1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn lưu động và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH MTV cơ khí z179

86 74 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 645 KB

Nội dung

+ Phân tích thực trạng tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại Công tyTNHH MTV cơ khí Z179.+ Từ lý luận chung về VLĐ và quản trị VLĐ của doanh nghiệp, trên cơ sở phân tích thực trạng quản trị

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình

thực tế của đơn vị thực tập

Sinh viên

Nguyễn Hữu Giang Sơn

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về vốn lưu động của doanh nghiệp 4

1.1.2 Phân loại VLĐ của doanh nghiệp 6

1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện 6

1.1.2.2 Phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất 7

1.1.3 Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp 7

1.1.3.1 Căn cứ vào quan hệ sở hữu 7

1.1.3.2 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng 8

1.1.3.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn 10

1.2 Quản trị VLĐ của doanh nghiệp 11

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị VLĐ của doanh nghiệp 11

1.2.2 Nội dung quản trị VLĐ của doanh nghiệp 11

1.2.2.1 Xác định nhu cầu VLĐ và tổ chức nguồn VLĐ 11

1.2.2.2 Phân bổ vốn lưu động 14

1.2.2.3 Quản trị vốn bằng tiền 15

1.2.2.4 Quản trị nợ phải thu 16

1.2.2.5 Quản trị vốn tồn kho dự trữ 19

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 21

1.2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động .21

Trang 3

1.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết cấu VLĐ 23

1.2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn bằng tiền 23

1.2.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn tồn kho 24

1.2.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý nợ phải thu 25

1.2.3.6 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn lưu động 25

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp .27 1.2.4.1 Nhân tố khách quan: 27

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan: 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ Z179 30

2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179 30

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179 30

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 31

2.1.2.1 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh 31

2.1.3 Khái quát tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV cơ khí Z179 37

2.1.3.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của Công ty 37

2.1.3.2.Tình hình quản trị tài chính của Công ty 38

2.2.2 Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ của Công ty TNHH MTV cơ khí Z179 52

2.2.3 Thực trạng về xác định nhu cầu vốn lưu động 52

2.2.4 Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền 54

2.2.5 Thực trạng về quản trị vốn tồn kho 58

2.2.6 Thực trạng về quản trị nợ phải thu 60

2.2.7 Hiệu suất và hiệu quả sử dụng VLĐ 65

Trang 4

2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị VLĐ tại Công ty TNHH MTV cơ khíZ179 682.3.1 Những kết quả đạt được 682.3.2.Những tồn tại, hạn chế của Công ty 69CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢNTRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ Z179 703.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV cơ khí z179 703.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 703.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV cơ khí Z179 723.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại Công ty TNHHMTV cơ khí Z179 733.2.1 Tổ chức đảm bảo vốn lưu động 733.2.2 Tăng cường quản lý hàng tồn kho và biện pháp xử lý hàng tồn kho 753.2.3 Quản lý Nợ phải thu và các giải pháp đẩy nhanh công tác thu hồi công nợ.763.2.4 Một số giải pháp khác 77KẾT LUẬN 79

Trang 5

NVLĐTT : Nguồn vốn lưu động tạm thời

NVLĐTX : Nguồn vốn lưu động thường xuyên

SX – TM : Sản xuất thương mại

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một hoạt động nào củadoanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Tuỳ vào đặc điểm từng ngành nghềkinh doanh cụ thể mà cơ cấu vốn có sự khác biệt ở một mức độ nào đó Đểtồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới việc tạolập, sử dụng và quản lý vốn sao cho hiệu quả nhất cũng như chi phí sử dụngvốn là thấp nhất nhưng vẫn đạt được kết quả kinh doanh ở mức cao Nếu nhưvốn kinh doanh là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp đi vào hoạt độngsản xuất kinh doanh thì vốn lưu động được coi là nhựa sống để nuôi dưỡng,duy trì và tái sản xuất hoạt động của doanh nghiệp đó Chính vì vậy, việc xácđịnh nhu cầu vốn lưu động hợp lý và tổ chức quản lý vốn lưu động có hiệuquả có ảnh hưởng to lớn tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Với mong muốn được vận dụng những kiến thức được học tập và hiểubiết của bản thân vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các

doanh nghiệp, em đã lựa chọn đề tài “Vốn lưu động và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH MTV cơ khí Z179”

2 Đối tượng, nội dung và mục đích nghiên cứu.

- Đối tượng và nội dung nghiên cứu:

+ Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản về Vốn lưu động và các giảipháp nhằm tăng cường quản trị Vốn lưu động trong doanh nghiệp

+ Đánh giá thực trạng VLĐ và quản trị VLĐ tại Công ty TNHH MTV cơkhí Z179 trong giai đoạn 2014 - 2015

+ Đề ra các giải pháp tăng cường quản trị VLĐ tại công ty

- Mục đích nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn lưu động

Trang 7

+ Phân tích thực trạng tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại Công tyTNHH MTV cơ khí Z179.

+ Từ lý luận chung về VLĐ và quản trị VLĐ của doanh nghiệp, trên cơ

sở phân tích thực trạng quản trị VLĐ của Công ty trong thời gian vừa qua,khẳng định những mặt tích cực đã đạt được đồng thời tìm ra một số hạn chếcần khắc phục ,từ đó đề xuất các giải pháp nhẳm tăng cường quản trị VLĐcủa Công ty, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuậntối đa cho Công ty, giúp Công ty ngày càng phát triển

3 Phạm vi nghiên cứu

-Nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV cơ khí Z179

-Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2013-2014 và định hướngcho những năm tiếp theo

-Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình vốn lưu động và hiệu quả sử dụngvốn lưu động tại Công ty TNHH MTV cơ khí Z179

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu từ khái quát đến chi tiết từng hoạt động về VLĐ củaCông ty, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, kếthợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua các số liệu sổ sách và cả các số liệuthị trường để xem xét giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về VLĐ và quản trị VLĐ của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về quản trị VLĐ của Công ty TNHH MTV cơ khí Z179 trong thời gian vừa qua.

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VLĐ tại Công ty TNHH MTV cơ khí Z179.

Trang 8

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Vũ Thị Hoa đã cho chúng

em những lời khuyên quý báu về phương pháp nghiên cứu có hiệu quả để emhoàn thành luận văn này Em cũng xin cảm ơn các cô, chú, các anh, chị phòngtài chính – kế toán của Công ty TNHH MTV cơ khí Z179 đã nhiệt tình giúp

đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty

Do điều kiện về trình độ, thời gian hạn chế nên luận văn không tránhkhỏi những khiếm khuyết Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thêm của

cô giáo để luận văn này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU

ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về vốn lưu động của doanh nghiệp

- Khái niệm:

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các TSCĐ các doanhnghiệp còn cần có các TSLĐ Căn cứ vào phạm vi sử dụng TSCĐ của doanhnghiệp thường được chia thành hai bộ phận: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.TSLĐ sản xuất bao gồm các loại như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất và các loạisản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất Còn TSLĐlưu thông bao gồm các loại tài sản đang nằm trong quá trình lưu thông nhưthành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phải thu, vốn bằng tiền Trongquá trình kinh doanh, TLSĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động,chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinhdoanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục

Để hình thành các TSCĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệnhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưu động củadoanh nghiệp

Như vậy ta có thể nói : Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

-Đặc điểm của VLĐ:

+ VLĐ là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động Do các TSLĐ có thờihạn sử dụng ngắn nên VLĐ luân chuyển cũng nhanh, VLĐ chuyển toàn bộ giátrị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh

Trang 10

+ VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện: từhình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếpđến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm và cuối cùngtrở về hình thái vốn bằng tiền Sự vận động của VLĐ có thể được mô tả qua

sơ đồ sau:

T – H -sản xuất -H’- T’

Giai đoạn T-H: VLĐ dưới hình thái tiền tệ được dùng mua sắm các đối

tượng lao động dự trữ cho sản xuất Như vậy ở giai đoạn này VLĐ đã từ hìnhthái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá

Giai đoạn H -sản xuất -H’: Doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản

phẩm, các vật tư dự trữ được đưa vào sản xuất Trải qua quá trình sản xuất sảnphẩm hàng hoá được hình thành Như vậy ở giai đoạn này VLĐ đã chuyển từhình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốn thành phẩm

Giai đoạnH’-T’: Doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu

được tiền về và VLĐ đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình tháivốn tiền tệ

So sánh giữa T và T’ nếu T’ > T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanhthành công Đây là nhân tố quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng của đồngVLĐ của doanh nghiệp

+ VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh: kếtthúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn bộ, mộtlần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lại khidoanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Quá trình nàydiễn ra thường xuyên, liên tục và được lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh tạothành vòng tuần hoàn, chu chuyển của VLĐ

Trang 11

1.1.2 Phân loại VLĐ của doanh nghiệp

1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện

Căn cứ vào hình thái biểu hiện thì VLĐ được chia thành 2 loại : Vốnbằng tiền và các khoản phải thu; vốn về hàng tồn kho

+ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu

Vốn bằng tiền gồm : tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đangchuyển.Tiền là một tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàngchuyển đổi thành các tài sản khác hoặc để trả nợ (tùy mục đích) Do vậy tronghoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiềnmặt nhất định

Các khoản phải thu : chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thểhiện ở số tiền khách hàng nợ trong quá trình bán hàng hoặc cung cấp dịch vụdưới hình thức bán trả trước trả sau hoặc một số trường hợp mua sắm vật tưkhan hiếm, doanh nghiệp phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng

+ Vốn về hàng tồn kho: trong khâu dự trữ (giá trị vật tư dự trữ, các loại

nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật đónggói,công cụ dụng cụ…); trong khâu sản xuất ( giá trị sản phẩm dở dang);trong khâu tiêu thụ (thành phẩm, hàng hóa)

Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xemxét đánh giá mức tồn kho dự trữ, khả năng thanh toán, tính thanh khoản củacác tài sản đầu tư của doanh nghiệp Đồng thời, thông qua cách phân loại nàycũng có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biếtđược kết cấu VLĐ theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý

và hiệu quả

Trang 12

1.1.2.2 Phân loại theo vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất + Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất : gồm vốn nguyên vật liệu

chính, vốn nguyên vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốnđóng gói, vốn công cụ dụng cụ nhỏ…

+ Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất : gồm vốn sản phẩm đang chế

tạo (sản phẩm dở dang, bán thành phầm) và vốn về chi phí trả trước ngắn hạn

+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông: gồm vốn thành phẩm, vốn bằng

tiền, vốn trong thanh toán, vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vayngắn hạn…

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn lưu độngtrong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ đó lựa chọn bố trí cơcấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giaiđoạn trong quá trìn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3 Nguồn hình thành VLĐ của doanh nghiệp

Tất các doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh đều cần mộtlượng vốn lưu động đủ lớn để hình thành nên tài sản lưu động cần thiết Đểđáp ứng nhu cầu này thì doanh nghiệp cần xem xét và đưa ra các quyết địnhhuy động vốn lưu động từ các nguồn khác nhau

Nguồn hình thành VLĐ thường được phân loại dựa trên ba tiêu thức sau:

1.1.3.1 Căn cứ vào quan hệ sở hữu

Theo tiêu thức này, nguồn VLĐ được chia ra thành hai loại:

-Nguồn vốn chủ sở hữu : Là nguồn vốn lưu động được hình thành từ vốn

chủ sở hữu, số vốn này thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanhnghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phôi và định đoạt.Nguồn vốn này bao gồm vốn do chủ sở hữu đầu tư vốn, vốn tự bổ sung, vốnchủ yếu từ lợi nhuận để lại và quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính

Trang 13

doanh nghiệp, vốn do ngân sách cấp (nếu có) Tùy theo loại hình doanhnghiệp mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng.

- Nợ phải trả: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay

ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính tín dụng, vốn vay thông quaphát hành trái phiếu, các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán cho chủ nợ nhưng chưathanh toán Nguồn vốn này doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí để sử dụng vốn,thời gian sử dụng vốn có hạn, doanh nghiệp chỉ được sử dụng trong thời gianthỏa thuận, hết thời hạn này doanh nghiệp phải hoàn trả cho chủ nợ

1.1.3.2 Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng

Theo tiêu thức này, nguồn VLĐ được chia thành nguồn VLĐ thườngxuyên và nguồn VLĐ tạm thời

-Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn ổn định, có tính chất dài hạn

để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn này có thể huy động từ nguồn vốnchủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thể vay dài hạn từ các ngânhàng hay các tổ chức tài chính tín dụng

Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thểxác định theo công thức sau:

NVLĐTX = Tổng nguồn vốn

-Giá trị còn lại TSCĐ vàcác TSDH khác

Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:

NVLĐTX = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệptrong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảmbảo vững chắc hơn Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, sử dụng nguồn VLĐthường xuyên để tài trợ cho TSCĐ thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn

Trang 14

cho việc sử dụng vốn Do vậy, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải xem xéttình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp trong việc tổchức vốn.

-Nguồn VLĐ tạm thời : là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn ( dưới 1 năm)

doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thờiphát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn tạm thờithường bao gồm : vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợngắn hạn khác

Nguồn VLĐ tạm thời được xác định như sau:

NVLĐTT = Tổng tài sản - Nguồn vốn thường xuyên

Hoặc: NVLĐTT = TSLĐ – Nguồn VLĐ thường xuyên

Ta có mô hình vốn:

(2)

vốn thườngxuyên

Hình 1: Mô hình tài trợ

Trong đó:

(1): Nguồn vốn lưu động thường xuyên

(2): Nguồn vốn lưu động tạm thời

Trang 15

Việc phân loại này giúp nhà quản lý xem xét huy động các nguồn VLĐmột cách phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trìnhkinh doanh để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ.

1.1.3.3 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn

Căn cứ vào phạm vi huy động vốn, các nguồn vốn của doanh nghiệp cóthể chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài:

-Nguồn vốn bên trong

Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từchính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra Nguồn vốn bên trong thểhiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp

Nguồn vốn từ bên trong của doanh nghiệp bao gồm: là nguồn vốn có thểhuy động từ bản thân các hoạt động của doanh nghiệp như tiền khấu haoTSCĐ, lợi nhuận để lại tái đầu tư, các khoản dự phòng…Đây là nguồn tăngthêm tài sản và nguồn vốn của công ty

Khi sử dụng nguồn vốn bên trong có những điểm lợi và bất lợi như sau:+ Điểm lợi:

Chủ động đáp ứng các nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thờicác thời cơ trong kinh doanh

Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn

Tránh áp lực phải thanh toán đúng kì hạn

+ Điểm bất lợi:

Hiệu quả sử dụng thường không cao

Sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn

Nguồn vốn huy động bên trong có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự pháttriển của doanh nghiệp Tuy nhiên, thông thường nguồn vốn bên trong không

đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phảitìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp

Trang 16

-Nguồn vốn bên ngoài:

Việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêmnguồn thu tài chính cho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọngđối với một doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường đãlàm nảy sinh nhiều hình thức và phương pháp mới có phép doanh nghiệp huyđộng vốn từ bên ngoài

Nguồn vốn từ bên ngoài gồm một số nguồn vốn chủ yếu sau:

Gọi góp vốn liên doanh liên kết

Vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác

Tín dụng thương mại nhà cung cấp

Thuê tài sản

Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hìnhdoanh nghiệp được pháp luật cho phép)

1.2 Quản trị VLĐ của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị VLĐ của doanh nghiệp

- Khái niệm:

Quản trị vốn lưu động là việc hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm soát và điều chỉnh toàn bộ quá trình tạo lập, tổ chức huy động đảm bảo vốn lưu động đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Mục tiêu quản trị VLĐ của doanh nghiệp:

+ Nhằm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp

+ Đảm bảo đủ lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợngắn hạn

+ Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường

1.2.2 Nội dung quản trị VLĐ của doanh nghiệp

1.2.2.1 Xác định nhu cầu VLĐ và tổ chức nguồn VLĐ

a Nhu cầu VLĐ

Trang 17

Tài sản lưu động có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp, quyết định sựliên tục thông suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên để có thể đầu tư, huy động và phân bổ tài sản lưu động một cáchhợp lý và hiệu quả, trước tiên nhà quản lý cần phải xác định được nhu cầuvốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhu cầu VLĐ là số vốn tối thiểu thường xuyên và cần thiết mà doanh nghiệp cần bỏ ra để hình thành nên một lượng dự trữ hàng tồn kho và khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp.

Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục.

Công thức xác định nhu cầu VLĐ:

b Các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như:Qui mô kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinhdoanh; sự biến động giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường; trình độ tổ chức sửdụng VLĐ của doanh nghiệp, trình độ kỹ thuật công nghệ sản xuất; các chínhsách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ… Vì vậy, tùytừng điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các phươngpháp khác nhau để xác định nhu cầu VLĐ Có 2 phương pháp xác định được sửdụng chủ yếu là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp:

Trang 18

Ph ương pháp trực tiếp

* Nội dung: Xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoảnphải thu, các khoản phải trả cho nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhucầu VLĐ của doanh nghiệp

Việc xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp này có thể thực hiện theotrình tự sau:

+ Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

+ Xác định nhu cầu vốn thành phẩm

+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu, chính sách tiêu thụ sản phẩm vàkhoản tín dụng cung cấp cho khách hàng

+Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp

+ Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Ưu điểm : Phương pháp này tương đối chính xác, phản ánh rõ nhu cầuVLĐ cho từng loại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậytương đối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp

Nhược điểm : Tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác địnhnhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Ph ương pháp gián tiếp

*Nội dung: phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sửdụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh

và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐcủa doanh nghiệp năm kế hoạch

Có 3 phương pháp gián tiếp chủ yếu :

+ Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với nămbáo cáo : Thực chất là dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnhnhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch

Trang 19

+ Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luânchuyển vốn năm kế hoạch : nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng mứcluân chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tínhcủa năm kế hoạch.

+ Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu : Dựa vào sự biếnđộng theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành VLĐ của doanhnghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ theo doanh thu năm kế hoạch

Ưu điểm : Khắc phục được nhược điểm của phương pháp trực tiếp : đơngiản, dễ tính toán và không mất nhiều thời gian

Nhược điểm : Tính chính xác không cao

1.2.2.2 Phân bổ vốn lưu động

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động và đảm bảo tính phù hợp vềthời gian huy động, nhà quản trị doanh nghiệp cần nắm vững về đặc điểm,tính chất của các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động

Có 3 mô hình tài trợ vốn lưu động tại doanh nghiệp:

a) Mô hình tài trợ thứ nhất:Toàn bộ TSCĐ và TSLĐTX được đảm bảobằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằngnguồn vốn tạm thời

- Ưu điểm: Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán,mức độ an toàn cao hơn; giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn

- Hạn chế: Chưa tạo ra sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn,thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo xong kém linh hoạt.b) Mô hình tài trợ thứ 2:

Toàn bộ TSCĐ, TSLĐTX và một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảobằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảobằng nguồn vốn tạm thời

- Ưu điểm: Khả năng thanh toán và độ an toàn tài chính ở mức cao

Trang 20

- Hạn chế: Chi phí sử dụng vốn cao

c) Mô hình tài trợ thứ 3:Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐTX được đảmbảo bẳng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên vàtoàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

- Ưu điểm: Chi phí sử dụng vốn thấp, việc sử dụng vốn sẽ linh hoạt hơn

- Hạn chế: Rủi ro tài chính cao hơn

Nội dung quản trị vốn bằng tiền :

Nội dung chủ yếu của quản trị vốn bằng tiền bao gồm các vấn đề sau :

Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng cácnhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ Việc quyết địnhquỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên cơ sở xem xét sự đánhđổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặt với chi phí giao dịch

do giữ quá ít tiền mặt

Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanhnghiệp Cách đơn giản nhất là căn cứ và số kiệu thống kê nhu cầu chi tiêu tiềnmặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý

Ngoài ra có thể vân dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốntồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp

Trang 21

Trong đó: c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản tiền mặt

c2: Chi phí một lần giao dịch

Qn: Số tiền mặt cần để chi tiêu trong năm

QE: Số tiền mặt tối ưu cần dự trữ

Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt Doanh nghiệp cần xâydựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản phải thu chi Thực hiệnnguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chingoài quỹ

Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm : cóbiện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quảnguồn vốn nhàn rỗi tạm thời (đầu tư tài chính ngắn hạn

1.2.2.4 Quản trị nợ phải thu

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hànghóa hoặc dịch vụ

+ Tầm quan trọng của quản trị nợ phải thu: Quản trị các khoản phải thu

của khách hàng là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản

lý tài chính doanh nghiệp vì:

Khoản phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưuđộng của doanh nghiệp

Việc quàn lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ đếnviệc tiêu thụ sản phẩm Khi doanh nghiệp mở rộng bán chịu cho khách hàng

sẽ làm cho nợ phải thu tăng lên Tuy vậy doanh nghiệp có thể tăng thị phần từ

đó gia tăng được doanh thu bán hàng và lợi nhuận

Trang 22

Quản lý phải thu liên quan trực tiếp đến việc tổ chức và bảo toàn VLĐcủa doanh nghiệp.

Việc tăng nợ phải thu kéo theo gia tăng các khoản chi phí như chi phíquản lý thu hồi nợ, chi phí trả lãi trước tiền vay để đáp ứng nhu cầu VLĐthiếu do vốn của doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng và làm tăng rủi rotài chính

Nội dung quản trị các khoản phải thu:

Nội dung chủ yếu của quản trị các khoản phải thu là phải xây dựng chínhsách thương mại hợp lý, áp dụng những biện pháp thích hợp để quản lý cáckhoản phải thu

Xây dựng chính sách tín dụng thương mại là yếu tố quan trọng quyếtđịnh đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu bán hàng trong doanhnghiệp Để xây dựng chính sách tín dụng thương mại hợp lý cần kiểm soátcác yếu tố: tiêu chuẩn tín dụng, chiết khấu thanh toán, thời hạn bán chịu,chính sách thu tiền

Tiêu chuẩn tín dụng: là những quy định về khả năng tài chính tối thiểu

và có thể chấp nhận được của khách hàng mua chịu

Chiết khấu thanh toán: là tỷ lệ chiết khấu được hưởng khi khách hàng

thanh toán tiền trước thời hạn Chiết khấu bán hàng được xác định bằng một

tỷ lệ % tính theo doanh số bán hàng ghi trên hóa đơn nhằm khuyến khích cáckhách hàng thanh toán trước thời hạn

Thời hạn tín dụng :là độ dài thời gian doanh nghiệp cho phép khách

hàng được mua chịu, được xác định kể từ ngày người bán giao hàng chongười mua đến ngày yêu cầu người mua trả tiền Thời hạn bán chịu tăng lênthì khối lượng hàng hóa bán được tăng lên, tăng quy mô các khoản phải thu

và ngược lại Thời hạn tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ cạnhtranh, tính thời vụ, khả năng tài chính của doanh nghiệp

Trang 23

Chính sách thu tiền: Là cách thức xử lý các khoản nợ phải thu của

khách hàng Nếu các biện pháp thu hồi nợ của doanh nghiệp cứng rắn thì khảnăng thu hồi được nợ là cao nhưng chi phí thu hồi nợ lớn, khả năng doanh số

sẽ giảm trong tương lai Nếu biện pháp thu hồi nợ đưa ra thiếu kiên quyết thìviệc thu hồi nợ lại rất khó khăn

Các biện pháp chủ yếu quản trị các khoản phải thu

Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng

Doanh nghiệp cần xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng như mục tiêu mởrộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu, lợi nhuận, tính chất thời vụ trong sảnxuất, tình trạng cạnh tranh, tình trạng tài chính của doanh nghiêp

Xác định tiêu chuẩn bán chịu đối với từng khách hàng và các điều khoảnbán chịu hàng hóa dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu và tỷ lệchiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịutheo hợp đồng

Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:

Đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán củakhách hàng khi khoản thanh toán đến hạn theo các bước: thu thập thông tin vềkhách hàng (BCTC, các kết quả xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, cácthông tin liên quan khác ); đánh giá uy tín của khách hàng theo thông tin thuthập được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí cóthể từ chối bán chịu

Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:

Tùy vào từng điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp như: sử dụng

kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp; xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợtrong từng thời kỳ để có chính sách thích hợp; thực hiện các biện pháp phòngngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lậpquỹ dự phòng tài chính

Trang 24

1.2.2.5 Quản trị vốn tồn kho dự trữ

Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ củadoanh nghiệp được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm

Tùy theo từng ngành nghề kinh doanh mà tỷ trọng các loại tài sản dự trữ

sẽ khác nhau Chẳng hạn như đối với những doanh nghiệp thương mại, tồnkho chủ yếu là thành phẩm chờ tiêu thụ; những doanh nghiệp sản xuất, tồnkho chủ yếu lại là vật tư dự trữ sản xuất và sản phẩm dở dang

Nếu căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệpđược chia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình Thôngthường, đối với loại tồn kho có suất đầu tư vốn cao, doanh nghiệp phảithường xuyên kiểm soát và duy trì ở mức độ dự trữ tồn kho thấp để tiết kiệmchi phí và hạn chế rủi ro Ngược lại, loại tồn kho có suất đầu tư vốn thấp thìdoanh nghiệp có thể duy trì ở mức dự trữ tồn kho cao hơn

Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượngtiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ

Nội dung chủ yếu của quản lý hàng tồn kho là phải xác định được mứctồn kho tối ưu (còn gọi là lượng đặt hàng kinh tế)

QE = 1

2

C Qn

Cd 

Trong đó, QE : Lượng đặt hàng kinh tế (lượng đặt hàng tối ưu)

Qn: tổng số lượng vật tư hàng hoá cung cấp hàng năm theo HĐ

C1 : chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng hoá tồn kho

Cd : chi phí đơn đặt hàng

Trên cơ sở xác định được lượng đặt hàng kinh tế, người quản lý có thểxác định được số lần thực hiện hợp đồng trong kỳ theo QE

Trang 25

Qn

Qe Lc

Nc 360  360

Trong đó , Lc: Số lần thực hiện hợp đồng tối ưu trong kỳ

Nc: số ngày cung cấp khác nhau (độ dài thời gian dự trữ tối ưu của mộtchu kỳ hàng tồn kho)

Ngoài ra doanh nghiệp thường tính thêm khoản dự trữ an toàn vào mứctồn kho trung bình

Qdt

Qe

Q  2

Xác định đúng đắn lượng vật tư cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dựtrữ hợp lý

Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng và người cung ứng thích hợp đểđạt các mục tiêu : giá cả đầu vào thấp, chất lượng hàng hóa vật tư ổn định vàđảm bảo

Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vậnchuyển, bốc dỡ

Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về giá cả của vật tưthành phẩm, hàng hóa để tránh tình trạng mất mát, hao hụt quá mức

Trang 26

Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thờitình trạng vật tư ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh sốvật tư đó thu hồi vốn.

Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với vật tư hàng hóa, lập

dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cần phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến mức dự trữ hàng tồnkho và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận quản lý doanh nghiệp như bộ phậncung ứng vật tư, bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp được chia thành hai bộ phận:nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời Ngượclại, đối với tàn sản của doanh nghiệp, chúng ta chia thành loại tài sản có thờigian chuyển đổi thành tiền dưới 1 năm, được gọi là tài sản ngắn hạn(tài sảnlưu động) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn được gọi là tài sản dài hạn, vì nó

có thời gian hoàn vốn lớn hơn 1 năm

Để hình thành nên hai loại tài sản này, có hai nguồn vốn: nguồn vốn dàihạn và nguồn vốn ngắn hạn Nguồn vốn chủ sở hữu là một nguồn vốn dài hạn(nguồn vốn thường xuyên) Ngược lại, các khoản nợ ngắn hạn là các khoản

nợ có thời hạn thanh toán dưới một năm được gọi là nguồn vốn ngắn hạn

Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn,phần còn lại và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư để hình thành tài sản ngắnhạn Khi đó chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn được gọi là

nguồn vốn lưu động thường xuyên Mức độ an toàn hay rủi ro tài chính của

doanh nghiệp phụ thuộc vào độ lớn của nguồn vốn lưu động thường xuyên

Cách xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên (còn gọi là vốn lưuđộng thuần – NWC) được thực hiện như sau:

Trang 27

+ NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Ý nghĩa chỉ tiêu này là để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động củadoanh nghiệp, để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạtđộng của doanh nghiệp Người ta thường kết hợp chỉ tiêu này với nhóm chỉtiêu phản ánh khả năng thanh toán

Qua cách xác định trên, ta có thể đánh giá tình hình tài trợ vốn lưu độngcủa doanh nghiệp Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp 1: Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn.Nghĩa là nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương Khi đó, sẽ cómột sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộphận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng chohoạt động kinh doanh

 Trường hợp 2: Nếu tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thìnguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị âm Đây là dấu hiệu đáng longại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xâydựng Trong trường hợp đặc biệt khi nguồn vốn lưu động thường xuyên < 0(nghĩa là doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn)

là dấu hiệu việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán đã mất thăng bằng, hệ sốthanh toán nợ ngắn hạn < 1 Tuy nhiên, đối với ngành thương mại thì cách tàitrợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh

 Trường hợp 3: Nếu tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, haynguồn vốn thường xuyên bằng giá trị TSCĐ thì nguồn vốn lưu động thườngxuyên sẽ có giá trị bằng không Cách tài trợ này cho thấy, chỉ những TSCĐđược tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, còn tài sản lưu động được tài trợ bằngnguồn vốn ngắn hạn Trường hợp này cũng không tạo ra được tính ổn định

Trang 28

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối vớinhững ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm.

Những nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động:

Các nhân tố về mặt cung ứng vật tư như khoảng cách giữa doanhnghiệp với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng

và khối lượng vật tư mỗi lần giao hàng,đặc điểm thời vụ của vật tư cung cấp

Các nhân tố về mặt sản xuất như đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sảnxuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu

kỳ sản xuất, trình độ tổ chức quá trình sản xuất

Các nhân tố về mặt thanh toán như phương thức thanh toán được lựachọn theo hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỷ luậtthanh toán giữa các doanh nghiệp

1.2.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn bằng tiền

+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời : là tỷ lệ giữa tài sản lưu động vớiTổng nợ ngắn hạn Hệ số này phản ảnh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạnthành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn

Trang 29

+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời : là tỷ lệ giữa tiền và các khoản

tương đương tiền với Tổng nợ ngắn hạn

Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh

Hệ số tạo tiền từ HĐKD =

Doanh thu bán hàng

1.2.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn tồn kho

+ Số vòng quay Hàng tồn kho : là tỷ lệ giữa Tổng giá vốn hàng bán với

số Hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Tiền và tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Tài sản lưu động Tổng nợ ngắn hạn

Trang 30

+ Kỳ luân chuyển trung bình hàng tồn kho : là tỷ lệ giữa số ngày trong

kỳ (360 ngày) với số vòng quay hàng tồn kho

Trang 31

Số ngày một vòng quay HTK =

Số ngày trong kỳ

Số vòng quay HTKChỉ tiêu này cho biết số ngày luân chuyển trung bình của một vòng quayHàng tồn kho

1.2.3.5 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý nợ phải thu

+ Số vòng quay các khoản phải thu : là tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng (cóthuế) và số dư bình quân các khoản phải thu :

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu có thuếCác khoản phải thu bình quân

Số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là tốt,doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn

+ Kỳ thu tiền bình quân : là tỷ lệ giữa số ngày trong kì (360 ngày) và sốvòng quay các khoản phải thu

Kì thu tiền trung bình =

Số ngày trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu

1.2.3.6 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+ Tốc độ luân chuyển VLĐ : phản ánh mực độ luân chuyển VLĐ nhanh

hay chậm và thường được phản ánh qua các chỉ tiêu số vòng quay VLĐ và kỳ

luân chuyển VLĐ

Số lần luân chuyển VLĐ : phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời

kỳ nhất định, thường là một năm

Trang 32

Số lần luân chuyển

Tổng mức luân chuyển VLĐ trong năm

VLĐ bình quân trong năm

Kỳ luân chuyển VLĐ : phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quayVLĐ

Kỳ luân chuyển VLĐ =

Số ngày trong kỳ (360 ngày) _

Số lần luân chuyển VLĐ

+ Mức tiết kiệm VLĐ : phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ

luân chuyển VLĐ Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp cóthể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác

Mức tiết kiệm

Mức luân chuyển vốnbình quân một ngày kỳ

KH

x Số ngày rút ngắn kỳluân chuyển VLĐ

Doanh thu thuần trong kỳ

+Tỷ suất lợi nhuận VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ Chỉ tiêu này là th ước

đo đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận trước (sau) thuế x 100%

Trang 33

Lạm phát: do tác động của nền kinh tế có lạm phát làm cho thị trường

đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp có nhiều bất ổn làm ảnh hưởng trực tiếpđến khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Từ đó ảnhhưởng đến nhu cầu cũng như tốc độ luân chuyển VLĐ

Lãi suất: sự biến động về lãi suất ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn,

tới khả năng lựa chọn nguồn tài trợ sao cho hợp lý và đáp ứng được yêu cầucủa doanh nghiệp

Rủi ro: những rủi ro bất thường mà doanh nghiệp gặp phải trong quá

trình sản xuất kinh doanh bao gồm: rủi ro kinh doanh ( nợ khó đòi, sự phá sảncủa doanh nghiệp khác…), rủi ro tự nhiên (hỏa hoạn, bão, lũ lụt ) Trong điềukiện kinh doanh có sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều thành phần kinh tế, khithị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ luôn tồn tại sự bất ổn định thì rủi rocủa doanh nghiệp càng cao

Sự cạnh tranh trên thị trường: tùy thuộc vào việc sản phẩm của doanh

nghiệp có thỏa mãn nhu cầu về chất lượng, giá cả mà quyết định tính cạnhtranh của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường Từ đó quyết định doanh thutiêu thụ sản phẩm làm tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp và như vậy,chính là đã tác động đến hiệu quả sử dụng VKD nói chung và VLĐ nói riêngcủa doanh nghiệp

Trang 34

Các nhân tố khác: các chính sách pháp lý, chính sách kinh tế tài chính

của nhà nước đối với doanh nghiệp như: luật thuế, hệ thống luật pháp… đều

có thể mang đến cho doanh nghiệp những cơ hội cũng như thách thức nhấtđịnh trong hoạt động kinh doanh Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tổ chức, sửdụng VLĐ và tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan:

Bên cạnh những nhân tố khách quan nói trên thì còn rất nhiều nhữngnhân tố chủ quan thuộc về bản thân doanh nghiệp ảnh hưởng quyết định đếnquản trị VLĐ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Xác định nhu cầu VLĐ: do việc xác định nhu cầu VLĐ chưa chính xác

dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu VLĐ trong kinh doanh đều ảnh hưởngkhông tốt đến hiệu quả sử dụng VKD nói chung cũng như hiệu quả sửu dụngVLĐ nói riêng của doanh nghiệp

Việc lựa chọn phương án đầu tư: Trong nền kinh tế thị trường khi lựa

chọn dự án đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn luôn cân nhắc giữa chiphí bỏ ra, rủi ro gặp phải và lợi ích từ dự án mang lại Nếu doanh nghiệp thựchiện đầu tư vào sản xuất sản phẩm hàng hóa dịch vụ chất lượng cao, mẫu mãphù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng đồng thời giá thành hạ thì doanhnghiệp sẽ đẩy nhanh được quá trình tiêu thụ, tăng vòng quay của VLĐ Ngượclại sản phẩm không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng sẽ dẫn đến việc ứ đọnghàng hóa, chậm luân chuyển vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ

Việc tổ chức huy động vốn: Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu

được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế hiện nay Do

đó ,việc chủ động xây dựng, tổ chức huy động, sử dụng VLĐ có ảnh hưởngrất lớn trong công tác quản trị VLĐ của doanh nghiệp

Do trình độ quản lý: trình độ quản lý doanh nghiệp mà yếu kém sẽ dẫn

đến việc thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất,

Trang 35

tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêuthụ sản phẩm, hàng hóa, từ đó dẫn đến sử dụng lãng phí về nhân lực, vốn,nguyên liệu…

Trên đây là những nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng đến quản trị VLĐ củadoanh nghiệp Để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnhhưởng tiêu cực, các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét một cách kỹ lưỡng

sự ảnh hưởng của từng nhân tố, để từ đó đưa ra những biện pháp quản lý thíchhợp, tăng cường hiệu quả quản trị VLĐ của doanh nghiệp

Trang 36

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH

MTV CƠ KHÍ Z179 2.1 Khái quát quá trình hình thành phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển Công ty TNHH một thành viên cơ khí Z179

 Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí Z179

Trụ sở chính: Km 12 Quốc lộ 1A – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội

Giấy phép kinh doanh: 0105382003 cấp ngày 27/06/2011

Điện thoại: 043 861 8967

Trước khi chính thức thành lập, CT có tên là Q179 là một bộ phận củaPhòng Công nghệ thuộc Tổng cục Kỹ thuật, thực chất là các trạm sửa chữatrong chiến tranh

Ngày 15/3/1971, Cục Quản lí quyết định tách Xưởng mẫu khỏi PhòngCông nghệ và chính thức thành lập Nhà máy A179 Ngày 10/9/1974 khi Tổngcục Kỹ thuật ra đời, A179 được đổi tên thành Z179 trực thuộc Tổng cục Kỹthuật Nhiệm vụ của CT trong giai đoạn này là sản xuất các mặt hàng phục vụcho công nghiệp quốc phòng phục vụ cho nhiệm vụ cứu nước

Từ năm 1991 – 2003 cùng với sự chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ của đấtnước từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thì CTcũng chuyển từ cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh Ngoài ra, CT còntiến hành nghiên cứu mở rộng thị trường ngoài các mặt hàng truyền thống CTcòn mở rộng sang các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường như phụ tùngphục vụ các nhà máy xi măng, cán kéo thép, ngành dệt, dầu khí, công nghiệptàu thuỷ

Trang 37

Tháng 10/2003 theo chỉ thị số 37/CT – BQP ngày 03/07/2003 của BộQuốc phòng về triển khai, sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp quốc phòng giaiđoạn 2003-2005 và theo quyết định số 123/2002/QĐ-BQP ngày 09/09/2003,Nhà máy Cơ khí Z179 được sáp nhập vào Tổng công ty Kinh tế KT – BộQuốc hòng Với quyết định này Nhà máy Cơ khí Z179 chính thức đổi tênthành CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ Z179.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

2.1.2.1 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ Z179 là một CT cơkhí chuyên kinh doanh các sản phẩm cơ khí Sản phẩm của CT có tính chấtnhỏ, lẻ, đơn chiếc và tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng cũng như yêu cầucủa khách hàng Khi có đơn đặt hàng thì CT tiến hành sản xuất từ khâu đầuđến khi thành SP hoàn chỉnh, ngoài việc chế tạo sản phẩm thì CT cũng sảnxuất cả các dụng cụ để chế tạo sản phẩm

Các sản phẩm của CT bao gồm: Mặt hàng côn xoắn, mặt hàng phụ tùng

ô tô, máy xúc, phụ tùng máy đóng tàu, các hàng khác Ví dụ: Bánh răng cônxoắn ben la, bánh răng chữ V, trục răng, phay răng, gá của rãnh, hộp số, trụccon lăn, trục ác, bulong, ống nối trục, lắp cụm vi sai…

Bộ máy quản lí bao gồm:

 Ban GĐ: Gồm GĐ và ba PGĐ là PGĐ kĩ thuật sản xuất, PGĐkinh doanh và PGĐ chính trị hành chính

Trang 38

Phân xưởng Cơ khí

Phân xưởng Dụng cụ cơ điện

Phân xưởng Gia công cấu tiện

Phân xưởng Gia công nóng

Trang 39

Sơ đồ2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

2.1.2.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Quy trình kỹ thuật sản xuất:

Bất cứ sản xuất một sản phẩm gì sản phẩm sản xuất nói chung và sảnphẩm cơ khí của công ty nói riêng cũng đều phải trải qua ba bước sau:

Sơ đồ 2.2.: Quy trình chung sản xuất sản phẩm

xuất

PGĐ chính trịGiám đốc

Phòng

KHVT

Phòng TC-KT

chức hành chính

Phòng chính trị

cụ cơ điện

PX gia công cấu kiện

Ban tài chính

NVL đầu vào

phẩm đầu ra

Trang 40

Trong đó đối với các sản phẩm khác nhau thì các bước có những đặctrưng khác nhau riêng với các sản phẩm cơ khí của xí nghiệp thì các bước cónhững đặc trưng sau

NVL đầu vào bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ.Nguyên vật liệu chính :

- Sắt thép nguyên cây hoặc vụn: Thép ống,

- Các phụ gia kim loại màu : Mg, Mn

Nguyên vật liệu phụ: Dầu , than củi

Sơ đồ 2.3: Quy trình công nghệ giai đoạn chế tạo

Các sản phẩm cơ khí sau khi đã được kiểm tra chất lượng sản phẩm xongthì được bao gói để bảo quản và nhập kho Tại Xí nghiệp các sản phẩm trướckhi được đem đi tiêu thụ thì phải nhập kho trước, không có trường hợp xuấtbán ngay

Công việc bao gói : sản phẩm được bôi dầu mỡ sau đó dung nilon quấnhay được bảo quản bằng các loại giấy bảo quản chuyên dụng đặc biệt khôngthấm dầu mỡ và sâu đó thì dùng hộp gỗ hoặc giấy để đóng gói sản phẩm

Ta xem xét chi tiết quy trình công nghệ của việc sản xuất sản phẩm bánh răng côn xoắn Benla

lượng sản

phẩm

Ngày đăng: 22/05/2019, 06:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w