DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUCHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hìnhthực tế của đơn vị thực tập
Tác giả luận văn
NGUYỄN VĂN TÙNG
Trang 2MỤC LỤC
Contents
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTCP : Công ty cổ phần DN: Doanh nghiệp
NVLĐTX: Nguồn vốn lưu động thường xuyên NVLĐTT: Nguồn vốn lưu động tạm thời TSLĐ: Tài sản lưu động
VLĐ: Vốn lưu động
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU
ĐỘNG 1.1 Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động
1.1.1.1 Khái niệm vốn lưu động
Để tiến trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường vàthường xuyên liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưuđộng nhất định.Để hình thành các tài sản đó yêu cầu doanh nghiệp phải ứng
ra một khoản vốn tiền tệ nhất định.Số vốn này được gọi là vốn lưu động
“Vốn lưu động là toàn bộ số vốn ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục”
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, VLĐcủa doanh nghiệp chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác Sự vậnđộng của VLĐ qua các giai đoạn có thể được mô tả bằng sơ đồ sau:
T - H… sản xuất… H’- T’
Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại quá trình vận
Trang 5động của VLĐ theo trình tự sau:
T – H – T’
Sự vận động của VLĐ trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ hình tháiban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng quay trở lạitiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của VLĐ Cụ thể sự tuần hoàn của VLĐđược chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 (T - H): Khởi đầu vòng tuần hoàn, VLĐ dưới hình tháitiền tệ được dùng mua sắm các đối tượng lao động dự trữ cho sản xuất Nhưvậy ở giai đoạn này VLĐ đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật
tư hàng hoá
- Giai đoạn 2 (H…sản xuất….H’): Giai đoạn này doanh nghiệp tiếnhành sản xuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa vào sản xuất Trải quaquá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá được hình thành Như vậy ở giai đoạnnày VLĐ đã chuyển từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình tháivốn thành phẩm
- Giai đoạn 3 (H’ - T’): Doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm vàthu được tiền về và VLĐ đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hìnhthái vốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn Vòng tuầnhoàn kết thúc So sánh giữa T và T’ nếu T’ > T có nghĩa doanh nghiệp kinhdoanh thành công vì đồng VLĐ đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở, doanhnghiệp được bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngược lại Đây là nhân tốquan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng của đồng VLĐ của doanh nghiệp
Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hànhthường xuyên liên tục nên VLĐ của doanh nghiệp cũng tuần hoàn khôngngừng, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ gọi là sự chu chuyển của VLĐ Do sựthường xuyên tồn tại các bộ phận khác nhau trên các giai đoạn vận động khác
Trang 6nhau của VLĐ, khác với VCĐ, khi tham gia vào các hoạt động sản xuất kinhdoanh VLĐ thay đổi hình thái biểu hiện, chu chuyển giá trị toàn bộ một lần vàogiá trị sản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm.
Trang 7Trong thực tế sản xuất kinh doanh vốn lưu động không diễn ra theo một
mô hình cố định nào cả mà chúng thường đan xen lẫn nhau theo từng đặcđiểm của mỗi doanh nghiệp
Trong khi một bộ phận của vốn lưu động được chuyển từ khâu dự trữsản xuất vào quá trình sản xuất thì một bộ phận khác lại chuyển hoá từ hìnhthái vốn hàng hoá thành phẩm sang giai đoạn hình thái vốn tiền tệ
Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, khi thamgia hoạt động sản xuất kinh doanh vốn lưu động được chuyển hoá toàn bộ mộtlần vào giá trị sản phẩm hàng hoá đồng thời được thu hồi lại sau một chu kỳ sảnxuất kinh doanh và vốn lưu động cũng hoàn thành vòng chu chuyển
Do quá trình sản xuất diễn ra một cách thường xuyên liên tục vì vậytuần hoàn của vốn lưu động cũng được lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạothành sự chu chuyển của vốn lưu động
Vốn lưu động có những đặc điểm khác vốn cố định Do các TSLĐ cóthời hạn sử dụng ngắn nên vốn lưu động cũng luân chuyển nhanh Hình tháibiểu hiện của vốn lưu động cũng luôn thay đổi qua các giai đoạn trong quátrình sản xuất kinh doanh: Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật tưhàng hóa dự trữ sản xuất , tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm, thành phẩm, và cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền Kết thúcmỗi chu kì kinh doanh, giá trị của vốn lưu động được dịch chuyển toàn bộ,một lần vào giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra và được bù đắp lạikhi doanh nghiệp thu được tiền bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Quá trìnhnày diễn ra thường xuyên, liên tục và được lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh,tạo thành vòng tuần hoàn, chu chuyển của vốn lưu động
Từ đặc điểm trên đặt ra cho công ty thực hiện công tác quản lý cần phảichú ý như:
Trang 8- Phân bổ vốn lưu động ở các khâu kinh doanh hợp lý, trong mỗi khâu kinhdoanh lại được chia ra nhiều thành phần nên công tác quản lý phải chặt chẽđến từng khâu từng thành phần.
- Phải đảm bảo hiệu quả sử dụng và khả năng thu hồi vốn cao
- Vốn lưu động được luân chuyển theo từng vòng tuần hoàn liên tiếp nên mụctiêu của doanh nghiệp là phải tăng được vòng quay của vốn Để tăng hiệu quả
sử dụng vốn lưu động thì sản phẩm làm ra phải tiêu thụ được trong thời gianngắn nhất để đảm bảo thu hồi được vốn và thanh toán các khoản nợ, các chiphí bán hàng cần thiết, đạt được chu kỳ kinh doanh như mong muốn
1.1.2 Phân loại vốn lưu động
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VLĐ cần phân loại VLĐ củadoanh nghiệp theo các tiêu thức nhất định Thông thường có các tiêu thứcphân loại sau:
Dựa vào hình thái biểu hiện, VLĐ được chia làm 2 loại:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ,tiền gửi ngân hàng và tiền đangchuyển Tiền là một tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễdàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy tronghoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiềnmặt cần thiết nhất định
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu các khoản thu từ khách hàng, thể hiện ở
số tiền mà các khách hàng trả nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán
Trang 9hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra, vớimột số
trường hợp mua bán vật tư khan hiếm, doanh nghiệp có thể ứng trước tiềnmua hàng cho người cung ứng từ đó hình thành nên các khoản tạm ứng
Dựa theo vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ được chia thành các loại chủ yếu sau:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm vốn nguyên vật liệu chính, vốn vậtliệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ
dụng cụ nhỏ
- VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất gồm các khoản: vốn sản phẩm đang chế
tạo, vốn về chi phí trả trước
- VLĐ trong khâu lưu thông gồm các khoản: vốn thành phẩm, vốn bằng tiền,vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, chovay ngắn hạn…
Cách phân loại này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vaitrò Từ đó, giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ VLĐ trong các khâu của
Trang 10quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối vớiquá trình kinh doanh Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thíchhợp nhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ.
Trên đây là hai cách phân loại VLĐ chủ yếu Mỗi cách phân loại đápứng những yêu cầu nhất định của công tác quản lý
1.1.3 Nguồn hình thành vốn lưu động trong doanh nghiệp
Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp là nguồn vốn hình thành tài sảnlưu động của doanh nghiệp Có thể phân chia nguồn vốn của một doanhnghiệp theo nhiều tiêu thức khác nhau
1.1.2.1 Theo quan hệ sở hữu về vốn
Theo quan hệ sở hữu về vốn, VLĐ được chia thành: Vốn chủ sở hữu và
nợ phải trả
+ Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của chủdoanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu, quyền sửdụng,quyền chi phối, quyền định đoạt Tùy theo loại hình doanh nghiệp màVCSH có nội dung cụ thể riêng, bao gồm: VLĐ được ngân sách nhà nướccấp, VLĐ đóng góp ban đầu, VLĐ tăng thêm từ lợi nhuận bỏ ra
+ Nợ phải trả: Là số vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngânhàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác thông qua phát hành tráiphiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán Đây là số vốn lưu động màdoanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả trong thời gian nhất định
Theo cách phân loại này cho thấy được nguồn hình thành nên vốn lưuđộng, từ đó đưa ra quyết định huy động vốn từ nguồn nào cho hợp lý, hiệuquả nhất đảm bảo tính tự chủ của doanh nghiệp
1.1.2.2 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Trang 11Theo tiêu thức này, VLĐ của doanh nghiệp được chia làm hai nguồn:Nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguốn vốn lưu động tạm thời.
+ Nguồn vốn lưu động thường xuyên (NVLĐTX) là nguồn vốn ổn định
có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cầnthiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Nguồn vốn này có thể huyđộng từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thể vaydài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng
NVLĐTX của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định theocông thức sau:
Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
+ Nguồn vốn lưu động tạm thời (NVLĐTT) là nguồn vốn có tính chấtngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tínhchất tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nguồn vốn này bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chứctín dụng và các khoản vay ngắn hạn khác
Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồnvốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinhdoanh đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn và góp phần nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp
Thông qua việc phân loại nguồn hình thành VLĐ giúp nhà quản lý
DN nắm được cơ cấu vốn trong DN, từ đó lựa chọn nguồn bổ sung vốnthích hợp, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sát với thực tế tạo điều kiện
Tài sản dài hạn-
= Tổng nguồn vốnthường xuyênNguồn vốn lưu động
thường xuyên
Trang 12cho doanh nghiệp sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được với hiệu quảcao nhất, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của được diễn rathường xuyên, liên tục.
Vai trò của vốn lưu động trong Doanh nghiệp
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trìnhtái sản xuất.Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải
có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiếncho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau Như vậy sẽtạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyểnđược thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệusuất sử dụng vốn lưu động và ngược lại
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định như máy móc,thiết bị, nhà xưởng doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để muasắm hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất Như vậy vốnlưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cáchkhác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh
Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động củavật tư Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật
tư Số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sửdụng ở các khâu nhiều hay ít Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm cònphản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không Thời gian nằm ở khâu sảnxuất và lưu thông có hợp lý hay không hợp lý Bởi vậy, thông qua tình hình luânchuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặtmua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
1.2 Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Trang 13Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhànước, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần có sự linh hoạt để thíchứng với môi trường cạnh tranh ngày càng khó khăn, khốc liệt Muốn tồn tại vàphát triển doanh nghiệp cần có lợi nhuận, do đó nhà quản trị doanh nghiệpcần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từngnhân tố đến kết quả kinh doanh.Điều này đòi hỏi nhà quản trị cần có năng lực
và trình độ chuyên môn để phân tích, đưa ra các quyết định sử dụng nguồnlực trong doanh nghiệp sao cho có lợi nhất Do đó việc quản trị vốn lưu độngcủa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng
Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định để khia thác, tạo lập, phân bổ
và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất, nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả.
Quản trị vốn lưu động là một bộ phận, là nội dung quan trọng hàngđầu của quản trị doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinhdoanh của DN
Mục tiêu quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Quản trị vốn lưu động có mục tiêu là làm cho vốn lưu động của doanhnghiệp được sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nhất, góp phần nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quản trị vốn lưu động hiệu quả phảnánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn lưu động trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Quản trị vốn lưu động có tácđộng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
Quản trị vốn lưu động hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp:
+ Chủ động trong việc thiếu hụt nguồn vốn lưu động, từ đó đưa ra biện
Trang 14pháp phòng tránh hoặc giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
+ Giảm thiểu sự phụ thuộc vào ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tiếtkiệm chi phí tài chính và phòng ngừa rủi ro
+ Chủ động sử dụng vốn lưu động một cách linh hoạt nhằm tận dụngtriệt để nguồn lực của doanh nghiệp
+ Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liêntục, không bị gián đoạn do lượng vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanhkhông đủ hay lãng phí dodư thừa vốn lưu động
1.2.2 Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1 Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thườngxuyên, liên tục Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng các nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ,
bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với kháchhàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiếnhành bình thường và liên tục Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thườngxuyên, cần thiết của doanh nghiệp
Hay nói một cách khác: “Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục”.
Có thể xác định theo công thức sau:
Nhu cầu
Vốn hàngtồn kho +
Các khoản nợ phảithu từ khách hàng -
Các khoản nợ phảitrả nhà cung cấp
Có thể phân chia nhu cầu VLĐ thành 2 loại dựa vào thời gian sử dụng
Trang 15Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết: Đảm bảo cho quá trình tái sản
xuất được tiến hành liên tục Nghĩa là ứng với mỗi qui mô kinh doanh vớinhững điều kiện về mua sắm vật tư, dự trữ hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm
đã được xác định đòi hỏi doanh nghiệp thường xuyên có một lượng VLĐnhất định
Nhu cầu VLĐ tạm thời: Dùng để ứng phó với những nhu cầu về tăng
thêm dự trữ vật tư hàng hóa hoặc sản phẩm do tính chất thời vụ, do nhậnthêm đơn đặt hàng
Việc xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ có ý nghĩa quan trọng : Giúpdoanh nghiệptránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng hợp lý và tiết kiệm,nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục và giảm rủi ro của doanhnghiệp trong thanh toán, nâng cao uy tín với bạn hàng.Ngoài ra nó giúp doanhnghiệp không bị căng thẳng giả tạo về nhu cầu VLĐ vàlà căn cứ quan trọngcho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu
tố Trong đó có một số yếu tố chủ yếu bao gồm:
+ Những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như: Chu
kì kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ trong công việc kinhdoanh, những thay đổi về kỹ thuật công nghệ sản xuất Các yếu tố này cóảnh hưởng trực tiếp đến số VLĐ mà doanh nghiệp phải ứng ra và thời gianứng vốn
+ Những yếu tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm:
Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng hàng vật tưhàng hóa
Sự biến động về giá cả của các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp
Trang 16sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Khoảng cách giữa doanh nghiệp với thị trường bán hàng
Điều kiện và phương tiện vận tải
+ Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, tín dụng và tổ chức thanh toán: Chính sách về tiêu thụ sản phẩm và tín dụng của doanh nghiệp ảnh
hưởng trực tiếp đến kì hạn thanh toán quy mô các khoản phải thu Việc tổ chứctiêu thụ và thực hiện các thủ tục thanh toán và tổ chức thanh toán thu tiền bánhàng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
a. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Phương pháp trực tiếp
Nội dung: xác định trực tiếp nhu cầu cho hàng tồn kho, các khoản
phải thu, phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ củadoanh nghiệp
Trình tự thực hiện:
- Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho:
Bao gồm vốn hàng tồn kho tồn kho trong các khâu dự trữ sản xuất,khâu sản xuất và khâu lưu thông
+ Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất:
Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiênliệu, phụ tùng thay thế….Phương pháp chung để xác định nhu cầu vốn lưuđộng đối với từng loại vật tư dự trữ là căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn bìnhquân 1 ngày và số ngày dự trữ đối với từng loại để xác định rồi tổng hợp lại.Công thức tổng quát:
VHTK = ij × Nij )
Trang 17Trong đó:
VHTK: Nhu cầu vốn hàng tồn kho
Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của hàng tồn kho
Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i
n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ
m: Số khâu (giai đoạn) cần dự trữ hàng tồn kho
Đối với từng loại vật tư, hàng hóa tồn kho cần căn cứ vào tình hình sửdụng thực tế và thời gian cần thiết dự trữ để xác định mức chi phí sử dụngbình quân một ngày và số ngày dự trữ hợp lý
Đối với các loại nguyên vật liệu chính có thể xác định theo công thức:
Vnvlc = Mnvlc × Nnvlc
Trong đó:
Vnvlc: Nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính
Mnvlc: Chi phí nguyên vật liệu sử dụng bình quân 1 ngày
Nnvlc: Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính
Số ngày dự trữ nguyên vật liệu chính được xác định căn cứ vào số ngàyvận chuyển trên đường, số ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày chuẩn bị đưavào sử dụng, số ngày dự trữ bảo hiểm
Đối với các loại vật liệu phụ, do có nhiều loại và mức tiêu hao cũngkhác nhau nên nếu loại nào sử dụng nhiều và thường xuyên thì áp dụng côngthức như đối với nguyên vật liệu chính Còn đối với loại nào dung ít, khôngthường xuyên thì có thể xác định theo tỷ lệ (%) so với nhu cầu nguyên vậtliệu chính hoặc so với tổng mức luân chuyển loại vật liệu đó kỳ kế hoạchhoặc kỳ báo cáo
Trang 18+ Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trữ trong khâu sản xuất:
Bao gồm nhu cầu vốn để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm, các khoản chi phí trả trước Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vàochi phí sản xuất bình quân một ngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm dở,thành phẩm
Nhu cầu vốn thành phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác địnhnhư sau:
Vsx = Pn × CKsx × Hsd
Trong đó:
Vsx: Nhu cầu vốn lưu động sản xuất
Pn: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân 1 ngày
CKsx: Độ dài chu kì sản xuất
Hsp: Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được tính theo tỷ lệ (%)giữa giá thành bình quân của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm so với giáthành sản xuất sản phẩm
Chi phí trả trước là những chi phí đã phát sinh nhưng chưa phân bổ hếtvào giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ mà còn phân bổ cho các kỳ tiếp theo
Vtt = Pdk + Pps + Ppb
Trong đó:
Vtt: Nhu cầu chi phí trả trước
Pdk: Số dư chi phí trả trước đầu kỳ
Pps: Chi phí trả trước phát sinh trong kỳ
Ppb: Chi phí trả trước phân bổ trong kỳ
Trang 19+ Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông
Bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả
- Nhu cầu vốn thành phẩm: là số vốn tối thiểu dung để hình thành lượng dự trữthành phẩm tồn kho, chờ tiêu thụ Đối với vốn dự trữ thành phẩm được xácđịnh theo công thức:
- Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng
chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu hàng hóa cho kháchhàng Do vốn đã bị khách hàng chiếm dụng nên để hoạt động sản xuất đượcbình thường doanh nghiệp phải bỏ thêm vốn lưu động vào sản xuất Côngthức tính các khoản phải thu như sau:
Trang 20Npt: Kỳ thu tiền trung bình(ngày)
- Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: Nợ phải trả là khoản vốn
doanh nghiệp mua chịu hàng hóa hay chiếm dụng của khách hàng Các khoản
nợ phải trả được coi như khoản tín dụng bổ sung từ khách hàng nên doanhnghiệp có thể rút bớt ra khỏi kinh doanh một phần vốn lưu động của mình đểđưa vào việc khác Doanh nghiệp có thể xác định khoản nợ phải trả theo côngthức:
Vpt = Dmc × Nmc
Trong đó:
Vpt: Nợ phải trả kỳ kế hoạch
Dmc: Doanh số mua chịu bìm quân ngày kỳ kế hoạch
Nmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp
Cộng nhu cầu vốn lưu động trong các khâu dự trữ sản xuất, sản xuất vàlưu thông (vốn hàng tồn kho) với khoản chênh lệch giữa các khoản phải thu,phải trả nhà cung cấp sẽ có tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Ưu điểm phương pháp: phản ánh rõ nhu cầu vốn lưu động cho từng
loại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát vớinhu cầu của doanh nghiệp
Nhược điểm của phương pháp: tính toán phức tạp, mất nhiều thời
gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
Phương pháp gián tiếp
+ Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động so với năm báo cáo
Nội dung: dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh
Trang 21nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.
Công thức:
VKH = BC × × (1 + t%)
Trong đó
VKH: Vốn lưu động năm kế hoạch
Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Vốn lưu động bình quân năm báo cáo được tính theo phương pháp bìnhquân số học VLĐ bình quân trong các quý của năm báo cáo Mức luânchuyển VLĐ phản ánh tổng mức luân chuyển vốn và được tính bằng doanhthu thuần của năm kế hoạch và năm báo cáo Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển(%) phản ánh việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch sovới năm báo cáo và được xác định theo công thức:
t% = × 100%
Trong đó:
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển
Kkh: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Kbc: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo
Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch
Nội dung: nhu cầu VLĐ được xác định căn cứ vào tổng mức luân
chuyển VLĐ (hay doanh thu thuần) và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của
Trang 22năm kế hoạch.
Công thức:
VKH =
Trong đó:
Mkh: Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)
Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:
Nội dung: dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu
tố cấu thành VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐtheo doanh thu năm kế hoạch
Các bước tiến hành:
Bước 1: Tính số dư bình quân của các khoản mục trong bảng cân đối kế
toán kỳ thực hiện
Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm
dụng trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặtchẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanhthu thực hiện trong kỳ
Bước 3: Sử dụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên doanh thu để
ước tính nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dựkiến năm kế hoạch
Nhu cầu VLĐ tăng thêm = Doanh thu tăng thêm × Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ
so với doanh thu Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo
Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục tài sản lưu
Trang 23động so với doanh thu – Tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu
a) Tầm quan trọng của việc quản trị vốn bằng tiền
Quản trị vốn bằng tiền của doanh nghiệp có yêu cầu cơ bản là vừa phảiđảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thờicũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanhnghiệp Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào cácchứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi vào ngân hàng để thu lợi nhuận.Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bánchứng khoán hoặc đi vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng
Trong các doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường có 3 lý
do chính: Nhằm đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày như trảtiền mua hàng, trả tiền lương, tièn công, thanh toán cổ tức hay nộp thuế… củadoanh nghiệp; giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc kinhdoanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận; từ nhu cầu dự phòng hoặc khắc phục các rủi
ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp
b) Nội dung chủ yếu của quản trị vốn bằng tiền
Trang 24+ Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền mặt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhucầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp trong kỳ.
Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanhnghiệp Cách đơn giản nhất là căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi dùngtiền mặt bình quân một ngày và số ngày dự trữ tiền mặt hợp lý Ngoài phươngpháp trên, có thể vận dụng mô hình tổng chi phí tối thiểu (mô hình Baumol)trong quản trị vốn tồn kho dự trữ để xác định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêucủa doanh nghiệp
+ Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi bằng tiền.Thực hiện nguyên tắcmọi khoản thu chi tiền mặt đều phải qua quỹ, không được thu chi ngoài quỹ.Phân định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý vốn bằng tiền giữ kế toán vào thủquỹ Theo dõi và quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng, tiền đang trong quá trìnhthanh toán (tiền đang chuyển), phát sinh do thời gian chờ đợi thanh toán ở ngânhàng
+ Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, cóbiện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quảnguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi ( đầu tư tài chính ngắn hạn) Thực hiện dựbáo và quản lý có hiệu quả các dòng tiền nhập, xuất ngân quỹ trong từng thời
kỳ để chủ động đáp ứng yêu cầu thanh toán nợ của doanh nghiệp khi đáo hạn
1.2.2.3 Quản trị các khoản phải thu
a) Tầm quan trọng của quản trị nợ phải thu
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịuhàng hóa hoặc dịch vụ trong kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều cókhoản nợ phải thu nhưng với quy mô, mức độ khác nhau Nếu các khoản phảithu quá lớn, tức số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng cao, hoặc khôngkiểm soát nổi sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
Trang 25nghiệp Vì thế quản trị khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quảntrị tài chính của doanh nghiệp
Quản trị khoản phải thu cũng liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận
và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ Nếu không bán chịu hàng hóa,dịch vụ doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, do đó cũng mất đi
cơ hội thu lợi nhuận Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới làmtăng chi phí quản trị khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòihoặc rủi ro không thu hồi nợ Do đó doanh nghiệp cần đặc biệt coi trọng cácbiện pháp quản trị khoản phải thu từ bán chịu hàng hóa, dịch vụ
b) Các biện pháp chủ yếu quản lý khoản phải thu
+ Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với khách hàng
Nội dung chính sách bán chịu trước hết là xác định đúng đắn các tiêuchuẩn hay giới hạn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để doanh nghiệp cóthế chấp nhận bán chịu Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn này mà doanhnghiệp áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp
Ngoài tiêu chuẩn bán chịu doanh nghiệp cũng cần xác định đúng đắncác điều khoản bán chịu hàng hóa, dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạnbán chịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơnthời hạn bán chịu theo hợp đồng
+ Phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu: chủ yếu là đánhgiá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàngkhi khoản nợ đến hạn thanh toán
+ Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ : Sửdụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp; xác định trọng tâm quản lý và thu hồi
nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp; thực hiện cácbiện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu
Trang 26khó đòi, trích lập quỹ dự phòng tài chính.
1.2.2.4 Quản trị hàng tồn kho
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sảnxuất hoặc bán ra sau này Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ củadoanh nghiệp được chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sảnphẩm dở dang, bán thành phẩm, tồn kho thành phẩm
a) Tầm quan trọng của việc quản lý vốn về hàng tồn kho
+ Vốn về hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanhnghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp
+ Việc duy trì hợp lý vốn về hàng tồn kho sẽ tạo cho doanh nghiệp thuậnlợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp tránh được tìnhtrạng ứ đọng vật tư hàng hóa
b) Các biện pháp chủ yếu quản lý vốn dự trữ hàng tồn kho
+ Xác định đúng đắn lượng vật tư cần mua trong kỳ và lượng tồn kho
dữ trữ hợp lý
+ Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng và người cung ứng thích hợp.+ Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vậnchuyển, bốc rỡ
+ Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường về giá cả của vật
tư, thành phẩm, hàng hóa để trách tình trạng mất mát, hao hụt quá mức
+ Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thờitình trạng vật tư ứ đọng vật tư, không phù hợp để có biện pháp giải phóngnhanh số vật tư đó, thu hồi vốn
+ Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hóa đối với vật tư hàng hóa,lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trang 281.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động trong doanh
nghiệp
1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Việc sử sụng VLĐ hợp lý biểu hiện ở độ tăng tốc độ luân chuyểnVLĐ Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụngVLĐ của doanh nghiệp là cao hay thấp Tốc độ luân chuyển VLĐ được thểhiện ở hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ
- Số lần luân chuyển VLĐ (Vòng quay VLĐ)
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay củaVLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) dượcxác định theo công thức sau:
Trang 29nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao hiệu suất quản trị VLĐ.
+ Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được
do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nêndoanh nghiệp có thể rút một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác
Mức tiết kiệm
Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ KH ×
Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ
+ Hàm lượng vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần baonhiêu đồng vốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động càng thấp thì vốn lưuđộng sử dụng càng hiệu quả và ngược lại
Hàm lượng vốn lưu động =
+ Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ Chỉ tiêu này là thước
đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho
Trang 30Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá trị hàng tồn kho bình quân có thể tính bằng cách lấy số dư đầu kỳcộng với số dư cuối kỳ chia đôi Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụthuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành kinh doanh và chính sách tồn kho củadoanh nghiệp
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao hơn so với các doanhnghiệp trong ngành chỉ ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanhnghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảmđược lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp,thường gợi lên doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng
bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm.Từ đó có thể dẫn đến dòng tiền vàocủa doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn
về tài chính trong tương lai
1.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn bằng tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Hệ số này đặc biệt hữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của mộtdoanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khủng hoảng khi hàng tồn khokhông tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn khó thu hồi
1.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị các khoản phải thu
+ Số vòng quay nợ phải thu:
Số vòng quay nợ phải thu =
Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển đượcboa nhiêu vòng Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp nhưthế nào
+ Kỳ thu tiền trung bình
Trang 31Kỳ thu tiền trung bình (ngày) =
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.2.4.1 Các nhân tố khách quan:
Đây là nhóm nhân tố tác động đến toàn bộ nền kinh tế nên các DNkhông thể khắc phục một cách hoàn toàn mà phải thích ứng và phòng ngừamột cách hợp lý Bao gồm các nhân tố sau:
- Trạng thái của nền kinh tế: Nếu nền kinh tế trong giai đoạn tăng tưởng ổn
định các doanh nghiệp có thể đưa ra các kế hoạch, phương án sử dụng VLĐtrong dài hạn Các nhân tố trong quá trình sản xuất ít bị biến động lớn, tạođiều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Ngược lại, nếu nền kinh
tế trong giai đoạn khủng hoảng sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng Lạm phát cao có thể khiến cho doanhnghiệp bị mất vốn, hiệu quả sử dụng vốn bị giảm sút, VLĐ cũng luân chuyểnchậm hơn và bị ứ đọng lại
- Rủi ro trong kinh doanh: do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất
kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanhcủa cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng cạnh tranhvới nhau Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ranhư hoả hoạn, lũ lụt mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được
- Cạnh tranh trong ngành: Điều này đến từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và
đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn với doanh nghiệp trong cùng một ngành kinhdoanh, ngoài ra, sự cạnh tranh còn thể hiện qua các sản phẩm thay thế hiệnhữu với sản phẩm của doanh nghiệp, các rào cản ra nhập và rút lui khỏi ngành
và áp lực đến từ nhà cung cấp hay những khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trongdoanh số bán hàng của doanh nghiệp
Trang 32- Tiến bộ của khoa học công nghệ: Do tác động của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ nên sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tư vì vậy, nếu doanh nghiệpkhông bắt kịp điều này để điều chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hànghoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung
và vốn lưu động nói riêng
- Chính sách vĩ mô của Nhà nước: Khi nhà nước có những thay đổi về chính
sách pháp luận, thuế, đầu tư…sẽ làm môi trường và điều kiện kinh doanh của
DN thay đổi từ đó tác động đến hiệu quả sử dụng VLĐ
1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan:
- Công tác xác định nhu cầu VLĐ: Đây là một yếu tố rất quan trọng do vì nếu
không xác định chính xác nhu cầu VLĐ sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếuvốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp Mặt khác khi xác định chính xác nhu cầu VLĐ còn quyết định đếnviệc huy động, tài trợ vốn từ các nguồn nào sao cho hợp lý với chi phí thấpnhất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm, chủ động trong công tác huy động vốn đápứng cho hoạt động của mình
- Việc lựa chọn phương án đầu tư: là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất ranhững sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với nhu cầu thịtrường thì quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh chóng tăng vòng quay VLĐ và ngượclại, sản phẩm của doanh nghiệp không đổi mới kịp thời với nhu cầu thị trườngthì việc tiêu thụ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm làm ra không bán được,doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ phá sản
- Do trình độ quản lý: Do đặc điểm tuần hoàn của VLĐ trong cùng một lúc
phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức
Trang 33khác nhau Vì vậy nếu trình độ quản lý của DN yếu kém, lỏng lẻo thì dễ xảy
ra tình trạng thất thoát, lãng phí VLĐ từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụngVLĐ
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Ngày 20/05/1993 theo quyết định của bộ trưởng công nghiệp nặng số243/QĐ/TCNSĐT Công ty khoáng chất công nghiệp và cơ khí mỏ được thànhlập Năm 2004, công ty Khoáng chất công nghiệp và cơ khí mỏ được chuyểnđổi thành CTCP khoáng sản và cơ khí (MIMECO) theo quyết định số138/2004/QĐ – BCN của bộ trưởng công nghiệp và được đăng ký kinh doanhtại sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội
Trải qua hơn 10 năm không ngừng phấn đấu và trưởng thành, CTCPKhoáng sản và cơ khí ( MIMECO ) trở thành doanh nghiệp có uy tín trongTổng công ty Khoáng sản - Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam.
- Hồ sơ pháp lý
+ Quyết định thành lập doanh nghiệp số 243/QĐ/TCNSĐT ngày20/05/1993 của bộ trưởng bộ công nghiệp nặng về việc thành lập Công tykhoáng chất công nghiệp và cơ khí mỏ
+ Quyết định 138/QĐ/ - BCN, ngày 22/11/2004 của Bộ trưởng côngnghiệp về việc chuyển Công ty khoáng chất công nghiệp và cơ khí mỏ thànhCTCP Khoáng sản và cơ khí
Trang 34+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103008346
+ Trụ sở: Trụ sở văn phòng công ty MIMECO tại số 2 Đặng Thái Thân,phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Tp Hà Nội
+ Vốn điều lệ: 34,098,600,000 đồng
+ Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 3,409,860 cổ phiếu
+ Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng
+ Cổ tức: 14/12/2011 chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:1
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động chính
+ Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản; sản xuất,mua bán các sản phẩm cơ khí; dịch vụ thương mại; Xuất nhập khẩu; Sản xuấtmua bán phân bón, hóa chất; mua bán vật tư, máy móc thiết bị, nguyên liệu,sản xuất phục vụ cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thăm dò
và khai thác chế biến khoáng sản
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính.
+ Sản xuất
+ Khai thác và chế biến quặng Mangan từ năm 1993 đến nay
+ Khai thác và tuyển quặng Ilmenit từ năm 2002 đến nay
+ Khai thác và chế biến đá Bazan từ năm 1999 đến nay
+ Sản xuất các mặt hàng: Bột CaCO3; bột Dolomit; bột Bentonit từ năm
1999 đến nay
Trang 35+ Sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ cho việc thăm dò và tuyển khoáng từ năm 1993 đến nay.
+ Sản xuất các loại máy móc thiết bị phục vụ cho việc khai thác và chế biến khoáng sản tử năm 1995 đến nay
Trang 36- Cơ cấu tổ chức quản lý
2.1.2.2 Sản phẩm chủ yếu của công ty
- Sản phẩm chủ yếu
+ Bột CaCO3; bột Dolomit; bột Bentonit
+ Khoáng sản Fero Mangan, tinh quặng Mangan, đá Banzan, Rutin + Máy bơm , máy khoan, máy sàng rung, máy đập trục, phụ tùng cơ khí + Phân hữu cơ vi sinh Humic