1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần trường sơn

71 245 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 532,37 KB

Nội dung

Để nâng cao hiệu quả kinhdoanh, một vấn đề trọng tâm mà các doanh nghiệp phải quan tâm đến đó là vấn đềquản lý và sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất, mặc dù vấn đề này khôngcò

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

SƠN

Sinh viín th ực hiện:

TRẦN THỊ NHẬT HĂ

Lớp: K42 Kế toân Kiểm toân

Giâo viín hướng dẫn:

TH.S HỒ PHAN MINH ĐỨC

Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

Khóa học: 2008 - 2012

Được sự giới thiệu của khoa Kế toán- tài chính trườngĐại học Kinh tế Huế cùng với sự chấp thuận của ban Giámđốc công ty cổ phần Trường Sơn trong hơn hai tháng thực

tập tại công ty, em đã vận dụng kiến thức tích lũy trong

những năm học qua cùng những hoạt động thực tế tại công ty

để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Để hoàn thành khóa luận này thì trước hết em xin cảm

ơn quý nhà trường cũng như các thầy cô đã giảng dạy,truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian qua Đặc

biệt là lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Th.s Hồ Phan MinhĐức đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực

hiện khóa luận này

Tiếp đến là sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc,các anh chị trong phòng kế toán nói riêng cũng như toàn

thể cán bộ, nhân viên công tác tại CTCP Trường Sơn nóichung dù thời gian rất bận rộn nhưng vẫn tận tình hướng

dẫn và cung cấp đầy đủ số liệu để em hoàn thành luận văn

một cách tốt nhất

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên

cạnh giúp đỡ, động viên em trong quá trình học tập cũngnhư trong thời gian làm thực tập và hoàn thành khóa luậnnày

Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

Trong quá trình thực hiện luận văn của mình do thời gian có hạn và kiến thức còn non kém nên ít nhiều cũng có nhiều thiếu sót mong quý thầy cô thông cảm

Một lần nữa em xin chân thành cám ơn !

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Nhật Hà

MỤC LỤC

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Kết cấu của khóa luận 3

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Khát quát về vốn lưu động 4

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động 4

1.1.2 Phân loại vốn lưu động 6

1.1.3 Kết cấu của VLĐ 8

Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ 9

1.2 Quản trị vốn lưu động 10

1.2.1 Khái niệm quản trị vốn lưu động 10

1.2.2 Sự cần thiết phải quản trị VLĐ 11

1.2.3 Nội dung quản trị VLĐ 11

1.3 Quản trị vốn bằng tiền 12

1.3.1 Tầm quan trọng của quản trị vốn bằng tiền 12

1.3.2 Các cách thức quản trị vốn bằng tiền 13

1.3.3 Lập dự toán ngân sách vốn bằng tiền 14

1.3.4 Các chỉ tiêu theo dõi quản trị vốn bằng tiền 15

1.4 Quản trị khoản phải thu 16

1.4.1 Chính sách tín dụng 17

1.4.2 Quyết định bán chịu 20

1.4.3 Theo dõi tình hình khoản phải thu 22

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN 24

2.1 Giới thiệu về công ty 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24

2.1.2 Chức năng và nhiêm vụ của công ty 25

2.1.3 Lĩnh vực hoạt động 25

2.1.4 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CTCP Trường Sơn 26

2.1.5 Nguồn lực của Công ty cổ phần Trường Sơn qua các năm (2009- 2011) 28

2.2 Khát quát về tình hình vốn lưu động tại công ty 34

Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

2.2.2 Đặc điểm vốn lưu động của công ty 35

2.2.3 Kết cấu vốn lưu động 35

2.2.4 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị vốn lưu động 36

2.3 Thực trạng quản trị vốn bằng tiền 37

2.3.1.Các cách thức quản trị vốn bằng tiền 38

2.3.2 Lập dự toán vốn bằng tiền 41

2.3.3 Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị vốn bằng tiền 43

2.4 Thực trạng quản trị khoản phải thu 44

2.4.1 Chính sách tín dụng 45

2.4.2 Một số chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị khoản phải thu 50

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN 53

3.1 Đánh giá chung về tình hình quản lí và sử dụng vốn lưu động tại CTCP Trường Sơn 53

3.1.1 Những thành tựu đạt được 53

3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại 54

3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ tại CTCP Trường Sơn 55

3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tiền mặt 55

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị khoản phải thu 57

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

1 Kết luận 59

2 Kiến nghị 60

Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Dự toán vốn bằng tiền 14

Bảng 2 Các biện pháp thu hồi khoản phải thu 20

Bảng 3 Bảng theo dõi tuổi nợ 23

Bảng 4 Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 28

Bảng 5 Tình hình Tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 31

Bảng 6 Tình hình kết quả của công ty qua 3 năm 33

Bảng 7 Kết cấu vốn công ty 34

Bảng 8 Kết cấu vốn lưu động 36

Bảng 9 Một số chỉ tiêu đánh giá vốn lưu động 36

Bảng 10 Kết cấu vốn bằng tiền 37

Bảng 11 Dự toán vốn bằng tiền 42

Bảng 12 Một số chỉ tiêu theo dõi quản trị vốn bằng tiền 43

Bảng 13 Kết cấu khoản phải thu 44

Bảng 14 Tốc độ luân chuyển khoản phải thu 50 Bảng 15 Bảng theo dõi tuổi nợ 51Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1 Quá trình ra quyết định bán chịu 22

Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 26

Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DT (DTT) : Doanh thu (Doanh thu thuần)

GTGT : Giá trị gia tăng

Trang 10

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Việc gia nhập WTO là một bước tiến lớn quan trọng trên con đường hội nhậpnền kinh tế thế giới của Việt Nam Điều này đem lại cho các doanh nghiệp nước tanhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, việc xuất nhậpkhẩu các loại hàng hóa trở nên dễ dàng hơn Tuy nhiên, với một nền kinh tế còn nontrẻ về mọi mặt, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu một sức ép cạnh tranh khôngnhỏ, tồn tại thực sự là một bài toán khó

Trong quá trình cạnh tranh khốc liệt đó các doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêuphải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình Để nâng cao hiệu quả kinhdoanh, một vấn đề trọng tâm mà các doanh nghiệp phải quan tâm đến đó là vấn đềquản lý và sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất, mặc dù vấn đề này khôngcòn mới mẻ nhưng luôn được đặt ra cho mỗi doanh nghiệp và người quan tâm đếnhoạt động kinh doanh, nó là yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là mục tiêu phấn

đấu của mỗi doanh nghiệp và cũng là một vấn đề nan giải cho các nhà lãnh đạo

Là một công ty cổ phần chuyên về lĩnh vực khai thác, chế biến đá và nuôi trồngthủy sản Trong những năm gần đây, công ty cổ phần Trường Sơn đã gặt hái đượcnhiều thành công, đặc biệt nguồn vốn của công ty ngày càng được sử dụng một cách

đúng hướng, hợp lý và có hiệu quả cao Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày

càng gay gắt thì công ty cũng gặp không ít những khó khăn nhất định trong công tácquản lý và sử dụng vốn lưu động Do đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

là yêu cầu cấp thiết, đây là mục tiêu hàng đầu của công ty trong quá trình hội nhập vàphát triển

Xuất phát từ nhận thức trên cũng như được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn,tôi quyết định thực hiện đề tài: “Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần

Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động của công ty

- Nhận diện được các cách thức, kỹ thuật mà công ty sử dụng để quản trị vốn

lưu động

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu

động của công ty

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị vốn lưu động tại Công ty

Trà Nội dung nghiên cứu:

+ Đánh giá thực tiễn công tác quản trị tiền mặt và quản trị khoản phải thu của

công ty từ năm 2009 đến năm 2011

+ Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ

phần Trường Sơn

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây:

- Phương pháp thu thập số liệu và tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh, tổng hợp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối với các nhân viên phòng kinh doanh,

kế toán và giám đốc đơn vị

Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mục lục, danh mục chữ viết tắt, sơ đồ bảng biểu, kết luận và tài liệutham khảo thì khóa luận bao gồm ba phần chính sau:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quản trị vốn lưu động

- Chương 2: Thực trạng về quản trị vốn lưu động tại Công ty

- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại Công ty cổphần Trường Sơn

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ

VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

thường xuyên và liên tục

Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tư liệu lao động còn cần cócác đối tượng lao động Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động chỉ tham

gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trịcủa nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm, đến chu kỳ sản xuấtsau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác Bất kì hoạt động sản xuất kinhdoanh nào cũng cần có các đối tượng lao động Những đối tượng lao động nói trên nếuxét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản lưu động, còn xét về hình thái giá trị

được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp

Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn lưu

động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động Trong doanh

nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động ra làm hai loại: tài sản lưu động sản xuất

và tài sản lưu động lưu thông

Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

- Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùngthay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang… đang trong quá trình dự trữ sản xuấthoặc sản xuất, chế biến.

- Tài sản lưu động lưu thông bao gồm các sản phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ,các loại vốn bằng tiền, các chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước …

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản lưu động sản xuất và tài sản

lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau đảm bảo cho quá

trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi

Vốn lưu động được chuyển hóa qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu là tiền tệsang hình thái vật tư, hàng hóa dự trữ Khi vật tư dự trữ được đưa vào sản xuất, chúng

ta chế tạo thành các bán thành phẩm Sau khi sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, vốn

lưu động lại quay về hình thái tiền tệ ban đầu của nó Quá trình sản xuất kinh doanh

diễn ra liên tục, không ngừng cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng cótính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động Do có sự chu chuyểnkhông ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc

dưới các hình thái khác nhau trong sản xuất và lưu thông

Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật

tư, cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ của

doanh nghiệp Nhưng mặt khác vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phảnánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưuthông sản phẩm có hợp lý hay không ?

Bởi vậy thông qua quá trình luân chuyển vốn lưu động, còn có thể đánh giá kịpthời đối với các mặt như mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp

1.1.1.2 Đặc điểm

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận

động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động

- Vốn lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn củachu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra

Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

liên tục và thường xuyên lặp lại theo chu kỳ được gọi là quá trình tuần hoàn, chuchuyển của vốn lưu động.

Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình tháibiểu hiện từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hóa dự trữ vàvốn sản xuất, rồi cuối cùng trở về hình thái vốn tiền tệ Sau mỗi chu kỳ sản xuất, vốn

lưu động hoàn thành một vòng chu chuyển

- Trong quá trình tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn

lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau khi

doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thu được bằng tiền bán hàng Như vậy vốn lưu độnghoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh

1.1.2 Phân lo ại vốn lưu động

Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, cần phải tiến hành phân loại

vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau Việc phân loại này sẽgiúp cho nhà quản lí biết được các ưu, nhược điểm của các cách phân bổ vốn lưu độngcho từng loại mà từ đó có các cách khắc phục hợp lý Theo PGS TS Hoàng Hữu Hòa(2008) có những cách phân loại sau:

1.1.2.1 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động

Khi sử dụng vào sản xuất kinh doanh VLĐ được chia thành 3 nhóm:

- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Là số vốn cần thiết để mua sắm các khoảnnguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ

- VLĐ trong khâu sản xuất: Là số vốn cần thiết kể từ khi đưa vật tư dự trữ vàosản xuất cho đến khi tạo ra sản phẩm bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bánthành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển

- VLĐ trong khâu lưu thông: Là số vốn cần thiết kể từ khi thành phẩm nhập kho

đến khi tiêu thụ xong sản phẩm, thu được tiền bán hàng gồm các khoản giá trị thành

phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng, bạc, đá quý), các khoản đầu tư ngắn hạn (đầu tưchứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…), các khoản thế chấp ký quỹ, ký cượcngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán (khoản phải thu, khoản tạm ứng…)

Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Cách phân loại này nhằm nghiên cứu sự phân bổ của VLĐ trong từng khâu củaquá trình sản xuất, sự thay đổi về cơ cấu VLĐ trong các khâu và đặc điểm của từngloại hình sản xuất Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu VLĐ hợp lý sao cho có hiệuquả sử dụng cao nhất.

1.1.2.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện:

- Vốn vật tư hàng hóa: Là các khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng hiện vậtbao gồm giá trị các loại nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở

dang… Đối với loại vốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lý để từ đó xác định nhu cầuVLĐ đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được liên tục

- Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán: bao gồm các khoản tiền tệ như tiềnmặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản nợ phải thu, các khoản đầu tư chứng khoánngắn hạn…, những khoản vốn này dễ xảy ra thất thoát và bị chiếm dụng vốn nên cầnquản lí chặt chẽ

- Vốn trả trước ngắn hạn: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí về công cụ dụng cụ

Cách phân loại này giúp các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dựtrữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp để từ đó làm cơ sở xác định nhu cầu

VLĐ được đúng đắn

1.1.2.3 Phân loại theo trạng thái tồn tại của VLĐ

Theo trạng thái tồn tại VLĐ của doanh nghiệp được tách thành 5 bộ phận:

- Các khoản tiền nằm trong quỹ hay ngân hàng

- Khoản đầu tư ngắn hạn: cổ phiếu, trái phiếu…

- Khoản phải thu

Trang 17

1.1.3 K ết cấu của VLĐ

1.1.3.1 Khái niệm

Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng giữa từng bộ phận VLĐ trên tổng số VLĐ củadoanh nghiệp Trong các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu của VLĐ cũng khác

nhau Do đó, VLĐ của doanh nghiệp dùng để mua sắm đối tượng lao động cũng có kết

cấu phức tạp và được chia thành những bộ phận sau:

+ Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn

+ Hàng tồn kho

+ Các khoản phải thu

+ Tài sản lưu động khác

Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động giúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn

lưu động và tỷ trọng của mỗi loại vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển, từ đóxác định trọng điểm quản lý vốn lưu động, đồng thời tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu

quả sử dụng vốn lưu động

Mặt khác thông qua việc thay đổi kết cấu VLĐ của từng doanh nghiệp trongnhững thời kỳ khác nhau mà có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc hạn chế vềmặt chất trong công tác quản lý VLĐ tại mỗi doanh nghiệp

1.1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ

Có 3 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ:

 Nhân tố về mặt sản xuất

Gồm các nhân tố qui mô sản xuất, tính chất sản xuất, trình độ tổ chức quá trìnhsản xuất, đặc điểm kỹ thuật công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, chu kỳ sản phẩm,mức độ phức tạp của sản phẩm khác nhau thì tỷ trọng VLĐ ở các khâu dự trữ - sảnxuất - lưu thông cũng khác nhau

 Nhân tố về mặt cung ứng tiêu thụ

Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường cần rất nhiều vật tư, hànghóa và do nhiều đơn vị cung cấp khác nhau Nếu đơn vị cung ứng vật tư, hàng hóacàng nhiều, càng gần thì vốn dự trữ càng ít

Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Trong điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hưởng nhất định đến kết cấuVLĐ chẳng hạn như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm mỗi lần nhiều hay ít, khoảng cách

giữa doanh nghiệp với đơn vị mua hàng dài hay ngắn đều trực tiếp ảnh hưởng đến kếtcấu VLĐ; khả năng cung cấp của thị trường; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tưcung cấp; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng;

điều kiện và phương tiện vận tải

 Nhân tố về mặt thanh toán

Sử dụng phương thức và thủ tục thanh toán khác nhau thì vốn chiếm dụng trongquá trình thanh toán cũng khác nhau Ngoài ra thì việc chấp hành kỷ luật thanh toán giữacác doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới việc tăng giảm VLĐ chiếm dụng ở khâu này

1.1.4 Các ch ỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

Để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp có hiệu quả,

thì vấn đề sử dụng vốn là một trong những vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại vàphát triển các đơn vị

Phân tích hiệu quả sử dụng các loại VLĐ nói riêng và vốn kinh doanh nóichung sẽ giúp các nhà quản lý đánh giá chất lượng quản lý cũng như vạch ra các khả

năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa việc sử dụng vốn có hiệu quả

Trang 19

- Công thức này cho biết trong kỳ mỗi đơn vị VLĐ bình quân bỏ vào sản xuất,kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu hay trong kì VLĐ đã quay

được bao nhiêu vòng hoặc chu chuyển được mấy lần (vòng)

- Số lần luân chuyển vốn lưu động càng lớn chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng nhanh,hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt, càng có điều kiện giảm bớt nhu cầu VLĐ

b Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động =

Số ngày theo kỳ nghiên cứu

Số lần luân chuyển VLĐ

- Chỉ tiêu này cho biết để VLĐ hoàn thành một vòng quay thì mất bao nhiêu ngày

- Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển VLĐ, số vòng quay càngnhanh thì độ dài vòng quay càng được rút ngắn lại và ngược lại

1.2.1 Khái ni ệm quản trị vốn lưu động

Quản trị vốn lưu động liên quan đến việc lập chính sách vốn lưu động và cả việcthực hiện chính sách ấy trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày Có thể nói việc quảntrị vốn lưu động là một vấn đề quan trọng trong việc điều hành doanh nghiệp Khoảng60% thời gian của nhà quản trị tài chính điển hình được dành cho công việc quản trị vốn

lưu động (Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại, 2009, Dương Hữu Hạnh)

Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

1.2.2 S ự cần thiết phải quản trị VLĐ

Trong nền kinh tế thị trường để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phảikhông ngừng nâng cao trình độ quản lý các hoạt động kinh doanh của mình Một trongnhững vấn đề phải quan tâm là nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ Đây có thểnói là một bộ phận rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến các hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, là yếu tố để doanh nghiệp đạt được kết quả sản xuất kinhdoanh tốt nhất Vậy sự cần thiết phải quản trị VLĐ xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

- Xuất phát từ vai trò, vị trí quan trọng của VLĐ trong quá trình sản xuất kinhdoanh Nó là bộ phận không thể thiếu được đối với mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh, là bộ phận chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanhnghiệp Nếu doanh nghiệp quản lý tốt VLĐ sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vốn và làtiền đề cho việc sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả

- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp là lợi nhuận Lợi nhuận

là chỉ tiêu chất lượng nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và lànguồn tích lũy để tái sản xuất mở rộng Đạt được lợi nhuận ngày càng nhiều là mục

tiêu hướng tới của tất cả các doanh nghiệp Để đạt được điều đó các doanh nghiệp phảităng cường công tác tổ chức vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng

Tóm lại, việc quản trị VLĐ trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, là yêu cầukhách quan phải thực hiện tốt để giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận

1.2.3 N ội dung quản trị VLĐ

Như đã nói ở trên, quản trị VLĐ sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng VLĐ hợp lý,

tiết kiệm và hiệu quả Quản trị vốn lưu động bao gồm:

Trang 21

Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ nghiên cứu công tác về quản trị vốnbằng tiền và quản trị khoản phải thu.

1.3 Quản trị vốn bằng tiền

Tiền kết nối tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính của doanh nghiệp Vìthế, nhà quản lý cần tập trung vào quản trị vốn bằng tiền để giảm thiểu rủi ro khả năng

thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền và đồng thời ngăn ngừa các hành vi gian lận về

tài chính trong doanh nghiệp

Quản trị vốn bằng tiền là quá trình bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ

và tài khoản thanh toán tại ngân hàng, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt củadoanh nghiệp, bù đắp thâm hụt ngân sách, giải quyết tình trạng thừa hay thiếu tiền mặttrong ngắn hạn

1.3.1 T ầm quan trọng của quản trị vốn bằng tiền

Theo TS Lưu Thị Hương (2002): “ Tiền được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài

khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng Nó được sử dụng để trả lương, muanguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả thuế, trả nợ,…”

Bản thân tiền là loại tài sản không sinh lãi, vì vậy mục tiêu quan trọng nhất củaquản trị vốn bằng tiền là tối thiểu hóa lượng tiền mặt nắm giữ, nhưng vẫn đảm bảo sự

cân đối giữa sự nhập quỹ và xuất quỹ diễn ra một cách bình thường Chính vì vậy, nhu

cầu đặt ra đối với nhà quản trị tài chính là phải xác định mức độ hợp lý của các tài sảnthanh toán cho các hoạt động kinh doanh hàng ngày như: chi trả lương, thanh toán cổtức, trả trước thuế và các chi phí khác…

Thông thường, một công ty sử dụng tiền mặt cho các hoạt động sau:

+ Giao dịch: là hoạt động cần thiết để đối phó với các phát sinh trong khi giaodịch với ngân hàng, khách hàng…

+ Phòng bị: hoạt động này nhằm duy trì số dư như là một lớp đệm để đối phóvới những nhu cầu kinh doanh hằng ngày (trả lương, thuế và cổ tức) và các phát sinhngẫu nhiên (hỏa hoạn, thiên tai )

Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

+ Đầu cơ: là các hoạt động nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư để kiếm lợi từ chênh

lệch giá hoặc hưởng chiết khấu…

1.3.2 Các cách th ức quản trị vốn bằng tiền

1.3.2.1 Tăng tốc độ thu hồi tiền

Các phương pháp để làm tăng tốc độ thu hồi tiền:

+ Áp dụng chính sách chiết khấu đối với các khoản nợ được thanh toán trước

hay đúng hạn và số tiền được thanh toán cần được đưa vào đầu tư càng sớm càng tốt

+ Khách hàng được chỉ dẫn gởi séc chi trả của họ tới ngân hàng đại diện của

doanh nghiệp Tại đây séc được giải quyết và sau đó được đưa vào tài khoản ký gởicủa ngân hàng và thông qua ngân hàng, doanh nghiệp thanh toán các hợp đồng muahàng hoặc đầu tư vào các loại chứng khoán có thanh khoản cao

+ Chọn phương thức chuyển tiền: Thư chuyển tiền (MT) và điện chuyển tiền (TT)

Thư chuyển tiền có chi phí thấp nhưng phải mất từ 2-7 ngày giao dịch nội địa,

còn điện chuyển tiền thì khoảng 1 ngày nhưng phí cao Doanh nghiệp chọn TT hơn

MT, nếu số tiền lớn được chuyển theo phương thức TT thì phí cao nhưng bù lại thời

gian được rút ngắn hơn Trong trường hợp này nếu số tiền đó có khuynh hướng giảm

giá thì doanh nghiệp đem đầu tư kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn chi phíchuyển tiền

1.3.2.2 Giảm tốc độ chi tiêu tiền

Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền, doanh nghiệp còn có thể thu được lợinhuận bằng cách giảm tốc độ chi tiêu để có càng nhiều tiền nhàn rỗi đầu tư sinh lờicàng tốt

Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, nhà quản trị tài chínhnên trì hoãn việc thanh toán nhưng chỉ trong phạm vi thời gian mà các chi phí tàichính, tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm

thanh toán đem lại Có một số chiến thuật mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để

Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

chậm thanh toán các hóa đơn mua hàng Hai chiến thuật nổi tiếng thường được sửdụng là tận dụng sự chênh lệch thời gian các khoản thu, chi và chậm trả lương.

1.3.3 L ập dự toán ngân sách vốn bằng tiền

Việc thu hồi nhanh và giảm tốc độ chi tiêu tiền trong phạm vi những giới hạn

về vị thế tín dụng của doanh nghiệp là những nguyên tắc quản trị vốn bằng tiền rấtquan trọng Nhưng chỉ riêng những nguyên tắc này thì không đủ hỗ trợ cho nhà quảntrị tài chính trong việc thoả mãn các nhu cầu chi tiêu và đầu tư sinh lợi bằng tiền củadoanh nghiệp Bởi vậy các nhà quản trị cần phải lập dự toán vốn bằng tiền để dự báonhu cầu chi tiêu

Dự toán vốn bằng tiền là một kế hoạch ngắn hạn dùng để xác định nhu cầu chitiêu và nguồn thu tiền Kế hoạch này thường được xây dựng dựa trên cơ sở từng quý,từng tháng, từng tuần hay từng ngày Yếu tố quan trọng nhất để thiết lập một ngân sáchvốn bằng tiền có ý nghĩa dựa trên tính xác thực của những dự báo về doanh số bán

- Trừ các khoản chi ra trong kỳ

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

+ Chi phí bán hàng

Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Mua trang thiết bị

+ Thuế thu nhập

+ Chia lãi cổ phần

+ Nộp bảo hiểm, kinh phí công đoàn và

các khoản nộp khác

- Cân đối thu chi

- Tổng các khoản về hoạt động tài chính

+ Các khoản vay (đầu kỳ)

+ Các khoản trả (cuối kỳ)

+ Trả lãi vay

- Số dư tiền mặt cuối kỳ

Nguồn: Th.s Hồ Phan Minh Đức (2006), Kế toán quản trị, Đại học Kinh tế Huế

Sau mỗi kỳ lập dự toán, doanh nghiệp cần tiến hành so sánh và xác định mứcbội thu hoặc bội chi để tìm ra biện pháp nhằm tiến tới cân bằng tích cực

+ Nếu thấy bội thu thì có thể tính đến việc trả bớt các khoản nợ cho nhà cungcấp, khoản vay ngân hàng, khoản nộp cho ngân sách hoặc dùng số tiền đó đầu tư vàonhững dự án mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

+ Nếu thấy bội chi có thể tìm biện pháp như tăng tốc độ thu hồi nợ phải thu,

đẩy mạnh lượng hàng bán ra, vay thêm ngân hàng và giảm bớt tốc độ chi nếu có thể

1.3.4 Các ch ỉ tiêu theo dõi quản trị vốn bằng tiền

1.3.4.1 Vòng quay tiền mặt

Vòng quay tiền mặt

=

Doanh thu thuần

Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

1.3.4.2 Số ngày luân chuyển tiền mặt

Số ngày luân chuyển tiền mặt =

Thời gian kỳ phân tíchVòng quay tiền mặt

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 vòng quay tiền mặt thì mất bao nhiêu ngày

Thông thường thì thời hạn kỳ phân tích là 365 ngày

Chỉ tiêu ngày càng thấp thì càng tốt, do đó doanh nghiệp cần có các chính sáchnhằm đạt được mục tiêu này

1.4 Quản trị khoản phải thu

Nền kinh tế thị trường càng phát triển, các quan hệ tín dụng ngày càng trở nên

đa dạng và phức tạp Sự phát sinh nợ là một yếu tố không thể tránh khỏi trong hoạtđộng kinh doanh Nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với mức độ rủi ro tín dụng

rất cao trong đó rủi ro về tổn thất nợ khó đòi là một trong những nhân tố cần đượckiểm soát chặt chẽ Trong nhiều trường hợp, tổn thất nợ đọng giữa các doanh nghiệp

gia tăng, làm suy giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Do đó, việc xây

dựng chính sách bán chịu hợp lý, có công cụ quản trị nợ hiệu quả và kịp thời là nhân tốquan trọng để doanh nghiệp trụ vững và phát triển

Trong doanh nghiệp các khoản phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, phải thunội bộ, thế chấp, kí quỹ, kí cược, tạm ứng và trả trước, phải thu khác Trong đó chiếm tỷtrọng cao nhất là khoản phải thu khách hàng nên đề tài sẽ đi tìm hiểu về khoản mục này

Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

Liên quan đến quản trị khoản phải thu có các yếu tố cơ bản sau: chính sách tín

dụng, ra quyết bán chịu và theo dõi khoản phải thu

1.4.1 Chính sách tín d ụng

1.4.1.1 Khái niệm

“Chính sách tín dụng là một số các quyết định bao gồm thời gian cấp thời hạn

tín dụng, các tiêu chuẩn tín dụng và chiết khấu được cung cấp.” (Quản trị tài chínhdoanh nghiệp hiện đại, 2009, Dương Hữu Hạnh)

Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu

tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sách tíndụng của doanh nghiệp Trong các yếu tố này chính sách tín dụng ảnh hưởng mạnhnhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính

1.4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

Liên quan đến chính sách tín dụng có các yếu tố cơ bản như tiêu chuẩn bán chịu,

thời hạn bán chịu, tỷ lệ chiết khấu và chính sách thu nợ để đảm bảo thu đúng và đủ

a Tiêu chuẩn bán chịu

Là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín của khách hàng để được doanh nghiệpchấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ

Việc thiết lập tiêu chuẩn bán chịu nhằm đo lường khả năng của khách hàngtrong việc chấp hành các nghĩa vụ trả nợ Để đánh giá vị thế của khách hàng, một sốdoanh nghiệp sử dụng mô hình 4C sau:

- Tư cách (character): Thái độ và hành vi của khách hàng trong việc trả nợ chothấy tư cách tín dụng của họ Kiểm tra bằng cách đối chiếu hồ sơ thông qua các nhàcung cấp khác

- Vốn (Capital): Là vốn tự có của khách hàng hay thể hiện khả năng tài chínhcủa họ

- Khả năng trả nợ (Capacity): Liên quan đến khả năng có đủ tiền để trả nợ vay

Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

- Điều kiện kinh tế (Conditions): Tình hình chung của nền kinh tế (khủnghoảng, phát triển ) và của ngành.

Tóm lại, tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh

hưởng đáng kể đến doanh thu của doanh nghiệp Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng

chính sách tín dụng, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này thì nỗ lực tiếp thị

sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tácdụng kích thích nhu cầu

Về mặt lý thuyết doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thểchấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu Ở đây có sự đánh đổigiữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí có liên quan đến khoản phải thu tăng thêm, do hạthấp tiêu chuẩn bán chịu Vấn đề đặt ra là khi nào doanh nghiệp nên nới lỏng tiêuchuẩn bán chịu và khi nào doanh nghiệp không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu ?

Do đó, nhà quản trị cần xem xét 2 chính sách sau khi ra quyết định trong quản

trị khoản phải thu:

+ Chính sách nới lỏng: Dễ dàng chấp nhận bán chịu, đối tượng mua chịu được

mở rộng làm tăng doanh thu nhưng chi phí cũng tăng, tăng rủi ro

+ Chính sách thắt chặt: Tiêu chuẩn nêu ra cao nên sẽ có nhiều khách hàng

không đủ tiêu chuẩn mua chịu làm cho doanh thu giảm và giảm rủi ro

b Thời gian bán chịu

Là thời hạn tối đa mà khách hàng phải thanh toán Khi xác định thời hạn cấp tíndụng thì các yếu tố sau cần được quan tâm:

+ Rủi ro do khách hàng không trả tiền: khách hàng hoạt động ở những ngành cómức độ rủi ro cao hay khả năng thanh toán kém thì doanh nghiệp nên giảm bớt thờihạn tín dụng để giảm rủi ro

+ Độ lớn của khoản cấp tín dụng: khoản tín dụng càng nhỏ thì thời hạn thanh

toán càng ngắn và ngược lại

Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

+ Đặc điểm, tính chất của hàng hóa: hàng lương thực, thực phẩm thường có kỳ

thu tiền ngắn hơn hàng công nghệ phẩm, hàng có giá trị lớn thường có kỳ thu tiền dài

c Chính sách chiết khấu

Để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, doanh nghiệp đề ra chính sách

chiết khấu thanh toán Theo TS Bùi Hữu Phước (2009): “Chiết khấu thanh toán làkhoản tiền thưởng cho khách hàng mua chịu khi họ thanh toán sớm hơn theo hợp

đồng” Xây dựng chính sách chiết khấu cần lưu ý các vấn đề sau:

 Tỷ lệ chiết khấu thanh toán: là tỷ lệ % trên doanh số chiết khấu cho những

giao dịch mua hàng bằng tiền

 Thời hạn được hưởng chiết khấu: Là khoản thời gian mà người bán quy định

phải thanh toán để được hưởng chiết khấu và yếu tố này ít khi thay đổi

Việc thay đổi thời hạn bán chịu, thay đổi chính sách chiết khấu Điều này sẽdẫn tới việc làm tăng hay giảm lợi nhuận tương ứng tăng hay giảm các khoản chi phívào các khoản phải thu từ đó việc tăng hay giảm lợi nhuận có đủ bù đắp hay tiết kiệmchi phí không ?

d Chính sách thu nợ

“Là những cách thức áp dụng để giải quyết các khoản phải thu trong hạn và

quá hạn thanh toán” (TS Nguyễn Thanh Liêm, 2007, Quản trị tài chính)

Quy trình thu tiền quy định thời hạn thu tiền, các biện pháp xử lý kể từ khikhoản nợ bị quá hạn và những trường hợp phải yêu cầu sự tham gia của bên thứ ba.Doanh nghiệp cần xác định mức độ vi phạm liên quan đến các quy mô, khoản nợ vàthời gian trễ hạn

Trong quá trình thu nợ yêu cầu biện pháp thu hồi nợ cần phải vừa mềm dẻo vừakiên quyết và hợp lý trên cả phương diện chi phí bao gồm các hoạt động như gửi thưtới khách hàng, điện thoại, viếng thăm và cuối cùng là các hành động mang tính phápluật Như vậy tiến trình thu nợ không những làm phát sinh thêm chi phí mà có thể làmgiảm mối quan hệ và mất lòng khách hàng tốt có lý do chính đáng cho sự chậm trễ của

Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Bảng 2 Các biện pháp thu hồi khoản phải thu

15 ngày sau khi hết hạn Gởi thư kèm theo hóa đơn nhắc nhở thời hạn và giá

trị yêu cầu thanh toán

45 ngày sau khi hết hạn Gởi thư kèm theo thông tin hóa đơn và khuyến cáo

có thể giảm tín nhiệm trong các yêu cầu tín dụng

75 ngày sau khi hết hạn Gởi thư, gửi thông tin hóa đơn, thông báo nếu không

thanh toán đủ tiền trong thời hạn 30 ngày, công ty sẽ

hủy bỏ các giá trị tín dụng đã thiết lập

80 ngày sau khi hết hạn Gọi điện thoại khẳng định thông báo cuối cùng

105 ngày sau khi hết hạn Gửi thư, thông báo hủy bỏ giá trị tín dụng của khách

hàng cho dù đã thanh toán đủ tiền Nếu khoản nợquá lớn, thông báo cho khách hàng là có thể đòi nợbằng luật pháp

135 ngày sau khi hết hạn Có thể đưa khoản nợ vào nợ khó đòi Nếu khoản nợ

quá lớn thì khởi sự đòi nợ bằng pháp luật

Tóm lại, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách thu nợ đều có ảnh hưởng đếndoanh số, kỳ thu tiền và tỷ lệ mất mát Chính vì vậy, nhà quản trị phải xem xét tác

động của các sự thay đổi trong chính sách thu nợ cùng với các thay đổi trong các biến

số tín dụng khác để xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chỉtiêu khoản phải thu

1.4.2 Quy ết định bán chịu

Khi doanh nghiệp đã xây dựng chính sách bán chịu họ có thể sử dụng chính

sách đó làm cơ sở cho việc ra quyết định bán chịu cho các khách hàng mua chịu Quy

trình này gồm 3 bước cơ bản sau:

Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

1.4.2.1 Thu thập thông tin liên quan tới khách hàng mua chịu

Thông tin để đánh giá mức độ uy tín trả nợ của khách hàng được hình thành từ

nhiều nguồn khác nhau:

+ Các báo cáo tài chính

+ Các ngân hàng: cho thông tin về cấu trúc trả nợ và tình hình tài chínhkhách hàng

+ Đối tác của khách hàng

+ Kinh nghiệm quá khứ của riêng doanh nghiệp với khách hàng

1.4.2.2 Phân tích thông tin để xác định mức độ tín nhiệm của khách hàng

Nhà quản trị nên thu thập thông tin tín dụng từ càng nhiều nguồn càng tốt

nhưng họ nên cân nhắc về thời gian và chi phí dành cho việc này Cách tốt để thiết kế

việc thu thập thông tin là tiến hành liên tục, bắt đầu từ những nguồn rẻ nhất và ít tốnthời gian nhất Nếu kết quả của các thông tin ban đầu này cho thấy cần phải bổ sungthêm thông tin thì nhà quản trị mới tìm các nguồn bổ sung

Nhà quản trị phải biết sắp xếp các loại thông tin này và lấy ra những yếu tốquan trọng nhất để giúp có được đánh giá chung về mức độ tín nhiệm đối với các

khách hàng đó

1.4.2.3 Quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó không ?

Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến khách hàng thì nhàquản trị sẽ tiến hành đánh giá là có nên bán chịu hay không ? Quá trình này được

Trang 31

Sơ đồ 1 Quá trình ra quyết định bán chịu

1.4.3 Theo dõi tình hình kho ản phải thu

1.4.3.1 Mục đích

Nhà quản trị tài chính theo dõi khoản phải thu nhằm xác định đúng thực trạngkhoản phải thu, đánh giá tính hữu hiệu của chính sách thu nợ

1.4.3.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị khoản phải thu

Khoản phải thu khách hàng là một tài sản quan trọng trong tổng tài sản củadoanh nghiệp Vì vậy, khoản phải thu này cần phải được quản lý chặt chẽ Để biết

được tình hình quản lý khoản phải thu tại doanh nghiệp có thực sự tốt hay không

chúng ta có thể dựa vào các chỉ tiêu sau để đánh giá:

a Vòng quay khoản phải thu

Vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu thuần

Khoản phải thu bình quânTrong đó:

Khoản phải thu bình quân =

- Báo cáo tài chính

- Thông tin từ ngân

Quyết

định

bánchịu

Từ chối bánchịu

Có uytínkhông

Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao Quan sát

số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanhnghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp

b Kỳ thu tiền

Kỳ thu tiền là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Kỳ thu tiền =

Số ngày trong kỳ

Số vòng quay khoản phải thu

Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồicác khoản phải thu của mình

Tỷ số càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng chậm, vốn của doanh nghiệp

bị chiếm dụng nhiều, hiệu quả hoạt động kém

c Phân tuổi khoản phải thu

Bằng cách phân tích tuổi nợ, doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình thu

nợ của doanh nghiệp có thực sự tốt hay không ? Quản lý sắp xếp các khoản phải thu

theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết nợ khi đến hạn Có thể sử

bảng mẫu sau:

Bảng 3 Bảng theo dõi tuổi nợ

Thời gian thu nợ Số tiền Tỉ trọng (%)

A Nợ phải thu trong hạn thanh toán

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN 2.1 Giới thiệu về công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát tri ển của công ty

Công ty TNHH Trường Sơn thành lập vào ngày 20/03/1995 với số vốn điều lệ

là 200 triệu đồng Sau đó chuyển đổi thành Công ty cổ phần Trường Sơn vào ngày03/06/2005 với số vốn điều lệ hơn 10 tỷ đồng và hiện nay đã tăng hơn 50 tỷ đồng đăng

ký theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lần 8 ngày 29 tháng 04 năm 2011

Ban đầu công ty chỉ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực khai thác đá và sản xuất

vật liệu xây dựng với thị trường tập trung ở huyện Hương Trà và phía Bắc thành phốHuế Tuy nhiên do nhu cầu thị trường ngày càng lớn, công ty đã thực hiện mở rộngquy mô sản xuất và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh với công suất chế biến từ3600m3đến 250000m3 và số lượng lao động khoảng 50 người lúc ban đầu nay đã lên

đến hơn 300 người

Năm 2003, Công ty đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm trên cát Đây là việc làm hết

sức mới mẻ mang tính mạo hiểm cao nhưng do bước chuẩn bị khá kĩ càng, đầu tư,nghiên cứu, tham quan học hỏi … nên bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực

Năm 2006, Công ty phát triển diện tích nuôi lên gấp 02 lần (27ha), năng suất

600 tấn/năm Doanh thu 30 tỷ đồng/năm

Đầu năm 2007, đầu tư liên doanh với Công ty Thương Mại Hương Thủy, Công

ty Cổ phần An Phú thành lập Công ty cổ phần Trường Phú với tổng mức đầu tư là 90 tỷ

đồng với ngành nghề chính là sản xuất Bê-tông thương phẩm, đầu tư Thủy Điện và nuôi

trồng thủy sản Ngoài ra Công ty còn liên doanh với Công ty TNHH Luks Xi măng ViệtNam thành lập Công ty TNHH Luks – Trường Sơn đi vào hoạt động tháng 01/2008 vớingành nghề khai thác và sản xuất đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng

Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Đầu năm 2008, phát triển diện tích nuôi tôm ở khu Điền Hoà thêm 07 ha, nâng

diện tích mặt nước nuôi đến thời điểm hiện tại lên 34 ha, năng suất trong năm 2008 đạt

750 tấn/năm

Đầu năm 2009 tiến hành thành lập Công ty TNHH Vận Tải Trường Sơn với tổng mứcđầu tư là 05 tỷ, ngành nghề kinh doanh chính là vận tải hàng hóa, thi công xây lắp,

kinh doanh hàng hóa và một số lĩnh vực khác

2.1.2 Ch ức năng và nhiêm vụ của công ty

2.1.2.1 Chức năng

Công ty cổ phẩn Trường Sơn có chức năng khai thác, chế biến và cung ứngcác loại sản phẩm được sản xuất từ các núi đá đồng thời kinh doanh các sản phẩm,dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu thị trường

2.1.2.2 Nhiệm vụ

- Xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty

theo đúng ngành nghề đã đăng kí nhằm mục đích huy động và sử dụng các nguồn vốn

có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, đầu tư mở rộng sản xuất nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, tuân thủ pháp luật

- Tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động, thực hiện phân phối thành quả

lao động một cách công bằng, chăm lo cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần

của cán bộ công nhân viên

2.1.3 L ĩnh vực hoạt động

- Nuôi trồng thủy sản

- Kinh doanh, khai thác đá và chế biến vật liệu xây dựng

- Sản xuất các loại khoáng chất hóa sinh phục vụ công nghiệp và nuôi trồngthủy sản

Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

2.1.4 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CTCP Trường Sơn

2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

- Hội đồng quản trị: là bộ phận có quyền lợi cao nhất do Đại hội đồng cổ đông

bầu ra HĐQT có quyền hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển trung, dài hạn chocông ty, có quyền miễn nhiệm, bổ nhiệm và giám sát Tổng giám đốc trong việc thựchiện các kế hoạch của công ty

Đại hội đồng cổ đông

Phòng tổchức hànhchính

Phòng kinhdoanh

Xí nghiệp nuôi trồngthủy sản

Xí nghiệp khai thác vàchế biến đá

Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 19/10/2016, 20:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w