1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần bảo vệ thực vật 1 trung ương

97 89 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 229,06 KB

Nội dung

Đối với các doanhnghiệp Việt Nam, một mặt nó đem lại những cơ hội mới trong việc mở rộng vàtiếp cận thị trường nhưng mặt khác nó là những thách thức không nhỏ trongquá trình cạnh tranh đ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn/ đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn/ đồ án tốt nghiệp

Nguyễn Thị Thảo Linh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động của doanh nghiệp 3

1.1.2 Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp 4

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 7

1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10

1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 10

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 17

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG 27

2.1 Khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương 27

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương 27

Đại hội đồng cổ đông 31

Hội đồng quản trị 31

Giám đốc Công ty 31

2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương 34

Trang 3

2.1.3 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 42

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 43

2.2 Thực trạng tình hình quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương 46

2.2.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương 46

2.2.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương 52

2.2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương 72

CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG 74

3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương trong thời gian tới 74

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 74

3.1.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương 75

3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương 77

3.2.1 Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động 77

3.2.2 Tăng cường quản trị khoản phải thu 79

3.2.3 Hoàn thiện mô hình quản trị hàng tồn kho 80

3.2.4 Một số giải pháp khác: 80

3.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 82

3.3.1 Phía công ty 82

3.3.2 Phía Nhà nước 82

KẾT LUẬN 84

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài:

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vận hành theo cơchế thị trường, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu Đối với các doanhnghiệp Việt Nam, một mặt nó đem lại những cơ hội mới trong việc mở rộng vàtiếp cận thị trường nhưng mặt khác nó là những thách thức không nhỏ trongquá trình cạnh tranh để thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2008 và những bài học của nó

là những kinh nghiệm quý giá đối với các nhà quản lý, quản trị doanh nghiệpđặc biệt là vấn đề làm sao tạo lập, quản trị và sử dụng vốn kinh doanh của mìnhhiệu quả để hoạt động doanh nghiệp được diễn ra liên tục và tối đa hóa lợinhuận trong điều kiện kinh tế thị trường luôn biến động như hiện nay

Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh nói chung nên cũngkhông nằm ngoài yêu cầu đó Vốn lưu động có khả năng quyết định tới quy

mô kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả quản trị vốn lưu động sẽ tác độngtrực tiếp tới quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quảkinh doanh từng kỳ của doanh nghiệp

Nhận thức rõ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinhdoanh và qua thực tế tìm hiểu tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung

ương, em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Vốn lưu động và một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật

1 Trung ương”.

2.Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa lí thuyết về vốn lưu động của doanh nghiệp trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh và nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản trịvốn lưu động của doanh nghiệp

Phân tích, đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của công ty trongnăm 2013, so sánh với các năm trước, so với kết quả của ngành Dựa trên cơ

sở đó để đưa ra những giải pháp tài chính hữu hiệu cho việc tăng cường quảntrị vốn lưu động trong những năm tới của công ty

Trang 6

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

quản trị vốn lưu động của Công ty

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, hoạt

động tài chính và hoạt động khác trong năm 2013 và các năm trước Kết quảthống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thuốc Bảo vệ thực vật

4.Nội dung khái quát của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài luận văn được chia thành

3 chương:

Chương 1:Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn

lưu động của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng tình hình quản trị vốn lưu động của Công ty cổ

phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương trong thời gian qua

Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu

động của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương

Do trình độ lý luận và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết của

em chắc chắn còn nhiều thiếu sót Em kính mong nhận được sự đóng góp củacác thầy cô giáo, các cô chú và các anh chị Phòng Tài chính – Kế toán củaCông ty để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn Sự giúp đỡ tận tình chỉ bảocủa cô giáo và các cô chú, anh chị chính là nền tảng cho em trong công tácnghiên cứu, học tập cũng như làm việc sau này

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo:Th.s Mai Khánh Vân, Ban lãnhđạo, các cô chú, các anh chị Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty cổ phầnBảo vệ thực vật 1 Trung ương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văncuối khóa này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Thảo Linh

Trang 7

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN

LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 VỐN LƯU ĐỘNG VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái ni m và đ c đi m v n l u đ ng c a doanh nghi pệ ặ ể ố ư ộ ủ ệ

Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định,doanh nghiệp cần phải có các tài sản ngắn hạn (TSNH) để đảm bảo cho quátrình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục Căn cứ vàophạm vi sử dụng, tài sản lưu động của doanh nghiệp thường được chia thành

2 bộ phận: Tài sản ngắn hạn Sản xuất và Tài sản ngắn hạn Lưu thông

Tài sản ngắn hạn Sản xuất bao gồm các loại như nguyên liệu chính, vậtliệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đang trong quá trình dự trữ sản xuất vàcác loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm đang trong quá trình sản xuất.Tài sản ngắn hạn Lưu thông bao gồm các loại tài sản đang nằm trongquá trình lưu thông như thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, các khoản phảithu, vốn bằng tiền

Trong quá trình kinh doanh, TSNH Sản xuất và TSNH Lưu thông luônvận động, chuyển hóa, thay thế đổi chỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình sảnxuất kinh doanh được diễn ra nhịp nhàng, liên tục

Để hình thành nên các TSNH, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốntiền tệ nhất định để mua sắm các tài sản đó, số vốn này được gọi là vốn lưuđộng (VLĐ) của doanh nghiệp

Vậy: Vốn lưu động của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà

doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thườngxuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nói

Trang 8

cách khác, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của các tài sản lưu độngtrong doanh nghiệp.

Vốn lưu động có những đặc điểm khác với vốn cố định Do các TSNH

có thời hạn sử dụng ngắn nên VLĐ cũng luân chuyển nhanh Hình thái biểuhiện của VLĐ cũng luôn thay đổi qua các giai đoạn trong quá trình sản xuấtkinh doanh: Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tư, hàng hóa dựtrữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thànhphẩm và cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền

Kết thúc mỗi chu kỳ kinh doanh, giá trị của VLĐ được chuyển dịchtoàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được

bù đắp lại khi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục và được lặp lại sau mỗi chu kỳkinh doanh, tạo thành vòng tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động

1.1.2 Phân lo i v n l u đ ng c a doanh nghi pạ ố ư ộ ủ ệ

Để quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả, cần tiến hành phân loại VLĐtheo các tiêu thức khác nhau Một số cách phân loại chủ yếu sau:

1.1.2.1 Dựa theo hình thái biểu hiện và khả năng hoán tệ của vốn có thể chia VLĐ thành: Vốn bằng tiền và vốn về hàng tồn kho.

- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

+ Vốn bằng tiền gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đangchuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễdàng chuyển đổi thành các tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy, trong hoạtđộng kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cầnthiết nhất định

+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thểhiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trìnhbán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra, với một

Trang 9

số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứngtrước tiền mua hàng cho người cung cấp, từ đó hình thành khoản tạm ứng.

- Vốn về hàng tồn kho: là khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiệnbằng hiện vật cụ thể như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, thànhphẩm,…

+ Đối với doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa gồm: vốn về vật

tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm Xem xét một cách chi tiếthơn thì vốn về hàng tồn kho của doanh nghiệp gồm: vốn nguyên vật liệuchính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đónggói, vốn công cụ dụng cụ, vốn sản phẩm đang chế, vốn về chi phí trả trước,vốn thành phẩm

+ Đối với doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu làgiá trị các loại hàng hóa dự trữ

Tác dụng của cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở để tính toán

và kiểm tra kết cấu tối ưu của vốn lưu động, dự thảo những quyết định tối ưu

về mức tận dụng số vốn lưu động đã bỏ ra, từ đó tìm biện pháp phát huy chứcnăng các thành phần của vốn lưu động bằng cách xác định mức dự trữ hợp lý

và nhu cầu vốn lưu động Mặt khác, nó cũng là cơ sở để doanh nghiệp đánhgiá khả năng thanh toán của mình

1.1.2.2 Căn cứ theo từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ được chia thành ba loại, mỗi loại dựa theo công dụng lại được chia thành nhiều khoản vốn, cụ thể như sau:

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm:

+ Vốn nguyên vật liệu chính: là giá trị của các loại vật tư dự trữ chosản xuất, khi tham gia vào sản xuất nó hợp thành thực thể sản phẩm

Trang 10

+ Vốn vật liệu phụ: là giá trị những loại vật tư dự trữ cho sản xuấtđược dử dụng làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục

vụ cho công tác quản lý

+ Vốn nhiên liệu: là giá trị những loại nhiên liệu dữ trữ dùng cho sảnxuất như xăng, dần, than,…

+ Vốn phụ tùng thay thế: gồm giá trị những phụ tùng dự trữ thay thếmỗi khi sửa chữa tài sản cố định

+ Vốn vật liệu đóng gói: gồm giá trị những loại vật liệu bao bì dùng

để đóng gói trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

+ Vốn công cụ lao động nhỏ: là giá trị những tư liệu lao động có giátrị thấp, thời gian sử dụng ngắn, không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm:

+ Vốn sản phẩm đang chế tạo: là giá trị sản phẩm dở dang trong quátrình sản xuất hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp

+ Vốn bán thành phẩm tự chế: là giá trị những sản phẩm dở dangnhưng khác với sản phẩm đang chế tạo ở chỗ nó đã hoàn thành một hay nhiềugiai đoạn chế biến nhất định

+ Vốn về phí tổn đợi phân bổ: là những phí tổn chi ra trong kỳ nhưng

có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, vì thế chưa tính hết vào giá thànhtrong kỳ mà còn phân bổ cho các kỳ sau

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm:

+ Vốn thành phẩm: là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm nhập kho

và chuẩn bị cho tiêu thụ

+ Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoảnđầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn…

+ Vốn trong thanh toán: là các khoản phải thu, tạm ứng phát sinhtrong quá trình mua bán vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ

Trang 11

Qua cách phân loại này cho thấy vai trò trong sự phân bổ của vốn lưuđộng trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện phápđiều chỉnh cơ cấu vốn lưu động cho phù hợp với từng khâu nhằm mang lạihiệu quả cao nhất.

1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.3.1 Phân loại nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh phải xem xét tổchức tốt nguồn vốn lưu động nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vốn lưuđộng của mình là điều rất cần thiết

Để làm tốt vấn đề này, doanh nghiệp cần dựa vào những căn cứ nhất định

để phân chia nguồn vốn lưu động từ những nguồn huy động khác nhau nhằmthấy rõ được tính chất, mức độ ổn định của từng nguồn Từ đó giúp doanhnghiệp khai thác và tổ chức tốt nguồn vốn lưu động

* Xét theo nguồn hình thành, vốn lưu động được hình thành từ các nguồn sau:

- Nguồn vốn điều lệ: là số vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc số vốnđiều lệ của doanh nghiệp không thấp hơn vốn pháp định mà Nhà nước quyđịnh cho mỗi loại hình doanh nghiệp Một phần nguồn vốn này được hìnhhành nên TSNH cần thiết

- Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trongquá trình sản xuất kinh doanh từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Nguồn vốn liên kết là những nguồnđóng theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để cùng thực hiện một phi vụ kinh doanh

do mình thực hiện và cùng chia lợi nhuận Việc góp vốn liên kết có thể đượchình thành từ nhiều nguồn khác nhau tùy theo từng loại hình của doanhnghiệp: có thể là liên kết giữa nguồn vốn của Nhà nước do doanh nghiệp Nhànước quản lý với nguồn vốn tự có của các tổ chức và cá nhân trong hay ngoài

Trang 12

nước không thuộc lĩnh vực Nhà nước, giữa nguồn vốn của Nhà nước dodoanh nghiệp này quản lý với nguồn vốn của Nhà nước do doanh nghiệp khácquản lý… Hình thức góp vốn này thích hợp với các phi vụ kinh doanh có quy

mô lớn hay một mình doanh nghiệp không thể có đủ vốn thực hiện được tổchức kinh doanh và quản lý vốn

- Nguồn tín dụng: Là các khoản vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạncủa các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm hoặc các

tổ chức tài chính trung gian khác, cũng có thể bằng các hình thức phát hànhtrái phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh

* Căn cứ vào thời gian huy động vốn lưu động có thể được huy động từ hai nguồn:

- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tổchức ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để hình thành nêncác TSNH thường xuyên cần thiết

Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Như vậy, nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp là nguồnvốn ổn định, có tính chất vững chắc Nguồn vốn này cho phép doanh nghiệpluôn chủ động trong việc cung cấp đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn lưu độngthường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpđược ổn định và liên tục

- Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn

( dưới 1 năm) Nguồn vốn này thường để đáp ứng cho nhu cầu có tính chấttạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.nguồn vốn này bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả chongười bán, các khoản phải nộp cho Nhà nước…

Trang 13

Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường hình thức huy động vốn là rất đadạng, phong phú Tùy từng đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp mà cónhững phương thức huy động vốn cho phù hợp.

1.1.3.2 Các mô hình tài trợ vốn lưu động

* Mô hình tài trợ thứ nhất:

- Nội dung: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu

động thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn

thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được

tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời

- Ưu điểm: Mô hình này giúp doanh nghiệp hạn chế

được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn tài chính

cao hơn, giảm chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp

- Hạn chế: Việc sử dụng vốn nào tài trợ cho tài sản ấy

tuy đảm bảo được tính chắc chắn nhưng chưa tạo ra sự

linh hoạt trong việc tổ chức và sử dụng vốn

* Mô hình tài trợ thứ hai:

- Nội dung: Toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động

thường xuyên và một phần tài sản lưu động tạm thời

được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên; một

phần tài sản lưu động tạm thời còn lại được đảm bảo

bằng nguồn vốn tạm thời

- Ưu điểm: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao.

- Hạn chế: Chi phí sử dụng vốn cao vì phải sử dụng

nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn

Trang 14

* Mô hình tài trợ thứ ba:

- Nội dung: Toàn bộ tài sản cố định, một phần tài sản

lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn

vốn thường xuyên; một phần còn lại của tài sản lưu

động thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm

thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

- Ưu điểm: Việc sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử

dụng vốn thấp hơn vì có thể sử dụng nhiều hơn vốn

tín dụng ngắn hạn

- Hạn chế: Khả năng gặp rủi ro thanh toán và rủi ro

tài chính cao hơn

1.2 Qu n tr v n l u đ ng c a doanh nghi p ả ị ố ư ộ ủ ệ

1.2.1 Khái ni m và m c tiêu qu n tr v n l u đ ng c a doanh nghi pệ ụ ả ị ố ư ộ ủ ệ

- Khái niệm: Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp được định nghĩa làquản trị vốn tồn kho dự trữ, vốn bằng tiền và quản trị các khoản phải thunhằm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên và liên tục

- Mục tiêu của quản trị vốn lưu động là để đảm bảo doanh nghiệp sửdụng vốn lưu động một cách hợp lý, có hiệu quả Quản trị vốn lưu động cóhiệu quả sẽ quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp

1.2.2 N i dung qu n tr v n l u đ ng c a doanh nghi pộ ả ị ố ư ộ ủ ệ

1.2.2.1 Quản trị vốn tồn kho dự trữ

Hầu hết các doanh nghiệp đều có hàng tồn kho bởi vì tất cả các côngđoạn mua, sản xuất và bán không diễn ra vào cùng một thời điểm Mặt khác,cần có hàng tồn kho để duy trì khả năng hoạt động thông suốt của dây chuyềnsản xuất và các hoạt động phân phối, ngăn chặn những bất trắc trong sản xuất,

vì vậy quản trị vốn tồn kho dự trữ là một việc làm rất quan trọng

Trang 15

a, Vốn tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ vốn tồn kho.

Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ củadoanh nghiệp được chia thành 3 loại:

- Tồn kho nguyên vật liệu

- Tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm

- Tồn kho thành phẩm

Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá trình sảnxuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đượctiến hành liên tục và ổn định

Nếu căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệpđược chia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình Thôngthường, đối với loại tồn kho có suất đầu tư vốn cao doanh nghiệp phải thườngxuyên kiểm soát và duy trì ở mức dự trữ tồn kho thấp để tiết kiệm chi phí vàhạn chế rủi ro Ngược lại, loại tồn kho có suất đầu tư vốn thấp thì doanhnghiệp có thể duy trì ở mức dự trữ tồn kho cao hơn

Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượngtiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rấtquan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐcủa doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp luân chuyển, đảm bảo cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phầnđẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ

Qui mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho

dự trữ của doanh nghiệp Tuy nhiên, từng loại tồn kho dự trữ lại có các nhân

tố ảnh hưởng khác nhau Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu thường chịuảnh hưởng bởi yếu tố quy mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư củathị trường, giá cả vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng

Trang 16

đến doanh nghiệp Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩmthường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thời gianchế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Riêng đối vớimức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sảnphẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ,sức mua của thị trường… Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp chodoanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dựtrữ hợp lý nhất.

b, Quản lý hàng tồn kho.

Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho tiếtkiệm, hiệu quả Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành 2 loại là chi phílưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng Chi phí lưu giữ, bảo quản hàng hóa tồn kho thường bao gồm các chi phínhư bảo quản hàng hóa, chi phí bảo hiểm, chi phí tổn thất do hàng hóa bị hưhỏng, biến chất, giảm giá và các chi phí cơ hội do vốn bị lưu giữ ở hàng tồn kho.Còn chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng bao gồm chi phí giao dịch, ký kếthợp đồng chi phí vận chuyển xếp dỡ, giao nhận hàng hóa theo hợp đồng giaohàng Các chi phí này có liên quan, tác động qua lại lẫn nhau Nếu doanh nghiệp

dự trữ nhiều vật tư, hàng hóa thì chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng sẽgiảm đi tương đối do giảm được số lần cung ứng Vì thế trong quản lý hàng tồnkho cần phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc duy trì lượnghàng tồn kho cao hay thấp, thực hiện tối thiểu hóa tổng chi phí hàng tồn kho dựtrữ bằng việc xác định mức đặt hàng kinh tế, hiệu quả nhất

1.2.2.2 Quản trị vốn bằng tiền

a, Khái niệm vốn bằng tiền của doanh nghiệp

Vốn bằng tiền ( gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) làmột bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Đây là loại tài sản

Trang 17

có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh củadoanh nghiệp Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó không tự sinh lời, nó chỉsinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định Hơn nữa vớiđặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thấtthoát, gian lận, lợi dụng.

Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phảiđảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thờicũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanhnghiệp Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào cácchứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi vào ngân hàng để thu lợi nhuận.Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bánchứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng

Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý

do chính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trảtiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế củadoanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinhdoanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi

ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

b, Nội dung quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp

Quản trị vốn bằng tiền trong doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu:

- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.

Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanhnghiệp Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùngtiền bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Ngoài phươngpháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu (mô hình Baumol)

Trang 18

trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêucủa doanh nghiệp.

Quyết định tồn quỹ tiền mặt mục tiêu của doanh nghiệp được dựa trên

cơ sở xem xét sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội của việc giữ quá nhiều tiền mặtvới chi phí giao dịch do giữ quá ít tiền mặt Trong đó chi phí cơ hội là khoảnchi phí doanh nghiệp mất đi do giữ tiền mặt, khiến cho tiền mặt không được

sử dụng để đầu tư vào các mục đích sinh lời khác Còn chi phí giao dịch làcác khoản chi phí liên quan đến việc chuyển đổi các tài sản đầu tư có tínhthanh khoản thấp hơn thành tiền mặt để sẵn sàng chi tiêu Lượng tiền mặt củamột doanh nghiệp thường không ổn định do dòng tiền vào và ra phát sinhhàng ngày Nếu doanh nghiệp giữ nhiều tiền mặt thì chi phí giao dịch sẽ nhỏnhưng ngược lại chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt sẽ lớn Tổng chi phí lưugiữ tiền mặt chính là tổng chi phí cơ hội và chi phí giao dịch, tổng chi phí nàyphải giữ ở mức nhỏ nhất Như vậy khi xác định mức tồn quỹ tiền mặt, chi phí

cơ hội của việc giữ tiền mặt có vai trò như chi phí lưu giữ hàng tồn kho, cònchi phí giao dịch khi chuyển đổi các tài sản đầu tư có tính thanh khoản thấphơn (ví dụ chứng khoán) thành tiền mặt có vai trò như chi phí đặt hàng

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt.

Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi tiền mặt để tránh

bị mất mát, lợi dụng Thực hiện nguyên tắc mọi khoản thu chi tiền mặt đềuphải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ Phân định rõ ràng trách nhiệmtrong quản lý vốn bằng tiền giữa kế toán và thủ quỹ Việc xuất, nhập quỹ tiềnmặt hàng ngày phải do thủ quỹ thực hiện trên cơ sở chứng từ hợp thức và hợppháp Phải thực hiện đối chiếu, kiểm tra tồn quỹ tiền mặt với sổ quỹ hàngngày Theo dõi, quản lý chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quátrình thanh toán (tiền đang chuyển), phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán

ở ngân hàng

Trang 19

- Chủ động và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện

pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồntiền mặt tạm thời nhàn rỗi (đầu tư tài chính ngắn hạn) Thực hiện dự báo vàquản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời kỳ đểchủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn

1.2.2.3 Quản trị các khoản phải thu.

a, Khái niệm khoản phải thu của doanh nghiệp

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịuhàng hóa hoặc dịch vụ Trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều cókhoản nợ phải thu nhưng với qui mô, mức độ khác nhau Nếu các khoản phảithu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc khôngkiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Vì thế quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quảntrị tài chính của doanh nghiệp

Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận

và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ Nếu không bán chịu hàng hóa,dịch vụ doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi

cơ hội thu lợi nhuận Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làmtăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòihoặc rủi ro không thu hồi được nợ Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọngcác biện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ Nếu khảnăng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng (nới lỏng) bánchịu, còn nếu khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro doanh nghiệp phải thu hẹp(thắt chặt) việc bán chịu hàng hóa, dịch vụ

b, Các biện pháp quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp:

- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:

Trang 20

Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêuchuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp cóthể chấp nhận bán chịu Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanhnghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp.

Ngoài tiêu chuẩn bán chịu doanh nghiệp cũng cần xác định đúng đắncác điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạnbán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơnthời hạn bán chịu theo hợp đồng Về nguyên tắc doanh nghiệp chỉ có thể nớilỏng thời hạn bán chịu khi lợi nhuận tăng thêm nhờ tăng doanh thu tiêu thụlớn hơn chi phí tăng thêm cho quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp.Tương tự, trường hợp áp dụng chính sách bán hàng có chiết khấu thì chi phítiết kiệm được trong quản lý khoản phải thu phải lớn hơn phần lợi nhuậndoanh nghiệp dành trả cho khách hàng do giảm giá hàng bán chịu

- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:

Để tránh các tổn thất do các khoản nợ không có khả năng thu hồi doanhnghiệp cần chú ý đến phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu Nộidung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầuthanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán

Việc đánh giá uy tín tài chính của khách hàng mua chịu thường phảithực hiện qua các bước: Thu nhập thông tin về khách hàng (ví dụ báo cáo tàichính của doanh nghiệp khách hàng; các kết quả xếp hạng tín nhiệm, xếphạng tín dụng; các thông tin liên quan khác ); đánh giá uy tín khách hàngtheo các thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặtbán chịu, thậm chí từ chối bán chịu

- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ:

Tùy theo điều kiện cụ thể có thể áp dụng các biện pháp phù hợp như:

Trang 21

- Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp: Có bộ phận kế toán theodõi khách hàng nợ; kiểm soát chặt chẽ nợ phải thu đối với từng khách hàng;xác định hệ số nợ phải thu trên doanh thu hàng bán tối đa cho phép phù hợpvới từng khách hàng mua chịu.

- Xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để cóchính sách thu hồi nợ thích hợp: Thực hiện các biện pháp thích hợp để thu hồi

nợ đến hạn, nợ quá hạn như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, bán lại nợ, yêu cầu

sự can thiệp của Tòa án kinh tế nếu khách hàng nợ chây ỳ hoặc mất khả năngthanh toán nợ

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước

dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.2.3.1 Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động.

* Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thườngxuyên, liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mua sắm vật tư dự trữ,

bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp

- Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục Dưới mức này sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián

Trang 22

đoạn Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả.

- Nhu cầu VLĐ có thể được xác định theo công thức sau:

Nhu cầu VLĐ ( NWC )= Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

- Để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có thể sử dụng 2phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp

* Phương pháp trực tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp:

Nội dung cơ bản của phương pháp này: Căn cứ vào các yếu tố ảnh

hưởng trực tiếp đến lượng vốn lưu động của doanh nghiệp phải ứng ra để xácđịnh nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Trình tự của phương pháp:

Bước 1: Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp

Trước hết phải xác định nhu cầu vốn dự trữ của từng loại nguyên vậtliệu.Sau đó tổng hợp lại để tính mức dự trữ nguyên vật liệu hoặc hàng hóa Cụthể là:

- Xác định nhu cầu vốn lưu động dự trữ hàng tồn kho cần thiết (nguyênvật liệu chính và các loại vật tư khác)

- Xác định nhu cầu vốn sản phẩm dở dang

- Xác định nhu cầu vốn về chi phí trả trước

- Xác định nhu cầu vốn thành phẩm

Bước 2: Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp

cho khách hàng (Dự kiến khoản phải thu)

Có thể dự kiến nợ phải thu trung bình từ khách hàng theo công thức:

N pt = K pt x S d

Trang 23

Trong đó: Npt: Nợ phải thu dự kiến kỳ kế hoạch.

Kpt: Thời hạn trung bình cho khách hàng nợ (kỳ hạn thu tiền trung bình)

Sd: Doanh thu bình quân một ngày trong kì kế hoạch

Bước 3: Xác định các khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả

Giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa muavào bình quân một ngày trong kỳ kế

hoạch (loại mua chịu)(Dự kiến các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kỳ: hoàn toàn tương tự)

Bước 4: Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.

Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn về hàng tồn kho, dự kiến các khoản phải thu

và khoản phải trả Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệpthường xuyên cần thiết năm kế hoạch của doanh nghiệp

Ưu, nhược điểm của phương pháp trực tiếp.

- Ưu điểm: Xác định được nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong từngkhâu kinh doanh Do đó tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, sử dụng vốn theotừng loại trong từng khâu sử dụng Phương pháp này được đánh giá là kháphù hợp với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay

- Nhược điểm: Việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toánnhiều và mất khá nhiều thời gian, nhất là đối với các doanh nghiệp sử dụngnhiều loại vật tư trong sản xuất và có các chính sách tín dụng khách hàng, tíndụng nhà cung cấp thường xuyên thay đổi

* Phương pháp gián tiếp xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.

Phương pháp này dựa vào thống kê kinh nghiệm để xác định nhu cầuvốn Có thể chia ra làm 2 trường hợp như sau:

Trang 24

Trường hợp thứ nhất: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùng

loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình

Nội dung chủ yếu:Việc xác định nhu cầu vốn theo cách này là dựa vào hệ

số vốn lưu động tính theo doanh thu được rút từ thực tế hoạt động của các doanhnghiệp cùng loại trong ngành Trên cơ sở đó xem xét quy mô kinh doanh dự kiếntheo doanh thu của doanh nghiệp mình để tính nhu cầu vốn lưu động cần thiết

Ưu, nhược điểm:Phương pháp này tương đối đơn giản, tuy nhiên mức

độ chính xác bị hạn chế Nó thích hợp với việc xác định nhu cầu vốn lưu độngkhi thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ

Trường hợp thứ hai: Dựa vào tình hình sử dụng vốn lưu động ở thời kỳ vừa

qua của doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về vốn lưu động cho cácthời kỳ tiếp theo

Nội dung chủ yếu: Dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu

cầu vốn lưu động gồm: Hàng tồn kho, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phảitrả nhà cung cấp ( số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tính chấtchu kỳ) với doanh thu thuần của kỳ vừa qua để xác định tỷ lệ chuẩn nhu cầuvốn lưu động tính theo doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầuvốn lưu động cho các kỳ tiếp theo

Trình tự phương pháp:

Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu vốn lưu động

trong năm báo cáo Khi đã xác định số dư bình quân các khoản phải phân tíchtình hình để loại trừ số liệu không hợp lý

Bước 2: Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo

cáo Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần

Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.

Ưu, nhược điểm:Việc xác định nhu cầu vốn lưu động theo phương pháp

này tương đối đơn giản, giúp doanh nghiệp ước tính được nhanh chóng nhu

Trang 25

cầu vốn lưu động năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp Tuy nhiênmức độ chính xác bị hạn chế Thích hợp với các doanh nghiệp đã đi vào hoạtđộng ổn định, hoặc hoạt động trong các thị trường ít có biến động

số VLĐ mà mình đang quản lí và sử dụng Từ đó xác định đúng các trọng điểm và các biện pháp quản lý VLĐ hiệu quả hơn, phù hợp hơn với điều kiện

Trang 26

1.2.3.3 Tình hình quản lý vốn bằng tiền.

 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trảicác khoản nợ ngắn hạn, vì thế, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanhtoán các khoản nợ ngắn hạn của DN

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh

toán tức thời =

Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của một

DN trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêuthụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi

 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh

toán lãi vay =

Trang 27

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của DN và cũngphản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.

*Tình hình quản lý: Số vòng quay + Kì hạn dự trữ tiền bình quân

Trang 28

Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

Kỳ luân chuyển

Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu ngày Kỳ luân chuyển VLĐ càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại

X

Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển vốn lưu động

Mức tiết kiệm VLĐ phản ánh số VLĐ tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên DN có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác

Trang 29

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.2.4.1 Các nhân tố khách quan

- Lạm phát: Do ảnh hưởng của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của

đồng tiền bị giảm sút, dẫn đến tăng giá trị các loại vật tư hàng hóa Nếu doanhnghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị các loại tài sản thì sẽ làm cho VLĐ bịhao hụt dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ

- Rủi ro: Là những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh

mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện cạnh tranh của cơ chếthị trường Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể gặp phải những rủi ro do thiêntai gây ra như hỏa hoạn, lũ lụt… khó có thể lường trước được

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ: sẽ làm giảm giá trị

tài sản, vật tư, vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điềuchỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hóa bán ra sẽ thiếu tính cạnhtranh là giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng

- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Khi thay đổi về chính sách, chế

độ, hệ thống pháp luật, thuế… tác động đến điều kiện hoạt động kinh doanh

và tất yếu ảnh hưởng tới quản trị VLĐ của doanh nghiệp

1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan.

Những nhân tố này nằm trong nội tại doanh nghiệp, nó bao gồm cácnhân tố bên trong các hoạt động mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp; công tác tổ chức phân bổ VLĐ vào các khâu…vàbao trùm là trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị VLĐ cũng như vốn sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

- Việc xác định nhu cầu VLĐ: Xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác

dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ

Trang 30

ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhưquản trị vốn của doanh nghiệp.

- Tìm nguồn trang trải cho nhu cầu vốn lưu động: Đây là việc làm rất

quan trọng Nếu xác định nguồn tài trợ không hợp lý có thể gây ra tình trạngmất khả năng thanh toán hoặc gây ra tình trạng lãng phí chi phí Doanhnghiệp cần cân đối trong việc đảm bảo an toàn tài chính và tiết kiệm được chiphí sử dụng vốn

- Do trình độ quản lý: trình độ quản lý của doanh nghiệp mà yếu kém

sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hóa trong quá trình mua sắm, dự trữ, tiêu thụsản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí VLĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp

- Việc lựa chọn phương thức bán hàng và phương thức thanh toán:

Đây là vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp Nếu doanh nghiệpbán chịu quá nhiều và chấp nhận thanh toán chậm thì lượng vốn bị chiếmdụng sẽ lớn, đồng thời doanh nghiệp sẽ mất thêm một khoản chi phí quản lýcác khoản phải thu Điều này có thể gây ra tình trạng mất tự chủ về vốn khikhông thu hồi được nợ, ảnh hưởng lớn đến quản trị VLĐ Ngược lại, nếudoanh nghiệp không chấp nhận bán chịu hoặc phương thức bán hàng không

ưu đãi thì hàng hóa có thể không tiêu thụ được Điều này làm ứ đọng hànghóa, tăng VLĐ trong khâu dự trữ làm giảm vòng quay VLĐ

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT 1 TRUNG ƯƠNG

2.1 Khái quát v tình hình ho t đ ng s n xu t kinh doanh c a Công ty c ề ạ ộ ả ấ ủ ổ

-Tên công ty: Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương

Tên tiếng Anh: Central Plant Protection Joint-Stock Company No.1

Tên viết tắt : PSC.1

-Trụ sở chính: 145 đường Hồ Đắc Di, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.

- Khái quát về quá trình hình thành và phát triển.

Công ty vật tư Bảo vệ thực vật 1 (tiền thân của Công ty Cổ phần Bảo

vệ thực vật 1 Trung ương) là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập trực thuộc BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập theo quyết định số267/NN/QĐ ngày 14/08/1985 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thựcphẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên cơ sở là bộ phậncung ứng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật tách ra từ Cục Bảo vệ thực vật Đếnnăm 1993, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số08/NN/TCCB/QĐ NGÀY 06/01/1993, chuyển Công ty vật tư Bảo vệ thực vật

1 thành một doanh nghiệp nhà nước với giấy phép kinh doanh số 105835ngày 06/02/1993 do trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp

Sau hơn 10 năm hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp nhà nước, ngày10/11/2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có quyết định số3112/QĐ/BNN/ĐMDN về việc chuyển Công ty Bảo vệ thực vật 1 thành Công

Trang 32

giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103012757 ngày 05/06/2006 do Sở Kếhoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.

Qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, quy môhoạt động của công ty ngày càng được mở rộng Đến nay, công ty đã có sốvốn điều lệ lên tới 52.500.000.000 đồng ( Năm mươi hai tỷ năm trăm triệuViệt Nam đồng), và thiết lập mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh thànhtrên cả nước

2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu

a) Ngành nghề kinh doanh:

- Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất bao gồm: Dụng cụ phun, rải thuốcbảo vệ thực vật, máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, trangthiết vị phục vụ cho nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản

- Kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng, sinh hoạt bao gồm: Hàng maymặc, máy móc, thiết bị dùng trong công xưởng hoặc phòng thí nghiệm, máymóc thiết bị đun nóng, làm lạnh, đồ nội thất dùng trong gia đình (bàn, ghế,giường, tủ)

- Sản xuất và mua bán hóa chất, phân bón hóa học, phân bón lá, phânbón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt chuột ruồi, muỗi, kiến,gián, thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng

- Sản xuất và mua bán giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn cho gia súc,thức ăn cho tôm cá

- Sản xuất và mua bán thuốc khử trùng cho nuôi trồng thủy sản, thuốckhử trùng và làm dịch vụ khử trùng cho hàng hóa xuất nhập khẩu và kho tàng

- Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (khôngbao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar)

- Kinh doanh bất động sản

- Cho thuê kho tàng bến bãi

Trang 33

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát (không bao gồm kinh doanhquán bar).

b) Sản phẩm chủ yếu:

Các sản phẩm chính của công ty được cung ứng ra thị trường là vật tưbảo vệ thực vật phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, được chia ra làm cácnhóm sau đây:

- Nhóm thuốc trừ sâu: Bassa 50EC, Neretox 95WP, Ofatox 400EC,Patox 95SP, Trebon 10EC, Tango 800WP…

- Nhóm thuốc trừ bệnh: Cavil 50WP, Fujione 40EC, Kabim 30WP,New Hinosan 30EC, Ricide 72WP…

- Nhóm thuốc trừ cỏ: Heco 600EC, Fenrim 18,5WP, Bravo 480SL…

- Nhóm phân bón lá

2.1.1.3 Tổ chức nhân sự và tổ chức bộ máy quản lý của công ty

a) Tổ chức nhân sự

Hiện nay toàn công ty gồm có 1 Văn phòng công ty, 11 chi nhánh và 6

tổ bán hàng khu vực, với số lượng nhân viên là 155 lao động Cơ cấu nhân sựcủa công ty được phân chia như sau:

Trang 34

STT Văn phòng, chi nhánh Số lượng1

Trang 35

Xưởng Tp.Hồ Chí Minh Chi

nhánh Quảng Ngãi Xưởng

Đà

Nẵng

Tổ Bán hàng khu vực III, IV

Tổ bán hàng Khu vực I, II Chi

nhánh Phú Yên

Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Xưởng Hải Phòng

Tổ Bán hàng khu vực V, VI Chi nhánh PhíaNam Chi nhánh Nam Trung Bộ Chi nhánh Nam Khu IV Chi nhánhThanh Hóa Chi nhánh PhíaBc Chi nhánh Tây Nguyên

Tổ chức bộ máy của Công ty bao gồm: Đại hội cổ đồng cổ đông, Hội

đồng quản trị, Ban giám đốc, và Ban kiểm soát Ngoài ra còn có các phòng

chức năng và các đơn vị trực thuộc

Sơ đồ 01: TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO VỆ THỰC VẬT

I TRUNG ƯƠNG.

2.

Trang 36

2.1.1.4 Nhiệm vụ chức năng của các phòng, ban chức năng

- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết

và là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền

nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợicủa Công ty trừ nhưng vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

- Tổng giám đốc: Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công

ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiệncác quyền và nghĩa vụ được giao, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm

và bãi nhiệm

- Các phòng chức năng:

+ Phòng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ và chức năng tổ chức lao

động, quản lý nhân sự và bảo vệ tài sản của Công ty

+ Phòng Tài chính – Kế toán: lập kế hoạch về tình hình tài chính của

Công ty, có nhiệm vụ hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bằngtiền, thu chi tiền mặt một cách hợp lý; thanh toán tiền lương cho cán bộ côngnhân viên; quyết toán từng tháng, quý, năm; theo dõi mọi hoạt động liên quanđến tài chính đơn vị

+ Phòng Phát triển sản phẩm: có nhiệm vụ lập kế hoạch phát triển sản

phẩm, tiến hành công tác tìm kiếm, đăng ký sản phẩm mới…

+ Phòng Kinh doanh: lập kế hoạch tiêu thụ, xây dựng giá thành, biện

pháo thực hiện kế hoạch, cân đối hàng hóa, tìm hiểu thị trường và nghiên cứuthị trường

+ Phòng Công nghệ và Sản xuất: lập kế hoạch sản xuất, tính toán định

mức sản xuất của các mặt hàng, nghiên cứu sản phẩm mới…, ứng dụng côngnghệ sản xuất, sang chai, đóng gói nhỏ thuốc BVTV, quản lý in mẫu các loạivật tư bao bì nhãn mác, quảng cáo tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm

Trang 37

+ Các Chi nhánh trực thuộc Công ty:

Bao gồm các Chi nhánh hạch toán độc lập và Chi nhánh hạch toán phụthuộc, phân xưởng, cửa hàng trực thuộc Chi nhánh, phân bổ tại các địa bàntrọng điểm trên khắp cả nước:

1 Chi nhánh Phía Bắc

2 Chi nhánh Hải Phòng – Xưởng Hải Phòng

3 Chi nhánh Thanh Hóa

4 Chi nhánh Nam khu 4

5 Chi nhánh Đà Nẵng – Xưởng Đà Nẵng

6 Chi nhánh Quảng Ngãi

7 Chi nhánh Thừa Thiên Huế

8 Chi nhánh Nam Trung Bộ

9 Chi nhánh Tây Nguyên

10 Chi nhánh Phía Nam – Xưởng Lê Minh Xuân

11 Chi nhánh Phú Yên

Mỗi chi nhánh là một cơ sở sản xuất thu nhỏ, bộ máy quản lý chi nhánh gồm:+ Giám đốc chi nhánh: chịu trách nhiệm chỉ đạo chung hoạt động củachi nhánh và chịu sự lãnh đạo của công ty

+ Phó giám đốc: giúp giám đốc quản lý hoạt động của chi nhánh

+ Phòng kế hoạch: nhập xuất thuốc Bảo vệ thực vật các loại tại kho, cảng.+ Phòng thị trường: thống kê sản phẩm, tổ chức tiêu thụ sản phẩm vớicác hình thức bán buôn, bán lẻ sản phẩm

+ Phòng kế toán: gồm một kế toán trưởng, theo dõi thu chi tài chính,vật tư tài sản của chi nhánh, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh vềvăn phòng cuối kỳ sau khi lập báo cáo tài chính

Chỉ có chi nhánh Hải Phòng hoạt động theo phương thức hạch toán phụthuộc và báo sổ, còn các chi nhánh khác đều hạch toán độc lập, cuối kỳ kế

Trang 38

toán giữa niên độ, sau khi lập báo cáo tài chính, các chi nhánh này sẽ gửi lênvăn phòng công ty để lập báo cáo hợp nhất.

2.1.2 Đ c đi m ho t đ ng s n xu t kinh doanh c a Công ty c ph n B oặ ể ạ ộ ả ấ ủ ổ ầ ả

v th c v t 1 Trung ngệ ự ậ ươ

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh

Đặc điểm của quá trình sản xuất nông nghiệp là chịu nhiều ảnh hưởngcủa điều kiện tự nhiên, và đối tượng sản xuất nông nghiệp trùng với chu kỳphát triển sinh học của cây trồng, nên nó có tính thời vụ sâu sắc Do đó việcsản xuất và tiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật cũng mang tính thời vụ Nhu cầuthuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp hàng năm chịu ảnh hưởng lớn củathời tiết khí hậu và điều kiện canh tác Vào các thời vụ thời tiết không thuậnlợi sẽ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng, nhu cầutiêu thụ thuốc bảo vệ thực vật sẽ tăng cao, và ngược lại Hơn nữa, các sảnphẩm thuốc bảo vệ thực vật là rất phong phú, và thường xuyên thay đổi nhằmgiảm nồng độ độc hại trong thuốc mà vẫn khống chế được tính kháng thuốccủa sâu bệnh

Với trình độ canh tác ngày càng nâng cao như hiện nay, việc sử dụngthuốc bảo vệ thực vật trong ngành trồng trọt ở nước ta có vị trí rất quan trọng,nhằm góp phần đẩy lùi dịch bệnh, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt,

và giúp ngươi nông dân có vụ mùa bội thu Tuy nhiên, đa phần các sản phẩmnày là các hợp chất độc hại, có nguồn gốc tự nhiên, có nhiều dạng khác nhaunhư thuốc sữa, thuốc bột thấm nước, thuốc nước phun, thuốc dạng hạt, và cónhiều nồng độ, dung tích khác nhau

Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương là đơn vị chuyên sảnxuất cung ứng các loại thuốc BVTV như thuốc trừ bệnh: Fujione 40WP,Kabim 30WP, Cavil 50SC, Starner 20WP… ; thuốc trừ sâu: Bassa 50EC,Trebon 10EC, Neretox 95Wp, Ofatox 400EC… ; thuốc trừ cỏ: Heco 600EC,

Trang 39

Fenrim 18,5WP, Catholis 43EC… ; các loại hóa chất, bình bơm thuốc trừ sâu,thuốc tăng trưởng… Tất cả các loại sản phẩm của Công ty được sản xuất vàphân loại theo 2 loại hình cơ bản sau:

- Công ty mua thành phẩm đã được sản xuất hoản chỉnh, nguyên đainguyên kiện từ các nhà cung cấp về đóng chai, đóng gói nhỏ để cung ứng trựctiếp đến khách hàng

- Công ty mua nguyên vật liệu chính gồm: hoạt chất, dung môi và cácphụ gia, sau đó áp dụng công nghệ, công thức pha chế được chuyển giao từcác công ty nước ngoài hoặc tự nghiên cứu để phối chế sản xuất ra thànhphẩm hoàn chỉnh

Quá trình sản xuất của công ty được thực hiện ở các xưởng: hiện naycòn 3 xưởng là xưởng Hải Phòng thuộc Chi nhánh Hải Phòng, xưởng ĐàNẵng thuộc Chi nhánh Đà Nẵng và xưởng Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Chinhánh phía Nam Trong các chi nhánh này chỉ có chi nhánh Hải Phòng làhạch toán phụ thuộc, ở xưởng Hải Phòng, quá trình sản xuất được chia ra làm

ba tổ: tổ chế biến, tổ đóng thuốc bột, tổ đóng gói thuốc nước Tất cả các sảnphẩm của công ty dù nhập khẩu hay sang chai đóng gói trong nước đều phảitheo đúng danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định

Sản phẩm sản xuất ra được điều chuyển đến các chi nhánh, các cửahàng của công ty để bán ra ngoài Thị trường của công ty rất rộng, bởi công ty

có hệ thống bán buôn, bán lẻ rộng khắp từ Bắc vào Nam Hiện nay, sau khi cổphần hóa và thay đổi bộ máy, phương thức quản lý sản xuất kinh doanh, uytín của công ty ngày càng được nâng lên, mục tiêu của công ty là nâng caochất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất kinhdoanh và mở rộng thị trường

Trang 40

2.1.2.2 Đặc điểm yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào

a) Nguồn nguyên liệu, vật liệu

- Công ty nhập nguyên liệu, phụ gia nước ngoài kết hợp với nguồn vật

tư, bao bì trong nước như chai nhựa, nắp nút, nhãn thùng, túi thiếc, góiPVC… Qua quá trình chế biến, sang chai, đóng gói bằng các trang thiết bịtiên tiến, quy trình quản lý chất lượng sản phẩm và môi trường theo tiêuchuẩn quy định tạo nên các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại,bao gói phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng

- Công ty nhập thành phẩm từ nước ngoài đã được sản xuất, đóng góitheo đơn đặt hàng của công ty, và cung ứng trực tiếp đến tay khách hàng.Hiện công ty là nhà phân phối độc quyền một số sản phẩm của các công tynước ngoài như Nhật Bản, Đức, Thụy Sĩ, và một số quốc gia khác Các sảnphẩm này đều là những thương hiệu nổi tiếng, có chất lượng cao, hiệu quả và

đã được các chuyên gia trong ngành BVTV đánh giá cao, đồng thời đượcngười nông dân tin tưởng sử dụng

Nguyên vật liệu chính sản xuất sản phẩm của công ty hầu hết có nguồngốc từ dầu mỏ và phải nhập vào từ nước ngoài Do vậy, giá cả của nguyên vậtliệu đầu vào của công ty chủ yếu phụ thuộc vào sự biến động của giá dầu mỏ,

và sự biến động của giá đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới

b) Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất

Do đặc điểm của ngành Bảo vệ thực vật nói chung và của Công ty nóiriêng, sản phẩm sản xuất ra nhiều loại (có khi lên tới 60 mặt hàng) chúng phảitrải qua nhiều khâu gia công liên tiếp theo một trình tự nhất định mới trởthành sản phẩm

Quá trình chế biến thuốc Bảo vệ thực vật diễn ra như sau: từ cácnguyên liệu nhập ban đầu, bổ sung thêm một số dung môi phụ gia, qua quá

Ngày đăng: 22/05/2019, 15:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” – TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh – Học viện Tài chính - Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
2. Giáo trình “Phân tích Tài chính doanh nghiệp”- PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà - Học viện Tài chính- Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích Tài chính doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
3. Giáo trình “Kế toán tài chính ” –GS.TS.NGND Ngô Thế Chi, TS.Trương Thị Thủy - Học viện Tài chính - Nhà xuất bản Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tài chính
5. Tạp chí “Sinh viên nghiên cứu Khoa học”- Học viện tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh viên nghiên cứu Khoa học
6. Tạp chí Khoa học của Học viện Tài chính, các báo điện tử, tạp chí Kinh tế khác… Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w