN QUA

34

2.1 Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong 34 2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty cổ phần Nhựa Thiếu

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 35

2.1.3 Khái quát tình hình tài chính của công ty 43

2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa Thiếu

2.2.1 Thực trạng xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty 49

2.2.2 Thực trạng tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động của công ty 49

2.2.3 Thực trạng phân bổ vốn lưu động của công ty 54

2.2.4 Thực trạng quản trị vốn bằng tiền của công ty 57

2.2.5 Thực trạng quản trị vốn tồn kho dự trữ của công ty 65

2.2.7 Thực trạng về hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 79

2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty 82

Trang 5

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 86

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty 87

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động ở công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong 88 3.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động bằng phương pháp tỷ lệ phần

3.2.2 Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền

90

3.2.3 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu 91

3.2.5 Giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay từ ngân hàng 99

3.2.6 Quản lý tốt chi phí, xây dựng giá thành sản phẩm hợp lý 101

3.2.7 Tìm kiếm mở rộng thị trường, tổ chức tốt việc cung ứng sản phẩm và tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ 102

3.2.8 Nâng cao năng lực, trình độ, tay nghề của cán bộ, công nhân và

3.2.9 Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra 105

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 105

Trang 7

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1 DTT Doanh thu thuần

2 HTK Hàng tồn kho

3 LNST Lợi nhuận sau thuế

4 LNTT Lợi nhuận trước thuế

5 NPT Nợ phải trả

6 NVDH Nguồn vốn dài hạn

7 NVNH Nguồn vốn ngắn hạn

8 ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh

9 ROE Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sử hữu

10.SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu 43

Bảng 2.2.Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn năm 2015 46

Bảng 2.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của công ty qua các năm 50

Bảng 2.4 Sự biến động vốn lưu động của công ty năm 2015 55

Bảng 2.5 Sự biến động vốn bằng tiền của công ty qua các năm 59

Bảng 2.6 Lưu chuyển tiền tệ của công ty qua các năm 62

Bảng 2.7 Hệ số khả năng thanh toán của công ty năm 2015 63

Bảng 2.8 Sự biến động của hàng tồn kho năm 2015 67

Bảng 2.9 Bảng cơ cấu và tình hình biến động hàng tồn kho năm 2015 68

Bảng 2.10 Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty năm 2015 70

Bảng 2.11 Kết cấu và sự biến động các khoản phải thu của công ty năm 2015 .74

Bảng 2.12 Hiệu quả quản trị các khoản phải thu 76

Bảng 2.13 Tình hình công nợ của công ty năm 2015 78

Bảng 2.14 Hiệu suất hoạt động và hiệu quả sử dụng vlđ của công ty năm 2014-2015 79

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

HÌNH 2.1: Lợi nhuận sau thuế từ năm 2011-2015 45

HÌNH 2.2 Tỷ trọng tài sản năm 2015 47

HÌNH 2.3 Cơ cấu nguồn hình thành vốn lưu động qua các năm 51

HÌNH 2.4 Mô hình tài trợ nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2015 53

HÌNH 2.5 Kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2015 55

HÌNH 2.6 Kết cấu vốn bằng tiền của công ty qua các năm 59

HÌNH 2.7 Tình hình diễn biến các dòng tiền thuần của công ty 62

HÌNH 2.8 Biểu đồ sự biến động hàng tồn kho của công ty qua các năm 67

HÌNH 2.9 Sự biến động các khoản phải thu của công ty qua các năm 73

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một hoạt động nào củadoanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Tuỳ vào đặc điểm từng ngành nghềkinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó Đểtồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới việc tạolập, sử dụng và quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụngvốn là thấp nhất nhưng vẫn đạt được kết quả kinh doanh ở mức cao

Vốn lưu động (VLĐ) là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, việc

tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng,phát triển của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trườnghiện nay Doanh nghiệp sử dụng VLĐ có hiệu quả, điều này đồng nghĩa vớiviệc doanh nghiệp tổ chức tốt quá trình mua sắm dự trữ vật tư, sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm, phân bổ hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển từ loạinày thành loại khác, từ hình thái này sang hình thái khác, rút ngắn vòng quayvốn Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng VLĐ là biện phápcần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở doanh nghiệp

Trong thời gian thực tập tại công ty CP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phongvừa qua, cùng với việc nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã

quyết định chọn đề tài: " Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong” cho luận

văn tốt nghiệp của mình

2.Mục đích nghiên cứu:

Nâng cao chất lượng sử dụng vốn lưu động là một vấn đề quan trọngđối với một doanh nghiệp sản xuất Có sử dụng vốn lưu động hiệu quả mớigiúp doanh nghiệp phát triển tốt được Nhận thức được tầm quan trọng đó nên

Trang 11

dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu về vốn lưu động và công tác quản trịvốn lưu động tại công ty từ đó đánh giá được thực trạng quản trị vốn lưu động

và đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần

Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong

- Phạm vi nghiên cứu là các nội dung quản trị vốn lưu động tại Công ty

Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong qua các năm từ 2011-2015

4 Về phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp sosánh, thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biếnđộng của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: phân tích nhân tố, số chênhlệch

5 Kết cấu luận văn:

Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung đề tài luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng về tình hình quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong trong thời gian qua

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tằng cường quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong.

Do điều kiện thời gian thực tập cũng như trình độ kiến thức còn nhiềuhạn chế nên đề tài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót Em xin chânthành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Bùi Hà Linh cũng như sựgiúp đỡ của các anh chị tại CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong trong thờigian thực tập vừa qua

Trang 12

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU

ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động trong doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành họat động sản xuất kinhdoanh, các doanh nghiệp cần có sự kết hợp của cả ba yếu tố: Sức lao động, tưliệu lao động và đối tượng lao động

Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh,luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch mộtlần vào toàn bộ giá trị sản phẩm, được thu hồi toàn bộ khi kết thúc một chu kỳkinh doanh Xét về mặt hình thái hiện vật gọi là các tài sản lưu động (TSLĐ),

xét về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động ( VLĐ) của doanh nghiệp.

TSLĐ gồm hai bộ phận: TSLĐ sản xuất, TSLĐ lưu thông

- TSLĐ sản xuất gồm: Vật tư dự trữ để đảm bảo quá trình sản xuất đượctiến hành liên tục như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,…vànhững vật tư đang trong quá trình cần hoàn thiện như: sản phẩm dở dang, bánthành phẩm

- TSLĐ lưu thông: Là những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông củadoanh nghiệp như sản phẩm hàng hóa chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trongthanh toán, chi phí trả trước,…

Trong quá trình sản xuất, TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông luônvận động, thay thế chuyển hóa lẫn nhau làm cho quá trình sản xuất kinhdoanh đựợc diễn ra liên tục, thường xuyên

Tùy từng điều kiện sản xuất, lĩnh vực kinh doanh mà mỗi doanh nghiệpđòi hỏi phải có lượng TLSĐ nhất định để quá trình kinh doanh đựơc diễn ra

Trang 13

ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó, số vốn này đượcgọi là VLĐ của doanh nghiệp VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vậnđộng, chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau:

Đối với doanh nghiệp sản xuất: sự vân động của VLĐ trải qua 3 giai đoạn:

+ Giai đọan tiêu thụ: VLĐ từ hình thái sản phẩm hàng hóa chuyển sanghình thái vốn bằng tiền

Đối với doanh nghỉệp thương mại: sự vận động của vốn lưu động qua

Như vậy từ những phân tích trên, ta có khái niệm về VLĐ: “ VLĐ của

doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu

tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp”.

Trang 14

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bị chiphối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ của doanh nghiệp cónhững đặc điểm sau:

- Trong quá trình chu chuyển thay đổi hình thái biểu hiện

- Chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗichu kỳ kinh doanh

- Vốn lưu động hoàn thành 1 vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ kinhdoanh

Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sanghình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị banđầu

Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở quan trọng đánh giá hiệuquả sử sung vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp

Dựa theo tiêu thức khác nhau có thể chia VLĐ thành các loại khác nhau.Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau đây:

1.1.2.1 Dựa vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động

Theo tiêu thức này VLĐ trong doanh nghiệp có thể được chia thành hailọai:

Vốn bằng vật tư, hàng hóa

Bao gồm vốn tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm, thành phẩm

Vốn bằng tiền và các khoản phải thu

Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu…

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ tồnkho, khả năng thanh toán, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh

Trang 15

1.1.2.2 Dựa vào vai trò của vốn lưu động

Theo cách phân loại này thì vốn lưu động được chia làm 3 loại:

VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất:

- Vốn nguyên nhiên vật liệu

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.3.1 Phân loại nguồn vốn lưu động

Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn thì nguồn VLĐđược chia thành: Nguồn VLĐ thường xuyên và nguồn VLĐ tạm thời

Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất

ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nên cácTSLĐ thường xuyên cần thiết

Để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thườngxuyên, liên tục thì ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên

Trang 16

phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển nhưcác tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng.

Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệptrong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảmbảo vững chắc hơn Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thờiđiểm được xác định như sau:

Nguồn VLĐ

thường xuyên =

Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp - Tài sản dài hạn Trong đó:

Tổng nguồn vốn thường

xuyên của doanh nghiệp

= Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

= Tổng tài sản - Nợ ngắn hạnHoặc có thể xác định bằng công thức:

Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một

năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạmthời, bất thường phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nguồn vốn này thường bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, các khoảnphải trả người bán, các khoản phải trả phải nộp khác…

Cách phân loại trên giúp cho nhà quản trị xem xét, huy động cácnguồn phù hợp với thực tế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng

và tổ chức nguồn vốn Mặt khác, đây cũng là cơ sở để lập kế hoạch quản lý và

sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lớn nhất với chi phí nhỏ nhất

1.1.3.2 Các mô hình tài trợ vốn lưu động

Trang 17

Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được

đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảmbảo bằng nguồn vốn tạm thời

Hình vẽ biểu hiện mô hình tài trợ thứ nhất như sau:

TSLĐ tạm thời

Nguồn vốn

tạm thời

Nguồn vốn TSLĐ thường xuyên thường

Trang 18

Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSCĐ,TSLĐ thường xuyên và một

phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, vàmột phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai như sau:

Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường

xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ

Trang 19

thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạmthời.

Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai như sau:

TSLĐ tạm thời

Nguồn vốn

Chi phí sử dụng thấp và việc sử dụng vốn linh hoạt hơn

Nhược điểm: Khả năng gặp rủ ro thanh khoản cao hơn.

Trong thực tế, mô hình này được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì phầntín dụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanhnghiệp mới rất cần thiết

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm:

Trang 20

Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là quản trị

về tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục

1.2.1.2 Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

Quản lý, sử dụng hợp lý tài sản lưu động cũng như vốn lưu động có ảnhhưởng rất lớn đối với việc hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp.Mặc dù hầu hết các vụ phá sản trong kinh doanh là hậu quả của nhiều yếu tốchứ không phải chỉ do quản trị vốn lưu động tồi Nhưng cũng cần thấy rằng

sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát tài sản lưuđộng là các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại cuốicùng của họ Việc quản lý tốt vốn lưu động phần nào thể hiện sự kinh doanhhiệu quả của doanh nghiệp Ngoài ra có thể nhận thấy vốn lưu động thay đổitheo nhịp độ sản xuất của từng chu kỳ kinh doanh, chính vì vậy vốn lưu độngđược coi là một chi báo về khả năng thanh toán tại một thời điểm cũng nhưkhả năng thanh toán trong tương lai, hơn thế nữa vốn lưu động cũng là cầunối giữa cân bằng tài chính trong dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp, vìvậy quản trị vốn lưu động hiệu quả đóng một vai trò quan trọng trong chiếnlược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Vậy mục tiêu của quản trị vốn lưuđộng là:

Nhằm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Đảm bảo đủ lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắnhạn

Đảm bảo hoạt động sản xuất kih doanh diễn ra binh thường Tiền chính

là nhựa sống của doanh nghiệp, nếu dòng tiền bị ảnh hưởng thì khả năng duytrì hoạt động, tái đầu tư và đáp ứng các yêu cầu về vốn bị đẩy vào tình trạngxấu Dự báo trước tình hình nguồn tiền trong tương lai là yếu tố tối quan trọng

Trang 21

để ra quyết định trong sản xuất, kinh doanh Chính vì vậy quản trị vốn lưuđộng là một mảng rất quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp.

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thườngxuyên liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng nhu cầu cần thiết ngắn hạn củadoanh nghiệp Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết củadoanh nghiệp

Như vậy, nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, liên tục Dưới mức này, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

sẽ gặp khó khăn, thậm chí bị chì trệ, gián đoạn Nhưng nếu trên mức cần thiết thì lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả.

Chính vì vậy trong quản trị VLĐ , các doanh nghiệp cần chú trọng xácđịnh đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô vàđiều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp Với quan niệm nhu cầu VLĐ

là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động đượcxác định theo công thức:

Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp

Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tốnhư: quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, tích chất của ngànhnghề kinh doanh; sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường;trình độ tổ chức,quản lý sử dụng VLĐ của doanh nghiệp; trình độ kỹ thuật –công nghệ sản xuất; các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩmhàng hóa, dịch vụ… Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp

Trang 22

doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu VLĐ và có biện pháp quản lý, sử dụngVLĐ một cách tiết kiệm và có hiệu quả hơn.

Để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp có thể sử dụng hai phươngpháp trực tiếp hoặc gián tiếp

Phương pháp trực tiếp.

Nội dung cơ bản của phương pháp này: Căn cứ vào các yêu tố ảnh

hưởng trực tiếp đến lượng vốn lưu động của doanh nghiệp phải ứng ra để xácđịnh nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Trình tự của phương pháp:

Bước 1: Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trước hết phải xác định nhu cầu vốn dự trữ của từng loại nguyên vậtliệu Sau đó tổng hợp lại để tính mức dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa

Cụ thể là:

- Xác định nhu cầu vốn lưu động dự trữ hàng tồn kho cần thiết (nguyênvật liệu chính và các loại vật tư khác)

- Xác định nhu cầu vốn sản phẩm dở dang

- Xác định nhu cầu vốn về chi phí trả trước

- Xác định nhu cầu vốn thành phẩm

Bước 2: Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung

cấp cho khách hàng (Dự kiến khoản phải thu)

Có thể dự kiến nợ phải thu trung bình từ khách hàng theo công thức:

Npt= Kpt x Sd

Trong đó: Npt: Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch

Kpt: Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ (kỳ hạn thu tiền

Trang 23

Sd: Doanh thu bình quân một ngày trong kì kế hoạch.

Bước 3: Xác định các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ

X

Giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa mua vào bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch (loại mua chịu)

(Dự kiến các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ: hoàn toàn tương tự)

Bước 4: Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn về hàng tồn kho, dự kiến các khoản phảithu và khoản phải trả Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động của doanhnghiệp thường xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp

Ưu, nhược điểm của phương pháp trực tiếp.

- Ưu điểm:

Xác định được nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong từng khâu kinhdoanh Do đó tạo điều kiện tốt cho việc quản ý, sử dụng vốn theo từng loạitrong từng khâu sử dụng Phương pháp này được đánh giá là khá phù hợp vớicác doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay

- Nhược điểm:

Việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất khánhiều thời gian, nhất là đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật tưtrong sản xuất và có các chính sách tín dụng khách hàng, tín dụng nhà cungcấp thường xuyên thay đổi

Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường

xuyên của doanh nghiệp.

Trang 24

Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầu

vốn Có thể chia ra làm 2 trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất:

Dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình

Nội dung chủ yếu:

Việc xác định nhu cầu vốn theo cách này là dựa vào hệ số vốn lưu

động tính theo doanh thu được rút từ thực tế hoạt động của các doanh nghiệpcùng loại trong ngành Trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh doanh dự kiếntheo doanh thu của doanh nghiệp mình để tính nhu cầu vốn lưu động cầnthiết

Ưu, nhược điểm:

Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác bịhạn chế Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu động khi thành lậpdoanh nghiệp với quy mô nhỏ

Trường hợp thứ hai:

Dựa vào tình hình sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa qua của doanhnghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho các thời kỳ tiếp theo

Nội dung chủ yếu: Dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành

nhu cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợphải trả nhà cung cấp ( số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tínhchất chu kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhucầu vốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhucầu vốn lưu động cho các kỳ tiếp theo

Trình tự phương pháp:

Trang 25

Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn

lưu động trong năm báo cáo Khi đã xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý

Bước 2: Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong

năm báo cáo Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần

Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.

Ưu, nhược điểm:

Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp này tương đốiđơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu cầu vốn lưuđộng năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp Tuy nhiên mức độchính xác bị hạn chế Thích hợp với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổnđịnh, hoặc hoạt động trong các thị trường ít có biến động

Trường hợp thứ 3:

Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

Nội dung của phương pháp: là dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên

doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo đểxác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch

Trình tự phượng pháp:

Phương pháp này được tiến hành theo bốn bước sau đây:

Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối

kế toán kỳ thực hiện

Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm

dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặtchẽ với doanh thu và và tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục đó so với doanhthu thực hiện trong kỳ

Trang 26

Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để

ước tính nhu cầu vốn tăng thêm của năm kế hoạch

Bước 4: Dự báo nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn tăng thêm của doanh nghiệp.

1.2.2.2 Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động là việc phân bổ nguồn vốn lưuđộng thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời của một doanh nghiệp,đây là một công việc hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp Tổ chức tốtviệc đảm bảo nguồn vốn lưu động, nguồn vốn lưu động phù hợp với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty giúp các doanh nghiệp có thể thực hiệnsản xuất kinh doanh một cách liên tục, kịp thời không bị gián đoạn do thiếuvốn Nếu doanh nghiệp tổ chức nguồn vốn lưu động một cách sơ sài, khôngphù hợp sẽ dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút, lúc thìthừa vốn không biết đầu tư vào đâu, lúc lại thiếu vốn làm gián đoạn hoạt độngsản xuất

Vì sự quan trọng của việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động chonên các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến công tác này tránh tình trạngthiếu vốn kéo dài đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2.3 Phân bổ vốn lưu động

Phân bổ vốn lưu động là việc phân chia các thành phần vốn trong vốnlưu động theo tỷ trọng sao cho phù hợp với ngành nghề và điều kiện sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác nhau có các cáchphân bổ khác nhau để phù hợp với ngành nghề, điều kiện và tổ chức hoạtđộng kinh doanh của công ty Vốn lưu động bao gồm tiền và các khoản tươngđương tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản phải thu vàtài sản ngắn hạn khác Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có tỷ trọng các khoản

Trang 27

kho, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất bánh kẹo,… thì lại có rất nhiều hàntồn kho Chính vì thế cần phải nghiên cứu về tỷ trọng các loại vốn lưu độngxem có phù hợp với công ty không để có biện pháp khắc phục và hoàn thiệnhơn hệ thống vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.2.2.4 Quản trị vốn tồn kho dự trữ

Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ củadoanh nghiệp được chia thành ba loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm Mỗi loại tồn kho dự trữtrên có vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện trong quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổnđịnh

Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiềnnhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rấtquan trọng, không phải vì nó chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ củadoanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạngvật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độluân chuyển vốn lưu động

Quy mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dựtrữ của doanh nghiệp Tuy nhiên, từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân tốảnh hưởng khác nhau Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnhhưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thịtrường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đếndoanh nghiệp Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thườngchịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạosản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Riêng đối với mức tồn

Trang 28

kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩm tiêuthụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ, sức mua củathị trường… Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp cóbiện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất.

+ Mô hình quản lý hàng tồn kho.

Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần phải quản lý sao cho tiếtkiệm, hiệu quả Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia làm hai loại là chiphí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cungứng

Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho thường bao gồm các chi phí nhưbảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất hàn hóa bị hư hỏng,biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho.Còn chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, kýkết hợp đồng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồnggiao hàng Các chi phí có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau Nếu doanhnghiệp dự trữ nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa sẽtăng lên, ngược lại chi phí thực hiện các hợp đồng cung úng sẽ giảm tươngđối do giảm được số lần cung ứng Vì thế trong quản lý hàng tồn kho cần phảixem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượng hàng tồnkho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa chi phí hàng tồn kho dự trữ bằngviệc xác định mức đặt hàng kinh tế hiệu quả nhất

Mô hình quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ sở tối thiểu tổng chi phí tồnkho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu Nội dung cơ bản của

mô hình này là xác định mức đặt hàng kinh tế (EOQ) để với mức đặt hàngnày thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất

Mô hình EOQ được mô tả theo đồ thị sau:

Trang 30

Vốn bằng tiền (gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) làmột bộ phận cấu thành nên tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là loại tàisản có tính chất thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toánnhanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinhlời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào mục đích nhất định Hơn nữavới đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bịthất thoát, gian lận, lợi dụng.

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phảiđảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thờicũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanhnghiệp Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi doanh nghiệp có thể đầu tư vào cácchứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi ngân hàng để thu lợi nhuận Ngượclại khi cần tiền mặt doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứngkhoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sư dụng

Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu trữ vốn bằng tiền thường có 3 lý

do chính: Nhằm đáp úng các chu cầu giao dịch, thanh toán hằng ngày như trảtiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… củadoanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinhdoanh nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắcphục những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủyếu sau:

- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng cácnhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ

Trang 31

Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanhnghiệp Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùngtiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Ngoài phươngpháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốntồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp.

Để quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu thì thường dựa vào sự đánh đổi giữachi phí giữ tiền mặt và chi phí giao dịch do giữ ít tiền mặt Cần phải tính toán

kĩ càng để đưa ra quyết định hợp lý

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt:

Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh

bị mất mát, lợi dụng Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đềuphải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ Phân định rõ ràng tráchnhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ Việc xuất,nhập quỹ tiền mặt hằng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từhợp pháp hợp lệ Phải thực hiện đối chiếu kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổquỹ hằng ngày Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiềnđang trong quá trình thanh toán (tiền đang chuyển) phát sinh do thời gianchờ đợi thanh toán ngân hàng

- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hằng năm

Có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng cóhiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn).Thực hiện dự báo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngânquỹ trong từng thời kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ củadoanh nghiệp khi đáo hạn

1.2.2.6 Quản trị các khoản phải thu

Trang 32

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịuhàng hóa hoặc dịch vụ Nếu các khoản phải thu quá lớn, tức số vốn của doanhnghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc không kiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế quản trị các khoảnphải thu là một nội dung quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp.Quản trị các khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận vàrủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt coitrọng các biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ.Nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng (nớilỏng) bán chịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phảithu hẹp (thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ.

Để quản trị các khoản phải thu, doanh nghiệp cần chú trọng thực hiệncác biện pháp sau đây:

- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:

Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêuchuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp cóthể chấp nhận bán chịu Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này màdoanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phùhợp

- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu

Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanhnghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Nộidung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầuthanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán

- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ

Trang 33

Tùy theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như:

+Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp

+Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để cóchính sách thu hồi nợ thích hợp

+Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dựphòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

+ Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động.

Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động được thể hiện qua hai chỉtiêu, đó là nguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC) và nguồn vốn lưu độngtạm thời

Nguồn vốn lưu động thường xuyên

NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài

hạn

= Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động củadoanh nghiệp Trong thực tế, có thể xảy ra 3 trường hợp sau:

-Trường hợp 1: Khi nguồn vốn dài hạn lớn hơn giá trị tài sản dài hạn (hay

tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn); điều này đồng nghĩa với việcnguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương (NWC >0) Điều này cho thấydoanh nghiệp dã dùng một phần của nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắnhạn, tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn dài hạn

-Trường hợp 2: Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì

nguồn vốn lưu thông thường xuyên sẽ có giá trị âm (NWC <0), đồng nghĩavới doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn Điềunày làm cho doanh nghiệp giảm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn do đầu tưvào tài sản dài hạn nên chưa thu hồi được vốn

Trang 34

-Trường hợp 3: Nếu tài sản ngắn hạn bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay

nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị tài sản dài hạn thì nguồn vốn lưu độngthường xuyên có giá trị bằng không (NWC =0) Điều này cho thấy, doanhnghiệp dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắnhạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động tạm thời:

Nguồn vốn lưu động tạm thời = Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động tạm thời cho biết doanh nghiệp có dùng nguồnvốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn không hay còn dùng nguồn vốnngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn nũa để có nhiều biện pháp khắc phục,

xử lý

+ Phân bổ vốn lưu động.

Phân bổ vốn lưu động được thể hiện qua chỉ tiêu kết cấu vốn lưu động.Kết cấu của VLĐ là tỉ trọng của từng thành phần vốn hoặc từng loại vốn trongtổng số VLĐ của DN

Từ cách phân loại trên DN có thể xác định kết cấu VLĐ của mình theonhững tiêu thức khác nhau Việc phân tích kết cấu VLĐ của DN theo các tiêuthức phân loại khác nhau sẽ giúp DN hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng của sốVLĐ mà mình đang quản lí và sử dụng Từ đó xác định đúng các trọng điểm vàcác biện pháp quản lý VLĐ hiệu quả hơn, phù hợp hơn với điều kiện cụ thể củaDN

Tỷ trọng từng loại

vốn lưu động =

Giá trị từng loại vốn lưu động

x 100Giá trị tổng vốn lưu động

Trang 35

Công thức này cho biết mỗi thành phần trong tổng vốn lưu động chiếm

tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn lưu động để xem xét xem tỷ lệ này

có phù hợp với doanh nghiệp hay không

Trong cùng một ngành kinh doanh các DN có sự khác nhau về kết cấuVLĐ, thậm chí trong cùng một DN giữa hai kỳ khác nhau cũng khác nhau, do

có các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ

+Tình hình quản lý vốn bằng tiền.

Tình hình quản lý vốn bằng tiền được thể hiện qua các chỉ tiêu liênquan đến khả năng thanh toán và hệ số tạo tiền của doanh nghiệp

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

toán lãi vay =

Lãi vay phải trả + lợi nhuận trước thuếLãi vay phải trả

Trang 36

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp

và phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ

Hệ số tạo tiền của doanh nghiệp:

Hệ số tạo tiền của

+Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ.

Để quản lý vốn tồn kho dự trữ, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sốvòng quay hàng tồn kho và số ngày luân chuyển hàng tồn kho Cụ thể nhưsau:

 Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng

Giá vốn hàng bánHàng tồn kho bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh số lần mà hàng tồn kho luân chuyển bình quântrong kỳ Số vòng quay càng cao chứng tỏ việc kinh doanh càng tốt vì chỉ cầnđầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn thu được doanh thu cao

 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho:

Số ngày 1 vòng quay

360 ngày

Số vòng quay hàng tồn khoChỉ tiêu này cho biết độ dài ngày cho một lần luân chuyển hàng tồn kho.Chỉ tiêu nhày cao chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp có số vòng quay hàng tồn khothấp Chỉ tiêu này phụ thuộc vào chính sách quản lý hàng tồn kho của doanhnghiệp

+Tình hình quản lý nợ phải thu.

Trang 37

Tình hình quản lý nợ phải thu của doanh nghiệp được thể hiện qua hai chỉtiêu đó là số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân Cụ thể nhưsau:

 Số vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Số dư bình quân các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chu chuyển vốn trong thanh toán củadoanh nghiệp Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồicác khoản phải thu nhanh, giảm số vốn bị chiếm dụng

 Kỳ thu tiền bình quân

và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp

+ Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉtiêu: số vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, mức tiết kiệmvốn lưu động, hàm lượng vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động

Trang 38

 Mức tiết kiệm VLĐ:

M1 M1 VTK =

Hàm lượng VLĐ (còn gọi là mức đảm nhiệm VLĐ) là số VLĐ cần có

để đạt một đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm Chỉ tiêu này được tínhnhư sau:

Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong kỳDoanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần

bao nhiêu VLĐ Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao

 Tỷ suất lợi nhuận trên VLĐ

Trang 39

Tỷ suất lợi nhuận

vốn lưu động =

Lợi nhuận trước hoặc sau thuế x 100%

Vốn lưu động bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận trước hoặc sau thuế

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ của doanh nghiệp vân độngliên tục từ hình thái này sang hình thái khác, tại mỗi thời điểm nó tồn tại dướinhiều hình thức khác nhau Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh củamình để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả sản xuấtkinh doanh của mình Xét một cách tổng quát, có một số nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp như sau:

a.Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là những nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp gồm có:

* Cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Việc xác định cơ cấu vốn của doanh nghiệp càng hợp lý bao nhiêu thìhiệu quả sử dụng vốn

* Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Việc xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp thiếu chính xác dẫn đếnthừa hoặc thiếu vốn đều ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nếu thiếu vốn sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh, làm xuất hiện tình trạng công nhân viên không phải làm việc mà vẫnđược hưởng lương theo quy định, còn nếu thừa vốn sẽ gây lãng phí, làm tăngchi phí kinh doanh Như vậy, thừa hoặc thiếu vốn đều làm giảm hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

* Việc sử dụng vốn

Trang 40

Do việc sử dụng lãng phí, nhất là VLĐ trong quá trình sản xuất kinhdoanh như: mua sắm vật tư không đúng chất lượng kỹ thuật, bị hao hụt nhiềutrong quá trình mua sắm cũng như trong quá trình sản xuất, không tận dụngđược các phế phẩm, phế liệu loại ra Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng VLĐ trong doanh nghiệp

* Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thích hợp

Hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trước hết được quyết địnhbởi khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Do vậy, các doanh nghiệp phảiluôn quan tâm đến việc sản xuất sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, tiêu thụ ởđâu và với mức giá nào để còn có phương án huy động các nguồn lực hợp lý,nhằm đạt được mức lợi nhuận tối đa Các phương án được lựa chọn phải dựatrên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường Có như vậy,sản phẩm sản xuất ra mới có khả năng tiêu thụ nhanh, sức cạnh tranh lớn, hiệuquả kinh tế cao và đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

*Trình độ các nhà quản lý của doanh nghiệp

Cán bộ quản lý doanh nghiệp luôn phải được nâng cao nghiệp vụchuyên môn và tư cách đạo đức nghề nghiệp Phải kiểm tra các số liệu kế toánmột cách thận trọng trước khi ra quyết định cho các hoạt động sản xuất kinhdoanh Ngoài ra, trong quá trình sản xuất kinh doanh mọi nguồn thu, chi củadoanh nghiệp phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng lúc, đúng chỗ…có như vậy mớinâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

* Mối quan hệ của doanh nghiệp

Mối quan hệ của doanh nghiệp thể hiện hai phương diện, đó là mốiquan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và giữa doanh nghiệp với nhàcung cấp Mối quan hệ của doanh nghiệp rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đếnnhịp độ sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm … qua đó ảnh hưởng đến lợinhuận của doanh nghiệp và nhà cung cấp tốt thì nguyên vật liệu phục vụ cho

Ngày đăng: 21/05/2019, 10:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (đồng chủ biên) (2013), “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”
Tác giả: TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2013
2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Hà (đồng chủ biên) (2012), “Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp”
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Hà (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
Năm: 2012
3. Một số trang web:tailieu.vn, vneconomy.vn , sangojanmi.com.vn/ Khác
4. Các báo và tạp chí chuyên ngành: Thời báo kinh tế, Tạp chí tài chính Khác
5. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng lưu chuyển tiền tệ các năm từ 2011-2015 của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w