1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel

105 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 615,38 KB

Nội dung

2.Mục đích nghiên cứu: - Tăng cường quản trị vốn lưu động là một vấn đề quan trọng đối với 1doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên cùng với nhữ

Trang 1

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độclập của tôi Các số liệu, kết quả nếu trong luận văn là trung thực và có nguồngốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Quốc Huynh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU v

LỜI NÓI ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: 1

2.Mục đích nghiên cứu: 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Về phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung đề tài của em gồm 3 chương: 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp 3

1.1.2 Phân loại/(Thành phần) vốn lưu động của doanh nghiệp 6

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 8

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 8

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 8

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 9

1.2.2.3 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 11

1.2.3.Tình hình quản trị vốn bằng tiền 13

1.2.4.Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ 16

1.2.5.Tình hình quản lý nợ phải thu 16

1.2.6 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 17

1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 22

2.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 22

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty 22

2.1.2 Cơ cấu tổ chức: 23

2.1.2.1 Bộ máy quản lý 23

2.1.3 Hình thức kế toán: 26

Trang 3

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

2.1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 27

2.1.5 Khái quát tình hình tài chính chủ yếu của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua 29

2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp trong thời gian qua 35

2.2.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty 35

2.2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel 48

2.2.4.2 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán 54

2.2.4.2.1 Tình hình quản lý vốn bằng tiền 54

2.2.4.4 Tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho 56

2.2.4.3 Tình hình quản lý các khoản phải thu 60

2.2.6 Đánh giá về hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Viettel năm 2013 66

2.2.7 Những vấn đề đặt ra trong công tác tổ chức sử dụng VLĐ 69

2.2.7.1 Những kết quả đạt được trong quản lý và sử dụng VLĐ 69

2.2.7.2 Những vấn đề cần khắc phục trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty 69

CHƯƠNG 3:CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU VIETTEL 71

3.1.Định hướng phát triển của công ty Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel trong thời gian tới 71

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 71

3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 73

3.2 Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 75

3.2.1 Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền 76

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu 77

3.2.3 Quản lý hàng tồn kho dự trữ ở mức cần thiết 83

3.2.4 Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động kịp thời, hợp lý 86

3.2.5 Tổ chức tốt quản lý vốn lưu động Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 88

3.2.6 Một số giải pháp khác 89

3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 90

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 4

KQHĐKD : Kết quả hoạt động kinh doanh.

Trang 5

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

LỜI NÓI ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội, là một tổ chức kinh tế thựchiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa cho người tiêudùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì một hoạt động nào củadoanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Tùy vào đặc điểm kinh doanh cụ thể

mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó Để tồn tại và phát triển,các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc tạo lập, sử dụng và quản lý vốnsao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụng vốn là thấp nhất nhưng màvẫn không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

Những năm qua, kinh tế thị trường luôn biến động Các doanh nghiệpnước ta phải đương đầu với nhiều khó khăn và thử thách lớn Bài toán về việc

sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn là một bài toán hóc búađối với doanh nghiệp Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bắt tay vào sản xuất hayxem xét một phương án kinh doanh đều quan tâm đầu tiên đến vốn kinhdoanh của mình và sử dụng vốn một cách tiết kiệm Muốn vậy, công tác tàichính của doanh nghiệp phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác kịpthời và đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính xác

2.Mục đích nghiên cứu:

- Tăng cường quản trị vốn lưu động là một vấn đề quan trọng đối với 1doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Có sử dụng vốn lưu động hiệu quả mớigiúp doanh nghiệp phát triển tốt được Tầm quan trọng của nó cũng cùngchiều với khó khăn khi đưa ra chính sách hay giải pháp để có được sử dụngvốn lưu động hiệu quả Chính vì vậy em đã chọn đề tài này thông qua thờigian thực tế thực tập tại công ty và vận dụng những kiến thức đã học để mộtphần giúp doanh nghiệp phát triển

Trang 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là thực trạng quản trị vốn lưu động tại công tyThương mại và Xuất nhập khẩu Viettel

- Phạm vi nghiên cứu là các nội dung trong quản trị, sử dụng vốn lưu độngthực tế tại Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel

4 Về phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp sosánh, thống kê, tổng hợp số liệu, đánh giá mức độ ảnh hưởng và xu thế biếnđộng của các chỉ tiêu và các phương pháp khác: phân tích nhân tố, số chênhlệch

5 Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung đề tài của em gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel.

Chương 3: Các giải pháp chủ yến nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên cùng với những lý luận

và thực tiễn đã học, qua thời gian thực tập tại Công ty Thương mại và Xuất

nhập khấu Viettel em đã chọn đề tài: “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel” mong góp một phần nào đó cho việc sử dụng vốn kinh doanh nói

chung và vốn lưu động nói riêng của công ty ngày càng hiệu quả hơn

Trang 7

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bàocủa nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinhdoanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xãhội Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quátrình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trườngnhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận

Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải

có tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động Quátrình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sảnphẩm hàng hoá, dịch vụ Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khitham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chấtban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm

và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện Biểu hiện dưới hình tháivật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của doanhnghiệp gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông

- TSLĐ sản xuất: gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sảnxuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến vànhững tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định Thuộc vềTSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùngthay thế, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, công cụ lao động nhỏ

- TSLĐ lưu thông: là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưuthông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằngtiền, vốn trong thanh toán v.v…

Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu

Trang 8

thông Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tàisản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫnnhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liêntục trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ Để hình thành nên tài sảnlưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông, doanh nghiệp cần phải cómột số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về nhữngtài sản ấy được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.

Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũngvận động liên tục, chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác Sự vậnđộng của vốn lưu động qua các giai đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: quá trình vận động của vốn lưu động

Sơ đồ 1.2: Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực lưu thông

Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từhình thái ban đầu là tiền tệ sang các hhình thái vật tư hàng hoá và cuối cùngquay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động Cụthể là sự tuần hoàn của vốn lưu động được chia thành các gai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1(T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hìnhthái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sảnxuất Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển

4

Trang 9

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

sang hình thái vốn vật tư hàng hoá

- Giai đoạn 2(H-SX-H’): ở giai đoạn nay doanh nghiệp tiến hành sảnxuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất Trải qua quátrình sản xuất các sản phẩm hhàng hoá được chế tạo ra Như vậy ở giai đoạnnày vốn lưu động đã từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình tháivốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm

- Giai đoạn 3:(H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thuđược tiền về và vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sanghình thái vốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn Vòng tuầnhoàn kết thúc So sánh giữa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinhdoanh thành công vì đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở,doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngựơc lại Đây là một nhân

tố quan trọng đánh giá hhiệu quả sử dụng đồng VLĐ của doanh nghiệp

Khác với vốn cố định, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinhdoanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm tài sản lưu động nên vốn lưu động củadoanh nghiệp có các đặc điểm sau:

- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện

- VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn

bộ sau mỗi chu kì kinh doanh

- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh doanh

 Vai trò vốn lưu động:

- Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa,nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất Như vậy vốn lưu động làđiều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động

- Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất củadoanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục Vốn lưu động còn làcông cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư Số vốn lưu động

Trang 10

nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa sử dụng dự trữ ở các khâunhiều hay ít Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh sốlượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không.

- Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động củadoanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủtrong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phảihuy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tưhàng hóa Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinhdoanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

- Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sảnphẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm Giá trịcủa hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sảnphẩm cộng thêm một phần lợi nhuận Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyếtđịnh trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra

1.1.2 Phân loại/(Thành phần) vốn lưu động của doanh nghiệp.

Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động Dựatheo tiêu chí khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau.Thông thường có một số cách phân loại chủ yếu sau:

 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sảnxuất kinh doanh

Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp có thể chiathành 3 loại:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoảnnguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế,vốn vật đóng gói, công cụ dụng cụ

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm

dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thànhphẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý ); các khoản vốn đầu tư ngắn

6

Trang 11

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ) các khoanr thế chấp,

ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán(các khoản phảithu, các khoản tạm ứng )

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu độngtrong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điềuchỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hhiệu quả sử dụng cao nhất

 Phân loại theo hình thái biểu hiện

Theo cách này vốn lưu động có thể chia thành 2 loại:

- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu

Vốn bằng tiền gồm: Tiền măt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đangchuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễdàng chuyển đối thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy, trong hoạtđộng kinh doanhh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cầnthiết nhất định

Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thểhiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trìnhbán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thái bán trước trả sau Ngoài ra doanhnghiệp còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung cấp

- Vốn về hàng tồn kho

Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hang hóa bao gồm: Vốn về vật

tư dự trữ, vốn thành phẩm Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồnkho Xem chi tiết hơn cho thấy, vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm:Vốn nguyên vật liêuj chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùngthay thế, vốn vật đóng gói, vốn dụng cụ công cụ, vốn sản phẩm đang chế, vốn

Trang 12

nghiệp Mặt khác, thông qua cách phân loại này có thể tìm các biện pháp pháthuy chức năng của thành phẩn vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theohình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnhr hợp lý có hiệu quả.

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp.

Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn: nguồn vốn lưu động được

chia thành :

- Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn vốn ngắn hạn dưới 1 năm chủyếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các khoản như: vay ngắn hạnngân hàng, tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác…

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn ổn định có tínhchất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cầnthiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Cách xác định:

Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng NV thường xuyên – Giá trị TSCĐ

= TSLĐ – Nợ ngắn hạn ( NV ngắn hạn)

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Khái niệm: Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp được định nghĩa

là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tàichính về vốn lưu động nhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thường xuyênliên tục, đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp (có nghĩa là quảntrị về tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho)

- Mục tiêu:

Các quyết định liên quan đến vốn lưu động và tài chính ngắn hạn đượcgọi là quản trị vốn lưu động Mục tiêu của quản trịvốn lưu động là để đảm bảorằng công ty có thể tiếp tục các hoạt động của nó và nó có dòng tiền đủ để đápứng cả nợ ngắn hạn trưởng thành và các chi phí hoạt động sắp tới Nâng cao

8

Trang 13

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tối đa hoá khả năng sinh lời từ đồng vốn lưuđộng bỏ ra

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.2.2.1 Mô hình tài trợ VLĐ( gồm 3 mô hình)

 Mô hình tài trợ thứ nhất:

- Nội dung: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản

lưu động thường xuyên được tài trợ bằng nguồn

vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động tạm

thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời

- Ưu điểm: mô hình này giúp doanh nghiệp hạn

chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an

toàn tài chính cao hơn, giảm chi phí sử dụng

vốn cho doanh nghiệp

- Hạn chế: việc sử dụng vốn nào tài trợ cho tài

sản ấy tuy đảm bảo được tính chắc chắn nhưng

chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức và

sử dụng vốn

 Mô hình tài trợ thứ hai:

- Nội dung: Toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu

động thường xuyên và một phần tài sản lưu động

tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường

xuyên; một phần tài sản lưu động tạm thời còn

lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

- Ưu điểm: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở

mức cao

- Hạn chế: Chi phí sử dụng vốn cao vì phải sử

dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn

Trang 14

 Mô hình tài trợ thứ ba:

- Nội dung: Toàn bộ tài sản cố định, một phần tài

sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng

nguồn vốn thường xuyên; một phần còn lại của

tài sản lưu động thường xuyên và toàn bộ tài sản

lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn

tạm thời

- Ưu điểm: Việc sử dụng vốn linh hoạt, chi phí

sử dụng vốn thấp hơn vì có thể sử dụng nhiều

hơn vốn tín dụng ngắn hạn

- Hạn chế: Khả năng gặp rủi ro thanh toán và rủi

ro tài chính cao hơn

1.2.2.2 Xác định nhu cầu vốn lưu động:

Trong chu kì kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh nhu cầu vốn lưuđộng Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cầnthiết doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàngtồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng củanhà cung cấp và các khoanr nợ phải trả khác có tính chất chu kì (tiền lươngphải trả, tiền thuế phải nộp,….), có thể xác định theo công thức sau:

+

Khoản phải thu từ khách hàng

Khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chu kỳ

Số vốn lưu động doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc vào nhucầu vốn lưu động lớn hay nhỏ trong từng thời kì kinh doanh Trong công tácquản lý vốn lưu động, một vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầuvốn lưu động cần thiết phải ứngg với một quy mô và điều kiện kinh doanhnhất định

10

Trang 15

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

1.2.2.3 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điệu kiện cụ thể của doanh nghiệptrong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn, áp dụng các phương pháp khác nhau

để xác định nhu cầu VLĐ Hiện nay có hai hương pháp chủ yếu là phươngpháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp

a/ Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp:

Nội dung cơ bản của phương pháp này: Căn cứ vào các yêu tố ảnh

hưởng trực tiếp đến lượng vốn lưu động của doanh nghiệp phải ứng ra để xácđịnh nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Trình tự của phương pháp:

Bước 1: Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp

Bước 2: Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung

cấp cho khách hàng hay dự kiến các khoản phải thu

Bước 3: Xác định các khoản phải trả nhà cung cấp.

Bước 4: Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn về hàng tồn kho, dự kiến các khoảnphải thu và khoản phải trả Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động của doanhnghiệp thường xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp theo côngthức ở trên

b/ Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp

+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so vớinăm báo cáo Công thức như sau:

V KH= ´V BC × M KH

M BC ×(1+t %) Trong đó:

VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch

Trang 16

MKH, MBC: Mức luân chuyển năm kế hoạch, báo cáo.

t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

Theo đó: t %= K khK bc

K bc

×100 %

Kkh, Kbc: kỳ luân chuyển năm kế hoạch, báo cáo

+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luânchuyển vốn năm kế hoạch Theo phương pháp này, nhu cầu vLĐ xác đinh căn

cứ theo doanh thu thuần và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kếhoạch Công thức như sau:

V KH=M kh

L kh

Trong đó:

Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)

Lkh: Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch

+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:

- Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối

Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm x Tỷ lệ % nhu cầu vốnlưu động so với doanh thu

Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo

Tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mụctài sản lưu động so với doanh thu – Tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so vớidoanh thu

12

Trang 17

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

- Bước 4: Tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho doanhnghiệp

1.2.3.Tình hình quản trị vốn bằng tiền.

 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số khả năng thanh toán nợngắn hạn)

Hệ số khả năng

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Tổng tài sản ngắn hạn bao hàm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Số

nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong k hoảng thời gian dưới 12tháng Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toáncác khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Thông thường khi hệ số này nhỏhơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, cho thấy những khókhăn doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ Khi hệ số này cao chothấy doanh nghiệp có khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho Hàng tồn kho bịloại ra do được coi là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp Do đó,chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Trang 18

ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng vàkhông gặp rủi ro lớn Hệ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán củamột doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng khi hàng tồn khokhông tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn, khó thu hồi

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Số lãi tiền vay phải trả trong kỳ

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp

và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ Lãi tiềnvay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trảđúng hạn cho các chủ nợ Một doanh nghiệp vay nhiều nhưng kinh doanhkhông tốt, mức sinh lời vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảothanh toán tiền lãi vay đúng hạn Đây là một chỉ tiêu được các ngân hàng rấtquan tâm khi tiến hành thẩm định cho vay vốn Chỉ tiêu này còn ảnh hưởngđến xếp hạng tín nhiệm và đến lãi suất vay vốn của doanh nghiệp

Ngoài các chỉ tiêu trên, để quản lý một cụ thể hơn tình hình quản lývốn bằng tiền người ta còn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tình hình dòng tiềncủa doanh nghiệp như: Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh, hệ số doanhthu bằng tiền so với doanh thu bán hàng, hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từdòng tiền thuần hoạt động, hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuầnhoạt động

Quản trị dòng tiền là hoạt động hoạch định và tổ chức điều khiển đểcân đối dòng tiền ra, vào theo yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp nhằm tối

đa hoá giá trị doanh nghiệp

Chỉ tiêu đánh giá tình hình dòng tiền của doanh nghiệp:

Hệ số tạo tiền từ hoạt động khinh doanh

14

Trang 19

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ quađây đánh giá khả năng thu hồi tiền từ doanh thu

- Hệ số đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động

Dòng tiền thuần từ HĐKD+ Lãi

vay phải trả

Hệ số đảm bảo thanh toán lãi

vay từ dòng tiền thuần hoạt động = Doanh thu bán hàng

Hệ số này sử dụng để đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động sảnxuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không

- Hệ số đánh giá khả năng chi trả nợ của dòng tiền thuần hoạt động

Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ

dòng tiền thuần hoạt động

Dòng tiền thuần từ hoạt động

kinh doanh

Chỉ tiêu này sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắnhạn của doanh nghiệp thông qua dòng tiền hoạt động thông qua đó, đánh giákhả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả nợhay không

1.2.4.Tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ.

- Số vòng quay hàng tồn kho

Trang 20

Giá trị hàng tồn kho bình quân

về tài chính trong tương lai

- Số ngày trung bình thực hiên một vòng quay hàng tồn kho:

Số ngày một vòng quay

Số ngày trong kỳ (360)

Số vòng quay hàng tồn kho

1.2.5.Tình hình quản lý nợ phải thu.

- Số vòng quay nợ phải thu:

Số nợ phải thu bình quân trong kỳ

Trong đó: Nợ phải thu bình quân được tính theo trung bình cộng giữa

nợ phải thu đầu kỳ và nợ phải thu cuối kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được baonhiêu vòng, phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp như thế nào

Có thể sử dụng doanh thu bán hàng hoặc doanh thu bán chịu trong công thức

16

Trang 21

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

nhưng cần nhất quán trong việc sử dụng giữa các kỳ và giữa các doanh nghiệp

để đảm bảo đồng nhất cho việc so sánh

- Kỳ thu tiền trung bình

Vòng quay các khoản phải thu

Hay:

Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ

Kỳ thu tiền trung bình phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bánhàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu đươc tiền bánhàng Chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu, tổ chức thanhtoán của doanh nghiệp Khi xem xét chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình, cần đặttrong mối liên hệ trong sự tăng trưởng của doanh thu Khi kỳ thu tiền trungbình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành dễ dẫn đến tình trạng vốn

bị chiếm dụng kéo dài, nguy cơ phát sinh nợ khó đòi

1.2.6 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động người ta thường

sử dụng những chỉ tiêu sau:

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu độngphản ánh mức độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm và thường đượcphản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốnlưu động

Trang 22

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu độn trong một thời kỳ nhấtđịnh, thường là một năm Tổng mức luân chuyển VLĐ thường được xác địnhbằng doanh thu thuần trong kỳ

x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độluân chuyển VLĐ, rút ra khỏi một số vốn lưu động dùng cho các hoạt độngkhác

- Hàm lượng vốn lưu động:

Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần baonhiêu đồng vốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưuđộng sử dụng càng hiệu quả và ngược lại

- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:

Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo được baonhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế trong kỳ Chỉ tiêu này là thước đo đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

18

Trang 23

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Nhân tố khách quan.

 Rủi ro: Doanh nghiệp hoạt động luôn gắn liền với thị trường đầu vào,thị trường đầu ra, thị trường vốn,…Trong hoạt động kinh doanh, các doanhnghiệp phải đối mặt với những rủi ro như lạm phát, sự biến động của lãi suất,vật liệu…tác động mạnh mex đến môi trường kinh doanh Vì vậy doanhnghiệp phải kiểm soát tốt thị trường đầu ra, đầu vào, thị trường vốn… nếukhông sêx ảnh hưởng đến VKD cũng như vốn lưu động của doanh nghiệp.Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như hoảhoạn, lũ lụt mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được

 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: tác động của nền kinh tế tăngtrưởng nhanh hay chậm có ảnh hưởng đến sức mua của thị trường Điều nàyảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởngtới doanh thu, lợi nhuận và như thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốnnói chung và VLĐ nói riêng

 Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làmgiảm giá trị tài sản, vật tư vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này

để điều chỉnh kipj thời giá trị của sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnhtranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng

 Ngoài ra, do chính sách vĩ mô của Nhà nước có sự thay đổi về chínhsách chế độ, hệ thống pháp luật, thuế cũng tác động đến hiệu quả sử dụngvốn lưu động của doanh nghiệp Chẳng hạn như nhà nước sử dụng chính sáchthắt chặt: tăng thuế giá trị gia tăng đánh vào các yếu tố đầu vào làm cho chiphí của doanh nghiệp tăng lên Vì vậy đứng trước các quyết định đầu tư, tổchức doanh nghiệp cần phải xem xét đến yếu tố này

- Nhân tố chủ quan.

 Xác định nhu cầu vốn lưu động: xác định nhu cầu VLĐ thiếu chínhxác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều

Trang 24

này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũngnhư hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Nếu Doanh nghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá cao sẽ không khuyếnkhích Doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng tìm mọi biện pháp cảitiến hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả của VLĐ; gây nêntình trạng ứ đọng vật tư hàng hóa; vốn chậm luân chuyển và phát sinh các chiphí không cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm Ngược lại, nếu Doanhnghiệp xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ khôngđảm bảo sản xuất liên tục gây ra những thiệt hại do ngừng sản xuất, không cókhả nang thanh toán và thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng

 Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Nếu dự án được chọn làkhả thi, phù hợp với điều kiện thị trường, khả năng của doanh nghiệp và phùhợp với lối phát triển của nhà nước; sản phẩm, lao vụ, dich vụ sản xuất ra chấtlượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đồng thời giá thành

hạ thì khả năng tiêu thụ nhanh, tăng vòng quay VLĐ, nâng cao hiệu quả sửdụng VLĐ và ngược lại

 Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém

sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụngvốn thấp Ngược lại, với trình độ quản lý cao, nhà quản trị sẽ tăng hiệu quả sửdụng VLĐ Những quyết định đầu tư ngắn hạn đúng đắn tránh tình trạng đểvốn nhàn rỗi tăng cao

 Đặc điểm của quá trình sản xuất kinh doanh: Nhu cầu của thị trườngmang tính thời vụ, chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có tínhthời vụ VLĐ là yếu tố thiết yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, cho nênVLĐ cũng chịu ảnh hưởng tính thời vụ của thị trường Để nâng cao hiệu quả

sử dụng VLĐ, doanh nghiệp cũng cần phải trú trọng đến tính thời vụ

20

Trang 25

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

 Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanhnghiệp với khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp Cácmối quan hệ này rất quan trọng, nó có ảnh hưỏng tới nhịp độ sản xuất, khảnăng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ … là những vấn đề trực tiếptác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu các mối quan hệ trên được diễn

ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn rathường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng,khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Trên đây là một số nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng tới công tác quản lý

và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Để hạn chế những tiêu cực ảnh hưởngkhông tốt tới hiệu quả tổ chức và sử dung VLĐ, các doanh nghiệp cần nghiêncứu xem xét một cách kỹ lươngx sự ảnh hưởng của từng nhân tố nhằm đưa ranhững biện pháp hữu hiệu nhất, để hiệu quả của đồng VLĐ mang lại là caonhất

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.

2.1 Khái quát quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty.

1 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thươngmại và Xuất nhập khẩu Viettel

2 Tên giao dịch: Viettel Import - Export Limited Company

3 Tên viết tắt: Viettelimex

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty.

Công ty Thương mại và Xuất Nhập khẩu Viettel tiền thân là PhòngXuất Nhập khẩu của Công ty Điện tử Viễn thông, thành lập năm 1989 (nay làTập đoàn Viễn thông Quân đội) Đến năm 1999, Phòng Xuất Nhập khẩu được

tổ chức lại thành Trung tâm Xuất Nhập khẩu và thực hiện chế độ hạch toánphụ thuộc;

Tháng 01/2005, thành lập Công ty Thương mại và Xuất Nhập khẩuViettel trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (nay là Tập đoàn Viễnthông Quân đội);

Tháng 4/2006, Công ty chính thức tách ra thực hiện chế độ hạch toánđộc lập

- Từ một đơn vị chỉ có 70 người, đến nay Công ty đã có một đội ngũ

22

Trang 27

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

CBCNV lên đến 1.753 người, có trình độ cao và chuyên nghiệp (tỉ lệ cán bộ,công nhân viên có trình độ đại học và sau đại học chiếm 40%, tỉ lệ CBCNV

có trình độ cao đẳng chiếm 20%) Bộ máy tổ chức của Công ty bao gồm: 6phòng ban và 4 Trung tâm mỗi trung tâm kinh doanh một mảng riêng biệt

- Doanh thu của Công ty đạt được qua các năm từ khi thành lập đến 2010

Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2015 sẽ đạt mức doanh thukhoảng 8.000 - 10.000 tỉ đồng với bốn lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh bán lẻ,kinh doanh phân phối, kinh doanh thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu

2.1.2 Cơ cấu tổ chức:

2.1.2.1 Bộ máy quản lý

Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel hoạt động theo mô hìnhCông ty nhà nước một thành viên Bộ máy tổ chức bao gồm Ban Giám đốccông ty, các phòng ban và các trung tâm trực thuộc

Ban Giám đốc:

- Đồng chí Đại tá Đỗ Ngọc Cường - Giám đốc Công ty

- Đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Thanh - Phó Giám đốc

- Đồng chí Đại tá Đặng Hồng Thái - Phó Giám đốc

- Đồng chí Đại úy Nguyễn Duy Tuấn -Phó Giám đốc

Các phòng ban : Phòng Tài chính, phòng hành chính, Phòng Kỹ thuật,phòng Tổ chức lao động, phòng Kế hoạch, phòng Chính trị,phòng Pháp chế,phòng Kinh doanh

Các Trung tâm trực thuộc: TT Bán lẻ, TT Phân phối, TT Xuất nhập khẩu,

TT Sản phẩm mới, TT Thương mại Quốc tế

Trang 28

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty thương mại và xuất nhập khẩu Viettel năm 2014

24

Trang 29

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

 Chức năng từng phòng ban

 Phòng kinh doanh: Thuộc khối cơ quan có chức năng thực hiện các

năng của Doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu về Doanh số, Thị phần,

 Phòng kế hoạch: Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn Tham mưu xây dựng kế hoạch đầu

tư và thực hiện lập các dự án đầu tư

 Phòng tài chính: Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Công tytham mưu cho Giám đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thựchiện

 Phòng tổ chức lao động: Lập kế hoạch xây dựng bộ máy, tổ chức trongcông ty Nghiên cứu tham mưu cho về cơ cấu mô hình sản xuất, chủ trìxây dựng phương án tổ chức quản lý, tham mưu về việc thành lập, sápnhập, giải thể các tổ chức quản lý tại Công ty và các đơn vị trực thuộc

 Phòng kỹ thuật: là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chứcnăng tham mưu cho HĐQT và Tổng giám đốc về công tác kỹ thuật,công nghệ, định mức và chất lượng sản phẩm

 Phòng hành chính: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổchức thực hiện các việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bốtrí nhân lực, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏecho người lao động, bảo vệ quân sự theo luật và quy chế công ty

 Phòng pháp chế: Phối hợp với các phòng chức năng để tham mưu vấn

đề pháp lý và luật pháp cho công ty khi tham gia tổ chức kinh doanh

 Phòng chính trị: Phối hối hợp với các phòng ban tham mưa cho giámđốc về công tác tổ chức chính trị trong bộ máy công ty

 Khối kinh doanh bán lẻ: Tổ chức kinh doanh trên địa bàn trong nước,quản lý kinh doanh tại các trung tâm bán lẻ trên toàn quốc

 Khối thương mại Quốc Tế: Tổ chức kinh doanh Xuất nhập khẩu vớicác nước trong khu vực và quốc tế

Trang 30

Hoạt động kế toán tại Công ty TM&XNK Viettel tuân theo Quyết định15/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính về việc ban hành Chế độ kếtoán doanh nghiệp, các quy định hiện hành về tài chính của pháp luật và Quychế quản lý tài chính của Công ty theo Quyết định số: 01/QĐ- XNK ngày30/01/2006 của Giám đốc Công ty

Công tác kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình vừa tập trungvừa phân tán, vừa hạch toán tại Công ty, vừa hạch toán tại các trung tâm, chinhánh Tuy nhiên, công tác hạch toán kế toán tại các trung tâm, chi nhánhchưa hoàn chỉnh Hiện tại, công việc là tập hợp chứng từ kế toán theo nộidung, tính chất các khoản mục của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sau đó gửi

về Công ty TM&XNK mới hạch toán hoàn thiện và tổng hợp báo cáo gửi lênTổng công ty

Hình thức Sổ kế toán: Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” là các nghiệp

vụ kế toán phát sinh đều được phản ánh vào chứng từ gốc, sau đó các chứng

từ gốc được phân loại, tổng hợp và lập chứng từ ghi sổ (Sơ đồ) Chứng từ ghi

sổ là căn cứ để ghi vào sổ kể toán tổng hợp Theo hình thức này sổ kế toántổng hợp bao gồm:

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Ghi theo trình tự thời gian)

- Sổ cái các tài khoản ( Ghi theo nội dung kinh tế)

Sơ đồ 2.2: Hình thức này sổ kế toán tổng hợp

26

Trang 31

- Ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, dễ đối chiếu, kiểm tra

- Sổ tờ rời cho phép thực hiện chuyên môn hóa lao động

Trang 32

- Bảo hành thiết bị đầu cuối.

Yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra:

 Yếu tố đầu vào: Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty làkinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu và đầu tư dự án Đầu vào là các nhàcung cấp hàng hóa trên toàn thế giới và các dự án của quốc gia cũng nhưtrong khu vực Hiên nay đối tác cung cấp đầu vào khá nhiều vi thế không cókhăn gì trong việc tìm một nha cung ứng hàng hóa đầu vào cho công ty Tuynhiên vẫn cần có sự khảo sát về thị trường thường xuyên để đầu vào không bịphụ thuộc nhà cung ứng Bên cạnh đó lĩnh vực kinh doanh dự án cũng cầnquan tâm nhiều hơn vì đầu vào là các dự án, có quy mô lớn và lượng vốn cầnhuy động lớn Tạo dụng được uy tín đối với đối tác để duy trì làm ăn lâu dài

và bền vững

Thị trường đầu ra:Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang nónglên, sự cạnh tranh về thị trường đầu ra rất gay gắt việc tạo uy tín với kháchhàng là rất quan trọng Với thương hiệu Viettel nổi tiếng công ty đang chiếm

1 thị phần lớn trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở trong nước Bắt đầu từnăm 2012 công ty bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh dự án nhằm pháthuy tối đa sức mạnh và tiềm lực sẵn có của mình Thị trường rộng lớn nhưngcông ty vẫn kế hoạch phát triển hơn nữa ra khu vực và thế giới

 Quy trình sản xuất kinh doanh

Thứ nhất: với hoạt động kinh doanh

- Nhập khẩu các mặt hàng công nghệ cao như máy tính, laptop, điện thoại

Trang 33

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

-Tham gia đấu thầu các dự án đầu tư của quốc gia

-Lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư

-Lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật về đầu tư

-Triển khai dự án đảm bảo tiến độ hoàn thành

2.1.5 Khái quát tình hình tài chính chủ yếu của doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.

Những thuận lợi khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty

Cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế và Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn đối với cácdoanh nghiệp nói chung và với Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩuViettel nói riêng

Thuận lợi:

Thị trường mở rộng, nhu cầu tăng cao, nhiều ngành nghề, mặt hàng mới

ra đời để thoả mãn nhu cầu khách hàng đồng thời cũng tạo ra những hấp dẫncho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tham gia tìm kiếm lợi nhuận và vịthế trên thị trường

Khó khăn:

Tuy nhiên, cơ chế kinh tế mới cũng tạo ra môi trường kinh doanh cạnhtranh vô cùng khốc liệt, thị trường diễn biến phức Là một doanh nghiệpchuyên kinh doanh Kinh doanh các dự án điện tử viễn thông, công nghệ thôngtin, đo lường, điều khiển, hội thảo, truyền hình, và cung cấp các giải phápcông nghệ và lắp đặt hệ thống thông tin cho các Doanh nghiệp,… hỏi công typhải luôn nhạy bén, chủ động nắm vững tình hình, nắm bắt cơ hội, có phươngchâm và cách thức hành động đúng đắn kịp thời đem lại hiệu quả kinh doanhcao, đạt được mục đích mong muốn

Kể từ khi thành, Công ty Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel đã liêntục cố gắng, nỗ lực không ngừng và đã đạt được những kết quả nhất định

Tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động của công ty

 Tình trạng nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong nhữngnăm gần đây là không ổn định do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và

sự suy thoái của nền kinh tế, thị trường đang cạnh tranh rất khốc liệt

 Lạm phát: Lạm phát của nước ta ở mức 2 con số vào năm 2011 là 18.13%,năm 2013 giảm xuống còn 6.81% và trong 10 tháng đầu năm 2013 giảm còn

Trang 34

5.92% Như vậy giá cả hang hóa vật tư đang được bình ổn dần, tạo cơ hội chocông ty tiếp cận với thiết bị KHCN hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩmdịch vụ, khả năng cạnh tranh và đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của kháchhàng.

 Chính sách tài chính tiền tệ: Thông qua cơ chế hỗ trợ lãi suất vay tín dụngngân hang, miễn giảm hoặc giãn thuế của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợicho công ty duy trì tình hình sản xuất kinh doanh của mình, tồn tại và pháttriển trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế hiện nay

Tình hình quản trị tài chính của công ty trong thời gian qua

a Tình hình quản trị tài chính của công ty

Tình hình đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh:

Là một Công ty thuộc Tập đoàn Viễn Thông Quân đội (Viettel), ngành nghềchính: - Kinh doanh bán lẻ, phân phối điên thoại di động và máy tính xách tay(Sở hữu trên 100 Siêu thị bán lẻ trên toàn quốc) - Kinh doanh xuất nhập khẩuthiết bị thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin - Kinh doanh thiết

bị công nghệ - Kinh doanh dự án

 Được thành lập cách đây không lâu nhưng công ty đã và đang tạo dựngđược vị thế của mình trên thị trường Việt Nam cũng như Quốc Tế Với triết lýkinh doanh:

1.Liên tục đổi mới, sáng tạo và luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cáthể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo

2 Gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạtđộng nhân đạo

3 Lấy con người là nhân tố chủ đạo để phát triển Chân thành với đồngnghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel

 Công ty Thương mại và Xuất Nhập khẩu Viettel là đơn vị hàng đầuchuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu các thiết bị,công trình, thiết bị công cụ sản xuất bưu chính - viễn thông, điện, điện tử, tinhọc, phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin, đo lường, điều khiển tạiViệt Nam

 Không dừng lại ở đó hiện nay công ty còn đang tích cực bành trướng, mởrộng thị trường của mình để chiếm vị trí độc tôn trong lĩnh vực kinh doanhxuất nhập khẩu thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, bên cạnh

30

Trang 35

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo

Hiền

đó là kinh doanh các thiết bị công nghệ Tham gia đấu thầu thực hiện các dự

án lớn có quy mô tầm cở của quốc gia và trên thế giới

b Khái quát tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2012, 2013

Bảng 2.1 Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2012-2013.

(Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013)

Qua bảng trên cho thấy tái sản và nguồn vốn có sự biến động mạnh giữa 2thời kỳ năm 2012 và 2013 Tài sản ngắn hạn giảm mạnh khiến cho mặc dù sựtăng lên của tài sản dài hạn rất nhanh ( 226,53%) tuy nhiên tổng tài sản vẫngiảm 21,48% Do đặc điểm nghành nghề kinh doanh thương mại và dịch vụnên việc tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản Về nguồn vốn

sự sụt giảm là do nợ phải trả giảm 47,53% kéo theo tổng nguồn vốn giảm Sựsụt giảm này là do sang năm 2013 công ty giảm đầu tư và chú trọng vào pháttriển thị trường Trong thời điểm kinh tế thế giới đang suy thoái thì đây là mộthướng đi đúng đắn Chú trọng đến hiệu suất kinh doanh lấy chất lượng kinhdoanh làm mục tiêu không chú trọng về số lượng sản phẩm nhiều Trong năm

2013 công ty cũng đã giảm đi Nợ phải trả nhằm giảm bớt chi phí về vốn vàthay vào đó là tăng thêm vốn chủ để bù đắp vốn kinh doanh thiếu hụt Việclàm đó giúp công ty tăng cao được tính tự chủ của mình, khả năng thanh

Trang 36

khoản của các khoản phải trả cũng tăng theo Năn 2013 công ty tập chungphát triển trong dài hạn vì thế việc gia tăng của tài sản dài hạn trong cơ cấu tàisản là hợp lý Để phát triển bền vững trong thời gian dài việc đầu tư dài hạn

sẽ làm cho doanh thu trong những năm tiếp theo giảm tuy nhiên về lâu dài lại

là nền móng cho sự phát triển trong tương lai Đây được xem như một tầmnhìn chiến lược của lãnh đạo công ty

Bảng 2.2:Tình hình biến động doanh thu, chi phí

3 Doanh thu thuần

6 Doanh thu hoạt

11 Thu nhập khác 41,70 46,41 (4,708,704,23 -10.144

32

Trang 37

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm2012,2013

Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu của công ty năm 2013 giảmhơn 14% so vs năm 2012 Chi phí cũng giảm Lợi nhuận sau thuế của công tynăm 2013 lại tăng 41,7% so với năm 2012 do giảm được lượng lớn chi phí tàichính Ta thấy, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế tương đối cao so với tốc độtăng của doanh thu, điều này cho thấy rằng công tác quản trị chi phí của công

ty tương đối tốt, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty là khả quan Nhưphân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn, việc tập chung cho dài hạnkhiến doanh thu trong năm 2013 giảm so với năm 2012 Tuy nhiên để đánhgiá việc sụt giảm đó có phải là dấu hiệu xấu hay không ta đi vào phân tíchmột số chỉ tiêu tài chính của công ty trong 2 năm 2012 và năm 2013

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Năm 2013

Cuối Năm 2012

Trang 38

4 Khả năng thanh toán lãi vay năm 4,93 3,69 1,24

II Hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Cuối Năm 2013

Đầu Năm 2013

2013

Năm 2012

2 Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế

(BEP)

Nguồn: Báo cáo tài chính và KQHĐKD năm 2013

c Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công ty trong 2 năm 2012, 2013

Tình hình kinh doanh sản xuất của công ty khá tốt, mặc dù doanh thunăm 2013 thấp hơn năm 2012 do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, tuynhiên các chỉ số cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn tốt Các khảnăng thanh khoản của công ty luôn ở mức cao khá an toàn giúp công ty luônlàm chủ tốt tình hình của mình Hệ số nợ trên tổng tài sản giảm mạnh chothấy công ty đang làm ăn có lãi Một lần nữa cho thấy sự cố gắng của tất cảcán bộ công nhân viên trong công ty đã làm việc hiệu quả trong năm 2013khiến các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt đọng sản xuất kinh doanh đều tăng và

34

Trang 39

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Nguyễn Thị Bảo Hiền

giảm theo hướng tích cự Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hạn chế cần đượckhắc phục trong thời gian tới Để việc kinh doanh của công ty cao hơn nữa

Công ty đang chiếm dụng một số lượng tương đối lớn vốn của kháchhàng, nhà cung cấp, cán bộ công nhân viên… làm cho hệ số nợ của công tytăng lên

Tỷ xuất lợi nhuận vốn CSH giảm mạnh là vấn đề cần được quan tâm

Do ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái làm doanh thu giảm mạnh mặc dù đãgiảm đi được chi phí nhưng lợi nhuận vẫn xụt giảm đáng kể so với năm trước

đó Công ty cần mở rộng phạm vi và lĩnh vực kinh doanh nhằm khắc phục sựảnh hưởng này

Kỳ thu tiền trung bình tăng cao, điều này cho thấy tiền bán hàng cònnằm trong tay khách hàng nợ lâu, công tác thu hồi nợ phải thu của công ty cầnxem xét lại

2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động tại doanh nghiệp trong thời gian qua.

2.2.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của công ty.

Về cơ cấu Tài sản:

TSNH của công ty chiếm tỉ trọng lớn (92,69% năm 2012 và69,59% vào năm 2013), cơ cấu phân bổ vốn cũng có xu hướng tăng tỉ trọngđầu tư vào TSDH, giảm tỉ trọng đầu tư vào TSNH Xu hướng thay đổi này làtương đối phù hợp đối với 1 công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanhThương mại và xuất nhập khẩu

Về quy mô:

Qua bảng trên, cho ta thấy tổng tài sản của Công ty Thương mại vàXuất nhập khẩu Viettel năm 2013 đạt 1,412,705,022,867 đ giảm xuống386,503,653,238 đồng so với năm 2012 ứng với số tương đối là -41,05%.Như vậy, quy mô vốn hay tài sản của công ty giảm tương đối mạnh

Trang 40

Trong năm 2013 đã có sự thay đổi tương đối về cơ cấu tài sản là gia tăngđầu tư dài hạn Về quy mô tài giản giảm là do trong năm 2012 công ty đã huyđộng 1 lượng vốn lớn để đầu tư vào một số dự án làm cho tài sản tăng lên.Sang năm 2013 dự án hoàn thành và thu hồi vốn, chi trả nợ cho người bán vàcác chi phí hoạt động, vì vậy việc sụt giảm của tài sản là điều hợp lý.

36

Ngày đăng: 14/05/2015, 15:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w